Giáo trình Thiết kế đồ họa và xử lý ảnh - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

pdf 65 trang Gia Huy 16/05/2022 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế đồ họa và xử lý ảnh - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_do_hoa_va_xu_ly_anh_trinh_do_cao_dang_tr.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết kế đồ họa và xử lý ảnh - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

  1. BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ š› & š› GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ VÀ XỬ LÝ ẢNH NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 245/QĐ-CĐNKTCN ngày 23 tháng năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Hà Nội, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐCNTT 25 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung và ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình dạy nghề Công nghệ thông tin đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun CNTT25: Thiết kế đồ hoạ và xử lý ảnh là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế. Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Nguyễn Thị Kim Dung 2. Tập thể Giảng viên Khoa CNTT Mọi thông tin đóng góp chia sẻ xin gửi về hòm thư kimdunghd2009@gmail.com, hoặc liên hệ số điện thoại 0977881209. 3
  4. MỤC LỤC BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP 9 1. Giới thiệu chung về phần mềm 9 2. Điểm ảnh và độ phân giải 9 2.1. Điểm ảnh 9 2.2. Độ phân giải 10 3. Các thao tác cơ bản với phần mềm 11 3.1. Khởi động phần mềm 11 3.2. Đóng và thoát khỏi chương trình 11 4. Các tính năng trên trình đơn 11 4.1. Hệ thống Menu 11 4.2. Thanh công cụ 15 5. Thao tác với tập tin ảnh 17 5.1. Mở một tập tin ảnh 17 5.2. Tạo mới tập tin ảnh theo kích thước tùy ý 17 BÀI 2: LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN VÀ CÁC CÔNG CỤ 20 1. Các thao tác với vùng chọn 20 1.1. Hủy bỏ vùng chọn 20 1.2. Đảo ngược vùng chọn 20 1.3. Di chuyển vùng chọn 20 1.4. Sao chép vùng chọn 21 1.5. Xoá vùng chọn 21 1.6. Biến dạng vùng chọn 21 1.7. Di chuyển, ẩn, hiện biên mục chọn 22 1.8. Điều chỉnh biên mục chọn 22 1.9. Tạo khung cho mục chọn 22 1.10. Định dạng vùng biên chọn 23 2. Nhóm công cụ chọn vùng 23 2.1. Bộ công cụ Marquee 23 2.2. Công cụ Lasso 24 2.3. Nhóm Công Cụ Magic Wand Tool 25 2.4. Công cụ Crop 26 3. Nhóm công cụ vẽ và tô màu 27 3.1. Công cụ chọn màu Eyedropper (I) 27 3.2. Công cụ vẽ đơn giản (Micer Brush tool B) 27 3.3. Bộ công cụ Stamp 29 3.4. Nhóm công cụ Healing Brush 29 3.5. Nhóm công cụ History Brush 30 3.6. Công cụ Magic Eraser 30 3.7. Nhóm công cụ Gradient 30 4. Bài tập thực hành 31 4.1. Bài tập số 01 31 4.2. Bài tập số 2 34 4.3. Bài tập số 3 35 4.4. Bài tập số 4 38 4.5. Bài tập số 5 47 BÀI 3: CÁC ĐIỀU CƠ BẢN VỀ LAYER 49 4
  5. 1. Giới thiệu về layer 49 1.1. Định nghĩa về layer 49 1.2. Ý nghĩa của Layer 49 2. Các thao tác trong layer 51 2.1. Chọn layer 51 2.2. Lựa chọn nhiều hơn một lớp 52 2.3. Các phím tắt để chọn lớp 52 2.4. Lựa chọn lớp liên kết 52 2.5 Ẩn/Hiện lớp 52 2.6. Xóa lớp 53 2.7. Tạo mới lớp: 54 2.8. Đặt tên cho lớp 54 2.9. Sắp xếp các lớp 55 2.10. Liên kết các lớp 55 3. Các hiệu ứng cho layer 55 4. Bài tập thực hành 55 4.1. Bài tập số 1 55 4.2. Bài tập số 02 55 4.3. Bài tập số 03 56 BÀI 4: CHỈNH SỬA ẢNH 57 1. Các phép xoay ảnh 57 1.1. Thao tác hiệu chỉnh vùng chọn hoặc lớp hiện hành 57 1.2. Hiệu chỉnh toàn ảnh 57 2. Biến đổi hình ảnh 58 2.1. Thực hiện in toàn ảnh 58 2.2. Chia ảnh thành nhiều phần nhỏ 58 3. Kênh màu và hiệu chỉnh kênh màu 58 4. Bài tập thực hành 63 BÀI 5: BỘ LỌC VÀ CÁC HIỆU ỨNG BỘ LỌC 66 1. Giới thiệu về bộ lọc 66 2. Thao tác với các bộ lọc 66 2.1. Bộ lọc Blur 66 2.2. Bộ lọc Distort 68 2.3 Noise 70 2.4. Pixelate 70 2.5. Render 71 2.6. Sharpen 71 2.7. Bộ lọc Stylize 72 3. Bài tập thực hành 73 BÀI 6: MẶT NẠ VÀ KÊNH 76 1. Giới thiệu về mặt nạ ảnh 76 2. Các thao tác với mặt nạ 76 2.1. Tạo mặt nạ lớp 76 2.2. Tô màu lên mặt nạ lớp 77 2.3. Loại bỏ mặt nạ lớp 79 3. Bài tập thực hành 81 BÀI 7: LÀM VIỆC VỚI VĂN BẢN 84 5
  6. 1. Giới thiệu về văn bản trong Photoshop 84 2. Các thao tác với công cụ Text 84 3. Các thuộc tính của Text 85 4. Bài tập thực hành 86 BÀI 8: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CÔNG CỤ PEN 88 1. Giới thiệu về công cụ Pen 88 2. Các thao tác với công cụ Pen 88 3. Bài tập thực hành 93 BÀI 9: THỰC HÀNH NÂNG CAO 107 1. Bài thực hành ghép ảnh và phục chế ảnh 107 2. Bài thực hành nâng cấp và chỉnh sửa ảnh 114 3. Bài thực hành tạo nền nghệ thuật và các kỹ thuật xử lý ảnh 116 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thiết kế đồ hoạ và xử lý ảnh Mã mô đun: MĐCNTT25 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, trước các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn nghề. - Tính chất: Là mô đun chuyên nghành. - Ý nghĩa: Đây là mô đun đào tạo chuyên môn nghề, cung cấp cho sinh viên kỹ năng cơ bản của nghề Quản trị mạng. Bước đầu giúp các em hình thành những kiến thức cũng như những kỹ năng cơ bản về thiết kế trong web, xử lý ảnh. Mục tiêu của mô đun: -Về kiến thức: +Trình bày các chức năng của phần mềm đồ họa Photoshop; +Mô tả cách thức phối màu cho hình ảnh. -Về kỹ năng +Hiệu chỉnh hình ảnh chọn kích thước file ảnh phù hợp từng yêu cầu và chất lượng hình ảnh tốt nhất; +Xử lý, lắp ghép, tạo hiệu ứng cho hình ảnh; +Thực hiện nhập chữ vào hình ảnh; -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: +Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. Nội dung của mô đun: Thời gian Số Kiểm Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực TT tra* (LT số thuyết hành hoặcTH) 1 BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP 1. Giới thiệu chung về phần mềm 2. Điểm ảnh và độ phân giải 3 2 1 3. Các thao tác cơ bản với phần mềm 4. Các tính năng trên trình đơn 5. Thao tác với tập tin ảnh 2 BÀI 2: LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN VÀ CÁC CÔNG CỤ 1. Các thao tác với vùng chọn 2. Nhóm công cụ chọn vùng 7 2 5 3. Nhóm công cụ vẽ và tô màu 4. Bài tập thực hành 7
  8. 3 BÀI 3: CÁC ĐIỀU CƠ BẢN VỀ LAYER 1. Giới thiệu về layer 2. Các thao tác trong layer 18 2 15 1 3. Các hiệu ứng cho layer 4. Bài tập thực hành 4 BÀI 4: CHỈNH SỬA ẢNH 1. Các phép xoay ảnh 2. Biến đổi hình ảnh 5 1 4 3. Kênh màu và hiệu chỉnh kênh màu 4. Bài tập thực hành 5 BÀI 5: BỘ LỌC VÀ CÁC HIỆU ỨNG BỘ LỌC 1. Giới thiệu về bộ lọc 15 2 12 1 2. Thao tác với các bộ lọc 3. Bài tập thực hành 6 BÀI 6: MẶT NẠ VÀ KÊNH 1. Giới thiệu về mặt nạ ảnh 3 1 2 2. Các thao tác với mặt nạ 3. Bài tập thực hành 7 BÀI 7: LÀM VIỆC VỚI VĂN BẢN 1. Giới thiệu về văn bản trong Photoshop 2. Các thao tác với công cụ Text 5 2 2 3. Các thuộc tính của Text 4. Bài tập thực hành 8 BÀI 8: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CÔNG CỤ PEN 1. Giới thiệu về công cụ Pen 15 2 12 1 2. Các thao tác với công cụ Pen 3. Bài tập thực hành 9 BÀI 9: THỰC HÀNH NÂNG CAO 1. Bài thực hành ghép ảnh và phục chế ảnh 2. Bài thực hành nâng cấp và chỉnh sửa ảnh 5 1 4 3. Bài thực hành tạo nền nghệ thuật và các kỹ thuật xử lý ảnh 10 Thik ếtthúc môn h ọc 1 1 Tổng 75 15 57 3 8
  9. BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP Mã bài: MĐCNTT25-01 Mục tiêu: - Mô tả được phần mềm xử lý ảnh ; - Thực hiện được các thao tác trên trình đơn và tạo được tập tin theo kích thước. - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung chính: 1. Giới thiệu chung về phần mềm Adobe Photoshop (PS) là một chương trình phần mềm đồ họa của hãng Adobe System, ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. PS hiện nay là sản phẩm đứng đầu thị trường phần mềm chỉnh sửa ảnh, và được coi là tiêu chuẩn của các nhà đồ họa chuyên nghiệp. Phiên bản photoshop CS6/CC2019 là phiên bản với giao diện được cải tiến thân thiện với người dùng cùng nhiều tính năm mới Photoshop là một chương trình tuyệt vời dùng để hiệu chỉnh, tái tạo hình ảnh dựa trên những hình ảnh có sẵn, khác với các chương trình đồ hoạ khác, chương trình Photoshop rất dễ học và sử dụng, nó cung cấp cho bạn một hệ thống công cụ và hiệu ứng đặc biệt để bạn phát huy những ý tưởng sáng tạo và nghệ thuật của người sử dụng. Tiếp xúc với mô - đun này người học sẽ tự tay thiết kế tạo ra những bức hình đẹp theo ý tưởng thẩm mỹ. Ngoài ra Photoshop còn rất hiệu quả trong việc thiết kế các giao diện quảng cáo, giao diện Website, giao diện phần mềm Photoshop CS6/CC2019 bao gồm những tính năng mới của File Browser, Layer Comps để tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của hình ảnh và còn nhiều thứ khác nữa. Bài giảng này bắt đầu với việc làm quen với môi trường làm việc của Photoshop và sau đó là tất cả những vấn đề về xử lý hình ảnh từ đơn giản đến phức tạp quản lý mầu sắc, đồ hoạ Web, hiệu chỉnh hình ảnh ,vẽ tranh và vẽ texture cho các ứng dụng 3D 2. Điểm ảnh và độ phân giải 2.1. Điểm ảnh Một pixel là một khối màu rất nhỏ và là đơn vị cơ bản nhất để tạo nên một bức ảnh kỹ thuật số. Một bức ảnh kỹ thuật số có thể được tạo ra bằng cách chụp hoặc bằng một phương pháp đồ họa nào khác. Bức ảnh được tạo nên từ hàng ngàn hoặc hàng triệu pixel riêng lẻ. Bức ảnh càng chứa nhiều pixel thì càng chi tiết. Một triệu pixel thì tương đương với 1 megapixel. Do đó, một máy ảnh kỹ thuật số 3.1 megapixel có thể chụp được những bức ảnh chứa hơn 3 triệu pixel. Hầu hết các chương trình ứng dụng đồ họa đều diễn tả độ phân giải của hình ảnh bằng pixel dimensions - kích thước pixel, với số đo chiều ngang đi trước. Ví dụ, một hình ảnh có kích thước được nêu ra là “2592x1944” sẽ chứa 2,592 pixel trên mỗi hàng ngang và 1,944 pixel trên mỗi hàng dọc. Nhân 2 con số này với nhau sẽ cho ta 5,038,848 pixel hay độ phân giải xấp xỉ 5 megapixel. 9
