Giáo trình Quản lý nguồn nước - Nguyễn Văn Dũng

pdf 26 trang cucquyet12 3800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý nguồn nước - Nguyễn Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_nguon_nuoc_nguyen_van_dung.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản lý nguồn nước - Nguyễn Văn Dũng

  1. Giáo trình quản lý nguồn nước Biên tập bởi: Văn Dũng Nguyễn
  2. Giáo trình quản lý nguồn nước Biên tập bởi: Văn Dũng Nguyễn Các tác giả: Văn Dũng Nguyễn Ngọc Dũng Phạm Nguyễn Đức Quý Phiên bản trực tuyến:
  3. MỤC LỤC 1. Lời mở đầu 2. Đại cương về môn học 3. Tổng quan về tài nguyên nước có liên quan đến sử dụng đất 4. Một số vấn đề về chất lượng của nguồn nước 5. Đánh giá và định hướng sử dụng nguồn nước mặt 6. Nước ngầm và khả năng khai thác nước ngầm 7. Nhu cầu nước của các ngành kinh tế 8. Hệ thống tưới tiêu nước 9. Hiệu quả kinh tế của việc khai thác tài nguyên nước trong nông nghiệp 10. Ứng dụng tin học trong quản lý nước 11. Tài liệu tham khảo Tham gia đóng góp 1/24
  4. Lời mở đầu Giáo trình "Quản lý nguồn nước" được tập thể tác giả biên soạn theo nội dung yêu cầu chuyên ngành quản lý đất đai của Trường đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Giáo trình "Quản lý nguồn nước" do PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng chủ biên với sự phân công biên soạn như sau: - PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng biên soạn các chương 1, 2, 3, 4. - PGS.TS. Nguyễn Đức Quý biên soạn các chương 5, 6, 7, 8. - GVC.TS. Nguyễn Văn Dung biên soạn chương 9. Giáo trình dùng để giảng dạy cho ngành Quản lý đất đai, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý về tài nguyên nước phục vụ khai thác sử dụng đất đai. Trong điều kiện chưa có tài liệu tham khảo cho sinh viên về môn này, nên chúng tôi đã trình bày giáo trình với nội dung tương đối rộng và chi tiết. Các vấn đề tính toán một cách định lượng được cụ thể hoá bằng các bài tập thực hành và trên mô hình máy tính. Để sử dụng giáo trình một cách có hiệu quả, sinh viên cần dựa vào đề cương chi tiết dành riêng cho chuyên ngành cần thiết. Trong quá trình sử dụng, mong các bạn đồng nghiệp đóng góp những ý kiến bổ sung và sửa chữa để cho lần xuất bản sau giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Tác giả 2/24
  5. Đại cương về môn học Tóm tắt Nước cần thiết cho đời sống con người và là một tài nguyên thiên nhiên không thể thiếu đối với sự hoạt động của mọi ngành kinh tế quốc dân. Trong nông nghiệp, nước là biện pháp hàng đầu, trong công nghiệp ta khó hình dung được một nhà máy, một công trường nào mà lại không cần đến nước. Nhu cầu nước trong mọi lĩnh vực ngày càng tăng và có thể nói là tăng không có giới hạn với tốc độ ngày càng cao, vì dân số ngày càng nhiều lên và sức sản xuất của xã hội cũng ngày càng lớn mạnh. Hiện nay, ở nhiều nước có nền kinh tế phát triển bắt đầu có hiện tượng thiếu nước và vấn đề sử dụng nước một cách có kế hoạch, hợp lý, tiết kiệm đã được đưa ra nghiên cứu, giải quyết. Ở nước ta cho tới nay nói tới thuỷ lợi nhiều người chỉ nghĩ tới việc dùng nước để phục vụ nông nghiệp. Công việc của ngành thuỷ lợi còn to lớn hơn nhiều. Nó có nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng các nguồn nước một cách hợp lý nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho đời sống nhân dân và nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Vấn