Giáo trình Phòng và trị bệnh động vật thủy sản - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và thủy sản

pdf 46 trang Gia Huy 20/05/2022 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng và trị bệnh động vật thủy sản - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_va_tri_benh_dong_vat_thuy_san_truong_cao_da.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phòng và trị bệnh động vật thủy sản - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và thủy sản

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ĐỘNG VẬT THÚY SẢN NGÀNH/NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày .tháng . năm 2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “Phòng và trị bệnh động vật thủy sản” là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phòng và trị bệnh động vật thủy sản là mô đun chuyên ngành trang bị các kiến thức về biện pháp phòng bệnh tổng hợp; phương pháp chẩn đoán bệnh; các loại thuốc, hóa chất, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường dùng để phòng và trị bệnh ; các bệnh thường gặp phương pháp trị bệnh cho động vật thủy sản. Mô đun thường được giảng dạy sau các môn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi các đối tượng thủy sản trong chương trình đào tạo Cao đẳng Nuôi trồng thủy sản nước ngọt Giáo trình Mô đun Phòng và trị bệnh ĐVTS trong chương trình đào tạo Cao đẳng nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt là mô đun thứ 23 và gồm có 07 bài học trong đó có 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ: 1 Bài mở đầu 2 Bài 1: Biện pháp tổng hợp để phòng bệnh ở động vật nuôi thuỷ sản 3 Bài 2: Thuốc và cách dùng thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản 4 Bài 3: Phương pháp chẩn đoán bệnh động vật thuỷ sản 5 Bài 4: Bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS 6 Bài 5: Bệnh truyền nhiễm ở ĐVTS 7 Bài 6: Bệnh dinh dưỡng, môi trường và địch hại Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về bệnh xảy ra trên cá sủ đất của mô hình nuôi thực tế tại các địa phương Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương như Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Bắc Ninh, ngày tháng năm Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2 Nguyễn Thị Quỳnh 3. 3
  4. MỤC LỤC Danh mục Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 5 Bài mở đầu 6 Bài 1: Biện pháp tổng hợp để phòng bệnh ở động vật nuôi thuỷ sản 10 10 1. Cơ sở khoa học của các biện pháp tổng hợp phòng bệnh 13 động vật thủy sản 2. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản: Bài 2: Thuốc và cách dùng thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản 19 1. Khái niệm về thuốc thú y thuỷ sản 19 2. Một số phương pháp dùng thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản 19 24 3. Các chủng loại thuốc Bài 3: Phương pháp chẩn đoán bệnh động vật thuỷ sản 27 27 1.Điều tra hiện trường 2 Kiểm tra cơ thể ĐVTS 29 3 Thu mẫu cố định, phân lập trùng bệnh 30 Bài 4: Bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS 31 1.Bệnh do ngành trùng thích bào tử 31 2. Bệnh do ngành trùng lông Ciliophora 33 3. Bệnh do giun sán ở ĐVTS 41 4.Bệnh do phân ngành giáp xác 44 Bài 5: Bệnh truyền nhiễm ở ĐVTS 46 46 1. Bệnh do vi rút 2. Bệnh do vi khuẩn 64 78 3. Bệnh do nấm Bài 6: Bệnh dinh dưỡng, môi trường và địch hại 91 1. Bệnh do yếu tố môi trường 91 2. Bệnh do yếu tố dinh dưỡng 99 3. Bệnh do địch hại 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên môn học: Phòng và trị bệnh động vật thủy sản Mã môn học: MĐ 23 I. Vị trí, tính chất mô đun: - Vị trí: Mô đun được giảng dạy sau các môn cơ sở chuyên ngành như quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản, các môn sản xuất giống và nuôi các đối tượng thuỷ sản; Mô đun thường được giảng dạy trước môn khai thác và bảo vệ nguồn lợi. - Tính chất: Đây là một môn cơ sở chuyên ngành, kiến thức và kỹ năng của môn học này h trợ cho các môn học về sản xuất giống và nuôi các đối tượng thuỷ sản như môn sản xuất giống cá nước ngọt, và sản xuất giống và nuôi đặc sản nước ngọt, sản xuất giống và nuôi giáp xác, sản xuất giống và nuôi cá biển, II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: Mô đun trang bị cho sinh viên về kiến thức phòng bệnh tổng hợp, Phương pháp chẩn đoán bệnh, thuốc và các phương pháp dùng thuốc, kiến thức liên quan đến việc nhận biết các bệnh thường gặp trên động vật thuỷ sản và các phương pháp dùng để trị và xử lý bệnh cho động vật thuỷ sản. - Về kỹ năng: + Thực hiện được đầy đủ các bước phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản + Chẩn đoán được các bệnh thường gặp trên động vật thuỷ sản + Nhận biết và sử dụng đúng các loại thuốc dùng để phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản. 6
  6. BÀI MỞ ĐẦU Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia có ưu thế về mặt nước, Việt Nam là một trong số các nước đó. Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng về nuôi trồng thủy sản của các nước trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam đã chứng minh hiệu quả to lớn của ngành kinh tế này. Tuy vậy, khi nuôi trồng thủy sản càng phát triển, đặc biệt khi đã đạt được trình độ thâm canh cao, thì vấn đề dịch bệnh trở nên càng nghiêm trọng, có thể là 1 nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành này. Do vậy, môn Bệnh Học Thủy Sản cũng đã trở thành môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản. I. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC I.1. Mục tiêu của môn học Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản những kiến thức chung về lĩnh vực bệnh học và bệnh học thủy sản, những loại bệnh đã, đang và có thể xảy ra ở các đối tượng nuôi có gía trị kinh tế ở Việt nam như: cá, giáp xác, động vật thân mềm. Trang bị cho sinh viên kỹ năng về chẩn đoán, phòng trị và quản lý sức khỏe động vật nuôi thủy sản. I.2. Nội dung chính của môn học Để đạt đựoc mục tiêu nói trên, chương trình môn bệnh học thủy sản cần có các nội dung cơ bản như sau: - Các kiến thức chung về bệnh học và bệnh học thủy sản. - Một số phương pháp chẩn đoán bệnh ở ĐVTS - Biện pháp tổng hợp nhằm quản lý sức khỏe động vật thủy sản nuôi. - Các chủng loại thuốc, nguyên tắc và cách dùng trong NTTS - Các bệnh chủ yếu thường gặp và phương pháp phòng trị ở các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở Việt Nam: Cá, giáp xác, động vật thân mềm I.3. Vị trí của mô đun Phòng và trị bệnh động vật thủy sản là mô đun chuyên môn thuộc khối kiến thức ngành. Mô đun này giống như một cái "nút" kết nối các môn học cơ sở, cơ bản và kỹ thuật chuyên ngành thành một khối kiến thức hoàn chỉnh và thống nhất. Do vậy môn học này luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình khung đào tạo cao đẳng ngành NTTS. Phòng và trị bệnh động vật thủy sản thường được dạy cho sinh viên ngành NTTS vào học kỳ 5 hoặc 6 trong chương trình đào tạo 3 năm. 7
  7. II. Quan hệ với các môn học khác Như đã nói ở trên, Phòng và trị bệnh động vật thủy sản là mô đun kết nối các môn học /mô đun cơ bản, cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành, tạo nên hệ thống kiến thức hoàn chỉnh. Tại sao môn học này lại có 1 vị trí quan trọng như vậy trong khung chương trình đào tạo đại học ngành NTTS ? Bời vì những kiến thức của môn học này có sự liên quan chặt chẽ với kiến thức của rất nhiều môn học khác: - Liên quan tới các môn học cơ bản: môn Sinh Học Cơ Bản; các môn Hóa Học; Vi Sinh Vật Học Đại Cương; Miễn Dịch Học Đại Cương - Liên quan tới các môn cơ sở ngành: Các môn như Động Thực Vật Thủy Sinh; Sinh Lý Động Vật Thủy Sản; - Liên quan tới các môn học chuyên ngành như: môn Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản; Dinh Dưỡng và Thức Ăn; Kỹ thuật Nuôi Giáp Xác; Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt; Kỹ Thuật Nuôi Động Vật Thân Mềm Ngoài ra Phòng và trị bệnh động vật thủy sản là mô đun còn liên quan đến một số môn học chuyên ngành của các ngành học khác như ngành Thú Y, ngành Y. Do vậy, để học tốt mô đun này, học sinh cần nắm được kiến thức của các môn học có liên quan làm nền tảng để tiếp thu khi học và vận dụng khi làm việc trong thực tiến sản xuất. III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHOA HỌC BỆNH HỌC THỦY SẢN III. 1. Tình hình thế giới So với y học và thú y, lĩnh vực Bệnh Học Thủy Sản là một ngành khoa học non trẻ hơn rất nhiều, tuy vậy, do tầm quan trọng của nó trong thực tiễn sản xuất, nên đã thu hút được sự đầu tư về kinh phí và nhân lực cho nhiều công trình nghiên cứu sâu về bệnh học thủy sản và hàng loạt các thành tựu đã được công bố. Người ta bắt đầu quan tâm tới bệnh ở cá từ cuối thế kỹ 19, nhưng chủ yếu là những mô tả dấu hiệu bệnh lý, chưa có những nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Sang đầu thể kỷ 20, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu và viết sách về bệnh cá. Cuốn sách có nhan đề "Tác nhân gây bệnh ở cá" (Father of Fish Patholohy) được xuất bản năm 1904 do một tác giả người Đức- Bruno Hofer. Năm 1929. viện sỹ V.A. Dogiel (1882-1955) thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ đã đưa ra "phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá" đã mở ra một hướng phát triển mới cho nghiên cứu về các khu hệ ký sinh trùng ký sinh trên cá và các loại bệnh cá do ký sinh trùng gây ra. Từ 1929 đến 1970, hàng loạt các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ký sinh ở cá nước ngọt và nước mặn được công bố ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. 8
