Giáo trình Thiết kế trang phục 3 - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

pdf 45 trang Gia Huy 22/05/2022 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết kế trang phục 3 - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_trang_phuc_3_nghe_may_thoi_trang_trinh_d.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết kế trang phục 3 - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

  1. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Mô đun: Thiết kế trang phục 3 NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 248b /QĐ-CĐNKTCN ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) Hà Nội, năm 2019
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Từ lâu váy luôn là trang phục được hầu hết phụ nữ yêu thích bởi sự mềm mại, dịu dàng và uyển chuyển của nó mang lại cho bất cứ vóc dáng nào. Nhất là khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu được mặc đẹp ngày càng cao, váy là một trang phục không thể thiếu của phụ nữ trong các dịp đặc biệt như lễ hội, sinh nhật, dạo phố và được sử dụng làm trang phục nơi công sở, văn phòng. Nhận rõ tầm quan trọng của trang phục váy, Khoa Công nghệ - Trường Cao đẳng nghề Bắc Nam đã lựa chọn mô đun Thiết kế trang phục 3 vào chương trình giảng dạy của nghành May thời trang. Giáo trình “ Thiết kế trang phục 3” trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về thiết kế và cắt các kiểu váy: váy cơ bản, váy xòe và váy liền áo. Từ các kiểu váy này, người học có khả năng phát triển ra nhiều mẫu mã váy đa dạng, phong phú cho trang phục váy. Trong quá trình biên soạn giáo trình chắc chắn còn những vấn đề chưa hoàn chỉnh. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các bạn học sinh, sinh viên và đông đảo các bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Trần Thị Ngọc Huế 2. Biên soạn: Đào Thị Thủy Phùng Thị Nụ
  4. 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 BÀI MỞ ĐẦU 6 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 6 BÀI 1 8 THIẾT KẾ VÁY CƠ BẢN 8 1. Đặc điểm kiểu mẫu 8 2. Số đo 9 3.Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết 12 3.1. Thiết kế thân trước (h.1.3) 12 3. 2. Thiết kế thân sau (h.1.4) 13 3.3. Các chi tiết khác 14 4. Cắt các chi tiết 14 BÀI 2: THIẾT KẾ VÁY XÒE 17 1. Thiết kế váy xoè 18 1.1. Đặc điểm kiểu mẫu 18 1.2. Số đo 19 1.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết 20 1.4. Cắt các chi tiết 24 2. Váy xòe chữ A 27 2.1. Đặc điểm kiểu mẫu 27 2.2. Số đo 28 2.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết 28 2.4. Cắt các chi tiết 29 BÀI 3: THIẾT KẾ VÁY LIỀN ÁO 33 1. Đặc điểm kiểu mẫu 34 2. Số đo 35 3. Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết 36 3.1. Thiết kế thân trước 36 3.2. Thiết kế thân sau 38 3.3. Các chi tiết khác 39 4. Cắt các chi tiết 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
  5. 4 MÔN ĐUN THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 Mã mô đun: MĐ MTT 20 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: là mô đun được bố trí học học sau các mô đun Thiết kế trang phục 1 Thiết kế trang phục 2 và được bố trí học trước hoặc học song song với mô đun May váy, áo váy . - Tính chất: Mô đun Thiết kế trang phục 3 là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo hệ Cao đẳng nghề May thời trang và là mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. - Ý nghĩa: Là kiến thức cơ bản về thiết kế váy, đầm. Từ kiểu trang phục này mà người học có thể phát triển theo nhiều hướng thời trang về các kiểu váy, đầm khác nhau. - Vai trò: Sau khi học xong mô đun này người học thiết kế được trang kiểu váy cơ bản, váy xoè và váy liền thân. Đặc biệt với những năm gần đây, khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao nhu cầu ăn mặc đẹp cũng nâng cao theo và trang phục v áy, đầm góp phần làm nên điều đó. Mục tiêu của mô đun: - Thiết kế và cắt được các chi tiết của váy, áo váy theo các số đo khác nhau trên giấy bìa và trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật; - Lựa chọn được nguyên phụ liệu phù hợp với kiểu dáng và chức năng sản phẩm; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết kế và cắt; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu; - Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ. Nội dung của mô đun: Thòi gian(giờ) Thực hành, Số Kiểm tra/ Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, TT Thi Kết số thuyết thảo luận, thúc mô đun luyện tập 1 Bài mở đầu 1 1
  6. 5 Bài 1: Thiết kế váy cơ bản 6 2 3 1 1. Đặc điểm kiểu mẫu 0,25 0,25 2. Số đo 0,5 0,25 0,25 3. Thiết kế dựng hình các chi tiết 3 1,25 1,75 2 3.1. Thiết kế thân trước 1,25 0,5 0,75 3.2. Thiết kế thân sau 1,25 0,5 0,75 3.3. Các chi tiết khác 0,5 0,25 0,25 0,25 4. Cắt các chi tiết 1,25 1 * Kiểm tra 1 1 Bài 2: Thiết kế váy xòe 9 4 5 1. Thiết kế vay xòe. 4,5 2 2,5 1.1. Đặc điểm kiểu mẫu 0,25 0,25 3 1.2. Số đo 0,5 0,25 0,25 1.3. Tính toán dựng hình thiết kế 2,5 1,25 1,5 các chi tiết 7 1.4. Cắt các chi tiết 1 0,25 0,7
  7. 6 Bài 3: Thiết kế váy liền áo 14 4 7 3 1. Đặc điểm kiểu mẫu 0,25 0,25 2. Số đo 0,5 0,25 0,25 4 3. Tính toán dựng hình thiết kế 7,5 3 4,5 các chi tiết 3.1. Thiết kế thân trước 3,25 1,25 2 3.2. Thiết kế thân sau 2,5 1 1,5 3.3. Thiết kế tay áo 1,25 0,5 0,75 3.4. Các chi tiết khác 0,5 0,25 0,25 4. Cắt các chi tiết. 2,75 0,5 2,25 *Kiểm tra 3 3 Kiểm tra hết mô đun 1 1 Cộng 30 11 15 4 BÀI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU MÔ ĐUN THIẾT KẾ TRANG PHỤC 3 1. Khái quát trọng tâm nội dung của mô đun Thiết kế và cắt chính xác, hoàn chỉnh các chi tiết của váy cơ bản, váy xoè và váy liền thân trên giấy bìa, trên vải, đúng hình dáng, kích thước, số đo.