đề đảm bảo nước cho công nghiệp và cho các trung tâm kỹ nghệ tập trung đông người (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu ) đã trở thành vấn đề cấp bách vì: - Sông ngòi nước ta ở trạng thái thiên nhiên (không điều tiết) chỉ đủ đảm bảo tới mức độ nào đó nhu cầu của nông nghiệp hiện nay trong mùa kiệt, trong tương lai chúng ta còn phát triển thêm diện tích canh tác (trồng màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, đồng cỏ) và đẩy mạnh thâm canh hơn nữa, do đó lượng nước cần cho nông nghiệp sẽ tăng hơn nhiều so với hiện nay. - Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, nhờ chính sách đổi mới của Đảng, Chính phủ mà công nghiệp đã được phát triển một cách mạnh mẽ, tốc độ xây dựng các nhà máy cao hơn nhiều so với tốc độ xây dựng các công trình thủy công để điều tiết dòng chảy (trong một năm có thể xây dựng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, trong khi đó muốn xây dựng một hồ chứa nước có khả năng điều tiết nhiều năm trên một sông lớn phải mất khoảng 5 - 7 năm trở lên). Vì những lý do trên, chúng ta phải quản lý nguồn nước. Trước khi đi vào vấn đề này, chúng ta điểm qua một số đặc tính của nước. 3/24
  6. Nội dung 1. Khái quát về quản lý nguồn nước 2. Các mức độ quy hoạch tài nguyên nước 1. Quy hoạch nguồn nước sơ bộ (mức độ A) 2. Quy hoạch nguồn nước chính thức (mức độ B) 3. Tình hình phát triển tài nguyên nước 1. Sự phát triển tài nguyên nước trên thế giới 2. Sự phát triển tài nguyên nước ở Việt Nam 1. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam 2. Sự phát triển tài nguyên nước ở Việt Nam 4. Luật pháp về tài nguyên nước Tham khảo chi tiết ở đây . 4/24
  7. Tổng quan về tài nguyên nước có liên quan đến sử dụng đất Tóm tắt Theo quan điểm cổ đại thì “mọi sự sống đều có nguồn gốc từ nước”, nước là cội nguồn của sự tồn tại. Vai trò của nước trong thiên nhiên là muôn màu, muôn vẻ, nước là nhân tố quyết định yếu tố khí hậu của toàn trái đất. Trong cơ thể thực vật, nước chiếm 80 - 90% khối lượng cơ thể. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nước có ý nghĩa rất quan trọng, nếu không có nước thì các khoáng chất không hoà tan, sẽ không có dung dịch đất và rễ cây sẽ không thể hấp thu được bất cứ một khoáng chất nào trong đất. Nước đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu được trong đời sống xã hội, bao gồm các dạng rắn, lỏng và ở cả dạng khí. Vì vậy, nước là một tài nguyên. Theo Lê Huy Bá, tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành, phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên liệu, vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu phát triển mà con người có thể sử dụng được. Tài nguyên được phân thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Trong sử dụng cụ thể, tài nguyên được phân loại theo môi trường thành phần gọi là “tài nguyên môi trường” và chia ra: + Tài nguyên môi trường đất gồm: tài nguyên đất nông nghiệp, tài nguyên đất rừng, tài nguyên đất cho công nghiệp, tài nguyên đất hiếm. + Tài nguyên khí hậu gồm: tài nguyên không gian, tài nguyên ngoài trái đất (mặt trăng, các hành tinh). + Tài nguyên năng lượng gồm: tài nguyên năng lượng địa nhiệt, tài nguyên năng lượng gió, tài nguyên năng lượng mặt trời, tài nguyên năng lượng sóng biển + Tài nguyên khoáng sản gồm: tài nguyên khoáng sản kim loại và tài nguyên khoáng sản phi kim loại. + Tài nguyên môi trường nước gồm: tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước trong đất và gọi chung là tài nguyên nước. 5/24