  10. Điểm ảnh 2.2. Độ phân giải Độ phân giải ảnh (Image Resolution): Số Pixel trên một đơn vị chiều dài của ảnh được gọi là Độ Phân Giải Ảnh thường được đo bằng số Pixel trên một Inch (ppi). Ảnh có độ phân giả cao sẽ có nhiều Pixel hơn và dung lượng cũng sẽ lớn hơn ảnh có cùng kích thước nhưng có độ phân giải thấp. Trong Photoshop bạn có thể thay đổi độ phân giải từ cao (300 ppi hoặc hơn) xuống độ phân giải thấp (72 ppi hoặc 96 ppi). Độ phân giải của màn hình (Monitor Resolution): Số Pixel trên một đơn vị chiều dài màn hình được gọi là Độ Phân Giải của màn Hình (Monitor Resolution) thường được đo bằng số Điểm (dot) trên Inch. Các Pixel của ảnh được chuyển trực tiếp thành các pixel của màn hình. Trong Photoshop nếu độ phân giải của ảnh cao hơn độ phân giải của màn hình ảnh sẽ thể hiện trên màn hình lớn hơn kích thước khi chúng được in ra. Ví dụ: Khi bạn thể hiện file ảnh 1X1 inch, 144 ppi trên màn hình 72 ppi, ảnh sẽ chiếm một vùng 2X2 inches trên màn hình. Với độ thu phóng ảnh (Zoom) trên màn hình là 100% thì 1 pixel ảnh sẽ bằng 1 pixel màn hình. Nếu độ phân giải của ảnh không bằng đúng với độ phân giải của màn hình , kích thước ảnh (Theo inch hoặc cm) trên màn hình sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước thật khi in ra. Độ phân giải của máy in (Printer Resolution): Số lượng các hạt mực tạo ra từ máy in phim hoặc máy in Laser gọi là Độ Phân Giải Máy In (Printer Resolution). Độ Phân giải của Máy In và Độ phân giải của ảnh càng cao thì chất lượng bản in càng tăng. Độ phân giải thích hợp khi in ảnh được định bởi độ phân giải của máy in và bởi Tần số Lưới ( Screen Frequency hay Screen Rulling). Hafttone Frequency là đơn vị đo số dòng giả lập trên các sắc thái, độ đậm nhạt (Shade) của màu bằng cách chuyển ảnh (Continuous Tone là ảnh có tông màu liên tục, chuyển mịn màng từ màu này sang màu khác, ví dụ như trong các ảnh chụp) sang một ảnh được cấu thành bởi những điểm nhỏ li ti với các kích cở khác nhau , dùng cho việc in Offset. Độ phân giải ảnh càng cao , dung lượng file càng lớn, download từ Web về càng lâu. 10
  11. 3. Các thao tác cơ bản với phần mềm 3.1. Khởi động phần mềm Để mở khởi động và làm việc với Photoshop có hai cách sau: Cách 1: Click đúp chuột vào icon màu xanh sẩm có chữ “PS” trên màn hình Desktop. Cách 2: Start/ Programs/Adobe Photoshop CS6. Sau khi khởi động, màn hình làm việc của chương trình sẽ hiển thị như sau: Màn hình làm việc Photoshop Màn hình làm việc thường bao gồm các thành phần: Thanh tiêu đề: Chứa biểu tượng chương trình, tên tài liệu hiện hành, tỷ lệ thu phóng, hệ màu và các chức năng phóng to, thu nhỏ hay đóng chương trình. Thanh trình đơn: Chứa các Menu lệnh làm việc của chương trình. Thanh đặc tính: Chứa các tính chất, các tùy chọn của đối tượng hay công cụ được chọn. Hộp công cụ: Chứa các công cụ làm việc trực tiếp của chương trình. Các Palette lệnh: Mỗi Palette lệnh sẽ chứa một nhóm lệnh tùy theo từng mục đích cụ thể trong quá trình thao tác. Vùng làm việc, vùng nháp, thanh trượt, thước và các thành phần hỗ trợ khác. 3.2. Đóng và thoát khỏi chương trình Cách 1: Click vào biểu tượng "X" trên cùng của phần mềm Cách 2: File - Exit (Ctrl + Q) 4. Các tính năng trên trình đơn 4.1. Hệ thống Menu Đây là một thanh Menu tổng quát các chức năng của phần mềm, nó nằm phía trên cùng cửa sổ làm việc của Photoshop. Mỗi một nút là một Menu tổng quát * Menu File: Ngoài những tính năng hiển nhiên như New, Open, Close thì menu này còn chứa rất nhiều tính năng khác: - 11
  12. Browse in Bridge: Đây là một chương trình đi kèm với Photoshop để duyệt hình ảnh. Nó cho phép người dùng quản lý ảnh dưới dạng hình ảnh. - Browse in Mini Bridge: Mini Bridge là một phiên bản live của Bridge duyệt ngay trong Photoshop (không phải mở chương trình mới như Browse in Bridgle). Rất dễ sử dụng nhưng lại mất thời gian để tải. - Open As Smart Object: Tạo một smart object từ một file bất kỳ chỉ đơn giản bằng cách mở nó. Việc thay đổi kích thước và chỉnh sửa Smart Object không ảnh hưởng tới tập tin gốc ban đầu, do đó nếu có kế hoạch thay đổi kích thước 1 đối tượng nhiều lần thì nên mở nó trong chế độ Smart Object. - Save: Để lưu lại quá trình làm việc và lưu dưới một tên file ảnh của mình. - Save as: Để lưu và đổi lại một tên file ảnh mới và một định dạng mới cho bức ảnh đang làm việc . - Save for Web and Devices: Một loại ứng dụng dùng để nén file thành các file dạng JPG, GIF, PNG hoặc các định dạng WBMP phù hợp cho việc đăng tải lên web. Trong trường hợp này, Devices dùng để chỉ các dòng máy smartphone. - Revert: Tải lại file từ điểm lưu lại gần nhất, sẽ mất tất cả các thay đổi và History khi thực hiện thao tác này, tuy nhiên việc này cũng có lợi ích riêng trong một số trường hợp. - Place: Chèn một file mới vào file đang mở, cho phép thay đổi kích thước và chỉnh sửa như một đối tượng Smart Object. - Automate và Scripts: Tùy chọn này giúp cho những chuyên gia sử dụng Photoshop thực hiện được nhanh chóng các chỉnh sửa lặp đi lặp lại. Scripts là một tiện ích khác thú vị và đáng để xem xét, kể cả với người dùng cơ bản. - File info: Xem các thông số của bức ảnh - Print chức năng in ảnh đang làm việc trong môi trường photoshop. - Exit: Thoát khỏi môi trường làm việc Photoshop. * Menu Edit: - Undo, Step Forward, Step Backward: Undo là một tính năng phổ biến và rất thường dùng trong nhiều chương trình hiện nay. Step Forward và Step Backward là để di chuyển qua lại giữa các bước trên panel History. Đây là một cách đơn giản để sử dụng History Panel. - Cut, Copy và Copy Merged: Đã quá quen thuộc với những hành động như Cut, Copy, Paste trong các menu Edit (của những chương trình phổ biến như MS Word). Copy Merge là tính năng vô cùng hữu ích, nó có thể sao chép một tài liệu đa lớp như thể đó là những lớp đã được sáp nhập. - Fill: Công cụ này thường bị bỏ qua mặc dù nó là một công cụ khá hay. Fill sẽ “lấp đầy” một vùng chọn, một layer hoặc chanel bằng màu foreground hoặc background, màu trắng, đen hoặc màu của chính nội dung bức ảnh. CS6/CC2019 có một cơ chế lấp đầy hình ảnh gần giống như thật với việc tái tạo lại một phần hình ảnh bằng các đối tượng nền xung quanh phần khuyết đó. - Stroke: Tạo một đường viền xung quanh đối tượng được lựa chọn với bất kỳ màu nào mà sử dụng. có thể điều chỉnh độ dày đường viền này hoặc lựa chọn đường viền được tạo là viền trong, chính giữa hay bao ngoài đối tượng. - Content Aware Scale: Sử dụng công cụ tương tự như trong Content Aware Fill với phạm vi là một phần của hình ảnh. có thể tùy chỉnh kích thước của đối tượng với tùy chọn này. 12
  13. - Puppet Warp: Đây là một tính năng mới khá phức tạp trên CS6/CC2019, nó cho phép người dùng có thể bóp méo hoặc kéo hình ảnh theo những cách thức khá phức tạp. - Transform và Free Transform: Đây là một công cụ hữu ích dùng để thay đổi kích thước một hình ảnh, chỉnh sửa và tạo ra các điểm để có thể kéo méo hình (nếu cần). - Keyboard shortcuts: Menu này dùng để chỉnh sửa và gán một số phím tắt bàn phím tùy chỉnh cho mỗi mục menu trên Photoshop. Nó thực sự rất cần cho bất kỳ người sử dụng nào quen dùng phím tắt. - Menu: Cho phép người dùng chỉnh sửa trình đơn hiện tại, ẩn đi tính năng mà họ ghét hoặc không bao giờ sử dụng, và làm nổi bật các tính năng cần thiết. * Menu Image: Menu Image cho phép thay đổi về độ sâu của màu, hình ảnh và nhiều tính năng khác. references: Chứa nhiều Menu khác mà cần chỉnh sửa với Photoshop. - Mode: Chế độ màu có thể thiết lập cho ảnh như RGB hay CMYK, cũng như các dạng bit màu khác như Lab hoặc Indexed. không nên sử dụng bất kỳ dạng màu nào ngoài RGB trừ khi quan tâm kỹ hơn tới việc định dạng ảnh và ảnh kỹ thuật số. - Adjustments: Một menu phụ với các thành phần điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, Levels, Curves, cũng như Hue/Saturation. - Brightness/Contrast: Đây là thành phần cơ bản để điều chỉnh độ tương phản sáng/tối trong các bức ảnh. Là một công cụ hay và dễ sử dụng cho người mới bắt đầu. - Levels: Một cách tinh chỉnh hơn về phạm vi giá trị tương phản trong các bức ảnh. - Curves: Một cách điều chỉnh giá trị và chanel phức tạp hơn, nó cho phép người dùng điều chỉnh giá trị, nhắm tới mục tiêu với độ chính xác cao hơn. Tính năng này thường được các chuyên gia sử dụng. - Exposure: Cũng là một trình đơn khác để điều chỉnh độ tương phản sáng/tối. Tùy chọn này được sử dụng nhiều cho các nhiếp ảnh kỹ thuật số. - Hue/Saturation: Điều chỉnh màu sắc hình ảnh cũng như độ tươi sáng và sống động của ảnh. - Invert: Đảo ngược hai màu trắng đen của ảnh. Tất cả các màu sắc khác trên ảnh sẽ hiển thị theo chế độ đối lập màu hiện tại. - Posterize: Đây là một bộ lọc giảm màu sắc hình ảnh về giới hạn một số màu cơ bản. - Threshold: Đây cũng là một bộ lọc màu khác để chuyển bức ảnh của về dạng 2 màu cơ bản là trắng và đen, hoàn toàn không có màu xám. - Auto Tone, Auto Contrast, Auto Color: Photoshop sẽ cố gắng cải thiện tự động bức ảnh của bằng việc điều chỉnh Tones, Contrast và Color. Nó được gợi ý từ Photoshop Elements (một trình sửa ảnh tương tự nhưng ở dạng cơ bản), đây là công cụ hay cho người mới sử dụng. - Image Size: Không nên nhầm lẫn thành phần này với Canvas Size, vì với lựa chọn này kích thước của toàn bộ file ảnh sẽ bị thay đổi. - Canvas Size: Tăng kích thước trống xung quanh bức ảnh. - Image Rotation: Quay bức ảnh theo một góc 90° hoặc 180°, ngoài ra cũng có thể tự tùy chỉnh góc độ quay của ảnh bằng cách chọn Arbitrary. - Duplicate: Tạo một file ảnh mới là bản sao của file hiện tại. Tập tin mới sẽ không có thành phần History đã sửa. 13
