Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt (Phần 2)

pdf 49 trang Gia Huy 20/05/2022 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_ca_va_dac_san_nuoc_ngot_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt (Phần 2)

  1. BÀI 5: NUÔI ĐẶC SẢN NƯỚC NGỌT Mã bài: MĐ17 - 05 Giới thiệu: Nuôi đặc sản nước ngọt giới thiệu đến người học đặc điểm sinh học các đối tượng đặc sản nước ngọt phổ biến hiện nay, hình nuôi đặc sản đang được áp dụng phổ biến trong thực tiễn. Bài học có thời gian 12 giờ trong đó lý thuyết 5 giờ, thực hành 7 giờ. Bài học này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các câu hỏi, bài tập tình huống để sinh viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Mục tiêu: - Hiểu được đặc điểm sinh học của một số đối tượng đặc sản; - Nêu được yêu cầu kỹ thuật về điều kiện nơi nuôi, chất lượng giống; kỹ thuật thả giống và chăm sóc, quản lý một số đối tượng đặc sản; - Nhận biết được một số đối tượng đặc sản, chuẩn bị được nơi nuôi; chọn, thả giống và thu hoạch được các đối tượng nuôi. Nội dung chính 1. Sản xuất giống và nuôi ba ba thương phẩm 1.1. Đặc điểm sinh học 1.1.1. Phân loại ba ba. - Ba ba là một loài động vật dưỡng mô thuộc có hệ thống phân loại như sau: Lớp bò sát Reptilia Bộ rùa Testudiata Họ ba ba Trionychidae Loài Trionyx sinensis (ba ba hoa) Trionyx steinachderi (ba ba gai) Trionyx catilagineus (cu đinh, phân bố ở miền Nam) - Ba ba hoa (ba ba trơn): phân bố tự nhiên trong các thủy vực nước ngọt ở đồng bằng sông Hồng. Đặc điểm nhận biết: ba ba trơn lúc nhỏ da bụng có màu đỏ, khi lớn lên màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2kg chuyển sang màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn, khi đạt tới cỡ 2kg phải quan sát kỹ mới nhận thấy. Trên mai trơn nhẵn và có các đốm xen kẽ như hoa gấm. - Ba ba gai: phân bố tự nhiên trong các sông suối ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng da bụng có mà xám trắng, trên điểm nhiều chấm đen nhỏ, lúc nhỏ da bụng có màu xám đen, khi lớn chuyển sang màu xám trắng. Trên mai ba ba có các nốt sần như gai và đường gân nổi nên rất rõ ở chính giữa. - Ba ba miền nam: da bụng màu trắng không có chấm đen. 1.1.2. Phân bố 57
  2. - Trên thế giới ba ba phân bố tương đối rộng, từ Trung Quốc cho tới Xiberi, từ Triều Tiên cho tới Nhật Bản - Ở Việt Nam ba ba phân bố chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, chỉ có một giống phân bố ở miền Nam. 1.1.3. Hình thái cấu tạo - Ba ba có dạng hình ovan, mặt bụng phẳng, lưng hình vòng cung, trên lưng có mai. Trên mai có những đường vân tạo bởi gai. Mắt nhỏ ở trên đầu, mõm nhọn, đầu nhỏ có khả năng cơ động tốt phù hợp với việc bắt mồi. Hàm trên và dưới không có răng nhưng có những phiến sừng dùng để nghiền thức ăn. Chân có móng nhọn bằng sừng, giữa các móng chân có màng giúp cho việc bơi lội của ba ba. - Ba ba sống dưới nước nhưng thở bằng phổi, có hai lá phổi xốp nằm dọc hai bên cơ thể. 1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng - Ba ba là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của ba ba, chính vì đặc điểm này mà có thể thấy ba ba hầu như không tăng trọng vào mùa đông, ngược lại vào mùa hè tăng trọng rất nhanh (có thể tới 28 g/tháng) - Tốc độ tăng trưởng của ba ba phụ thuộc rất lớn vào cỡ vào giai đoạn phát triển, ba ba càng nhỏ tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Tốc độ tăng trưởng còn phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, mật độ càng dày tốc độ tăng trưởng càng chậm và ngược lại. 1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng - Ba ba ăn động vật là chủ yếu, tuy nhiên cũng có thể sử dụng thực vật làm thức ăn. Trong tự nhiên ba ba ăn ốc, hến, trai, tôm con , trong ao nuôi ba ba có ăn hầu hết các loại thức ăn do con người cung cấp. - Ba ba là loài sống cả trên cạn và dưới nước, nhưng chỉ bắt mồi trong nước, không kiếm mồi trên bờ. - Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ tiêu hoá thức ăn của ba ba (thấp dưới 12oC và trên 35oC ba ba bỏ ăn). Nhiệt độ thích hợp nhất cho ba ba bắt mồi 25 -30oC. - Khẩu phần ăn: vào những ngày nhiệt độ tăng cao thích hợp cho sự phát triển ba ba ăn nhiều 8 - 10%, những ngày trời rét lượng thức ăn chỉ 3 - 5% trọng lượng thân. - Thức ăn nuôi ba ba: Thức ăn ưa thích nhất của ba ba là cá mè trộn với các thành phần khác như ốc, giun băm nhỏ trộn đều. Ngoài ra cũng có thể sử dụng hỗn hợp thức ăn: bột cá 30%, bột ngũ cốc 70% 1.1.6. Đặc điểm sinh sản - Ba ba là loài động vật phân tính đực, cái rõ rệt, thụ tinh trong, làm ổ và đẻ trứng trên cạn nhưng không ấp trứng, quá trình phát triển của ba ba con hoàn toàn dựa vào tự nhiên. - Ba ba cái có trọng lượng > 100 g đã bắt đầu xuất hiện trứng trong buồng trứng. 58
  3. - Phân biệt đực cái, có thể tiến hành phân loại ngay trong quá trình nuôi dựa vào: + Con đực thường có đuôi dài vượt thân. + Thân con cái thường không có hình ovan như con đực. + Mùa sinh sản ba ba cái có bề dày thân tăng so với ngoài mùa sinh sản. + Khoảng cách giữa hai chân sau ba ba cái rộng hơn ba ba đực. + Trong tự nhiên khi thành thục, kích thước ba ba đực bao giờ cũng lớn hơn ba ba cái. - Mùa sinh sản: kéo dài từ giữa tháng 3 tới đầu tháng 10 dương lịch. + Trong mùa sinh sản, khi nhiệt độ nước trên 200C ba ba đã thành thục sinh dục có biểu hiện tìm kiếm nhau, dượt đuổi và giao phối. + Hoạt động giao phối thường diễn ra vào ban đêm, có thể đúng vào thời gian đẻ trứng hoặc trước khi đẻ trứng. - Ba ba là động vật dưỡng mô thụ tinh trong, đặc biệt có khả năng lưu giữ tinh trùng tới sáu tháng. Khi trứng chín tự di chuyển ra khỏi buồng trứng và đi vào phần ống dẫn trứng, tại đây nếu gặp tinh trùng thì trứng sẽ thụ tinh. - Số lần tham gia sinh sản phụ thuộc vào trọng lượng con cái, chế độ và điều kiện dinh dưỡng. Điều này cần phải chú ý khi lựachọn ba ba bố mẹ. 1.2. Sản xuất ba ba giống Đối tượng và phạm vi áp dụng: - Qui trình này qui định nội dung và những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu để sản xuất ba ba giống đối với loài ba ba hoa (Trionyx sinensi). - Áp dụng cho các cơ sở nuôi ba ba có qui mô diện tích ao nuôi từ 50 - 300m2. - Có thể vận dụng qui trình này cho loài ba ba gai (T. steinachderi) 1.2.1. Mùa vụ sản xuất - Các tỉnh phía Nam (Đà Nẵng trở vào): có thể sản xuất giống quanh năm. - Các tỉnh phía Bắc (Thừa Thiên Huế trở ra): sản xuất giống từ tháng 3 đến tháng 11. 1.2.2. Nuôi vỗ ba ba bố mẹ * Điều kiện ao nuôi: - Vị trí, địa điểm: cần chọn nơi yên tĩnh, dễ bảo vệ, không bị cớm rợp và úng ngập, có điều kiện cấp, tiêu nước thuận lợi, không gây nhiễm bẩn và lây lan bệnh cho môi trường xung quanh. - Hình dạng ao: hình dạng ao tuỳ thuộc vào địa hình nơi xây dựng, nhưng tốt nhất nên có hình chữ nhật, để thuận tiện cho việc quản lí và thu hoạch. - Diện tích ao: diện tích ao nuôi phù hợp nhất 100- 200m2. Diện tích ao nuôi lớn nhất không nên quá 300 m2. Nếu là bể xây, diện tích từ 20- 50 m2. Một cơ sở nuôi với qui mô bình thường có 1- 3 ao, hoặc bể xây. Cơ sở nuôi với qui mô lớn, có số lượng ao, bể khoảng 3- 5. 59
  4. - Độ sâu ao: ao hoặc bể nuôi thường có độ sâu 1,5- 2,0 m để đảm bảo giữ được mức nước thường xuyên 1,0- 1,5 m. Nơi đất trũng khó tiêu nước, đáy ao nên có độ sâu vừa phải để có thể tháo cạn được khi cần cải tạo, hoặc thu hoạch. - Chất đất và nền đáy ao: + Ao được xây dựng trên nền đất thịt, hoặc thịt pha cát, hoặc thịt pha sét để đảm bảo có khả năng giữ được nước, đất không bị chua. + Nền đáy ao phải có độ nghiêng về phía cống tiêu để có thể tháo cạn được nước dễ dàng. + Ao nuôi tốt nhất là đảm bảo khoảng 20- 30% diện tích đáy được phủ một lớp bùn pha cát, hoặc cát mịn sạch dày 0,15- 0,20 m để tạo chỗ cho ba ba trú ẩn, nghỉ ngơi. - Nguồn nước: + Nguồn nước để nuôi vỗ ba ba bố mẹ là nguồn nước ngọt như: nước sông, suối, hồ, kênh mương, giếng khoan, giếng đào Vùng gần biển, độ mặn của nguồn nước để nuôi không được quá 8‰. - Môi trường nước phải đảm bảo thường xuyên sạch sẽ (có thể dùng cho sinh hoạt bình thường được). Độ pH khoảng 7- 8. - Bờ ao: Bờ ao cần được xây gạch đảm bảo chắc chắn, không bị lún, hoặc nứt vỡ để bảo vệ được ba ba trong ao. Nếu không có điều kiện xây, có thể đắp bờ đất, nhưng phải chắc chắn, không bị hang hốc và rò rỉ, cỏ mọc rậm rạp. Bờ ao xây, hoặc đắp đất phải cao hơn mặt nước 0,4- 0,5 m. Trên đỉnh bờ, cần xây gờ rộng 5- 10 cm nghiêng về phía lòng ao để ngăn không cho ba ba leo. Bờ ao phải có nền đất lưu không, được trồng cỏ hoặc rải sỏi để ba ba không đào được ổ đẻ. - Tạo chỗ cho ba ba nghỉ ngơi và phơi nắng: + Chọn phía ao yên tĩnh, làm một trong các công trình phụ sau đây để tạo lối cho ba ba hoạt động lên xuống thuận lợi. + Xây từ 1 đến 2 bậc thềm ở rìa ao. + Đắp đáy ao cao, không để ngập nước, hoặc đắp ụ nổi trong ao. + Thả bè tre, bè gỗ hoặc phên tre, phên nhựa trong ao. + Thả bèo tây trong khung cố định ở một góc ao để ba ba có thể leo lên được - Bè nuôi ba ba con: + Chọn một góc ao sạch, gần cống tiêu nước, đáy được lát nhẵn, hoặc đổ cát sạch làm chỗ cố định cho ba ba ăn. Ao nhỏ, có thể cho ba ba ăn tại một vị trí cố định. Ao lớn có thể cho ăn tại 2 -3 vị trí cố định. + Những nơi có điều kiện, nên xây máng ăn cho ba ba. Máng ăn cần để ngập dưới nước khoảng 60 cm. + Đặt phên ở rìa mép nước để ba ba leo lên ăn (chỉ áp dụng đối với ba ba đã được luyện thuần). - Cống và các công trình bảo vệ: 60
  5. Mỗi ao tốt nhất cần có 2 cống cấp và tiêu nước riêng. Cống tiêu nước nên đặt ở vị trí thấp nhất của đáy ao để dễ tháo cạn khi thay nước và thu hoạch. - Cửa cống cấp và tiêu nước thường xuyên phải chắn lưới sắt để giữ ba ba trong ao. Nếu có điều kiện, nên xây tường hoặc làm hàng rào bao quanh khu vực nuôi, có chòi canh và chòi bảo vệ. Không dùng cây có gai, cây có chất độc làm rào dấp bảo vệ ao. - Tạo chỗ cố định cho ba ba đẻ trứng: + Làm nhà đẻ, và bãi đẻ cho ba ba. Diện tích chỗ đẻ của ba ba khoảng 1 -6 m2 (tuỳ thuộc vào số lượng ba ba mẹ nhiều hay ít). Cứ 1 m2, có thể trồng cây để có bóng mát trong những ngày nắng nóng. + Đổ cát mịn và sạch dày khoảng 0,2 -0,3 m trên nền bãi đẻ. Mặt lớp cát cao hơn mặt nước ao khoảng 0,4 - 0,5 m, đảm bảo trứng không bị ngập nước khi có mưa to đột xuất. * Kỹ thuật nuôi vỗ: - Thời gian nuôi vỗ: + Nuôi cho đẻ lần đầu, có thể nuôi vỗ ba ba bố mẹ từ tháng 9 năm trước đến tháng 3, tháng 4 năm sau. + Nuôi cho đẻ từ lần thứ 2 trở đi, có thể nuôi vỗ ba ba bố mẹ quanh năm. - Tiêu chuẩn để chọn ba ba bố mẹ để nuôi vỗ: + Khối lượng cá thể 0,8 - 1,5 kg (con lớn nhất không nên quá 3,0 kg). + Tuổi cá thể từ 18 tháng đến 5 năm. + Ba ba phải khoẻ mạnh, không có thương tật hoặc dị hình, không bị bệnh. - Tỷ lệ đực: cái nuôi vỗ và cho đẻ từ 1/2 đến 1/ 4 (1 con đực nuôi ghép với 2 - 4 con cái), nhưng thường là 1/3. - Mật độ nuôi vỗ: 0,5 - 1,0 con/ m2 hoặc 0,5 - 1,0 kg/ m2 (cao nhất không được quá 2,0kg/m2). Cần chú ý trong một ao, chỉ nên nuôi ba ba cùng một cỡ để tránh tình trạng con lớn cắn con bé. - Chuẩn bị ao: Trước khi nuôi vỗ ba ba bố mẹ, ao phải được tháo cạn nước, tẩy dọn đáy sạch sẽ. Ao có nhiều bùn bẩn, phải được dọn sạch rồi dùng vôi bột để diệt hết mầm bệnh. sau đó, lấy nước sạch vào ao tới độ sâu 1,0 - 1,5 m. - Cho ăn: + Loại thức ăn: Tốt nhất là sử dụng loại thức ăn gồm: cá, tôm, giun đất, nhộng tằm, thịt hến, ốc đồng, ốc sên, ếch, nhái và thịt các động vật rẻ tiền khác. Thức ăn khô nhạt chỉ sử dụng khi thiếu thức ăn tươi, thường là cá, tép khô Nơi có điều kiện, có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp có hàm lượng protein 45% (hệ số thức ăn hỗn hợp từ 1,4 - 1,8). Loại thức ăn này thường chỉ được sử dụng để nuôi theo phương thức công nghiệp. 61