  8. Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa vô hạn, vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải thuỷ, du lịch Nội dung 1. Khái niệm về tài nguyên nước và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế quốc dân 1. Khái niệm về tài nguyên nước 2. Ý nghĩa của tài nguyên nước đối với nền kinh tế quốc dân 2. Đặc điểm chung của tài nguyên nước ở Việt Nam 1. Mạng lưới sông ngòi dày đặc có nhiều thuận lợi cho việc khai thác các mặt lợi của tài nguyên nước 2. Tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian và thời gian trong nhiều năm và trong một năm 3. Tài nguyên nước mang tất cả tính chất của hiện tượng thủy văn 4. Tài nguyên nước không phải vô tận nhưng có tính chất tuần hoàn 3. Tính chất hai mặt của tài nguyên nước 1. Tính chất tác hại của tài nguyên nước 2. Tính chất có lợi của tài nguyên nước 4. Môi trường của tài nguyên nước 1. Ô nhiễm của môi trường nước 2. Mô hình quản lý ô nhiễm môi trường mang tính kinh tế thị trường 3. Một số biện pháp nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm môi trường 4. Đánh giá tác động môi trường 5. Tài nguyên nước ở 7 vùng kinh tế của Việt Nam 1. Tài nguyên nước vùng núi trung du Bắc Bộ 2. Tài nguyên nước vùng đồng bằng Sông Hồng 3. Tài nguyên nước vùng kinh tế Bắc Trung bộ 4. Tài nguyên nước của vùng kinh tế Tây Nguyên 5. Tài nguyên nước vùng duyên hải Nam Trung Bộ 6. Tài nguyên nước vùng Đông Nam bộ 7. Tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tham khảo chi tiết ở đây 6/24
  9. Một số vấn đề về chất lượng của nguồn nước Tóm tắt Từ 3000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết dùng hệ thống tưới nước để trồng trọt và ngày nay người ta đã khám phá thêm nhiều khả năng của nước đảm bảo sự phát triển của nền văn minh nhân loại trong tương lai: nước dùng cho sinh hoạt, y tế, sản xuất điện, sử dụng trong sản xuất công nghiệp, tưới trong nông nghiệp và giao thông. Nội dung 1. Chu trình nước và đặc điểm của nguồn nước 1. Chu trình nước 2. Đặc điểm chung chất lượng nguồn nước 2. Các nguồn gây nhiễm bẩn chất lượng nước 1. Các nguồn gây nhiễm bẩn chất lượng nước 2. Quá trình gây ô nhiễm chất lượng nước 1. Quá trình hóa học 2. Quá trình vận chuyển và phân hủy các hợp chất hữu cơ 3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 1. Chỉ tiêu chất lượng nước uống 2. Chỉ tiêu chất lượng nước dùng trong công nghiệp 3. Chỉ tiêu chất lượng nước dùng trong nông nghiệp 4. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước 1. Độ cứng 2. Tổng số các chất hòa tan trong nước 3. Tỷ lệ giữa ion Na+ với các ion dương khác có trong nước 4. Nồng độ các nguyên tố đặc biệt 5. Lượng các bon thừa (RC) 6. Giá trị độ pH 5. Bảo vệ và chống ô nhiễm chất lượng nguồn nước 1. Bảo vệ lớp phủ thực vật trên mặt đất 2. Xây dựng các hồ chứa nước 3. Xử lý kéo tụ 4. Lọc nước 5. Khử trùng nước 6. Khử sắt trong nước 7. Xử lý nước thải 7/24
  10. Tham khảo chi tiết ở đây 8/24
