Giáo trình Thiết kế may trang phục cưới - Trình độ: Cao đẳng - Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 70 trang Gia Huy 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế may trang phục cưới - Trình độ: Cao đẳng - Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_may_trang_phuc_cuoi_trinh_do_cao_dang_tr.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết kế may trang phục cưới - Trình độ: Cao đẳng - Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ MAY TRANG PHỤC CƯỚI NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ MAY TRANG PHỤC CƯỚI NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Thị Kim Hải Học vị: Kỹ sư công nghệ may Đơn vị: Khoa May- TKTT Email: nguyenthikimhai@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. BM31/QT02/NCKH&HTQT LỜI GIỚI THIỆU Thời trang luôn đồng hành cùng với sự phát triển của xã hội. Và khi xã hội phát triển thì nhu cầu về trang phục của con người cũng đòi hỏi có sự đổi mới. Đám cưới là buổi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi người, đánh dấu bước ngoặt mới, mở ra một chân trời mới đối với những cặp đôi yêu nhau. Ngày nay các cặp đôi yêu nhau họ muốn thể hiện tình yêu hạnh phúc, trẻ trungv hiện đại của mình thông qua việc chọn trang phục cưới mang phong cách riêng, điều đó đã và đang trở thành xu hướng hiện nay của giới trẻ. Để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi người thiết kế phải có chuyên ngành thiết kế trang phục cưới. Chính vì thế mà giáo trình Thiết kế may trang phục cưới được biên soạn để thuận tiện cho quá tình hoc tập và giảng dạy. Nội dung của giáo trình được biên soạn trên chương trình mô đun thiết kế may trang phục cưới, ứng dụng giảng dạy tại khoa May-TKTT, Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật TPHCM. Giáo trình cung cấp kiến thức cơ bản cho sinh viên ngành may hoặc vực may trang phục cưới. Ngoài ra, còn dùng để làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng có đam mê, nghiên cứu lĩnh vực này. Nội dung gồm có 2 chương: Chương 1: Khái quát về trang phục cưới 1.1. Lịch sử trang phục cưới 1.2. Đặc điểm trang phục cưới 1.3. Phụ kiện dành cho trang phục cưới 1.4. Sự phù hợp giữa kiểu dáng áo đầm cưới và hình thái cơ thể Chương 2: Thiết kế áo đầm cưới 2.1. Thiết kế các kiểu váy cưới 2.2. Thiết kế khăn voan, hoa cài tóc Trong mỗi chương đều có nhiều bài học đi từ thiết kế đến mẫu ứng dụng. Với nội dung chi tiết sẽ giúp người học dễ dàng tiếp thu được kiến thức. Trong quá trình biên soạn giáo trình sẽ không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong những góp ý xây dựng của quý đồng nghiệp và các bạn đọc, để giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Tp.HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2020 Chủ biên Nguyễn Thị Kim Hải
  5. BM31/QT02/NCKH&HTQT MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 1 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANG PHỤC CƯỚI 4 1.1. Lịch sử trang phục cưới 4 1.1.1. Lịch sử trang phục cưới thế giới 4 1.1.2. Lịch sử trang phục áo dài Việt Nam 9 1.1.3. Trang phục cưới Việt Nam 14 1.2. Đặc điểm trang phục cưới 17 1.2.1. Kiểu dáng 17 1.2.2. Màu sắc 19 1.2.3. Chất liệu 21 1.2.4. Họa tiết trang trí 22 1.3. Phụ kiện dành cho trang phục cưới 24 1.3.1. Phụ kiện cho tóc 24 1.3.2. Phụ kiện cho cổ, vai 25 1.3.3. Phụ kiện giày cưới cô dâu 26 1.3.4. Phụ kiện hoa cưới 26 1.3.5. Phụ kiện găng tay cưới cô dâu 27 1.4. Sự phù hợp giữa kiểu dáng áo đầm cưới và hình thái cơ thể 27 1.4.1. Áo cưới công chúa (kiểu phồng xòe) 27 1.4.2. Áo cưới kiểu chữ A 28 1.4.3. Áo cưới đuôi cá 28 1.4.4. Áo cưới kiểu váy suông 28 1.4.5. Áo cưới kiểu hy lạp 29 1.5. Bài tập cũng cố 29 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ ĐẦM CƯỚI 30 2.1. Thiết kế rập cơ bản 30 2.1.1. Thiết kế rập thân trước 31 2.1.2. Thiết kế rập thân sau 31 2.1.3. Thiết kế rập tay áo 32 2.2. Tạo mẫu các dạng váy cưới thừ rập áo đầm cơ bản 34 2.2.1. Tạo mẫu kiểu váy cưới A-Line 34 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 1
  6. BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.1.1. Hình mẫu 34 2.2.1.2. Cách thực hiện 35 2.2.2. Tạo mẫu váy cưới cổ tích (váy cưới công chúa) 39 2.2.3. Tạo mẫu kiểu váy cưới đuôi cá 42 2.2.4. Tạo mẫu kiểu váy Hy lap 47 2.5. Bài tập cũng cố 51 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ÁO DÀI CƯỚI 52 3.1. Thiết kế rập áo dài cơ bản 52 3.1.1. Ni mẫu 52 3.1.2. Thiết kế rập 52 3.2. Tạo mẫu áo dài cưới từ rập áo dài cơ bản 58 3.2.1. Hình ảnh 58 3.2.2. Cách thực hiện 59 3.3. Bài tập cũng cố 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 BẢNG PHỤ LỤC 65 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 2
  7. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THIẾT KẾ MAY TRANG PHỤC CƯỚI Mã môn học: MĐ 3106420 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Học kỳ V - Tính chất: Mô đun tích hợp thay thế khóa luận. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun giúp sinh viên có kiến thức về trang phục cưới, thiết kế và may được áo đầm cưới nữ. Mục tiêu của mô đun - Về kiến thức + Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nguồn gốc, lịch sử ra đời của trang phục cưới, đặc điểm cấu trúc cơ bản của trang phục cưới. + Cung cấp kiến thức và kỹ thuật vẽ thiết kế và tạo mẫu trang phục cưới. + Thiết kế được áo cưới nữ. + Mô tả các qui trình lắp ráp sản phẩm áo cưới nữ. - Về kỹ năng + Khả năng giải quyết các vấ đề lựa chọn kiểu dáng, chất liệu phù hợp với trang phục cưới. + Cắt rập, ứng dụng may được trang phục cưới nữ. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được tính cẩn thận tỉ mĩ trong từng bước thao tác công việc, tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng làm việc độc lập. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 3