  8. Từ 1970 đến những năm cuối của thế kỷ 20, ngành nuôi trồng thủy sản của thế giới đã phát triển mạnh. Nên ở thời kỳ này, ngoài các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng, hàng loạt các công trình nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn và nấm gây ra ở các đối tượng nuôi như cá, tôm, cua, động vật thân mềm 2 vỏ đã được tiến hành. Mặt khác, các bệnh do yếu tố vô sinh (do dinh dưỡng, do môi trường) cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Các phương pháp chẩn đoán và phòng trị cũng được phát triển nhằm phục vụ chẩn đoán bệnh trong thực tế sản xuất. Một số phương pháp hiện đại cũng được ứng dụng để chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản, như chẩn đoán bằng phương pháp miễn dịch học (Elisa, phản ứng ngưng kết huyết thanh), phương pháp sinh học phân tử.(Polymerase Chain Reaction-PCR). Đặc biệt ở giai đoạn này, việc ứng dụng một số sản phẩm của công nghệ sinh học như vaccine, chế phẩm vi sinh, các chất kích thích miễn dịch để phòng bệnh và quản lý môi trường, sức khỏe ĐVTS đã phổ biến ở nhiều quốc gia có nghề nuôi thủy sản phát triển. Các thành tựu nghiên cứu trên được đánh dấu bằng các cuộc hội thảo khoa học quốc tế và khu vực về bệnh học thủy sản được tổ chức nhiều lần, ở nhiều quốc gia. Tại đây các công trình nghiên cứu được công bố và ứng dụng vào sản xuất. Có thể sơ lược một số kết quả nghiên cứu của thế giới về lĩnh vực bệnh học thủy sản như sau: Hiện nay có một số vấn đề thuộc lĩnh vực bệnh thủy sản đang được thế giới quan tâm và tập trung nghiên cứu: + Quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản thông qua việc làm tăng sức đề kháng ở động vật nuôi bằng cách ứng dụng công tác chọn giống, lai tạo ra đàn giống không mang mâm bệnh và có sức đề kháng cao. + Sử dụng các sản phẩm của khoa học công nghệ (vaccine, chế phẩm vi sinh, chất kích thích miễn dịch) để quản lý sức khỏe, môi trường và phòng bệnh trong NTTS. + Quan tâm đến những loại thuốc chữa bệnh có nguồn gốc thảo dược nhằm tận dụng ưu thế của loại thuốc này- an toàn đối với vật nuôi, con người và môi trường để phòng trị bệnh cho ĐVTS. III.2. Tình hình ở Việt nam Trước năm 1960, lĩnh vực Bệnh Học Thủy Sản ở Việt Nam hầu như chưa được quan tâm. Phòng nghiên cứu bệnh học thủy sản được hình thành đầu tiên tại trạm nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng 1960, là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I hiện nay. Đến nay, do yêu cầu của thực tế sản xuất, các phòng nghiên cứu bệnh ở động vật thủy sản (ĐVTS) được xây dựng ở nhiều nơi: Viện NCTS I (Bắc NInh), II (TP Hồ Chí MInh) và III (Nha Trang-Khánh Hòa), tại các trường đại học có đào tạo đại học ngành NTTS như trường Đại Học Thủy sản, trường Đại Học Cần Thơ, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đều có các phòng nghiên cứu về bệnh học thủy sản. Ngoài ra, tại các địa phương có nghề NTTS phát triển, đều có các trạm kiểm dịch giúp nông dân phát hiện và phòng chống dịch bệnh trong NTTS. 9
  9. Từ năm 1960 đến 1990 các công trình nghiên cứu về bệnh ĐVTS ở Việt nam, nhưng cũng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các khu hệ ký sinh trùng và các bệnh do ký sinh trùng ký sinh gây ra ở cá. Từ năm 1990 đến nay, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã có bước phát triển mới, những đối tượng có giá trị kinh tế lớn như: tôm sú (Penaeus monodon), tôm hùm (Panulirus spp), cá mú (Epinepherus spp), cua biển (Scylla spp), cá chẽm (Lates calcalifer), tôm càng xanh (Macrobranchium rosenbergii) đã được đưa vào nuôi ở mức độ bán thâm canh và thâm canh ở nhiều địa phương trong cả nước và dịch bệnh là trở ngại lớn nhất, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nghề nuôi các đối tượng này. Do vậy, trong thời kỳ này, nghiên cứu về bệnh học thủy sản ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu mới: 10
  10. Bài 1 Biện pháp tổng hợp để phòng bệnh ở động vật nuôi thuỷ sản Giới thiệu: Phòng bệnh tổng hợp là công việc hết sức quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Người nuôi trồng thủy sản vẫn có câu nói: Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiêt Mục tiêu: Trang bị kiến thức cơ sở để xây dựng biện pháp phòng bệnh tổng hợp và kỹ năng thực hiện các bước phòng bệnh đó. Nội dung chính: 1. Cơ sở khoa học của các biện pháp tổng hợp phòng bệnh động vật thủy sản 1.1. Định nghĩa Cơ thể sinh vật bị bệnh là hiện tượng rối loạn trạng thái sống bình thường của cơ thể khi có nguyên nhân gây bệnh tác động. Lúc này cơ thể mất đi sự thăng bằng, khả năng thích nghi với môi trường giảm và có biểu hiện triệu chứng bệnh. Lúc quan sát cơ thể sinh vật có bị bệnh hay không cần phải xem xét điều kiện môi trường, chẳng hạn mùa đông trong một số thuỷ vực nhiệt độ hạ thấp cá nằm yên ở đáy hay ẩn nấp nơi kín không bắt mồi đó là hiện tượng bình thường, còn các mùa khác thời tiết ấm áp cá không ăn là triệu chứng bị bệnh. Hay định nghĩa một cách khác: bệnh là sự phản ứng của cơ thể sinh vật với sự biến đổi xấu của môi trường ngoại cảnh, cơ thể nào thích nghi thì tồn tại, không thích nghi thì mắc bệnh và chết. Động vật thuỷ sản bị bệnh do nhiều nguyên nhân của môi trường gây ra và sự phản ứng của cơ thể cá, các yếu tố này tác dụng tương h lẫn nhau dưới điều kiện nhất định. 1.2. Nguyễn nhân gây bệnh Động vật thuỷ sản và môi trường sống là một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống. Khi động vật thuỷ sản bị bệnh phải có 3 nhân tố. - Môi trường sống. - Tác nhân gây bệnh. - Vật chủ (động vật thủy sản). 1.2.1. Yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài động vật thủy sản phụ thuộc vào môi trường thích hợp. Có nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhưng chỉ một số ít có vai trò quyết định. 11
  11. Nhiệt độ và độ mặn là giới hạn quan trọng của loài thủy sản nuôi ở một địa điểm nhất định. Muối dinh dưỡng, độ kiềm tổng số và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng điều chỉnh thực vật phát triển mà chúng còn ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh là thức ăn cho động vật thủy sản. Độ trong điều chỉnh ánh sáng chiếu vào nước tác động đến sự quang hợp và các chu i thức ăn; độ trong cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cá và động vật không xương sống khác. Những yếu tố môi trường khác ảnh hưởng cho nuôi trồng thủy sản là pH, oxy hòa tan- DO, carbonic- CO2, ammoniac- NH3, nitrite- NO2 và hydrogen sulfide- H2S. Ngoài ra một số trường hợp gây độc do kim loại và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Những chất gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản thường có nồng độ thấp hơn bất cứ chất độc nào xảy ra trong phạm vi hệ thống nuôi. 1.2.2. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh là các yếu tố hữu sinh làm cho động vật thuỷ sản mắc bệnh gọi chung là tác nhân gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của động vật thuỷ sản là vật chủ hoặc sự xâm nhập của chúng vào vật chủ. Các tác nhân gây bệnh được chia ra 3 nhóm: - Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, ricketsia, vi khuẩn, nấm, - Tác nhân gây bệnh ký sinh: Nguyên sinh động vật (động vật đơn bào), giun sán, đỉa,, giáp xác (động vật đa bào). - Một số sinh vật trực tiếp ăn động vật thuỷ sinh hay uy hiếp động vật thuỷ sinh: Côn trùng nước, rong tảo độc, sứa, cá dữ, ếch, rắn, ba ba, chim, rái cá và được gọi là nhóm địch hại của động vật thuỷ sinh. 1.2.3. Yếu tố nội tại (ĐVTS) Các nhân tố ngoại cảnh (yếu tố vô sinh và hữu sinh) tác động thì động vật thuỷ sản không thể mắc bệnh được mà nó phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể vật chủ với từng loại bệnh. Vật chủ thường biểu hiện bằng những phản ứng với môi trường thay đổi. Những phản ứng của cơ thể có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc 2-3 tuần tuỳ theo mức độ của bệnh. 1.3 Điều kiện gây bệnh Động vật thuỷ sản sống ở trong nước hay nói một cách khác nước là môi trường sống của động vật thuỷ sản. Động vật thuỷ sản sống được phải có môi trường sống tốt, đồng thời chúng cũng phải có khả năng thích ứng với môi trường. 12
  12. Nếu môi trường sống của động vật thuỷ sản xảy ra những thay đổi không có lợi cho chúng, những con nào thích ứng sẽ duy trì được cuộc sống, những con nào không thích ứng thì sẽ mắc bệnh hoặc chết. Động vật thuỷ sản mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản gồm 3 nhân tố sau: o - Môi trường sống (1): t , pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng, , những yếu tố này thay đổi bất lợi cho động vật thuỷ sản và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) dẫn đến động vật thuỷ sản dễ mắc bệnh. - Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh – (2)): Virus, Vi khuẩn, Nấm, Ký sinh trùng và những sinh vật hại khác. - Vật chủ (3) có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh là cho động vật thuỷ sản chống được bệnh hoặc dễ mắc bệnh. Mối quan hệ của các nhân tố gây bệnh khi đủ ba nhân tố 1,2,3 thì động vật thủy sản mới có thể mắc bệnh: nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố thì động vật thuỷ sản không bị mắc bệnh. Giữ môi trường nuôi tốt sẽ tăng sức đề kháng với mầm bệnh cho động vật thuỷ sản, tuy động vật thuỷ sản có mang mầm bệnh thì bệnh không thể phát sinh được. Để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho động vật thuỷ sản thì con người, kỹ thuật nuôi phải tác động vào 3 yếu tố như: cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao hồ diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và lượng thì bệnh rất khó xuất hiện. Hình 1- 1 : Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh (màu sẫm) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3; Vùng 1+2 bệnh không xảy ra; Vùng 2+3 bệnh không xảy ra; Vùng 1+3 bệnh không xảy ra Khi nắm được 3 nhân tố trên có mối quan hệ mật thiết, do đó xem xét nguyên nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc nào mà phải xét cả 3 yếu tố: môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Đồng thời khi 13