  11. Đánh giá và định hướng sử dụng nguồn nước mặt Tóm tắt Nước mặt là nước được tích trữ lại dưới dạng lỏng hoặc dạng rắn trên mặt đất. Dưới dạng lỏng ta có thể quy hoạch được nhưng dưới dạng rắn (tuyết hoặc băng giá) nó phải được biến đổi trạng thái trong các trường hợp sử dụng. Có thể nói rằng tuyết và băng tạo ra việc dự trữ nước rất có ích nhưng trong thực tế không thể quản lý được. Nguồn nước mặt sử dụng là từ sông, suối, ao, hồ, đầm lầy và trường hợp đặc biệt mới sử dụng đến nước biển. Người ta tính rằng nếu dồn hết nước của sông ngòi trên hành tinh vào một hồ chứa cỡ như Ontario (Canada) thì cũng không đầy và tổng khối lượng nước sông ngòi chỉ thoả mãn được hơn một nửa các nhu cầu hiện tại của con người trong một năm. Nguồn nước mặt trong sông suối không nhiều, nhưng trung bình hàng năm đổ ra biển trên 15.500km3 nước, một lượng nước lớn gấp 13 lần tổng lượng nước trong sông suối vào một thời điểm nào đó. Nhân tố quan trọng để coi nước là một tài nguyên trong quy hoạch nước mặt không phải là dung tích nước ở một thời điểm nhất định mà là lưu lượng nước ổn định ở một số điểm của mạng lưới thủy văn. Ở nước ta lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 - 2000mm, nhưng phân bố không đều. Về mùa mưa nước thừa gây ra úng, ngập lụt, về mùa khô nước không đủ cung cấp cho nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và ngay cả phát điện. Trên thế giới, lượng mưa trung bình năm trên đại dương chừng 900mm, ở lục địa thì khoảng 650 - 670mm. Theo Borgtrom (1969), cân bằng mưa và bốc hơi trên hành tinh diễn ra như sau: - Đại dương bốc hơi trung bình 875km3/ngày, chiếm 84,5% lượng nước bốc hơi. Lục địa bốc hơi trung bình 160km3/ngày chiếm 15,5%; mưa bốc hơi trung bình ở đại dương 775km3/ngày chiếm 74,9% lượng mưa, còn lục địa 160km3/ngày chiếm 25,1%. Như vậy trên đại dương lượng bốc hơi vượt lượng mưa rơi xuống, phần lớn thiếu hụt được bù đắp do phần nước dồn ra đại dương từ lục địa. - Khi mưa rơi xuống mặt đất, một phần chảy trên mặt đất được gọi là dòng chảy mặt (surface runoff), một phần ngấm xuống đất tập trung thành mạch nước ngầm gọi là dòng nước ngầm (underground water runoff). Dòng nước mặt và dòng nước ngầm đều đổ ra sông. Tại các vị trí đặc trưng trên sông ta có dòng chảy của sông và độ lớn của dòng chảy thì quyết định trữ lượng của nguồn nước. 9/24
  12. Nội dung 1. Khái quát về nguồn nước mặt 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy bề mặt 3. Những đại lượng đặc trưng đánh giá dòng chảy bề mặt 1. Lưu lượng dòng chảy 2. Tổng lượng dòng chảy 3. Độ sâu dòng chảy trên mặt 4. Modun dòng chảy (M) 5. Hệ số dòng chảy 4. Kho nước và điều tiết dòng chảy trên bề mặt 1. Điều tiết dòng chảy trên bề mặt 2. Kho nước điều tiết dòng chảy 1. Lượng tổn thất do bốc hơi trong kho nước 2. Lượng tổn thất do thấm trong kho nước 3. Lượng bồi đắt trong kho nước 5. Định hướng khai thác sử dụng nguồn nước mặt 1. Yêu cầu của công trình đầu mối lấy nước 2. Các hình thức khai thác nguồn nước mặt 1. Hình thức lấy nước thứ nhất 2. Hình thức lấy nước thứ hai 3. Hình thức lấy nước thứ ba 3. Đo đạc nguồn nước mặt phục vụ sử dụng đất nông nghiệp 1. Ý nghĩa và mục đích của công tác đo nước 2. Yêu cầu của công tác đo nước 3. Nội dung của các trạm đo nước 4. Các phương pháp đo nước mặt 4. Định hướng quản lý để sử dụng nguồn nước mặt 1. Biện pháp quản lý nguồn nước mặt 2. Biện pháp công trình để hạn chế tổn thất nước 3. Bọc lót kênh để tăng hệ số sử dụng nước 4. Phương pháp phân tích lựa chọn biện pháp phòng chống thấm Tham khảo chi tiết ở đây . 10/24
