So sánh hiệu quả sản xuất của đội tàu khai thác cá ngừ đại dương tại Khánh Hòa

pdf 10 trang Gia Huy 20/05/2022 1280
Bạn đang xem tài liệu "So sánh hiệu quả sản xuất của đội tàu khai thác cá ngừ đại dương tại Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_san_xuat_cua_doi_tau_khai_thac_ca_ngu_dai_d.pdf

Nội dung text: So sánh hiệu quả sản xuất của đội tàu khai thác cá ngừ đại dương tại Khánh Hòa

  1. so SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA ĐỘI TÀU KHAI THÁC CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI KHÁNH HổÀ • Nguyễn Trọng Lương Trường Đại học Nha Trang Email: luongnt@ntu. edit, vn Vũ Kế Nghiệp Trường Đại học Nha Trang Email: vknghiep@ntu.edit, vn Phạm Thị Thanh Thuỷ Trường Đại học Nha Trang Email: thanhthuypt@ntu.edit, vn Ngày nhận: 01/8/2019 Ngày nhận bán sứa: 15/10/2019 Ngày duyệt đăng: 05/01/2020 Tóm tắt: Bài báo trình bày kêt quá phân tích hiệu quả sán xuất của đội tàu khai thác cá ngừ đại dương tỉnh Khảnh Hoà. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra và ghi chép nhật kí’ đánh bắt của 73 tàu cáu trong năm 2018 (64 tàu cả do ngư dân tự đóng và 9 tàu được Nhà nước hồ trợ theo Nghị định 67). Nghiên cứu sử dụng kiêm định giá trị trung bình của hai tông thê - trường hợp mâu độc lập đê phân tích sự khác biệt có ý nghĩa thông kê cùa sản lượng và năng suất khai thác giữa nhóm tàu được hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị định 67 và nhóm tàu không được hỗ trợ. Kêt quả cho thây, sản lượng khai thác và lợi nhuận cùa hoạt động khai thác có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê; trong khi sản lượng/chuyến biển và năng suất đánh băt cùa nhóm tàu được hô trợ cao hơn nhóm tàu còn lại. Từ khoá: Cá ngừ đại dương, Hiệu quả sản xuất, Khánh Hoà, Sản lượng khai thác. MãJEL:Q22. Comparison of fishing efficiency of tuna fishery in Khanh Hoa province Abstract This research is conducted to analyze the production efficiency of tuna fishing fleets in Khanh Hoa. The study used the method of investigating and recording fishing logs of 73 tuna fishing boats in 2018 (64 fishing boats built by fishermen and 9 boats supported by the State according to the Decree No. 67). The statistically significant difference in catch volume and catch capacity’ between the group of ships supported by the State under Decree No. 67 and the group of ships with no support from the State was employed to test the average value of two populations - independent sample case. The results showed that the catch and profits differ but not statistically significant: while the catch per trip and the catch per unit effort of the group of subsidized vessels were higher than that of the non-subsidized ones, this difference is statistically significant. Keywords: Tuna, fishing efficiency, Khanh Hoa, catch. JELCode:Q22. 1. Giới thiệu Ngành khai thác thủy sản tinh Khánh Hòa đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm cho hơn 33.000 lao động đánh cá, trong đó có trên 10.000 lao động khai thác xa bờ (Chi cục Thuy sản Khánh Hòa, 2019). Năm 2013, đội tàu cá tình Khánh Hòa được đánh giá là rất lớn về quy mô nhưng yếu về năng lực hoạt SỐ 283 thảng 01/2021 121 Kinh hU’hat I lien
  2. động, chỉ có 11% số tàu đủ điều kiện hoạt động ở vùng biển khơi và 89% còn lại hoạt động ở vùng lộng và ven bờ (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Khánh Hòa, 2015). Đốn cuối năm 2019, sau 5 năm thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 67) (Chính phù, 2014), toàn tỉnh có 9.869 tàu cá với tồng công suất đạt 646.746CV, trung bình 65,5 cv/tàu (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguôn lợi thuỷ sản Khánh Hòa, 2015). So với năm 2013, đội tàu hoạt động xa bờ tăng lên đáng kê, chiếm 26,8% vê số lượng (1.377 chiếc); đội tàu hoạt động vùng lộng là 2.963 chiếc, giảm 6,3% và đội tàu hoạt động ven bờ là 5.529 chiếc (giảm 0,1 %). Trong đó, khai thác cá ngừ đại dương được xem là nghê chủ lực của tình, mặc dù số lượng tàu tham gia không lớn nhưng đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, xã hội và góp phân bảo vệ chủ quyền biên đảo của tô quôc. Đen cuối năm 2019, đội tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa có 221 chiếc với tổng công suất 23.243CV, tăng 112,5% về số lượng tàu câu và 92% về công suất máy chính so với năm 2012 (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sàn Khánh Hòa, 2015). Trong đó, có 9 tàu đóng mới theo Nghị định 67 với công suất trung bình đạt 750 cv/tàu, góp phần nâng cao năng lực hoạt động khai thác của nghề câu cá ngừ đại dương của tinh (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuý sàn Khánh Hòa, 2015), (Chính phủ, 2014). Bên cạnh phát triền năng lực khai thác, nghề câu cá ngừ đại dương cũng từng bước cải thiện công nghệ khai thác, xử lý và báo quản sản phẩm trên tàu nhằm nâng cao chất lượng sản phấm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu xuất khẩu. Qua đó. góp phần đáng kể vào việc cải thiện thu nhập và đời sống cho thuyền viên. Nghị định 67 là chính sách mang tính đột phá, đồng bộ, tạo động lực phát triển ngành thuy sản và góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. Sau quá trình thực hiện, mục tiêu hiện đại hóa tàu cá trên toàn quốc bước đầu đã đạt được kết quả đáng kế, tăng đội tàu khai thác xa bờ lên trên 20% và giảm đội tàu hoạt động đánh bắt ở vùng biển ven bờ giảm trên 13% (Chính phủ, 2019). Bên cạnh đó, chính sách này còn góp phần thúc đẩy phát triển ngành đóng tàu vo thép và composite, thay đổi nhận thức của ngư dân theo hướng san xuất công nghiệp, hiện đại hóa công nghệ đánh bắt; góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nơi sinh hoạt, giảm tai nạn cho người và phương tiện hoạt động trên biên; đông thời, góp phân nâng cao chât lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho thuyền viên. Qua thời gian hoạt động sản xuất, nhiều chủ tàu đã tra được phần lớn vốn vay từ các ngân hàng (Nguyễn Trọng Lương & cộng sự, 2020) bênh cạnh đó không ít chủ tàu chưa thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ và nhiêu ngân hàng khó thu hồi vốn đã cho vay, riêng tĩnh Khánh Hòa có tới 39,3% nợ xấu (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2019) cao hơn so với toàn quốc là 33% (Tạp Chí Tài Chính, 2019). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhiều chủ tàu cho rằng hoạt động sàn xuất kém hiệu quả là lý do chính dẫn đến việc hoàn vốn chậm hoặc thiếu khả năng trả nợ, nhưng không ít chú tàu trốn tránh nghĩa vụ và chờ cơ chê xóa nợ từ các ngân hàng trong khi nhóm tàu không được hồ trợ hoạt động có hiệu quả khá tôt (Lê Đức Việt, 2017). Do đó, việc nghiên cứu, so sánh, đánh giá hiệu quả sản xuất giữa nhóm tàu câu được hô trợ theo Nghị định 67 và nhóm tàu không được hỗ trợ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ bô sung thêm dẫn liệu khoa học giúp các nhà quản lý và chính quyền địa phương xây dựng chính sách phù họp, đông thời tổ chức sàn xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác và thúc đấy nghề câu cá ngừ phát triển ổn định. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Hiệu qua sàn xuất trong nghiên cứu được đánh giá và phân tích thông qua 2 chi tiêu vê hiệu quả khai thác và hiệu quả kinh tế như sau: 2.1. Hiệu quả khai thác San lượng khai thác (SLKT): SLKT cua mỗi tàu được thu thập thông qua sô nhật ký đánh bắt và điều tra trực tiếp từ chu tàu theo từng tháng, được gọi là san lượng chuyên biên (C.). SLKT cua tàu i (C) trong một năm được tính theo (1). G=Eỹ=iQ; (1=1,2 n; j = 1,2 m) (1) SLKT của đội tàu (C) trong một năm được xác định theo (2) C = S?=1Q (2) Số 283 tháng 01/2021 122 KillllhUllill 11'iêll
  3. SLKT trung bình/chuyến biển của tàu i được tính theo (3). ct = (mi - sô chuyên biên mà tàu i hoạt động trong 1 năm) (3) SLKT trung binh/chuyến biển của đội tàu trong 1 năm được tính theo (4) c = ^S"=1 C/ (n là số tàu khảo sát) (4) Trong đó, C. - SLKT của tàu i (kg); c - SLKT của đội tàu (kg). Năng suât khai thác (NSKT): Trên cơ sở thống kê SLKT của từng tàu trong từng chuyến biển và số ngày mà tàu đánh băt trong chuyên đó (không tính số ngày di chuyển), sẽ xác định được NSKT của mỗi tàu và của cả đội tàu (Sparre & Siebren, 1989). NSKT của tàu i trong một chuyến biển được tính theo (5) NSKTị = (dij - số ngày mà tàu i