Giáo trình Trí tuệ nhân tạo - Chương 1: Biểu diễn bài toán trong không gian trạng thái - Trường Đại học Huế
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Trí tuệ nhân tạo - Chương 1: Biểu diễn bài toán trong không gian trạng thái - Trường Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_tri_tue_nhan_tao_chuong_1_bieu_dien_bai_toan_tron.doc
Nội dung text: Giáo trình Trí tuệ nhân tạo - Chương 1: Biểu diễn bài toán trong không gian trạng thái - Trường Đại học Huế
- Chương 1 BIỂU DIỄN BÀI TOÁN TRONG KHÔNG GIAN TRẠNG THÁI 1. Đặt vấn đề. Khi giải quyết bài toán bằng phương pháp tìm kiếm, trước hết ta phải xác định không gian tìm kiếm bao gồm tất cả các đối tượng trên đó thực hiện việc tìm kiếm. Một phương pháp biểu diễn vấn đề phù hợp là sử dụng các khái niệm trạng thái (state) và toán tử (operator). Phương pháp giải quyết vấn đề dựa trên khái niệm trạng thái và toán tử được gọi là cách tiếp cận giải quyết vấn đề nhờ không gian trạng thái. 2. Mô tả trạng thái Giải bài toán trong không gian trạng thái, trước hết phải xác định dạng mô tả trạng thái bài toán sao cho bài toán trở nên đơn giản hơn, phù hợp bản chất vật lý của bài toán (Có thể sử dụng các xâu ký hiệu, véctơ, mảng hai chiều, cây, danh sách). Mỗi trạng thái chính là mỗi hình trạng của bài toán, các tình trạng ban đầu và tình trạng cuối của bài toán gọi là trạng thái đầu và trạng thái cuối. Ví dụ 1. Bài toán đong nước Cho 2 bình có dung tích lần lượt là m và n (lit). Với nguồn nước không hạn chế, dùng 2 bình trên để đong k lit nước. Không mất tính tổng quát có thể giả thiết k <= min(m,n). Tại mỗi thời điểm xác định, lượng nước hiện có trong mỗi bình phản ánh bản chất hình trạng của bài toán ở thời điểm đó. - Gọi x là lượng nước hiện có trong bình dung tích m và y là lượng nước hiện có trong bình dung tích n. Như vậy bộ có thứ tự (x,y) có thể xem là trạng thái của bài toán. Với cách mô tả như vậy, các trạng thái đặc biệt của bài toán sẽ là: - Trạng thái đầu: (0,0) - Trạng thái cuối: (x,k) hoặc (k,y), 0 x m , 0 y n 12
- Ví dụ 2. Bài toán trò chơi 8 số Trong bảng ô vuông 3 hàng, 3 cột , mỗi ô chứa một số nằm trong phạm vi từ 1 đến 8 sao cho không có 2 ô có cùng giá trị, có một ô trong bảng bị trống (không chứa giá trị nào cả. Xuất phát từ một sắp xếp nào đó các số trong bảng, hãy dịch chuyển ô trống sang phải, sang trái, lên trên hoặc xuống dưới (nếu có thể được) để đưa về bảng ban đầu về bảng qui ước trước. Chẳng hạn Hình 1. dưới đây là bảng xuất phát và Hình 2. là bảng mà ta phải thực hiện các bước di chuyển ô trống để đạt được. 2 8 3 1 6 4 7 5 Hình 1. 1 2 3 8 4 7 6 5 Hình 2. Giá trị các phần tử trong bảng xác định trạng thái bài toán. Vì vậy có thể mô tả trạng thái của bài toán bằng một ma trận A 3*3= (aij) , aij {0 8}, aij akl, i l - Trạng thái đầu của bài toán là ma trận 2 8 3 1 6 4 7 0 5 - Trạng thái cuối là ma trận 1 2 3 8 0 4 7 6 5 Có thể phát biểu dạng tổng quát của bài toán này (Trò chơi n2-1 số) 13