  8. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANG PHỤC CƯỚI Giới thiệu Trong chương này sẽ tìm hiểu về nội dung liên quan nguồn gốc lịch sử của trang phục cưới. Giải mã lịch sử nguồn gốc váy cưới, tìm hiểu trang phục cưới các nước trên thế giới. Cụ thể gồm các nội dung sau: 1.1. Lịch sử trang phục cưới 1.2. Đặc điểm trang phục cưới 1.3. Phụ kiện dành cho trang phục cưới 1.4. Sự phù hợp giữa kiểu dáng áo đầm cưới và hình thái cơ thể Mục tiêu - Trình bày được nguồn gốc lịch sử ra đời của trang phục cưới. - Nhận dạng và mô tả được đặc điểm cấu trúc của trang phục cưới. - Nhận dạng trang phục cưới của một số nước trên thế giới. Nội dung chính 1.1. Lịch sử trang phục cưới 1.1.1. Lịch sử trang phục cưới thế giới 1.1.1.1. Trang phục cưới cô dâu Ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, hôn nhân luôn được coi là một trong những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa nhất của đời người. Vì lẽ đó, chiếc áo cưới trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Váy cưới hay áo cưới thời trung cổ là chiếc váy cô dâu mặc trong lễ cưới. Màu sắc, kiểu dáng và tầm quan trọng của nghi lễ của chiếc váy có thể phụ thuộc vào tôn giáo và văn hóa của những người tham gia đám cưới. Trong các nền văn hóa phương Tây, váy cưới có màu trắng phổ biến nhất, thời trang được Nữ hoàng Victoria ưa chuộng khi kết hôn vào năm 1840. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 4
  9. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.1. Váy cưới thời trung cổ Nguồn Vào thời điểm này, đám cưới không chỉ đơn thuần là việc kết hôn của hai người. Đây có thể là hôn nhân giữa hai gia tộc, hai doanh nghiệp hoặc hai quốc gia với nhau. Nhiều đám cưới xem trọng chính trị hơn là tình yêu, nhất là trong giới quý tộc và thượng lưu. Cô dâu mặc váy cưới thể hiện đẳng cấp, địa vị xã hội gia đình, chứ không vì bản thân. Cô dâu quyền quý thường mặc những màu rực rỡ bằng những chất liệu độc quyền. Có thể là tông màu sẫm bằng lông thú, nhung và lụa. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 5
  10. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.2. Trang phục cưới hoàng gia Nguồn Váy cưới được biến đổi dần theo từng thời kỳ, đặc biệt, các cô dâu những năm 1800 áo cưới luôn có tay dài và mạng che mặt. Tuy nhiên độ xòe của chiếc đầm đã giảm so với thời kỳ trước vì thế chiếc váy trở nên nhẹ nhàng hơn với các cô dâu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 6
  11. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.3. Trang phục cưới những năm 1800 "Nguồn hình ảnh: " Váy cưới những năm 1980, thời kỳ này khá ấn tượng với tay áo bồng lơn, chân váy dài và các chi tiết khá cầu kỳ. Mạng che mặt cũng dài và bồng hơn. Hình 1.4. Trang phục cưới thập niên 1980 "Nguồn hình ảnh: " KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 7
  12. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Váy cưới những năm 2000, đây là thời điểm mà cá tính chiếm ưu thế. Những chiếc đầm cưới không quá xòe và ôm sát đường cong cơ thể tôn lên nét đẹp hình thể của người phụ nữ. Những chiếc váy vai trần hay váy ngắn được chấp nhận dễ dàng ở thời kỳ này. Hình 1.5. Váy cưới những năm 2000 "Nguồn hình ảnh: " 1.1.1.2. Trang phục cưới chú rễ Bộ comple cũng luôn thay đổi, biến tấu theo thời gian để phù hợp với xã hội Comple là trang phục mà chúng ta có thể gặp ở khắp mọi nơi từ công sở, tiệc tùng đến những trang phục dạo phố cá tính của cánh mày râu. Không chỉ đem lại sự trang trọng và phong độ cho quý ông trong những sự kiện trọng đại, mà giờ đây nó đã trở thành trang phục cần thiết của các chú rễ trong ngày kết hôn. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 8
  13. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.6. Bộ comple thập niên 1980 "Nguồn hình ảnh: moithoidai.html" Hình 1.7. Bộ comlpe hiện đại "Nguồn hình ảnh: " 1.1.2. Lịch sử trang phục áo dài Việt Nam 1.1.2.1. Áo dài Việt Nam thời xưa Tương truyền, những trang phục có kết cấu như áo dài đã có tại nước ta từ giai đoạn Hai Bà Trưng. Nhưng vẫn chưa có căn cứ chắc chắn kết luận áo dài xuất hiện KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 9
  14. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT từ đâu. Chiếc áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi lớn trong suốt chiều dài lịch sử. Áo dài tứ thân (thế kỉ 17): Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài, thì áo dài để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo dài được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo. Hình 1.8. Áo dài tứ thân Nguồn qua-cac-thoi-ky Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long): Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội. Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 10
  15. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.9. Áo dài ngũ thân Nguồn qua-cac-thoi-ky Áo dài Lemur (đầu thế kỷ 20): Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này. Nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối trong áo dài cưới xưa. Hình 1.10. Áo dài Lemur Nguồn qua-cac-thoi-ky Áo dài Lê Phổ (những năm 40): đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Được thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ, gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 11
  16. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.11. Áo dài Lê Phổ Nguồn qua-cac-thoi-ky Áo dài Raglan: Áo dài Raglan xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này. Hình 1.12. Áo dài Raglan Nguồn qua-cac-thoi-ky 1.1.2.2. Áo dài truyền thống Việt Nam từ 1970 đến nay Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được. Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 12
  17. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa. Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể bắt gặp tà áo dài đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo trong văn phòng, chốn chùa chiền linh thiêng hay thậm chí khi đi dạo phố bên ngoài. Hình 1.13. Áo dài thời nay Nguồn Hình 1.14. Áo dài cách tân Nguồn KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 13