  6. + Lượng cho ăn và cách cho ăn: Lượng thức ăn tươi cho ăn hàng ngày bằng 3 - 8% khối lượng ba ba nuôi trong ao. Thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, không bị ươn thối. Cho ăn mỗi ngày 2 lần. Nếu sử dụng thức ăn khô nhạt, lượng thức ăn mỗi ngày bằng 1,5 - 2,0% khối lượng ba ba nuôi trong ao. Không được sử dụng thức ăn khô mặn cho ba ba ăn. Ba ba ăn khoẻ ở nhiệt độ 25 - 300C. ở nhiệt độ dưới 20oC và trên 32oC, ba ba thường kém ăn. Ba ba ngừng ăn ở nhiệt độ dưới 18oC và trên 34oC. Do đó trong quá trình nuôi phải chú ý theo dõi nhiệt độ, nhất là vào những tháng mùa hè và mùa đông. - Chăm sóc và quản lý: + Kiểm tra ao: Hàng ngày phải kiểm tra theo dõi để phát hiện kịp thời các nơi bờ ao rò rỉ, ở cửa cống và các nơi ba ba có thể bò đi khỏi ao, các dấu vết khả nghi bị mất trộm ba ba. Theo dõi và xử lý kịp thời các động vật vào khu vực nuôi gây hại cho ba ba như: chó, mèo, chuột, rắn, rái cá + Thay nước cho ao: Thay nước để giữ môi trường ao luôn sạch sẽ. Về mùa hè đối với những bể hoặc ao nuôi diện tích nhỏ, mật độ nuôi dày, mỗi ngày phải thay 20 - 50% lượng nước trong ao. Khoảng 15 ngày, thay toàn bộ nước trong ao một lần và làm vệ sinh đáy ao. Khi cấp, phải cho nước chảy nhẹ nhàng để ba ba không sợ hãi mà bỏ đi, ao rộng, nước sâu, nuôi với mật độ thưa thì không cần phải thay nước thường xuyên cho ao nuôi. Mùa đông (khu vực phía Bắc), mỗi tháng chỉ cần thay nước 1 lần. Vào những ngày rét đậm nếu có điều kiện nên tháo bớt nước lạnh, bổ sung nước ấm vào ao, hoặc bể nuôi. + Vệ sinh ao: Hàng ngày phải vớt bỏ thức ăn thừa trong ao đảm bảo cho môi trường luôn thường xuyên sạch, không gây ra dịch bệnh cho ba ba. Đầu mùa đông (khu vực phía Bắc), nếu ao nuôi với mật độ dày, phải tháo cạn toàn bộ nước và làm vệ sinh lớp bùn cát ở đáy ao. Sau đó, dùng vôi bột để khử trùng đáy ao. Nếu lớp bùn cát ở đáy ao bị nhiễm bẩn nhiều thì phải thay toàn bộ. + Chống nóng và chống rét cho ba ba: Chống nóng: Khi nhiệt độ nước ao lên tới trên 300C, cần có biện pháp chống nóng cho ba ba bằng cách làm giàn che, trồng cây tạo bóng mát, thả nhiều bèo trên mặt nước, tăng cường thay nước mới, giữ mức nước sâu cho ao. Chống rét (khu vực phía Bắc): mùa đông, cần phải che chắn cho ao, hoặc bể nuôi để tránh được gió mùa đông bắc. + Phát hiện bệnh: Thường xuyên theo dõi để nắm chắc hiện trạng ba ba nuôi trong ao, hoặc trong bể. Khi phát hiện có ba ba bị bệnh, phải bắt nuôi riêng những cá thể để xác định rõ căn 62
  7. bệnh, có biện pháp chữa trị kịp thời và xử lý phòng bệnh cho tất cả số ba ba còn lại trong ao. * Phòng trị bệnh cho ba ba: Ba ba giống mua về phải có chất lượng tốt; khi đánh bắt, vận chuyển ba ba không để ba ba bị tổn thương, xây xát; tắm cho ba ba giống trước khi thả vào ao, bể nuôi bằng dung dịch thuốc tím nồng độ 3 - 5 ppm trong thời gian từ 20- 30 phút. 1) Bệnh đỏ cổ: Là một trong những bệnh thường gặp nhất trong nuôi ba ba. Triệu chứng: Hoạt động chậm chạp, thỉnh thoảng nổi lên mặt nước, thường bò lên bờ bờ cỏ, đất bùn, không muốn ăn, cổ bị xung huyết sưng lên có màu đỏ, bụng cũng xung huyết có màu đỏ và có những khoảng loét đỏ Gan, tỳ phù thũng, mồm mũi chảy máu, 2 mắt mờ nhìn không rõ. Bệnh này rất nguy hiểm, truyền nhiễm rất nhanh, nguyên nhân do vi rút và nấm. Trị bệnh: dùng Oxytetracylin, trộn vào thức ăn, mỗi kg trộn 0,1-0,2 mg thuốc, cho ăn liên tục 10 ngày; dùng thuốc (dạng tiêm) tiêm vào bụng, mỗi kg ba ba tiêm trên 10 vạn đơn vị. Khi phát hiện có bệnh, không nên lấy nước có mùi amôniắc (NH3) cho vào ao nuôi, để phòng bệnh càng nặng hơn. Cách ly ba ba bệnh. Dùng vôi tẩy ao, thay nước mới sạch (trước khi thực hiện, bắt hết ba ba ra khỏi ao. Lấy gan, từ ba ba bị bệnh điều chế vắc xin tiêm cho ba ba lành để phòng bệnh. 2) Đối với bệnh nấm thuỷ mi, bệnh kí sinh đơn bào: bắt ba ba thả vào chậu, tắm bằng Xanh malachite với liều lượng 2 - 4 ppm trong 1 - 2 giờ (lượng thuốc tắm trong chậu chỉ ngập lưng để ba ba thở hít không khí bình thường, tránh để thuốc ngấm vào đường tiêu hoá sẽ gây nhiễm độc cho ba ba) hoặc rắc trực tiếp xuống ao nuôi với liều lượng 0,05 - 0,1 ppm. 2) Bệnh viêm loét do vi khuẩn: - Tắm cho ba ba bị nhiễm bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh như: Chloramphenicol, Tetracyline, Furazolidone với liều 20- 50 ppm, trong thời gian 6- 12 giờ một ngày. Tiến hành tắm cho ba ba trong 3- 5 ngày. - Trong trường hợp vết loét nặng, có kén, phải cậy vẩy và lấy hết kén. Sau đó lau sạch miệng vết thương, rắc thuốc kháng sinh và bôi thuốc mỡ bên ngoài. - Phải nhốt ba ba trên cạn càng lâu càng tốt (có thể tới 2- 3 ngày liên tục, tuỳ theo sức khoẻ của ba ba) nhưng cần luôn giữ độ ẩm và yên tĩnh cho ba ba. + Kiểm tra sinh trưởng: Hàng năm vào đầu mùa đông và đầu vụ sinh sản, cần tiến hành kiểm tra ba ba trong ao để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát dục của ba ba để có biện pháp xử lý kịp thời (nếu nuôi vỗ với mật độ thưa, hàng ngày đã theo dõi nắm chắc tình hình ba ba nuôi trong ao, thì có thể không cần đánh bắt kiểm tra). + Theo dõi ba ba đẻ: Đến mùa ba ba sinh sản, phải đảm bảo giữ yên tĩnh cho khu vực ba ba đẻ và ngăn không cho ba ba đi đẻ ở nơi khác. Nếu nuôi vỗ tốt, đúng kỹ thuật thì ba ba bố mẹ sẽ béo khoẻ, đẻ trứng sớm, đạt tỷ lệ đẻ trứng cao, trứng to và đều. Mỗi con mẹ có thể đẻ 3 -5 lứa mỗi vụ. Mỗi lứa có 63
  8. thể thu được 12 -14 trứng/ 1kg ba ba cái. Tỷ lệ trứng thụ tinh có thể đạt 80% vào đầu vụ và trên 90% vào chính vụ. * Vận chuyển ba ba bố mẹ: - Phương thức vận chuyển: ba ba giống, ba ba thịt hoặc ba ba bố mẹ, chỉ được phép vận chuyển khô (không vận chuyển ba ba trong nước như đối với cá hoặc tôm ). - Dụng cụ vận chuyển: Dụng cụ vận chuyển khô ba ba gồm có xô, chậu, sọt tre, khay nhựa, hộp xốp, thùng kim loại Không nên sử dụng các loại bao để vận chuyển ba ba, nhất là khi vận chuyển với cự ly xa. - Các yêu cầu kỹ thuật khi vận chuyển: + Khi vận chuyển với cự ly xa không được cho ba ba ăn trước đó nửa ngày. + Trên đường vận chuyển, phải luôn luôn giữ cho ba ba không bị khô bằng cách lót rong cỏ tươi, bèo tươi (hoặc rễ bèo tươi) hoặc rơm ẩm để giữ độ ẩm thích hợp. Có thể vận chuyển ba ba ở trong cát ẩm. + Thùng vận chuyển ba ba có kích thước 18 x 60 x 20cm, có thể chứa khoảng 10- 12 kg ba ba cỡ lớn hoặc 80- 100 con ba ba giống cỡ 100- 150 g/ con. + Chỉ xếp không quá 2 lớp ba ba cỡ lớn, tốt nhất cho mỗi con vào túi vải mềm, có lỗ thông hơi để cho ba ba thở và hạn chế được ba ba cắn nhau trên đường vận chuyển. + Trên đường vận chuyển, phải thường xuyên duy trì nhiệt độ phù hợp cho ba ba (về mùa hè, không để nhiệt độ vượt quá 320C ). Vận chuyển ba ba trong điều kiện nhiệt độ quá cao, ba ba dễ bị yếu, tỷ lệ sống đạt thấp. + Trong những ngày nắng nóng, nếu vận chuyển bằng đường bộ phải bắt đầu vào sáng sớm hoặc nửa đêm. Nếu vận chuyển bằng máy bay, thì cần có hợp đồng gửi và nhận hàng nhanh chóng, không kéo dài thời gian chờ ở sân bay. + Thời gian vận chuyển ba ba càng ngắn càng tốt. Mùa hè, thời gian vận chuyển ba ba giống không được quá 2 ngày, với ba ba thương phẩm không được quá 3 ngày. Mùa đông (khu vực phía Bắc), đối với ba ba lớn có thể cho phép thời gian vận chuyển kéo dài tới 5 -6 ngày. Nếu đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật trên, tỷ lệ sống của ba ba sau khi vận chuyển có thể đạt 95 -100%. 1.2.3. Thu trứng và ấp trứng ba ba: * Cách thu và lựa chọn trứng ấp: + Thu trứng: Trong mùa ba ba sinh sản, hàng ngày cần kiểm tra khu vực ba ba đẻ, tìm dấu vết ổ đẻ để thu trứng. Ba ba thường đẻ vào ban đêm, việc thu trứng tiến hành vào buổi sáng hôm sau. Khi bới ổ thu trứng, cần phải nhẹ nhàng tránh làm dập vỡ trứng. Nhặt từng quả, xếp trứng vào chậu rồi chuyển vào nơi ấp. + Chọn trứng đã thụ tinh và trứng tốt để ấp: 64
  9. Trứng đã thụ tinh có màu sáng và có vòng trắng (túi hơi) ở trên, màu phớt hồng ở dưới. Trứng không thụ tinh, vòng trắng không rõ, vỏ trứng màu không bình thường. Trứng tốt là loại trứng to. Trứng của ba ba mẹ cỡ 1,0- 1,5 kg/ con, thường có đường kính 21- 23 mm, khối lượng 5- 7 g. Trứng xấu thường nhỏ, không tròn. Trứng của ba ba mẹ cỡ 0,5- 0,7 kg/ con, thường có đường kính 17- 19mm, khối lượng 3- 4g. Nếu đem ấp, tỷ lệ nở thường thấp, ba ba con nở ra bé và nuôi chậm lớn. * Phương pháp ấp trứng ba ba: + Dụng cụ ấp: Ấp bằng khay nhôm, hoặc khay nhựa: kích thước khay lớn hay nhỏ tuỳ thuộc lượng trứng cho ấp nhiều hay ít. Số lượng trứng ấp một khay từ vài chục đến khoảng 200 trứng. Ấp bằng chậu nhôm: thường dùng 2 loại là chậu lớn có đường kính 70 - 80cm, chậu nhỏ đường kính 30 - 40cm. Đáy chậu đục nhiều lỗ thủng để có thể róc nước được. Một chậu nhôm lớn có thể ấp từ 250 - 300 trứng ba ba. Ấp bằng bể: diện tích - 1,0m2, cao 15 - 20cm, trong bể chứa lớp cát ẩm dày 10- 15cm để vùi trứng ấp. Đáy bể có lỗ thoát nước để tránh đọng nước trong bể ấp. Mỗi bể có thể ấp được hàng nghìn trứng ba ba. + Phương pháp tiến hành: Dùng cát để ấp trứng ba ba là phổ biến nhất. Khi ấp, đổ lớp cát mịn, ẩm và tơi xốp dày khoảng 10- 15cm vào dụng cụ ấp. Xếp trứng vào mặt phẳng lớp cát, mỗi quả cách nhau 2cm. Cứ mỗi lớp trứng, phủ một lớp cát dày 3- 5cm. Chú ý: Khi xếp trứng phải xếp đầu có túi hơi hướng lên trên. Không được lắc hoặc đảo trứng trong quá trình ấp. Trứng đẻ cùng ngày hoặc cách nhau vài ngày, có thể ấp cùng một lần, trong cùng một dụng cụ ấp. Khay, chậu, bể ấp trứng phải có mái che. Nhiệt độ và độ ẩm trong thời gian ấp trứng phải ổn định. Trong thời gian ấp trứng, nếu thấy cát khô phải phun nước để giữ độ ẩm. Trứng ấp ở nhiệt độ 30- 32oC sau 40- 45 ngày sẽ nở. Nếu nhiệt độ ấp 24- 34oC thì sau 55- 60 ngày trứng mới nở. Không được để nhiệt độ xuống dưới 20oC hoặc cao trên 30oC trong thời gian ấp trứng. Theo dõi nếu thấy trứng sắp nở, phải để một khay với một lớp nước mỏng vào giữa dụng cụ ấp để ba ba con mới nở có thể tự bò vào. Có thể nhặt trứng vào khay hoặc chậu nước, sau đó cho nước chảy từ từ để kích thích ba ba nở nhanh và đồng loạt. Nếu trứng tốt cho ấp đúng kỹ thuật, tỷ lệ trứng nở có thể đạt 90 -100%. Trong quá trình ấp, phải có biện pháp ngăn chặn một số động vật địch hại như: rắn, chuột, kiến có thể ăn trứng và ba ba con. - Vận chuyển trứng ba ba: 65
  10. Áp dụng biện pháp vận chuyển trứng ba ba mới đẻ hoặc trứng ba ba đang ấp dở về ấp ở cơ sở nuôi ba ba thịt, sẽ giảm được chi phí về con giống, kỹ thuật vận chuyển trứng lại đơn giản hơn vận chuyển ba ba giống. Tỷ lệ của trứng sau khi vận chuyển có thể đạt 90 -100%. Cách xếp trứng để vận chuyển, giống như cách xếp trứng khi ấp trứng qui định ở trên. 1.2.4. Ương nuôi ba ba giống * Ương ba ba giai đoạn 15 ngày tuổi: - Có thể tiến hành ương ba ba trong bể nhỏ hoặc trong chậu với diện tích 1- 4m2, mực nước trong thiết bị ương 20 - 25cm. Nước ương yêu cầu trong sạch, thả bèo vào 1 góc của thiết bị ương (trong quá trình sinh trưởng ba ba con ưu sống bám trên các thân bèo). - Thiết bị ương được đặt ở nơi thoáng mát không có ánh sáng chiếu trực tiếp, mỗi ngày thay nước cho ba ba 2 lần. - Mật độ thả 30 - 60con/m2 - Cho ăn: mỗi ngày cho ba ba con ăn 3 lần (sáng, trưa, chiều), thức ăn là lòng đỏ trứng gà hòa nước té, các loại động vật phù du, giun đỏ, artemia, cá bột hoặc tôm tép xay nhuyễn. * Ương ba ba giai đoạn 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi: - Dụng cụ ương: trong ao hoặc trong bể có kích thước 10 - 100m2, mực nước 0,8 - 1m, đáy đổ cát dày 10 - 20cm, mặt ao thẻ bèo kín 1/3 diện tích. - Mật độ thả: 20 - 30con/m2. - Cho ăn: giun, giòi, nhộng tằm, cá, thịt động vật băm nhỏ. Thức ăn được cho cố định vào giàn cho ăn đặt cách mặt nước 10 - 20cm (tập tính sống của ba ba trong giai đoạn này là sống nổi ưu bám bèo). Thời gian cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. - Thay nước: 2 lần/tuần, luôn giữ nước sạch cho ao ương ba ba. - Kết quả ương: sau 6 tháng nuôi ba ba có thể đạt kích cỡ 30- 60g/ con * Ương ba ba giống cỡ 100g: - Chọn ao nuôi có diện tích rộng, mực nước sâu 1 - 1,2m. - Mật độ thả 10 - 15con/m2, cách thức cho ăn và chăm sóc như ở giai đoạn đầu, thức ăn được thả vào giàn cho ăn ở sát đáy ao, cũng có thể tập cho ba ba ăn ở trên bờ. Thức ăn ở gian đoạn này là các loại tôm cá tạp xay, ốc, hến băm nhỏ Bảng 17.05.01: Các giai đoạn ương nuôi ba ba giống Yếu tố kỹ thuật Mức và yêu cầu đạt được Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III 1. Cỡ giống ương (g/con) Cỡ 4 -7 khi mới nở Cỡ 15 -25 ương Cỡ 50 -80 ương thành ương thành cỡ 15 -25 thành cỡ 50 -80 cỡ 100 -150 2. Thời gian ương (ngày) 25 -30 50 -60 60 -90 3. Diện tích (m2) 66
  11. -Bể ương 1 -10 10 -30 30 - 50 -Ao ương 60 -100 4.Độ sâu ao, bể (m) 0,2 -0,4 0,4 -0,8 0,8 -1,2 5. Tạo chỗ nghỉ cho ba Thả bèo phủ 2/3 diện Rải lớp cát mịn dày Rải lớp cát mịn dày 8 - ba tích mặt nước 5 -7 cm ở đáy bể 10 cm ở đáy bể 6. Mật độ ương (con/m2) - Trung bình 30 -40 15 - 20 7 - 10 - Cao nhất 50 -60 25 -30 10 - 15 7. Thức ăn -Thức ăn tươi - Trùng chỉ, giun quế, - Giun, nhộng, cá, - TA như giai đoạn II; thịt cá nạc tép băm nhỏ cỡ TA lớn hơn. -Thức ăn công nghiệp -Chưa dùng - ít dùng - ít dùng 8. Số lần cho ăn 1 ngày 3 -5 2 -3 1 -2 9. Lượng thức ăn tươi (% 12 -15 8 -12 6 -8 TL thân/ ngày) 10. Tỷ lệ sống (%) 90 -100 90 -100 90 -100 * Thu hoạch ba ba giống: - Dùng rổ, vợt để vớt ba ba dưới 1 tháng tuổi. - Tháo cạn nước ao hoặc bể, dùng tay mò bắt từng con đối với ba ba từ 2 tháng tuổi trở lên. Khi bắt ba ba, cần phải thao tác nhẹ nhàng, tránh làm ba ba bị tổn thương. 1.3. Nuôi ba ba thương phẩm 1.3.1. Xây dựng và chuẩn bị ao nuôi: tương tự với nuôi ba ba bố mẹ 1.3.2. Chọn và thả ba ba giống * Chọn mua ba ba giống - Thời điểm mua: nên mua giống vào thời điểm cuối xuân, đầu hạ vì thời điểm này giá ba ba giống tương đối hạ. - Khi mua ba ba giống nên chú ý tới nguồn gốc con giống, nếu là giống thu gom từ tự nhiên không mua những con bị cắn câu, hoặc đánh bắt bằng điện (tỷ lệ hao hụt cao và chậm lớn). Nên mua ở những hộ gia đình chuyên sản xuất giống ba ba để ương nuôi (theo kinh nghiệm những người nuôi thì ba ba gai lớn nhanh hơn ba ba trơn; tránh mua nhầm phải nẹp suối vì nuôi không lớn). - Kích cỡ giống: 0,1 - 0,2kg/con, với cỡ giống này ba ba lớn nhanh và ít hao hụt. Trường hợp mua giống cỡ nhỏ (20 - 50g/con) nên thả nuôi tiếp thành cỡ ba ba 0,1kg rồi mới thả nuôi thịt. - Cách chọn ba ba giống: màu sắc đẹp, mình dầy, cỡ đồng đều không xây xát, không có dấu hiệu bệnh tật. Khi thả xuống ba ba bò nhanh, cổ rụt hết vào mai, khi bị lật ngửa sẽ tự lật sấp xuống và bò tìm chỗ trốn. Chỉ nên thả cùng một cỡ giống ba ba. - Vận chuyển giống: rải một lớp bèo tây xuống dưới thiết bị vận chuyển, sau đó xếp ba ba giống lên trên sau đó lại phủ một lớp bèo tây để giữ ẩm và tránh để ba ba cắn nhau * Mật độ nuôi 67