hoạt động trong tháng j). (5) NSKT trung bình của tàu i trong 1 năm được tính theo (6). ŨSĨĨTi =^ỉĩ=1NSKTi (6) (m. - số chuyến biển mà tàu i hoạt động trong 1 năm). NSKT trung bình của đội trong 1 năm được tính theo (7). NSKT = 1 NSKTy, (n - số tàu khảo sát). (7) Hiệu quả khai thác (NSKT và SLKT) phụ thuộc rất nhiều nhân tố, bao gồm: đặc điểm kỳ thuật của tàu, nhân lực, công nghệ khai thác, thời tiết và trữ lượng cá ngừ. Trong đó, các nhân tố về công nghệ khai thác, thời tiết và trữ lượng cá ngừ phân bố ở ngư trường được xem như hằng số, nghĩa là các nhân tổ này không tác động hoặc có tác động đến hiệu quả khai thác nhưng giống nhau cho cả đội tàu (Nguyễn Trọng Lương & cộng sự, 2020). Các nhân tố còn lại được xem xét như sau: Đặc điểm mảy tàu: Được xem xét trên khía cạnh công suất máy chính (CV). Đã có nhiều nghiên cứu khăng định công suất máy chính ảnh hưởng đáng kể đến SLKT của đội tàu (Nguyễn Trọng Lương, 2009), (Sharma & Leung, 1999). Đôi với nghê câu, máy chính được sử dụng với mục đích đảm bảo cho tàu hành trình nhanh và an toàn, không nhằm mục đích thả và kéo và thu ngư cụ như các nghề khác (lưới kéo, lưới vây, lưới rê). Với kỳ vọng, công suất máy lớn thì tốc độ tàu cao nên khả năng tìm kiếm ngư trường tốt hơn, phạm vi hoạt động lớn và cơ hội gặp đàn cá nhiều hơn. Do đó, SLKT và NSKT được tăng lên. Tuy nhiên, công suất lớn thì mức tiêu hao nhiên liệu tăng và làm tăng chi phí (CP). Thời gian tàu được sử dụng (tuôi tàu)'. Được xem xét như một nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả khai thác của đội tàu. Tuôi tàu càng lớn (tàu cũ), CP sửa chữa, bảo dường hàng năm sẽ cao hơn so với tàu mới. Bên cạnh đó, tàu càng cũ thì tính ôn định và sự an toàn càng kém dẫn đến thuyền trưởng không mạnh dạn dẫn tàu đi tìm cá ở những ngư trường tốt hơn, rộng hơn để có cơ hội gặp cá nhiều hơn. Vì thế, SLKT và NSKT có thê giảm và lợi nhuận (LN) thâp hơn. Mặt khác, tuổi tàu càng lớn, CP bảo hiểm càng cao, làm tăng CP và giảm LN. Với kỳ vọng tuôi của tàu và doanh thu (DT) hoặc LN có tương quan nghịch, tàu có tuổi càng lớn thì DT tạo ra càng nhỏ, trong khi CP càng cao thì LN càng thấp (Nguyễn Tuấn & cộng sự, 2007). Đặc điêm về thủy thủ'. Được xem xét về số lượng thủy thủ làm việc trên tàu câu. Nghề câu tay khai thác cá ngừ thường bố trí từ 6-12 lao động, bao gồm cả thuyền trưởng, máy trưởng và thủy thủ. Nghề câu cá ngừ chủ yếu sử dùng mồi câu bằng mực xà sống, con mồi càng khỏe càng hấp dẫn cá ngừ (Nguyễn Trọng Lương & cộng sự, 2015). Mực xà được các thủy thủ câu vào mỗi đêm, nuôi sống bằng nước biển và sử dụng liên tục cho cả đêm. Để đảm bảo con mồi khỏe mạnh, nếu không có cá cắn câu thì sau mỗi 15 phút thả câu phải tiên hành thay thế bằng con mồi khác (Nguyễn Trọng Lương & cộng sự, 2020), (Nguyễn Trọng Lương & cộng sự, 2015). Như vậy, khi bô trí đủ số lượng thủy thủ thi mồi câu sẽ được cung cấp đầy đủ cả về sổ Số 283 tháng 01/2021 123 KinhteJ’hattnen
  4. lượng và chất lượng cho quá trình khai thác diễn ra liên tục trong mỗi đêm, khi đó cơ hội bất gặp cá nhiều hơn nên NSKT và SLKT được cải thiện hơn. Tuy nhiên, số lượng thủy thủ càng đông thì CP tiên lương càng lớn nên giảm hiệu quả kinh tế cho chủ tàu, điều này đã được nhiều nghiên cứu khẳng định (Grafton & cộng sự, 2000), (Long & cộng sự, 2008), (Razack, 2008), (Sharma & Leung, 1999) và (Thuy & cộng sự, 2013). Hiệu quâ khai thác thấp có thể do nguồn lợi cá ngừ giảm hoặc cường lực khai thác đã vượt quá ngưỡng về trữ lượng nguồn lợi. Ngược lại, nêu nguôn lợi đang ở mức cao và cường lực khai thác đang được quan ly tốt thì hiệu quả khai thác có thể đạt được kết quả cao (Nguyễn Trọng Lương & cộng sự, 2020). 