  13. đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh cũng phải quan tâm đến 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ làm chúng ta xử lý trước. Ví dụ thay đổi môi trường tốt cho động vật thuỷ sản là một biện pháp phòng bệnh. Tiêu diệt mầm bệnh bằng hoá chất, thuốc sẽ ngăn chặn được bệnh không phát triển nặng. Cuối cùng chọn những giống động vật thuỷ sản có sức đề kháng với những bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho động vật thuỷ sản. 2. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản: 2.1 Nâng cao sức tự đề kháng ở ĐVTS: 2.1.1. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản trước khi thả - Chất lượng con giống phải thuần chủng, đồng đều về kích cỡ, không sây sát và không nhiễm những bệnh nguy trong quá trình nuôi. - Dùng phương pháp đơn giản và dễ làm là gây sốc bằng Formalin để chọn đàn tôm giống khoẻ và ít nhiễm bệnh. Thả 150-200 ấu trùng tôm vào dung dịch Formalin 50-100 ppm (50-100ml Formalin 36-38%/m3 nước) trong thời gian 1-2 giờ. Nếu tỷ lệ ấu trùng tôm sống sau khi sốc > 95% là đàn tôm giống khoẻ ít nhiễm bệnh vi rút. - Sử dụng những giống lai tạo, có sức đề kháng cao đưa vào nuôi. 2.1.2. Thả ghép và nuôi luân canh các ĐVTS - Nếu trong cùng một thuỷ vực nuôi ghép nhiều loài cá tất nhiên mật độ của từng loài cá sẽ thưa hơn thuận lợi cho phòng bệnh đồng thời m i loài cá có khả năng miễn dịch đối với một số sinh vật gây bệnh nên điều kiện để phát sinh ra bệnh trong thủy vực ghép ít hơn ao nuôi chuyên một loài với mật độ dày. - Như vậy nuôi ghép nhiều loài cá vừa tận dụng được nguồn thức ăn, không gian sống rộng rãi, nâng cao sản lượng, lại phòng bệnh tốt. 2.1.3. Cho ĐVTS ăn theo phương pháp "4 định" - Định chất lượng thức ăn: Thức ăn dùng cho cá, tôm ăn phải tươi, sạch sẽ không bị mốc meo, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể cá trong các giai đoạn. - Định số lượng thức ăn: Dựa vào trọng lượng cá, tôm để tính lượng thức ăn, thường sau khi cho ăn từ 3 -4 h cá tôm ăn hết là lượng vừa phải. Cá tôm ăn thừa nên vớt bỏ đi để tránh hiện tượng thức ăn phân huỷ làm ô nhiễm môi trường sống. - Định vị trí cho ăn: Muốn cho cá tôm ăn một nơi cố định cần tập cho cá tôm có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho cá tôm ăn theo vị trí vừa tránh lãng phí thức ăn lại quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý sinh thái của cơ thể cá tôm. Ngoài ra để phòng bệnh cho cá tôm trước các 14
  14. mùa vụ phát sinh bệnh có thể treo các túi thuốc ở nơi cá tôm đến ăn, có thể tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh. - Định thời gian cho ăn: hàng ngày cho cá tôm ăn 2 lần. 2.2 Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào trong hệ thống nuôi 2.2.1. Cải tạo vệ sinh môi trường ao nuôi: *Xây dựng hệ thống NTTS đảm bảo yêu cầu phòng bệnh - Địa điểm xây dựng hệ thống NTTS phải có nguồn nước sạch, đảm bảo cung cấp khi cần thiết. Không có các nguồn nước thải đổ vào, nhất là nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp, nếu có phải tính đến khả năng cải tạo để tránh ĐVTS khỏi bị dịch bệnh và chết ngạt bởi thiếu oxy. - Cần phải chú ý nền đáy ao, đất không có nhiều chất hữu cơ như rễ cây rừng ngập mặn. Đất không xì phèn và phải giữ được nước, tốt nhất là đất thịt pha cát. - Xây dựng hệ thống công trình NTTS phải có hệ thống mương dẫn nước vào thoát nước ra độc lập. - Nên sử dụng một diện tích nhất định để chứa các chất thải sau m i chu kỳ nuôi, ngăn chặn các mầm bệnh lan truyền ra xung quanh. - Đối với các khu vực nuôi thâm canh (công nghiệp) ao nuôi chiếm 60-70% diện tích, ao chứa (lắng và lọc) diện tích chiếm từ 15-20% và ao xử lý nước thải (10-15% diện tích). *Vệ sinh dụng cụ - TNGB có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao bể bị bệnh sang ao, bể cá, tôm khoẻ. Vì vậy dụng cụ của nghề nuôi nên dùng riêng biệt từng ao, bể. Nếu thiếu thì sau đó khi sử dụng xong phải có biện pháp khử trùng mới đem dùng cho ao, bể khác. Dụng cụ đánh bắt dụng cụ bằng g , quần áo khi lội ao phải dùng dung dịch 3 3 TCCA 20 g/m , Thuốc tím KMnO4 10 -12 g/m để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. * Vệ sinh môi trường nuôi - Dùng vôi để tẩy ao: Ao sau khi đã tháo cạn nước dùng vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi. Liều lượng dùng phụ thuộc vào điều kiện môi trường thông thường dùng 10-15 kg/100m2. + Vôi bột vẩy đều khắp ao, vôi sống thì cho vào các hố giữa ao, vôi tan ra và lúc đang nắng, dùng gáo cán g múc rải khắp đáy ao. Sau khi bón vôi một 15
  15. ngày cần dùng bàn trang hoặc bừa đảo đều rồi phơi nắng một tuần mới thả cá, tôm vào ương nuôi. + Cần lưu ý rằng, những ao có pH thấp nếu phơi nắng, sau khi cho nước vào ao sẽ xảy ra hiện tượng xì phèn. Do đó, với các ao loại này cần tiến hành rửa chua 3-5 lần để loại bỏ những hợp chất hữu cơ sinh nhiều H2S, sau đó bón vôi khắp đáy ao nhằm cung cấp nguồn Ca2+ cho thuỷ vực, giảm độ chua cho đất rồi tiến hành phơi khô đáy ao. + Trong quá trình nuôi, thường xuyên dùng vôi bột (vôi nung để tả) để ổn định pH, khử trùng làm sạch nước ao. Nếu pH 8,5 dùng bột đá vôi (CaCO3) để bón là 1kg/100m3; định kỳ bón từ 2-4 lần/tháng. Hình 1-2 : Ao nuôi đã tháo cạn nước Bảng 1-1 : Lượng vôi cải tạo và khử trùng ao Độ pH của đất Bột đá vôi (CaCO3) Vôi nung (CaO) kg/ha kg/ha > 6 1.000- 1.500 500- 1.000 5 - 6 3.000- 3.500 1.500- 2.000 4 – 5 5.000-8.000 2.500-4.000 < 3 12.000- 14.000 8.000- 10.000 16
  16. Hình 1- 3: Cày xới đáy ao bằng bàn trang 2.2.2. Khử trùng cơ thể vật nuôi - Nguồn cá tôm giống thả vào thuỷ vực có thể mang mầm bệnh, do vậy cần tiến hành kiểm dịch, nếu có sinh vật gây bệnh ký sinh trên cơ thể cá tôm thì tuỳ theo kết quả kiểm tra mà chọn thuốc trị bệnh cho thích hợp. - Thường người ta dùng phương pháp tắm cho cá, tôm bằng các loại thuốc sau: + Muối ăn NaCl 2-4% (đối với nước ngọt) thời gian 5-10 phút; + CuSO4 (sulphat đồng) 2-5ppm thời gian 5-15 phút; + Formalin 200-300ppm thời gian 30-60 phút. - Hoặc phun xuống ao một trong các loại thuốc trên, nồng độ giảm đi 10 lần - Trộn một số kháng sinh, vitamin, cây thuốc nam, với thức ăn để phòng các bệnh nội ký sinh. 2.2.3. Khử trùng thức ăn và sàng cho ăn - Đối với thức ăn là thực vật thuỷ sinh thượng đẳng dùng TCCA 0,5 ppm ngâm trong 20 phút. - Thức ăn là động vật nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, tốt nhất là nấu chín. - Phân hữu cơ cần ủ với 1% vôi sau đó mới sử dụng. 17
  17. - Vớt bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn và thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn. Tốt hơn hết thường xuyên dùng vôi nung hoặc TCCA treo 2-3 túi xung quanh ch cho ăn để tẩy trùng. Liều lượng 2-4 kg vôi nung/ túi hoặc 10- 20g TCCA/ túi. 2.2.4. Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát bệnh - Đại bộ phận các loại bệnh của cá tôm phát triển mạnh trong các mùa vụ nhất định, thường mạnh nhất vào mùa xuân đầu hè, mùa thu đối với miền Bắc, mùa mưa đối với miền Nam do đó phải có biện pháp dùng thuốc phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế được tổn thất. + Dùng thuốc để phòng các bệnh ngoại ký sinh: Trước mùa phát sinh bệnh dùng thuốc rắc khắp ao để phòng ngừa thường đạt kết quả tốt. Ngoài ra còn có thể treo túi thuốc xung quanh nơi cho ăn hình thành một vùng khử trùng các sinh vật gây bệnh (chú ý dùng ở nồng độ vừa phải với tôm, cá). + Dùng thuốc phòng các bệnh nội ký sinh: Thuốc để phòng ngừa các loại bệnh bên trong cơ thể cá, tôm phải qua đường miệng vào ống tiêu hoá. Nên trộn vào thức ăn để cho ăn tuỳ theo yêu cầu phòng ngừa từng loại bệnh nhưng cần lưu ý: chọn loại thức ăn ưa thích của ĐVTS, nghiền thành bột trộn thuốc vào, độ dính thích hợp, số lượng chính xác, kích thước thức ăn theo cỡ miệng bắt mồi của ĐVTS, cho ăn số lượng ít hơn bình thường sau đó tăng dần. 2.2.5. Tiêu diệt vật chủ trung gian - Thường dùng các biện pháp săn bắn, phá tổ của chim ăn cá, săn bắt thú ăn cá. - Dọn sạch cỏ rác, san bằng quanh ao để không còn nơi ẩn nấp và để trứng. - Xử lý nguồn phân hữu cơ theo đúng kỹ thuật trước khi bón xuống ao ương nuôi cá. - Không ăn cá sống. 2.3. Quản lý môi trường nuôi thích hợp và ổn định 2.3.1. Theo d i và quản lý các yếu tố môi trường trong ngưỡng thích hợp a) Nuôi trong ao đất Theo d i thường xuyên các yếu tố môi trường ao nuôi: màu nước, nhiệt độ , pH, các khí amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S), Cần có biện pháp xử lý ngay sau khi phát hiện có những biến đổi bất thường về các yếu tố môi trường: thay nước, dùng hóa chất hoặc chế phẩm vi sinh để xử lý nước ao. 18
