Giáo trình Xuất bản web lên Internet - Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội

pdf 50 trang Gia Huy 16/05/2022 3111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xuất bản web lên Internet - Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xuat_ban_web_len_internet_truong_cao_dang_co_dien.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xuất bản web lên Internet - Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: XUẤT BẢN WEB LÊN INTERNET NGÀNH/NGHỀ: THIẾT KẾ TRANG WEB (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày .tháng .năm của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) Hà Nội, năm
  2. BÀI 1: LẬP KẾ HOẠCH XUẤT BẢN WEBSITE 1. Xây dựng website 1.1. Thiết kế giao diện - Giao diện là bộ mặt của một website, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị thương hiệu. - Giao diện website cần được thiết kế một cách thông minh và thu hút để khiến khách ghé thăm ấn tượng và ghi nhớ trong đầu, tạo mối liên hệ giữa giao diện website và thương hiệu của bạn. Hơn nữa, giao diện website bắt mắt và thông minh có thể tạo ấn tượng lôi kéo khách ghé thăm và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho bạn. - Thiết kế giao diện website có hai hướng như sau: + Một là thiết kế dựa trên những mẫu website có sẵn tùy theo thể loại trang (còn gọi là template) + Hai là tự xây dựng giao diện website và phong cách riêng. + Cách thứ nhất phổ biến hơn và tất nhiên là cũng tiết kiệm hơn rất nhiều. Đánh đổi lại chính là việc giao diện website của bạn có nguy cơ bị “rập khuôn”, trùng lặp trong thiết kế với nhiều thương hiệu khác. + Ngược lại, cách thứ hai tốn của bạn nhiều chi phí và thời gian hơn, nhưng sẽ đảm bảo một thiết kế website duy nhất, thể hiện được nét thương hiệu riêng của doanh nghiệp trong thị trường trực tuyến vốn đã rất nhiều đối thủ cạnh tranh. - Các tính năng cơ bản của một website không nhiều và thường được thiết kế theo các module. Các lập trình viên có thể sử dụng những module này để nhanh chóng tạo ra hoặc thêm các tính năng cơ bản cho trang web của bạn một cách nhanh chóng. Một số module cơ bản có thể kể đến như: module trang chủ, landing page, trang tin tức, form (biểu mẫu) hỗ trợ, trang tuyển dụng, trang “Về chúng tôi”, thanh menu hoặc thanh tìm kiếm, v.v Việc áp dụng các module cơ bản này thường không mất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là khi bạn sử dụng những giao diện mẫu có sẵn. - Bên cạnh các tính năng cơ bạn, một số loại website sẽ cần phải có những tính năng cao cấp và không phổ biến ở các trang web bình thường. - Đây là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi phí thiết kế website như mua hàng và thanh toán online, booking đặt dịch vụ, live-chat, gợi ý nội dung cá nhân hóa, vô số tính năng nâng cao khác có thể được thêm vào tùy theo mục đích sử
  3. dụng của doanh nghiệp hoặc yêu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình phát triển trang web. Điều này lý giải vì sao có những trang web giá chỉ chục triệu đồng, nhưng cũng có những trang web giá tới trăm triệu đồng. 2. Chiến lược phát triển website - Là điều rất quan trọng, nhất là đối với một Website. Tùy vào đặc thù của lĩnh vực mà thiết kế Website và cách thức quản lý Website . Mục đích của chiến lược phát triển website? - Nếu bạn có một chiến lược phát triển website tốt thì đứa con của chúng ta sẽ có được một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài. - Muốn có được điều đó thì chúng ta phải có được sự hợp lý và cân bằng của nhiều yếu tố. - Bạn nên chọn lọc thêm cái gì và bỏ bớt những cái gì, nghĩa là bạn nên biết mình nên ưu tiên cho những vấn đề gì và hạn chế các lỗi nào để trang web của mình ngày càng thu hút hơn. 2.1. Nội dung (Content) - Trước khi bạn thành lập một website bạn có thể soạn thảo cho mình cách nội dung thật hay liên quan đến ngành nghề dịch vụ cái giá trị mà bạn đang muốn nói đến. Nó thể hiện cái nội dung cốt lõi mà bạn muốn khách hàng hiểu rõ hơn về công ty bạn. Bạn có tạo ra một website nó đẹp đến đâu, khi nhìn thoáng qua có vẻ rất thu hút nhưng khi người dùng ghé thăm, bỏ thời gian vào trang của chúng ta nhưng không tìm được bất cứ điều gì họ cần thì liệu chúng ta có giữ chân được họ hay không? Nội dung của một trang web là một phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển website. Chỉ khi nào chúng ta đáp ứng được yêu cầu người dùng, cung cấp các thông tin thật sự bổ ích khi ấy khách hàng sẽ không bao giờ rời bỏ chúng ta. 2.2. Giao diện - Nếu như chúng ta đã có được phần nội dung hoàn hảo nhưng cách thể của chúng ta lại quá phức tạp, người dùng phải mất rất lâu mới tìm kiếm được những thông tin họ mong muốn thì việc họ tìm đến các website khác cũng sẽ là điều dễ hiểu. Bạn cần làm sao để các thông tin của chúng ta được thể hiện một cách trực quan, dễ tiếp cận, ít nhất cũng phải thân thiện và hấp dẫn người dùng.