  14. * Menu Layer: Đây là nơi chứa các thao tác chỉnh sửa và làm việc với lớp đối tượng. Menu Layer có rất nhiều menu phụ và các tùy chọn phức tạp. - New: Các menu phụ trong menu này cho phép tạo ra các lớp mới cũng như các tùy chọn để chuy ển lớp hiện có thành lớp Background (nếu cần). cũng có thể nhóm các lớp đang chọn thành một nhóm (việc lựa chọn nhiều lớp sử dụng Shift hoặc Ctrl – tương tự như thao tác với các file trong thư mục). Tùy chọn này sẽ tạo ra các “thư mục” lưu trữ những lớp đã được chọn để nhóm. - Duplicate Layer: Cho phép người dùng tạo một bản sao của lớp đang được chọn và lưu trữ nó vào đúng file đang mở hoặc tạo ra một file mới. - New Fill Layer/New Adjustment Layer: Đây là cách tạo ra 2 loại lớp màu mới phủ lên trên lớp ảnh hiện tại. có thể tùy chỉnh 2 lớp mới tạo này một cách dễ dàng để tạo ra những bức ảnh sống động. - Layer Mask/Vector Mask: Công cụ dùng để lọc hoặc ẩn một phần (hay tất cả) các lớp đang hoạt động. Có sự khác biệt khá cơ bản giữa hai loại Mask này đó là Mask theo vector và theo điểm ảnh. - Clipping Mask: Đây là một tính năng khá khó hiểu, nó dùng để đặt một lớp hoặc nhóm lớp thành Mask để minh bạch cho lớp dưới nó. - Group Layers/Hide Layers: Nhiều lớp có thể được chọn trong panel Layers và được nhóm/ẩn trong menu này. - Align/Distribute: Công cụ này dùng để sắp xếp các lớp trong không gian làm việc/không gian ảnh. Với công cụ này, có thể căn đối tượng vào giữa ảnh hoặc chỉnh khoảng cách đều giữa các đối tượng một cách dễ dàng. - Merge Down: Kết hợp các lớp hiện tại (hoặc nhóm lớp) với các lớp dưới nó. - Merge Visible/Flastten Image: Kết hợp tất cả các lớp trong file. Merge Visible sẽ bỏ qua tất cả các lớp ẩn trong panel Layers, trong khi Flatten Image sẽ bỏ chúng đi hoàn toàn. Merge Visible sẽ tạo ra các khoảng transparen ngoài những lớp ảnh đã kết hợp, còn Flatten Image sẽ t ạo ra một lớp Background theo màu mà định sẵn ở Background color. * Menu Type - Panels: Một bảng điều khiển chứa các bảng điều khiển con gồm: Character, Paragraph, Styles Character và Paragraph style. Để căn chỉnh văn bản trong photoshop. - Anti- Alias: Thông qua tùy chọn này, có thể truy cập vào các phương pháp Anti-aliasing cùng được tìm thấy trong các nhân vật bảng. - Orientation: Đây là một tùy chọn bảng điều khiển, mà có thể được sử dụng để thiết lập các hướng mà trong đó các luồng văn bản. - Open Type: Tùy chọn này cho phông chữ Type mở, và nó có nhiều thuộc tính mà có thể được bật và tắt khi làm việc với Text. Hầu hết các thuộc tính cũng có sẵn trong bảng điều khiển Orientation. - Create Work Path: Tạo ra một con đường làm việc dựa trên văn bản. Chuyển đổi các layer vào thành một layer Shape, do đó, các văn bản không còn có thể được chỉnh sửa như chủng loại, nhưng là một hình dạng thay thế. Điều này bao gồm việc truy cập vào tất cả các thuộc tính Shape, cài đặt, và các tùy chọn. 14
  15. - Rasterize Type layer: Tùy chọn này rasterizes Type layer, có nghĩa là nó chuyển đổi nó thành các điểm ảnh.Các văn bản sẽ không còn có thể chỉnh sửa, nhưng nhiều tùy chọn khác có thể trở thành như áp dụng bộ lọc và sử dụng Công cụ Eraser. - Convert to paragraph text: Một trong những cách để chuyển đổi giữa các đoạn văn bản và các tùy chọn Point cho các văn bản đã chọn. - Warp text: Điều này sẽ mở ra hộp Warp bản để có thể tạo ra một văn bản bị biến dạng. - Font Preview Size: Đây là một lựa chọn đã từng được tìm thấy dưới Edit> Preferences> Type trong các phiên bản PS trước, và nó điều khiển kích cỡ phông chữ xem trước. - Language option: Không cần phải thay đổi các tùy chọn mặc định nếu đang sử dụng cùng một ngôn ngữ mà đã cài đặt Photoshop. - Update all text layer: Khi nhập văn bản các lớp được tạo ra trong các phiên bản cũ hơn của Photoshop, sẽ có được một biểu tượng cảnh báo màu xám trên chúng. Chọn Cập nhật tùy chọn All Layers để chuyển đổi những loại lớp để loại vector. - Replace All Missing Fonts: Khi mở tập tin có chứa các phông chữ mà không được cài đặt trên máy tính, nhận được một hộp cảnh báo cho biết rằng các tập tin có chứa các lớp văn bản với phông chữ mất tích, và những lớp văn bản sẽ có biểu tượng cảnh báo màu vàng trên chúng. Do đó có thể sử dụng tùy chọn Replace All Missing Fonts để chọn một phông chữ để thay thế việc thiếu phông chữ cho tất cả các lớp Type bằng một lần. - Paste Lorem Ipsum: Đây là một lựa chọn CS6/CC2019 mới cho phép để dán văn bản giữ chỗ (như có thể trong Adobe InDesign). * Menu Select: Menu này làm việc với các công cụ Marquee, Lasso và Wand trên panel Layers. Select All, Deselect và Reselect là các công cụ chọn đối tượng. Khi đang lựa chọn 1 phần đối tượng, Invert sẽ có tính n ăng đảo ngược phần lựa chọn, nghĩa là phần ảnh được chọn ban đầu sẽ thành không chọn, và phần ảnh không được chọn ban đầu sẽ thành được chọn. Cũng thể chọn tất cả các lớp trong panel Layers từ công cụ trên menu này, ngoài ra còn có th ể điều chỉnh các lựa chọn từ menu ph ụ Modify. Tùy chọn chế độ Quick Mask cũng được điều chỉnh tại menu Select này. 4.2. Thanh công cụ Photoshop cung cấp nhiều công cụ và các xác lập thích hợp cho đồ họa để in ấn hoặc dùng cho ác trình diễn trực tuyến trên mang (như các trang web) trong vùng làm việc của Photoshop có hộp công cụ ở bên trái. 15
  16. - Thanh công cụ được chia làm 4 nhóm chính: + Công cụ tạo vùng lựa chọn và di chuyển. + Công cụ tô vẽ và chỉnh sửa ảnh. + Công cụ vẽ Vector, tạo và chỉnh sửa Path. + Công cụ đo, phóng to, thu nhỏ và xoay hình ảnh. - Lựa chọn công cụ đơn: + Nhấn chuột trái vào công cụ cần chọn trên thanh công cụ Hoặc dùng phím tắt để chọn công cụ. - Lựa chọn công cụ trong nhóm: + Nhấn và giữ chuột trái đến khi danh sách công cụ bên trong hiện ra. Hoặc có thể nhấn chuột phải lên nhóm công cụ để chọn công cụ bên trong. Hoặc nhấn Shift + Phím tắt để chuyển đổi lần lượt các công cụ bên trong (Tương đương với giữ Alt + Chuột trái). 16
  17. 5. Thao tác với tập tin ảnh 5.1. Mở một tập tin ảnh Để mở một File ảnh đang được lưu trong máy tính, USB, hay một thiết bị lưu trử ngoài nào đó ta có 3 cách mởi + Nhấp đúp chuột vào khu vực trống trên vùng làm việc cảu Photoshop. + Bấm phím Ctrl + O (Chữ O) trên bàn phím máy tính. + Vào Menu/ Open Cả ba cách trên đều mở ra cữa sổ Open cho duyệt tìm file ảnh muốn xử lý. Lưu ý: Nếu thấy không rõ nhấp chuật vào ảnh để thấy rõ hơn 5.2. Tạo mới tập tin ảnh theo kích thước tùy ý Photoshop CS6 ngoài việc cho phép chúng ta mởi một file ảnh đã lưu trử trong máy cũng như trong các thiết bị lưu trữ khác ra màn hình làm việc để xử lý nó còn cho phép tạo một file ảnh hoàn toàn mới. Ví dụ: Chúng ta cần thiết kế một tờ lịch hay một hay một tấm thiệp chúc mừng thì chúng ta phải tạo một file ảnh mới đúng với kích thước yêu cầu. Để tạo một file ảnh mới trong Photoshop chúng ta có 2 cách + Cách 1: Bấm phím Ctrl + N trên bàn phím. + Cách 2: Vào Menu File chọn New. Cả hai cách đều mở ra một cửa sổ để tạo một file mới như hình sau. Cửa sổ New Trong hình minh họa trên, các khung cần nhập dữ liệu đánh số từ 1 đến 6 ý nghĩa của các khung số đó được giải thích như sau: Khung Name: Trong khung này nhập tên file ảnh tùy ý mà đang tạo mới. Mặc định của photoshop sẽ đặt tên cho file ảnh là Untitle-1, Untitle-2 tuy nhiên có thể bỏ qua bước đặt tên này vì sau khi thiết kế hoàn chỉnh và lưu lại thì Photoshop sẽ yêu cầu nhập tên file. Khung Width: Để nhập kích thước chiều rộng (Ngang) của file ảnh, nên chọn đơn vị đo trước khi nhập kích thước chiều rộng, trên hình minh họa hiện tại đơn vị chiều rộng là Pixels. Để lựa chọn đơn vị theo ý của mình, nhấp chuột vào khung đơn 17
  18. vị rồi chọn đơn vị theo ý (Ví dụ như Centimet hay milimet), sau đó vào khung kế bên nhập kích thước chiều ngang của file ảnh. Khung Height: Để nhập kích thước chiều cao ( hay chiều đứng) cho file ảnh. Các thao tác tương tự ở khung Width. Ví dụ: Muốn tạo một file ảnh khổ A4 thì chọn đơn vị là milimet rồi nhập vào khung Width là 210, khung height là 297. Khung Resolution: Trong khung này nhập độ phân giải cho file ảnh, trước khi nhập giá trị nên chọn độ phân giải là Pixcels/ Inch. Một file ảnh để in ra đạt chất lượng cao thì thường chọn độ phân giải là 300 Pixels/Inch. Khung Colormode: Khung này để chọn hệ màu và số bít màu trên một kênh trong hình minh họa trên thì hệ màu hiện tại là RGB và số Bit là 8bit/ kênh. Tất cả có 5 hệ màu: + Hệ màu Bitmap: Là ảnh chỉ có hai màu đen và trắng. Trong ảnh bitmap, những Options sửa chữa của photoshop không thể thực hiện được, như vậy nó phải được chỉnh sửa từ khi ảnh còn là grayscale. Ảnh bitmap có dung lượng nhỏ gấp nhiều lần các mode ảnh khác. Mode bitmap được sử dụng trong xuất film cho các kỹ thuật in công nghiệp (Offset, Helio, ). + Hệ màu Mode Grayscale: Ảnh Grayscale theo cách nói của người Việt là ảnh trắng đen, là dạng ảnh 8 bit nó gồm 256 màu chuyển từ đen đến trắng. Khi một hồ sơ ảnh màu chuyển sang dạng này tất cả thông tin về màu sẽ bị xóa khỏi hồ sơ. + Hệ màu RGB Color: Gồm các màu Red – Green – Blue Ảnh có hệ màu Mode RGB là hệ màu căn bản trong photoshop. Loại ảnh này có hơn 16,7 triệu màu có thể quan sát và điều chỉnh theo từng kênh màu đỏ (Red), xanh lá (Green) và Xanh da trời (Blue), những kênh màu này gọi là channel. Trong ảnh này có 3 kênh Red, Green và Blue.Mode RGB được sử dụng trong việc thiết kế các ấn phẩm hiển thị trên màn hình, thiết kế web, và thiết kế trong in kỹ thuật số, Thông số của hệ màu này là 255. + Hệ màu CMYK Color: Là viêt tắt của (Cyan – Meganta – Yellow – Black). Dạng ảnh được cấu tạo từ 4 kênh màu phối hợp, gồm: Cyan: Màu xanh lam. Magenta: Màu hồng cánh sen. Yellow: Màu vàng tươi. Black: Màu đen. Hệ màu CMYK được ứng dụng trong việc thiết kế các ấn phẩm in ấn thông số của hệ màu này là 100%. + Hệ mài Lab color: Là hệ màu được biểu diễn bằng một tổ hợp 3 kênh: L (Lightness-Luminance): Kênh L là trục thẳng đứng, biểu diến độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa thông tin về độ sáng, ko chứa giá trị màu thực sự. A: Chứa giá trị màu từ Green (-) cho tới Red (+) B: Chứa giá trị màu từ Blue (-) tới Yellowta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh. Do thông tin màu và thông tin về độ sáng của màu được lưu tách ra như vậy, chúng ta có thể làm được rất nhiều thao tác trên kênh L mà không làm ảnh hưởng đến giá trị màu thực sự. Nói chung, các thao tác căn bản như Sharpen, Levels và phần lớn các filter của PS cho kết quả tốt hơn nhiều khi sử dụng trong hệ màu LAB, và đặc biệt là không làm hỏng màu của tấm ảnh. Khung Background contens khung này chứa 3 giá trị: 18
  19. + White là file ảnh đang chọn có màu nền ( Background) có màu trắng. + Background color là file ảnh có màu hiện tại của hộp màu background trên thanh công cụ đang chọn, hộp màu trên màu Background là màu gì thì file ảnh có nền màu đó. + Transparent là nên file ảnh trong suốt có hình tương tự sau: Nền Transparent (trong suốt) 19