  8. 7 2. Phương pháp học tập của môđun * Học trên lớp với sự hướng dẫn và làm mẫu của giáo viên: + Lý thuyết: - Mô tả đặc điểm kiểu mẫu váy cơ bản, váy xoè và váy liền thân. - Phương pháp và công thức thiết kế váy cơ bản, váy xoè và váy liền thân. - Các dạng sai hỏng nguyên nhân và cách khắc phục. + Thực hành: - Xem trình diễn mẫu và quan sát thao tác mẫu của giáo viên. - Sinh viên làm thử nhận xét, đánh giá qua quá trình thao tác. - Sinh viên thiết kế, cắt hoàn chỉnh các chi tiết của các sản phẩm váy cơ bản, váy xoè và váy liền thân. * Học theo nhóm, thảo luận, tự trao đổi - Ứng dụng các công thức thiết kế vào các số đo cụ thể khác nhau cho các mẫu sản phẩm váy cơ bản, váy xoè và váy liền thân. - Cách khắc phục những khuyết điểm trên cơ thể con người khi thiết kế các sản phẩm váy cơ bản, váy xoè và váy liền thân. - Cách phòng ngừa các dạng sai hỏng khi thiết kế và cắt. * Học ở nhà, tự học luyện tập các kỹ năng, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu Các kiến thức liên quan đến bài học, thiết kế, cắt hoàn chỉnh các sản phẩm váy cơ bản, váy xoè và váy liền thân theo các số đo thực tế khác nhau, tự điều chỉnh công thức thiết kế phù hợp cho từng đặc điểm cơ thể con người. 3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo - Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình thiết kế quần áo, NXB Giáo dục, Hà Nội. - Cao Bích Thuỷ (2008), Giáo trình thiết kế quần âu, sơmi, váy, đầm liền thân, veston, áo dài, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
  9. 8 BÀI 1 THIẾT KẾ VÁY CƠ BẢN Mã bài: MĐ MTT 20-01 Giới thiệu: Thiết kế váy cơ bản là bài học trang bị cho người học về phương pháp đo, phương pháp thiết kế, phương pháp cắt các chi tiết của váy trên giấy bìa và trên vải. Từ bài học này, người học có khả năng phát triển với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau cho giới nữ. Ngoài ra còn hướng dẫn cho người học biết cách điều chỉnh và sửa chữa những sai hỏng của sản phẩm. Mục tiêu của bài: - Mô tả đúng đặc điểm kiểu mẫu của váy cơ bản; - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế; - Tính toán và thiết kế các chi tiết của váy cơ bản trên giấy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản; - Cắt đầy đủ các chi tiết váy cơ bản đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo dụng cụ thiết kế; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung chính: 1. Đặc điểm kiểu mẫu Mục tiêu: - Mô tả đúng đặc điểm kiểu mẫu của váy cơ bản. * Đặc điểm kiểu mẫu: - Váy ôm, bó gối, cạp rời - Có chiết ly trên thân trước và thân sau - Khoá kéo giữa lưng, xẻ sau.