  18. Cần dọn sạch cỏ tạp, tiêu trừ địch hại và vật chủ trung gian, vớt bỏ xác sinh vật và cá chết. b) Nuôi trong lồng Sau một thời gian nuôi khoảng 1 tháng, lưới lồng sẽ bị các sinh vật biển bám và phá như hàu, vẹm, thủy tức, rong biển Điều này làm hạn chế dòng chảy qua lồng, giảm lượng oxy cung cấp, tăng mầm bệnh ký sinh và dễ làm sây sát cá nuôi. Khi đó nếu kết hợp với một số nguyên nhân khác như môi trường biến động, sức khỏe cá giảm sẽ dễ làm cá nhiễm bệnh. Vì vậy nên thường xuyên cọ rữa lưới và định kỳ 1 –2 tháng thay lưới một lần. Thường xuyên lặn theo d i lồng nuôi, đáy lồng đề phòng lồng bị hư hỏng. Định kỳ phân cỡ cá nuôi và điều chỉnh mật độ nuôi thích hợp, theo d i phát hiện bệnh kịp thời để xử lý có hiệu quả. Định kỳ đo các chỉ tiêu môi trường nước (oxy, pH, nhiệt độ, độ mặn) để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi môi trường thay đổi xấu như nước phát sáng, nhiều cặn bã, sinh vật lạ xuất hiện hay cá xung quanh bị nhiễm bệnh tiến hành treo trong lồng túi thuốc tím, để phòng bệnh cho cá. 2.3.2. Định kỳ khử trùng nước nuôi a) Nuôi trong ao đất Theo d i thường xuyên nơi cho cá ăn, vớt bỏ thức ăn thừa tránh tích tụ chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Định kỳ bón vôi bột khử trùng nước ao nuôi 2kg vôi/100 m3 nước, tháng 2 lần. Định kỳ dùng men vi sinh để cải thiện môi trường ao nuôi1-2 lần/ tháng. Khi có dịch bệnh xảy ra nên dùng thuốc khử trùng để xử lý nước nuôi diệt mầm bệnh trong nước. b) Nuôi lồng Thường xuyên treo túi vôi, túi thuốc tại vị trí cho cá ăn, ở đầu và cuối lồng nuôi đầu nước chảy là tốt nhất nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường nước với lượng cụ thể: Vôi bột: 2 – 4 kg/10m3 nước; Viên sủi Vạn tiêu linh loại 3 200g/Viên ,KMnO4 (thuốc tím): 50gam/10m . Ngoài ra có thể dùng FBK, hoặc Fomalin. Độ sâu của túi vôi hoặc túi thuốc treo bằng 1/3 -1/2 độ sâu mực nước trong lồng nuôi, khi vôi hoặc thuốc tan hết cần tiếp tục treo túi khác. 19
  19. Bài 2: Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh ĐVTS Giới thiệu: Để phục vụ phòng và trị bệnh cho ĐVTS thì hiểu biết về thuốc và hóa chất, các sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường và cách sử dụng chúng là cần thiết để phòng và trị bệnh động vật thủy sản. Mục tiêu: Nhận biết các loại thuốc, thực hiện được các phương pháp sử dụng thuốc dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Nội dung: 1. Khái niệm về thuốc thú y thuỷ sản Sau hội thảo về vấn đề dùng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản ở châu Á, tổ chức tại Philippine tháng 5 năm 1996, Bộ Thủy Sản Việt Nam đã đưa ra khái niệm về thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản: Thuốc thú y thủy sản là tất cả các loại sản phẩm có thể dùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, các sinh vật là địch hại và mang mầm bệnh, phòng và trị bệnh, để nâng cao sức khỏe động vật thủy sản trong khi nuôi, khi vận chuyển và sau thu hoạch, để quản lý môi trường đều được gọi là thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản. 2. Một số phương pháp dùng thuốc trong nuôi trồng thuỷ sản 2.1. Phun thuốc Dùng thuốc phun (té) xuống ao tạo môi trường động vật thuỷ sản sống có nồng độ thuốc thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. 2.1. Xác định thể tích nước trong ao: 2.1.1. Xác định diện tích mặt nước trung bình của ao Xác định diện tích của ao: tùy vào hình dạng của ao mà cách tính diện tích là khác nhau. Ví dụ ao có diện tích hình chữ nhật: chiều dài 30m, chiều rộng 20 m, diện tích ao khi đó là dài x rộng là 30 x 20 = 600 m2. 2.1.2. Xác định độ sâu trung bình của ao Xác định độ sâu trung bình của ao. Trong thực tế, đáy ao có nhiều ch nông sâu khác nhau. Để tính được độ sâu trung bình của ao ta lấy đại diện 5 điểm khác nhau của ao, sau đó tính trung bình của 5 độ sâu này là độ sâu trung bình của ao. Ví dụ độ sâu của 5 vị trí khác nhau trong ao là: 1,2m; 1,3m; 1,5m; 1,8m; 2,0m. Độ sâu trung bình của ao là: (1,2 + 1,3+ 1,5 + 1,8 + 2,0): 5 = 1,56m. 2.1.3. Xác định thể tích nước trong ao - Thể tích của ao là: diện tích ao X độ sâu trung bình của ao, đơn vị đo m3. Ở ví dụ trên, thể tích của ao là: 600 m2 x 1,56 m = 936 m3 nước. 2.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng: 20
  20. Khối lượng thuốc cần sử dụng là lấy nồng độ thuốc nhân với thể tích của nước ao. Ví dụ dùng zeolite cải thiện môi trường ao nuôi tôm thâm canh, nồng độ zeolite dùng là 2kg/ 100 m3 nước, thể tích ao là 936 m3 nước, khối lượng zeolite cần dùng là: 2 X 936/100= 18,72 kg. 2.3. Thao tác phun thuốc xuống ao: 2.3.1. Pha thuốc Trước hết phải hòa tan thuốc phun với một thể tích nước nhất định trước khi phun xuống ao. Hình 2-1: Hòa tan thuốc trong xô trước khi phun xuống ao Cho thuốc vào một cái xô, sau đó dùng gáo múc nước đổ dần dần vào xô. Vừa đổ vừa khuấy cho thuốc tan ra. Đổ nước và khuấy cho đến khi thuốc tan đều trong nước thì dừng lại. 2.1.2. Phun thuốc xuống ao Sau khi thuốc đã tan đều trong xô nước, xách xô nước đi xung quanh ao và té đều trên mặt ao. Nếu ao quá rộng (hàng nghìn mét vuông), cho xô nước thuốc nên thuyền và đi trên mặt ao, dùng gáo múc nước thuốc trong xô và té đều khắp ao. 2.2. Tắm thuốc: 2.2.1. Xác định thể tích nước Thể tích của nước dựa vào khối lượng cá cần tắm. M i loài cá khác nhau, m i cỡ cá khác nhau thì cần thể tích nước khác nhau. 21
  21. Ví dụ: đối với cá giống truyền thống nước ngọt như mè, trôi, trắm, chép thì trung bình 10 kg con cá cỡ 2- 10 cm giữ trong 1m3 nước bể ( độ sâu của nước trong bể từ 30 – 40 cm), không có sục khí. 2.2.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng: Khối lượng thuốc cần dùng là thể tích nước dùng để tắm cho cá nhân với nồng độ thuốc tắm cho cá. Ví dụ dùng CuSO4 tắm trị bệnh trùng bánh xe cho 3kg cá cỡ 5 cm - Thể tích của nước để tắm cho cá là 0,3 m3 nước. - Nồng độ thuốc tắm cho cá là 5ppm (5g/m3 nước). - Khối lượng thuốc cần dùng là: 0,3x 5 = 1,5 g thuốc. 2.2.3. Tắm thuốc cho ĐVTS: - Pha thuốc Hòa tan hoàn toàn thuốc trong một thể tích nước tối thiểu nhất: cho thuốc và một cốc cho nước dần dần vào và dùng đũa để khua nước lên cho thuốc tan hết trong nước. Khi thuốc đã tan hoàn toàn trong nước thì dừng lại. Hình 2-2: Tắm nước muối cho cá giống - Tắm thuốc Dùng cốc thuốc đã được pha ở trên té đều trên bể cá. Một số loại thuốc khi cho vào nước làm tiêu hao oxy trong nước vì vậy khi dùng để tắm cho cá cần dùng thêm sục khí ví dụ như formol. Khi tắm cần phải bấm thời gian tắm. Sau khi thời gian tắm hết thì tháo nước thuốc đi và lấy nước sạch vào bể cá. 2.3. Trộn thuốc vào thức ăn 2.3.1. Xác định khối lượng ĐVTS nuôi 22
  22. Lượng thuốc dùng để trộn vào thức ăn phụ thuốc trực tiếp hoặc dán tiếp vào khối lượng ĐVTS nuôi. - Xác định số lượng cá trong ao dựa vào số cá thả trong ao, trừ số cá chết vớt bỏ đi trong quá trình nuôi. - Xác định trọng lượng cá trung bình trong ao: dùng lưới kéo cá ở một góc ao; cân 30 con cá kéo được; lấy khối lượng cá vừa cân chia cho 30 ra khối lượng trung bình của một con cá. - Khối lượng cá trong ao bằng số lượng cá có trong ao nhân với khối lượng trung bình của một con cá. 2.3.2. Xác định khối lượng thức ăn Từ khối lượng cá ta suy ra khối lượng thức ăn. Ví dụ hiện tại ao cá ta đang nuôi, cho cá ăn khối lượng thức ăn bằng 3% khối lượng cá trong ao, đàn cá có khối lượng là 300 kg thì khối lượng thức ăn là 3%* 300 = 9kg thức ăn. Tuy nhiên khi tính lượng thức ăn để trộn thuốc cho cá ăn, lượng thức ăn lấy ít hơn lượng thức ăn bình thường để cho ĐVTS ăn hết thức ăn có thuốc, tránh lãng phí thuốc. 2.3.3. Xác định khối lượng thuốc Khối lượng thuốc được tính từ khối lượng cá hoặc khối lượng thức ăn cho cá. Ví dụ bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá liều lượng 30mg/kg cá/ngày. Nếu ao cá co 300 kg cá thì lượng thuốc trộn vào thức ăn trong một ngày là 30 X 300 = 9000 mg vitamin C= 9g vitamin C. 2.3.4. Trộn thuốc vào thức ăn Trộn đều thuốc và thức ăn. - Trộn thêm vào thức ăn và thuốc một chất bao thức ăn, làm thức ăn ít tan trong nước như dầu mực, dầu đậu nành, agar - Lựa chọn thức ăn ưu thích nhất của ĐVTS để kích thích tính ăn của chúng. 2.3.5. Cho ĐVTS ăn thức ăn trộn thuốc - Cho cá ăn ở vị trí và vào thời điểm cho ăn đã qui định trong quá trình nuôi. - Trong quá trình cho cá ăn nên có thao tác kích thích hay gọi cá đến như vô tay, g mạnh làm tiếng động. - Theo d i khả năng bắt mồi, hay tiêu thụ thức ăn của cá để điều chỉnh lần cho ăn sau. 2.4. Tiêm thuốc: Dùng thuốc (kháng sinh, vacxin) tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá và các động vật thuỷ sản kích thước lớn. 23
  23. Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Hiệu quả trị liệu cao nhưng lại rất phiền phức vì phải bắt từng con. thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ hay tiêm vacxin cho cá hoặc những lúc cá bị bệnh nặng mà số lượng cá bị bệnh nặng không nhiều hay một số giống loài động vật thuỷ sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. 2.4.1. Xác định nồng độ thuốc và vacxin Nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nồng độ thuốc có thể tính theo đơn vị ml thuốc / cơ thể cá hoặc trên đơn vị trọng lượng cá như 0,2 ml/cá, cỡ cá 25- 30 g; 1ml thuốc/kg cá. 2.4.2. Hòa tan thuốc để tiêm - Xác định số lượng cá cần tiêm: đếm số lượng con hoặc xác định khối lượng đàn cá. - Nhân số lượng cá ( hoặc khối lượng của đàn cá) với đơn vi nồng độ thuốc ta sẽ có số lượng thuốc cần dùng. Ví dụ: tiêm kháng sinh cho 100 con cá cỡ 10 – 20 cm liều dùng là 0,1 ml thuốc/ cá thể. Tổng số lượng thuốc cần dùng cho cả đàn cá là: 100 x 0,1 = 10ml. - Hòa tan hoặc pha loãng thuốc với nước hoặc dung dịch nào đó trước khi dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc hoặc vaccine đó. 2.4.3. Tiêm thuốc - Có thể tiêm vào cơ của cá: đặt mũi kim vào điểm nằm giữa đường bên và vây lưng của cá. Nếu tiêm vào cơ thì thuốc được hấp thụ chậm và trong nhiều trường hợp thuốc không được phân phối đi khắp cơ thể, (Hình a). - Tiêm vào màng bụng của cá: đây là phương pháp thường dùng nhất, thường tiêm thẳng vào xoang chứa nội tạng, hoặc là bụng của cá. Phương pháp tiêm này, thuốc sẽ được hấp thụ rất nhanh và cũng có thể được chuyển đi đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể qua các màng hấp thụ của các nội tạng và qua hệ thống thuần hoàn,(hình b). - Tiêm vào mạch máu cá: phương pháp này tương đối khó thao tác, dễ làm cá bị thương tổn, nhưng nếu làm được sẽ có hiệu quả nhanh, đặc biệt khi tiêm kháng sinh để chữa các bệnh nhiễm khuẩn ở ĐVTS. Có thể tiêm trực tiếp vào xoang tim hay động mạch đuôi, (hình c). 24