  18. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.1.3. Trang phục cưới Việt Nam 1.1.3.1. Trang phục cưới Việt Nam ngày xưa Trang phục cưới của cô dâu miền Bắc thời xưa trong ngày cưới các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo mớ ba, ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và màu xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Tiếp theo, đến áo cánh trắng, cuối cùng là chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch. Hình 1.15. Trang phục cưới của cô dâu miền Bắc thời xưa Nguồn qua-cac-thoi-ky Trang phục cưới của cô dâu miền Trung thời xưa cô dâu miền Trung cũng mặc áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, áo giữa bằng the hay vân màu xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân màu đen. Có người chỉ mặc lồng hai áo,trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, ngoài là vân màu xanh chàm để tạo nên hiệu quả một màu tím đặc biệt nền nã. Mặc quần trắng, đi hài thêu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 14
  19. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.16. Trang phục cưới cô dâu miền Trung thời xưa Nguồn qua-cac-thoi-ky Trang phục cưới của cô dâu miền Nam thời xưa: trang phục cưới của cô dâu miền Nam là bộ áo dài gấm, quần lĩnh đen, đi giày thêu. Trang phục cưới của chú rể ở cả 3 miền đều giống nhau. Thường thì mặc áo thụng bằng gấm hoặc the màu lam, quần trắng, ống sớ, búi tóc, chít khăn màu lam. Chân đi văn hài thêu đẹp. Hình 1.17. Trang phục cưới cô dâu miền Nam thời xưa Nguồn qua-cac-thoi-ky KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 15
  20. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Những năm sau đó, cùng với sự thâm nhập của văn hóa phương tây, chú rễ mặc comple cài hoa ngực, cô dâu trang điểm bằng son phấn, cài thêm bông hoa hồng trắng bằng vải voan ở ngực trái, tay ôm bó hoa lay ơn trắng, tượng trưng cho sự trong trắng. Đồng thời bó hoa cầm tay cũng là một phụ kiện làm đẹp cho bộ váy cưới. Hình 1.18. Trang phục cưới có sự xâm nhập của văn hóa phương Tây Nguồn qua-cac-thoi-ky 1.1.3.2. Trang phục cưới Việt Nam ngày nay Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, những chiếc áo dài cưới xưa nay đã xuất hiện với một diện mạo xinh xắn và hiện đại hơn. Tuy nhiên, ngày nay, vẫn có thể cảm nhận được sự tiếp nối nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt bao đời.cụ thể qua các dạng áo dài cưới sau. Áo dài cưới long phụng: với họa tiết được in trên áo dài của cô dâu và họa tiết rồng trên nền áo dài của chú rể tạo nên sự hòa hợp mang hơi hướng cổ điển. Cô dâu và chú rể đều mặc áo cưới màu trắng toát lên vẻ sang trọng và thanh lịch. Ngoài ra, trang phục cưới của cô dâu còn đi kèm với mấn đội đầu có thiết kế truyền thống với phần bản to cùng vòng cổ tạo nên sự trang trọng trong ngày cưới. Áo dài cưới thêu: điểm đặc biệt mẫu áo dài này được thêu tay phần ngực và dọc theo chiều dài của tà áo những đóa hoa rực rỡ. Giúp tạo điểm nhấn tuyệt vời cho bộ trang phục thêm phần bắt mắt. Áo dài cưới kết hoa: áo dài cưới với phần cổ trụ truyền thống được kết hoa tạo nên sự duyên dáng. Bên cạnh đó, thể hiện sự dịu dàng, trang nhã nhưng cũng thật rạng rỡ cho cô dâu. Đặc biệt là khi được kết hợp với mấn đội cùng màu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 16
  21. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Áo dài đính cườm: những bông hoa được kết dày đặt ở một bên ngực áo. Chiếc áo dài cưới với cổ trụ truyền thống này còn được đính những hạt cờm đầy màu sắc làm nổi bật thêm sự rạng rỡ của bộ trang phục này khi được mặc trong ngày cưới. Áo dài cưới phối ren: chiếc áo dài cưới này được phối ren ở vai, tay, tà đi kèm mấn đội đầu truyền thống. Phần tà trước của áo dài ngắn hơn tà phía sau, giúp cô dâu có thể di chuyển một cách thuận tiện hơn mà không làm mất đi sự dịu dàng, nữ tính. 1.2. Đặc điểm trang phục cưới 1.2.1. Kiểu dáng 1.2.1.1. Soriee cưới Kiểu Hy Lạp Kiểu chữ A Kiểu phồng xòe Kiểu xuông Kiểu đuôi cá KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 17
  22. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.19. Các phom dáng của áo cưới Nguồn 1.2.1.2. Bộ comple Có rất nhiều các biến thể có thể có trong sự lựa chọn 1 phong cách, các sản phẩm may và các chi tiết của 1 bộ Comple. Một bộ comple gồm có 3 chi tiết chính là áo Vest, gile và quần. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 18
  23. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.20. Bộ comple 3 chi tiết Nguồn Với các chú rể có dáng, vóc nhỏ, có chiều cao dưới 1m75 thì kiểu áo vest một nút sẽ rất phù hợp. Với những chú rể cao, to có thể lựa chọn các kiểu áo vest hai nút. Bên cạnh đó các kiểu áo vest có xẻ giữa sẽ thích hợp với những chú rể có than hình trọn trịa, muốn mình trông thon, gọn hơn. Ngược lại, các chú rể vóc, dáng hơi gầy có thể chọn kiểu áo vest xẻ tà hai bên sẽ thích hợp hơn. 1.2.2. Màu sắc 1.2.2.1. Màu sắc dành cho Soriee cưới Mỗi sắc màu đều có ý nghĩa riêng của nó. Khi được dùng để làm nên những chiếc váy cưới thì nó còn trở nên đặc biệt hơn. Gắn liền với quan niệm của mỗi quốc gia, mỗi người mà sự lựa chọn màu sắc cũng ý nghĩa khác nhau. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 19