2.2. Hiệu quả kinh tế Các nhóm tàu được đóng vào các giai đoạn khác nhau nên các khoản CP vê khâu hao, trả lãi vôn vay, CP bảo hiểm tàu, v.v. cũng khác nhau. Do đó, nghiên cứu này chi tập trung đánh giá dựa vào các chỉ tiêu dưới đây: DT: Tổng số tiền thu được từ bán cá của đội tàu trong 1 năm, tính theo (8). DT = zr=1 Cj X Pj (8) Trong đó: c - SLKT và Pj - giá bán sản phẩm tại cảng cùa tàu i trong tháng j. CP: Tổng số tiền mà đội tàu chi ra trong 1 năm, tính theo (9). CP = E"=1(CPHD; + LDj + K]) (9) Trong đó: CPHD - chi phí hoạt động (dầu, nhớt, nước đá và nhu yếu phẩm); LD - chi phí tiền lương cho thuyền viên; K - các khoản chi phí khác (bảo dưỡng tàu, máy, thiết bị khai thác và hang hải, bảo hiểm thuyền viên và phí bến bãi của tàu i trong tháng j). LN: Tổng số tiền thu được cùa đội tàu sau khi trừ CP trong 1 năm, tính theo (10). LN = DT-CP (10) Đội tàu nghiên cứu được đóng ở các giai đoạn khác nhau với mức đâu tư và lãi suât phải chi trả của chủ tàu cũng khác nhau (do có chính sách hỗ trợ của nhà nước) nên việc xác định giá trị khấu hao và lãi vạy rất khó khăn và không khả thi. Vì vậy, không xác định LN ròng của chủ tàu (giá trị còn lại sau khi đã trừ het cac loại CP, bao gồm lãi vay và CP khấu hao). LN cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Trữ lượng đàn cá, số lượng tàu tham gia đánh bắt, thời tiết, SLKT, CP hoạt động, giá sản phàm. LN cao sẽ khuyên khích ngư dân đầu tư khai thác thông qua việc tăng quy mô đội tàu - khi công tác quản lý cường lực chưa được quan tâm hoặc không hiệu quả. Ngược lại, nêu LN thâp hoặc àm sẽ thúc đây ngư dân chuyên đoi nghe hoạc hoạt động kiêm nghề (sử dụng kết hợp nhiều loại ngư cụ trên một tàu). 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả sản xuất của đội tàu câu cá ngừ đại dương ở Khánh Hoà hoạt động khai thác ở vùng biển xa bờ, gồm 2 nhóm như sau: Nhóm 1: Các tàu câu cá ngừ của ngư dân không tham gia chính sách tín dụng, gọi là “nhóm tàu không được hỗ trợ”. Nhóm 1*: Các tàu câu cá ngừ của ngư dân không tham gia chính sách tín dụng, gọi là “nhóm tàu không được hỗ trợ”, có công suất máy chính từ 400CV trở lên. Nhóm 2: Các tàu được đóng mới theo chính sách hỗ trợ của NĐ 67, gọi là “nhóm tàu được hỗ trợ”. 3.1.2. Thời gian nghiên cứu Nhóm nghiên cứu thiết lập danh sách nhóm tàu điều tra và tiên hành thu thập toàn bộ dữ liệu liên quan đến tất cả các chuyến biển mà tàu thực hiện trong năm 2018. Các dữ liệu được tông họp, xử lý phục vụ công tác phân tích, so sánh và đánh giá trong bài viết này. 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Số 283 tháng 01/2021 124 killll ti1 All ti'ién
  5. Bảng 1. Phân bố mẫu điều tra Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm công suất Số tàu Số mẫu Số tàu Số mẫu 400CV 160 40 9 9 Tổng 212 64 9 9 Dữ liệu thứ cấp: Được lựa chọn và tồng hợp từ các tài liệu về quản lý, khai thác cá ngừ và các công trình khoa học đã công bố. Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn chủ tàu và thuyền trưởng tàu câu cá ngừ: Các thông tin cần thu thập được thiết kế theo mẫu phiếu điều tra. Trực tiếp điều tra, phỏng vấn chủ tàu và thuyền trưởng tàu câu về ngư trường, sản lượng (SL); thời gian hoạt động đánh bắt. CP chuyến biển, giá bán sản phẩm; DT chuyến biển được thu thập thông qua sổ nhật ký do nhóm nghiên cứu cung cấp và sổ ghi chép của các chủ tàu. Số lượng mẫu điều tra được xác định theo hướng dẫn của FAO, độ tin cậy đảm bảo an toàn và phản ảnh đầy đủ tổng thê nghe cá (Constantine, 2002). Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 73 tàu và được phân bố như Bảng 1. Sau khi điều tra lần đầu, số liệu được thu thập lặp lại cho các tháng trong năm 2018. 3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sử dụng phưcmg pháp định tính và định lượng để đánh giá và phân tích hiệu quả sản xuất của đội tàu khai thác cá ngừ tình Khánh Hoà. Cụ thể, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hiệu quả sản xuất của đội tàu nghiên cứu và kiểm định T-Test phân tích sự khác biệt trung bình về hiệu quả sản xuất của hai nhóm tàu. Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20 bao gồm: thống kê mô tả được sử dụng để tính toán giá trị trung bình, giá trị min và max, độ lệch chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất; kiểm định T-Test phân tích sự khác biệt trung bình về hiệu quả sản xuất. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Tình hình hoạt động sản xuất của đội tàu câu cá ngừ đại dương tại Khánh Hoà 4.1.1. Năng lực đội tàu khai thác cá ngừ đại dương Kêt quả điều tra cho thấy, nhóm 2 có vỏ bang composite, hệ thống hầm bảo quản và máy móc được trang bị đồng bộ. Nhóm 1 là những tàu cá được cải hoán từ các tàu hoạt động nghề câu vàng khai thác cá ngừ, chụp mực, lưới vây và lưới kéo; trong đó, vỏ tàu, máy tàu và hầm bảo quản khác nhau không đáng kể và 100% là tàu vỏ gỗ. Các thông số cơ bản của 73 tàu câu ở Khánh Hoà được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Thống kê công suất máy chính theo các nhóm tàu nghiên cứu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm công suất Min Max Mean Min Max Mean 400CV 400 1.150 509,9 400 829 750,0 Từ bảng trên cho thấy, nhóm 2 có công suất khá đồng đều, từ 400CV trở lên và trung bình đạt 750 cv/ tàu. Trong khi đó, nhóm tàu còn lại trang bị máy chính chưa đồng bộ, công suất phân tán từ 120M. 150CV, trung binh đạt 403 cv/tàu. Điều này thể hiện rằng, việc sử dụng tàu cũ và được cải hoán từ nghề khác là yếu điếm cúa nhóm tàu này, khi ngư dân sử dụng lại máy cũ có công suất nhỏ hoặc khá lớn so với nhu cầu của nghê câu. Máy tàu có công suất quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tàu khi di chuyến ngư trường hoặc quá lớn sẽ làm tăng CP đầu tư và CP vận hành do mức tiêu hao nhiên liệu lớn. SỐ 283 thảng 01/2021 125 kỉnh tftfcPhat trlen
  6. 4.1.2. Ngư trường, mùa vụ và đối tượng khai thác Kết quả điều tra cho thấy, nghề câu cá ngừ tỉnh Khánh Hoà hoạt động quanh năm, ngoại trừ khi có thời tiết cực đoan. Ngư trường hoạt động của đội tàu câu tinh Khánh Hoà từ vĩ tuyến 10°00*14°00E và kinh tuyến từ 11 l°oo*l 15°00N. Đối tượng khai thác chính của nghề câu gồm cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) và cá ngừ mắt to (Thunnus obesus). Ngoài ra, nghề câu còn đánh bắt được một số đối tượng cá có giá trị kinh tế khác như cá thu, cá cờ kiếm. 4.1. ĩ. Thời gian hoạt động khai thác Kết quả điều tra cho thấy, nghề câu cá ngừ hoạt động theo chu kỳ trăng, mỗi chuyến biển bắt đầu từ ngày 17*19 âm lịch của tháng này và kết thúc vào ngày 10*12 âm lịch tháng tiếp theo. Thời gian hoạt động của tàu câu dao động từ 20*24 ngày. Trong đó, thời gian hoạt động đánh bắt dao động từ 12*17 ngày, trung binh là 14,5 ngày/chuyến biển và còn lại là thời gian hành trình từ bờ ra ngư trường và ngược lại. 4.1.4. Thu nhập của thuyền viên Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi tàu sử dụng từ 6*12 lao động. Nhóm 2 sử dụng 10 lao động/tàu, nhiều hon nhóm 1 là 7 lao động/tàu. Mức thu nhập của thuyền viên phụ thuộc vào mức chi trả của từng tàu, hiệu quả khai thác của từng chuyến biển và năng lực của lao động. Thuyền viên đảm nhận chức danh thuyền trưởng, máy trưởng có mức thu nhập cao hơn lần lượt là 1,5 và 1,2 lần so với các thuyền viên khác trên cùng một tàu. Mức thu nhập trung binh của thuyền viên hoạt động nghề câu cá ngừ trong năm 2018 khá cao, đạt 133 triệu VND/người/năm trong khi CP ăn uống, sinh hoạt đã được chủ tàu chi trả. Nhóm 2 sử dụng nhiều lao động nên mức thu nhập trung bình chỉ đạt 106 triệu VND/người/năm thấp hơn nhóm tàu còn lại, 4.2. Phân tích hiệu quả khai thác đội tàu khai thác cá ngừ đại dương tại Khánh Hoà SLKT và NSKT của đội tàu câu cá ngừ trong năm 2018 ở Khánh Hoà được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Thống kê sản lượng và năng suất khai thác của đội tàu nghiên cứu Chỉ tiêu khai thác Min Max Mean SD SL (kg) 9.850,00 29.100,00 21.242,40 4.495,06 SL/chuyến (kg) 985,00 3.550,00 2.221,38 524,92 NSKT (kg/tàu/ngày) 65,63 233,85 155,18 39,59 Từ bảng trên cho thấy, đội tàu nghiên cứu khai thác được SL dao động từ 9.850*29.100 kg, trung bình 21.242 kg/tàu/năm; SL mỗi chuyến biển dao động từ 985*3.550 kg, trung bình 2.221 kg/tàu/chuyến; NSKT của đội tàu dao động từ 66*234 kg, trung bình 155 kg/tàu/ngày. So sánh với nghiên cứu của (Nguyễn Trọng Lương & Vũ Kế Nghiệp, 2019), năm 2018 có kết quả khai thác cao hơn năm 2017 (SLKT mỗi chuyến biển đạt từ 650*3.015 kg, trung bình 2.189 kg/tàu/chuyến). Năm 2018 trung bình mỗi tàu đánh bắt được 21.242 kg/năm. Ước tính tổng SLKT của nghề câu cá ngừ ở Bảng 4. Thống kê sản lượng và năng suất khai thác theo nhóm tàu nghiên cứu Chỉ tiêu khai thác Nhóm Mean SD 1 21.240,63 4.748,21 SL(kg) 2 21.255,00 2.074,48 1 2.169,12 529,98 SL/chuyến (kg) 2 2.593,00 301,29 1 149,03 37,23 NSKT (kg/tàu/ngày) 2 198,90 27,14 Sổ 283 tháng 01/2021 126 KinhtOháttriến