- Ví dụ 3. Bài toán tháp Hà Nội Cho ba cọc 1, 2, 3. Ở cọc 1 ban đầu có n đĩa sắp xếp theo thứ tự to dần từ dưới lên trên. Hãy dịch chuyển n đĩa đó sang cọc thứ 3 sao cho: - Mỗi lần chỉ chuyển một đĩa. - Trong mỗi cọc không cho phép đĩa to nằm trên đĩa nhỏ hơn. Bài toán xác định khi biết được từng đĩa đang nằm ở cọc nào. Hay nói cách khác, có hai cách xác định: 1- Cọc 1 hiện đang chứa những đĩa nào? Cọc 2 hiện đang chứa những đĩa nào? Và cọc 3 đang chứa những đĩa nào. 2- Đĩa lớn thứ i hiện đang nàm ở cọc nào? ( i = 1 n ) Như vậy cách mô tả trạng thái bài toán không duy nhất, vấn đề là chọn cách mô tả nào để đạt được mục đích dễ dàng nhất. Theo trên, với cách thứ nhất ta phải dùng 3 danh sách động vì số đĩa trên mỗi cọc là khác nhau trong từng thời điểm khác nhau. Cách thứ hai, nhìn qua thì khó mô tả nhưng dựa vào khái niệm về bộ có thứ tự trong toán học, cách này mô tả bài toán hiệu quả hơn. Thật vậy, nếu gọi x i là cọc chứa đĩa lớn thứ i, trong đó xi {1, 2, 3}, i {1 n}. Khi đó bộ có thứ tự (x1, x2, . . ,xn) có thể dùng làm dạng mô tả trạng thái đang xét của bài toán. Với cách mô tả này, Trạng thái đầu là (1,1,. . .,1) Trạng thái cuối là (3,3,. . .,3) 3. Toán tử chuyển trạng thái. Toán tử chuyển trạng thái thực chất là các phép biến đổi đưa từ trạng thái này sang trạng thái khác. Có hai cách dùng để biểu diễn các toán tử: - Biểu diễn như một hàm xác định trên tập các trạng thái và nhận giá trị cũng trong tập này. - Biểu diễn dưới dạng các quy tắc sản xuất S? A có nghĩa là nếu có trạng thái S thì có thể đưa đến trạng thái A. 14
- Ví dụ 1. Bài toán đong nước Các thao tác sử dụng để chuyển trạng thái này sang trạng thái khác gồm: Đổ đầy một bình, đổ hết nước trong một bình ra ngoài, đổ nước từ bình này sang bình khác. Như vậy, nếu trạng thái đang xét là (x,y) thì các trạng thái kế tiếp có thể chuyển đến sẽ là: (m,y) (x,n) (0,y) (x,0) (x,y) (0, x+ y) nếu x+y n (x+ y,0) nếu x+y m Ví dụ 2. Trò chơi 8 số Các thao tác để chuyển trạng thái tương ứng với việc chuyển ô trống sang phải, sang trái, lên, xuống nếu có thể được. - Biểu diễn theo quy tắc sản xuất: 1 3 2 5 4 1 3 4 8 7 6 1 3 4 2 5 2 5 8 7 6 8 7 6 1 3 4 2 5 6 8 7 - Biểu diễn theo một hàm Gọi hàm fu là hàm biểu diễn cho toán tử chuyển ô trống lên trên; gọi B (B= (bij)) là trạng thái sau khi di chuyển ô trống ở trạng thái A (A= (a ij)) lên trên, nghĩa là: B= fu(A), giả sử ô trống đang ở vị trí (i 0, j0) (hay nói cách khác ai0 j0 = 0) thì hàm f được xác định như sau: 15
- aij (i, j) nếu i 0 = 1 fu(aij) = aij nếu (i, j) (i0-1, j0) và (i, j) (i0, j0) và i0 >1 ai0-1, j0 nếu (i, j) = (i0, j0), i0 >1 ai0, j0 nếu (i, j) = (i0-1, j0), i0 >1 Tương tự, có thể xác định các phép chuyển ô trống xuống dưới fd, qua trái fl, qua phải fr như sau: aij (i, j) nếu i 0 = 3 fd(aij) = aij nếu (i, j) (i0+1, j0) và (i, j) (i0, j0) và i0 1 ai0-1, j0 nếu (i, j) = (i0, j0), j0 > 1 ai0, j0 nếu (i, j) = (i0, j0-1), j0 > 1 aij (i, j) nếu j 0 = 3 fr(aij) = aij nếu (i, j) (i0, j0+1) và (i, j) (i0, j0) và j0 < 3 ai0-1, j0 nếu (i, j) = (i0, j0), j0 < 3 ai0, j0 nếu (i, j) = (i0, j0+1), j0 < 3 Ví dụ 3. Bài toán Tháp Hà Nội với n=3. Mỗi trạng thái là một bộ ba (i, j, k). Có các trường hợp như sau: - Ba đĩa cùng nằm trên một cọc: (i, i, i) - Hai đĩa cùng nằm trên một cọc: (i, i, j), (i, j, i), (j, i, i) - Ba đĩa nằm trên ba cọc phân biệt: (i, j, k) 16