  12. - Điều kiện bình thường cỡ ba ba giống 0,1- 0,2kg/con, thả với mật độ 10- 15 con/m2 - Cỡ ba ba giống trên 0,2kg/con, thả với mật độ 5- 7 con/m2 - Với những hộ nuôi ít vốn hoặc chưa có điều kiện con giống có thể thả với mật độ 1- 2con/m2, sau đó trong quá trình nuôi tăng dần mật độ. 1.3.3. Chăm sóc, quản lý * Cho ăn: - Loại thức ăn: chủ yếu có nguồn gốc từ động vật như tôm, cá tạm, ốc, hến, cũng có thể nuôi giun làm thức ăn cho ba ba. Ngoài ra cũng có thể dùng các loại phế phẩm lò mổ, xác động vật chết làm thức ăn cho ba ba. - Thức ăn nhân công: có thể tập cho ba ba thói quen sử dụng thức ăn nhân công chế biến với các nguyên liệu như: tôm cá tạp, bột cá, phế phẩm từ các xưởng chế biến thủy sản, bột cám gạo, cám ngô, vitamin, khoáng cách thức chế biến thức ăn: dùng tôm cá tạp phối trộn với khoảng 10 - 15% bột cám ngô, gạo, ngoài ra bổ sung 1% vitamin và khoáng vào thức ăn. - Phương pháp cho ăn: ngày cho ăn 1- 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn 3- 6% trọng lượng thân. Chú ý theo dõi sức ăn của ba ba để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khi cho ăn, thức ăn được rải vào sàn cho ăn treo cách mặt nước khoảng 20- 25cm. Cũng có thể chọn một góc sạch rải cát làm chỗ cho ba ba ăn. Ngoài ra có thể tập cho ba ba thói quen sử dụng thức ăn trên cạn. Bảng 17.05.02: Lượng thức ăn phụ thuộc vào nhiệt độ nước Nhiệt độ (0C) Lượng thức ăn (% TL thân) 30 10 25 – 29 7 – 8 20 – 25 4 – 5 <20 Ba ba ăn rất ít <15 Ba ba ngừng ăn - Hệ số thức ăn: 16 - 18, tốc độ tăng trưởng của ba ba ở các tỉnh phía Bắc tập trung vào thời điểm từ tháng 4 - 11 dương lịch, vì vậy phải cung cấp đủ lượng thức ăn cho ba ba. - Tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi ba ba bằng cách thả nuôi ốc vặn trong ao nuôi ba ba. * Chăm sóc: - Quản lý không cho ba ba vượt thoát ra khỏi ao, nhất là vào mùa vụ sinh sản và những thời điểm yếu tố môi trường thay đổi - Chú ý trông coi ba ba tránh mất trộm trong quá trình nuôi - Thay nước cho ao nuôi định kì 5 ngày/lần, mỗi lần thay 25 - 30% lượng nước trong ao. Khi thay nước nhớ để dòng chảy nhẹ và ngập trong nước tránh làm ba ba sợ hãi bỏ ăn 68
  13. - Hạn chế đi lại làm việc trong khu vực nuôi ba ba * Phòng trị bệnh cho ba ba: tương tự trong nuôi ba ba bố mẹ 1.3.4. Thu hoạch và vận chuyển - Thời điểm thu hoạch: nên chú ý vào nhu cầu thực tế của thị trường, và tính toán lợi ích của người nuôi. - Trọng lượng ba ba thu hoạch: 0,6 - 1kg/con - Mùa vụ thu hoạch: tháng 11đến tháng 1 năm sau - Phương pháp thu hoạch: thường tiến hành thu bằng tay sau khi tháo cạn nước. Chú ý không nên thu tỉa quá nhiều lần trong chu kì nuôi để tránh ảnh hưởng đến những con ba ba khác còn lại trong ao. - Vận chuyển: Với quãng đường ngắn có thể cho ba ba vào bao tải thưa, chở bằng xe đạp, xé máy. Nếu vận chuyển quãng đường dài dùng sọt, thùng gỗ thoáng có lót bèo giữ ẩm để vận chuyển (thùng chia làm nhiều ô, mỗi ô chỉ chứa một con, tránh để ba ba cắn nhau trong quá trình vận chuyển) 2. Sản xuất giống và nuôi lươn thương phẩm 2.1. Đặc điểm sinh học 2.1.1. Phân bố Lươn là một loài cá hình rắn, sống trong nước ngọt, gặp ở Ấn Độ, quần đảo Mã Lai, Đông Dương, nam Trung Quốc và Nhật Bản miền Bắc Việt Nam có một loài lươn duy nhất là Fluta albus (Zview). (Nhân dân ta thường phân biệt 2 loài: lươn mận và lươn vàng. Lươn mận to con, mình có lấm chấm hoa, thường sống ở hồ, ao sâu. Lươn vàng nhỏ con, thân màu vàng sẫm, thường sống ở chỗ nông hơn lươn mận). Lươn có thân hình thon, dài hình ống, da trơn, xương sọ rắn nên dễ chui rúc trong bùn thậm chí ở cả những nơi nước bùn thối bẩn, hầu như thiếu ôxy, chúng vẫn sinh sống được. 2.1.2. Tập tính ăn Lươn nhỏ ăn phù du động vật trong nước. Mắt lươn bé, kém phát triển, ít có tác dụng. Thuỳ khứu giác phát triển mạnh, khiến lươn đánh hơi tìm mồi trong bùn, nước được dễ dàng. Lươn bắt mồi bằng hai cách: bắt mồi thụ động, lươn nhô đầu lên miệng hang, chờ mồi sa vào miệng rồi đớp lấy. Bắt mồi chủ động: lươn rúc vào bùn tìm bắt động vật nhỏ: giun nước, ấu trùng côn trùng, tôm, tép, cá con, ốc, hến, cua Lươn còn ăn các chất hữu cơ trong bùn, phân chuồng, các phế thải lò mổ, thức ăn thừa của người, xác các động vật chết: gà, lợn, chó, chuột, tôm, cá thối Ngoài ra, còn tìm thấy trong ruột của lươn có một số chất lạ như: mùn, đất sét, lá lúa, mảnh rạ Lươn là loài ăn tạp, thiên về động vật có chất tanh là chủ yếu, còn thực vật chúng ăn rất ít và không lựa chọn khắt khe như một số động vật khác. Cường độ bắt mồi của lươn mạnh nhất vào tháng 5 - 7, vào mùa sinh sản lươn gần như ngừng ăn hoàn toàn. Vào mùa sinh sản một số lươn chưa thành thục vẫn tiến hành bắt mồi 2.1.3. Tập tính sinh sống 69
  14. Lươn là loài động vật biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường xung quanh. Giới hạn nhiệt độ của lươn 15 – 30oC, thích hợp nhất 24 – 28oC. Dưới 10oC lươn chui rúi xuống đáy bùn sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng dự trữ, khi nhiệt độ trên 32oC lươn giảm ăn. Do đời sống chui rúc ở bùn, giúp cho lươn chống chịu với môi trường bất lợi. Dù khó khăn tới đâu, nếu đất còn giữ độ ẩm thì lươn vẫn sống (lươn thở nhờ khoang họng miệng và ruột). Ban ngày lươn ẩn nấp trong hang, thỉnh thoảng nhô đầu lên để thở, lươn hoạt động mạnh vào ban đêm. Tuỳ theo chất đất, hang lươn có thể sâu tới 1m. Nếu bùn nhão, thì lươn chui rúc tự do, không đào hang. Hang lươn có 3 ngách: - Một ngách phụ thường thẳng với góc bờ ruộng hoặc ao để không khí vào hang cho lươn thở. Ngách này thường có sẵn trong tự nhiên, thông qua các vết nứt của bờ. - Ngách thứ 2 nằm dưới bùn và thông lên ngách trên. Đây là ngách chính của tổ đẻ. - Ngách thứ 3 là ngách từ trên bờ vòng xuống tạo ra chữ U. Ngoài ra, tổ đẻ của lươn có thể có thêm một ngách phụ thông ra bờ ruộng. Nếu trong ao nuôi lươn có hang hốc, dòng chảy vào thì toàn bộ lươn sẽ bỏ đi, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây thất bại của nghề nuôi lươn. Vì vậy một trong những vấn đề quan trong khi nuôi lươn là đề phòng lươn bỏ đi. 2.1.4. Sinh trưởng Nhìn chung, từ khi nở đến khi lớn trong vòng một năm, lươn nặng 200g. Lươn ở miền Bắc lớn tối đa nặng khoảng 500g (loại này thường ở ao hồ sâu ít người đánh bắt). Lươn ở miền Nam có cỡ lớn hơn, trọng lượng tối đa đạt 1.050 g/con. Lươn béo nhất vào tháng 8 - 10. Tháng 2 - 4 mùa sinh sản, lươn ít ra khỏi hang nên gầy. Khi đủ thức ăn thì lươn béo múp, ngắn con. Thiếu thức ăn, môi trường sống không tốt, lươn chỉ dài ra mà không lớn. Trung bình chiều dài của lươn 1 tuổi cộng là 24,59 cm; 2 tuổi cộng là 38,95 cm và 3 tuổi cộng là 55,05 cm. Thời gian hình thành vòng tuổi của lươn vào sau mùa đẻ (cuối mùa xuân). Lươn lúc đầu, luôn luôn là lươn cái. Sau khi đẻ lươn cái biến dần thành lươn đực. Càng về sau đuôi lươn càng dài ra. Vì vậy, lươn đực đuôi dài hơn lươn cái. Qua giải phẫu, ta thấy năm đầu: tỷ lệ lươn cái là chủ yếu. Tới năm thứ hai lươn đực, cái xấp xỉ nhau. Tới năm thứ ba lươn đực chiếm đa số. Căn cứ vào số liệu thống kê: - Cỡ lươn có chiều dài 26cm, đều là lươn cái. - Cỡ lươn có chiều dài trên 26 cm đến 54 cm, có thể là cái, đực hoặc là lưỡng tính. - Cỡ lươn có chiều dài trên 54 cm đều là lươn đực. 2.1.5. Sinh sản Lươn thuộc loài có hiện tượng lưỡng tính. Sự chuyển đổi giới tính của từng cá thể (lươn cái sau khi đẻ, biến thành lươn đực) tới nay vẫn chưa có lời giải thích tin cậy. Theo Liêm (1963) qua nhiều thí nghiệm ông cho rằng: "Do ảnh hưởng của thời kỳ thiếu thức ăn của lươn sau mùa sinh sản. Khi xem xét số lươn có độ dài từ 36 -37cm ta thấy có một số lươn ở thời kỳ lưỡng tính: trong tuyến sinh dục của chúng có cả tuyến tinh sào (ở con đực) và trứng (ở con cái) xen lẫn nhau. Càng về sau, trứng càng tiêu 70
  15. giảm và tinh sào càng lớn hơn. Tới một giai đoạn nào đó, chúng biến hoàn toàn thành lươn đực. Mùa hoa gạo là mùa lươn ở phía Bắc đẻ (tháng 2 - 5 âm lịch). Ở phía Nam lươn đẻ muộn hơn (từ tháng 4 - 5). Tuy nhiên, đến tháng 8 - 9 và cả tháng 11 rải rác vẫn bắt gặp lươn cái mang trứng. Lươn đẻ 1 lần trong năm. Lươn 1 tuổi cộng (200 g/ con) có khoảng vài trăm trứng. Lươn 2 - 3 tuổi (400 - 500 g/con) số trứng nhiều hơn (khoảng 500 trứng). Trứng lươn tròn màu trắng hoặc vàng, to hơn trứng cá chép một chút và thuộc loại trứng rời. Lươn thường tìm những bờ ruộng, bờ ao, ven các mương, máng có đất sét pha thịt làm nơi đẻ. Đôi khi chúng chọn mô đất cao nhô lên giữa ruộng để sinh sản. Trước mùa đẻ, lươn đực có nhiệm vụ làm tổ. Nó dùng đuôi để khoét hang cao hơn mặt nước khoảng 5 - 10 cm, toàn bộ khu vực tổ thường có 3 ngăn, (như mô tả ở phần 1.4). Trước lúc lươn cái bắt đầu đẻ, lươn đực chui vào phun đầy bọt vào tổ đẻ. Sau đó, đến lượt lươn cái vào và đẻ trứng lên đám bọt đó. Lúc đầu đám bọt có màu trắng. Khi trứng sắp nở đám bọt đó ngả thành màu vàng. Người bắt lươn thường xem đám bọt trào ra ở các lỗ ven bờ là một biểu hiện của tổ lươn. Giống như nhiều loài động vật khác, vào mùa đẻ lươn rất dữ. Khi có vật lạ thò vào ổ đẻ, nó cắn ngay. Thậm chí mới đẻ mà nghe thấy tiếng động mạnh là nó nuốt cả trứng của nó vào ổ bụng. Lươn đẻ rộ vào lúc nhiệt độ 25 – 26oC, nhất là sau những trận mưa rào. Nó đẻ vào lúc sáng sớm. Lúc này, lươn đực làm nhiệm vụ canh gác cho tổ đẻ. Chúng gác gần 1 tháng trời, tới khi con lươn con nở và bơi ra ngoài hang, lươn đực mới đi nơi khác. Lươn mới nở có một bọc noãn hoàng lớn ở bụng. Đó là nguồn thức ăn nuôi dưỡng chúng trong những ngày đầu. Tám ngày sau, chúng phát triển hoàn toàn: vây ngực tiêu biến dần, để cuối cùng chỉ là một điểm chấm, bọc noãn hoàng bé đi và thu hẹp lại thành một dải nhỏ nằm dưới bụng lươn. Khoảng 2 - 3 ngày tiếp theo, noãn hoàng tiêu biến hết. Trên thân lươn xuất hiện nhiều sắc tố đen. Lúc này lươn bơi khoẻ hơn, thân dài dáng dấp của một chú lươn thực thụ. Toàn bộ quá trình đào hang, chuẩn bị tổ đẻ (7 - 8 ngày), ấp trứng (7 - 10 ngày), trứng nở và biến thái thành lươn con (khoảng 10 ngày) hết gần một tháng. Khi đã rời khỏi hang ra ngoài, lươn con tự đi kiếm ăn được. 2.2. Nuôi lươn thương phẩm 2.2.1. Giới thiệu chung Lươn tên khoa học là Fluta albus (Zview), thuộc họ Flutidae, thịt lươn ngon, bổ và được coi là món ăn cao cấp: cháo lươn, miến lươn, chả lươn, lươn sào, om, rim lượng đạm trong thịt lươn có tới 18,37%. Trong y học người ta nói thịt lươn bổ máu, có tác dụng an thần (chữa bệnh khó ngủ). Máu lươn có thể chữa được bệnh cảm cúm. Các nhà sinh học còn coi lươn là đối tượng nghiên cứu thú vị, vì ở nó có quá trình biến cơ thể cái thành cơ thể đực, một hiện tượng hiếm có. Lươn cũng như loài cá khác, trước khai thác tự nhiên, sau dựa vào kinh nghiệm của những người đi bắt lươn, lưu giữ chúng trong những bể hẹp, cho ăn vỗ béo chúng trước khi đem bán Từ đó, nhân dân lao động đã sáng tạo ra nghề nuôi lươn. Hiện nay, trong phong trào làm kinh tế VAC nghề nuôi lươn gia đình đang được chú ý. Nghiên cứu lươn để khai thác chúng ngoài thiên nhiên một cách hợp lý, 71
  16. cũng như đóng góp thêm cơ sở khoa học cho nghề nuôi lươn trong gia đình, là một việc làm cần được quan tâm khuyến khích. 2.2.2. Điều kiện nuôi lươn - Gần nguồn nước, có thể lấy nước và thoát nước chủ động. - Nơi đất thấp, có độ ẩm cao, không bị ngập lụt, nắng hạn. - ít bị ánh nắng chiếu trực tiếp, có bóng râm mát. - Gần chuồng trâu, bò, lợn, hố phân, hố rác 2.2.3. Kỹ thuật nuôi lươn * Địa điểm nuôi lươn Có hai cách: lợi dụng ao, bể cũ hoặc xây bể mới. Sử dụng bể cũ, ao, ruộng sẵn để nuôi lươn: - Loại bể nổi: là bể cạn, trước kia dùng chứa nước, nay không dùng hoặc bị hư hỏng thì sửa lại để nuôi lươn. Đục một lỗ thoát nước ở sát đáy. Cách miệng bể 30 cm đục lỗ thứ hai (có lưới sắt mắt nhỏ chắn lại). Trong bể có đổ đất bùn, đất sét và nước. - Loại bể chìm: thường là những bể sẵn có, như bể tôi vôi, bể phân nếu dùng thì phải dọn kỹ và phải để một thời gian cho hết mùi vôi rồi hãy nuôi. Phải đục lỗ tháo nước, đổ đất, nước giống như loại bể trên. - Ao nuôi: các loại ao tù, cớm không bị khô cạn, không bị ngập lụt, nhưng không nuôi được cá thì sửa lại để nuôi lươn và thả bèo. Bờ ao cần được dọn bằng phẳng, gần như thẳng đứng. Xung quanh ao là đất cao hoặc bờ to chắc. Mức nước sâu 0,5 - 0,6 m. Một góc ao, đổ một lớp đất bùn sét cao cách mặt nước 0,30 m. Mức nước trong ao luôn thấp hơn mặt bờ ao tối thiểu là 0,8 m. - Nuôi ở ruộng. Ruộng nuôi lươn cần có địa thế sau: xung quanh ruộng đều là đất trồng màu cao. Ruộng không có nguồn nước hoặc nhiều mương rãnh thông đi các nơi. Ruộng nhiều bùn sâu, cớm rợp, xung quanh có luỹ tre hoặc bờ cao bao bọc. Ruộng gần nhà hoặc ngay trong vườn để dễ quản lý. Ruộng không bị nắng hạn, ngập lụt. Xây chỗ nuôi mới: - Xây bể nửa nổi, nửa chìm: Xây bể to, nhỏ tuỳ theo điều kiện thực tế,diện tích khoảng 10 - 20 m2. Nên xây ô để khi thu hoạch lươn thuận lợi. Trong bể cũng có bùn, sét và nước. Có lỗ thoát nước và đường dẫn nước vào - Xây bể nuôi đơn giản: tương tự như tận dụng bể cũ. - Bể nuôi bằng đất sét: đáy bể đổ một lớp gạch, ngói vụn dày 15 cm nện kỹ. Cách làm như bể nuôi đơn giản. * Cách nuôi Lươn đực - cái rất khó phân biệt. Trong thực tế nuôi lươn, không cần phân biệt đực cái. Sau khi thả nuôi lươn vẫn sinh đẻ nhiều lươn con. Thời gian thả: 72