  13. Nước ngầm và khả năng khai thác nước ngầm Tóm tắt Nước ngầm trong đất là loại nước nằm phía dưới mặt đất và bị chi phối bởi các lực tác dụng sau đây: Lực hấp thụ, lực mao quản và trọng lực. Nước sẽ ở trạng thái tĩnh nếu hợp lực của các lực trên bằng không. Tuy nhiên trong thực tế hầu như không có trạng thái cân bằng. Nội dung 1. Định nghĩa và phân loại nước ngầm 1. Các loại nước ngầm trong đất 2. Phân loại nước ngầm 3. Chất lượng nước ngầm 2. Những định luật cơ bản về chuyển động của dòng nước ngầm 1. Định luật DARCY 2. Phương trình PAPLACE 3. Chuyển động của dòng nước ngần trên tầng không thấm nước 1. Chuyển động đều 2. Phương trình vi phân của chuyển động ổn định, không đều, thay đổi dần của dòng thấm (dòng nước ngầm) 3. Các dạng đường mặt nước trong chuyển động không đều của đường nước ngầm (dòng thấm) 4. Tích phân phương trình vi phân của chuyển động ổn định không đều thay đổi dần của dòng nước ngầm và vẽ đường mặt nước (đường bão hòa) 4. Giếng và hầm tập trung nước ngầm 1. Giếng tập trung nước ngầm 2. Hầm tập trung nước 5. Một số phương pháp thực tế xác định lưu lượng của một tầng chứa nước ngầm 1. Xác định lưu lượng theo công thức của DARCY 2. Tính toán lưu lượng theo tốc độ thực 3. Tính toán lưu lượng theo ảnh hưởng của giếng 4. Tính toán lưu lượng theo phương pháp Malisevsky (Nga) 5. Sự thay đổi lưu lượng của dòng ngầm 6. Đánh giá các phương pháp xác định lưu lượng 6. Khả năng cung cấp nước từ nguồn nước ngầm và tầng đất canh tác 1. Trữ lượng cung cấp 11/24
  14. 2. Độ cao leo từ nước ngầm Tham khảo chi tiết ở đây . 12/24
  15. Nhu cầu nước của các ngành kinh tế Tóm tắt Tần suất xuất hiện của biến cố A trong một lần khảo nghiệm là tỷ số % giữa số lần xuất hiện của biến cố đó khi số lần thực hiện tăng lên vô hạn. Tần suất được xác định theo công thức: m P(A) = n .100() (6.1) Trong đó: m- Số lần xuất hiện của biến cố A 100 . n ) A ( n- Số lần thực nghiệm hoặc quan trắc. Bất cứ công trình khai thác tài nguyên nước nào, khi được thiết kế, tần suất cấp nước (còn gọi là tần suất bảo đảm) cũng được đặt ra. Đó là tỷ lệ phần trăm thời gian mà công trình đảm bảo được công suất cấp nước thiết kế trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Nói chung, tần suất cấp nước càng lớn thì quy mô công trình càng lớn và phụ thuộc vào tầm quan trọng của công trình cấp nước đối với yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. Tần suất cấp nước cho một số ngành thường được chọn như sau: Cấp nước sinh hoạt và đô thịP = 95 - 98 % Cấp nước thuỷ điệnP = 85 - 95 % Cấp nước tưới nướcP = 75 - 85 % Cấp nước giao thông thuỷP = 95 - 98 % Cấp nước thuỷ sảnP = 75 - 85 % Nội dung 1. Tần suất cấp nước 1. Khái niệm về tần suất 2. Tần suất cấp nước 2. Nhu cầu nước cho ăn uống và sinh hoạt 13/24
  16. 1. Đối tượng và chất lượng nước 2. Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt 3. Nhu cầu cấp nước cho công nghiệp 1. Yêu cầu về chất lượng 2. Định mức cấp nước cho công nghiệp 4. Nhu cầu nước trong nông nghiệp 1. Chất lượng nước tưới 2. Xác định nhu cầu tưới IR (Irrigation Requirement) Tham khảo chi tiết ở đây. 14/24