  20. BÀI 2: LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN VÀ CÁC CÔNG CỤ Mã bài: MĐCNTT25-02 Mục tiêu: - Mô tả được cách thức sử dụng của từng công cụ trên thanh công cụ ; - Thao táo được các nhóm công cụ chọn vùng, vẽ và tô màu - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung chính: 1. Các thao tác với vùng chọn Các thao tác di chuyển, sao chép nhanh vùng chọn phục vụ cho việc cắt, ghép, chỉnh sửa ảnh. Các thao tác giúp làm biến đổi nhanh vùng chọn như xoay, xô nghiếng, lật, làm biến dạng vùng chọn v.v 1.1. Hủy bỏ vùng chọn Để huỷ bỏ một vùng chọn đã chọn chúng ta có thể thực hiện theo một trong các cách sau: Cách 1: Vào menu Select\ Deselect Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + D 1.2. Đảo ngược vùng chọn Cách 1: Vào Select - Inverse Cách 2: Nhấn Shift + Ctrl + I Khi thực hiện lệnh trên các vùng đang được chọn trong ảnh chuyển thành vùng không được chọn và ngược lại. 1.3. Di chuyển vùng chọn Để di chuyển phần ảnh đã được chọn có thể sử dụng các cách sau: Cách 1: Di chuyển bằng chuột: - Nhấn chuột vào công cụ Move (phím tắt V) và đặt trỏ chuột trong mục chọn. - Rê chuột tới vị trí thích hợp rồi nhả chuột. Cách 2: Di chuyển bằng các phím mũi tên: - Chọn công cụ Move (phím tắt V), sau đó sử dụng các phím mũi tênlên, xuống, trái, phải để di chuyển. Mỗi bước đi sẽ di chuyển được một pixel. Cách 3: Di chuyển vùng chọn dùng Clipboard: - Vào menu Edit chọn Cut. - Tới vị trí đích lựa chọn một trong 2 cách sau: + Vào menu Edit chọn Paste: Dán ảnh trong Clipboard vào một phần ảnh khác hoặc vào ảnh khác dưới dạng một lớp mới. + Vào menu Edit chọn Paste Into: Dán ảnh trong Clipboard vào bên trong một mục chọn khác trong cùng một ảnh hay trong một ảnh khác. Mục chọn mới được dán lên trên một lớp và biên mục chọn mới được biến thành mặt nạ lớp. 20
  21. * Chú ý: Để cho phần ảnh dán cân xứng với phần ảnh mới, trước khi dán phải làm cho ảnh gốc và ảnh đích có cùng độ phân giải. Chỉ cần chọn từng ảnh, sau đó chọn Image - Image Size chọn độ phân giải (Resolution) giống nhau. 1.4. Sao chép vùng chọn Để sao chép vùng chọn cũng có thể chọn các cách sau: Cách 1: Sao chép bằng công cụ Move - Chọn công cụ Move sau đó nhấn giữ phím Alt và đặt con trỏ ở trong mục chọn. - Giữ phím Alt và rê mục chọn tới vị trí thích hợp. Cách 2: Sao chép mục chọn dùng Clipboard: Có 2 lệnh sao chép và 2 lệnh dán theo cách này: - Vào menu Edit chọn Copy: Sao chép vùng đã được chọn trên lớp đang hoạt động vào Clipboard. - Vào menu Edit chọn Copy Merged: Tạo một bản sao đã trộn của tất cả các lớp hiện thị trong vùng đã được chọn vào trong Clipboard. Hai lệnh dán: - Vào menu Edit chọn Paste: Dán ảnh trong Clipboard vào một phần ảnh khác hoặc vào ảnh khác dưới dạng một lớp mới. - Vào menu Edit chọn Paste Into: Dán ảnh trong Clipboard vào bên trong một mục chọn khác trong cùng một ảnh hay trong một ảnh khác. Mục chọn mới được dán lên trên một lớp và biên mục chọn mới được biến thành mặt nạ lớp. * Chú ý: Để cho phần ảnh dán cân xứng với phần ảnh mới, trước khi dán phải làm cho ảnh gốc và ảnh đích có cùng độ phân giải. chỉ cần chọn từng ảnh, sau đó chọn Image\ Image Size chọn độ phân giải (Resolution) giống nhau. 1.5. Xoá vùng chọn Để xoá vùng chọn có thể chọn một trong các cách sau: - Nhấn phím Delete - Vào menu Edit\ Clear 1.6. Biến dạng vùng chọn * Sử dụng lệnh Transform: Có thể điều chỉnh lại kích thước của vùng chọn, quay, làm nghiêng hoặc làm biến dạng vùng chọn vùng chọn, phối cảnh cho các đối tượng được chọn. Cách làm như sau: - Chọn đối tượng cần làm biến dạng. - Vào Menu Edit chọn Transform, lựa chọn một trong các phép biến đổi sau: + Scale: Điều chỉnh kích thước. + Rotate: Quay hình. + Skew: Làm nghiêng. + Distort: Làm biến dạng. + Perspective: Phối cảnh (theo luật xa gần). + 1800: Quay hình 1800. + 900 CW: Quay hình 900 theo chiều kim đồng hồ. + 900 CCW: Quay hình 900 ngược chiều kim đồng hồ. + Flip Horizontal: lật bức ảnh theo chiều ngang. + Flip Vertical: lật bức ảnh theo chiều dọc. 21
  22. Khi chọn Scale, Rotate, Skew, Distort, Perspective sẽ xuất hiện hình chữ nhật có 8 núm. Hãy rê các núm để biến đổi đối tượng. Nhấn Enter nếu chấp nhận sự biến đổi, ngược lại nhấn Esc. * Sử dụng lệnh Free Transform: Có thể làm biến dạng vùng chọn (điều chỉnh kích thước, quay hình, làm nghiêng, biến dạng ) một cách liên tục bằng cách sử dụng lệnh này hay dùng phím nóng. Chọn vùng muốn làm biến đổi và chọn một trong 2 cách sau: Cách 1: Vào menu Edit chọn Free Transform. Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl +T. Sau đó sẽ xuất hiện hình chữ nhật có 8 núm. Hãy rê các núm để biến đổi đối tượng. Nhấn Enter nếu chấp nhận sự biến đổi, ngược lại nhấn Esc. 1.7. Di chuyển, ẩn, hiện biên mục chọn * Di chuyển biên mục chọn: Có thể thay đổi vị trí biên của mục cần chọn, thao tác này không ảnh hưởng tới kích thước, hình dáng của mục chọn. - Đặt công cụ dùng để chọn mục chọn cần thay đổi vị trí biên vào vị trí bất kỳ trong mục chọn. - Rê chuột để định lại vị trí biên mục chọn. * Ẩn/ hiện biên mục chọn: - Để ẩn tạm thời biên mục chọn chọn View\ bỏ chọn Selection Egdes. - Để hiện lại biên mục chọn chọn View\ chọn Selection Egdes. 1.8. Điều chỉnh biên mục chọn Có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để điều chỉnh lại biên mục chọn . * Mở rộng biên mục chọn: - Chọn lệnh Select\ Modify\Expand và nhập vào một số khoảng từ 1 16. * Thu hẹp biên mục chọn: Chọn lệnh Select\ Modify\Contract và nhập vào một số khoảng từ 1 16. * Chọn thêm vào phần chọn: - Chọn 1 công cụ chọn thích hợp. - Giữ Shift và rê vùng chọn cần thêm vào mục chọn. * Giảm bớt phần chọn: - Chọn 1 công cụ chọn thích hợp. - Giữ Alt và rê vung chọn muốn bỏ ra khỏi vùng chọn. * Lấy phần giao của hai phần chọn: - Chọn 1 công cụ chọn thích hợp. - Giữ Shift và Alt, rê chọn một vùng mà vùng này sẽ cắt vùng chọn gốc ở vùng muốn chọn. 1.9. Tạo khung cho mục chọn Để tạo khung ngoài mục chọn ta làm như sau: - Chọn mục chọn cần tạo khung. - Dùng lệnh Select - Modify - Border vào nhập vào một số trong khoảng từ 1 64 (pixel) cho bề dầy của khung. 22
  23. 1.10. Định dạng vùng biên chọn Khi sao chép hay cắt dán những mục chọn, nếu muốn vùng biên chọn được mịn màng (smooth), mờ nhoè (feather) hay làm nhẵn đường biên một mục chọn ta có thể dùng các lệnh sau: - Để làm mịn biên mục chọn: Chọn Select - Modify - Smooth và nhập vào một số trong khoảng từ 1 16. - Để tạo biên mờ: Chọn Select - Feather và nhập vào một giá trị (số pixel), lưu ý giá trị này phải nhỏ hơn 50% kích thước vùng chọn. - Làm nhẵn đường biên mục chọn trên hình chọn: Chọn Select - Feather và nhập vào một giá trị là 1, đồng thời khi sử dụng các công cụ chọn, trong hộp chọn của nó nhắp chọn Anti-aliasing. 2. Nhóm công cụ chọn vùng Khi làm việc với Photoshop CS6/CC2019 nói chung hoặc các phiên bản Photoshop khác thì chúng ta thường xuyên làm việc với vùng chọn, tạo vùng chọn là khoanh chọn một khu vực nào đó trên ảnh để xử lý khu vực bên trong vùng chọn đó bị tác động còn các vùng khác bên ngoài nó sẻ không bị ảnh hưởng. Nếu không tạo ra vùng chọn thì Photoshop sẽ hiểu rằng chúng ta muốn hiệu chỉnh trên toàn bộ ảnh. 2.1. Bộ công cụ Marquee Nhấn giữ m ũi tên tam giác nhỏ góc dưới bên phải sẽ hiện ra bộ công cụ Marquee gồm 4 công cụ: - Công cụ Rectangular Marquee : Chọn vùng hình ảnh theo dạng hình chữ nhật hay hình vuông. - Công cụ Elliptical Marquee: Là công cụ tạo vùng chọn hình elip, có thể chọn công cụ này t ại bảng chọn mở r ộng của Marquee Tool. Biểu tượng của Elliptical Marquee Tool là một hình tròn với viền nét đứt. - Công cụ Single Row Marquee: Tạo vùng chọn một dòng ngang 1 pixel. Điều kiện: Feather = 0 - Công cụ Single Column Marquee: Tạo vùng chọn một cột dọc 1 pixel. Điều kiện: Feather = 0 * Thao tác: - Kết hợp nhấn giữ phím Shift trên bàn phím để vẽ vùng chọn hình vuông. - Kết hợp nhấn giữ phím Alt để tạo vùng chọn từ tâm. - Alt + Shift + Rê chuột: Tạo vùng chọn từ tâm. 23
  24. - Kết quả: Một khung viền nhấp nháy. Mọi thao tác xử lý lúc này chỉ có tác dụng bên trong khung viền đó. * Thuộc tính công cụ: Nhìn trên thanh đặc tính, từ trái qua phải lần lượt là: - Icon công cụ đang sử dụng New Selection: - Vùng chọn mới -> rê chuột để di chuyển vùng chọn Add to Selection: Tăng (mở rộng) - Thêm vùng chọn -> rê chuột chọn vùng khác liền kề, vùng chọn cũ tự động sẽ mở rộng ra. - Subtract from Selection: Giảm (cắt bớt) vùng chọn (thao tác tương tự nh ư trên). - Intersect with Selection: Tạo cùng chọn là giao nhau giữa vùng chọn cũ và mới. - Feather (Shift + F6): Độ nhòe biên. - Style: Normal (Bình thường – trong này có nghĩa là tùy ý, muốn khoanh vùng thế nào cũng được) - Fixed ratio: Theo tỷ lệ cố định (ví dụ chiều dài gấp đôi chiều cao hoặc ngược lại, có mũi tên chuyển đổi qua lại) - Fixed Size: Theo kích thước cố định (cho trước thông số chiều dài và chiều cao của vùng chọn, có mũi tên chuyển đổi qua lại) - Refine Edge: + Radius: Cải thiện phần biên vùng chọn, giúp cho phần biên được êm hơn và gần sạch hơn. + Smooth: Bo tròn các góc nhọn +Feather: Tạo độ nhòe biên + Contrast: Độ tương phản (độ sắc nét) tại biên vùng chọn. +Shift Edge: Thu hẹp / nới rộng vùng chọn. – Output to: Cho một số tùy chọn xuất ra thành vùng chọn (Selection), new layer, layer mask, document tùy theo nhu cầu. Thường thì để linh ho ạt khi ẩn đi hoặc gỡ bỏ mà không gây ảnh hường hình gốc, Homasg thường chọn xuất thành “New layer with layer mask”. 2.2. Công cụ Lasso Công cụ tạo vùng chọn cho phép chúng ta chọn một vùng ảnh trong 1 bức ảnh, từ đó ta có thể kết hợp với các công cụ khác để ghép ảnh, chỉnh sửa ảnh Để chọn công cụ Lasso Tool ta nhấp vào biểu tượng có hình dây thòng lọng hay chọn nhanh bằng cách bấm phím L 24