  7. Khánh Hòa trong năm 2018 là: 21.242 kg/tàu/năm X 221 tàu câu = 4.694.482 kg (4.694 tấn). So với SLKT nam 2015 (4.319 tan), năm 2018 tăng lên 8,7% và đạt 4.694 tân (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Khánh Hòa, 2015). Để phân tích sự khác biệt về hiệu quả khai thác, cụ thể là SLKT và NSKT, nghiên cứu sử dụng kiểm định giá trị trung bình của hai tổng thể - trường họp mẫu độc lập (Independent Sample T-Test), ta có kết quả như ở Bảng 4. Qua kiem đinh T-Test ở Bảng 5 cho thây chênh lệch vê SLKT của nhóm 2 cao hcm không đáng kể (14,4 kg so VƠI trung bình 21.242,40 kg) so với nhóm 1, mức ý nghĩa Sig. (2-tailed) > 0,05 nên có thể khẳng định không có sự chênh lệch có ý nghĩa thông kê vê SLKT của 2 nhóm tàu. Chênh lệch về SLKT trung bình/ chuyên va NSKT cua nhom 2 cao hơn tương ứng 423,9 kg/chuyên và 49,9 kg/tàu/ngày so với nhóm 1, mức ý nghĩa Sig. (2-tailed) 0,05 nên có thể kết luận có sự chênh lệch về DT của 2 nhóm tàu nhưng không có ý nghĩa thống kê; chênh lệch về CP của nhóm 2 cao hơn tương ứng 392,5 triệu VND so với nhóm 1, mức ý nghĩa Sig. (2-tailed) > 0,05 nên có thể kết luận sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm tàu; chênh lệch vê LN của nhóm 2 thấp hơn 71,6 triệu VND so với nhóm 1, mức ý nghĩa Sig. (2-tailed) > 0,05 nen co the co sự chênh lệch vê LN của 2 nhóm tàu nhưng không có ý nghĩa thống kê. SỐ 283 tháng 01/2021 ___ 127 Kinh lc.vpllill Iriến
  8. Kết quả nghiên cứu này cũng thể hiện rằng việc trang bị máy chính có công suất lớn sè làm tăng CP vận hành, đặc biệt là CP nhiên liệu nên sẽ làm giảm mức LN của đội tàu. Một lần nữa khăng định rằng, đối với nghề câu cá ngừ đại dương thì không nhất thiết phải đầu tư trang bị máy có công suất lớn. Như kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy, nhóm 1 có phồ công suất máy chính khá lớn và việc so sánh các Bảng 7. Thống kê doanh thu, chi phí và lọi nhuận theo nhóm tàu nghiên cứu Chi tiêu kinh tế Nhóm Mean SD 1 3.203,27 505,71 DT (triệu VND) 2 3.530,79 849,32 1 2.323,75 323,58 CP (triệu VND) 2 2.716,28 629,04 1 879,52 257,28 LN (triệu VND) 2 807,97 243,87 Bảng 8. Kiểm định T-Test, so sánh trung bình hiệu quả kinh tế ciia 2 nhóm tàu 95% Confidence Interval Chi tiêu Sig. Mean Std. Error F Sig. t of the Difference kinh tế (2-tai led) Difference Difference Lower Upper 5,744 0,019 -1,657 0,102 -327,52 197,64 -721,60 66,56 DT (triệu VND) -1,129 0,289 -327,52 290,08 -985,84 330,79 8,389 0,005 -2,974 0,004 -392,52 132,01 -655,74 -129,31 CP (triệu VND) -1,838 0,101 -392,52 213,55 -879,00 93,95 0,035 0,852 0,786 0,435 71,55 91,07 -110,03 253,13 LN (triệu VND) 0,818 0,431 71,55 87,42 -121,60 264,70 Bảng 9. Thống kê các chỉ tiêu khai thác, kinh tế của nhóm 1 có công suất máy chính từ 400CV trở lên và nhóm 2 Nhóm 1* Nhóm 2 Các chi tiêu Min Max Mean SD Min Max Mean SD SL (kg) 10.150,0 29.100,0 21.488,9 5.567,6 18.950,0 25.695,0 21.255,0 2.074,5 SL/chuyến (kg) 1.015,0 3.550,0 2.202,4 622,5 2.105,6 3.211,9 2.593,0 301,3 NSKT (kg/tàu/ngày) 65,6 219,6 151,6 43,7 150,4 233,9 198,9 27,1 DT (triệu VND) 1.536,0 4.182,0 3.234.3 551,9 2.140,0 4.345,1 3.530,8 849,3 CP (triệu VND) 1.420,0 2.992,1 2.419,0 325,6 1.636,2 3.366,8 2.716,3 629.0 LN (triệu VND) 116,0 1.189,9 815,3 252,8 424,2 1.118,1 808,0 243,9 chi số khai thác và kinh tế có thể có độ khác nhau đáng kể. Vì vậy, nghiên cứu đã tách nhóm 1 với công suất máy chính từ 400CV trớ lên để so sánh với nhóm 2, kết quả thống kê được thê hiện ờ Bảng 9. Từ bảng trên cho thấy, nhóm 1* có các chi số vê SL/chuyên, NSKT, DT và CP sản xuât thâp hơn so VỚI nhóm 2; các chỉ số về SLKT và LN có kết quả ngược lại. Qua kiểm định T-Test cho thấy, chênh lệch về SL, SL/chuyến, NSKT, DT, CP và LN đêu có hệ sô Levene’s Test với mức ý nghĩa Sig. > 0,05. Sự sai khác vê NSKT và CP giữa 2 nhóm tàu có ý nghĩa thông kê (Sig T-Test (2-tailed) 0,05). 4.4. Thảo luận Ngành khai thác thuỷ sàn ở nước ta đã phát triển khá nhanh, đặc biệt từ năm 1997 đến nay, nhưng vẫn được gọi là “nghề cá nhân dân”, bởi chủ tàu là các hộ dân và gần như không có doanh nghiệp đâu tư vào Sẻ 283 tháng 01/2021 128 kiiihli'J'liiil im