  24. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Màu trắng tinh khôi: đây vốn được coi là màu truyền thống của váy cưới. Sắc trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, trinh nguyên của người con gái. Trong quan niệm dưới La Mã cổ đại, màu trắng đại diện cho niềm vui và hạnh phúc. Màu đỏ quyến rũ: Nói về ý nghĩa màu sắc váy cưới, hãy liên tưởng đến màu đỏ của những bông hồng xinh đẹp. Loài hoa này vốn là biểu tượng bất diệt của tình yêu. Màu đỏ cũng là màu của trái tim. Và sự cuồng nhiệt cũng được phản ánh qua sắc màu này. Một chiếc váy cưới màu đỏ chắc chắn sẽ giúp cô dâu thu hút mọi ánh nhìn. Nó cũng thể hiện sự đam mê, tình yêu bỏng cháy và khát khao mãnh liệt trong hôn nhân. Màu xanh tinh tế: có hai sắc xanh thường thấy ở váy cưới: xanh dương và xanh lá. Nếu bạn có ý định tổ chức hôn lễ bên bờ biển thì váy cưới xanh dương là lựa chọn số một. Như nét yên ả của nền trời bao la, sự tĩnh lặng của mặt nước đại dương, sắc xanh này mang đến cảm giác yên bình đến lạ. Cũng mang ý nghĩa chữa lành các vết thương, cô dâu khoác lên người bộ váy cưới xanh dương chính là hàm ý đến tình yêu vô tận của họ dành cho người bạn đời. Màu tím thủy chung: sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến màu tím trong các sắc màu váy cưới. Ý nghĩa màu tím hẳn không còn xa lạ gì nữa. Biểu tượng cho sự thủy chung, son sắt, sắc tím được nhắc đến rất nhiều trong tình yêu. Màu hồng – kem ngọt ngào: váy cưới màu kem là phổ biến và được yêu thích nhất. Màu kem thậm chí còn được lòng cô dâu hơn vì ít kén nước da. Trên các sàn diễn thời trang lớn thế giới, các nhà thiết kế cũng rất chuộng màu này. Váy cưới hồng kem dành cho cô dâu ngọt ngào, lãng mạn, dịu dàng. Hiện nay cô dâu còn rất nhiều lựa chọn màu sắc khác cho váy cưới. Như màu vàng quyền lực, các màu pastel ấn tượng, thậm chí là sự điểm xuyết của màu đen trên trang phục cưới. Sau khi tìm hiểu về ý nghĩa màu sắc váy cưới, hi vọng các tân nương sẽ đưa ra lựa chọn dễ hơn. Nhưng nên nhớ, điều quan trọng nhất vẫn là chiếc váy cưới phải phù hợp với văn hóa, không gian và dáng người của bạn. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 20
  25. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.2.3. Chất liệu 1.2.3.1. Chất liệu may soriee Khi nói đến áo cưới người ta sẽ nghĩ đến hình tượng của sự sang trọng, xa hoa, nó khác biệt với những trang phục thông thường hàng ngày khác, ngay cả với những trang phục dự lễ khác nữa. Chính vì vậy, chất liệu thường được sử dụng may áo cưới này cũng phải thật đặc biệt: tơ, satin, nhung, ren, đăng ten, tơ nhân tạo Tơ: tơ là một trong những loại vải sang trọng cổ nhất được con người biết đến. Nó được lấy từ kén của con tằm và là một loại tơ tự nhiên giống, chất liệu này có độ ánh bóng và trang phục. Satin: loại vải satin chất lượng nhất thường được làm từ tơ, nhưng satin cũng có thể được làm từ tổng hợp các chất liệu vải khác như Polyester, tơ nhân tạo và nylon. Chất lượng tơ cao hơn tạo nên những mảnh vải chất lượng hơn. Satin có độ dày mỏng khác nhau, do đó nó sẽ mang lại một cách nhìn và cách cảm khác nhau tùy thuộc vào sự xử lý vải và cách mà áo cưới được thiết kế và được cắt hoa văn. Nhung: nhung được xem là chất liệu vải xa hoa, là loại vải ấm áp đặc biệt phổ biến ở miền Bắc Âu vào mùa đông. Nhung tốt nhất phải được làm bằng sợi tơ, nhưng trong thời hiện đại này, nó cũng được sản xuất với những chất liệu vải khác, rẻ tiền hơn như cotton, vải nỉ Chiffon: Chiffon là loại vải có độ mỏng (hơi trong suốt) và sáng (hơi bóng), có độ rũ vừa phải. Chiffon là chất liệu trong suốt, mỏng tang và có độ rũ, được làm bằng lụa và tơ nhân tạo, thường dùng để may cho lớp ngoài của một chiếc váy cưới, để tạo cảm giác bồng bềnh và thanh mảnh. Sa-tanh: satanh hay vải satin là loại vải đặc trưng bởi bề mặt ngoài bóng còn bề mặt trong khá nhám, có độ mềm mại từ lụa mang lại cảm giác mát lạnh trên làn da người mặc. 1.2.3.2. Chất liệu may comple Các loại vải thô và dày có tác dụng tạo dáng cho bộ vest nhưng lại khiến cho các chú rể cảm thấy khó chịu, nóng bức. Thay vào đó chú rể có thể lựa chọn các loại KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 21
  26. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT vải cotton, vải lanh thoáng mát vì nó khả năng thấm hút mồ hôi mang đến cho các chú rể sự thoải mái khi mặc. Cotton là một trong những chất liệu rất được ưa chuộng nhất vào mùa hè bởi với đặc tính khá nhẹ, chiếc áo vest sẽ giúp cho cơ thể dễ thở hơn rất nhiều. Chất liệu gân nổi hay vải sọc sẽ dành cho những người có cá tính điềm đạm. Nó mang lại vẻ trẻ trung và nhẹ nhàng cho quý ông tại chốn công sở hay trong những bữa tiệc sang trọng đều rất thích hợp. 1.2.4. Họa tiết trang trí 1.2.4.1. Kỹ thuật xử lý Sử dụng kỹ thuật đính cườm, thêu ren bằng tay là kỹ thuật sử lý tốt nhất trong việc tạo ra chiếc áo cưới đẹp, ngoài ra còn sử dụng cách may hình khối, tạo hoa, kỹ thuật 3D, kỹ thuật layer Lưới, ren và các mảng hoa văn to bản sẽ là điểm nhấn ấn tượng trên chiếc váy cưới của bạn. Các nhà thiết kế đang pha trộn các khối hình học và góc cạnh, các yếu tố đồ họa với thiết kế đăng ten, hoa 3D. Sự tương phản của các khối hình học làm mới những chiếc váy cưới. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 22
  27. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.21. Áo cưới thiết kế ren- đăng ten hình học Nguồn https:// kỹ thuật xử lý trang phục cưới 1.2.4.2. Hoa văn - họa tiết Các loại hoa luôn là đề tài để tạo nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế. Lấy cảm hứng từ hoa hồng là một xu hướng nổi bật được nhiều cô dâu yêu thích bởi sự nữ tính, nhẹ nhàng và không kém phần bay bổng, quyến rũ. Váy cưới đính nơ thực sự là một xu hướng nổi bật trong năm nay. Nơ ở trên vai, dây thắt lưng, trang trí trên thân váy hoặc "choán" cả phía trước và sau. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong các bộ sưu tập. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 23
  28. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.22. Áo cưới đính nơ Nguồn https:// kỹ thuật xử lý trang phục cưới 1.3. Phụ kiện dành cho trang phục cưới Trang phục cô dâu đẹp sẽ không thiếu phần của các phụ kiện đi kèm, phụ kiện cưới cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc đem lại vẻ đẹp lộng lẫy và quyến rũ cho cô dâu trong ngày cưới. 1.3.1. Phụ kiện cho tóc KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 24