  17. Hệ thống tưới tiêu nước Tóm tắt Hệ thống tưới nước là một tổng thể các bộ phận, các công trình và thiết bị làm nhiệm vụ lấy nước từ nguồn chuyển và phân phối nước đến từng khoảnh ruộng cần tưới, đồng thời khi cần thiết có thể tháo đi lượng nước thừa từ mặt ruộng đến nơi quy định. Hệ thống tưới là cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ có hệ thống tưới, hệ số sử dụng đất được nâng cao, sản xuất nông nghiệp được ổn định, vì vậy diện tích tưới được coi là một chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển nhà nước ở mỗi quốc gia. Nội dung 1. Khái quát chung về hệ thống tưới 1. Vai trò chức năng 2. Hệ số sử dụng đất, hệ số chiếm đất 2. Hệ thống kênh tưới 1. Những nguyên tắc chung khi bố trí mặt bằng hệ thống kênh tưới 2. Phân loại và ký hiệu 1. Phân loại 2. Ký hiệu trên bản đồ 3. Đặc điểm kỹ thuật kênh dẫn 3. Xác định lưu lượng cần cung cấp và việc phân phối nước ở hệ thống tưới 1. Lưu lượng đặc trưng hay hệ số tưới 2. Xác định lưu lượng nước cần cung cấp ở đầu hệ thống tưới 3. Phân phối nước tưới 4. Công trình trên kênh 1. Cống lấy nước 2. Công trình chuyển nước 3. Công trình nối tiếp 4. Công trình bảo vệ kênh 5. Cầu qua kênh 6. Công trình đo nước và lưu lượng ở hệ thống tưới 5. Các phương pháp tưới 1. Tưới tràn 2. Tưới ngập 3. Tưới rãnh 4. Tưới phun mưa 5. Tưới nhỏ giọt 15/24
  18. 6. Khái quát về hệ thống tưới tiêu nước 1. Các hình thức tiêu 2. Ích lợi của tiêu nước 7. Cấu tạo hệ thống tiêu 1. Thành phần hệ thống tiêu 2. Nguyên tắc bố trí kênh tiêu 3. Xác định lưu lượng tiêu 8. Sơ đồ bố trí kênh tiêu mặt ruộng 1. Trường hợp địa hình dốc đều một phía 2. Trường hợp địa hình bằng phẳng 9. Mương tiêu cải tạo đất mặn Tham khảo chi tiết ở đây. 16/24
  19. Hiệu quả kinh tế của việc khai thác tài nguyên nước trong nông nghiệp Tóm tắt Khi tiến hành lập và thực hiện một dự án tưới, hai mục tiêu được đặt ra: - Tưới nước như là một biện pháp cải tạo đất nông nghiệp. - Tưới nước như là một biện pháp cần thiết để dự kiến khai khẩn những vùng đất mới và là biện pháp tiên quyết cần thiết cho tất cả các vùng muốn ổn định và phát triển dân số mới. ở đó việc chuyển đổi kinh tế độc canh sang đa canh đòi hỏi nhu cầu nước tưới lớn hơn. Nội dung 1. Hai mục tiêu được đặt ra khi lập và thực hiện một dự án tưới 1. Mục tiêu tưới nước là biện pháp cải tạo đất nông nghiệp 1. Tưới nước có tác dụng làm thoáng khí đất do các tác động về cơ học và hóa học của nước 2. Tưới nước cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho đất và cây 3. Tưới nước điều tiết chế độ nhiêt của đất 2. Mục tiêu tưới nước là công cụ khai thác vùng đất mới 2. Khai thác hiệu quả tài nguyên nước 3. Hiệu quả kinh tế của việc khai thác tài nguyên nước trong nông nghiệp 1. Chi phí đầu tư xây dựng công trình khai thác tài nguyên nước 2. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi tưới nước Tham khảo chi tiết ở đây. 17/24
  20. Ứng dụng tin học trong quản lý nước Tóm tắt Nhìn chung, các hệ thống thuỷ nông phục vụ tưới tiêu trong sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay là kênh hở bằng đất, việc quản lý khai thác nước thường kém hiệu quả. Hệ thống kênh mương và các công trình trên kênh đã xuống cấp, năng lực phục vụ tưới của các công trình giảm so với thiết kế. Để nâng cao năng lực làm việc của hệ thống và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, việc xây dựng kế hoạch sử dụng tưới nước cho hệ thống bằng tin học là cần thiết nhằm: - Giúp hệ thống tưới tưới hết được diện tích đất thiết kế ban đầu. - Phân phối nước đúng thời gian, đủ lượng nước theo yêu cầu của chế độ tưới đặt ra. - Có cơ sở đúng để thu thuỷ lợi phí, tránh tình trạng tranh chấp về tài chính khi thanh quyết toán giữa bên cung cấp nước và bên sử dụng nước. - Giúp các công