  25. * Lasso Tool: Giúp chúng ta tạo một vùng chọn tự nhiên, chỉ cần giữ chuột trái rồi rê chuột để chọn vùng chọn, sử dụng cách này thì vùng chọn không được chính xác cho lắm nếu vùng chọn phức tạp, nhiều đường cong, đường gấp. Để thêm vùng chọn ta kết hợp giữ phím SHIFT , khi đó sẽ xuất hiện hình dấu cộng ngay con chuột, ta khoanh thêm vùng cần thêm vào. Để cắt bỏ vùng chọn nào đó, ta kết hợp giữ phím ALT , khi đó sẽ xuất hiện dấu trừ ngay con chuột, để bỏ vùng nào, ta khoanh vùng đó. * Polygonal Lasso Tool: Có ưu thế hơn Lasso tool là ta có thể tạo được các vùng chọn có đường thẳng và gấp khúc đối với những đối tượng có góc cạnh. Thao tác với công cụ Polygonal như sau: Chọn điểm đầu, sau đó đưa con trỏ đến điểm tiếp theo và nhấp chọn. Nếu muốn lùi lại phần đường dẫn vừa mới vẽ do bị lỗi, nhấn phím Delete cho đến khi nào xoá xong đường dẫn cần xoá. Lưu ý: Trong quá trình tao vùng chọn, để cho ph ần đường dẫn được thẳng, nhấn giữ phím Shift trên bàn phím để thực hiện việc này. Tiếp tục như thế đến khi giáp điểm ban đầu thì nhả chuột tạo thành vùng chọn. * Magnetic Lasso Tool: Là công cụ cuối cùng trong nhóm công cụ Lasso. Khác với hai công cụ đầu tiên, công cụ này giúp tạo vùng chọn có biên “hút” vào biên của đối tượng cần chọn, công cụ này được áp dụng tốt nhất cho trường hợp đối tượng có đường biên phức tạp nằm tương phản với đối tượng đó. * Chức năng của công cụ Lasso: New Selection: tạo vùng chọn mới. Add to Selection: thêm vùng chọn vào vùng chọn có sẵn. Substract from Selection: Trừ bớt vùng hiện hành. Intersect with selection: Lấy phần giao của vùng có sẵn với vùng chọn vừa tạo. Feather: xác định độ mở biên của vùng chọn, nếu điều chỉnh thông số càng cao thì vùng chọn càng mở. Anti-aliased: đánh dấu kiểm vào ô này sẽ tạo 1 vùng chọn có biên mịn và không răng cưa. Width: Xác định chiều rộng của đường dò, chiều rộng này chỉ giới hạn từ 1-40, đường dò chỉ có thể dò thấy đường biên đối tượng trong khoảng cách xác định tính từ vị trí con trỏ. Contrast: Xác định độ nhạy của đường dò trong ảnh, độ nhạy có giá trị từ 1%- 100%. Giá trị Edge Contrast càng cao thì dò thấy rìa tương phản càng rõ, giá trị Edge Contrast càng thấp thì dò thấy rìa tương phản càng thấp. Frequency: xác định tốc độ đặt điểm neo của công cụ, tốc độ có giá trị từ 1-100. Giá trị Frequency càng cao thì số neo cố định biên vùng chọn vào vị trí càng nhanh. 2.3. Nhóm Công Cụ Magic Wand Tool Cũng như nhóm công cụ Lasso Tool, nhóm Magic Wand Tool cũng có chức năng tạo vùng chọn. Công cụ này dùng để tạo vùng chọn có màu đồng nhất bằng cách nhấp con trỏ vào vùng ảnh muốn chọn , không cần dò theo đường biên của từng đối tượng trong ảnh. Trên thanh công cụ, vị trí của chúng đặt tại hàng thứ hai bên phải nhóm Lasso Tool. Nhóm này chỉ bao gồm 2 công cụ là Quick Selection Tool (W) và Magic Wand Tool (W). Nhấn W trên bàn phím để chọn nhanh công cụ Magic Wand Tool. 25
  26. * Quick Selection Tool: Là một công cụ giúp tạo vùng chọn nhanh trong Photoshop.Khác với những công cụ tạo vùng chọn khác, Quick Selection Tool là một công cụ tạo vùng chọn thông minh, nghĩa là nó sẽ so sánh và lựa chọn những vùng ảnh tương đồng nhau. Công cụ này rất hữu ích trong việc tách người hoặc một vật ra khỏi ảnh nền. Một số tùy chọn của Quick Selection Tool Lựa chọn công cụ Quick Selection Tool,các sẽ có thể thấy một số tùy chọn cho công cụ này: + Biểu tượng cây bút với dấu + hay – là tùy chọn thêm hoặc bớt vùng chọn với Quick Selection Tool. + Biểu tượng dấu chấm tròn nhỏ là tùy chọn kích thước của Quick Selection Tool. Điều khiển các thanh trượt để tùy chỉnh kích thước. * Magic Wand Tool: Công cụ sẽ chọn những điểm ảnh có màu đồng nhất để tạo chúng thành vùng chọn. Cũng có các chức năng chính là New Selection, Add to Selection, Subtract from Selection, Intersect with Selection. Tolerance: Xác định khoảng màu cần chọn. Giá trị Tolerance thấp, vùng chọn gần trùng màu với vùng đã nhấp chuột. Ngược lại nếu giá trị này cao sẽ tạo vùng chọn rộng hơn, khoảng xác định màu có giá trị từ 0 -255. 2.4. Công cụ Crop * Crop: Công cụ Crop có th ể ch ọn nhanh công cụ này với phím tắt C. Crop là công cụ có tác dụng cắt ảnh trong Photoshop. Cách sử dụng công cụ Crop rất đơn giản, chỉ cần chọn công cụ này và kéo thả trên vùng ảnh mà các muốn cắt, một khung sẽ xuất hiện với những dòng kẻ hiển thị vùng ảnh nhấn Enter vùng ảnh sẽ được cắt * Crop Perspective: Là một công cụ mới được thiết kế để dễ dàng sửa chữa biến dạng và nhưng sai lệch trong ảnh không đúng với thực tế do góc chụp và ống kính của máy ảnh không rộng. * Slice Tool và slice Select tool Công cụ Slice Tool trong Photoshop giúp cắt ảnh thành nhiều phần nhỏ, tự động sinh mã và sắp xếp thứ tự hợp lý, sau đó xuất thành định dạng web (HTML). Slice Select Tool chỉnh vùng chọn của Slice tool 26
  27. Kỹ thuật này được sử dụng thường xuyên khi muốn chuyển giao diện web từ dạng ảnh thành dạng HTML xem được trên web. 3. Nhóm công cụ vẽ và tô màu 3.1. Công cụ chọn màu Eyedropper (I) * Công cụ Eyedropper (I): : Dùng để “hút” một mẫu màu tại vị trí nào đó trên file ảnh hay bất kỳ m ột vị trí nào trên màn hình làm việc để tạo màu mới cho Foreground hoặc Background. - Chọn công cụ - Trên thanh tùy chọn,chọn một “giá trị” trong Sample size: + Point sample:Lấy chính xác một pixel màu tại vị trí kích chuột. + 3 by 3 hoặc 5 by 5 Average :Lấy giá trị trung bình trong phạm vi 3×3 hay 5×5 pixels tại vị trí kích chuột. - Để tạo mới màu Foreground :kích chuột trên file ảnh tại vị trí cần lấy màu. - Để tạo màu Background: Alt + kích chuột. * Công cụ Color Sampler Tool(I): Dùng xác định vị trí lấy mẫu màu. * Công cụ Measure Tool (I) : Dùng đo kích thước đối tượng. 3.2. Công cụ vẽ đơn giản (Micer Brush tool B) * Công cụ Brush tool Để chọn công cụ Brush tool có các cách chọn sau Cách 1: Gõ phím tắt là B; Cách 2: Nhấp chuột lên thanh công cụ Tool chọn Brush tool. Sau khi chọn công cụ Brush chúng ta sẽ thiết lập một số thông số trên thanh tùy chọn Brush tool. + Nút 1: Dùng để xác lập kích thước và đường viền của Brush, nhấn chuột vào nút này sẻ cho ta một khung chứa các lựa chọn Ở khung Size cho ta thay đổi kích thước của Brush. Ở Hasneed độ sắc nét của đường biên chọn từ 0% đến 100% Môt khung chứa các kiểu ngòi Brush. + Nút 2: Chứa các lựa chọn nét cọ và các tùy biến của nét cọ. 27
  28. – Phía bên trái: + Brush Tip shape: Ấn định tùy chọn cho nét cọ để vẽ. + Shape Dynamics: xoay, bóp dẹp từng cá thể đầu cọ m ột cách ngẫu nhiên (theo tính chất vật lý). + Scattering: Xác định độ phân tán, chi phối số lượng và vị trí các đầu cọ trên nét vẽ. + Texture: áp chất liệu cho đầu cọ + Dual Brush: xén nét của đầu cọ 1 cách ngẫu nhiên + Color Dynamics: Quản lý việc thay đổi màu sắc trên đường đi của nét vẽ. + Noise: tạo hạt quanh viền đầu cọ. + Smoothing: mềm mại hơn về hình dáng đầu cọ và cả độ phân tán nét vẽ. – Phía bên phải: + Size: kích thước đầu cọ. + Shape: các kiểu cả nét vẽ. + Bristlet: Tùy biến đường nét vẽ, + Length: Độ sắc nét của nét vẽ + Angle: xoay các đầu cọ đồng loạt theo 1 hướng nhất định. + Spacing: Khoảng cách giữa các đầu cọ trong một nét vẽ. Nút 3: Mode Chế dô hòa trộn màu của nét vẽ Nút 4: Opaccity : Độ mờ đục màu của nét vẽ lự chọn từ 1% đến 100% độ màu lựa chọn. - Công cụ Brush tool cho phép vẽ trong mọi lớp, giống như một paintbrush. Có thể cài đặt những cách khác nhau để lựa chọn, có thể tùy chỉnh những tình huống khác nhau và chọn các ngòi bút tủy theo lựa chọn * Công cu pencil: Tô màu tiền cảnh bằng các loai bút cứng. * Công cụ Color Replacement Tool: Sử dụng để thay thế màu sắc trên hình ảnh với tông màu Foreground. * Công cụ Mixer Brush Tool: Hòa trộn màu Foreground và Background cho ra một màu trung tính theo thông số trên thanh đặc tính giữa màu nền và màu tiền cảnh. 28
  29. 3.3. Bộ công cụ Stamp * Clone Stamp Tool - Để chon chon công cụ Clone Stamp có các cách chọn sau + Cách 1: gõ phím tắt là S; + Cách 2: Nhấp chuột lên thanh công cụ Tool chọn Clone Stamp. Sau khi chọn công cụ Clone Stamp chúng ta sẽ thiết lập một số thông số trên thanh tùy chọn Clone Stamp Công cụ Copy mẫu hình ảnh ở một khu vưc khác để đem sang tô ở môt khu vực khác hoặc sang một tài liêu khác củng đang mở. Thao tác: + Giữ phím ALT và nhấp chuôt vào chỗ hình ảnh cần sao chép. + Thả phím Alt rồi đưa trỏ công cụ đến vẽ tại nơi muốn vẽ bản sao. + Tùy chon Aligned cho phép sao chép hình ảnh môt cách liên tục. * Pattern Stamp Tool Công dụng: Tô vẽ bằng mẫu Pattern Thao tác chọn công cụ, sau đó chọn mẫu Pattern trên thanh Option để tô vẽ. Cách nhâp một mẩu Pattern mới : Dùng công cụ Rectangular Maqee ( với đô Father =0) tạo vùng chon trên khu vực cần lấy mẫu rồi vào menu edit - > Define Pattern. 3.4. Nhóm công cụ Healing Brush Healing tool dịch theo từ điển nghĩa là “công cụ hàn gắn”. Còn thuật ngữ PTS là che khuyết điểm. Có 2 kiểu brush trong nhóm 5 công cụ. * Spot healing brush tool: Biểu tượng hình miếng băng có khoanh vòng tròn. Để chuột trực tiếp lên vùng có khuyết điểm và nhấp. Công cụ sẽ tự động auto lấy mẫu vùng ảnh lân cận và tự lấp liền khuyết điểm. * Healing brush tool: Biểu tượng hình miếng băng đơn thuần> Nhấn Alt và click chuột trái để chủ động lấy mẫu vùng ảnh tốt. Thả Alt ra, click tiếp lên vùng ảnh có khuyết điểm để lấp. * Patch tool: Biểu tượng miếng gạc băng vết thương, công cụ vá, chỉnh sửa các vùng muốn lấp như Healing Brush nhưng vùng chọn có diện tích lớn và giải quyết vấn đề nhanh hơn 2 công cụ trên. Source to Destination: Chọn vùng ảnh xấu trước rồi hoán đổi với vùng ảnh tốt. Destination to Source: Chọn vùng ảnh tốt trước rồi lấp sang vùng ảnh xấu. * Content- Aware Move: Công cụ này cho phép di chuyển các yếu tố trong một cảnh của Photoshop . Content- Aware Move sẽ tự động điền vào các chi tiết còn thiếu. Nếu như sử dụng cẩn thận, kết quả có thể được liền mạch 29