  9. lĩnh vực này. Trong khi trình độ học vấn của ngư dân rất thấp, trên 80% ngư dân chưa học xong tiểu học, gân 17% chưa hoàn thành chương trinh trung học cơ sở và số còn lại đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở (Lê Đức Việt, 2017) nên công tác quản lý đội tàu, lập kế hoạch sản xuất và quản lý tài chính rất hạn chế. Vì vậy, Nghị định 67 ra đời bên cạnh những mặt thuận lợi như: tạo động lực thúc đẩy đội tàu khai thác xa bờ phát triển, sử dụng vật liệu vỏ tàu đảm bảo tính an toàn hơn, máy tàu, thiết bị khai thác - hàng hải và hầm bảo quản sản phâm đã được trang bị đồng bộ. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biên; cải thiện điều kiện sinh hoạt của thuyền viên. Tuy nhiên, chính sách hô trợ này cũng là một thách thức lớn cho các chủ tàu như: thiếu năng lực quản lý, điều hành và tổ chức sản xuât; hâu hêt thuyên viên chưa được đào tạo bài bản, học nghề theo phương thức “cha truyền con nối”, thường xuyên thay đôi nghê nghiệp nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành tàu và các thiêt bị hiện đại trên tàu. Do đó, nhiêu tàu đã làm ăn thua lỗ, không đủ khả năng hoàn vốn và trả lãi vốn vay. Qua điều tra cho thấy, 92% chủ tàu được hỏi cho rằng, số lượng tàu tăng và nguồn lợi cá ngừ giảm nên SLKT giảm là nguyên nhân chính dẫn đến các tàu sản xuất kém hiệú quả. Bên cạnh đó, 96% chủ tàu cho rằng giá dâu diesel liên tục tăng và đỉnh diêm là 20.906 đồng/lít đã làm tăng CP sản xuất trong khi giá cá ngừ giảm so với năm 2016 và 2017 khoảng 30.000 đồng/kg nên hiệu quả kinh tế giảm. Để cải thiện hiệu quả sản xuất, 89% ngư dân đê xuât nhà nước cân thiêt lập và quản lý chuỗi sản xuất cá ngừ, tăng cường công tác bình ổn giá nhiên liệu và giá cá tại các cảng cá. Từ kết quả điều tra, phân tích và đánh giá ở trên cho thấy, việc phát triển và hiện đại hoá đội tàu cá ở nước ta là cân thiêt, có ý nghĩa rât quan trọng không chỉ ở phát triển kinh tế biển mà còn góp phần bảo vệ, gìn giữ trận tự, an ninh vùng biển và hải đảo của tổ quốc. Tuy nhiên, trước khi triển khai các chương trình lớn cân thực hiện các nghiên cứu, đánh giá và xây dựng các mô hình thí điểm nhằm cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học về trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản, ngư trường, ngành nghề hoạt động và phương thức tổ chức sản xuât phù hợp với bôi cảnh kinh tê - xã hội của đất nước nói chung và của cộng đồng ngư dân nói riêng. Từ đó, làm tiền đề vững chắc nhằm giúp các chủ tàu mạnh dạn vay vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả đánh bắt. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận - SL cá ngừ khai thác được của đội tàu nghiên cứu dao động từ 9.850-29.100 kg, trung bình 21.242 kg/ tàu/năm. SLKT của 2 nhóm tàu không sai khác có ý nghĩa. - SL mỗi chuyến biển dao động từ 985-3.550 kg, trung bình đạt 2.221 kg/tàu/chuyến và NSKT dao động từ 66-234 kg, trung bình đạt 155 kg/ngày/tàu. SLKT trung bình/chuyến và NSKT của nhóm 2 cao hơn tương ứng 423,9 kg/chuyến và 49,9 kg/tàu/ngày so với nhóm 1. - DT của đội tàu nghiên cứu dao động từ 1.536-4.345 triệu VND, trung bình đạt 3.243,4 triệu VND/tàu/ năm. DT của nhóm 2 cao hơn 327,5 triệu VND so với nhóm 1 nhưng không có ý nghĩa thống kê. - Tổng CP của đội tàu dao động từ 1.420-3.367 triệu VND, trung bình là 2.372 triệu VND/tàu/năm. CP của nhóm 2 cao hơn 392,5 triệu VND so với nhóm 1 nhưng không có ý nghĩa thống kê. - LN của đội tàu dao động từ 116-1.404 triệu VND, trung bình đạt 871 triệu VND/tàu/năm. LN của nhóm 2 thâp hơn 71,6 triệu VND so với nhóm 1 nhưng không có ý nghĩa thống kê. 5.2. Khuyến nghị - Bài viết này chỉ mới tập trung phân tích, so sánh và đánh giá hiệu quả sản xuất của nghề câu cá ngừ đại dương ơ Khanh Hoa trong khi Nghị định 67 đã hô trợ cho 28 tỉnh, thành phô ven biển nên chưa có đầy đủ dữ liệu nhằm khẳng định chính sách hỗ trợ của Nhà nước tác động như thế nào đến hiệu quả về khai thác, kinh tế của các đội tàu. - Can tiep tục thu thập thông tin, phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất cho toàn bộ đội tàu được hỗ trợ theo Nghị định 67 đê làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy nghề cá nước ta phát triên theo hướng bên vững, vừa góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của cộng đồng ngư dân vừa nâng cao vị thế trong công tác bảo vệ an ninh, biển đảo của tổ quốc. số 283 thảng 01/2021 129 k ill II Iyiiál li^n