  10. 9 Hình 1.1 - Váy cơ bản 2. Số đo
  11. 10 Mục tiêu: - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế. a. Phương pháp xác định số đo - Dài váy: Đo từ eo xuống ngang gối (dài ngắn tùy theo ý thích và tùy theo thời trang). - Hạ mông: Đo từ eo xuống mông lớn nhất, từ 16 đến 18cm (phụ thuộc vào chiều cao người mặc). - Vòng eo : Đo vừa sát quanh eo. - Vòng mông: Đo vòng quanh mông, nơi to nhất của mông. b. Số đo mẫu (cm) - Dài váy (Dv) : 55 - Hạ mông (Hm) : 18 - Vòng eo (Ve) : 64 - Vòng mông (Vm): 88 - Cử động (CĐ) : TT: 1; TS: 1 * Chú ý: - Cử động: Lượng cử động của vòng eo, vòng mông phụ thuộc vào tính năng, tính chất của chất liệu vải. Đối với chất liệu có độ dày trung bình, độ cộng cử động cho vòng mông là cm, vòng eo là 0. - Dài váy: căn cứ vào chiều cao của người mặc, lấy độ cao thấp của đầu gối để quyết định. - Hạ mông: dựa vào chiều cao người mặc + Người cao từ 160cm ÷ 170cm thì lấy 18cm + Người cao từ dưới 160cm thì lấy 17cm + Người cao từ 170cm trở lên thì lấy 19cm - Chiết ly: mục đích của chiết ly là sau khi đáp ứng được quy cách của vòng mông sẽ thu lại phần thừa tại vòng eo để vừa vặn với cơ thể. Dựa vào độ chênh lệch của vòng eo và vòng mông để xác định số lượng ly. + Nếu (Vm-Ve)/4 ≤ 6cm thì chiết 1 ly + Nếu (Vm-Ve)/4 ≥ 6cm thì chiết 2 ly Do khoảng cách chiết ly cách phần bụng khá ngắn nên không nên lấy chiết quá dài. - Xẻ tà: xẻ tà là thiết kế thường gặp trong mẫu váy bó, giúp người mặc đi lại dễ dàng hơn vì vậy độ dài của đường xẻ tà rất quan trọng. Căn cứ vào chiều
  12. 11 cao người mặc để xác định, dù váy ngắn hay váy dài đều đo từ đường ngang eo trở xuống. Nếu chiều cao từ 150cm 180cm thì đường xẻ tà lấy 36cm-40cm. - Đường giữa eo sau: tại ngang eo thân sau, phía trước có phần bụng, phía sau có phần mông, phía dưới điểm chính giữa của phía sau thắt lưng tương đối phẳng. Vậy khi thiết kế, trung điểm của eo sau sẽ hạ thấp 1cm so với đường ngang eo để tránh hiện tượng eo sau bị dồn lên. - Độ rộng của thân trước, thân sau: Cơ thể người phía trên có phần ngực nên kích thước phần trên thân trước lớn hơn thân sau. Phía dưới có vòng mông nên kích thước phần dưới thân sau lớn hơn thân trước. Do vậy phân phối vòng ngực: trước to sau nhỏ, vòng mông: trước nhỏ, sau to. + Chân váy rời: phân phối độ lớn trước sau như nhau hoặc trước nhỏ, sau to + Váy liền: dựa vào vòng ngực để phân phối trước to, sau nhỏ - Cạp váy: Căn cứ vào đặc trưng của vòng eo thì rộng cạp trung bình từ 3cm-4cm. + Kiểu không cạp: đường cạp váy nằm trên đường ngang eo + Kiểu cạp thấp: đường cạp váy nằm dưới đường ngang eo + Kiểu cạp cao: đường cạp váy nằm phía trên đường ngang eo hơn 4cm c. Phương pháp tính vải - Khổ vải 1,5m = 1 dài váy + 10cm. - Khổ vải 1,2m = 1 dài váy + 20cm (đối với người có vòng mông 88cm trở xuống). - Đối với người có vòng mông 90cm trở lên thiết kế số đo bằng 2 dài váy + 5cm.
  13. 12 3.Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết Mục tiêu: - Tính toán và thiết kế các chi tiết của váy cơ bản trên giấy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản. Hình 1.2 - Mối quan hệ giữa thân trước và thân sau 3.1. Thiết kế thân trước (h.1.3) a. Xác định các đường ngang Gấp hai mặt phải úp vào nhau, gấu váy phía tay trái, cạp váy phía tay phải, mép vải về phía người cắt. Đo chiều ngang gấp vải đủ độ rộng mông cộng với đường may. Trên đường đó xác định các đoạn sau: - AC dài váy = Số đo - 3cm (cạp) = 52cm - AB hạ mông = 18cm - 3cm (cạp) = 15cm