  24. Hình 1- 5 : Các vị trí có thể lựa chọn để tiêm ở cá a. Tiêm vào cơ ; b. Tiêm vào màng bụng ; c. Tiêm vào mạch máu Hình 1 - 6: Thao tác tiêm thuốc cho cá 3. Các chủng loại thuốc 3.1 Nhận biết nhóm thuốc khử trùng 3.1.1 Vôi nung – CaO Vôi nung thường ở dạng cục màu trắng tro, để trong không khí dễ hút ẩm dần dần chuyển thành Ca(OH)2 làm yếu tác dụng, nên bảo quản cần đậy kín. 25
  25. Vôi nung khi cho xuống nước có tính sát khuẩn mạnh nên dùng đề khử trùng đáy ao, nước ngoài ra còn dùng để làm lắng đọng các chất lơ lửng trong nước . Liều dùng khử trùng đáy ao trong quá trình cải tạo ao đối với ao nước mặn lợ từ 10 – 15 kg/100m2 tùy vào độ phèn của ao. Khử trùng nước trong quá trình nuôi 2-3 kg/100 m3 nước nuôi. 3.1.2 Thuốc tím Thuốc tím có dạng tinh thể nhỏ, màu tím không có mùi vị, dễ tan trong nước ngọt và nước mặn, đây là chất ô xy hóa rất mạnh nên có khả năng diệt trùng rất tốt, phổ diệt trùng rộng, có thể kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và diệt cả những sinh vật mang virus, những vi thể virus tự do ngoài môi trường. Phương pháp sử dụng thuốc: tắm cho động vật thủy sản với nồng độ 10 – 20 g/ m3 thời gian 30 – 60 phút. Phun trực tiếp vào ao với nồng độ 0,5 – 1g/m3. Khử trùng dụng cụ 50 – 100g/ m3 nước 3.1.3 Thuốc khử trùng BKC, TCCA BKC là một hợp chất giàu Chlo (80%) dùng để vệ sinh môi trường, phun xuống ao, bể nuôi nồng độ 10 – 20 ppm thời gian 24h. Phòng trị bệnh ký sinh trùng đơn bào, phun xuống ao, bể nuôi nồng độ 10 – 20 ppm thời gian 24h. Phòng trị bệnh ký sinh trùng đơn bào, phun xuống ao nồng độ 0,5 – 1ppm. TCCA dạng viên sủi, màu trắng, hắc mui Clo, tác dụng xử lý môi trường nước. Phương pháp dùng là để nguyên viên vãi đều xuống ao với lượng 0,3 – 0,5 g/m3. 3.2 Nhận biết thuốc kháng sinh Kháng sinh là chất hữu cơ do sinh vật (động, thực vật) tiết ra hoặc do con người tổng hợp nên, có khả năng ức chế, kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn ở một nồng độ thấp.Trong y học, thú y và trong nuôi trồng thủy sản, người ta dùng kháng sinh để trị các bênh nhiểm khuẩn và đã đem lại hiệu quả trị bệnh rất cao, nếu dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời điểm. Tuy vậy, kháng sinh cũng là con dao hai lưỡi, có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của động vật sử dụng nó và cũng có những tác động không nhỏ tới môi trường sinh thái, nếu dùng kháng sinh tùy tiện và thiếu hiểu biết có khả năng làm giảm sức đề kháng của vật nuôi với các loại mầm bệnh. 3.3 Sản phẩm cải thiện môi trường 3.3.1 Các chế phẩm sinh học Tác dụng của chế phẩm sinh học + Cải thiện chất nước, ổn định pH, cân bằng hệ sinh thái trong ao. + Loại các chất thải chứa nitrogen trong ao nuôi, những chất thải này gây độc cho động vật thủy sản. Sau đó chúng được chuyển hóa thành sinh khối làm thức ăn cho các động vật thủy sản. 26
  26. + Giảm bớt bùn ở đáy ao. + Giảm các vi khuẩn gây bệnh như: Vibrio spp và các loại virus khác. + Hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh cho tôm nuôi. + Tăng khả năng hấp thụ thức ăn 3.3.2 Các sản phẩm xử lý môi trường khác Tác dụng: hấp phụ chất độc, khí độc như: kim loại nặng, khí NH3, H2S, NO2 làm trong sạch nước, kích thích tảo phát triển. 3.4 Sản phẩm tăng sức đề kháng 3.4.1 Vitamin C Vitamine C kích thích tiêu hóa thức ăn, tăng độ dẻo dai biểu bì và các mô, tăng khả năng miễn dịch, phòng trị hội chứng đen mang ở tôm he. Lượng dùng: Với cá: lượng cần thiết cho cơ thể 1- 3mg/kg cá/ngày, liều dùng thường xuyên cho cá 20 – 30mg/1kg cá/ngày phòng được bệnh xuất huyết lở loét. 3.4.2 Khoáng chất Gồm các chất sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), kẽm (Zn), Natri (Na), Kali (K), Canxi (Ca), Magie (Mg) là các chất khoáng vi lượng cần bổ sung thường xuyên và theo từng giai đoạn phát triển của ĐVTS 3.5 Các thảo dược phòng bệnh cho cá Thuốc KN – 04 – 12 Là sản phẩm phối chế của đề tài cấp nhà nước mã số KN-04-12 của Hà Ký, năm 1990-1995. Thành phần thuốc gồm các cây thuốc chứa chất kháng khuẩn như: tỏi, sài đất, nhọ nồi, cỏ sữa, chó đẻ răng cưa , ngoài ra còn một số vitamin và chất khoáng vi lượng khác. Thuốc được nghiền thành bột, có mùi đặc trưng của cây thuốc, đặc biệt là mùi tỏi Thuốc có tác dụng trị bệnh nhiễm khuẩn: xuất huyết đốm đỏ, thối mang, viêm ruột ở cá thương phẩm nuôi lồng bè, trong ao tăng sản và cá bố mẹ. Liều dùng: Cá giống: 4g thuốc /1kg cá/ ngày; Cá thịt: 2g thuốc /1kg cá /1ngày. Cách dùng: thuốc được trộn với thức ăn tinh nấu chín và để nguội.cho cá ăn 6-10 ngày liên tục. Để phòng bệnh, trước mùa xuất hiện bệnh (mùa xuân, mùa thu), có thể cho cá ăn 3 ngày liên tục. Trong mùa bệnh cứ 30-45 ngày cho cá ăn một đợt. 27
  27. Bài 3: Phương pháp chẩn đoán bệnh động vật thuỷ sản Giới thiệu: Bài giảng giúp trang bị các phương pháp chẩn đoán bệnh cho động vật thủy sản h trợ cho công việc phòng và trị bệnh cho ĐVTS. Mục tiêu: Trang bị các bước trong qui trình chẩn đoán bệnh tại cơ sở sản xuất giống và nuôi động vật thuỷ sản Nội dung: 1.Điều tra hiện trường 1.1 Điều tra tình hình thời tiết Trong quá trình nuôi động vật thủy sản thì điều kiện khí hậu và thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của động vật thủy sản. Các loài động vật thủy sản đều là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ của cơ thể phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường nước và gián tiếp vào nhiệt độ môi trường không khí. Khi thời tiết bên ngoài nóng quá hoặc rét quá thì tác động ngay vào động vật thủy sản. Vào mùa hè của Việt Nam nhiều năm gần đây nhiệt độ không khí có thể lên đến 38 – 400 C làm cho cá ở nhiều thủy vực chết, đặc biệt là những thủy vực có độ sâu mực nước thấp 60 C, dưới 60 C cá chết. Đặc biệt ở Việt Nam vào thời điểm giao mùa thời tiết thường xuyên biết đổi đột ngột, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm có thể lên đến trên 100 C, điều này ảnh hưởng rất lớn cho động vật thủy sản. Bên cạnh đó nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hàm lượng các khí hòa tan trong nước như O2, NH3, NO2, H2S, Khi thời tiết có biểu hiện âm u, nhiều mây mù thường làm cho hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp đi. Sau cơn mưa thì các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong ao nuôi thường biết đổi mạnh đặc biệt là những cơn mưa kéo dài ở vùng nuôi lợ, mặn làm cho độ mặn giảm mạnh, pH trong ao giảm nhiều , có thể làm cho cá tôm chết hoặc làm suy giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh phát triển và tấn công. Việc theo d i điều kiện thời tiết và khí hậu rất quan trọng trong công tác quản lý và chăm sóc vật nuôi thủy sản. Khi đàn cá, tôm nuôi trong ao có biểu hiện khác thường thì chúng ta nên đối chiếu điều kiện khí hậu, thời tiết và các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa đo được trong vòng 5 -7 ngày liên tục trước đó để có kết luận đúng. 1.2 Điều tra tình hình quản lý, chăm sóc: + Bón phân quá nhiều, thức ăn kém phẩm chất, cho ăn quá nhiều làm cho môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật thủy sản. + Bón phân ít, thức ăn không đủ, môi trường nước nghèo dinh dưỡng, động vật thủy sản gầy yếu dễ bị bệnh. 1.3 Điều tra sự biến đổi của môi trường 1.3.1 Điều tra sự biến đổi của các yếu tố thủy lý 28
  28. Theo d i các yếu tố về độ trong, nhiệt độ, độ mặn trong ao nuôi vào hai thời điểm trong ngày 6h sáng và 14h chiều. Độ trong đo bằng đĩa sechi, nhiệt độ đo bằng thủy nhiệt kế, độ mặn đo bằng khúc sạ kế. Số liệu ghi vào nhật ký 1.3.2 Điều tra sự biến đổi của các yếu tố thủy hóa Theo d i hàm lượng các khí hòa tan trong nước như O2, NO2, NH3, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, pH. Đo ở hai thời điểm trong ngày là 6h sáng và 14h chiều. Sử dụng các test đo môi trường hiện nay hoặc dùng các máy đo các yếu tố thủy hóa. Ghi số liệu vào số nhật ký. 1.3.3 Điều tra sự biến động của thủy sinh vật Theo d i màu nước của ao để xác định được hàm lượng tảo trong ao 1.2 Điều tra sự biến đổi của động vật thủy sản nuôi Khi cơ thể động vật bị tấn công, hay xậm nhập của một hay nhiều yếu tố khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, yếu tố vô sinh hay hữu sinh, bên ngoài hay bên trong làm một hay nhiều hoạt động sống của động vật đó bị rối loạn, ngừng trệ hoặc bị phá hủy thì gọi động vật đó đang bị bệnh. Khi động vật thủy sản bị bệnh thường có một số biểu hiện: Trạng thái hoạt động không bình thường (không giữ được thăng bằng, nổi đầu, dạt bờ), bỏ hoặc kém ăn, có sự thay đổi màu sắc của 1 bộ phận hay toàn bộ cơ thể, kèm theo dấu hiệu chậm lớn, yếu. Nếu các hoạt động sống bị rối loạn, phá hủy ở 1 hay nhiều cơ quan quan trọng như: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh thì bệnh xảy ra nặng và động vật bị bệnh có thể chết 1.2.1 Điều tra sự thay đổi tập tính, hoạt động của ĐVTS M i chủng loại vật nuôi khác nhau, m i giai đoạn phát triển khác nhau của vật nuôi đều có các tập tính khác nhau, người nuôi cần nắm được các tập tính bình thường thì mới phát hiện ra các tập tính không bình thường: Giai đoạn ấu trùng nauplius, zoae của tôm he (Penaeus spp) có tập tính hướng quang. Khi ấu trùng khỏe thì tính hướng quang mạnh và ngược lại. Do vậy, có thể thử tính hướng quang để đánh giá tình trạng sức khỏe của ấu trùng. Trong ao thương phẩm, nếu thấy tôm sú kéo đàn chạy lòng vòng xung quanh ao mà không chịu xuống đáy để bắt mồi, ngay cả khi ruột nó không có thức ăn, điều đó chứng tỏ rằng tôm nuôi đã có vấn đề về sức khỏe, hay do nền đáy ao ô nhiễm, hàm lượng oxy thấp, khí độc cao. Trong các ao nuôi cá, nếu thấy hàng đàn cá nổi lên tầng mặt, thấy bóng người chúng không lặn xuống đáy ao, chứng tỏ cá nuôi đã bị bệnh hoặc hàm lượng oxy hòa tan trong nước quá thấp. Quá trình phát sinh bệnh có 2 loại: loại cấp tính và loại mãn tính + ĐVTS bị bệnh cấp tính: thường có màu sắc và thể trạng không khác với cụ thể bình thường, chỉ nơi bị bệnh mới thay đổi. Cá thể bị bệnh đã chết ngay và tỷ lệ chết tăng lên rát nhanh, trong thời gian ngắn đạt đến đỉnh cao (2- 3 ngày). + ĐVTS bị bệnh mãn tính: thường màu sắc cơ thể hơi tối (đen xám), thể trạng gầy yếu, tách đàn bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc quanh bờ ao, tỷ lệ chết tăng lên từ từ trong thời gian dài mới đạt đỉnh cao (2- 3 tuần). + Nếu môi trường nước nhiễm độc: ĐVTS đột chết hàng loạt. 29