  4. 2.3. SEO (Search Engine Optimization) - Sau hai bước trên, nghĩa là sau khi có được một nền tảng nội dung tốt và giao diện thân thiện thì điều tiếp theo mà chúng ta nên quan tâm đó là làm sao để nhiều người biết đến ngôi nhà của mình. Dịch vụ seo sẽ giúp chúng ta có được điều đó. Khi SEO tốt các bạn sẽ có được một nguồn traffic dồi dào, đây là con đường khá tốt và ổn định để người dùng biết và tìm đến chúng ta. - Mọi người thường ngần ngại khi phải bỏ ra chi phí để quảng bá thương hiệu của mình, thay vào đó họ sẽ tìm các thủ thuật để đưa website của chúng ta đến gần với người dùng. Nhưng chúng ta đã quên rằng ngày nay các công cụ tìm kiếm đã tích hợp các thuật toán để phân tích và hạn chế các thủ thuật đó của chúng ta. Việc sử dụng dịch vụ SEO là cần thiết để có được hiệu quả cao với chi phí hấp dẫn và được các công cụ tìm kiếm thừa nhận. - Hãy nhớ rằng thực hiện tốt hai bước trên trước khi thực hiện bước này nhé. Nó cũng giống như việc bạn tạo nền móng cho một ngôi nhà tiếp theo xây dựng nó và
  5. sau cùng mới trang trí cho nó vậy. Đảo lộn thứ tự mọi thứ ta sẽ không có được hiệu quả cao.
  6. BÀI 2: ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN VÀ HOSTING 1. Đăng ký tên miền 1.1. Khái niện về Domain và DNS Server - Domain: định danh của website trên Internet - Domain thực chất là địa chỉ IP được biến đổi thông qua DNS VD: 203.133.35.15 - www.codienhanoi.edu.vn - DNS Server: là server có nhiệm vụ ánh xạ địa chỉ IP thành domainvà ngược lại - Máy tính lưu nội dung website sẽ có địa chỉ IP để máy tính khác truy cập vào. Do địa chỉ IP khó nhớ nên người ta chuyển nó thành domain bằng cách sử dụng DNS - Minh họa về domain, DNS và web hosting
  7. 1.2. Phân Cấp Domain  Gồm hai cấp chính: cấp cao nhất và thứ cấp – Domain cấp cao nhất (Top-level Domain): bao gồm các mã quốc gia: + VN : Việt Nam + US : Mỹ - Hoặc một số lĩnh vực dùng chung như: + COM: thương mại (COMmerial) + NET: mạng lưới (NETwork) + ORG: các tổ chức (ORGnizations) + INFO: thông tin (INFOmation) + EDU: giáo dục (EDUcation) - Domain thứ cấp (không bắt buộc phải có): là tất cả những domain còn lại mà phải phụ thuộc vào domain cấp cao nhất. Để đăng ký domain thứ cấp thông thường phải liên hệ trực tiếp với người quản lý domain cấp cao nhất. 1.3. Web hosting - Hai loại hình web hosting thường dùng nhất: + Windows hosting: dựa vào nền tảng hệ điều hành Windows của Microsoft + Linux hosting: dựa vào nền tảng hệ điều hành Linux + Tùy theo nhà cung cấp mà chất lượng web hosting khác nhau : - Web hosting thường đặt trên máy chủ (server): + Nếu truy cập Internet thông thường qua các nhà cung cấp Internet(ISP) thì địa chỉ IP của máy chúng ta luôn bị thay đổi => Máy khác thể truy cập dữ liệu của máy chúng ta qua Internet được + Nếu đặt nội dung website trên máy chủ chuyên dụng thì địa chỉ IP của máy đó là cố định khác không thể truy cập dữ liệu của máy chúng ta qua Internet.