  30. * Red eye tool: Dùng sửa lỗi mắt đỏ trong ảnh. Để sửa lỗi mắt đỏ trong ảnh chỉ cần mở bức ảnh lên và chọn công cụ Red Eye Tool và trỏ chuột vào phần mắt đỏ mà chúng ta muốn xử lý. 3.5. Nhóm công cụ History Brush * History Brush Tool: Công cụ History Brush dùng để tô vẽ file ảnh nhằm phục hồi trở lại một state hay snapshot nào đó. * Art History Brush tool: Cho phép áp dụng phong cách sơn để hình ảnh của bằng cách sử dụng một lệnh history hoặc ảnh chụp. Có một số tùy chọn có sẵn cho công cụ đó sẽ ảnh hưởng đến cách các điểm ảnh sẽ xem xét, bao gồm các chế độ khác nhau pha trộn, làm mờ, sơn phong cách stroke, trung thực, khu vực, và tolerance. Công cụ này có thể sẽ không lừa được ai vào suy nghĩ đã tạo ra một màu nước theo cách truyền thống, nhưng nó là thú vị để sử dụng và có thể tạo ra hình ảnh tốt đẹp. 3.6. Công cụ Magic Eraser * Eraser Tool (phím tắt E): Đây chính là công cụ tẩy trong Photoshop.Và tác dụng của nó để tẩy sạch tất cả mọi thứ.Bây giờ để thực hành ngay các hãy mở photoshop lên và mở một bức ảnh.Các lưu ý,trước khi sử dụng công cụ tẩy các hãy mở khóa cho layer đó bằng cách click đúp chuột vào biểu tượng chiếc khóa,nếu layer vẫn hiển biểu tượng khóa là không tẩy được.Sau khi đã mở khóa cho layer,sử dụng công cụ tẩy và tẩy thử vài thứ. Công cụ tẩy khá giống với công cụ brush,chỉ là có chức năng ngược lại,sau đây là một số tùy chọn của công cụ tẩy: + Size: Chọn công cụ tẩy và click chuột phải, sẽ mở bảng chọn kích thước cho nét tẩy. + Hardness: Độ cứng của viền tẩy,cũng tương tự như Hardness của brush. + Hình dạng: Nếu muốn có trải nghiệm với những nét tẩy hãy thử nó. + Opacity: Độ rõ nét của tẩy. Opacity mặc định của tẩy là 100% tương đương với đánh bật tất cả mọi vết bẩn chỉ với một lần tẩy. Opacity càng giảm nét tẩy sẽ càng mờ, đây cũng là một tip nhỏ cho, khi tẩy những khu vực “nhạy cảm” chúng ta nên để Opacity nhỏ. + Flow: Tương tự như Flow của brush. Tẩy chỉ có tác dụng đối với một layer, nghĩa là tẩy layer nào thì layer đó sẽ bị tẩy, những layer nằm trên hay dưới sẽ không bị ảnh hưởng. Vì vậy các có thể ứng dụng công cụ này vào việc ghép ảnh. * Background Eraser Tool: Cách sử dụng nó để dễ dàng loại bỏ vùng nền của hình ảnh. Background Eraser là đặc biệt hữu ích với những hình ảnh có chứa rất nhiều các chi tiết đẹp dọc theo các cạnh giữa tiền cảnh và hậu cảnh như thế. Ví dụ, nếu muốn xóa bầu trời trong một hình ảnh mà không cần phải chọn tất cả các cây dưới nó. * Magic Eraser Tool: Dùng để loại bỏ màu nền, màu nền trở nên trong suốt 3.7. Nhóm công cụ Gradient * Gradient Tool Gradient tool là công cụ được sử dụng nhiều và mang đầy những hiệu quả cho 1 bức hình, nó có thể đóng vai trò quang trọng trong hình nền , làm nổi lên hoặc nó có thể đóng góp tích cực trong việc blend 1 bức hình và cũng có thể nó làm sự hòa hợp khi ta ghép ảnh. Và nhiều nhiều những ứng dụng của gradient nữa mà chúng ta có lẽ chưa biết hết. 30
  31. * Cách sử dụng Gradient tool: + Với chế độ Linear Gradient: ta sẽ thu được vùng sáng từ màu này sang màu kia theo dạng mặt phẳng. + Với chế độ Radient Gradient: Ta sẽ có được ánh sáng chuyển từ màu này sang màu khác với từ tâm 1 hình tròn ra rìa của nó độ đậm nhạt và chuyển màu giảm dần từ đỉnh ra phía biên. + Với Chế Độ Angle Gradient là chế độ chuyển màu từ Góc ta xác định hướng đi theo chiều kim đồng về lại chỗ đó thì đổi màu. + Chế độ Reflected Gradient: Nó tạo ra một hình là một vùng sáng màu chuyển từ giữa ra 2 bên. + Chế độ Diamond Gradient: Là chế độ cho phép chuyển màu ảnh sáng theo 1 dạng đặt biệt của vùng sáng nó tạo ta một hình sao và chuyển sắc dần theo 4 cạnh. + Presets : Là các mẫu để các lựa chọn ở đây ta có 3 mẫu chú ý là Mẫu thứ 1 , thứ 2 và thứ 3 mặc định của nó là: Mẫu thứ 1: Màu Foreground chuyển về màu background Mẫu thứ 2: Màu ForeGround chuyển về trong suốt Mẫu thứ 3: Màu BackGround chuyển về màu Foreground * Paint Bucket Tool: Lấp đầy hoặc "sơn" toàn bộ một lựa chọn. 4. Bài tập thực hành 4.1. Bài tập số 01 Hãy tưởng tượng, chúng ta vừa mới đi thăm quan. Cảnh ở đó thật đẹp và tất nhiên cũng không quên lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm đó bằng chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Hơn 100 tấm ảnh được copy vào máy tính. "Trong số 100 ảnh đó, có rất nhiều ảnh muốn ghép chúng lại làm 1 để tạo nên không gian rộng hơn cho hình chụp. Phải làm thế nào đây ?" Thực ra có rất nhiều cách hòa trộn 2 hình lại với nhau, mỗi tình huống khác nhau mà sẽ phải sử dụng phương pháp khác nhau. Trong bài thực hành này, sẽ chỉ đưa ra một phương pháp đơn giản nhất, nhưng không kém phần hiệu quả để giúp hoàn thành việc đó. Các bước thực hiện Bước 1: Khởi động Photoshop CS6, mở 2 ảnh mà có ý định ghép chúng làm một. Ở đây đưa ra 2 hình sau: hue.jpg, hocsinh.jpg 31
  32. Hình 1 Hình 2 Chú ý: Phải chọn 2 hình có gam mầu tương ứng với nhau. Nếu 1 trong 2 ảnh khác nhau về màu, sẽ phải tiến hành căn chỉnh mầu sao cho 2 hình phù hợp với nhau. Bước 2: Ctrl + N để tạo một document mới. Nhưng trước khi thực hiện bước này, nên kiểm tra xem kích thước của 2 ảnh gốc để đặt kích thước phù hợp cho document mới. Trong bài thực hành này, đặt document mới có kích thước: 600 x 240 pixels, Background: #ffffff (màu trắng) Bước 3: Dùng các công cụ Crop hay Marquee để cắt lấy những góc cạnh phù hợp nhất của 2 ảnh theo ý . Hình 3 Bước 4: Copy lần 32
  33. lượt các hình hue.jpg, hocsinh.jpg sang document mới. Hình 4 Bước 5: Hòa trộn 2 hình. Chú ý: cách sắp xếp các layer trước và sau rất quan trọng. nó quyết định xem đang có ý định hòa trộn Layer nào lên layer nào để cho hình được tự nhiên. Ví dụ này sắp xếp Layer "hoc sinh" lên trên Layer "Hue" Công việc tiếp theo của tôi bây giờ là làm mờ Layer "hoc sinh". Click chuột chọn Layer "hoc sinh" (nếu có ý định làm mờ layer nào thì click chọn layer đó). Dùng Rectangular Marquee, hay Elliptical Marquee chọn Feather: 20-50 px, tùy theo góc cạnh và độ lớn của hình. Bao quanh những góc muốn xóa trên layer "hoc sinh" Hình 5 Nhấn phím "Delete" trên bàn phím để xoá vùng vừa chọn lặp lại các bước chọn và xóa những góc ảnh theo ý . đến khi cảm thấy 2 hình đã tương đối hòa trộn. Hình 6: Kết quả cuối cùng 33
  34. 4.2. Bài tập số 2 Sử dụng công cụ Rectangular Marquee hãy tác màn hình dessktop ra khỏi nền đỏ để copy sang một ảnh khác Vào Menu File chong Open mở 2 ảnh ra. Nhấn vào biểu tượng công cụ Rectangular Marquee trên thanh công cụ. Sau đó giữ chuột trái và chọn các Ô vuông trên ảnh chứa màn hình Desktop Tiếp theo ấn phím Delete để xóa đi ảnh có vùng chọn đó Và các bước lặp lại cho đến khi xóa hết vùng màu đỏ chỉ còn lại ảnh màn hình desktop. 34
  35. Ấn phím V hoặc vào công cụ Move trên thanh công cụ để kéo sang ảnh chiếc bàn. Và chúng ta đả ghép được ảnh màn hình desktop lên chiếc bàn. 4.3. Bài tập số 3 Hãy sửa dụng cộng cụ Lasso tool để ghép ảnh người đàn ông trên vào khung ảnh. 2 ảnh gốc Ảnh đã ghép 35
  36. Các bước thực hiện: Trên thanh trình đơn chọn lệnh File > open hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + O để mở file ảnh thực hành Hộp thoại Open xuất hiện, nhấp chọn cùng lúc 2 file ảnh: 1 file ảnh chi tiết và 1 khung hình, chúng ta sẽ tiến hành ghép ảnh chi tiết vào khung. Nhấp chọn vào công cụ Lasso tool hoặc nhấn phím L Chọn biểu tượng New Selection trên thanh thuộc tính. Điểm đặc biệt của công cụ này là có thể tự do tạo vùng chọn theo hình dạng tuỳ thích bằng cách nhấn chuột và kéo rê công cụ. Khi buông con trỏ đến một điểm bất kỳ, điểm cuối và điểm đầu tiên sẽ tự nối với nhau bằng một vùng chọn khép kín. Vùng chọn sẽ hiển thị bằng những đường nhấp nháy. Để tạo vùng chọn cho ảnh chi tiết. Nhấp chọn vào điểm ở trên bên ngoài đầu và kéo rê con trỏ theo vùng biên của ảnh. Khi tạo vùng chọn, hình cần phóng to và di chuyển qua lại là điều không thể thiếu. Khi đang sử dụng công cụ Lasso Tool, có thể nhấn giữ phím Space Bar, công cụ sẽ chuyển sang Hand Tool, lúc này có thể tự do di chuyển con trỏ đến những vùng bị khuất trên ảnh. Khi buông phím Space Bar, công cụ sẽ trở lại hình dạng Lasso Tool. Chú ý: trong quá trình sử dụng và di chuyển công cụ Hand Tool, vẫn luôn giữ phím chuột trái. Tiếp tục thao tác bằng công cụ Lasso Tool, ta có kết quả như hình. Nếu như chưa sử dụng thành thạo công cụ Lasso Tool , vùng chọn sẽ bị lấn hoặc bị xâm phạm như hình trên. Đối với những điểm cần thêm vùng chọn, trên thanh thuộc tính chọn biểu tượng Add to Selection. Công cụ Lasso Tool hiển thị dấu cộng bên cạnh, thao tách như ảnh minh hoạ dưới để có thêm vùng chọn cho hình. 36
  37. Đối với những điểm bị lấn ra ngoài, cần bớt vùng chọn, trên thanh thuộc tính chọn lệnh Subtract from selection. Hoặc ấn phím Alt trên bàn phím Khi chọn thuộc tính này, bên cạnh công cụ Lasso Tool hiển thị dấu trừ, thực hiện thao tác như hình dưới để bớt vùng chọn cho hình. Trước khi ghép hình, hãy làm mềm vùng chọn bằng cách: chọn Select > Modify> Feather trên trình đơn. Khi hộp thoại Feather Selection xuất hiện, nhập giá trị Feather Radius = 5 rồi nhấp chọn OK. Vùng chọn sẽ hiển thị trở lại trên hình biểu hiện bằng đường nét đứt, chúng ta đã thự chiện xong việc tạo vùng chọn cho hình bằng cách sử dụng công cụ Lasso Tool. Kế tiếp, chọn công cụ Move hoặc nhấn phímV. 37
  38. Đặt công cụ Move vào vùng chọn ảnh chi tiết, dùng trỏ chuột kéo sang ảnh còn lại như hình minh hoạ. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + T để mở khung transform, nhấn giữ phím Shift phóng to, thu nhỏ hoặc di chuyển ảnh đến vị trí thích hợp. Nhấn Enter để bỏ khung transform, ta có kết quả cuối cùng như hình dưới. 4.4. Bài tập số 4 38
  39. Bài thực hành 1: Hãy sử dụng công cụ Brush để tô màu cho hình 1 và có kết quả như hình số 2: Hình 1 Hình 2 Các bước thực hiện. + Tạo vùng chọn cho từng đối tượng để tô màu 39
  40. + Ch ọn màu để tô vào vùng ch ọn bằng cách sau: Các vào Image > Mode > RGB color . Còn nào muốn dùng để in ảnh màu thì chọn hệ màu CMYK nhé 40
  41. + Sau khi chuyển hệ màu về RGB chúng ta nên làm cho bức ảnh rõ nét 1 tí để dễ thực hiện ở các bước sau này. Với ảnh đen trắng chúng ta sẽ dùng Auto Lelevs ( Ctrl + Shift + L )đây là kết quả sau khi cân bằng lại màu sắc + Chúng ta sẽ ko tô màu trực tiếp lên vùng chọn ảnh mà ở mỗi bộ phận của nhân vật . +Chú ý : Khi tạo vùng chọn chúng ta luôn chọn phạm vào đối tượng khoảng 1 đến 2 pixels làm như vậy để tránh hiện tượng bóng ma hoặc viền trắng + Để kết thúc các hãy nhấn chuột vào điểm đầu tiên của vùng chọn chúng ta sẽ dc 1 vùng chọn như sau. + Tiếp theo tới bước tô màu. Các nhìn vào thanh công cụ sẽ thấy có 2 ô vuông màu 41
  42. Và để tô màu những vùng còn lại chúng ta tiếp tục tạo vùng chọn và chọn màu để tô 42
  43. + Tiếp tục nhấn ALT + DELETE hoặc dùng Brush ( B ) để tô màu. Sau đó nhấn CTRL + Dđể bỏ vùng chọn + Làm tiếp tục cho đến hết vùng da của Đôrêmon. + Lần này chúng ta sẽ tạo vùng chọn bằng công cụ Elliptical Maquee tool ( M ) 43