- (i, i, i) (i, i, j) (i, i, k) (i, i, j) (i, i, k) (i, k, j) (i, i, i) (i, j, i) (i, j, k) (i, j, j) (i, k, i) (j, i, i) (j, i, j) (j, i, k) (k, i, i) (i, j, k) (i, i, k) (i, j, j) (i, j, i) 4. Không gian trạng thái của bài toán. Kkhông gian trạng thái là tập tất cả các trạng thái có thể có và tập các toán tử của bài toán. Không gian trạng thái là một bộ bốn, Ký hiệu: K= (T, S, G, F). Trong đó, T: tập tất cả các trạng thái có thể có của bài toán S: trạng thái đầu G: tập các trạng thái đích F: tập các toán tử Ví dụ 1. Không gian trạng thái của bài toán đong nước là bộ bốn T, S, G, F xác đinh như sau: T = { (x,y) / 0 <= x <= m; 0 <= y <= n } S = (0,0) G = { (x,k) hoặc (k,y) / 0 <= x <= m; 0 <= y <= n} F = Tập các thao tác đong đầy, đổ ra hoặc đổ sang bình khác thực hiện trên một bình. 17
- Ví dụ 2. Không gian trạng thái của bài toán Tháp Hà nội với n = 3: T = { (x1, x2, x3)/ xi {1, 2, 3} } S = (1, 1, 1) G = {(3, 3, 3)} F = Tập các khả năng có thể chuyển đĩa đã xác định trong phần trước. Ví dụ 3. Không gian trạng thái của bài toán trò chơi 8 số: T = { (aij)3x3 / 0 akl với i l} S = Ma trận xuất phát của bài toán, G = Ma trận cuối cùng của bài toán (các số nằm theo vị trí yêu cầu) F = {fl, fr, fu, fd} Tìm kiếm lời giải trong không gian trạng thái là quá trình tìm kiếm xuất phát từ trạng thái ban đầu, dựa vào toán tử chuyển trạng thái để xác định các trạng thái tiếp theo cho đến khi gặp được trạng thái đích. 5. Biểu diễn không gian trạng thái dưới dạng đồ thị 5.1. Các khái niệm Đồ thị G = (V,E) trong đó V:tập đỉnh, E: tập cung (EV*V) Chú ý - G là đồ thị vô hướng thì (i, j) là một cạnh cũng như là (j, i) (tức là:(i, j) E thì (j,i) E) - Nếu G là đồ thị có hướng thì cung (i, j) hoàn toàn khác với cung (j, i). Ví dụ xét dồ thị vô hướng G1 và đồ thị có hướng G2 1 1 2 4 2 4 3 3 G1 G2 Tập đỉnh kề: n V, T(n)={m V/ (n,m) E}được gọi là tập các đỉnh kề của n 18
- Đường đi: p = (n1, ,nk) được gọi là đường đi từ đỉnh n1 nk nếu ni V, i=1,k ; (ni, ni+1) E i=1, k -1 Cây là đồ thị có đỉnh gốc n0 V thoả: Một đồ thị G=(V, E) gọi là cây nếu tồn tại một đỉnh n 0 V có những tính chất sau: -n V, n T(n 0), trong đó T(n0): tập các đỉnh thuộc dòng dõi của n 0 (n0 là tổ tiên của n) -n V, m V sao cho n T(m); m được gọi là cha của n. 5.2. Biểu diễn không gian trạng thái bằng đồ thị Theo ngôn ngữ đồ thị, không gian trạng thái tương ứng với một đồ thị định hướng trong đó: Các trạng thái tương ứng với các đỉnh trong đồ thị, nếu tồn tại toán tử chuyển trạng thái thì có cung (s, t) Để thấy rõ mối tương quan, ta có bảng sau KGTT Đồ thị Trạng thái Đỉnh Toán tử Cung Dãy các trạng thái liên tiếp Đường đi 5.3. Biểu diễn đồ thị Cho đồ thị G = (V,E) , giả sử V={1, 2, ,n}. Có hai cách thường dùng để biểu diễn đồ thị G lưu trữ trong máy tính. i) Biểu diễn bằng ma trận kề Đồ thị G được biểu diễn bởi ma trận kề A=(a ij)nxn, với n là số đỉnh của đồ thị, trong đó: aij= 1 nếu (i, j) E 0 trong trường hợp ngược lại 19