  14. 13 b. Sườn váy, cạp váy Ve - Rộng ngang cạp (AA1) = + 3cm 4 (chiết) = 19cm Vm - Rộng ngang mông (BB1) = + 1cm 4 (CĐt) = 23cm - Rộng ngang gấu (CC1) = Rộng ngang mông (BB1) – 3cm = 20cm - Vạch cong A1 → B1 → C1 được sườn váy - Giảm cạp 1cm, vẽ đường chân cạp cong đều - Giảm gấu 1cm, vẽ đường gấu cong đều c. Kẻ vẽ chiết ly - AA2 có tâm chiết 2 - Chiều dài chiết = 9cm - Bản to chiết = 3cm Hình 1.3 - Thân trước 3. 2. Thiết kế thân sau (h.1.4) Sang dấu các đường kẻ ngang của thân trước làm đường kẻ ngang của thân sau, bao gồm: - Ngang cạp - Ngang mông - Ngang gấu a . Sườn váy, cạp váy - Rộng ngang cạp (A3A4) = + 3cm (chiết) = 19cm - Rộng ngang mông (B2B3) = + 1cm (CĐ s) = 23cm - Rộng ngang gấu (C2C3) = Rộng ngang mông bb1 – 3cm = 20cm - Vạch cong A4 → B3 → C3 được sườn váy
  15. 14 - Giảm cạp 1cm, vẽ đường chân cạp cong đều Hình 1.4 - Thân sau - Giảm gấu 1cm, vẽ đường gấu cong đều - Xẻ sau (C2C4) = 15cm b. Kẻ vẽ chiết ly Tương tự thân trước 3.3. Các chi tiết khác * Cạp váy - Rộng cạp = 3cm - Dài cạp = Ve = 16cm Hình 1.5 - Cạp váy 4 4. Cắt các chi tiết Mục tiêu: - Cắt đầy đủ các chi tiết váy cơ bản đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. a. Gia đường may - Cạp gia đường may 0,6cm - Sườn váy gia đường may 1,5cm . - Đường xẻ gia đường may 3cm. - Gấu váy gia đường may 3cm
  16. 15 b. Cắt các chi tiết Loại nguyên liệu T Số Canh Tên chi tiết Vải T lượng sợi Vải lót Dựng Mex chính 1 Thân trước 1 Dọc x 2 Thân sau 2 Dọc x 3 Cạp thân trước 1 Ngang x x 4 Cạp lót thân trước 1 Dọc x 5 Cạp thân sau 2 Ngang x x 6 Cạp lót thân sau 2 Dọc x
  17. 16 c. Các sai hỏng và biện pháp khắc phục Các sai hỏng Biện pháp khắc phục 1. Các sai hỏng do thiết kế - Không cộng cử động - Cộng thêm phần cử động - Không chừa gấu váy - Chừa gấu váy - Không chừa đường may - Chừa đường may - Không vẽ chiết - Vẽ thêm chiết - Tính toán sai - Tính toán chính xác. - Chi tiết bị ngược chiều hoa văn - Vẽ đúng chiều hoa văn - Vẽ bị sai canh sợi - Xác định lđúng chiều canh sợi - Không có đường xẻ sau. - Chừa đường xẻ sau. 2. Các sai hỏng do cắt - Bấm phạm vào chi tiết. - Cắt lại chi tiết khác - Cắt ngược chiều hoa văn - Thay chi tiết cùng chiều. - Cắt sai canh sợi - Thay chi tiết cho đúng canh sợi. CÂU HỎI 1. Nêu tóm tắt công thức thiết kế váy cơ bản? 2. Lượng cử động của váy phụ thuộc vào yếu tố nào? BÀI TẬP 1. Thiết kế váy cơ bản trên giấy bìa tỷ lệ 1:1 theo số đo sau: Dv: 50cm, Hm: 18cm, Ve: 62cm, Vm: 86cm, CĐ: TT: 1; TS: 1. 2. Thiết kế váy cơ bản trên giấy bìa tỷ lệ 1:1theo số đo của một người mặc cụ thể. GHI NHỚ
  18. 17 - Công thức thiết kế váy cơ bản. BÀI 2: THIẾT KẾ VÁY XÒE Mã bài: MĐ MTT 20-02 Giới thiệu: Chân váy xoè không chỉ là trang phục hữu dụng cho những buổi đi chơi dạo phố mà còn rất phổ biến trong giới công sở, văn phòng trẻ vì nó mang đến vẻ đẹp nữ tính rất duyên dáng và tươi mới. Kiểu dáng trẻ trung và mang lại cảm giác thoải mái khi mặc, váy xòe là kiểu trang phục lý tưởng dành cho các bạn nữ trong mùa hè. Váy xòe cũng là một loại trang phục rất “đa phong cách”. Ta có thể kết hợp chiếc váy với những kiểu áo thun bó sát, áo hai dây, áo ba lỗ hay những áo sơ mi cách điệu nhiều màu sắc. Thêm một chiếc vest khoác bên ngoài, ta sẽ có một bộ trang phục thật lịch sự nhưng vẫn thể hiện được sự trẻ trung, năng động. Mục tiêu của bài: - Mô tả đúng đặc điểm kiểu mẫu của váy xoè; - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế; - Tính toán và thiết kế các chi tiết của váy xoè trên giấy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản; - Cắt đầy đủ các chi tiết váy xoè đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo dụng cụ thiết kế; - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
  19. 18 Nội dung chính: 1. Thiết kế váy xoè 1.1. Đặc điểm kiểu mẫu Mục tiêu: - Mô tả đúng đặc điểm kiểu mẫu của váy xoè. * Đặc điểm kiểu mẫu: - Váy xòe vạt tròn, chéo sợi. - Có hai mảnh: trước và sau. - Góc xòe tạo bởi hai cạnh sườn: 180o (góc xòe cả váy là 360o) - Cạp rời, khóa sườn, có lót trong.