ty thuỷ nông biết trước được lượng điện tiêu thụ trong một chu kỳ sản xuất, biết trước được tài chính cần chi trả, từ đó có cơ sở thu chi hợp lý để hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả. - Thông báo trước cho các hộ sử dụng nước biết được năng lực phục vụ tưới của công ty, cũng như tài chính mà họ phải đóng góp, từ đó tạo cơ sở thuận lợi cho các hộ dùng nước sử dụng nước tưới tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm và giúp người sử dụng nước làm quen dần với kỹ thuật tưới tiên tiến, để từng bước áp dụng kỹ thuật này vào quản lý và điều hành hệ thống tưới ngày một hiệu quả hơn. Nội dung 1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch sử dụng nước 2. Cấu tạo của mô hình quản lý và điều hành hệ thống tưới 1. Các thông số để tính lượng nước cần 2. Các công thức để chạy mô hình 3. Cấu tạo của mô hình 3. Các bước chạy mô hình CropWat 1. Giới thiệu chung 2. Các tài liệu cần thiết để tính 3. Các lựa chọn chính 4. Các thực đơn chính vào số liệu 5. Thực đơn biểu bảng chính 18/24
  21. 6. Các bảng và đồ thị 7. Nạp số liệu vào mô hình Tham khảo chi tiết ở đây . 19/24
  22. Tài liệu tham khảo 1. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu và Võ Đình Long. Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. NXB Khoa học kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh 2002. 2. Bộ môn Thuỷ văn công trình. Giáo trình thủy văn - Trường đại học Thuỷ lợi - NXB Nông thôn, Hà Nội 1975. 3. Nguyễn Sinh Cúc. Nông nghiệp Việt Nam (1945-1990). NXB Thống kê, Hà Nội 1995. 4. Vũ Minh Cát và Bùi Công Quang. Thuỷ văn nước dưới đất. NXB Xây dựng, Hà Nội 2002. 5. Trịnh Trọng Hàn. Nguồn nước và tính toán thuỷ lợi. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 1993. 6. Hoàng Huệ. Giáo trình cấp thoát nước. Trường đại học Kiến trúc. NXB Xây dựng, Hà Nội 1993. 7. Kinh tế phát triển nguồn nước (Tài liệu lớp đào tạo về kinh tế phát triển nguồn nước tại Hà Nội do UB sông Mê Kông tổ chức với sự cộng tác của Australia). Hà Nội 1989. 8. Kinh tế tài nguyên nước và môi trường. Trường đại học Thuỷ lợi, Hà Nội 1998. 9. Tống Đức Khang và Bùi Hiếu. Quản lý công trình thuỷ lợi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2002. 10. Cao Liêm và Trần Đức Viên. Sinh thái học Nông nghiệp và bảo vệ môi trường. NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1990 11. Phạm Văn Phê và Nguyễn Thị Lan. Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2001. 12. Nguyễn Đức Quý. Bài giảng nước ngầm. Trường đại học Nông nghiệp I 1994. 13. Tiêu chuẩn thiết kế - Hệ thống kênh tưới. NXB Xây dựng, Hà Nội 1987. 14. Lê Bá Thảo. Thiên nhiên Việt Nam. NXBKHKT, Hà Nội 1977. 15. Tạp chí Địa chính. Tổng cục Địa chính - ISSN.0866.7705. Tháng 7 năm 2001. 16. Ngô Đức Thiệu và Hà Học Ngô. Giáo trình Thuỷ nông. NXB Nông thôn, Hà Nội 1978. 17. Tạp chí Thuỷ lợi - ISSN.0866.8736- Tháng 11 năm 1999. 18. Vũ Văn Tảo và Nguyễn Cảnh Cầm. Giáo trình thuỷ lực. NXB ĐH và THCN, Hà Nội 1978. 19. Lê Thông. Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (các tỉnh vùng Đông Bắc). NXB GD - 2002. 20. Lê Thông. Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (các tỉnh vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung bộ). NXB GD - 2002. 21. Nguyễn Thanh Tùng. Thuỷ lực và cấp nước trong nông nghiệp. NXB ĐH và THCN - 1981. 22. Viện Khoa học Thuỷ lợi. Một số kết quả nghiên cứu về thuỷ nông. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1985. 20/24