  17. - Nuôi lươn thịt: thả giống từ tháng 4 - 5 trở đi. Có thể thả 2 loại: lươn to 100g/con và lươn nhỏ bằng xe điếu. Tháng 6 - 7 thu hoạch loại lươn to, còn loại nhỏ thu vào cuối năm. - Nuôi lươn đẻ: thả giống từ tháng 12 âm lịch, cỡ lươn từ 200g/con trở lên (chiều dài từ 50 - 60 cm). Từ tháng 12 đến tháng 2 cho lươn ăn nhiều giun. Vỗ béo lươn để đủ sức phát dục (từ tháng 2 trở đi lươn bắt đầu sinh sản). Chọn lươn giống: - Lươn khai thác tự nhiên: Vào tháng 4 - 10 dùng ống, trúm, lỗng bẫy để bắt lươn ở ruộng lúa, mương rãnh lươn bắt bằng phương pháp này không bị thương, khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao. - Mua lươn ở chợ: Chọn lươn khỏe mạnh không bị thương, không có lưỡi câu vì những lươn này dễ bệnh, không ăn và có thể chết khi thả. - Chọn lươn qua hình thái ngoài + Loại 1: thân có màu vàng, chấm đen lớn, loại này nuôi nhanh lớn + Loại 2: thân có màu vàng xanh, loại này sinh trưởng trung bình + Loại 3: thân màu xám tro, chậm lớn Mật độ thả: Tuỳ thuộc vào nguồn thức ăn, cỡ lươn, điều kiện nơi nuôi mà mật độ thả có khác nhau. Với cỡ lươn bằng xe điếu nếu: - Bể lớn, bùn sâu, nguồn nước thay đổi dễ dàng thả 60 - 80 con/ m2. - Bể nhỏ, bùn nông, nguồn nước khó thay thả 40 con/ m2. - Ao hồ thả 30 con/m2; Ruộng thả 5 con/ m2. Cho lươn ăn: - Lươn đi ăn vào ban đêm, thường cho lươn ăn vào khoảng 18 - 19 giờ hàng ngày, trước khi cho ăn loại bỏ thức ăn thừa tránh gây ô nhiễm. - Thức ăn là xác bã thực vật, cần thái nhỏ, ốc cũng phải đập dập rải đều cho lươn ăn. - Lượng thức ăn trung bình: 5- 7% trọng lượng thân/ngày. Tránh cho lươn ăn thừa làm lươn bội thực và chết. Chú ý: Trong giai đoạn lươn giống lên thuần hóa không để lươn ăn một loại thức ăn về sau lươn sẽ kén ăn. Cách thức thuần hóa: những ngày đầu khi mới thả không cho lươn ăn, sau đó cho lươn ăn từ từ từng loại thức ăn khác nhau để tạo tính ăn hỗn hợp cho lươn. - Gây thức ăn cho lươn + Gây giun có 2 cách: Thứ nhất, gây tại bể nuôi lươn nửa nổi, nửa chìm: trên mặt lớp đất sét đổ một lớp đát mùn dày 15 cm, rộng 50 cm (xung quanh là thành bể). Dùng rạ mục độn vào giữa. Không để nước trong bể ngập đến lớp đất mùn, giun sẽ chết. Đất mùn cần chọn nơi có nhiều phân giun, gạt lớp đất có phân giun ở trên, lấy lớp đất ở dưới để đổ vào 73
  18. bể. Sau đó, bắt giun to thả vào cho chúng sinh đẻ. Thỉnh thoảng tưới nước vo gạo lên mùn. Thứ hai, gây giun ở hố riêng: hố đào ở trong vườn hoặc gần nơi rửa bát, vo gạo, rộng hẹp tuỳ ý, sâu độ khoảng 0,3 m. Nện đất xung quanh thành và đáy hố. Bắt giun thả vào thỉnh thoảng tưới nước vo gạo lên trên. Không cho nước tràn vào ngập hố. Giun ưa đất chua (pH = 6 - 6,5). Khoảng 1 - 2 tháng cho thêm mùn, hữu cơ, phân chuồng và lá xanh vào hố làm thức ăn cho giun. + Bắt ốc bươu, tôm tép thả vào bể nuôi lươn. ốc mẹ sinh ra ốc con, lươn ăn ốc con. Quản lý - Thực hiện thay nước định kỳ: Đối với bể nhỏ, sau 6 - 7 ngày, thay nước một lần. Bể lớn: sau 15 ngày, thay 1/ 3 nước. Đảm bảo môi trường nước trong sạch trong quá trình nuôi: Vào mùa nóng nên tăng cường thay nước để ổn định nhiệt độ, vào những ngày mưa phải tháo nước kịp thời tránh làm lươn bỏ trốn khỏi bể nuôi. -Thay bùn: bể nhỏ: 6 tháng thay một lần; bể lớn: 12 tháng thay 1 lần. Thay bùn vào tháng 6 và tháng 12. Thời gian từ tháng 2 - 5 chỉ thay nước, mà không thay bùn (mùa sinh sản của lươn). - Đề phòng địch hại: Người nuôi lươn cần đề phòng các loại ếch, nhái nhảy vào hố ăn hại trứng và lươn con. Không nên nuôi ếch, cua, cá chuối, trê, rô trong bể lươn. - Làm giàn che mát, hạn chế ánh sáng ở bể nuôi lươn, lươn là loài ưa chui rúc vì vậy trong quá trình nuôi cần hạn chế ánh sáng trực tiếp, vì vậy cần trồng các gian cây trên bể nuôi hoặc có biện pháp che chắn để hạn chế ánh sáng. - Lươn trú đông: Khi nhiệt độ môi trường nước giảm xuống cỡ 10 - 12oC lươn ngừng ăn và rúc xuống bùn ngủ đông. Lúc này nên tiến hành bắt lươn đạt kích cỡ thương phẩm, đối với lươn qua đông tiến hành tháo cạn nước ao (để mức nước sâm sấp), dùng cỏ khô, rơm phủ lên toàn bộ mặt ao để giữ ấm cho lươn. Với những nơi nhiệt độ môi trường cao có thể tiến hành tăng mực nước để ổn định nhiệt độ cho lươn trú đông. Một số bệnh thường gặp: - Bệnh số nóng: + Biểu hiện: Lươn xáo động nhiều trong bể, quấn vào nhau và tiết dịch nhày, đầu lươn sưng phù, bệnh có thể gây chết hàng loạt. Bệnh thường gặp khi nuôi với mật độ quá cao + Điều trị: Giảm ngay mật độ nuôi, thay nước, thả vài con cá trê để ăn thức ăn thừa và khuấy động tránh lươn quấn vào nhau. Khi bệnh phát triển dùng sulfat đồng 0,07ppm phun trực tiếp vào bể nuôi. - Bệnh lở loét: + Biểu hiện: trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay bầu dục. Da bị lở loét (còn gọi bệnh đóng dấu), bệnh nặng đuôi bị rụng, bơi lội khó khăn. Bệnh thường xuất 74
  19. hiện vào mùa hè tháng 5 - 9. Nguyên nhân là do ký sinh trùng, vi khuẩn bám trên các vết trầy xước gây ra. + Điều trị: Trước khi nuôi cần sát trùng cho bể bằng vôi, vào mùa lươn hay mắc bệnh phun Steptomicine trực tiếp vào bể với liều lượng 250.000UI/m3. Cứ 50kg lươn dùng 0,5g Sunphamit trộn vào thức ăn cho lươn ăn mỗi ngày 1 lần, mỗi đợt điều trị 5 - 7ngày. Dùng thuốc tím bôi trực tiếp vào vết loét. - Bệnh nấm thủy my: + Biểu hiện: Do nấm mốc kí sinh trên mình, trứng lươn tạo thành đám trắng như bông, bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, thu. + Điều trị: Trước khi thả lươn dùng nước vôi vệ sinh bể, tắm cho lươn giống o bằng nước muối 3 - 5 /oo, trong 3 - 5phút. - Bệnh đỉa bám + Biểu hiện: đỉa bám trên đầu lươn hút máu làm lươn bị suy yếu, tạo điều kiện các sinh vật cơ hội như vi khuẩn, nấm mốc ký sinh gây bệnh. + Điều trị: Dùng Sulfat đồng nồng độ 2,5g/ 25 lít nước tắm cho lươn trong 5 - 10 phút. * Thu hoạch: Thời gian tiến hành thu hoạch lươn thường là vào khoảng trung tuần tháng 10 - 11 âm lịch, hoặc khi thấy nhiệt độ môi trường nước giảm xuống 10 - 15oC, lươn ngừng ăn, ngừng sinh trưởng, lươn trong giai đoạn này ít hoạt động dễ đánh bắt và dễ vận chuyển. Phương pháp thu hoạch - Bể nhỏ: dùng rổ thưa xúc. - Bể to: dùng ống trúm để bắt lươn, câu, đánh lưới - Bể nuôi có hố thu hoạch: Bỏ lươn đói 2 ngày trước khi thu hoạch. Đến tối thứ 2, tháo 1/3 nước trong bể, dùng mồi giun cắt đoạn gói trong vải xô, bỏ vào hố thu hoạch. Đổ nước vào hố, và mở nút lỗ tràn. Nước chảy vào bể lớn mang theo mùi tanh của giun. Lươn sẽ tìm đến chui hết vào hố thu hoạch (tháo nút đáy của hố tràn, nước chảy hết còn trơ lại lươn). - Thời gian thu vào 7 giờ tối. Thu lươn to (200 g/con), lươn nhỏ để nuôi tiếp và thả bù đủ số lượng đã bắt. * Lịch nuôi lươn (âm lịch): Bảng 17.05.03: lịch thời vụ nuôi lươn Tháng Mùa vụ Việc làm Thu lươn thịt, chọn lươn giống. Rửa bể, 11 -12 Thu hoạch thay bùn, xây chỗ nuôi mới. Thả lươn giống; nuôi vỗ béo lươn; gây thức 12 -1 -2 Lươn phát dục, chuẩn bị đẻ ăn nuôi lươn. Để yên tĩnh; bịt chặt; không xáo trộn bùn; 2 - 3 - 4 Mùa lươn đẻ không thu hoạch. Thu hoạch nuôi dưỡng lươn Cho lươn ăn nhiều lần; vỗ béo; thả bổ sung 5 -6 - 7 con lươn. Thay bùn; san hoặc bán bớt lươn con; 75
  20. bắt lươn con ngoài tự nhiên. 8 - 9 -10 Vỗ béo Cho ăn nhiều, thu tỉa thả bù. Phương hướng nuôi lươn: Kết quả nuôi lươn cho thấy: lươn sống dai, sức đề kháng cao, dễ nuôi, lớn nhanh, ít tốn kém, không cần nhiều diện tích, có lãi nhanh. Chủ động giống dễ dàng, vì lươn đẻ được trong bể nuôi. Nhân dân thích ăn lươn, cần có nhiều lươn để xuất khẩu. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, gia đình tập thể nào cũng có thể nuôi lươn được. Tuỳ theo điều kiện từng nơi, chọn qui mô nuôi cho phù hợp. Sau gặt chiêm, lươn con xuất hiện nhiều ở ruộng lúa, nên vận động nhân dân bắt lươn con về nuôi. * Nuôi tạm và vận chuyển lươn sống Nuôi tạm: Trong điều kiện nhiệt độ bình thường 23 – 30oC có thể nuôi lươn tạm trong các dụng cụ chứa nhỏ như chum, vại, xô với tỷ lệ lươn và nước là 1/1. Trong quá trình nuôi tạm cứ 2 - 3h khuấn đảo nước 1 lần, sau 6 - 8h thay nước một lần. VD: một vật chứa được 100lít nước có thể nuôi tạm 35 - 40kg lươn và lượng tương tự nước. Trong bể ximăng diện tích < 20m2, mực nước 0,8m có thể nuôi tạm lươn với mật độ 20kg/m2, mỗi ngày thay nước một lần. Trong bể thả một ít cá trê để chúng khuấn động tránh lươn cuốn vào nhau. Chú ý: Trong quá trình nuôi tạm cần đậy cẩn thận để lươn không bò trốn mất, thời gian nuôi tạm không quá 2 ngày. Vận chuyển: - Vận chuyển khô: Dụng cụ vận chuyển là thùng gỗ, thúng sơn, bao tải đáy dụng cụ vận chuyển lót cỏ, rong, bèo để giữ ẩm cho lươn trong quá trình vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển cứ 3 - 4h tưới ẩm cho dụng cụ vận chuyển 1 lần. Vận chuyển bằng phương pháp này áp dụng với quãng đường ngắn thời gian vận chuyển không quá 2 ngày, tỷ lệ sống đạt 90%. Chú ý: Không vận chuyển lươn quá dày để chúng đè lên nhau gây chết. Trong quá trình vận chuyển luôn giữ da lươn ẩm, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. - Vận chuyển nước: Dụng cụ vận chuyển là thùng nước, lồ, khoang thuyền đảm bảo chứa nước tốt. Tỷ lệ lươn so với nước trong vận chuyển 1/1 Trong quá trình vận chuyển thường xuyên theo dõi họat động của lươn, tránh lươn cuốn vào nhau gây chết, không thay nước trong khi vận chuyển. thời gian vận chuyển 3 - 4 tuần, tỷ lệ sống đạt 90%. - Vận chuyển bằng túi nylon có bơm ôxy: 76
  21. Trước khi vận chuyển phải tiến hành giảm nhiệt độ nước thả lươn xuống 10oC, quá trình này nên làm từ từ. Sau khi đóng lươn vào túi nước 10oC buộc chặt miệng túi cho vào thùng xốp giữ nhiệt để vận chuyển. Thời gian vận chuyển tối đa 24h, tỷ lệ sống đạt 100%. 3. Sản xuất giống và nuôi ếch thương phẩm 3.1. Đặc điểm sinh học 3.1.1. Phân bố và sinh sống Ếch là loài động vật có nhiều ở vùng nhiệt đới. Nhóm động vật như ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. ở Việt nam cũng hết sức phong phú như: ếch đồng, ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch cốm, ếch giun, ếch bám đá, ếch leo cây trong đó ếch đồng (Ranatigrina rugulosa W.) là có giá trị hơn cả. Ếch đồng sống ở khắp nơi trong ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Ếch là loài động vật máu lạnh, sống ở môi trường trên cạn và dưới nước. Phổi ếch cấu tạo đơn giản, nên ngoài thở bằng phổi ếch còn thở bằng da. Da ếch có khả năng vận chuyển 51% oxy và 86% CO2. Trên da ếch có rất nhiều mao mạch: ôxy trong không khí hoà tan vào chất nhầy trên da ếch, thấm qua da lọt vào các mao mạch và CO2 được thải ra qua da theo con đường ngược lại. Da ếch ngoài nhiệm vụ vận chuyển oxy còn có nhiệm vụ điều tiết nước, nếu da ếch thiếu nước, bị khô ếch sẽ chết. ếch có thể sống tới 15 - 16 năm. Ếch kém chịu rét và nóng, lại không biết đào hang hầm để trú đông. Ếch thích những nơi nước béo, có nhiều thức ăn thiên nhiên: ruồi, muỗi, giun, ốc, trai, các loại ấu trùng côn trùng Mắt ếch lồi to, có mí mắt. Tuy ngồi "giương mắt ếch" nhưng thực tế lại kém tinh, ếch chỉ nhìn rõ những con vật di động (hoặc màu đỏ, màu xanh da trời ) và phản ứng bắt mồi rất nhạy bén, còn những vật tĩnh, ếch lại phát hiện kém. Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, cũng là cách ngụy trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi. Ếch không ưa đất, nước chua mặn, sợ rắn, chuột, sợ kim loại nặng, sợ tàn thuốc lá, thuốc lào và các chất độc khác 3.1.2. Tập tính ăn uống Ngoài thức ăn tự nhiên ếch còn ăn: cám gạo, ngô, chất bột trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch. Khi nhỏ chúng thích ăn cám gạo (có canxi giúp cho nòng nọc phát triển bộ xương), thích ăn ốc, cua, cá giã nhỏ và các ấu trùng côn trùng Ếch có khả năng nhảy xa, bơi lội giỏi, song thực chất chúng sống khá thụ động, chỉ quanh quẩn gần nơi ở. Ếch thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nuốt chửng con mồi. Nó có thể nuốt được cả một con cua khá to. Người ta quan sát thấy: nó dùng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng cua, làm cho cua sợ rúm cả chân, càng lại, nộp mình cho nó nuốt dễ dàng. Ếch thường bắt đầu hoạt động kiếm mồi vào mùa xuân khi nhiệt độ tăng, môi trường ấm áp. Ếch thường kiếm mỗi về đêm. 3.1.3. Sinh trưởng 77