  20. 19 Hình 2.1 - Váy xoè 1.2. Số đo Mục tiêu:
  21. 20 - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế. a. Phương pháp xác định số đo - Dài váy: Đo từ eo xuống ngang gối (dài ngắn tùy theo ý thích và tùy theo thời trang). - Vòng eo: Đo vừa sát quanh eo. - Vòng mông: Không cần xác định số đo vòng mông b. Số đo mẫu (cm) - Dài váy (Dv) : 60 - Vòng eo (Ve) : 64 c. Ph ương pháp tính vải - Khổ vải 1,2m : 120cm - Khổ vải 1,5m : 80cm 1.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết Mục tiêu: - Tính toán và thiết kế các chi tiết của váy xòe trên giấy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản. a. Thiết kế thân trước (h.2.3) Xếp đường biên vải trùng với đường cắt ngang khổ vải để tạo thành góc . Hai mặt phải úp vào nhau. - Dựng tam giác cân có đáy BB1 = Ve - 2cm = 14cm. 4 - Quay một cung tròn bán kính AB. - Xác định chiều dài váy: BX = Dv = 60cm. - Quay tiếp cung tròn lớn bán kính AX = BX + AB = 74cm. + Phía thiên sợi (trục giữa váy) cắt giảm 2cm để khỏi xệ váy. + Phía cạnh sườn, bên canh sợi ngang cắt giảm 4cm.
  22. 21 Hình 2.2 - Thân trước b. Thiết kế thân sau (h.2.4) - Thiết kế giống thân trước nhưng cắt giảm giữa lưng 2cm. Chú ý : Lưng càng gãy giảm càng nhiều.
  23. 22 Hình 2.3 - Thân sau c. Các chi tiết khác c1. Cạp váy * Cạp ngoài (h.2.5) - Dựng hình chữ nhật ABCD - AB là ½ dài cạp váy: AB = Ve 2 - AD bản rộng cạp = 4 cm
  24. 23 - Từ C lấy xuống 1cm (ngóc đầu cạp 3cm) ta được C1. Đánh cong dường chân cạp AC1. - Vẽ DC2 song song với AC1, C1C2 vuông góc với AC1 tại C1, C1C2 = 4 cm. Hình 2.4 - Cạp ngoài * Cạp trong (h.2.6) - Thiết kế tương tự như cạp ngoài nhưng rộng bản cạp trong lớn hơn rộng bản cạp ngoài 0,5 cm. Hình 2.5 - Cạp trong c2. Lót váy (h.2.7) Lót váy được cắt dựa theo thân chính của váy: - Đường ngang eo của vải lót trùng với đường ngang eo thân váy của vải ngoài. - Hai đường sườn và đường trục của lót váy trùng khít hai đường sườn và đường trục của váy ngoài. - Dài lót váy được cắt ngắn hơn dài váy khoảng 15cm.
  25. 24 Hình 2.6 - Lót váy 1.4. Cắt các chi tiết Mục tiêu: - Cắt đầy đủ các chi tiết váy xoè đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. a. Gia đường may - Đường sườn: 1cm - Cạp: 0,6cm - Gấu: 1cm - Lá cạp ngoài và lá cạp trong cắt dư xung quanh cạp: 0,6cm - Dựng cạp: Cắt đứt vạch phấn.
  26. 26 b. Cắt các chi tiết Loại nguyên liệu T Số Tên chi tiết Canh sợi Vải T lượng Vải lót Dựng Mex chính 1 Thân trước 1 Thiên x 2 Thân sau 1 Thiên x 3 Cạp ngoài 2 Ngang x x 4 Cạp trong 2 Dọc x 5 Lót thân trước 1 Thiên x 6 Lót thân sau. 1 Thiên x c. Các sai hỏng và biện pháp khắc phục Các sai hỏng Biện pháp khắc phục 1. Các sai hỏng do thiết kế - Không cộng cử động - Cộng thêm phần cử động - Không chừa gấu váy - Chừa gấu váy - Không chừa đường may - Chừa đường may - Không vẽ chiết - Vẽ thêm chiết - Tính toán sai - Tính toán chính xác. - Chi tiết bị ngược chiều hoa văn - Vẽ đúng chiều hoa văn - Vẽ bị sai canh sợi - Xác định lđúng chiều canh sợi - Không có đường xẻ sau. - Chừa đường xẻ sau. 2. Các sai hỏng do cắt - Bấm phạm vào chi tiết. - Cắt lại chi tiết khác - Cắt ngược chiều hoa văn - Thay chi tiết cùng chiều. - Cắt sai canh sợi - Thay chi tiết cho đúng canh sợi.