  10. Lời thừa nhận/ cảm ơn: Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quôc gia (NAFOSTED) đã tài trợ kinh phí cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này (Mã số đề tài: NAFOSTED 502.01-2017.19). Tài liệu tham khảo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Khánh Hoà (2015), Báo cáo thường niên công tác quản lý tàu cá và thuyền viên, Khánh Hoà. Chi cục Thuỷ sản Khánh Hoà (2019), Báo cáo thường niên công tác quản lý tàu cá và thuyền viên, Khánh Hoà. Chính phủ (2014), Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chỉnh sách phát triển thuỷ sản, ban hành ngày 7 tháng 7 năm 2014. Chính phủ (2019), Thông báo số 442/TB-VPCP về kết luận của Phổ Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triên thuỷ sản, ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2019. Constantine, s. (2002), Sample-Basedf ishery surveys-A technical handbook, Rome, FAO. Grafton, R.Q., Squires, D. & Fox, K.J. (2000), ‘Private property and economic efficiency: a study of a common-pool resource’, The Journal of Law and Economics, 43(2), 671-714. Lê Đức Việt (2017), ‘Nghiên cứu hiệu quả khai thác nghề câu tay cá ngừ đại dương tại TP Nha Trang, Khánh Hoà’, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang. Long, L.K., Flaaten, o. & Kim Anh, N.T. (2008), ‘Economic performance of open-access offshore fisheries-The case of Vietnamese longliners in the South China Sea’, Fisheries Research, (93), 296—304. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Báo cảo số 821/BC-KHHvề tình hình thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đến ngày 30/9/2019, ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2019. Nguyễn Trọng Lương (2009), ‘Economic performance indicators for coastal fisheries-the case of pure-seining in Cam Ranh and Nha Trang’, Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thuỷ sản, (4), 58-63. Nguyễn Trọng Lương, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Trọng Thảo, Phan Xuân Quang & Nguyễn Văn Nhuận (2015), Nghiên cứu sự tác động của ngư cụ, phương pháp khai thác và nguồn sảng đên đôi tượng cá ngừ đại dương trong vùng đánh bắt, Báo cáo chuyên đề, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định. Nguyễn Trọng Lương & Vũ Ke Nghiệp (2019), ‘Hiện trạng khai thác cá ngừ đại dương trên tàu câu tay kết hợp ánh sáng tại Khánh Hoà’, Tạp chi Khoa học-Công nghệ thuỷ sản, 4, 49-56. Nguyễn Trọng Lương, Vũ Ke Nghiệp, Nguyễn Anh Tuân & Nguyên Văn Nhuận (2020), ‘Công nghệ khai thác cá ngư đại dương (công nghệ câu cá ngừ và công nghệ bảo quản cá ngừ)’, Báo cáo tông kêt đê tài, Trường Đại học Nha Trang. Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh, Ola Flaaten, Phan Thị Dung & Nguyên Thị Trâm Anh (2007), Phân tích một số nhân tố tác động đến doanh thu nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang’, Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thuỷ sản, 1,35-41. Razack, B.L. (2008), Technical Efficiency’ and the Role of Skipper Skill in Artisanal Lake Victoria Fisheries, Rome. Sharma, K.R. & Leung, p. (1999); ’Technical efficiency of the longline fishery in Hawaii: An application of stochastic production frontier’, Marine Resource Economics, 13(4), 259-274. sparre, p. & Siebren, c.v. (1989), Introduction to tropical fish stock assessment, FAO Fisheries Technical Paper 306/1 Rev.2, Rome, FAO. Tạp Chí Tài Chính (2019), ‘Nợ xấu “hậu” Nghị định 67 đang ở mức 33%’, Tapchitaichinh, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 5 năm 2020, từ . Thuy P.T.T., Flaaten, o. & Kim Anh, N.T. (2013), ‘Remuneration Systems and Economic Performance: Theory and Vietnamese Small-Scale Purse Seine Fisheries’, Marine Resource Economics 28(1), 19-41. So 283 tháng 01/2021 130 KHihtèisPháttriến Tạp chí Phát hành qua mạng lưới bưu điện Việt Nam