  22. Nuôi từ cỡ ếch giống 3 - 5g/con, sau một tháng có thể đạt 25 - 30 g/ con, nuôi tiếp 3 - 4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 80 - 100 g/ con. Sống ngoài tự nhiên ếch 1 tuổi, con cái nặng 60g, con đực nặng 50g. 3.1.4. Sinh sản Ếch đẻ rộ vào mùa xuân. Những đêm mưa rào, chúng gọi nhau ra các đồng lúa, đồng màu để đẻ. Tiếng ếch kêu vang dậy không gian, đó là những "tiếng kêu" tỏ tình của chúng trong đêm hội giao hoan mừng "vũ cốc". To mồm và "lắm lời" nhất là lũ ếch đực. Ếch cái chỉ kêu nhỏ nhẹ và rời rạc. Ếch đực kêu to vang vọng là nhờ hai cái túi mỏng thông với xoang miệng và hai chiếc loa thùng khuếch đại âm thanh. Những tiếng kêu là sự "đấu khẩu" giữa các con đực để dành giật con cái, khiến cho con cái " không thể chịu được nữa" sẽ hướng theo "tiếng gọi" mà tìm đến kết đôi. Những con đực "yếu thế" đành bỏ cuộc đi tìm đối tượng khác. Phân biệt ếch đực, ếch cái: Ếch đực có "túi kêu" nằm ở hai bên hầu, hình thành nếp da nhăn màu vàng. Ếch cái không có túi màng kêu này. Bàn tay (chi trước) của ếch đực còn có "chai tay" tại gốc ngón tay thứ nhất hình thành một u lồi đã hoá sừng màu xanh đen, gọi là "chai sinh dục". Chai tay này có sức "truyền cảm" giới tính, dùng để bám vào ếch cái khi cặp đôi. Nó luồn hai tay vào nách con cái, ôm ghì chặt rồi dùng bàn tay "chai tình tứ" sờ vào ngực ếch cái. Con cái bị kích thích, đẻ trứng, con đực cũng kịp thời phóng tinh lên trên, để thụ tinh cho trứng. Đó là sự thụ tinh ngoài (giống như cá). Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương to lên dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước. 3.2. Nuôi ếch thương phẩm 3.2.1. Nuôi trong ao vườn Cách nuôi này tương đối đơn giản, ở điều kiện nào cũng có thể tiến hành được. Ngay những gia đình không có ao, ta vẫn có thể bố trí nuôi ếch. Đặc biệt trong các khu vườn trồng rau hoặc cây ăn quả nên bố trí thêm việc nuôi ếch. 3.2.1.1. Thiết kế khu nuôi ếch Nơi yên tĩnh, đất thịt không quá chua hoặc quá mặn, đủ ánh sáng, có nguồn nước sạch và có thể lấy vào tháo ra một cách chủ động. Đời sống của ếch trải qua nhiều giai đoạn rất khác nhau. Lúc nhỏ, chúng là nòng nọc sống hoàn toàn ở dưới nước. Khi biến thái thành ếch, chúng sống cả dưới nước, cả ở trên cạn. Vì vậy, nơi nuôi ếch phải phù hợp theo từng giai đoạn sống. Nếu có điều kiện, nên có 4 loại ao vườn hoặc bể để nuôi riêng các loại ếch đẻ, nòng nọc, ếch con và ếch thịt. Nơi cho ếch đẻ có thể rộng từ 20- 100 m2. Không dứt khoát khu vực đó phải là ao hoặc bể. Nó có thể là một góc vườn, nhưng trong đó phải có một hố nước. Mép nước phải nông, tốt nhất là có bờ thoai thoải để ếch cặp nhau đẻ. Cũng có thể bố trí trong khu vực này những hào hoặc rãnh lớn. Kích thước của chúng không bắt buộc, có thể rộng hoặc hẹp. Dù sao thì chiều rộng cũng phải từ 40- 50cm trở lên. Trên mặt nước phủ một lớp bèo tây khoảng 1/2 diện tích. Có thể lợi dụng bể xây hoặc ao nuôi ếch thịt làm nơi cho ếch đẻ. Tuy nhiên, phải chú ý tẩy dọn sạch sẽ và bố trí cho phù hợp. 78
  23. Nơi nuôi nòng nọc có kích thước rộng, hẹp tuỳ theo quy mô nuôi, diện tích từ 5- 30 m2, mức nước sâu 2- 50 cm. Nên dùng bể xây ương nuôi nòng nọc để tránh các loại địch hại và dễ vớt khi thu hoạch. Ở Trung Quốc, người ta bố trí nơi ương nuôi nòng nọc là các bể rộng từ 10- 15 m2. Một nửa bể thì trũng với độ sâu nhất khoảng 50cm, nửa kia cao hơn và chạy thoai thoải xuống mặt nước. Phía đầu cao của bể có nguồn nước luôn luôn chảy rỉ vào. Phía đầu sâu của bể thì lại có 1 ống nhỏ dẫn nước ra ngoài. Miệng ống được bịt bằng lưới nhỏ hoặc vải màn để tránh nòng nọc thoát ra ngoài. Nòng nọc sẽ bơi lội dưới nước và khi đã mọc chân, chúng thích bò lên chỗ cao. Đặc biệt, ở vệt nước chảy xuống phía phần gồ cao thì nòng nọc rất thích tập trung ở đấy. Bể ương loại này có ưu điểm là nước luôn luôn sạch vì được thay thường xuyên, mặt khác chúng tạo ra điều kiện nước và cạn để nòng nọc thích nghi dần. Nơi nuôi ếch con có diện tích từ 5- 20 m2. Diện tích mặt nước chiếm khoảng 1/2 - 3/5 khu nuôi, mức nước sâu từ 2- 20 cm. Đáy ao hoặc bể nên là nền đất thịt cứng. Phần đất còn lại là bờ ao dùng làm nơi ếch ở và hoạt động bắt mồi. Ngay sát mép nước ta làm các hang, hốc cho ếch ở. Nó thường được gọi là “mà”, “mà” này sát “mà” kia. Chúng cách nhau khoảng 5- 7 cm. Có thể bố trí 20- 30 “mà” liền một chỗ. Ta gác cây hoặc ván lên trên. Sau đó, lấp đất lên toàn bộ hệ thống. Có thể trộn đất với rơm như kiểu trát vách để phủ lên trên. Lớp phủ nên dày từ 20- 40 cm. Ta cũng có thể làm các hầm bằng tre hoặc bằng gỗ, trên có phủ đất, hàng ngày cần té nước hoặc hắt nước vào các khu vực này để cho chúng luôn luôn được ẩm. Tránh để những “mà” của ếch bị khô. Trên mặt ao ta phủ 1/2 - 2/3 là bèo tây. Để đề phòng địch hại và ếch chạy trốn, xung quanh ao hoặc bể nuôi, ta vây bao bằng phên tre, nứa, lưới nylon hoặc tường xây có chiều cao tối thiểu 0,5m. Cũng có thể sử dụng các ô nuôi lợn làm chỗ nuôi ếch con. Ta cho đầy nước vào máng ăn. Vứt bèo tây tươi vào xung quanh ô nuôi. Phải thường xuyên tưới ẩm cho bèo tây và cho cả ô nuôi đó, chính giữa kê một miếng gỗ làm giá để thức ăn. Đây là thời kỳ luyện cho ếch tập ăn dần thức ăn tĩnh. Việc luyện này mất độ 3 - 4 ngày. Tường chỉ cần cao 50cm là ếch không thể nhảy ra được. Mỗi mét vuông nên thả từ 50 - 70 con là vừa. Không nên để mật độ quá dầy. Cũng có thể dùng sân gạch được quây xung quanh bằng nylon làm chỗ nuôi ếch con. Lưu ý phải tổ chức che mát và để một lượng nước sâm sấp 5- 10cm trong sân. Có thể xếp gạch xung quanh sân và lấy đất sét miết lại để giữ nước. Phía trên cao có thể căng phên hoặc làm giàn và phủ lá dừa, lá chuối che mát, không cần che kín toàn bộ. Ếch thích môi trường vừa được sưởi nắng, vừa được che mát. Ta cũng vứt bèo tây tươi vào sân. Ếch con thích chui rúc trong các cụm bèo. Nơi nuôi ếch thịt cũng có điều kiện tượng tự như nơi nuôi ếch con. Nó có thể là một khu vườn có tường bao xung quanh hoặc xung quanh được bao bằng nylon dầy. Điều cần nhất là trong khu vực đó phải có ao hoặc bể xi măng chìm. Tuy nhiên, ao và bể này phải rộng và sâu hơn, diện tích từ 20 - 100m2, nước sâu từ 0,8 - 1m. Bờ tường chắn phải cao từ 1,2m trở lên. Xung quanh bờ ao và trên khu vực “mà” trồng kín khoai nước, khoai lang, chuối, đu đủ, cam, quýt và làm giàn mướp, giàn nhót để tạo thêm bóng mát, giữ ẩm cho khu ếch ở, đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập. Ở Thạch Thất, Hà Tây còn có người nuôi ếch ngay trên cả đồi! Xung quanh đồi đã có tường bao quanh. Trên đồi đào hố có kích thước 1 x 2 x 0,3(m) trên khắp đồi, mỗi hố cách nhau 15m. Để giữ nước có thể lấy nylon lót vào các hố và bơm nước đổ 79
  24. đầy vào các hố. Ngay cạnh các hố ông làm hệ thống “mà” cho ếch bằng gạch. Cứ 2 tuần lại múc hết nước trong các hố đó để tưới cho cây trên đồi. Sau đó, ông lại bơm nước lên cho đầy. Bằng cách này, có thể nuôi được ếch ngay cả trên đồi. Ta cũng cần lưu ý, ở tất cả các ao và bể nuôi ếch, đáy cần dốc (khoảng 3o) về một phía để dễ tháo cạn và có đường dẫn nước vào, ra. Các đường này phải có đăng hoặc lưới chắn cẩn thận để ngăn cho ếch khỏi thoát ra ngoài. 3.2.1.2. Cho ếch đẻ Sau khi qua đông, chọn các cặp ếch bố mẹ tốt để cho đẻ. Ta có thể phân biệt ếch đực , ếch cái nhờ các đặc điểm sau: - Ếch đực thường nhỏ hơn ếch cái cùng lứa - Hai bên hầu của ếch đực có 2 nếp da nhăn màu vàng thẫm, to bằng 2 hạt ngô. Nó được gọi là “túi kêu”. Ở ếch cái không có túi kêu. Đến mùa sinh sản, ếch cái phát dục tốt và có bụng phình to, mềm trong lúc bụng ếch đực vẫn thon nhỏ. Sau khi chọn được bố mẹ tốt, ta thả chúng vào nơi cho đẻ đã được chuẩn bị từ trước. Tỷ lệ ghép đôi là 1:1; mật độ thả nên là 1 đôi/m2. Nơi ếch đẻ phải thật yên tĩnh. Cần quan sát thường xuyên, nhất là sau các cơn mưa rào tháng 3, 4. Dấu hiệu thời kỳ đẻ trứng của ếch thường là hiện tượng ếch đực kêu liên tục trước khi ếch cái đẻ 3- 4 ngày. Ếch thường đẻ trứng ở vùng ven bờ, giữa các đám bèo hoặc cạnh các mô đất, cọng cỏ khô từ dưới nước nhô lên. Trứng ếch hình cầu, có đường kính khoảng 1,5- 1,8 mm. Nó có 2 phần rõ rệt: 1/2 hình cầu mầu đen, luôn luôn hướng lên phía trên được gọi là cực động vật; 1/2 hình cầu phía dưới màu trắng. Nếu ta xoay ngược cực động vật xuống dưới thì sau một thời gian ngắn nó sẽ tự quay trở lại lên trên. Nếu ta thấy trứng không tự xoay được hoặc chỉ có màu trắng ngà là trứng bị ung, cần loại bỏ. Xung quanh trứng có một màng nhầy trong suốt bao bọc. Nhờ màng nhầy này mà trứng liên kết lại với nhau và nổi thành từng đám trên mặt nước. 3.2.1.3. Ương trứng ếch Khi vớt trứng ếch, cần làm khéo léo, tránh làm vỡ màng nhầy của đám trứng làm cho trứng vón cục lại. Nếu trứng bị vón cục thì sẽ dễ bị ung. Ta có thể dùng chậu thau ấn nhẹ xuống mặt nước để thu trứng. Trứng được thu đem ương trong giai, kích cỡ giai 90cm x 50cm x 25cm có thể ương từ 1- 3 vạn trứng. Cũng có thể ương trứng trong chậu hoặc khay men. Chú ý phải thay nước thường xuyên 3- 4 giờ/1lần. Mật độ ương khoảng 2- 3 trứng /cm2. Cần dùng nước sạch để ương trứng. Nếu dùng nước máy, cần phải trữ trước khoảng 2- 3 ngày cho bay hết khi Clo rồi hãy dùng. Giữ cho nhiệt độ không lên qua 33oC. Trứng ếch đã thụ tinh đem ương, chỉ sau 18- 21 giờ ở nhiệt độ 23- 27oC là đã nở thành nòng nọc. Chúng chìm xuống đáy. Nòng nọc mới nở bơi lội rất yếu. Chúng sống nhờ bọc noãn hoàn ở phía bụng trong vòng 2- 3 ngày đầu. Sau đó, nòng nọc có thể tự bơi đi kiếm ăn. 3.2.1.4. Ương nuôi nòng nọc Nòng nọc mới nở trong tuần đầu bơi lội rất chậm chạp. Nó dễ bị các loài khác ăn thịt. Vì vậy, nơi nuôi nòng nọc cần phải được tẩy dọn sạch sẽ. Có thể dùng vôi sống 80
  25. để tẩy với liều lượng 2- 3 kg/100 m2 ao. Sau khi đã tẩy sạch, cần thay nước mới, để 2- 3 ngày mới có thể dùng được. Có thể ương nòng nọc trong các chậu to hoặc các bể nhỏ để dễ thay nước. Tốt nhất, ta ương chúng trong bể có 2 phần: phần chìm và phần nổi. Từ phần nổi có đường dốc thoai thoải xuống phần chìm. Khi nòng nọc bắt đầu mọc chân, chúng rất thích bò lên phần nổi. Nếu chỉ là bể có mặt bằng phẳng thì ta nên để những vật nổi vào trong đó để chúng bò lên. Nòng nọc có thể bơi trong nước hoặc bò lên những chỗ nổi để nghỉ ngơi. Khi hầu hết nòng nọc đã mọc chân thì ta nên đưa chúng sang những chỗ rộng hơn. Thức ăn trong khoảng 10 ngày đầu của nòng nọc chủ yếu gồm các loại động vật phù du, giáp xác. Bọn này có thể sinh sôi nhanh trong điều kiện nguồn nước có nhiều chất hữu cơ. Ta có thể bón chất hữu cơ với liều lượng 0,2 - 0,3 kg/m2 vào ao 2- 3 ngày trước khi thả nòng nọc (gồm cám gạo, cám ngô, khô dầu hoặc tôm khô nghiền nhỏ). Cũng có thể bổ sung cho chúng lòng đỏ trứng gà đã luộc. Mỗi ngày cho 1.000 con ăn khoảng 30- 50g. Mật độ thả nòng nọc thường từ 1.000- 2.000 con/m2. San thưa: do nòng nọc lớn không đều sẽ dẫn tới việc con lớn ăn tranh thức ăn của con bé. Vì vậy, sau 10- 12 ngày nuôi ta nên san đàn và phân loại để nuôi riêng. Cần thường xuyên theo dõi nơi nuôi nòng nọc để phát hiện ra các loại địch hại, bệnh tật, hiện tượng rò rỉ nguồn nước hoặc bị biến chất. Thay nước: khi thấy nước có nhiều tăm bọt, màu đen và có mùi thối thì cần thay nước mới ngay. Khi quan sát thấy nòng nọc mọc 2 chân sau rồi 2 chân trước thì cần thả thêm bèo tây và một số miếng gỗ nhỏ nổi trên mặt ao. Ếch con sẽ bò lên đó để nghỉ. Cũng lúc này ta giảm dần tới ngừng hẳn việc cung cấp thức ăn trong khoảng 2 - 3 ngày, ếch sẽ sử dụng các chất dự trữ ở đuôi để sống trong quá trình biến thái.Giai đoạn ương nòng nọc phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Với thời tiết mùa hè, giai đoạn này kéo dài từ 25- 30 ngày, có khi tới 40 ngày. 3.2.1.5. Nuôi ếch con Mật độ nuôi thả ếch con rất phụ thuộc vào điều kiện nơi nuôi, khả năng cung cấp thức ăn và nguồn giống cung cấp. Thông thường thì mật độ thả từ 100 - 150 con/m2, với cỡ con giống khoảng 2- 5g/con. Thức ăn cho ếch con bao gồm các loại giun đất cỡ nhỏ, tôm, tép, dòi, cào cào, châu chấu, cua, nòng nọc Lượng thức ăn cần khoảng 50- 100g cho 100 con trong 1 ngày. Ngay từ lúc này chúng ta cũng có thể luyện cho ếch con ăn thức ăn tĩnh. Thức ăn đó gồm: gạo, cám, rau xanh và cá. Cố gắng đảm bảo tỷ lệ cá ít nhất đạt 1/5 tổng lượng của thức ăn. Cũng có thể thay cá bằng tôm, tép, cua, ốc và các nguồn đạm động vật khác. Phải nấu chín thức ăn cho mềm để ếch con dễ ăn. Hiện nay, tốt nhất là ta nên cho chúng ăn thức ăn viên tổng hợp. Ta có thể dùng loại thức ăn giầu đạm của cá. Ở ếch con, ta dùng các loại thức ăn cá dạng viên cỡ nhỏ và nổi được trên mặt nước. Ta phải tập cho chúng ăn dần dần. Lúc đầu cho ăn ít một cùng với thức ăn động vật khác. Dần dần tăng tăng thêm lên để đến lúc có thể thay thế hoàn toàn. Ta cho ếch ăn trên các sàn ăn bằng gỗ hoặc các tấm phên nứa đặt nổi trên mặt nước. Ếch nhảy lên đó ăn. Cũng có thể đổ thức ăn lên các tấm nylon đặt ở trước cửa hang của ếch. Cần theo dõi khả năng ăn của ếch, ăn hết lại cho thêm. Nên cho ếch ăn 2 bữa vào sáng sớm và chiều mát. Cũng có nơi chỉ cho ếch ăn 1 bữa vào lúc chập tối. Việc theo dõi chăm sóc nơi nuôi ếch con cũng giống như ở nơi nuôi nòng nọc. Ta cần quan sát thường xuyên tình 81