  27. 27 2. Váy xòe chữ A 2.1. Đặc điểm kiểu mẫu Mục tiêu: - Mô tả đúng đặc điểm kiểu mẫu của váy xoè chữ A. * Đặc điểm kiểu mẫu: - Kiểu váy xòe rộng đến gấu váy, xếp ly. - Có hai mảnh: trước và sau. - Cạp rời to bản, khóa sườn. Hình 2.7 - Váy xoè chữ A
  28. 28 2.2. Số đo Mục tiêu: - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế. a. Phương pháp xác định số đo - Dài váy: Đo từ eo xuống ngang gối (dài ngắn tùy theo ý thích và tùy theo thời trang). - Vòng eo: Đo vừa sát quanh eo. - Vòng mông: Đo vòng quanh mông, nơi to nhất của mông. b. Số đo mẫu (cm) * Váy xòe chữ A: - Dài váy (Dv) : 40 - Vòng eo (Ve) : 64 - Vòng mông (Vm): 88 c. Phương pháp tính vải - Khổ vải 1,2m : 100cm - Khổ vải 1,5m : 80cm 2.3. Thiết kế dựng hình các chi tiết Mục tiêu: - Tính toán và thiết kế các chi tiết của váy xòe trên giấy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản. a. Thiết kế thân trước (h.2.8) * Xác định các đường ngang - Gấp đôi vải theo chiều dọc, hai mặt phải úp vào nhau. - AB dài váy phải là sống liền. - Đo chiều ngang gấp vải = Vm/4 + 1cm + 6cm (độ xòe của váy) + 12cm (độ xếp ly) + 1,5cm (đường may). - AB dài váy = Số đo - 15cm (cạp) = 25cm * Sườn váy, cạp váy - AA1 rộng ngang cạp = Vm + 1cm + 12cm (độ xếp ly) = 35cm 4 - BB1 rộng ngang gấu = Rộng ngang cạp AA1 + 6cm = 41cm
  29. 29 - Dông cạp A1 lên A2 = 2,5cm - Vẽ đường chân cạp cong đều từ A đến A2 - Giảm sườn váy B1B2, nối A2 với B2 được sườn váy - Vẽ cong đều từ B đến B2 được gấu váy * Vẽ 3 ly - Gấp mỗi ly = 4cm - Mỗi ly cách nhau a = 1/12Vm Hình 2.8 - Thân trước b. Thiết kế thân sau - Thiết kế giống thân trước. c. Các chi tiết khác * Cạp váy (h.2.9) - AB bản rộng cạp = 15 cm - AA1 = Ve = 16 cm 4 - BB1 = Vm + 1cm = 17 cm 4 Hình 2.9 - Cạp váy 2.4. Cắt các chi tiết Mục tiêu: - Cắt đầy đủ các chi tiết váy xoè chữ A đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật.
  30. 30 a. Gia đường may - Đường sườn: 1cm - Cạp: 0,6cm - Gấu: 1cm - Lá cạp cắt dư xung quanh cạp: 0,6cm - Dựng cạp: Cắt đứt vạch phấn. b. Cắt các chi tiết Loại nguyên liệu T Số Tên chi tiết Canh sợi Vải T lượng Vải lót Dựng Mex chính 1 Thân trước 1 Dọc x 2 Thân sau 1 Dọc x
  31. 31 3 Cạp ngoài 2 Ngang x x 4 Cạp trong 2 Dọc x c. Các sai hỏng và biện pháp khắc phục Các sai hỏng Biện pháp khắc phục 1. Các sai hỏng do thiết kế - Không cộng cử động - Cộng thêm phần cử động - Không chừa gấu váy - Chừa gấu váy - Không chừa đường may - Chừa đường may - Không vẽ chiết - Vẽ thêm chiết - Tính toán sai - Tính toán chính xác. - Chi tiết bị ngược chiều hoa văn - Vẽ đúng chiều hoa văn - Vẽ bị sai canh sợi - Xác định lđúng chiều canh sợi - Không có đường xẻ sau. - Chừa đường xẻ sau. 2. Các sai hỏng do cắt - Bấm phạm vào chi tiết. - Cắt lại chi tiết khác - Cắt ngược chiều hoa văn - Thay chi tiết cùng chiều. - Cắt sai canh sợi - Thay chi tiết cho đúng canh sợi. CÂU HỎI 1. Độ lượn của vòng cạp váy xoè vạt tròn sẽ dựa vào số đo vòng gì? 2. Độ dài của đường lượn gấu váy xoè vạt tròn sẽ thay đổi theo yếu tố gì? BÀI TẬP 1. Thiết kế thân trước, thân sau váy xòe vạt tròn có hai mảnh, góc xòe tạo bởi hai cạnh sườn: 180o (h.2.1) trên giấy bìa tỷ lệ 1:1. Số đo mẫu: Dv: 50cm, Ve: 68cm. 2. Thiết kế chân váy xòe vạt tròn có một mảnh, góc xòe cả váy là 3600 (h.2.10) trên giấy bìa tỷ lệ 1:1. Số đo mẫu: Dv: 45cm, Ve: 64cm.