  29. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 1.23. Một chiếc khăn voan và hoa cài tóc Nguồn https:// phụ kienlupcuoi. 1.3.2. Phụ kiện cho cổ, vai Hình 1.24. Bông tai và vòng cổ Nguồn https:// phukiencuoi KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 25
  30. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.3.3. Phụ kiện giày cưới cô dâu Các kiểu dáng giày đa dạng như: giày cao gót. Giày gót thấp kiểu dáng búp bê, giày mũi hở, Hình 1.25. Các mẫu giày cưới Nguồn cưới 1.3.4. Phụ kiện hoa cưới Hình 1.26. Hoa cầm tay dạng tròn Nguồn https:// phukiencuoi KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 26
  31. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.3.5. Phụ kiện găng tay cưới cô dâu Hình 1.27. găng tay cô dâu Nguồn https:// phukiencuoi 1.4. Sự phù hợp giữa kiểu dáng áo đầm cưới và hình thái cơ thể 1.4.1. Áo cưới công chúa (kiểu phồng xòe) Những chiếc váy này luôn có xu hướng đơn giản và cổ điển nhưng vẫn tỏa sáng theo phong cách truyền thống. Chính vì sự ảnh hưởng đó mà kiểu dáng váy cưới công chúa thu hút được sự chú ý của các cô dâu. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 27
  32. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Không có gì bất ngờ khi áo cưới công chúa được nhiều cô nàng yêu thích. Váy cưới công chúa biến mọi cô gái trở nên vô cùng đặc biệt trong ngày trọng đại của mình Khi bạn mặc lên chiếc áo cưới này, chắc chắn bạn sẽ trở thành nàng công chúa thực sự. Váy cưới công chúa đa dạng phong cách. Chỉ cần một chút biến tấu nhẹ nhàng qua nhiều chất liệu vải khác nhau đã biến cô dâu trong chiếc váy trông thật bồng bềnh và mềm mại. Váy cưới công chúa có thể che hoàn toàn khuyết điểm trên cơ thể bạn, đặc điểm chân váy phồng, kiểu này phù hợp hầu hết với các cô dâu 1.4.2. Áo cưới kiểu chữ A Áo cưới kiểu chữ A có phần thân áo vừa vặn, phần váy xòe nhẹ nhàng từ eo xuống theo hình chữ A. Kiểu áo cưới này hợp với tất cả cô dâu và là lựa chọn tuyệt vời cho cô dâu muốn che đi khuyết điểm phần thân dưới mà không cần chọn kiểu áo cưới công chúa nặng nề. 1.4.3. Áo cưới đuôi cá Áo cưới đuôi cá ôm sát người và xòe ra từ phần trên hoặc dưới đầu gối (kiểu mermaid-đuôi cá và trumpet-loa kèn). Váy cưới đuôi cá được coi là quyến rũ nhất trong tất cả các kiểu váy cưới ở trên. Nếu cảm thấy tự tin về dáng người hoàn hảo của mình. Nếu phần hông không có khuyết điểm nào thì hãy mặc áo cưới kiểu đuôi cá để thể hiện các đường cong gợi cảm. 1.4.4 Áo cưới kiểu váy suông Áo cưới kiểu váy suông tôn dáng và không quá rườm rà, kiểu áo cưới suông (column/sheath) ôm vừa vặn từ trên xuống dưới, hợp với cô dâu có dáng người cân đối và thon thả. Kiểu này rất lý tưởng cho cô dâu dáng người không có khuyết điểm, nó sẽ giúp những đường cong tuyệt mỹ mà tạo hóa ưu ái ban tặng. Ngược lại, nếu cơ thể không được cân đối hoặc có cặp đùi tròn thì nên tránh mặc kiểu này vì sẽ làm cho bạn cảm thấy không thoải mái. Ưu điểm váy suông là hiện đại và hợp thời trang, ngoài ra nó giúp cô dâu luôn gọn gàng và dễ dàng di chuyển trong buổi đãi tiệc cưới. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 28
  33. Chương 1: Khái quát về trang phục cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 1.4.5. Áo cưới kiểu hy lạp Áo cưới kiểu Hy Lạp đặc trưng của váy cưới Hy Lạp có phần chân váy buông ngay từ ngực. Áo cưới kiểu Hy Lạp thường may bằng chất liệu nhẹ và rủ mềm. Nó là lựa chọn hoàn hảo cho cô dâu có vòng eo hơi lớn, ngoài ra kiểu váy này cũng phù hợp với một đám cưới tổ chức ngoài trời 1.5. Bài tập cũng cố 1. Hãy thiết kế một bộ trang phục cưới theo phong cách hiện đại? 2. Hãy thiết kế một bộ trang phục cưới áo dài theo phong cách hiện đại hoặc truyền thống? KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 29
  34. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ ĐẦM CƯỚI Giới thiệu Trong chương này sẽ thể hiện rõ vai trò thiết kế, cắt, may các dạng trang phục váy, đầm cưới cơ bản. Cụ thể là thiết kế được bộ rập mẫu căn bản, từ đó tạo ra những bộ rập đầm cưới thời trang thông qua phương pháp tạo mẫu. Mục tiêu - Nhận dạng và mô tả được đặc điểm cấu trúc cơ bản của trang phục cưới - Thực hiện đo được các thông số trên cơ thể phục vụ cho công tác thiết kế râp. - Tính được định mức vải cho sản phẩm - Thiết kế hoàn chỉnh các dạng trang phục trong môn học - Hoàn thành bộ sưu tập truyền thống theo xu hướng thời trang. Nội dung chính 2.1. Thiết kế rập cơ bản Ni mẫu Dài áo = 120cm Hạ eo trước = 40cm Hạ eo sau = 37cm Ngang vai = 34cm Vòng cổ = 32cm Vòng nách = 34cm Vòng ngực = 84cm Vòng eo = 64cm Vòng mông = 88cm Dang ngực = 18cm Chéo ngực = 18cm Phương pháp tính vải Để một sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật cao, mẫu thiết kế phải được bố trí sắp xếp trên khổ vải thích hợp, vừa đủ, tiết kiệm tối đa, không quá thừa cũng không quá thiếu. Khổ 1,2 m; khổ 1,6m: = 1 (dài áo + lai + đường may) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 30
  35. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Phương pháp thiết kế 2.1.1. Thiết kế rập thân trước Xếp vải: xếp vải bề mặt úp vào nhau, biên vải hướng về phía người cắt. Vẽ cổ áo bên tay phải, lai bên tay trái. Độ rộng = ngang mông + 5cm Cách vẽ Dài áo = số đo + 2cm sa vạt Hạ ngực = ¼ Vòng ngực = ½ vòng nách + hạ xuôi vai Hạ eo = số đo Hạ mông = 18 cm – 20 cm Vào cổ = 1/5 Vòng cổ Hạ cổ = vào cổ + 1cm Rộng vai = ½ ngang vai Hạ xuôi vai = 3 cm Ngang ngực trước =1/4 vòng ngực + 1,5→ 2cm Ngang eo trước = ¼ eo +1 cm + 3cm(pince) Ngang mông trước = 1/4 vòng mông +1,5→ 2cm Cách cắt Vòng cổ: chừa 0,5cm Sườn vai: chừa 1cm Vòng nách: chừa 0,7cm Sườn thân: chừa 1,5 đến 2cm Lai áo: 3cm 2.1.2. Thiết kế rập thân sau Xếp vải: xếp vải bề mặt úp vào nhau, biên vải hướng về phía người cắt. Vẽ cổ áo bên tay phải, cổ áo bên tay trái. Độ rộng = ngang mông + 5cm Cách vẽ Dài áo = số đo – pince ngực (3 cm) + chồm vai (3 cm) Hạ ngực = ¼ vòng ngực + chồm vai (3 cm) = ½ vòng nách + hạ xuôi vai + chồm vai (3 cm) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 31