  26. hình hoạt động, sinh sống của ếch, sự biến đổi của mặt nước, đề phòng địch hại và phòng ếch trốn thoát. Nuôi sau 1 tháng ếch có thể đạt cỡ 20- 25g/con. Lúc này phân đàn, nuôi riêng từng cỡ để tránh sự cạnh tranh thức ăn và cắn lẫn nhau. 3.2.2. Nuôi ếch thịt theo hướng công nghiệp Phương pháp nuôi ếch lồng đã được du nhập vào nước ta từ Thái Lan. Đây là một cách nuôi đầy triển vọng. Những người nuôi ếch lồng đều khẳng định rằng, nó vừa dễ làm, vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Phương pháp này giảm được việc xây tường bao và việc chống địch hại rất đơn giản. Bất cứ gia đình nào có diện tích mặt nước đều có thể tổ chức nuôi ếch lồng. Điều đáng quan tâm nhất lại là vấn đề bảo vệ. Ếch nuôi trong lồng, khi thu hoạch rất dễ. Vì vây, nếu bố trí lồng ở xa nhà hoặc ở chỗ không có người trông coi thì kẻ xấu rất dễ lấy trộm. 3.2.2.1. Lồng nuôi - Lồng nuôi được làm từ lưới nylon, cỡ lưới ương cá hương, có chiều cao 1- 1,2m; rộng 2m và dài từ 3- 5m. Tuỳ điều kiện của ao hoặc nguồn vốn sẵn có mà ta bố trí lồng rộng 6- 8 hoặc 10 m2. Không nên làm lồng quá rộng hoặc quá hẹp. - Cắm các cây sào xuống ao và buộc lồng vào đó. Sào phải được chôn vững chắc, tránh bị nghiêng ngả. Bốn góc lồng được néo thật chặt vào các cây sào. Theo chiều dọc, cách khoảng 1,5m lại có thêm 1 đôi cọc để làm chỗ neo cho lồng căng và vững chắc. Nên căng lồng hết cỡ, tránh để lồng bị chùng. Mặt dưới của lồng cần để sát mặt nước. Ta dùng các miếng xốp lớn và dìm nó xuống dưới đáy lồng. Nó sẽ tự nổi lên và đẩy mặt dưới (sát mặt nước) của lồng nhô lên khỏi mặt nước. Ta xếp miếng xốp vào phía giữa lồng và để chừa lại phía mép lồng khoảng 20- 30 cm. Ếch là loài lưỡng cư. Chúng sẽ tự bò lên các miếng xốp đó để nghe ngóng và nghỉ ngơi. Đấy cũng là nơi để vãi thức ăn cho ếch ăn. - Nếu trời quá nắng, ta dùng các miếng bìa rộng, miếng cót hoặc lá dừa phủ lên phía trên mặt lồng để che bớt nắng cho ếch. Nếu có lưới nylon thưa dùng để che cho các vườn ươm ta cũng nên dùng nó để che cho lồng ếch. - Lồng đặt cách mép ao khoảng 30- 50 cm. Nếu ao muốn có quy mô lớn hơn, ta có thể xếp lồng theo hàng và rải kín ao. Mỗi hàng lồng cách nhau khoảng 0,5m. Ở giữa có một lối đi được kê bằng gỗ hoặc tre trên các hệ thống cọc đỡ. Người nuôi có thể đi trên các cầu đó để chăm sóc cho ếch. - Phải thường xuyên kiểm tra lồng. Điều quan trọng nhất là kiểm tra xem lồng có bị thủng không. Có rất nhiều yếu tố gây thủng lồng. Trước hết là do việc khâu nối giữa các lớp lưới nylon. Nếu ta khâu không cẩn thận có thể tạo ra các kẽ hở để ếch lách ra. Ngoài ra rắn và chuột có thể cắn đứt lưới để chui vào. - Lưới nylon cũng như các loại nylon khác đều bị lão hoá. Nó sẽ bị thời gian làm cho giòn dần và đứt, thủng. Vì vậy, ta không thể dùng vĩnh cửu. Hàng năm cần phải thay lưới, một lồng lưới tối đa chỉ nên dùng 2- 3 vụ nuôi. 3.2.2.2. Nguồn nước - Ta có thể nuôi ếch lồng trên nguồn nước chảy hoặc nguồn nước tĩnh. Nguồn nước phải sạch, không bị ô nhiễm. 82
  27. - Ở những ao tù, cần đặc biệt chú ý tới việc giữ cho nước sạch. Trong ao nuôi ếch có thể nuôi bèo tây để làm sạch nước. Bèo cần được thả trên một phần diện tích của ao nhưng phải được ngăn từng ô, từng khu vực riêng biệt. Ta dùng sào tre ngăn chúng. Không để bèo mọc kín cả ao vì nó sẽ cản trở nguồn ánh sáng chiếu xuống đáy ao, hạn chế sự phát triển của nhiều loài tảo có ích. Mỗi năm thay bèo 2 lần và loại bỏ các khóm bèo đã già. - Tốt nhất, hàng năm nên tổ chức tát cạn để nạo vét ao và làm vệ sinh quanh ao, giữ cho nguồn nước luôn sạch. - Nếu việc nuôi ếch được tiến hành trong các bể xây thì việc thay nước là hết sức quan trọng. Ta phải thường xuyên thay nước. Đặc biệt vào những ngày nóng nực cần phải luôn qua sát mặt nước. Nếu thấy nước nhiễm bẩn, nổi bong bóng thì phải thay nước ngay. Khi xây bể phải chú ý có đường thoát nước. Chỗ thoát phải được bịt lưới để ngăn cản ếch chui ra theo. 3.2.2.3. Thả ếch - Ta có thể dùng giống ếch hiện có trên đồng ruộng của ta hoặc dùng các giống ếch nhập nội. - Giống ếch của ta thì khả năng thích nghi với điều kiện Việt Nam cao nhưng năng suất không cao. Ếch ta thường bán ở chợ chỉ khoảng 1 - 1,5g, con to nhất mới được 2 - 3g. - Giống ếch hiện nuôi ở Thái Lan và Malaixia có trọng lượng lớn hơn nhiều. Ta nuôi ếch từ ếch cốm (ếch con) khoảng 3 tháng là có thể đạt tới 2- 3g. Nuôi 4 tháng thì có con đạt tới 0,5kg. Điển hình, có những con nặng tới 6,5g. - Khi sản xuất ếch giống, cần lưu ý tránh hiện tượng cận huyết. Ta nên lấy nguồn giống bố mẹ từ 2 nơi xa nhau. Nếu con bố và con mẹ đều tốt thì thế hệ con sẽ tốt. - Mật độ thả vào lồng lúc đầu là 100 con/m2. Tuy nhiên tốc độ lớn của chúng không đồng đều. Vì vây, phải thường xuyên phân cỡ ếch. Dùng vợt mềm để bắt những con quá lớn ra nuôi riêng. Nếu để lẫn sẽ dẫn đến hiện tượng con lớn nuốt con bé. Trung bình cứ 3 ngày phải xem xét ếch 1 lần. Ta đưa con lớn, con nhỡ và con bé ra nuôi riêng. Khi ếch lớn dần ta cũng dãn dần mật độ ra (khoảng 70- 80 con/m2). 3.2.2.4. Cho ăn - Đối với việc nuôi ếch lồng, nên sử dụng thức ăn công nghiệp (hạt nổi). Hiện chưa có đơn vị nào của ta sản xuất thức ăn riêng cho ếch. Chúng tôi thường dùng các loại thức ăn cho cá để nuôi ếch. Cần phải chọn các viên thức ăn phù hợp với từng cỡ ếch. - Việc luyện cho ếch ăn thức ăn tĩnh phải làm từ từ. Bản năng của ếch là ăn các mồi động (con sâu bọ, con ruồi, con giun đất ). Vì vậy, ta phải luyện cho chúng ăn thức ăn tĩnh. Ta ném từ từ các viên thức ăn lên phần nổi của lồng (do các miếng xốp ở bên dưới độn lên). Nó sẽ lăn trên bề mặt. Thấy vật động, ếch sẽ lao ra đớp ngay. Nó chỉ đớp 1 - 2 lần là phát hiện được các hạt đó là thức ăn. Sau đó chúng sẽ lùng sục và tìm các hạt đó để ăn. Phản xạ này có tính lan truyền. Con này ăn sẽ kích thích các con khác ăn theo. Chúng sẽ nhanh chóng quen dần với việc ăn thức ăn tĩnh. Các hạt thức ăn rơi ra ngoài sẽ nổi lên mặt nước. Ếch rất dễ nhận biết và ăn nốt, mỗi bữa ăn 1 con ếch ăn 4 - 5 hạt thức ăn. 83
  28. - Mỗi ngày nên cho ếch ăn làm 2 bữa: sáng từ 7- 10 giờ, chiều từ 4- 6 giờ. Như vậy, một ngày cho 1 con ếch ăn từ 4- 6 hạt thức ăn tổng hợp. Khi cho ăn cần quan sát lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho hợp lý. - Chú ý nên chọn thức ăn có hàm lượng đạm từ 25- 35%. 3.2.2.5. Chăm sóc - Ngoài việc luôn luôn giữ cho nguồn nước sạch, cần thường xuyên tẩy dọn lồng nuôi. Ta có thể hắt nước vào hoặc dùng vòi phun để làm vệ sinh cho lồng nuôi. Tránh để thức ăn lưu cữu qua ngày sẽ bị thiu thối. Ếch ăn phải các thức ăn đó sẽ dễ bị các bệnh đường tiêu hoá như sình bụng, ỉa chảy . - Hết vụ, sau khi đã thu hoạch ếch, đưa lưới lên và giặt thật sạch, phơi khô rồi cất vào nơi râm mát. - Thường xuyên dọn vệ sinh quanh ao, lấp hết các ổ chuột, hang rắn, phát bỏ các loại cây bụi. Quanh bờ ao nên trồng kín cây sả hạn chế rắn xuất hiện. - Cần giữ môi trường yên tĩnh cho khu nuôi ếch. Tránh làm cho ếch giật mình, không nên la, hét, gõ, đập hoặc chạy, nhẩy xung quanh khu nuôi ếch. - Nên cho ếch ăn đúng giờ và tạo phản xạ để chúng xác định được giờ ăn. Mọi thao tác đều phải thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi. - Phải theo dõi để che nắng cho ếch. Bình thường, ếch rất thích sưởi nắng. Nếu được chiếu sáng thường xuyên ếch sẽ lớn nhanh. Tuy nhiên, nếu trời nắng quá thì phải tổ chức che bớt nắng cho ếch (bằng các loại vật liệu như đã trình bày ở phần trên). Khi nào hết nắng nên dỡ bỏ để đảm bảo độ chiếu sáng cho ếch. - San thưa: 3 ngày tiến hành chọn lọc để đưa những ếch lớn hơn ra nuôi riêng. - Đảm bảo an toàn cho ếch: ngoài rắn, chuột và cá dữ, ếch còn có nhiều những kẻ thù như chim, cò, bói cá, cú mèo và cả con người nữa. Việc nuôi ếch trong bể xây cũng tương tụ như nuôi lồng. Bể cần cao độ 1m và diện tích từ 8- 12 m2, tường và đáy phải láng xi măng cho trơn bóng để ếch khỏi bị xây xát. Mực nước trong bể chỉ cần bằng chiều dài của con ếch (3- 10 cm). Cố gắng mỗi ngày thay nước 1 lần. Mật độ nuôi khoảng 100 con/m2. Các khâu chăm sóc ếch nuôi trong bể giống như chăm sóc ếch nuôi trong lồng. 3.2.3. Các loại bệnh thường gặp Trong tự nhiên, rất ít khi bắt gặp ếch bị bệnh. Thế nhưng, khi tiến hành nuôi, ta vẫn gặp hiện tượng ếch mắc bệnh. Điều đó chứng tỏ nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường nuôi dưỡng và thức ăn mà chúng ta cung cấp cho ếch. Vì mật độ ếch trong điều kiện nuôi quá lớn nên lượng chất thải ra cũng rất nhiều, đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nuôi ếch nếu như không được thay thường xuyên. Việc ô nhiễm nước sẽ dẫn tới nhiều loại bệnh do nhiễm trùng. Nguồn thức ăn cũng cần được giữ khô ráo. Nếu bị ẩm hoặc phần thức ăn bị lưu cữu lâu sẽ bị thiu, thối. ếch ăn phải thức ăn này sẽ bị sinh bệnh. Phải chú ý tới ngày sản xuất của các loại thức ăn công nghiệp. Ta không mua các loại thức ăn đã sản xuất quá 3 tháng vì nó dễ bị hỏng. Một nguyên nhân nữa cũng rất cần lưu ý, đó là việc tổn thương ở da. Nếu da của ếch bị xây xát (bị sứt mõm do nhảy lên các phần tường xù xì hoặc do bị trói buộc 84
  29. quá chặt, ) chúng sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Vì vậy phòng bệnh vẫn là việc phải làm ngay từ đầu để tránh cho ếch bị mắc bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi của bà con, nhiều loại bệnh đã xuất hiện ở ếch. 3.2.3.1. Bệnh đường ruột Cả nòng nọc và ếch trưởng thành đều có thể mắc phải bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ăn phải thức ăn thiu, thối. Ở nòng nọc, ta quan sát thấy chúng bị phình bụng và bơi khó khăn, cơ thể không nằm ngang mà thường thẳng đứng. Ta phải thay toàn bộ nước mới cho chúng. Vớt các con bị bệnh ra một chậu. Cứ 5 lít nước ta hoà 1 lọ Penicilin 1 triệu đơn vị và cho nòng nọc bơi trong đó 2 vòng nửa tiếng. Sau đó, đưa chúng sang một chậu nước sạch khác hoặc một bể nhỏ. Ta cho chúng ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá trong một thời gian. Khi chúng đã hồi, đưa trở lại với bầy đàn. Ở ếch con và ếch trưởng thành, nếu chúng bị bệnh sẽ thấy hoạt động chậm chạp, kém ăn, hậu môn lòi ra và có vết máu. Chúng tôi thường chữa bằng cách, trộn thêm vào thức ăn Ganidan hoặc Becberin đã nghiềm nát. Sau 3 - 5 ngày sẽ thấy ếch khỏi bệnh. 3.2.3.2. Bệnh trùng bánh xe Bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn nòng nọc. Bệnh này do ký sinh trùng Trichodina (có hình giống như cái bánh xe) gây ra. Bệnh tạo nên những điểm màu trắng bạc trên màng vây và đuôi của nòng nọc. Con bị bệnh bơi ngắc ngoải và cựa quậy liên tục. Chúng sẽ bỏ ăn và chết hàng loạt. Bệnh này thường xảy ra khi nguồn nước nuôi chúng bị bẩn. Ta phải thay nước ngay và đưa những con bị bệnh ra một chậu riêng để điều trị. Cho chúng tắm trong dung dịch sun phát đồng (CuSO4) với liều lượng 2-3g CuSO4 cho 1m3 nước hoặc với dung dịch Penicilin (chai 1triệu đơn vị cho 1 chậu tắm lớn). Không nên ngâm chúng trong các dung dịch này quá 2h. Khi thấy chúng hoạt động trở lại bình thường thì vớt ra ngay. Cũng có thể điều trị bệnh này bằng nước muối nồng độ 2-3% (hoà 2-3g muối với 10lít nước). Cho chúng vào đó trong vòng 5-10 phút. Gặp mặn, chúng bơi và nhảy tứ tung, trùng bánh xe cũng bị tiêu diệt. Sau đó, ta vớt chúng ra và đưa trở lại nơi nuôi. 3.2.3.3. Bệnh giun sán Ếch thường bị bệnh sán lá, sán xơ mít và giun ký sinh. Ta phải tẩy cho chúng. Trộn các loại thuốc sổ giun sán lẫn với thức ăn của chúng (có thể dùng peperracin với tỷ lệ 0,1% so với thức ăn). Phải sổ vài lần mới hết được giun sán. Nếu để ếch bị bệnh chúng sẽ lớn chậm. 3.2.3.4. Bệnh mù mắt Bệnh này thường xảy ra khi nuôi ếch trong các bể ximăng. Ta quan sát thấy một mắt của ếch bị trắng đục. Nếu không chữa, nó sẽ lây sang mắt thứ 2 và chết. Chưa có tài liệu nào nói sâu về vấn đề này. Hiện nay, bà con thường dùng các loại thuốc (như Cipro, Anti I ) có bán ở các quầy thuốc thú y và rải đều xuống nước (liều lượng theo chỉ dẫn ở bao bì). Bệnh này cũng có thể khỏi được. 3.3.2.5. Bệnh tê liệt thần kinh Êch bị bệnh thường nhảy loạng choạng, đi lại lệch lạc. Chân của chúng bị co giật liên tục rồi dần dần sẽ bị bại liệt, ếch sẽ chết. Chưa có loại thuốc đặc hiệu nào cho 85