  32. 32 Hình 2.10 3. Thiết kế trước, thân sau váy xoè chữ A xếp ly, cạp rời to bản, khóa sườn (h.2.7) trên giấy bìa tỷ lệ 1:1. Số đo mẫu: Dv: 45cm, Ve: 68cm, Vm: 90cm. 4. Thiết kế váy xoè chữ A cạp rời, có chiết ly trên thân trước và thân sau, mở khóa sườn (h.2.11) trên giấy bìa tỷ lệ 1:1. Số đo mẫu: Dv: 42cm, Ve: 68cm, Vm: 92cm. Hình 2.11
  33. 33 GHI NHỚ - Công thức thiết kế váy xoè. - Công thức thiết kế váy xoè chữ A. BÀI 3: THIẾT KẾ VÁY LIỀN ÁO Mã bài: MĐ MTT 20-03 Giới thiệu: Váy liền áo vốn là trang phục rất nữ tính và duyên dáng, được nhiều phụ nữ lựa chọn để mặc đến công sở bởi sự nhã nhặn của nó. Váy liền áo là trang phục giúp phụ nữ trông thanh mảnh, cao ráo và gọn gàng hơn. Ưu điểm của chiếc đầm liền với dân văn phòng là dễ dàng vận động mà không phải lo lắng những sự cố có thể xảy ra như áo tuột ra khỏi chân váy hay không phải mất thời gian chọn chiếc váy nào sẽ đi cùng chiếc áo này. Váy liền áo ngày nay đa dạng về cả kiểu dáng lẫn màu sắc có thể giúp người mặc che đi khuyết điểm và tôn ưu điểm của cơ thể và mang lại nét thanh lịch hiếm có cho người mặc. Mục tiêu của bài: - Mô tả đúng đặc điểm kiểu mẫu của váy liền áo; - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế; - Tính toán và thiết kế các chi tiết của váy liền áo trên giáy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản; - Cắt đầy đủ các chi tiết váy liền áo đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo dụng cụ thiết kế;
  34. 34 - Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu; - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung chính: 1. Đặc điểm kiểu mẫu Mục tiêu: - Mô tả đúng đặc điểm kiểu mẫu của váy liền áo. * Đặc điểm kiểu mẫu - Là kiếu áo váy liền eo, có chiết eo và chiết sườn. - Cổ tròn rộng, không tay, cài khóa giọt lệ sau lưng.
  35. 35 Hình 3.1 - Váy liền áo 2. Số đo Mục tiêu: - Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế.
  36. 36 a. Phương pháp xác định số đo - Dài áo váy: Đo từ eo xuống ngang gối (dài ngắn tùy theo ý thích và tùy theo thời trang). - Dài eo: Đo từ ngang cổ xuống chân eo. - Rộng vai: Đo từ đầu vai bên trái sang đầu vai bên phải. - Vòng cổ: Đo xung quanh nền chân cổ và tiếp giáp tại họng cổ. - Vòng ngực: Đo vừa sát quanh chỗ lớn nhất của ngực - Vòng eo: Đo vừa sát quanh eo (đo quanh điểm hạ eo) - Vòng mông: Đo vừa sát quần chỗ lớn nhất của mông. b. Số đo mẫu (cm) - Dài áo váy (Dav): 100 - Dài eo (De) : 37 - Rộng vai (Rv) : 38 - Vòng cổ (Vc) : 33 - Vòng ngực (Vn) : 84 - Cử động (CĐ) : TT: 2; TS: 1 c. Phương pháp tính vải - Khổ vải 1,5m = 1 dài áo váy + 10cm (đường may) 3. Tính toán dựng hình thiết kế các chi tiết Mục tiêu: - Tính toán và thiết kế các chi tiết của váy liền áo trên giấy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản. 3.1. Thiết kế thân trước a. Xác định các đường ngang Gấp đôi vải theo chiều dọc, mặt trái ra ngoài, hai mặt phải vải áp vào nhau, phần gấp vải bằng chổ rộng nhất của váy cộng với đường may (đường gấp vải là đường giữa thân trước). Trên đường gập đó ta xác định các đoạn sau - AX dài váy = số đo Dav = 100cm - AB hạ xuôi vai = Rv - 0,5cm = 2,9cm 10 - AC hạ ngực = Vn - 2cm = 19cm 4 - AD hạ eo = số đo De = 37cm
  37. 37 Từ các điểm vừa xác định ta kẻ các đường ngang vuông góc với đường gập đôi. b. Vòng cổ, vai con - AA1 rộng cổ = 1/5Vc + 4 = 10,6cm - AA2 Sâu cổ = 1/5Vc + 4 = 10,6 cm - V ạch cong đều cổ áo từ A1→ A2. - BB1 rộng vai = Rv - 0,3cm = 2 18,7cm - N ối A1’B1 được vai con thân áo c. Vòng nách - CC1 rộng ngực thân trước = Vn + 2cm (CĐTT) = 23cm 4 - B1B2 giảm đầu vai = 2cm - Từ B2 hạ vuông góc xuống đường ngang C có C2. K là trung điểm của B2C2 , I là trung điểm của C1K, I1 là trun g điểm của IC2. - Vạch vòng nách từ B1→ K→ I1→ C1. d. Sườn, gấu - DD1 rộng eo = Rộng ngực CC1 - 1,5cm - Từ C1 hạ vuông góc xuống cắt ngang gấu tại X1. - X1 lấy ra X2 tb = 5cm để tạo độ xòe của váy (váy xòe nhiều thì lấy nhiều). - Vạch sườn váy từ C1→ D1→ X3. - Từ X2 giảm sườn váy lên X3 = 2cm - Vạch làn gấu cong đều từ X → Hình 3.2 – Thân trước X3. e. Chiết eo - Lượng chiết eo thân trước: 3cm - CS = Vn + 0,5cm = 9cm 10 - DS1 = 9cm - Nối SS1 và kéo dài 15cm có điểm S2