  44. + Nếu nó bị lệch cũng đừng lo các có thể dùng công cụ Move tool ( V ) để kéo vùng chọn vào đúng vị trí + Chúng ta sẽ tô cái mũi dễ thương này bằng màu đỏ #e3192f Nếu vẫn chưa hài lòng các có thể sử dụng công cụ Brush ( B ) hình tròn để tô thêm những phần xung quanh mũi ( 24 px là kích thước brush-90% là độ mềm của brush ) + Chỉ số % càng nhỏ thì brush càng mềm + Sau đó chúng ta chọn Brush ( B ) màu trắng, mềm để tạo độ bóng cho cái mũi 44
  45. + Bây giờ chúng ta sẽ tô lưỡi, để đỡ vất vả chúng ta sẽ dung công cụ Magic wand tool ( W ) tạo vùng chọn. Công cụ này sẽ chọn những vùng màu giống nhau làm vùng chọn vì thế để tạo thuận lợi cho công cụ ko chọn nhầm chúng ta sẽ làm sạch phần lưỡi. Các dùng cục tẩy Eraser ( E ) lau những vùng màu bị lem bên trong lưỡi và ở các đường biên của ảnh + Sau đó chúng ta sử dụng công cụ Burn tool ( O ) để làm đậm phần giữa cuống lưỡi. Công đoạn này để phân biệt thật rõ giữa 2 vùng đen và trắng tránh cho Magic wand tool ( W ) chọn nhầm 45
  46. + Sau đó chúng ta sẽ tô lưỡi bằng màu cam #fe9b74 + Và chúng ta tiếp tục tạo vùng chọn và tô đến kín đặt kết quả cuối cùng 46
  47. 4.5. Bài tập số 5 Sử dụng công cụ Clone Stam để tẩy bớt những phần bi mụn lỗi và làm cho sống mũ thẳng. Hình ảnh Nguồn 47
  48. Hình ảnh Kết quả 48
  49. BÀI 3: CÁC ĐIỀU CƠ BẢN VỀ LAYER Mã bài: MĐCNTT25-03 Mục tiêu: - Trình bày được định nghĩa về lớp ; - Thực hiện được các thao tác trên lớp và tạo được hiệu ứng cho lớp ; - Thực hiện được cách thức lắp ghép hình ảnh - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung chính: 1. Giới thiệu về layer Layer là một công nghệ đột phát được áp dụng trong rất nhiều phần mềm đồ họa, công nghệ layer đã đưa đồ họa nên một tầm cao mới.Trong quá trình tìm hiểu đồ họa máy tính hầu như trong tất cả các phầm mềm các đều thấy sự xuất hiện của layer. Vậy layer là gì? layer có tác dụng gì? và cách sử dụng layer như thế nào ? 1.1. Định nghĩa về layer Layer trong Photoshop là các lớp ảnh. Một bức ảnh được tạo thành bởi nhiều lớp ảnh khác nhau, mỗi lớp ảnh đều có những thông số màu sắc, độ trong suốt, sắc thái và tình cảm riêng biệt. Những layer này sắp xếp theo một thứ tự nhất định, layer nằm trên sẽ che lấp layer nằm dưới tạo thành một bức ảnh hoàn chỉnh. 1.2. Ý nghĩa của Layer Layers panel là m ột bảng hiển thị trạng thái và thông số của các layer trong Photoshop. Để bật bảng này có thể chuyển Workspace sang chế độ hiển thị Painting hoặc chọn Window –> Layers hoặc đơn giản hơn nữa chỉ cần ấn phím F7, sẽ thấy Layers panel xuất hiện. Adjustment layer dịch thẳng ra là những ''lớp điều chỉnh'' , ta sử d ụng nó như những layer riêng biệt và edit màu sắc cho tấm ảnh mà không bị ảnh hưởng 1 chiều, nghĩa là ta có thể thay đổi, xoá bỏ hay thậm chí là giảm opacity 1 cách linh hoạt và chủ động, như những layer thông thường khác . 49
  50. Layer Panel là một công cụ mạnh mẽ cho phép làm được nhiều điều đặc biệt để ảnh xếp chồng lên nhau. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét các lớp Photoshop. Đã bao giờ t ự hỏi những gì tất cả các bộ phận của một bảng lớp làm gì? Dưới đây là một màn hình grab của các lớp Panel. Layre filter (Lớp lọc) Điều này cho phép để ẩn các lớp dựa trên những thứ khác nhau. Làm cho nó dễ dàng hơn để tìm các lớp mà muốn làm việc với. Opacity: từ 0 ->100 điều chỉnh chế độ mờ đục ảnh. Có 2 cách để điều chỉnh chế độ mờ đục ảnh Cách 1: Phím số bấm trên bàn phím để ngay lập tức thiết lập để bội số của 10. Cách 2: Điều chỉnh thanh trượt cho một số tiền chính xác của tính minh bạch trên mỗi lớp. Blend Modes: Thay đổi những thay đổi cách mà các lớp được chọn pha trộn với các lớp bên dưới nó. Tuyệt vời cho compositing và các hiệu ứng đặc biệt. (Với các công cụ Move được chọn, nhấn Shift + hoặc Shift- để chu kỳ thông qua các chế độ pha trộn). Fill opacity: Điều chỉnh số lượng của độ mờ đục của chỉ các điểm ảnh. Visibility: Cho phép hiện thị hay không hiển thị layer chọn. Nếu ảnh đang cho thấy lớp đó là nhìn thấy được. Bấm vào biểu tượng hình con măt và lớp vẫn sẽ ở đó nhưng vô hình cho đến khi bấm vào biểu tượng mắt một lần nữa. Loked: Các ổ khóa có nghĩa là một cái gì đó bị khóa trong lớp. Link: Enabled để liên kết các lớp. Những tất cả sẽ di chuyển cùng nhau trừ khi liên kết. Effects Layer (Styles): Hiệu ứng đặc biệt áp dụng cho lớp hình ảnh của. Ghi nhận của các e nhỏ. Mỗi hiệu ứng sẽ được liệt kê. nhiều hiệu ứng có thể được sử dụng cùng một lúc. Add Layer Mask: Đây là nút bấm để thêm m ột layer mask cho layer hiện tại. Cho phép sơn đi phần của lớp mà không làm tổn hại hình ảnh ban đầu. Add Adjustment Layer: Cách tốt nhất để áp dụng điều chỉnh hình ảnh. Có thể thay đổi màu sắc hoặc tông màu của một hình ảnh. Layer Groups: Một công cụ tổ chức tốt. Lớp có thể được kéo vào và ra của các nhóm trong bảng Layers. 50
  51. Create new layer: Nhấn vào biểu tượng này để tạo ra một layer mới. Kéo một lớp hiện có vào biểu tượng này để tạo ra một bản sao của lớp đó. Delete Layer: Kéo một lớp vào biểu tượng này để loại bỏ nó. Hoặc chọn layer và sau đó nhấn vào biểu tượng này để có được những kết quả tương tự. Panel Option Layer (Bảng điều khiên layer): Điều này sẽ mở một trình đơn thả xuống cung cấp một số tùy chọn. * Các loại Layers Trong Photoshop có một số loại layer sau: Thumbnail: Một bức tranh nhỏ của nội dung lớp. Layer Group (Lớp nhóm): Điều này đặt lớp vào một thư mục. Lớp có thể được kéo vào và ra của các nhóm trong bảng Layers. Type Layer: Giống như một lớp hình ảnh, ngoại trừ lớp này gồm có các kiểu có thể được chỉnh sửa; (Thay đổi nhân vật, màu sắc, phông chữ hoặc kích thước) Adjustment Layer: Một layer hiệu chỉnh được thay đổi màu sắc của tất cả các layer bên dưới nó. Để chỉ ảnh hưởng đến lớp thứ trực tiếp bên dưới nó (một bỏ qua các lớp cơ bản khác): Di chuyển con trỏ của trên dòng giữa các lớp điều chỉnh và lớp trực tiếp bên dưới nó, giữ phím Alt / Option. sẽ thấy một biểu tượng xuất hiện.Nhấn vào đây để hạn chế việc điều chỉnh. (Clip layer) làm điều tương tự một lần nữa để bật tắt tùy chọn này. Layer Style: Một tác dụng đã được áp dụng. Nhấp vào mắt để b ật hoặc tắt. Nhấp đúp vào "hiệu ứng" để mở các tùy chọn Layer Styles. Layer Mask: Cho phép vẽ trên mặt nạ để hiển thị và tiết lộ các phần của hình ảnh. Smart Object: Một loại đặc biệt của lớp. 2. Các thao tác trong layer 2.1. Chọn layer Có thể biết có thể chọn một lớp Photoshop bằng cách nhấn vào nó trong Layer Palette. 51
  52. 2.2. Lựa chọn nhiều hơn một lớp Thường thì nó tiện để lựa chọn nhiều hơn một lớp cùng một lúc. Ví dụ, nếu chọn một bó của các lớp, có thể di chuyển chúng xung quanh cùng với các công cụ Move, hoặc kéo chúng xung quanh cùng trong Layer Palette. cũng có thể k ết hợp chúng lại với nhau bằng cách chọn Layer> Merge Layers. Để chọn nhiều hơn một lớp, Ctrl + click mỗi lớp mà muốn chọn. Để bỏ chọn một lớp chọn, Ctrl + nhấp vào nó một lần nữa. 2.3. Các phím tắt để chọn lớp Cũng có thể sử dụng bàn phím để chọn các layer. Để chọn layer bên dưới lớp hoạt động, nhấn Alt +. Để chọn các lớp trên lớp hoạt động, nhấn phím Alt / Option +. Để chọn một loạt các lớp tiếp giáp với bàn phím, chọn layer đầu tiên, sau đó sử dụng Alt + Shift + để thêm các lớp dưới đây để lựa chọn, hoặc Alt + Shift +] / Option + Shift + ] để thêm lớp trên để lựa chọn. Có thể chọn layer trên cùng của Layer Palette bằng cách nhấn Alt +. (Win). Để chọn các lớp dưới cùng, nhấn Alt+,(Win). Để chọn tất cả các lớp từ lớp đang hoạt động và các lớp trên cùng, nhấn Alt + Shift +. Để chọn các lớp giữa lớp hoạt động và lớp dưới cùng, nhấn - đoán nó - Alt + Shift +. 2.4. Lựa chọn lớp liên kết Nếu đã liên kết một số lớp với nhau, có thể chọn tất cả trong một đi bằng cách chọn một trong các lớp liên kết và chọn Layer > Chọn Lớp liên kết. Ch ọn tất cả các lớp: Để ch ọn tất cả các layer trong tài li ệu - ngoài các layer Background - chọn Select > All Layers, hoặc nhấn Ctrl + Alt + A. 2.5 Ẩn/Hiện lớp Bằng cách sử dụng phương pháp mô tả trong hướng dẫn này, sẽ có thể có một hình ảnh với nhiều lớp, chọn một lớp cụ thể, sau đó ẩn layer. Các lớp và tất cả mọi thứ 52
  53. chứa bên trong nó vẫn có thể truy cập, nhưng lớp sẽ không hiển thị cho đến khi chọn để thôi ẩn nó. Đây là một giải pháp tốt để thử nghiệm thay đổi hình ảnh của mà không xóa hoặc mất các yếu tố hình ảnh. 2.6. Xóa lớp Đôi khi một hình ảnh Photoshop có thể rất phức tạp. Có thể có nhiều lớp trong hình ảnh của mà từng phục vụ cho một mục đích cụ thể trong việc đạt được thiết kế hình dung của. Tuy nhiên, việc sử dụng trên lớp để đạt được một hiệu ứng duy nhất có thể dẫn đến một số lượng quá mức của lớp, và có thể quyết định xóa một để loại bỏ các thay đổi nó làm cho hình ảnh tổng thể. Đây là một ví dụ tốt về lý do tại sao lớp là hữu ích trong Photoshop, bởi vì nó cho phép xóa một đối tượng hoặc ảnh hưởng không sau đó cần để tái tạo một phần tử hay phong cách mà không có ý định xóa. Thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây để tìm hiểu làm thế nào để xóa một lớp từ một hình ảnh Photoshop. Loại bỏ một Layer trong Photoshop B ước 1: Mở hình ảnh với layer mà muốn xóa trong Photoshop. Nếu bảng Layers của không thể nhìn thấy ở phía bên phải của cửa sổ, nhấn F7 trên bàn phím để hiển thị nó. Bước 2: Nhấp vào layer mà muốn xóa trong bảng Layers để nó được đánh dấu màu xanh. Có thể chọn nhiều lớp bằng cách giữ phím Ctrl trên bàn phím. B ước 3: Click vào layer ở trên cùng c ủa cửa sổ, nhấn Delete, sau đó nhấp vào Layer. Lưu ý rằng cũng có thể click chuột phải vào layer, sau đó nhấp vào Xóa lớp để đạt được kết quả tương tự. 53
  54. Bước 4: Nhấn Yes trong cửa sổ pop-up để xác nhận việc xóa các lớp. 2.7. Tạo mới lớp: Để tạo một layer mới, vào Layer/New/layer hoặc ấn vào Icon ở phía dưới cùng của bảng layer, hoặc dùng phím tắt Ctrl + Shift + N. Nếu dùng phím tắt, sẽ hiện ra bảng đặt tên như ở dưới, tạm gọi layer này là “thử nghiệm” Lúc này, trong bảng layer sẽ hiện ra layer chúng ta vừa tạo: 2.8. Đặt tên cho lớp Để đặt tên cho layer ta nhấn đúp chuột trái vào tên layer và nhập tên layer vào khung tên và ấn Enter. 54