  30. ếch. Ta có thể dùng các loại thuốc chữa thần kinh cho vịt để diều trị cho ếch (ví dụ:Frog 200 hoặc Enroflox với liều lượng đã hướng dẫn ở ngoài bao bì). 3.3.2.6. Bệnh nhiễm trùng ngoài da Bệnh xuất hiện khi môi trường nuôi bị ô nhiễm hoặc ếch bị xây xát da. Ta phải thay tháo nước ngay. Đối với những con bị bệnh cần điều tri bằng thuốc xanh mêthylen bôi vào những chỗ lở loét. Theo kinh nghiệm của Tháilan, có thể xử lý nguồn nước bằng dung dịch thuốc tím hoặc nước muối. Người ta hoà thuốc tím (3-5 g/m3 nước) và hắt vào lồng nuôi. Cũng có thể dùng muối hạt và vãi vào lồng. Kết quả rất tốt, ếch mau khỏi bệnh. 3.2.4. Thu hoạch và vận chuyển Đối với ếch giống (cỡ 150 – 200 con/kg), trước khi xuất, cho chúng tắm trong dung dịch thuốc tím khoảng 5 phút (nồng độ 50mg/10 lit nước). Sau đó, vớt chúng ra và cho vào các túi vải trong có đựng sẵn một ít bèo tây tươi đã băm thành từng đoạn 3- 5 cm. Nhúng cả túi vào trong nước cho ướt sũng buộc chặt miệng túi. Cho túi vào trong một hộp xốp có đục lỗ thỉnh thoảng lại lấy ra và nhúng cả túi vào chỗ nước sạch trong vài phút rồi cho vào hộp, tiếp tục vận chuyển. Đối với ếch thịt, trước khi thu hoạch 10- 12 giờ ta phải ngừng cho ăn. Nếu để ếch ăn quá no, khi vận chuyển, chúng dễ bị tử vong. Ta dùng xốp có dục lỗ thông hơi để vận chuyển. Cho vào đó một ít bèo tây cho chúng bám và đỡ va chạm vào nhau. Cũng có thể đan các loại sọt có bề mặt rộng nhưng chiều cao chỉ độ 15 – 20 cm để vận chuyển ếch. Ta cho ếch vào các túi màn ny lông, cho cả bèo tây đã cắt ngắn vào đó. đặt túi vào hộp xốp hoặc sọt để mang đi xa. Thỉnh thoảng lại lấy túi ra và cho vào chỗ có nước sạch. Sau đó lại tiếp tục cho vào hộp xốp và mang đi. 4. Sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm 4.1. Đặc điểm sinh học 4.1.1. Đặc điểm phân loại, phân bố và hình thái. * Hệ thống phân loại: Ngành Chân khớp Arthropoda Ngành phụ Giáp xác Crustacea Bộ mười chân Decapoda Họ tôm gai Palaemonidae Giống tôm càng xanh Macrobrachium Loài tôm càng xanh M. rosenbergii * Phân bố: Tôm càng xanh (TCX) thuộc giống Macrbrachium gồm trên 100 loài, trong đó Macrobrachium rosenbergii là loài không sống ở biển mặc dù ở giai đoạn ấu trùng bắt o buộc phải sống trong môi trường nước lợ 10- 14 /oo. Nước có hàm lượng muối 31 – o 32 /oo là giới hạn phân bố của TCX (theo Sereine 1937). - Tôm càng xanh phân bố rộng rãi ở các nước khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. 86
  31. - Ở Việt nam TCX phân bố ở thuỷ vực nước ngọt, lợ đồng bằng sông Cửu Long. Riêng miền Bắc không có TCX phân bố tự nhiên. * Hình thái: Hình 17.05.01: Hình dạng bên ngoài tôm càng xanh Thân TCX hơi tròn, tôm trưởng thành có màu xanh dương đậm (rõ nhất ở càng tôm đực). Chuỳ đầu phát triển, nhọn và một nửa chuỳ cong vút. Ở tôm cái trưởng thành chuỳ thường có chiều dài bằng hoặc ngắn hơn giáp đầu ngực. Đôi chân thứ hai của TCX phát triển to thành càng. Giữa tôm đực và tôm cái trưởng thành có chiều dài khác nhau, tôm đực thường dài và nặng hơn tôm cái. 4.1.2. Môi trường sống: * Độ mặn: Trong vòng đời của tôm, từ tôm bột đến tôm trưởng thành có thể sống trong nước ngọt, nước lợ nhưng ấu trùng mới nở chỉ sống trong môi trường nước có độ mặn 0 0 8-14 /00, thích hợp nhất là 10-12 /00. Trong môi trường nước ngọt ấu trùng chết hoàn toàn. Khi ấu trùng phát triển đến giai đoạn tôm bột đạt cỡ chiều dài 7,68mm lại bắt đầu sống được trong nước ngọt hoàn toàn và trong nước lợ. * Nhiệt độ: Tôm càng xanh phân bố ở vùng nhiệt đới nên không thích hợp với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp là từ 24-300C, thích hợp nhất là 26-280C, giới hạn nhiệt độ thấp là 100C, giới hạn nhiệt độ cao là 350C. * Hàm lượng ôxy hòa tan: Tôm càng xanh có nhu cầu về hàm lượng 02 hoà tan trong nước cao, từ 4mg/l trở lên là thích hợp. Ở giai đoạn biến thái, ấu trùng yêu cầu hàm lượng oxy từ 5mg/l 87
  32. trở lên. Hàm lượng oxy hoà tan trong nước ở mức dưới 1mg/l tôm sẽ nổi đầu và ở 0,7mg/l tôm trưởng thành bắt đầu chết. * Tập tính sinh sống: Ban ngày TCX thường ẩn náu, ít hoạt động, chỉ hoạt động linh hoạt vào ban đêm. Tôm thường sinh sản vào đêm và ấu trùng cũng nở vào đêm. Ấu trùng mới nở ra sống phù du, thích kết đàn và có tính hướng quang mạnh. Tôm bột và tôm trưởng thành thường sống độc lập ở ven bờ, bò và bám vào rong cơ. 4.1.3. Tính ăn - Tôm càng xanh thuộc loại ăn tạp, ăn liên tục và rất háu ăn. Hoạt động kiếm mồi mạnh trong thời điểm từ hoàng hôn đến rạng đông. Tôm tìm mồi ăn bằng cơ quan xúc giác râu, khi tìm được thức ăn lớn, tôm dùng 2 cặp chân trước ngực để gắp thức ăn đưa vào miệng. - Ấu trùng mới từ trứng nở ra cho đến trước khi lột xác lần thứ 2 (1-2 ngày) tự dưỡng bằng noãn hoàng. Từ sau lần lột xác thứ 2, bắt đầu ăn được ấu trùng artemia và động vật phù du. Sau 5-6 lần lột xác, bắt đầu ăn mảnh vụn của thịt cá, nhuyễn thể, trứng cá ; từ tôm bột (7,68mm) bắt đầu ăn như tôm trưởng thành, ăn tạp thiên về ăn động vật. - Thức ăn thông thường của TCX là các loại côn trùng trong nước, ấu trùng động vật, các loại nhuyễn thể nhỏ, các loại giáp xác, thịt và các phế thải của cá (ruột, đầu) và các loại động vật khác. Các loại hạt, quả, rau, rong rêu, lá mầm của các loại cây mọc trong nước; thậm chí khi đói, chúng còn ăn thịt lẫn nhau. 4.1.4. Lột xác và sinh trưởng: a) Lột xác: Khi tôm được cho ăn đầy đủ, trong cơ thể tôm sẽ tích luỹ đầy đủ, tôm thích yên tĩnh và tìm đến nơi vắng vẻ để lột vỏ. - Quá trình lột vỏ: khởi đầu tôm ngừng hoạt động uốn cong mình để tăng các hoạt động từ bên trong, nhằm tăng áp lực tới mức làm rách vỏ ở lưng, tạo nên một đường hở ngang trên lưng. Lúc này tôm uốn cong gập gãy lưng thành hình chữ V và tiếp tục tăng áp lực bên trong. Động tác gập gãy này lặp đi, lặp lại nhiều lần cho đến khi một phần cơ thể thoát ra ngoài khỏi đường nứt trên lưng. Rồi bỗng nhiêm tôm búng mạnh, toàn thân nhô hẳn ra ngoài lớp vỏ. Sau khi lột vỏ xong, tôm sẽ tái tạo lại các phần đã mất đi trong quá trình lột vỏ. - Lớp vỏ mới dần dần cứng lên, sau 3 - 6 giờ lớp vỏ mới sẽ cứng hoàn toàn, lúc đó tôm mới có thể hoạt động sinh sống bình thường trở lại. Trong thời gian chờ đợi lớp vỏ mới đủ cứng, tôm rất yếu ớt, dễ bị tổn thương và bị những động vật khác sát hại. Số lần lột vỏ của tôm phụ thuộc vào tuổi và chất lượng thức ăn. Bảng 17.05.04: Thời gian lột xác của TCX Trọng lượng (g/con) Chu kỳ lột xác(ngày) 2-5 9 6-10 13 11-15 17 16-20 18 21-25 20 88
  33. 26-35 22 36-60 22-24 b) Sinh trưởng và vòng đời: - Vòng đời tôm càng xanh Hình 17.05.02: Vòng đời tôm càng xanh Trong điều kiện nuôi nhân tạo, tôm bột ương nuôi khoảng 30-40 ngày, kích cỡ tôm giống từ 3 - 5 cm. Từ tôm giống, nuôi 5-6 tháng sau đạt chiều dài trung bình 8-9 cm, có khối lượng trung bình 20 - 30 g. Đối với tôm giống đã lưu qua đông (dài 5-8 cm) thả nuôi từ vụ xuân năm sau đến cuối năm, tôm cái đạt chiều dài 13-14 cm, khối lượng 60-80g; tôm đực 17 - 18 cm, khối lượng 200g. Tôm đực thường lớn nhanh hơn tôm cái và có cỡ cá thể lớn hơn. 4.1.5. Sinh sản. a) Các giai đoạn phát triển của buồng trứng: Bảng 17.05.05: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng Giai Thể tích buồng trứng Vị trí Màu sắc đoạn 1 Nhỏ Ở 1/5 phía sau đầu ngực Trắng trong 2 Mở rộng Phát triển tới 1/4- 1/3 đầu ngực Hồng nhạt 3 Tăng nhanh về khối lượng Phát triển tới 1/2 đầu ngực Xanh lục 4 Rất lớn Phát triển toàn bộ phần đầu ngực Xanh, tối vàng 5 Rất nhỏ 89
  34. * Giao phối: Tôm đực đã thành thục đợi cho tôm cái lột xác, khi vỏ còn mềm thì tiến đến giao phối. Trong khi giao phối con đực ngẩng cao phần đầu ngực, dùng đôi càng lớn để ôm tôm cái. Khi giao phối tôm cái ngửa bụng, tôm đực ở phía trên chấn động mạnh và gieo cục keo tinh vào gốc chaan bò tôm cái, cục keo tinh dính kết ở túi hứng tinh của tôm cái. Giao phối xong tôm cái tìm về chỗ tối ẩn nấp. * Đẻ trứng: Tôm cái giao phối xong, thường trong vòng 24h khi giáp ngoài chưa kịp cứng thì hoàn thành việc đẻ trứng. Tôm thường đẻ vào lúc sáng sớm. Toàn bộ trứng dính trong buồng trứng đẻ ra 1 lần, trứng có hình elíp, dài 0,6 - 0,7 mm có màu vàng cam. Khi đẻ bụng tôm cái uốn cong, chân bụng, chân bơi hình thành xoang ôm trứng, bảo vệ trứng. Trứng từ ống dẫn trứng phóng ra, đi qua cục keo tinh, tinh keo tan ra và trứng được thụ tinh. Tôm cái dùng lông tơ ở đôi chân bới thứ tư dịch chuyển trứng về xoang ôm trứng ở bụng. Trứng được kết dính ở trên lông tơ của đôi chân bơi thứ tư, sau đó tuần tự dịch lên 3, 2, 1 hình thành như một chùm nho, trứng thụ tinh được giữ ở bụng tôm cái nên lúc này còn gọi là tôm mẹ ôm trứng. Lượng ôm trứng khoảng 1061- 1529 trứng/ gam cơ thể. Tôm cỡ 50 gam có thể sinh sản 56.000 trứng. Tôm cỡ 80 gam sinh sản 70.000 trứng. * Sự phát triển của giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng phát triển qua 11 giai đoạn, khoảng 36 ngày sẽ trở thành tôm bột, có chiều dài 7,68 mm. Đặc trưng của mỗi giai đoạn được tóm tắt trong bảng dưới đây: Hình 17.05.03: Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm càng xanh 90
  35. 4.2 Sản xuất tôm càng xanh giống 4.2.1. Xây dựng trại sản xuất giống (công suất 0,5- 6 triệu PL/năm) 4.2.1.1. Vị trí xây dựng: Để xây dựng một trại sản xuất tôm giống càng xanh đạt yêu cầu cần hội tụ đủ các yêu cầu sau: - Có nguồn nước ngọt tốt, không bị ô nhiễm. o - Có nguồn nước lợ (độ mặn 10- 14 /oo), gần nơi có thể cung cấp nước mặn tốt o có độ mặn 33- 35 /oo, hoặc có nguồn dự trữ nước ót (nước đồng muối có độ mặn 100- o 160 /oo). - Có nguồn điện cung cấp chủ động. - Nơi thuận tiện giao thông đi lại. - Gần vùng nuôi tôm thương phẩm. 4.2.1.2. Công trình và trang thiết bị phục vụ sản xuất - Hệ thống bể: + Bể chứa nước ngọt: 1bể = 2,5 x 5 x 2,2 (m) = 27m3 + Bể chứa nước mặn: 1bể = 3 x 5 x 2,2 (m) = 30m3 + Bể chứa nước lợ: 1bể = 2,5 x 5 x 2,2 (m) = 27m3 + Bể đẻ và ương tôm bột: 6bể = 2 x 3 x 0,7 (m) = 25,5m3 + Bể nuôi ấu trung (bể hình tròn có thể tích từ 1- 3m3) tổng diện tích 30m3 - Trang thiết bị dụng cụ: + Hệ thống chiếu sáng (hướng chiếu sáng theo hướng đông- tây), khi lợp mái phải có một hàng tôn nhựa sáng chạy dọc theo giữa của mái trại để đảm bảo đủ độ chiếu sáng cho quá trình phát triển ấu trùng. + Một số trang thiết bị dụng cụ khác: Bảng 17.05.06: Các trang thiết bị trong trại sản xuất giống tôm càng xanh TT Nội dung Đơn vị Số lượng 1. Bơm ly tâm Cái 01 2. Bơm ngầm Cái 02 3. Mày nén khí 400W Cái 04 4. Máy phát điện 5KW Cái 01 5. Ống nhựa PVC Φ 60 (cút nối, van) Mét 40 6. Ống nhựa PVC Φ 49 (cút nối, van) Mét 120 7. Ống nhựa PVC Φ 21 (cút nối, van) Mét 150 8. Ống trong PE Φ 5mm Cuộn 10 9. Van sục khí Φ 5mm Cái 150 10. Đá bọt Cục 550 11. Tủ lạnh 200l Cái 01 12. Túi lọc nước Cái 06 13. Saly kế (thiết bị đo độ mặn) Cái 01 14. Nhiệt kế Cái 20 15. Dụng cụ nâng nhiệt (dùng điện) Cái 40 91
  36. 16. Cân tiểu li Cái 01 17. Dụng cụ cho ăn (lưới thức ăn, cốc đựng ) - - 18. Dụng cụ khác: xô, chậu, lưới thu Artemia - - 4.2.2. Kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ thành thục và ôm trứng 4.2.2.1. Kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ trong bể * Chuẩn bị bể: thể tích từ 2- 10m3, bể được vệ sinh khử trùng sạch, có từ 2- 6 vòi sục khí. Cấp nước ngọt đã được lọc kỹ và khử trùng. * Mùa vụ nuôi: Tháng 3- 7. * Mật độ thả: 3- 5 con/m2. Cỡ tôm cái lớn 20 g/con, tôm đực trên 25 g/con. Tỷ lệ đực/cái là 1/3. * Quản lý và chăm sóc: Trong bể thả một ít chà và làm hang hốc cho tôm hàng ngày trú, bám và lột xác. Thức ăn cung cấp cho tôm là trai, ốc, mực, cua ký cư hoặc thức ăn viên: hàm lượng đạm 25- 30%. Khẩu phần ăn hàng ngày 3- 5% trọng lượng thân, cho ăn 2 lần/ngày. Thay nước 3 lần/tuần, nếu nước bị bẩn do quá trình chăm sóc cần thay nước ngay. Thời gian thành thục của tôm bố mẹ phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chăm sóc Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, nhiệt độ thích hợp (26- 30oC) tôm mẹ thành thục trong thời gian 25 - 30 ngày và có thể đẻ 1000 trứng/1g cơ thể. Hàng ngày theo dõi nhiệt độ nước, theo dõi tình hình phát triển của tôm như lột xác, thức ăn dư thừa, bệnh tật Khi thấy tôm cái lột xác nên vớt ra bể khác cùng với tôm đực. Sau khi thấy tôm cái đẻ xong và ôm trứng thì bắt tôm đực ra và nuôi riêng tôm ôm trứng. Trong quá trình nuôi tôm ôm trứng, cần tăng vòi sục khí để làm tăng hàm lượng ôxy hoà tan. Tránh cho tôm mẹ vận động nhiều. Thời gian ôm ấp trứng của tôm mẹ vào khoảng từ 15-24 ngày, phụ thuộc nhiệt độ nước. 4.2.2.2. Kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ trong ao * Chuẩn bị ao: Diện tích ao nuôi thường 50- 100m2, độ sâu 1- 1,2 m, ao thoáng không cớm rợp. Cũng có thể nuôi ở ao diện tích lớn hơn song không nên lớn quá 500m2 để tiện cho việc chăm sóc quản lý. Ao được tẩy dọn sạch, dùng vôi bột diệt tạp, khử trùng ao với liều lượng 8 - 12 kg/100m2. Nước lấy vào được lọc sạch. * Hình thức nuôi: Nuôi đơn. * Mùa vụ nuôi: Thời gian nuôi vỗ thành thục tốt nhất trong điều kiện miền Bắc từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm. * Mật độ thả: 2-3 con/m2 với tỷ lệ đực/cái là 1/3. * Quản lý và chăm sóc: Trong ao thả một ít chà và làm hang hốc cho tôm trú. Hàng ngày theo dõi và cho tôm bố mẹ ăn, thức ăn tuỳ thuộc vào nguyên liệu sẵn có của địa phương. Thức ăn có thể là trai, ốc, mực tươi và thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm từ 20- 30% protein. Cho ăn vào các khay máng để tiện kiểm tra, khẩu phần ăn 3- 5% trọng lượng cơ thể. Thay nước cho tôm 1 lần/2 tuần. 92