  36. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Hạ eo sau = số đo Hạ mông = 18 cm – 20 cm Vào cổ = 1/5 Vc = 32/5 = 6cm Hạ cổ = 1,5cm→ 2 cm Hạ vai = 3cm (vai trung bình) Ngang ngực sau =1/4 vòng ngực + 1cm Ngang eo = 1/4 eo + 1cm + 3cm(pince) Ngang mông sau = 1/4 vòng mông + 1cm Cách cắt Vòng cổ: chừa 0,5cm Sườn vai: chừa 1cm Vòng nách: chừa 0,7cm Sườn thân: chừa 1,5cm Sống lưng: chừa 1,5cm Lai áo: 3cm 2.1.3. Thiết kế rập tay áo Xếp vải: xếp vải theo canh sợi dọc, mặt phải úp vào, mặt trái ra ngoài Cách vẽ Dài tay = số đo Hạ nách tay = 1/10 N + 3 → 4cm Ngang nách tay = ½ (vòng nách trước + vòng nách sau) – 4cm = 2/10 vòng ngực Cửa tay = ½ bắp tay + (1→ 3cm) cử động KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 32
  37. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Thân trước Thân sau Tay áo KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 33
  38. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2. Tạo mẫu các dạng váy cưới thừ rập áo đầm cơ bản 2.2.1. Tạo mẫu kiểu váy cưới A-Line 2.2.1.1. Hình mẫu Hình 2.1. Áo cưới kiểu váy A Nguồn KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 34
  39. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.1.2. Cách thực hiện Ni mẫu Sử dụng lại ni mẫu bài thiết kế áo đầm cơ bản để thiết kế ở bài này. Cấu trúc Vải chính x 2 Vải ren x2 Coup ngực trước x 2 Vải chính x 1 Vải ren x 1 Vải chính x 2 Vải ren x2 Lưng x2 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 35
  40. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Cách vẽ Thiết kế coup ngực Sử dụng phần trên của rập đầm cơ bản để thiết kế được phần coup ngựccủa áo cưới. Hạ eo trước = số đo – 3cm lưng Thiết kế dây lưng Cao lưng = 3cm Rộng dây lưng = số đo vòng eo 3 cm lưng x 2 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 36
  41. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Thiết kế chân váy Sử dụng phần dưới của rập đầm cơ bản để thiết kế được phần chân váy của áo cưới. Sử dụng phương pháp tạo mẫu bằng cách khép pen eo, sau đó tạo đường cắt dọc theo chiều dài của chân váy rập đầm cơ bản, xoay rập để tạo đồ xòe (mở rộng tùy theo mẫu) cho chân váy. Sau khi tao mẫu như đã nêu trên cắt mẫu theo đường kéo dược thân trước và thân sau như hình vẽ Cách cắt KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 37
  42. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Decoup: chừa 1cm Sườn thân: chừa 1,5 đến 2cm Sống lưng chừa 1,5cm Dây lưng chừa 1cm Lai áo:1cm Qui trình may May ráp coup ngực phần trước May lộn coup ngực trên phần trước May ráp coup sau May lộn đường trên coup sau May lộn sườn thân chính, lót của coup ngực May lót đệm coup ngực May dây lưng vào coup (thân chính, lót) May sườn chân váy May chân váy vào dây lưng Tra dây kéo (bên hông) May lai áo Vệ sinh ủi thành phẩm KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 38
  43. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.2. Tạo mẫu váy cưới cổ tích (váy cưới công chúa) 2.2.2.1. Hình mẫu Hình 2.2. Áo cưới kiểu váy công chúa Nguồn KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 39
  44. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.2.2. Cách thực hiện Phần trên váy giống như bài áo cưới A line không thiết kế dây lưng Cấu trúc Giống như bài áo cưới A line, khác phần chân váy Chân váy vải chính x 1 Chân váy vải ren x 1 Cách vẽ Thiết kế coup ngực Sử dụng phần trên của rập đầm cơ bản để thiết kế được phần coup ngực của áo cưới. Hạ eo trước = số đo KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 40
  45. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Thiết kế chân váy Sử dụng cách thiết kế chân váy tròn xòe Cách cắt Coup: chừa 1cm Sườn thân: chừa 1,5 đến 2cm Sống lưng chừa 1,5cm Lai áo:1cm Qui trình may May ráp coup ngực phần trước May lộn coup ngực trên phần trước May ráp coup sau May lộn đường trên coup sau KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 41
  46. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT May lộn sườn thân chính, lót của coup ngực May lót đệm coup ngực May xếp ly (rút nhúng) phần eo chân váy May chân váy vào coup ngực Tra dây kéo (sau lưng) May lai áo Vệ sinh ủi thành phẩm 2.2.3. Tạo mẫu kiểu váy cưới đuôi cá 2.2.3.1. Hình ảnh Hình 2.3. Áo cưới kiểu váy đuôi cá Nguồn KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 42
  47. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.3.2. Cách thực hiện Ni mẫu Sử dụng lại ni mẫu bài thiết kế áo đầm cơ bản để thiết kế ở bài này. Cấu trúc Vải chính x 2 Vải ren x2 Vải chính x 1 Vải ren x 1 Cách vẽ Thiết kế decoup thân trước Sử dụng phần rập đầm cơ bản để thiết kế được phần decoup thân trước cưới áo. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 43
  48. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Thực hiện tạo mẫu bằng cách khép pen ngực pen eo, tạo đường cắt từ đuôi pen đến ngang gối. Từ điểm đường cắt ngang gối ta tạo độ xòe đuôi cá theo như hình vẽ (độ xòe tùy theo mẫu) Sau khi tao mẫu như đã nêu trên cắt mẫu theo đường kéo dược thân trước và thân sau như hình vẽ Thiết kế decoup thân sau Sử dụng phần rập đầm cơ bản để thiết kế được phần decoup thân sau cưới áo. Thực hiện tạo mẫu bằng cách khép pen ngực pen eo, tạo đường cắt từ đuôi pen đến ngang gối. Từ điểm đường cắt ngang gối ta tạo độ xòe đuôi cá theo như hình vẽ (độ xòe tùy theo mẫu) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 44
  49. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Sau khi tao mẫu như đã nêu trên cắt mẫu theo đường kéo dược thân trước và thân sau như hình vẽ. Cách cắt Decoup: chừa 1cm Sườn thân: chừa 1,5 đến 2cm Lai áo:1cm KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 45