- Nếu G là đồ thị vô hướng thì ma trận kề A là ma trận đối xứng. Ví dụ Với đồ thị vô hướng G1 và đồ thị có hướng G2 ở trên ta có các ma trận kề sau: 0 1 1 1 0 1 0 1 G :G : 1 1 0 1 1 2 1 0 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 ii) Biểu diễn bằng danh sách kề. Với mỗi đỉnh i của đồ thị, ta có một danh sách tất cả các đỉnh kề với i, ta ký hiệu là List(i). Để thể hiện List(i) ta có thể dùng mảng, kiểu tập hợp hay kiểu con trỏ. Ví dụ với đồ thị G1, ta có List(1)= [2, 3, 4] Ví dụ 1. Bài toán đong nước m=3, n=2, k=1 (0,0) (3,0) (0,2) (1,2) (3,2) (2,0) (1,0) (0,1) (2,2) (3,1) Ví dụ 2. Tháp Hà Nội với n = 3 (111) (112) (113) (132) (123) (133) (131) (121) (122) (233) (322) (231) (232) (323) (321) (221) (212) (313) (331) (222) (223) (213) (211) (311) (312) (332) (333) 20
- 6. BÀI TẬP Xây dựng không gian trạng thái đối với các bài toán sau: 6.1. Cho n thành phố đánh số từ 1 đến n. Giao thông đường bộ giữa hai thành phố i và j được cho bởi giá trị aij như sau: aij = -1 có nghĩa là không có đường bộ đi từ thành phố i sang thành phố j và a ij = 1 nếu có đường đi trực tiếp từ thành phố i sang thành phố j. Tìm đường đi từ thành phố i0 sang thành phố j0. 6.2. Cho k và n là 2 số nguyên dương. Có 2 k viên sỏi, được phân bố trong n đống, đống thứ nhất có a 1 viên, đống thứ 2 có a2 viên, , đống thứ n có an viên k và tất nhiên a1+ a2 + + an = 2 . Người ta cần san sẻ lượng sỏi từ các đống để dồn sỏi trở về 1 đống. Quy tắc san sỏi như sau: mỗi lần san áp dụng cho 2 đống sỏi, giả sử 1 đống có a viên và đống kia có b viên (không giảm tổng quát, có thể giả thiết a b) thì san sỏi từ đống có a viên sang đống có b viên để thành một đống có a-b viên và đống kia 2*b viên. Hướng dẫn: Trạng thái của bài toán phải xác định được số sỏi hiện có trong mỗi đống. 6.3. Một dãy các số nguyên dương a1, a2, , an được gọi là hợp lý nếu thoả mãn hai điều kiện: - an là số nguyên tố. - ai+1 = ai +1 hoặc 2*ai Cho trước số a1, hãy tìm dãy hợp lý a1, a2, , an. 6.4 Bài toán người đưa hàng. Người đưa hàng cần phải xác định được hành trình ngắn nhất sao cho mỗi thành phố đi đến đúng một lần và quay trở lại thành phố xuất phát. Giả sử thành phố xuất phát là thành phố 1, có tất cả n thành phố đánh số từ 1 đến n. 21
- Hướng dẫn: - Mỗi trạng thái cho bởi danh sách các thành phố đã đi qua cho đến thời điểm hiện tại, trong đó không cho phép một thành phố nào được xuất hiện nhiều hơn một lần trừ thành phố 1 sau khi đã liệt kê tất cả các thành phố còn lại. - Các toán tử tương ứng với các hành động 1- đi tới thành phố 1 2- đi tới thành phố 2 3- đi tới thành phố 3. . . . 6.5. Bài toán phân tích cú pháp. Văn phạm G là bộ bốn G = (N, T, P, S), N là tập ký hiệu không kết thúc, T là tập ký hiệu kết thúc, S N là ký hiệu đầu và P là tập sản xuất có dạng , ở đây , (NUT). Ngôn ngữ sinh ra bởi văn phạm G được định nghĩa bởi:\ L(G) = { T | S }, S có nghĩa là 1, , n (NUT) sao cho i i+1, 1 = S và n = . Bài toán phân tích cú pháp được phát biểu : ch trước văn phạm G với xâu T đã cho hãy xác định xem L(G) hay không ? 22