  8. - Một số hosting Linux hay sử dụng nhất + cPanel: đây là phần mềm mà các hosting Linux hay sử dụng nhất. Ngoài ra còn các phần mềm khác như: Webmin, Hosting Controller, DirectAdmin + Để một website hoạt động trên mạng thì cần có domain & hosting Với người dùng cá nhân thông thường, muốn có domain & hosting thì cần giao dịch với nhà cung cấp + Domain & hosting đều có 2 loại : mất phí và miễn phí. Các domain & hosting miễn phí thường hay đi kèm quảng cáo cùng rất nhiều hạn chế, chỉ nên sử dụng với mục đích cá nhân + Với hosting tính phí, các nhà cung cấp đưa ra nhiều sự lựa chọn tùy theo nhu cầu của người dùng : + Shared hosting : người dùng được cấp hosting từ bên cung cấp để sử dụng + Virtual Private Server : người dùng thuê một máy chủ ảo và được toàn quyền quản trị host trong đó + Dedicated server : người dùng thuê một máy chủ thật và được toàn quyền tạo máy chủ ảo cũng như quản trị host trong đó. + Reseller : người dùng trở thành một đại lý cung cấp dịch vụ Shared hosting hoặc VPS cho người khác.
  9. 1.4. Đăng ký domain & shared hosting Bước đầu của người quản trị domain & hosting là đăng ký domain & hosting với nhà cung cấp Sau đó nhà cung cấp sẽ gửi lại email thông tin về domain & hosting đã đăng ký
  10. 1.4.1. Cấu hình domain Để một website hoạt động với domain đã chọn thì cần phải trỏ IP của domain về IP của hosting Trong phần này có các nội dung: Khái niệm về record của DNS - Record là bản ghi trong database của DNS server trong đó ánh xạ một domain (hoặc subdomain) với một địa chỉ IP - Một số loại record thường dùng: + Record A (Address): chỉ cho DNS server biết website của bạn đang ở đâu + Record Cname (Canonical Name): thông báo cho DNS server biết tên domain của bạn + Record MX (Mail Exchange): chỉ cho mail server biết tên domain của bạn + Record NS (Name Server): cho biết tên server của hệ thống DNS Để trỏ domain chứa website cần thiết lập hai record như sau: Record A: + Host record: điền @ + Record type: chọn A + Address: điền địa chỉ IP nơi chứa website của bạn Record Cname: + Host record: điền www + Record type: chọn Cname + Address: điền tên domain của bạn - Để trỏ subdomain (domain con trỏ tới các trang con của website) cần thiết lập record A như sau: + Host record: điền tên subdomain + Record type: chọn A + Address: điền địa chỉ IP nơi chứa website ứng với subdomain của bạn
  11. Để trỏ IP mail thì cần thiết lập hai record như sau: Record A: + Host record: điền mail + Record type: chọn A + Address: điền địa chỉ IP của hosting chứa email của bạn Record MX: + Host record: @ + Record type: chọn MX + Address: điền mail. .com + Priority: độ ưu tiên cho các server trong trường hợp bạn có nhiều + mail server, chỉ số càng nhỏ thì độ ưu tiên càng cao 2. Đăng ký hosting Để có thể thực hiện cách đăng ký host bạn chỉ cần thực hiện một vài bước cơ bản sau đây: Bước 1: Tiến hành đăng ký host free tại một nhà cung cấp uy tín mà bạn được giới thiệu. Bước 2: Điền thông tin đầy đủ theo đúng hướng dẫn tạo host . Lưu ý ở mục tên website, hãy nhập tên mà mình muốn đăng ký host free miễn phí Bước 3: Sau đó vào email để xác nhận đăng ký Bước 4: Nhấn vào Manage Website để có thể quản lý website của mình. Người dùng có thể đăng ký thêm một hosting miễn phí nữa bằng cách nhấn vào dấu (+) mà không cần thiết phải tạo một tài khoản mới nữa.