  50. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Qui trình may May ráp decoup phần trước chính, lót May lộn decoup thân trước chính, lót May ráp decoup thân sau chính, lót May lộn decoup thân sau chính, lót May lót đệm coup ngực May dây lưng vào coup (thân chính, lót) May sườn thân Tra dây kéo (bên hông) May lai áo Vệ sinh ủi thành phẩm KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 46
  51. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.4. Tạo mẫu kiểu váy Hy lap 2.2.4.1. Hình mẫu Hình 2.4. Áo cưới kiểu váy peplum Nguồn KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 47
  52. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.2.4.2. Cách thực hiện Phần trên váy giống như bài áo cưới A line không thiết kế dây lưng Cấu trúc Giống như bài áo cưới A line, khác phần chân váy Cách vẽ Thiết kế coup ngực Sử dụng phần trên của rập đầm cơ bản để thiết kế được phần coup ngực của áo cưới. Hạ eo trước = số đo Thiết kế chân váy Sử dụng phần dưới của rập đầm cơ bản để thiết kế được phần chân váy của áo cưới. Sử dụng phương pháp tạo mẫu bằng cách khép pen eo, sau đó tạo đường cắt dọc theo chiều dài của chân váy rập đầm cơ bản, xoay rập để tạo đồ xòe (mở rộng tùy theo mẫu) cho chân váy. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 48
  53. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Sau khi tao mẫu như đã nêu trên cắt mẫu theo đường kéo dược thân trước và thân sau như hình vẽ. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 49
  54. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Thiết kế chân bèo eo Sử dụng cách thiết kế chân váy tròn xòe Cách cắt Coup: chừa 1cm Sườn thân: chừa 1,5 đến 2cm Lai áo:1cm Qui trình may May ráp coup ngực phần trước May lộn coup ngực trên phần trước May ráp coup sau May lộn đường trên coup sau May lộn sườn thân chính, lót của coup ngực May lót đệm coup ngực May xếp ly (rút nhúng) phần chân bèo eo May chân bèo vào coup ngực May chân váy trên áo Tra dây kéo (sau lưng) May lai áo Vệ sinh ủi thành phẩm KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 50
  55. Chương 2: Thiết kế đầm cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 2.5. Bài tập cũng cố 1. Hãy thực hiện may hoàn chỉnh 1 bộ cưới tự chọn đã thiết kế? 2. Thực hiện phong trào xanh hóa, hãy tận dụng nguồn vải thừa trong quá trình cắt may, bạn hãy thiết kế và may thành những phụ kiện đi kèm với trang phục váy, đầm cưới? KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 51
  56. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ÁO DÀI CƯỚI Giới thiệu Trong chương này sẽ thể hiện rõ vai trò thiết kế, cắt, may các dạng trang phục áo dài cưới cơ bản. Cụ thể là thiết kế được bộ rập mẫu căn bản, từ đó tạo ra những bộ rập đầm cưới thời trang thông qua phương pháp tạo mẫu. Mục tiêu - Nhận dạng và mô tả được đặc điểm cấu trúc cơ bản của trang phục cưới - Thực hiện đo được các thông số trên cơ thể phục vụ cho công tác thiết kế râp. - Thiết kế hoàn chỉnh các dạng trang phục trong môn học - Hoàn thành bộ sưu tập truyền thống theo xu hướng thời trang. Nội dung chính 3.1. Thiết kế rập áo dài cơ bản 3.1.1. Ni mẫu Dài áo = 120cm Hạ eo trước = 40cm Hạ eo sau = 37cm Ngang vai = 34cm Vòng cổ = 32cm Vòng nách = 34cm Vòng ngực = 84cm Vòng eo = 64cm Vòng mông = 88cm Dang ngực = 18cm Chéo ngực = 18cm Dài tay = 70 cm Bắp tay = 26 cm Cửa tay = 12 cm 3.1.2. Thiết kế rập Thân sau Cách xếp vải KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 52
  57. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Từ biên vải đo vào = (¼ M + 3cm) + 2cm đường may. Gấp đôi vải lại mặt phải úp vào trong mặt trái hướng ra ngoài. Đường xếp đôi hướng về phía người cắt. Vẽ lai tay trái cổ tay phải Công thức thiết kế - Dài sau = AB = số đo – nhấn ngực + lai = 125 – (40 – 36) + 3 = 124cm. - Hạ eo sau = AE = số đo = 36cm. 36 - Hạ mông = AD = ½ hạ eo sau = 18 cm. 2 33 - Hạ nách = AC = ½ V nách + 2 = + 2 = 18,5cm. 2  Thay đổi tùy theo xuôi vai + Nếu vai ngang = vai bình thường – 0,5 → 1cm = 18,5cm – 0,5→ 1cm. + Nếu vai xuôi = vai bình thường + 0,5→ 1cm = 18,5cm + 0,5→ 1cm.  Vẽ cổ 1 32 - Vào cổ = AA1 = /8 V cổ – 0,5 = - 0,5 = 3,5cm. 8 - Hạ cổ = AA2 = 0,5cm 82 - Ngang ngực = CC1= ¼ N – 0,5cm = - 0,5 = 20cm 4 - Ngang eo = EE1 = ¼ E + 3cm pen = 19cm. - Ngang mông = DD1 = ¼ M + 0,5 1cm = 21,5cm. - Ngang tà = BB1 = ngang mông + 2→ 3 = 23,5cm Cách chừa đường may - Vòng cổ chừa 1cm - Vòng nách chừa 1,5cm - Sườn thân chừa 2,5cm - Tà chừa 2cm - Lai cắt sát 1 B1 D1 C1 E1 1,7 THÂN SAU x 1 1 0,5 A1 A B D E C A2 Thân trước KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 53
  58. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Cách xếp vải Từ biên vải đo vào = (¼ M + 3cm) + 2cm đường may. Gấp đôi vải lại mặt phải úp vào trong mặt trái hướng ra ngoài. Đường xếp đôi hướng về phía người cắt. Vẽ lai tay trái cổ tay phải Công thức thiết kế - Lấy thân sau đặt lên vải vẽ thân trước - Dài trước = AB = dài sau + nhấn ngực = 124 + 4 = 128cm. - Hạ eo trước = AE = 40cm. - Hạ mông trước = AD = hạ mông sau = 18cm. - Hạ nách trước = AC = hạ nách sau = 18,5cm. - Ngang ngực trước = CC1 = ngang ngực sau + 2 = 22cm - Ngang eo trước = EE1 = ¼ E + 2 = 17cm - Ngang mông trước = DD1 = ngang mông sau  Vẽ cổ trước 1 - AA1 = /8 V cổ + 1 = 5cm (đoạn này bỏ không vẽ vì là phần cổ của tay áo.) Cổ áo vẽ từ A1 xuống 1 - Vào cổ = A1A2 = /8 V cổ + 1 = 5cm. 5 - Hạ cổ = A2A3 = ½ vào cổ = = 2,5cm. 2 - Vào nách = C1C2 = vào cổ + 1 = 6cm. Cách chừa đường may - Vòng cổ chừa 1cm - Vòng nách chừa 1,5cm - Sườn thân chừa 2,5cm - Tà chừa 1cm nếu may tà cặp nẹp (Trung – Bắc) - Tà chừa 2cm nếu may tà Nam. 1 - Lai cắt sát B1 D1 C1 E1 H 1/6 C+1 THÂN TRUỚC x1 1 I1 I K A2 Tay áo B D E C A A1 A Cách xếp vải 2 Từ biên vải đo vào = ½ Vòng nách +1,5cm đường may. Vẽ đường sống tay. Vẽ lai bên trái, cổ bên phải. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 54