  29. 1.2.2 Điều tra mức độ ăn của động vật thủy sản Có thể đánh giá sức khỏe vật nuôi thông qua lượng thức ăn được sử dụng hàng ngày, thời gian sử dụng hết khẩu phần thức ăn, và lượng thức ăn có trong ruột vật nuôi sau bữa ăn. Đa phần các trường hợp bất thường về sức khỏe của động vật thủy sản đều thể hiện bằng dấu hiệu kém ăn hay bỏ ăn. Do vậy, theo d i lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của ĐVTS nuôi. 2 Kiểm tra cơ thể ĐVTS 2.1 Kiểm tra bằng mắt thường: + Kiểm tra trên da, vỏ Màu sắc của da cũng phản ảnh mức độ về sức khỏe của vật nuôi. Khi màu sắc bình thường của vật nuôi biến mất, thay vào đó lại là những màu bất thường như: hồng đỏ, nhợt nhạt, đen hơn, xanh lơ là các dấu hiệu cho thấy sức khỏe tôm cá nuôi không bình thường, đã bị nhiễm tác nhân sinh vật hay một số yếu tố môi trường đã thay đổi bất lợi cho vật nuôi. Khi mang và thân của tôm sú (Penaeus monodon) đột ngột chuyển sang màu hồng đỏ, có thể hàm lượng NH3 hay pH trong nước vượt mức cho phép, cũng có thể tôm bị sốc bởi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh là sinh vật khác như vi khuẩn, virus. Khi cơ thể tôm sú, trong ao nuôi thương phẩm, chuyển sang màu xanh đen kèm theo hiện tượng còi cọc, có liên quan tới sự cảm nhiễm virus MBV cao trong mô gan tụy của tôm. Khi cá nuôi xuất hiện các vệt trắng nhợt trên thân, tại đó vẩy bị bong ra, mô dưới vẩy hơi sưng, kèm theo các vây cá bị ăn mòn, xơ xác, cho thấy sự cảm nhiễm của vi khuẩn sợi Flexibacter spp Với cá: quan sát từ đầu đến miệng, mắt, nắp mang, vẩy, vây, tia vây có các tác nhân gây bệnh: nấm thủy my, rận cá, trùng mỏ neo, đỉa, giun, bào nang của ký sinh đơn bào (Myxobolus) hoặc những dấu hiệu bất thường do rirus, vi khuẩn như: xuất huyết, đốm đỏ, lở loét. Với tôm có sinh vật bám trên vỏ, trên các phần phụ: râu, chân, đuôi, sự ăn mòn, đen râu, vỏ và phần phụ. Căn cứ vào sự đầy đủ hay không đầy đủ của các bộ phận cơ thể, bình thường hay không bình thường về hình dạng của cơ thể Có nhiều ví dụ để chứng minh hiện tượng bất thường về hình dạng và sự không đầy đủ các bộ phận của cơ thể: Giáp xác nuôi có vỏ kitin mềm, bị mòn cụt các phần phụ: chân bò, chân bơi, râu, telsson ; cá bị mòn cụt hay sơ các vây, dị hình cột sống gây ưỡn lưng, cong thân, mắt cá bị lồi, bụng cá phình to hay hóp lại + Kiểm tra mang Mang của động vật thủy sản là một căn cứ để xác định sức khỏe của động vật thủy sản. Mang giáp các thường lành lặn và có màu trằng ngà, còn mang của cá thường có màu đỏ tươi khi khỏe mạnh. Do vậy, mọi sự bất thường về hình dạng, màu sắc của mang đều chứng tỏ sự bất thường về sức khỏe của vật nuôi hoặc môi trường ao nuôi: Mang của tôm, cua chuyển sang màu hồng, vàng, nâu hoặc đen nguyên vẹn hoặc rách nát đều chứng tỏ sức khỏe giáp xác nuôi đã không tốt hay đã bị bệnh: 30
  30. Khi mang giáp xác có màu hồng thường có liên quan tới DO thấp, NH3 cao, khi có màu đen có thể do nấm ký sinh, do thiếu vitaminC, do lượng chất hữu cơ ở đáy ao cao, khi mang có màu vàng có thể do vật chất hữu cơ lơ lửng cao (tảo tàn đồng loạt- nước mất màu) hay do ao nuôi có hiện tượng xì phèn Ở cá kiểm tra các tơ mang và nắp mang có đóng mở lại bình thường, trên tơ mang có nhiều nhớt hay không, dính bùn và ký sinh trùng, giáp xác, sán đơn chủ ký sinh. Đối với tôm có Isopoda ký sinh trong mang. + Kiểm tra nội tạng: Kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hóa, dạ dày, ruột có thức ăn không, có hơi không, trên thành có xuất huyết không, giun sán ký sinh trong dạ dày ruột. Kiểm tra cơ quan khác, gan, thận, lá lách, bóng hơi có các bào nang của giun sán, điểm xuất huyết của bệnh vi khuẩn. Tôm kiểm tra gan, tụy, màu sắc, 2.2 Kiểm tra cơ thể ĐVTS bằng kính hiển vi: Kiểm tra các ch bị bệnh mà mắt thường không kiểm tra được + Với cá: soi kính hiển vi kiểm tra KST đơn bào, giun sán nhỏ. + Với tôm: soi kính hiển vi kiểm tra KST đơn bào, giun sán nhỏ, nhuộm tươi gan tụy bằng Malachite green để kiểm tra thể ẩn bệnh MBV (Monodon baculovirus). 3 Thu mẫu cố định, phân lập trùng bệnh Có nhiều bệnh chúng ta không thể phân tích ngay tại hiện trường, mà phải cố định mang về phòng thí nghiệm. - Phân tích mô bệnh học - Thu mẫu vi khuẩn, nấm để nuôi cấy theo d i, phân lập - Cố định mẫu ký sinh trùng đưa về phòng thí nghiệm để phân loại 31
  31. Bài 4: Bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản Giới thiệu: Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm và thường gặp trên ĐVTS. Tìm hiểu về bệnh này sẽ hạn chế sự thiệt hại cho ĐVTS nuôi Mục tiêu: Nhận biết các tác nhân, dấu hiệu bệnh lý, phân bố và lan truyền của một số bệnh do ký sinh trùng trên động vật thuỷ sản. Thực hiện được kỹ năng chẩn đoán bệnh và các biện pháp xử lý và trị bệnh do ký sinh trùng gây ra trên ĐVTS. Nội dung 1.Bệnh do ngành trùng thích bào tử 1.1 Tác nhân gây bệnh. Gây bệnh ở cá là các loài thuộc giống bảo tử sợi Myxobolus Biitschli,1882, họ Myxobolidae Thelohan, 1892. Ngoài những đặc điểm chung của trùng bào tử sợi như đã mô tả ở trên, Myxobolus có đặc điểm riêng là phía trước bào tử có 2 cực nang, thường các loài có 2 cực nang bằng nhau (Myxobolus koi, M.artus, M.seminiformis), một số ít loài có 1 cực nang bị thoái hoá (Myxobolus toyamai). Trong tế bào chất có một túi thích Iode. Kích thước của từng loài có khác nhau. Hình 6.12: Sơ đồ cấu tạo của trùng 7 3 9 8 bào tử sợi - Myxosporida (theo 5 6 Schulman, 1960): 1- phôi amip; 2- 4 không bào; 3- mỏm giữa cực nang; 4- nhân bào nang; 5- cực nang; 6- vỏ; 7- sợi tơ xoắn; 8- đường nối; 9- trục 10 đường nối; 10-nhân của phôi amip 1 2 1.2 Dấu hiệu bệnh lý. Khi cá mắc bệnh trùng bào tử sợi, cá bơi lội không bình thường, hay quẫy mạnh, dị hình cong đuôi, cá kém ăn rồi chết. Nếu bị bệnh nặng có thể nhìn thấy những bào nang bằng hạt tấm, hạt đậu xanh màu trắng đục bám trên mang cá, có thể làm xương nắp mang không che kín mang. Sự tương phản giữa màu đỏ của mang và màu trắng đục của bào nang nên dễ nhận biết bằng mắt thường, như cá chép giống bị nhiễm Myxobolus koi, M. toyamai làm kênh lắp mang không đóng lại được. 1.3 Phân bố và lan truyền bệnh Myxobolus spp ký sinh ở hơn 30 loài cá nước ngọt Việt Nam, đã phát hiện được gần 30 loài khác nhau. Bệnh này có thể gặp ở mọi vùng nuôi cá, miền Bắc, Trung, Tây nguyên và Nam bộ. Mức độ cảm nhiễm Myxobolus ở một số loài cá khá cao và đã gây thành bệnh làm cá chết hàng loạt. 32
  32. 1.4 Chẩn đoán bệnh Để chẩn đoán trùng bào tử sợi Myxobolus và bệnh do Myxobolosis ở cá, có thể lấy nhớt các tổ chức nhiễm bệnh như mang, da, ruột quan sát dưới kính hiển vi, để nhận biết các bào tử của Myxobolus ở độ phóng đại >400 lần. Để phân loại đến loài, cấn căn cứ vào một số đặc điểm như: Hình dạng, kích thước bào tử, kích thước 2 cực nang, độ dài ngắn của sợi thích ty A B C Hình 6.13: Cá chép bị bệnh bào tử sợi: A- mang cá chứa đầy bào nang; B,C- Cá chép giống bị bệnh bào tử sợi, trên mang có nhiều bào nang A B C D E 33
  33. G F Hình 6.14: Một số loài bào tử sợi ký sinh ở cá: A,J- Myxobolus koi; C- Myxobolus artus; B,E- Myxobolus semiformis; D- Myxobolus toyamai; F,G- Myxobolus minutus; 1.5 Phòng trị bệnh. Trùng bào tử sợi không chỉ ký sinh ở các cơ quan bên ngoài, mà còn ký sinh ở nhiều cơ quan bên trong, lại có vỏ kitin bảo vệ, nên rất khó bị tiêu diệt. Cho đến nay vẫn chứa có thuốc chữa trị, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chính.: Ao ương cá giống (nhất là cá chép) phải được tẩy bằng vôi nung (CaO) liều cao 14 kg/100 m2, phơi đáy ao từ 3 - 7 ngày để giết các bào tử trong bùn đáy ao, hạn chế khả năng gây bệnh của cá giống. Không thả nuôi cá con đã bị bệnh. Khi bệnh xảy ra cần diệt toàn bộ cá trong ao, giữ nguyên nước ao, dùng vôi nung nồng độ cao để khử trùng 2. Bệnh do ngành trùng lông Ciliophora 2.1 Bệnh trùng miệng lệch -Chilodonellosis. a) Tác nhân gây bệnh: Giống Chilodonella Strand,1926 B C A 34