  37. Thời gian thành thục của tôm bố mẹ phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chăm sóc. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, nhiệt độ thích hợp 26- 30oC tôm mẹ thành thục tốt trong thời gian 25- 30 ngày và có thể cho 1000 trứng/1g cơ thể. Tôm cái thành thục, lột xác, giao vĩ và đẻ trứng. Sau khi nuôi định kỳ 15 ngày/lần kéo lưới kiểm tra. Trứng sau khi thụ tinh, trải qua các giai đoạn phát triển phôi, tương ứng với màu sắc trứng từ màu vàng chanh sang màu nâu thẫm, đến khi hình thành điểm mắt màu đen thì có thể đưa tôm mẹ lên bể cho đẻ để thu ấu trùng. Trước khi đưa tôm mẹ lên bể cho “đẻ” cần phải tắm qua formalin 15ppm hoặc dung dịch sunphat đồng 0,3ppm hoặc nước muối 100‰ trong thời gian 20- 30 phút. 4.2.3. Kỹ thuật thu ấu trùng * Chọn tôm ôm trứng: Khi trứng có màu nâu thẫm hoặc xám. Trứng nhìn bằng mắt thường thấy điểm mắt màu đen thẫm, ấu trùng cựa quậy. Trứng dễ tách rời khỏi màng bao của chân bơi tôm mẹ. Hoặc trứng sau khi tôm mẹ ôm ấp từ 17-19 ngày ở nhiệt độ 27-31OC thì có thể đưa tôm mẹ lên bể cho đẻ để thu ấu trùng. * Cho đẻ: Ấu trùng tôm thường nở vào ban đêm nên công tác cho đẻ bắt đầu tiến hành vào lúc 17h hàng ngày: - Chuẩn bị bể: Bể đẻ có thể tích 30 - 50lít nước tùy số lítượng tôm mẹ, nguồn nước có độ mặn 12‰, nước đã qua xử lý kim loại nặng bằng EDTA 10 - 15ppm, mỗi bể đẻ mắc 2 cục đá bọt sục khí. - Cho tôm mẹ vào bể đẻ đã chuẩn bị từ trước với số lượng 1 con/ 10lít nước. Đậy kín bể bằng bạt màu đen. * Thu ấu trùng: tiến hành vào buổi sáng - Chuẩn bị: 01 chậu nước 30lít có yêu cầu như với bể đẻ, một xô nước 10lít có pha dung dịch Formalin để tắm cho ấu trùng với nồng độ 25- 30ppm. - Kiểm tra tôm mẹ cho vào ấp: Những tôm trứng đã nở hết có thể đưa vào bể nuôi vỗ tái phát hoặc loại bỏ, tôm mẹ ôm trứng chưa nở cho vào bể nuôi vỗ cho đẻ ở lần tiếp theo. - Thu ấu trung: Hé mở một phần nắp của bể đẻ, lấy một nguồn sáng chiếu vào để tập trung ấu trùng sau đó dùng ồng nhựa siphon số tôm đã tập trung vào nguồn sáng ra chậu đã chuẩn bị những tôm không có khả năng tập trung vào nguồn sáng thì loại bỏ (không cắm sâu ống siphon). - Định lượng ấu trùng: Khuấy đều cho lượng ấu trùng phân tán đều trong chậu chứa (khuấy 3 vòng thuận chiều kim đồng hồ, một vòng ngược lại) lấy cốc có thể tích 100ml nước múc 3 cốc ra đếm số lượng ấu trùng có trong cốc để suy ra lượng ấu trùng có trong chậu - Sau khi ấu trùng được định lượng, ta tiến hành thu ấu trùng bằng vợt mềm, cho tắm qua xô chứa Formalin 5phút rồi chuyển sang bể ương nuôi. 4.2.4. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng (larvae) thành hậu ấu trùng (postlarvae) 4.2.4.1. Chuẩn bị bể Bể ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh được xây bằng ximăng hoặc bằng nhựa composite, thể tích bể 2-4 m3, Khử trùng thành và đáy bể rồi cấp nước đã xử lý, lắp 93
  38. sục khí với số lượng 2 vòi/m3 nước. Sau khi đã chuẩn bị xong, chuyển ấu trùng từ bể đẻ sang ương nuôi. 4.2.4.2. Chuẩn bị thức ăn cho ấu trùng Tuỳ vào giai đoạn phát triển ấu trùng mà tính thời gian ấp trứng Artermia * Cách ấp trứng Artemia: Ngâm trứng Artemia trong nước ngọt 1 giờ, tắm qua formalin 30ppm trong thời gian 20 - 30 phút, sau đó rửa sạch qua nước ngọt 1 - 2 lần rồi cho vào bể ấp có chứa nước biển nồng độ muối 30 - 35‰. Bể ấp phải có sục khí liên tục và được chiếu đèn. Sau 16 - 20 giờ tuỳ thuộc vào nhiệt độ ấp, trứng nở ra Nauplius. Khi xác định số gam trứng Artemia đem ấp, cần xác định tỷ lệ nở của trứng Artemia và xác định số lượng Nauplius cần cho ấu trùng tôm. * Lọc Nauplius artermia: Dùng bể hình trụ, phía dưới đáy trong suốt để chiếu đèn, chiếu đèn từ phía đáy bể để tập trung ấu trùng, trong khi vỏ trứng nổi bên trên, dùng ống siphon hút phía dưới đáy bể để thu ấu trùng Artermia. Một số công thức chế biến thức ăn để nuôi ấu trùng tôm: - Dùng 2 - 3g trai, ốc băm nhỏ lọc qua mắt lưới gas 125 được dung dịch sệt trong 30- 40 ml trộn với 1 lòng đỏ trứng gà cho vào bát có một ít premix khuấy đều vào hấp cách thuỷ. - Dùng gan lợn, trâu bò tươi nghiền mịn, hấp hoặc sấy khô ở nhiệt độ 30 -50oC trộn với 20- 30% đậu tương rang lọc vỏ nghiền mịn rây qua mắt sàng cỡ nhỏ 300 micron. Có bổ sung premix 1%. - Mực tươi làm sạch 400g xay nghiền mịn, lọc qua lưới sau đó trộn với lòng đỏ trứng 1 quả có bổ sung premix đem hấp cách thuỷ. Khi cho ăn chà xát qua mắt lưới 300. - Thức ăn công nghiệp dùng cho nuôi ấu trùng: Artificial Plankton, Mix Feed (N0, N1 ), CP, 4.2.4.3. Quản lý, chăm sóc ấu trùng. - Hàng ngày cho ấu trùng ăn 4- 6 lần, tuỳ theo kích cỡ ấu trùng, mật độ ương và mức tiêu thụ thức ăn mà cho lượng thức ăn phù hợp. - Mỗi ngày thay nước 1 lần (thay 30- 40% lượng nước trong bể), 1-2 ngày siphong đáy 1 lần để hút bỏ hết chất thải và thức ăn thừa của tôm. - Thường xuyên kiểm tra tình hình sức khoẻ ấu trùng tôm để sớm có biện pháp khắc phục mỗi khi ấu trùng bị bệnh. 4.2.4.4. Quản lý chất lượng nước - Nước để cho đẻ và ương nuôi ấu trùng phải được xử lý tốt để diệt mầm bệnh và các chất có hại cho ấu trùng tôm. Nước khi đưa lên bể chứa phải được xử lý bằng chlorine với nồng độ 20- 25ppm, sục khí liên tục 24 giờ để bay hết khí clo, sau đó dùng thuốc thử clo để thử, nếu nước hết clo đưa lên bể lọc và đưa vào bể chứa nước sạch. Dùng EDTA nồng độ 5ppm để khử kim loại nặng. - Quá trình lọc và pha nước: Thông thường nước ngọt lọc riêng, nước biển lọc riêng qua hệ thống bể lọc và được chứa trong các bể riêng biệt. Trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm, hàng ngày cần thay nước có nồng độ muối 14‰, lượng nước thay từ 30 - 50%, do đó cần có bể chứa nước đã pha 14‰. 94
  39. - Những trạm trại xây dựng xa nguồn nước biển, khi đi chở nước biển về cần o đặc biệt quan tâm đến độ mặn (S /oo), độ trong và mầm bệnh. 4.3. Ương tôm càng xanh 4.3.1. Kỹ thuật ương tôm càng xanh giống trong ao 4.3.1.1. Chọn vị trí - Chọn nơi có nguồn nước trong sạch, có điều kiện cấp thoát nước chủ động, đất không bị nhiễm phèn, độ pH >7. Gần nhà để dễ bảo vệ chăm sóc. Có điều kiện an ninh tốt. - Có thể tiến hành xây dựng ao ương ngay gần ruộng nuôi để sau đó thả ngay ra ruộng. 4.3.1.2. Xây dựng ao ương. - Ao ương có diện tích từ 100 - 1000m2, tốt nhất là từ 300- 600m2 để thuận tiện cho việc quản lý. Ao nuôi có hình chữ nhật là tốt nhất, tỷ lệ chiều dài so với chiều rộng là 2 - 3/1. Độ sâu trong khoảng 0,8 - 1m, nền đáy bằng phẳng có độ dốc nghiêng về phía cống thoát nước, trước cống thoát có hố chứa tôm khi thu hoạch, ao ương nên có hai cống cấp và thoát nước riêng biệt. - Bờ ao chắc chắn, rộng khoảng 1m, cao hơn mức nước cao nhất cấp cho ao là 0,5m. Dùng lưới chắn quanh ao để tránh địch hại có thể hại tôm. - Giá thể: dùng tre bó lại thành từng bó (một người ôm), cũng có thể sử dụng lưới nilon tối màu bó thành bó, tầu lá dừa 4.3.1.3. Chuẩn bị ao ương. - Ao ương phải được vét sạch bùn đáy, lấp hết hang hốc rò rỉ, san đáy ao cho bằng phẳng, sau khi san ao để phơi khoảng 3 - 5 ngày. Sau đó tiến hành bón vôi cho ao với liều lượng bón là 7 - 10kg/100m2 (vôi chưa tôi) sau khi bón vôi để từ 1 - 2 ngày cấp nước vào ngay với mực nước 0,8m. Chú ý khi cấp nước phải qua túi lọc bằng vải mịn hoặc lưới nhiều lớp. - Bón phân gây màu nước với liều lượng 2kg urê, 1 kg supelân và 1kg bột cá cho 1000m2. Chờ 3 - 4 ngày sau khi nước có màu xanh nõn chuối, tiến hành kiểm tra lại độ trong đạt 0,3 - 0,4m và pH 7 - 8 là đạt yêu cầu có thể thả tôm. 4.3.1.4. Thả tôm giống * Mùa vụ ương: Mùa vụ ương tôm thường bắt đầu vào tháng 3- 4 cho tới tháng 5- 6 dương lịch. Thời điểm này ở miền Bắc đã bắt đầu có mưa nên cần chú ý khi trời mưa ao hay bị đục nước và phèn trên bờ hay chảy xuống ao. * Chọn tôm giống: - Chọn mua tôm có nguồn gốc thực sự tin cậy, hoặc tại các cơ sở tin cậy. - Tôm càng xanh bột phải đồng đều về cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh với tiếng động và đã được ngọt hoá trước đó ít nhất 3 ngày. - Cũng có thể kiểm tra tôm bằng các phương pháp hiện đại nếu có điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, phòng thí nghiệm. 95
  40. * Mật độ và phương pháp thả giống: - Mật độ tôm thả ương 100 - 200 tôm bột/m2. - Phương pháp: Thả tôm vào lúc trời mát buổi sáng hoặc chiều tối, trước khi thả ngâm bao chứa tôm trong khoảng thời gian 15 - 30 phút tuỳ theo điều kiện thực tế. Khi thả mở túi để nước từ bên ngoài vào trong túi và để tôm tự bơi ra khỏi túi, chú ý khi thả tôm thường có tập tính búng nhảy nên phải thả cách bờ ao từ 1 - 2m để tránh tôm nhảy lên bờ ao. 4.3.1.5. Chăm sóc, quản lý ao nuôi. * Thức ăn và phương pháp cho ăn - Dùng thức ăn viên có chất lượng cao (concor hay CP hay KP 90 - ĐN), liều lượng cho ăn tính theo 1 vạn tôm bột thả ương tháng thứ nhất là: 30 - 70g/ngày. - Ngoài ra cần bổ sung thêm thức ăn tự chế như ốc, hến, cá tạp xay nghiền rồi cho với lượng 100g/1 vạn tôm/ ngày. - Có thể bổ sung thêm ĐVPD, giun đỏ với lượng 100g/1 vạn tôm/ ngày. - Số lần cho ăn trong một ngày là 3 - 4 lần (6, 17, 20 và 22 giờ), lượng thức ăn cho vào buổi sáng sớm và chiều mát tăng hơn cho ăn vào các buổi khác. Làm sàng thức ăn để kiểm tra tôm ăn số lượng 2 - 3 cái/ 100m2 ao. - Hoặc có thể căn cứ vào bảng cho ăn để tính lượng thức ăn cho tôm: Bảng 17.05.07: Lượng thức ăn trong ương nuôi tôm giống Ngày Trọng lượng Thức ăn viên Thức ăn tươi K. thước hạt Tuổi tôm (g/con) (% TL thân) (% TL thân) thức ăn (mm) 01 - 10 0,05 – 0,25 50 200 1 11 - 20 0,25 – 0,5 40 150 1 21 - 30 0,5 - 1 35 150 1,5 31 - 40 1 - 1,5 30 100 1,5 41 - 50 1,5 - 2 25 100 2 51 - 60 2 - 2,5 25 100 2 * Quản lý môi trường ao ương. - Trong thời gian ương không cần trao đổi nước nhưng có thể bổ sung lượng nước bị thất thoát. Thời gian ương 30 - 45 ngày. - Thường xuyên kiểm tra bờ, lưới, cống để tránh thất thoát. Kiểm tra môi trường nước thông qua một số chỉ tiêu sau: + Nước có màu xanh nõn chuối, độ trong 30 - 40cm. + Oxy hoà tan lớn hơn 4mg/lít. + pH 7 – 8. + Nhiệt độ 28 – 30oC. 4.3.1.6. Thu hoạch. Sau một tháng ương tôm có thể đạt kích cỡ từ 3 - 4cm, tỷ lệ sống 60 - 70%. Trước khi thu hoạch phải chuẩn bị giai chứa để trong ao hoặc trong bể và có sục khí. 96
  41. Nên thu hoạch tôm vào lúc sáng sớm. Thu hoạch tôm bằng cách tháo nước thu tôm qua cửa cống bằng lưới đáy, hoặc có thể kéo lưới thu một phần sau đó tháo cạn thu toàn bộ. 4.3.1.7. Vận chuyển tôm sống. Có hai cách vận chuyển kín và vận chuyển hở, tuy nhiên trong ương tôm càng xanh nên dùng hình thức vận chuyển kín. Vận chuyển kín dùng túi nilon có bơm oxy. Kích cỡ túi dùng cho vận chuyển tôm: 60-90cm, vận chuyển từ 1000- 2000 con/bao lượng nước vận chuyển 5- 10 lít/túi. Thời gian vận chuyển tối đa: 8- 10 tiếng, nếu vận chuyển thời gian xa hơn thì phải thả tôm ra giai cho nghỉ sau đó bơm lại oxy. 4.3.2. Ương tôm càng xanh giống trong giai (tráng) 4.3.2.1.Địa điểm đặt giai Có thể đặt giai ngay trong ao, nơi thoáng mát, có nguồn nước sạch và không bị ô nhiễm, nơi có khả năng cấp và thoát nước chủ động. 4.3.2.2. Chuẩn bị giai - Thường sử dụng giai có kích cỡ khoảng 6 - 8m2 để tiện cho việc chăm sóc quản lý. Giai có hình chữ nhật với các thông số sau: 4 x 2 x 1(m). - Giai được căng cho thẳng, buộc chắc chắn. Phần ngập nước từ 0,5 - 0,7m. - Giá thể thường sử dụng dây nilon bó lại thành từng bó (đường kính khoảng 10cm) thả trong giai với mật độ 1bó/1m2. 4.3.2.3. Thả tôm giống * Mùa vụ ương (Tương tự như đối với ương trong ao đất). * Cách chọn PL15. (Tương tự như đối với ương trong ao đất). * Mật độ: 500-800con/m2 giai. * Phương pháp thả tôm (Tương tự như đối với ương trong ao đất) 4.3.2.4. Chăm sóc quản lý. * Thức ăn và phương pháp cho ăn (Tương tự như đối với ương trong ao đất). * Quản lý - Ương trong giai với mật độ cao nên phải chú ý cho cho tôm ăn thường xuyên và đầy đủ. - Vệ sinh giai hàng ngày, nhất là với những vùng đáy giai và nơi có rong bám nhiều. Thường xuyên kiểm tra giai tránh tôm bị thất thoát do rách giai. - Dự phòng máy sục khí đề phòng trường hợp tôm thiếu oxy. 4.3.2.5. Thu hoạch - Tôm ương trong giai nên thu hoạch trong khoảng 30 ngày. Khi thu dùng vợt mềm vớt tôm chuyển lên bể có sục khí. - Kết quả ương: Sau 30 ngày tôm đạt cỡ 2-3cm, tỷ lệ sống đạt 70-80%. 4.3. Nuôi tôm càng xanh thương phẩm 97