  59. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Công thức thiết kế - Dài tay = AB = 68 – 5 + 2cm lai = 65cm. - Hạ nách tay = AC = hạ nách thân sau - Hạ bắp tay = CD = 10cm.  Vẽ cổ - Vào cổ = AA1 = 2cm. - Lên cổ = AA2 = 1,5cm. - Ngang tay = CC1 = ½ V nách - Ngang bắp tay = DD1 = ½ Bắp tay + 1cm - Ngang cửa tay = BB1 = số đo = 11cm 1 C1 1,7 D1 B1 0,5 TAY ÁO X 2 A2 Sống tay A1 B A D C Thêm 0,5 đén 0,7 Chừa đường may - Cổ chừa 1cm - Vòng nách, sườn tay áo chừa 1,5cm - Lai cắt sát Bâu áo - Cao bâu = AB = 4 đến 6cm. - AA1 = 2,5cm - A1A2 = 4-6cm - A2A3 = 1,5cm - Đánh cong 0,7cm 1,5 A2 4 - 6 A1 2, A 0.7 Bâu áo KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 55
  60. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT  Bâu thấp 1,2 0,5 3 3 3 ½ V cổ 0,7 Bâu áo Vạt con Đặt thân trước lên vải sang dấu ½ vòng cổ trước, nách trước, sườn trước, (trừ nhấn ngực), vẽ vạt con 1cm 6cm Mặt trái vải 6cm T T Trái N. eo 1cm 6cm½ V cổ Vạt con Nẹp hò Đặt thân trước lên vải sang dấu ½ vòng cổ trước, nách trước, vẽ nẹp hò 1.5cm Mặt trái 4c vải m 4cm Mặt phải TT Nẹp hò KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 56
  61. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Quy trình may - Ép bâu, may bâu - May pen ngực, pen eo - May lai tay, ráp sườn tay - May hò áo, lược hò - May tà áo - Ráp vạt con vào thân sau - Ráp sườn trước và sườn sau phía tay trái - Ráp nách - Ráp bâu vào thân áo - Lược bâu, lược tà, vắt cổ, luôn - Kết nút, móc, đính bọ KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 57
  62. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 3.2. Tạo mẫu áo dài cưới từ rập áo dài cơ bản 3.2.1. Hình ảnh Hình 3.1. Áo dài cưới Nguồn KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 58
  63. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 3.2.2. Cách thực hiện Ni mẫu Sử dụng lại ni mẫu bài thiết kế áo đầm cơ bản để thiết kế ở bài này. Cấu trúc Cách vẽ Thiết kế thân trước Sử dụng phần trên của rập áo dài cơ bản để thiết kế được phần thân trước áo cưới theo mẫu. Phần tà được mở rộng hơn tà áo dài cơ bản. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 59
  64. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Thiết kế thân sau Sử dụng thân sau của rập áo dài cơ bản để thiết kế được phần chân váy của áo cưới. Sử dụng phương pháp cắt rã ngang eo sau, mở rộng dọc theo đường xếp đôi của phần tà thân sau, tiếp theo tăng chiều dài, rộng phần ngang tà từ rập phần tà sau áo dài cơ bản cơ (mở độ rộng tùy theo mẫu). KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 60
  65. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Sau khi tao mẫu như đã nêu trên ta cắt được mẫu như hình vẽ. Tay áo Thiết kế giống bâu áo căn bản KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 61
  66. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT Bâu áo Thiết kế giống bâu áo căn bản Cách cắt Tà chừa may1,5 cm Sườn thân: chừa 2 đến 3 cm Sườn tay chừa 1,5cm Vòng nách chừa 1,5 cm Lai áo, tay chừa 3cm Sống lưng chừa 1cm Bâu áo chừa xung quanh 1 cm Qui trình may Ép bâu, may lộn bâu May pen ngực, pen eo Xếp ly ngang eo tà sau May tà sau vào phần thân trên May sườn thân May lai tay, ráp sườn tay May tà áo Tra tay vào thân Tra bâu vào thân áo Tra dây kéo sau lưng Lược bâu, lược tà, vắt cổ, luôn KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 62
  67. Chương 3: Thiết kế áo dài cưới BM31/QT02/NCKH&HTQT 3.3. Bài tập cũng cố 1. Hãy thiết kế một bộ áo dài cưới theo phóng cách hiện đại, hoặc truyền thống? 2. Thực hiện phong trào xanh hóa, hãy tận dụng nguồn vải thừa trong quá trình cắt may, bạn hãy may thành những phụ kiện đi kèm với trang phục áo dài cưới? KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 63
  68. Tài liệu tham khảo BM31/QT02/NCKH&HTQT TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Th.s Nguyễn Thị Mộng Hiền, Thiết kế trang phục, NXB GD, 2017 [2] Ngô Thị Hồng Cúc, Giáo trình dùng chung Thiết kế trang phục nữ - Lưu hành nội bộ, 2019 [3] Th.s.Trần Thanh Hương, Giáo trình Công nghệ may trang phục 3 , ĐH QG TP.HCM, 2008 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 64
  69. Phụ lục BM31/QT02/NCKH&HTQT BẢNG PHỤ LỤC STT Nội dung Trang 1 Hình 1.1. Váy cưới thời trung cổ 7 2 Hình 1.2. Trang phục cưới hoàng gia 8 3 Hình 1.3. Trang phục cưới những năm1800 9 4 Hình 1.4. Trang phục cưới thập niên 1980 9 5 Hình 1.5. Váy cưới những năm 2000 10 6 Hình 1.6. Bộ comple thập niên 1980 11 7 Hình 1.7. Bộ comple hiện đại 11 8 Hình 1.8. Áo dài tứ thân 12 9 Hình 1.9. Áo dài ngũ thân 12 10 Hình 1.10. Áo dài Lemur 13 11 Hình 1.11. Áo dài Lê Phổ 14 12 Hình 1.12. Áo dài Raglan 14 13 Hình 1.13. Áo dài thời nay 15 14 Hình 1.14. Áo dài cách tân 16 15 Hình 1.15. Trang phục cưới của cô dâu miền Bắc thời xưa 16 16 Hình 1.16. Trang phục cưới cô dâu miền Trung thời xưa 17 17 Hình 1.17. Trang phục cưới cô dâu miền Nam thời xưa 18 18 Hình 1.18. Trang phục cưới có sự xâm nhập của văn hóa phương 18 Tây 19 Hình 1.19. Các phom dáng của áo cưới 20 20 Hình 1.20. Bộ comple 3 chi tiết 21 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 65
  70. Phụ lục BM31/QT02/NCKH&HTQT 21 Hình 1.21. Áo cưới thiết kế ren- đăng ten 25 hình học 22 Hình 1.22. Áo cưới đính nơ 26 23 Hình 1.23. Một chiếc khăn voan và hoa 27 cài tóc 24 Hình 1.24. Bông tai và vòng cổ 28 25 Hình 1.25. Các mẫu giày cưới 28 26 Hình 1.26. Hoa cầm tay dạng tròn 29 28 Hình 1.27. găng tay cô dâu 29 29 Hình 2.1. Áo cưới kiểu váy A 36 30 Hình 2.2. Áo cưới kiểu váy công chúa 41 31 Hình 2.3. Áo cưới kiểu váy đuôi cá 45 32 Hình 2.24. Áo cưới kiểu váy Hy lạp 50 33 Hình 3.1. Áo dài cưới 61 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 66