  38. 38 3.2. Thiết kế thân sau Gấp mép vải hoặc phần vải để cắt 2 mảnh của thân sau theo canh sợi dọc, mặt trái ra ngoài, phần mép vải đặt ở phía trong người cắt. a. Sang dấu các đường ngang Sang dấu tất cả các đường ngang của thân trước sang phần vải để cắt thân sau gồm: - A4X4 dài áo váy = 110cm - A4C3 hạ nách = Vn = 21cm 4 - A4D2 hạ eo = số đo De = 37cm Hình 3.3 – Thân sau b. Vòng cổ, vai con Vc - A4A5 rộng cổ = + 4 = 10,6 cm 5
  39. 39 - A5A6 cao đầu cổ = 2 cm - Vạch cong đều vòng cổ từ A4 → A6 Rv - A4B3 hạ xuôi vai = 2cm = 1,8cm 10 Rv - B3B4 rộng vai = = 19cm 2 - Nối A6B4 được vai con thân áo. c. Vòng nách Vn - C3C4 rộng ngực = + 1cm (CĐTS) = 22cm 4 - Từ B4 giảm đầu vai vào B5 = 1,5cm, hạ vuông góc xuống cắt đường ngang nách tại C5. K1 là trung điểm của B5C5, I2 là trung điểm của C4K1, I2I3 = 1/3 I2C5. - Vạch vòng nách từ B4→ K1→ I3→ C4. d. Sườn, gấu - D2D3 rộng eo = C3C4 – 1,5cm - Vạch đường sườn từ C4→ D3→ X7 tương tự như thân trước. - Vạch làn gấu cong đều từ X4 → X7 tương tự như thân trước e. Chiết eo - S5 là điểm giữa của C3C4. Từ S5 kẻ đường gữa chiết song song với đường sống lưng, cắt ngang eo tại S9 và kéo dài thêm 18cm có điểm S6. Từ S9 lấy ra hai bên S9S7 = S9S8 = 1cm. - Vẽ chiết : nối S5S7S6 và S5S8S6. 3.3. Các chi tiết khác * Sợi viền cổ áo, nách áo: - Viền gấp mép: cắt nẹp viền dựa theo vòng cổ, vòng nách của thân áo, bề rộng khoảng 3 đến 4cm. - Viền bọc mép: cắt thiên vải rộng 2,5 đến 3cm. 4. Cắt các chi tiết Mục tiêu: - Cắt đầy đủ các chi tiết váy xoè chữ A đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. a. Gia đường may * Thân trước - Sườn thân, vai con: 1,5cm - Vòng cổ, vòng nách: + Viền gấp mép: 0,7cm
  40. 40 + Viền bọc mép: Cắt đúng nét vẽ (không gia đường may) - Gấu váy: 2 đến 3cm * Thân sau - Sườn thân, vai con: 1,5cm - Vòng cổ, vòng nách: + Viền gấp mép: 0,7cm + Viền bọc mép: Cắt đúng nét vẽ (không gia đường may) - Gấu váy: như thân trước - Đường cắt giữa thân sau: 1,5 đến 2cm b. Cắt các chi tiết T Tên chi tiết Số Canh sợi Loại nguyên liệu
  41. 41 T lượng Vải Vải lót Dựng Mex chính 1 Thân trước 1 Dọc x 2 Thân sau 1 Dọc x 3 Viền cổ áo 1 Thiên x 4 Viền nách áo 2 Thiên x c. Các sai hỏng và biện pháp khắc phục Các sai hỏng Biện pháp khắc phục 1. Các sai hỏng do thiết kế - Không cộng cử động - Cộng thêm phần cử động - Không chừa gấu váy - Chừa gấu váy - Không chừa đường may - Chừa đường may - Không vẽ chiết - Vẽ thêm chiết - Tính toán sai - Tính toán chính xác. - Chi tiết bị ngược chiều hoa văn - Vẽ đúng chiều hoa văn - Vẽ bị sai canh sợi - Xác định lđúng chiều canh sợi 2. Các sai hỏng do cắt - Bấm phạm vào chi tiết. - Cắt lại chi tiết khác - Cắt ngược chiều hoa văn - Thay chi tiết cùng chiều. - Cắt sai canh sợi - Thay chi tiết cho đúng canh sợi. BÀI TẬP
  42. 42 1. Thiết kế thân trước, thân sau váy liền áo (h.3.1) trên giấy bìa tỷ lệ 1:1. Số đo mẫu: Dav: 95, De: 35, Rv: 34, Vc : 32, Vn: 82. 2. Thiết kế thân trước, thân sau váy liền cổ tim, sát nách, khóa giọt lệ sau lưng (h.3.4) trên giấy bìa tỷ lệ 1:1. Số đo mẫu: Dav:92, De: 36, Rv: 38, Vc: 33,Vn: 84,Ve:64, Vm:88. Hình 3.4 GHI NHỚ - Công thức thiết kế váy liền áo.
  43. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình thiết kế quần áo, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Cao Bích Thuỷ, Lê Hải (2008), Giáo trình thiết kế quần âu, sơmi, váy, đầm liền thân, veston, áo dài, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.