  23. 23. Viện Khoa học Thuỷ lợi. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 1994 -1999. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1999. 24. Benetinn J-Fidler Jiri-Zavlatny.Bratislava 1979 (Giáo trình tưới nước củaTiệp Khắc). 25. Charler Ollier et Maukice Poiree’ Irrigation - Les Reseaux d’irrigation. Theorie, Technique et economic des arrosages. Edition: Eyrolles - Paris 1983. 26. David Stephen - Margaret Speterson - Water Resources development in developing countries. Elsevier - 1991 ( Amsterdam – Oxford – NewYork– Tokyo – 1991 ). 27. T.C.Cheng - soil conservation for small farmers in the humid tropics - Rome 1989. 28. Jacob Bear and Arnold Verruijt - Modeling Ground water flow and Pollution - D.Reidel Publishing - 1990. 29. FAO - Environment impact assessment of irrigation and drainage Projects. Irrigation and drainage paper. Bulletin No 53 - Rome 1995. 30. FAO - Land and water integration and river basin management. Bulletin No 1 - Rome 1995. 31. H.C. Pereira - Land use and water resources in temperate and tropical limate - Cambridge University Press - 1975. 32. K.M.Pillaik - Water management and planning - Bombay - 1987. 33. Water Development Economics - Course Notes - Training Course on Economics - Hanoi 1989. 34. Rachel. M Ay res - B.Duncan Mara: Analysis of waste water for use in Agricultural - World Health Organization - Geneva 1996. 35. FAO - Water harvesting for improved agricultural Production. Water - Reports - Rome 1994. 36. Nguyen Duc Quy - Kapkova Zavlatra - Praha - 1986. 37. Marchel Poche - Hydrologie et amenagement des eaux Paris - 1973. 38. Imper - A.Agulto - Computer model for scheduling irrigation of Sewed Corn. Philippines - 1989. 39. Malano.H.m - Course on Use of computer modelling for operation of irrigation scheme - University Melbourne - Australia 1995. 21/24
  24. Tham gia đóng góp Tài liệu: Giáo trình quản lý nguồn nước Biên tập bởi: Văn Dũng Nguyễn URL: Giấy phép: Module: Lời mở đầu Các tác giả: Nguyễn Đức Quý, Ngọc Dũng Phạm, Văn Dũng Nguyễn URL: Giấy phép: Module: Đại cương về môn học Các tác giả: Ngọc Dũng Phạm URL: Giấy phép: Module: Tổng quan về tài nguyên nước có liên quan đến sử dụng đất Các tác giả: Ngọc Dũng Phạm URL: Giấy phép: Module: Một số vấn đề về chất lượng của nguồn nước Các tác giả: Ngọc Dũng Phạm URL: Giấy phép: Module: Đánh giá và định hướng sử dụng nguồn nước mặt Các tác giả: Ngọc Dũng Phạm URL: Giấy phép: Module: Nước ngầm và khả năng khai thác nước ngầm Các tác giả: Nguyễn Đức Quý URL: 22/24
  25. Giấy phép: Module: Nhu cầu nước của các ngành kinh tế Các tác giả: Nguyễn Đức Quý URL: Giấy phép: Module: Hệ thống tưới tiêu nước Các tác giả: Nguyễn Đức Quý URL: Giấy phép: Module: Hiệu quả kinh tế của việc khai thác tài nguyên nước trong nông nghiệp Các tác giả: Nguyễn Đức Quý URL: Giấy phép: Module: Ứng dụng tin học trong quản lý nước Các tác giả: Văn Dũng Nguyễn URL: Giấy phép: Module: Tài liệu tham khảo Các tác giả: Nguyễn Đức Quý, Ngọc Dũng Phạm, Văn Dũng Nguyễn URL: Giấy phép: 23/24
  26. Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0 do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của độc giả. Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring. Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới. 24/24