  34. Hình 6.17: Trùng miệng lệch: A: Cấu tạo cơ thể; B- Chilodonella hexasticha; C- Chilodonella piscicola; 1. Lông tơ, 2. Các đường lông tơ trái mặt bụng, 3. Ống miệng, 4. Hầu, 5. bao hầu, 6. Không bào, 7. miệng, 8. Đường lông tơ phải mặt bụng, 9. không bào, 10. Nhân lớn, 11. hạch nhân, 12. Nhân nhỏ b) Dấu hiệu bệnh lý Trùng miệng lệch còn có tên là "tà quản trùng", ký sinh ở da, mang cá, các tổ chức bị kích thích tiết ra nhiều chất nhờn, đồng thời các tơ mang bị phá huỷ và rời ra, ảnh hưởng đến hô hấp của cá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, số lượng rất lớn bám đầy da, vây, mang làm cá chết hàng loạt. Tà quản trùng ký sinh trên da, chân của ếch, baba, Chúng kích thích các tổ chức cơ thể tiết ra nhiều chất nhờn làm da xám lại, trùng kết hợp với các ký sinh đơn bào khác như trùng loa kèn, nấm thuỷ my, làm bong một lớp da giấy. Ba ba, ếch thường phải leo lên cạn phơi khô da để tiêu diệt ký sinh. c) Phân bố và lan truyền bệnh Tà quản trùng gặp nhiều ở loài cá nước ngọt như cá trắm cỏ, chép, mè, rô phi, trê phi, Thuỷ đặc sản khác: ếch, ba ba. Các loài cá, ba ba giai đoạn giống nuôi trong nhà, tỷ lệ nhiễm cao tới 100%, cường độ nhiễm rất cao. Trùng bám dày đặc trên thân cá, ba ba đã gây bệnh làm cá chết hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện vào mùa có nhiệt độ thấp: mùa xuân, mùa thu, đông ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam. d) Chẩn đoán bệnh Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra nhớt của da, mang và các tổ chức trên kính hiển vi. e) Phòng trị bệnh Áp dụng phương pháp phòng trị bệnh tổng hợp, tẩy dọn ao, tạo môi trường nuôi thuỷ sản sạch sẽ, mật độ thả các động vật thuỷ sản không được quá dày. Để trị bệnh có thể tắm cho cá bằng dung dịch CuSO4 3-5 ppm thời gian 10- 15 phút, hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5-0,7 ppm xuống ao nuôi cá, ba ba, hoặc xanh Malachite 0,05-0,1 ppm. Riêng ao nuôi ba ba trong mùa đông và mùa xuân, cứ 2 tuần phun 1 lần xanh Malachite nồng độ 0,1-0,3 ppm đều có kết quả phòng trị bệnh 2.2 Bệnh trùng quả dưa (đốm trắng) Ichthyophthyriosis a) Tác nhân gây bệnh Giống Ichthyophthyrius Fouguet,1876 Tác nhân gây bệnh là loài Ichthyophthyrius multifiliis Fouguet (1876). Trùng có dạng giống quả dưa, đường kính 0,5-1 mm. Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Giữa thân có 1 hạch lớn hình móng ngựa và một hạch nhỏ. Miệng ở phần trước 1/3 cơ thể, hình gần giống cái tai. Một không bào co rút nằm ngay bên cạnh miệng. Trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng chút ít khi vận động, ở trong nước, ấu trùng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành. b) Dấu hiệu bệnh lý Cá bị bệnh thường xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên da, mang, vây, do có nhiều trùng bám mà thành (nên gọi là bệnh đốm trắng), có thể thấy r bằng mắt thường. Da, mang cá bệnh tiết nhiều dịch nhầy, làm cơ thể có màu sắc nhợt nhạt. 35
  35. Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá, chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. Cá trê giống bị hiện tượng này hay được gọi là bệnh “treo râu”. Sau cùng cá lộn nhào mấy vòng rồi lật bụng chìm xuống đáy mà chết. Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hoá của cá. Protein trong huyết thanh giảm tới 2,5 lần, hoạt động của gan, thận bị rối loạn, lượng tích luỹ protein bị giảm, ảnh hưởng quá trình trao đổi aminoaxit. Thành phần máu cũng bị thay đổi: lượng hồng cầu của cá chép con giảm 2-3 lần, bạch cầu tăng, có thể tăng tới 20 lần so với cá khỏe (Golovina,1976-1978). c) Phân bố và lan truyền bệnh Hầu hết các loài cá nuôi nước ngọt thường mắc bệnh này. d) Chẩn đoán bệnh Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường và kiểm tra nhớt cá trên kính hiển vi. Cường độ cảm nhiễm từ 5-10 trùng/ la men là cá đã bị bệnh nguy hiểm. e) Phương pháp phòng trị bệnh Để phòng bệnh, tuyệt đối không nên nhốt chung cá đã nhiễm ký sinh trùng với cá khoẻ. Thời gian cách ly phụ thuộc vào nhiệt độ, ở nhiệt độ 26 0C cần cách ly khoảng 2-8 tuần. Cần tẩy dọn ao kỹ, phơi đáy ao 3-4 ngày diệt bào tử ở đáy ao trước m i vụ ương nuôi. B A C D 36
  36. Hình 6.23: Trùng quả dưa- Ichthyophthyrius multifiliis: A- cấu tạo tổng quát cơ thể; B,C- mẫu tươi không nhuộm màu; D- trùng quả dưa ký sinh trên mang cá (mẫu cắt mô mang cá trắm cỏ) Hình 6.24: Chu kỳ phát triển 1. Cơ thể trưởng thành tách khỏi cơ thể cá 2. Hình thành bào nang 3. Thời kỳ phân đôi 4. Thời kỳ phân cắt thành bốn 6 5. Ấu trùng ra khỏi bào nang, vận động trong nước tìm ký chủ. 6. Cá bị cảm nhiễm trùng quả dưa- Ichthyophthyrius Để trị bệnh trùng quả dưa cần chú ý đến 2 giai đoạn trong chu kỳ sống của nó. Diệt trùng ở thời kỳ bơi lội tự do trong môi trường nước thuộc giai đoạn bào nang dễ dàng hơn so với giai đoạn dinh dưỡng (ký sinh). Phương pháp dùng thuốc để diệt trùng ở giai đoạn ký sinh, cần lặp lại 2-3 lần mới có tác dụng. Tùy theo phân bố của bệnh, điều khiển nhiệt độ cao lên vượt quá ngưỡng nhiệt độ thích hợp có thể diết chết trùng mà không cần dùng thuốc. Thuốc và hoá chất dùng điều trị bệnh này rất đa dạng. Nhiều tác giả ở các nước khác nhau đã xử lý đạt kết quả ở những mức độ khác nhau. Ở Việt Nam đã sử dụng có kết quả một số loại hoá chất như sau: Dùng Xanh Malachite phun trực tiếp xuống ao hoặc bể kính với nồng độ 0,3 ppm 2 lần cách nhau khoảng 1 tuần. Với nhiệt độ nước 200C, hiệu quả diệt trùng rất cao, có thể đạt tới 100%. Ở nhiệt độ cao (25-280C), có thể dùng thuốc với nồng độ thấp hơn. Phun trực tiếp xanh Malachite xuống ao cá tra, cá trê giống với nồng độ 0,1-0,15 ppm, 2 lần 1 tuần, đồng thời bón thêm vôi sống khoảng 1,5-2,0 kg/100 m3 nước, nâng độ pH lên 7,5-8,5, kết quả diệt được trùng, cá khỏi bệnh 2.3 Bệnh trùng bánh xe. a) Tác nhân gây bệnh: Giống Trichodina, Giống Trichodinella, Giống Tripartiella Hình dạng Trichodina nhìn mặt bên giống như cái chuông, mặt bụng giống cái đĩa. Lúc vận động nó quay tròn lật qua lật lại giống như bánh xe nên có tên trùng bánh xe. Cơ thể có 1 hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa cơ thể thường bắt màu r và 1 hạch nhỏ hình tròn nằm cạnh hạch lớn . 37
  37. Hình 6.27: Cấu tạo của Trichodina A. Quan sát mặt bên B. Quan sát một bộ phận mặt cắt dọc 1. Rãnh miệng và đai lông tơ miệng; 2. Miệng; 3. Nhân nhỏ; 4. Không bào ; 5. Lông tơ trên; 5. Lông tơ trên; 6. Lông tơ giữa; 7. Lông tơ dưới; 8. Đường phóng xạ; 9. Nhân lớn; 10. Hầu ; 11. Vòng răng; 12. Màng biên; 13. Đai lông tơ biên; b) Dấu hiệu bệnh lý Khi mới mắc bệnh, trên thân, mang cá có nhiều nhầy màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy r hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước, riêng cá tra giống khi bị bệnh thường nhô hẳn đầu lên mặt nước và lắc mạnh, người nuôi cá gọi là bệnh “lắc đầu”. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định hướng. Sau cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết. c) Phân bố và lan truyền Trên cơ thể cá, ký sinh trùng ký sinh ở các cơ quan bên ngoài như mang, da, vây.Trùng bánh xe phân bố rộng và gây bệnh ở nhiều loài cá khác nhau: chép, trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, trôi, rôhu, trê, tra, bống tượng, mùi , gần dây, một số loài cá biển nuôi như cá Mú cũng bị nhiễm tác nhân này. Bệnh gây tác hại chủ yếu cho cá hương ,cá giống . Bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam, nhiệt độ thích hợp là 20-300C, nhiệt độ quá nóng về mùa hè, mùa khô và quá lạnh về mùa đông ít gặp bệnh này. d) Chẩn đoán bệnh Quan sát các dấu hiệu bệnh lý (triệu chứng) của đàn cá trong ao. Bắt cá kiểm tra nhớt, da, vây, mang dưới kính hiển vi, xác định tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm trùng bánh xe. e) Phòng và trị bệnh Biện pháp tốt nhất vệ sinh ao hồ ương cá thật ký trước khi thả giống, phải tẩy vôi, tiêu độc ao. Mật độ cá không nên thả quá dày. Theo Hà Ký (1963) mật độ cá thả quá dày thì cường độ cảm nhiễm trùng bánh xe của cá sẽ tăng gấp 4-12 lần. Không dùng phân hữu cơ tươi, cần ủ kỹ với 1% vôi. Thực tế cho thấy, những nơi dùng phân tươi thường hay phát sinh bệnh. Có rất loài thuốc có thể trị bệnh trùng bánh xe cho từng cá. Trên thế giới đã dùng 21 loại hoá chất khác nhau trị bệnh này: axit axetic, formalin, muối ăn NaCl, Chloramine B, Sunfat đồng, thuốc tím KMnO4 Ở Việt Nam thường dùng một số hoá chất dễ kiếm: Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút, dùng CuSO4 nồng độ 3-5 ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7g cho 1 m3 nước). 38
  38. Có thể dùng kết hợp CuSO4 0,5 ppm với Malachite green 0,01-0,02 ppm., có kết quả rất tốt sau 1-2 ngày. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Hình 6.28: Trùng bánh xe (Trichodina)thường gặp ký sinh trên cá nuôi ở Việt Nam 2.4 Bệnh trùng loa kèn a) Tác nhân gây bệnh: Giống Epistylis, Giống Apisoma, Giống Zoothamnium, Giống Vorticella b) Dấu hiệu bệnh lý 39
  39. Trùng loa kèn bám trên da, vây, mang cá, trên mang và các phần phụ của tôm, trên thân và các chi của ếch, ba ba, trên vỏ, chân của ốc. Sự ký sinh của trùng loa kèn ảnh hưởng đến hô hấp, sinh trưởng của của các động vật là ký chủ. Ở giai đoạn ấu trùng của tôm, cá, động vật thân mềm, trùng loa kèn cản trở sự hoạt động của ấu trùng và gây chết rải rác. Đối với ếch, ba ba trùng loa kèn bám thành những đám trắng xám dễ nhầm với nấm thuỷ my. bệnh nặng đã gây chết cho ba ba giống c) Phân bố và lưu truyền bệnh Trùng loa kèn phân bố ở cả nước ngọt, nước mặn. Chúng ký sinh ở tất cả các động vật thuỷ sản, tuy nhiên m i loài ký sinh trùng khác nhau có những ký chủ khác nhau. Như Zoothamnium ký sinh ở giáp xác nhuyễn thể biển, Epistylis ký sinh ở cá, ba ba, éch và tôm nước ngọt, Apiosoma ký sinh ở các loài cá nước ngọt. Bệnh trùng loa kèn thường xuất hiện quanh năm, nhưng hay vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc; mùa mưa ở miền Nam. d) Chẩn đoán bệnh. Lấy nhớt kiểm tra dưới kính hiển vi ở độ phóng đại > 100x. e) Phòng và trị bệnh. Đối với bệnh do trùng loa kèn ký sinh ở cá, tôm nước ngọt, có thể dùng biện pháp phòng trị tương tự bệnh như trùng bánh xe, dùng CuSO4 tắm cho cá ở nồng độ 5-7ppm, phun xuống ao ở nồng độ 0,5-0,7ppm; Tắm nước muối 2-4% cho cá nước ngọt bị bệnh, hay bằng malachite green phun xuống ao 0,1- 0,3ppm Đối với bệnh do trùng loa kèn ký sinh ở cá, tôm, động vật thân mềm nước mặn, người ta thường dùng Formol 100-200 ppm tắm cho cá, tôm trong 30 phút, hay tắm bằng nước oxy già (H2O2) ở nồng độ 100-150ppm trong 15-30 phút, tằm nước ngọt trong 30 phút. Nếu dùng nồng độ thấp hơn cần kéo dài thời gian. Đặc biệt, hiện nay một số ấu trùng động vật thân mềm bị bệnh trùng loa kèn rất nặng, nhưng khả năng chịu đựng của ấu trùng với hóa chất rất yếu, nên người ta phải giảm nồng độ khi chữa bệnh và tác dụng trị bệnh rất hạn chế. A B C D E F Hình 6.30: A,B- Vorticella sp (ký sinh ở ba ba); C,D- Vorticella similis; E- Vorticella striata; F- Vorticella microstoma 40