  55. 2.9. Sắp xếp các lớp Để sắp xếp Layer chỉ cần chọn và giữ chuột kéo layer đó lên trên hay dưới các layer khác theo một trình tự mà muốn chọn. 2.10. Liên kết các lớp. Để liên kết các Layer lại với nhau, chọn các Layer cần liên kết (Giữ Ctrl hoặc Shift để chọn nhiều Layer), sau đó nhấn Ctrl + G để tạo nhóm và đặt tên cho nhóm. 3. Các hiệu ứng cho layer - Hiệu ứng Drop Shadow: Hiệu ứng này tạo bóng đổ cho đối tượng - Blend Mode: Cho phép thiết lập các chế độ hoà trộn cho bóng tối của ảnh - Hiệu ứng Inner shadow: Là một mô phỏng chiều sâu 3D trong một hình ảnh 2D - Hiệu ứng Outer Glow: Được sử dụng để tạo ra bóng đổ giả cũng như thêm nét bên ngoài để thiết kế - Inner Glow: Có thể được sử dụng để mô phỏng một hiệu ứng dập nổi hoặc cắt ra 4. Bài tập thực hành 4.1. Bài tập số 1 Thiết lập một màu với Inner Glow và với Gradient khác nhau tạo ra được hiệu ứng độc đáo, giống như ảo giác như sau. 4.2. Bài tập số 02 Sử dụng hiệu ứng Inner Glow điều chỉnh từ 0% đến 100% để có ảnh dưới đây. 55
  56. 4.3. Bài tập số 03 Sử dụng hiệu ứng thực hiện các nội dung và hình ảnh sau 56
  57. BÀI 4: CHỈNH SỬA ẢNH Mã bài: MĐCNTT25-04 Mục tiêu: - Thực hiện được các góc độ cho hình ảnh ; - Thực hiện được sự tinh chỉnh màu sắc cho hình ảnh. - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung chính: 1. Các phép xoay ảnh 1.1. Thao tác hiệu chỉnh vùng chọn hoặc lớp hiện hành + Bấm chọn lớp ảnh hoặc vùng ảnh trên lớp cần hiệu chỉnh + Chọn Edit->Transform sẽ cho các lựa chọn hiệu chỉnh sau: - Scale Phóng to, thu nhỏ ảnh chọn - Rotate Xoay vùng ảnh chọn - Skew Kéo xô ảnh - Distort Bóp méo ảnh - Perspective Bóp méo ảnh đối xứng (Sau khi chọn một trong số các chức năng trên, bấm kéo chuột tại các điểm góc ảnh để hiệu chỉnh cho phù hợp) - Numeric Hiệu chỉnh kích cỡ và xoay ảnh bằng giá trị thực (nhập vào giá trị phóng to, thu nhỏ hoặc góc xoay ảnh) - Rotate 1800 Xoay ảnh chọn 1800 - Rotate 900 CW Xoay ảnh 900 ngược chiều kim đồng hồ - Rotate 900 CCW Xoay ảnh 900 xuôi chiều kim đồng hồ - Flip Horizontal Lật ảnh theo chiều ngang - Flip Vertical Lật ảnh theo chiều dọc Chú ý: Có thể thực hiện phóng to, thu nhỏ hoặc xoay ảnh bằng cách gõ tắt Ctrl + T (Xoay hoặc phóng to, thu nhỏ) 1.2. Hiệu chỉnh toàn ảnh + Chọn Image->Rotate Canvas cho các lựa chọn: - 1800 Xoay toàn ảnh 1800 - 900 CW Xoay toàn ảnh 900 ngược chiều kim đồng hồ - 900 CCW Xoay toàn ảnh 900 xuôi chiều kim đồng hồ - Flip Horizontal Lật toàn ảnh theo chiều ngang - Arbitrary Nhập giá trị hiệu chỉnh bằng số thực - Flip Vertical Lật toàn ảnh theo chiều dọc Chú ý: Thao tác trên sẽ hiệu chỉnh toàn bộ các lớp có trong ảnh hiện hành 57
  58. 2. Biến đổi hình ảnh 2.1. Thực hiện in toàn ảnh + Mở ảnh cần In + Chọn Image->Image side (hiện hộp thoại) - Pixel Dimension: Khoảng cách thực của ảnh theo Width và Height - Print side: Kích cỡ thực của ảnh (người sử dụng được phép thay đổi) - Resolution: Độ phân giải của ảnh * Chú ý: Khi thay đổi kích cỡ của ảnh trong hộp Print side - Theo đúng tỷ lệ: Lựa chọn Constrain Propotions - Kích cỡ tự do: Huỷ bỏ lựa chọn Constrain Propotions 2.2. Chia ảnh thành nhiều phần nhỏ + Mở ảnh gốc + Chọn Image->Canvas Side (hiện hộp thoại) - Anchor: Bấm chọn góc cạnh cần lấy (thể hiện bằng hộp phân chia) - Width: Nhập chiều rộng của khung - Height: Nhập chiều cao của khung Bấm chọn OK 3. Kênh màu và hiệu chỉnh kênh màu Điều chỉnh màu sắc cho hình ảnh với Image > Adjustments trong Photoshop Nhóm Image > Adjustments gồm có 23 lệnh chức năng. * Lệnh Color Balance (Ctrl + B) – Dùng để cân bằng màu sắc. – Thao tác: Rê các thanh trượt để cân bằng màu. 58
  59. 3 tone blance Shadows, Midtones, Highlights sẽ tác động lên màu sắc của những vùng tối, trung bình và sáng tương ứng trên ảnh cần chỉnh. Do đó, để độ cân bằng được tốt hơn, hình ảnh được tự nhiên hơn, nên điều chỉnh cả 3 tone. Kiểm chọn Preserve Luminosity (bảo toàn độ sáng) để các điều chỉnh không làm thay đổi độ sáng ban đầu của ảnh. Nếu bỏ chọn, hình ảnh sẽ trông như được phủ thêm một lớp sáng mờ hoặc tối đậm. * Lệnh Hue/ Saturation (Ctrl + U): Dùng để hiệu chỉnh sắc độ, độ bão hòa màu và mức độ sáng tối cho hình ảnh. * Lệnh Vibrance: Hiệu chỉnh màu bằng cách cộng/ trừ dần từng màu, từng sắc độ sáng – tối. * Lệnh Exposure: Exposure được thiết kế để hiệu chỉnh những hình ảnh dạng HDR (loại ảnh “siêu thực” có độ chênh lệch sáng tối rõ ràng, tự nhiên), nhưng nó chỉ làm việc với những hình ảnh 8 bit và 16 bit. * Lệnh Black & White (Alt + Shift + Ctrl + B): Chuyển ảnh màu sang ảnh trắng đen một cách tự nhiên mà vẫn bảo toàn được tất cả các tính năng điều khiển cho riêng từng tông màu. * Lệnh Channel Mixer: Trộn ba màu theo từng kênh đơn Red – Green – Blue lên hình ảnh. 59
  60. Lệnh này giống như là đơn giản hóa của lệnh Curves (nhưng Curves có thêm kênh RGB). Thay vì điều chỉnh những đường cong khó chịu trên Curves thì thao tác kéo thanh trượt Chúng ta tiếp tục những lệnh thuộc Menu Image > Adjustments. * Lệnh Invert (Ctrl + I): Tạo âm bản cho hình ảnh. * Lệnh Posterize: Chỉ định thông số tông màu cho từng kênh. Lệnh Posterize chỉ định rõ cấp tông hoặc giá trị độ chói cho từng kênh trong hình ảnh, sau đó ánh xạ các pixel lên mức tương hợp gần nhất. * Lệnh Threshold Chuyển hình ảnh sang màu đen trắng có độ tương phản cao đến mức biến thành ảnh pixel. Mọi Pixel sáng hơn ngưỡng sẽ b ị chuy ển thành trắng, ngược lại, những Pixel sậm hơn ngưỡng sẽ bị chuyển thành đen. Ngưỡng ở đây được xác định là vùng màu trung bình, nên những vùng đồng dạng ngưỡng màu như bầu trời và biển trong hình dưới đây mặc định Threshold không thể phân định rõ. Muốn xác định rõ hơn cần phải di chuyển thanh trượt Threshold level đến mức cao nhất của đồ thị. 60
  61. * Lệnh Gradient Map Phủ một lớp chuyển sắc lên hình ảnh được bắt theo độ đậm nhạt của hình. Vùng tối trong hình ảnh ánh xạ đến màu ở một đầu bên trái của mẫu tô, vùng sáng ánh xạ đến màu ở đầu bên phải của mẫu tô. Đảo ngược màu thì kiểm chọn Reverse. Màu sắc tạo ra trông như âm bản. Có thể thay đổi màu chuyển sắc tùy ý. Nhưng thực tế cũng không có nhiều ứng dụng dùng lệnh này. * Lệnh Selective Color: Hiệu chỉnh màu theo tông màu chọn. * Lệnh Shadow / Highlight Giúp cải thiện chiều sâu của hình ảnh bằng cách hiệu chỉnh độ sáng / tối thích hợp dựa theo các pixel ở vùng phụ cận xung quanh vì thế Photoshop cho phép hiệu chỉnh các thông số thuộc tính của riêng biệt Shadow, Highlight và cả Adjustment. - Kiểm chọn Show more options để hiển thị toàn bộ tùy chọn. 61
  62. - Mỗi kênh Shadows và Highlights đều có những mức Amount (vùng phủ sáng / tối) và Tonal Width (mức độ sáng / tối) riêng. Sự ảnh hưởng của Radius là rất yếu, gần như bằng 0 cho dù có tăng hay giảm nên có thể không cần điều chỉnh. Cái hay của lệnh này là có thể điều chỉnh riêng cho vùng tối hoặc sáng hoặc cả hai mà không có sự pha trộn tự động không mong muốn nào (nếu đừng đụng tới Adjustments bên dưới). - Tại mục Adjustments, có thể ch ỉnh màu của kênh Color Correction hoặc chỉnh độ tương phản của vùng sáng trung bình Midtone Contrast (cái này nên để mặc định hoặc tăng lên chứ không nên giảm, độ rõ nét sẽ bị ảnh hưởng). - Tăng / Giảm vùng ảnh hưởng tối tại Black Clip, vùng ảnh hưởng sáng tại White Clip. * Lệnh HDR Toning: Lệnh này giúp tạo những hiệu ứng đặc biệt dựa vào việc phân chia và tăng giảm vùng sáng / tối / tương phản. Tương tự như Exposure, lệnh HDR Toning (High Dynamic Range) chỉ làm việc trên ảnh 8 bit và 16 bit. * Lệnh Variations: Là lệnh dùng để bi ến đổi màu của toàn bộ t ấm ảnh theo những tông được chỉ định trước. Lệnh này không linh hoạt trong việc chỉnh màu những vùng riêng biệt trên ảnh. * Lệnh Desaturate (Shift + Ctrl + U): Chuyển đổi toàn bộ màu sắc của Layer hiện hành sang thang độ xám nh ưng vẫn giữ nguyên hệ màu ban đầu (RBG hoặc CMYK chứ không phải là Grayscale). * Lệnh Match color: Cho phép kết hợp màu sắc của nhiều hình ảnh, nhiều Layer, hoặc giữa nhiều vùng chọn khác nhau. Cho phép hiệu chỉnh màu sắc của bức ảnh qua các thông số về độ chói sáng (Luminance), giới hạn màu hay cường độ màu (Color Intensity) và lệnh Match color chỉ có tác dụng trên các hình ảnh có mode màu RGB. + Source: File muốn kết hợp màu sắc với File hiện hành. Có thể chọn lần lượt nhiều lần với nhiều file. + Layer: Chọn Layer muốn kết hợp màu sắc với file > Layer hiện hành. Đừng kiểm chọn Neutralize nếu không muốn hình ảnh bị thêm vào những tông màu trung lập tương phản. 62
  63. * Lệnh Replace Color Thay thế màu hiện hành được chỉ định bằng các giá trị màu mới. 4. Bài tập thực hành * Chỉnh sửa ảnh sau để thu được ảnh kết quả Sepia mặc định của chương trình rất đậm nên đã điều chỉnh thông số một chút ở cả 3 kênh Hue, Saturation và Lightness. T ương tự, có thể chọn những tone khác rồi điều chỉnh lại theo ý muốn. Chọn Colorize nếu không muốn chương trình phủ lên hình ảnh của 1 gam màu đơn sắc, sẽ rất khó điều chỉnh lại. Biểu tượng mang 2 đặc tính. 63
  64. - Đặc tính thứ nhất, tác động lên thanh bão hòa Saturation: + Bước 1: Click chọn icon + Bước 2: Click chọn điểm màu muốn điều chỉnh trên ảnh (trong hình minh họa dưới đây, chọn điểm màu xanh phổ biến trên hình), điểm màu chọn sẽ được xác định trên 2 thanh điều hướng màu phía dưới hộp lệnh. + Bước 3: Drag chuột qua lại những vùng màu xanh khác trên vòm lá cây, sẽ thấy thông số trên thanh Saturation thay đổi. Thông số này càng lớn thì vùng khuếch tán gam màu xanh lá trên thanh điều hướng màu bên dưới sẽ càng rộng ra. Những tán cây trong hình ảnh càng xanh hơn. - Đặ c tính thứ 2 là ch ỉ tác động lên thanh màu sắc Hue. + Bước 1: Click chọn icon + Bước 2: Nhấn giữ Ctrl và click chọn điểm màu cần chỉnh trên ảnh (trong minh họa dưới đây, chọn điểm màu vàng của những cái lá cây bị nắng rọi vào). + B ước 3: Vẫn nhấn giữ phím Ctrl và drag chu ột qua lại trên hình. Rê chuột qua trái, thông số trên thanh Hue c ũng nghiêng về phía bên trái (s ố âm) Và ngược lại, rê chuột qua phải, thanh Hue nghiêng về phía bên phải (số dương) Như trong hình dưới đây, tôi chọn màu vàng (là màu nằm giữa đỏ và xanh lá), nên grad chuột qua trái tức là nghiêng về phía sắc đỏ gần đó nhiều hơn. Những điểm màu vàng tương đồng trên hình bị nhiễm đỏ, trông như những bông hoa nhỏ hay lá ngả màu. 64
  65. * Sử dụng lệnh Invert: Tạo âm bản cho hình ảnh. 65