  40. B C A D E G F G Hình 6.31: Một số hình ảnh về trùng loa kèn và bệnh do chúng gây ra ở ĐVTS A,B- Zoothamnium arbusscula; C- Zoothamnium sp ký sinh ở tôm (ảnh KHVĐT); D- Epistylis urceolata; E- Epistylis lacustris; F- Epistylis sp ký sinh ở ba ba; G- Epistylis và Zoothamnium ký sinh ở tôm. 41
  41. A A B Hình 6.32: A: Zoothamnium sp ký sinh ở ấu trùng ốc hương ; B. Trùng loa kèn (Apiosoma minutum) ký sinh ở da, mang của cá 3. Bệnh do giun sán ở ĐVTS 3.1 Bệnh do sán lá đơn chủ đẻ trứng b) Dấu hiệu bệnh lý. Dactylogyrus ký sinh trên da và mang của cá nhưng chủ yếu là mang. Lúc ký sinh chúng dùng móc của đĩa bám sau, bám vào tổ chức cơ thể ký chủ, tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức, làm mang và da cá cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá. Nên cá thường có dấu hiệu bơi lội bất thường, mang có hiện tượng sưng, phù nề, cá nổi đầu và bơi lội chậm chạm, cơ thể gầy yếu, có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt cá hương, cá giống. c) Phân bố và lan truyền bệnh. Dactylogyrus ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt, lợ và nước mặn ở nhiều lứa tuổi, nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối với cá hương, cá giống của cá . Bệnh này phát triển mạnh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường ô nhiẽm hữu cơ, nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển khoảng 22 - 280C. Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc; mùa mưa ở miền Nam. Giống sán lá 16 móc Dactylogyus có tính đặc hữu cao nhất của lớp sán đơn chủ, m i loài sán Dactylogyus chỉ ký sinh một loài cá ký chủ, như Dactylogyrus ctenopharyngodon ký sinh ở cá trắm cơ, D. hypophthalmichthys ký sinh ở cá mè trắng Trung Quốc, D. harmandi ký sinh ở cá mè trắng Việt nam Ở nước ta phát hiện khoảng 46 loài Dactylogyrus ký sinh trên nhiều loài cá thuộc họ cá chép Cyprilidae và các loài cá phân bố tự nhiên trong cả nước, đã không ít trường hợp sán lá 16 móc đã gây chết hàng loạt cá. Theo Hà Ký, ở trại 42
  42. cá Nhật Tân-Hà Nội, 1961 cá mè hoa giai đoạn cá hương bị cảm nhiễm Dactylogyrus, có ao tỷ lệ cảm nhiễm bệnh 100%, cường độ cảm nhiễm 210-325 trùng/ cá, làm cá bệnh chết 75%. Ở miền Trung, một số cơ sở nuôi cá cảnh cũng bị Dactylogyrus ký sinh gây cá chết hàng loạt, gây tổn thương cho một số cơ sở nuôi cá cảnh. C B A Hình 6.36: A- Mô học mang cá bị nhiễm Dactylogyrus sp ; B- Dactylogyrus sp ký sinh trên các tơ mang cá rôhu; C- Dactylogyrus sp . d) Chẩn đoán bệnh Để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh Dactylogyrosis có thể kiểm tra dịch nhờn của da và mang dưới kính hiển vi. Có thể phát hiện dễ dàng Dactylogyrus ở độ phóng đại 100 lần e) Phương pháp phòng trị Phòng bệnh: Trước khi thả cá xuống ao ương, nuôi, cần tẩy dọn ao, tiêu diệt trứng và ấu trùng sán lá 16 móc. Cá thả không nên quá dày, thường xuuên theo d i chế dộ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp. Cá giống trước khi thả ra ao hồ nuôi, dùng KMnO4 nồng độ 15-20 ppm tắm cho cá trong thời gian 15-30 phút hoặc dùng NaCl 3% tắm trong 5 phút, nếu nhiệt độ trên 25 0C thì giảm xuống 2%. Hoặc dùng Formalin tắm nồng độ 100- 200ppm, thời gian 30-60 phút, chú ý khi tắm phải có xục khí cung cấp đủ oxy cho cá. Dùng Ammonium hydroxide- NH4OH 10% tắm cho cá ở 100 ppm thời gian 1-2 phút, có tác dụng trị bệnh. Hoặc phun Formalin xuống ao nồng độ 20-30ppm để trị bệnh cho cá. 3.2 Bệnh do sán lá đơn chủ đẻ con a) Tác nhân gây bệnh: giống Gyrodactylus có kích thước nhỏ hơn Dactylogyrus. 43
  43. + Cơ thể sống linh hoạt, vận động tương tự như Dactylogyrus. + Phía sau cơ thể có bào thai đời thứ 2 hình bầu dục, trong bào thai có bào thai của đới sau nên còn gọi là tam đại trùng. + Nhiệt độ thích hợp cho trùng phát triển từ 18 – 250C b) Dấu hiệu bệnh lý + Ký sinh trên da và mang cá (chủ yếu ở da) làm tiết 1 lớp dịch nhờn mỏng màu trắng tro + Cá hoạt động bình thường, một số chìm dưới đáy, một số lại nổi trên mặt nước đớp không khí. Mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng. Khả năng bắt mồi giảm, hô hấp khó khăn, cá gầy yếu. + Tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh khác cho ĐVTS c) Phân bố và lan truyền bệnh: + Gây bệnh cho nhiều loài cá biển và cá nước ngọt. + Làm chết hàng loạt cho cá giống: cá trê, bống tượng, rô phi, lóc bông nuôi bè và cá chép. + Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, thu, đông ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. d) Chẩn đoán bệnh: lấy dịch ở mang, da của cá soi dưới kính hiển vi. e) Biện pháp phòng trị bệnh: như các bệnh sán lá khác. 3.4 Bệnh do ấu trùng sán gan ở cá - Tác nhân gây bệnh: Ấu trùng Metacecaria của sán lá gan trưởng thành (Opisthorchis). Chu kỳ phát triển: ký sinh trong gan, mật, ruột, phần dưới dạ dày của người và động vật có vú ăn cá. - Tác hại, phân bố và chẩn đoán bệnh + Metacecaria ký sinh trên cơ cá, tập trung nhiều ở cơ lưng dọc cột sống. + Làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá, làm giảm giá trị thương phẩm và có nguy cơ truyền bệnh cho người. + Bệnh nhiều hay ít phụ thuộc vào tập tính ăn gỏi cá và vệ sinh môi trường + Ở Việt Nam đã phát hiện ở Phú Yên, Châu Đốc có người nhiễm sán Opisthorchis + Kiểm tra bệnh tương tự bệnh Clornorchosis - Biện pháp phòng trị bệnh: tương tự như bệnh sán lá gan – Clornorchosis 3.5 Bệnh do lớp sán dây – Bothriocephalosis a) Tác nhân gây bệnh: là loài Bothriocephalosis, cơ thể dài 20 – 30mm, thân có màu trắng sữa, dài, phân đốt. b) Tác hại, phân bố và chẩn đoán bệnh + Xác định tác nhân gây bệnh: giải phẫu ruột cá, quan sát bằng mắt thường, bằng kính hiển vi. + Sán ký sinh trong ruột, trong xoang cơ thể của nhiều loài cá nước ngọt: mè trắng, mà hoa, trắm cỏ, chép, cá vền và một số loài cá biển. 44
  44. + Tác hại: sán hút chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sinh trưởng, cá thường tách đàn, nổi đầu đớp không khí, cá bỏ ăn, nặng có thể chết. c) Biện pháp phòng trị bệnh + Chủ yếu là phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng chung, trước khi thả cá cần tẩy dọn ao bằng vôi tôi 14kg/100m2, sau khi tẩy 45 – 50 ngày mới thả cá. + Trị bệnh: Dùng hạt bí đỏ 250g (đã bỏ vỏ giã nhỏ) – 500g cám trộn vào thức ăn/ngày/1vanj cá giống cỡ cá 9cm, cho ăn liên tục trong 3 ngày. 3.6 Bệnh do ngành giun tròn – Philometrosis - Tác nhân gây bệnh: là giống giun tròn Philometra - Tác hại, phân bố và chẩn đoán + Xác định tác nhân gây bệnh: quan sát bằng mắt thường, kính lúp với cá thể ký sinh dưới vây, vẩy; với cá thể ký sinh bên trong phải giải phẫu. + Giun ký sinh ở ruột, xoang bụng cá quả, cá tra, cá rô, cá trê và cá basa cá càng lớn tỷ lệ cảm nhiễm càng cao, nên tác hại chủ yếu đối với cá lớn. + Cá bệnh di chuyển chậm, da chuyển màu, bóng hơi bị phá hủy (nhất là ngăn thứ 2), không giữ được thăng bằng, bơi ngửa bụng, đầu chúc xuống. - Biện pháp phòng trị bệnh + Phòng bệnh: Phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi + Trị bệnh: dùng NaCl 2% tắm từ 10 – 15 phút, dùng cồn idot hay thuốc tím 1% sát vào ch giun ký sinh. 2.4 Bệnh do phân ngành giáp xác 2.4.1 Bệnh trùng mỏ neo – lernaeosis a) Tác nhân gây bệnh: là giống Lernaea, cơ thể Lernaea chia 3 phần đầu, ngực, bụng. b) Dấu hiệu bệnh lý: + Cá bơi lội bất thường, bắt mồi giảm dần, gầy yếu, bơi lội chậm chạp + Cá hương, cá giống bị bệnh cơ thể dị hình uốn cong, bơi lội mất thăng bằng. + Cá bố mẹ bị bệnh nặng, tuyến sinh dục không phát triển được. + Lúc ký sinh phần đầu của Lernaea cắm sâu vào cơ thể ký chủ, phần sau lơ lửng trong nước. + Nếu ký sinh nhiều trong xoang miệng làm cho miệng không đóng kín được, cá không bắt được thức ăn và chết. + Lernaea ký sinh trên da, vây cá mè, cá trắm, cá chép và nhiều loài cá nước nhất ;à đối với vẩy nhỏ, cá còn non vẩy còn mềm, làm tổ chức gần nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét. c) Biện pháp phòng trị bệnh + Phòng bệnh: phòng bệnh chung cho cá nuôi, đặc biệt nên dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với số lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước để diệt trùng Lernaea. + Trị bệnh: (+) Thay nước mới kết hợp với bón vôi bột, liều lượng 2kg/100m3 nước ao. 45
  45. (+) Dùng lá xoan bón vào ao nuôi cá bị bệnh với lươngkj 0,4 – 0,5 kg/m3 nước có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea (+) Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 – 20 ppm, tắm từ 30 – 60 phút. (+) Dựa vào đặc tính chọn lọc ký chủ của Lernaea ta thay đổi đối tượng nuôi 2.4.2 Bệnh rận cá – Argulosis a) Tác nhân gây bệnh: có giống Argulus, thường gặp một số loài sau + Loài A.japonicus ký sinh trên da, mang cá nước ngọt: trắm cỏ, chép, mè, trôi, diếc có đặc điểm sau: cơ thể trong suốt màu xám nhạt + Loài A. Chinnsis ký sinh trên da cá quả, lóc bông, bống tượng có đặc điểm: cơ thể màu trong, sắc tố phân bố đều trên giáp lưng. b) Triệu chứng, chẩn đoán và tác hại + Quan sát bằng mắt thường để xác định trùng Argulus + Argulus thường ký sinh trên da, mang cá nước ngọt, lợ, mặn, khi ký sinh dùng miệng, các gai ở mặt bụng cào rach da, làm da cá bị viêm nhiễm tạo điêu kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập gây bệnh cho ký chủ. + Bệnh thường lưu hành với bệnh đốm trắng, đốm đỏ, lở loét, vì vậy làm cá chết hàng loạt + Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng mạnh nhất vào vụ xuân, đầu hè. c) Biện pháp phòng trị bệnh + Phòng bệnh: trùng rất nhạy cảm với ánh sáng, độ khô và pH của môi trường để diệt trừng và ấu trùng cần tiến hành. + Tát cạn ao, dọn sạch đáy, dùng vôi tẩy trùng và phơi đáy ao. + Cá nuôi lồng thường xuyên treo túi vôi, 2 – 4 kg/10m3 lồng. + Trị bệnh: Dùng thuốc tím tắm với nồng độ 10 – 20 ppm trong 30 phút. 46