  12. BÀI 3: QUẢN TRỊ HOSTING 1. Sử dụng phần mềm upload 1.1. Sử dụng phần mềm FileZilla Upload dữ liệu lên hosting Site Manager trong FileZilla là một cách tốt nhất để bạn quản lý các kết nối FTP, bạn không nên dùng Quick Connect vì bạn sẽ không xác lập được mọi thông số cần thiết. Hơn nữa, khi bạn nhập một tài khoản vào Site Manager, nó sẽ được lưu ở đó để bạn sử dụng những lần sau. Bước 1: Mở phần mềm FileZilla Bước 2: Click vào nút Site Manager ở góc trái Bước 3: Click vào “New Site” vào nhập tên tài khoản, bạn có thể dùng ngay tên miền để dễ nhớ
  13. Bước 4: Nhập vào các thông tin kết nối Trong đó: (1) Phương thức kết nối, tại đây ta chọn là FTP (2) Địa chỉ IP của hosting (3) Cổng(Port) kết nối. Mặc định sẽ là port 21 (4) Kiểu mã hóa, tại đây ta nên chọn Only use plain FTP (insecure) (5) Phương thức đăng nhập, tại đây ta chọn Normal để khai báo thông tin username và password (6) Khi báo username để đăng nhập (7) Khai báo mật khẩu cho username (8) Nhấn để tiến hành kết nối Bước 5: Kết nối đến tài khoản FTP vừa tạo bằng cách nhấn vào mũi tên bên cạnh nút Site Manager vừa nãy
  14. FileZilla sẽ thực hiện kết nối và hiển thị danh sách, bên trái là tập tin trên máy bạn, bên phải là trên máy chủ. 2. Upload Website 2.1. Upload dữ liệu lên hosting bằng phần mềm FileZilla Trước tiên, bạn cần một chút thời gian để hiểu tổng quát về FileZilla. Màn hình của nó chia làm nhiều ô, mỗi ô chứa một loại thông tin khác nhau. Hãy phân biệt các thông tin này. Connection status: Khi kết nối, “Connection status” sẽ hiển thị các dòng lệnh FTP ở ô này, có thể nó lạ lẫm đối với bạn, nhưng hầu hết các thông báo quan trọng, các báo lỗi đều nằm ở đây. Local site: Thư mục bạn đang mở trên máy tính của mình, thường thì bạn sẽ di chuyển nó để thư mục chứa mã nguồn của website để chuẩn bị Upload. Remote site: Thư mục đang mở trên máy chủ, bạn đang mở thư mục nào thì khi tải lên các tập tin sẽ nằm trong thư mục đó. Thường thì đối với Windows Cloud
  15. Hosting, bạn sẽ tải website vào thư mục httpdocs, hoặc public_html đối với Linux Cloud Hosting. Local files: Liệt kê các tập tin (máy bạn) có trong thư mục đang ở ô phía trên. Remote files: Liệt kê các tập tin (máy chủ) đang có trong thư mục đang ở ô phía trên. Bây giờ, để Upload hoặc Download, bạn sẽ thao tác như sau: Upload: Bạn dùng chuột, click và kéo rê tập tin/thư mục từ ô bên trái sang ô phải. Download: Bạn dùng chuột, click và kéo rê tập tin/thư mục từ ô bên phải sang ô bên trái. 2.2. Upload trực tiếp trên Hosting. Có nhiều phần mềm quản trị hosting Linux như: + cPanel, DirectAdmin, H-Sphere, Interworx Phần mềm quản trị hosting Linux được toàn thế giới đánh giá cao nhất là cPanel vì nó cung cấp nhiều tính năng hữu ích, độ ổn định cao, giao diện dễ sử dụng + cPanel có giao diện thân thiện cùng với các công cụ tự động giúp đơn giản hóa quá trình quản lý một hosting + cPanel có kiến trúc 3 tầng dành cho ba loại đối tượng :Nhà quản trị server(Administrator) + Người dùng cuối (End-user): người đăng ký dịch vụ hosting thông thường - Tính năng của cPanel là gì? + cPanel hỗ trợ gần như tất cả các tính năng cần thiết cho người quản trị website. Tuỳ vào từng nhà cung cấp, cPanel sẽ có những tính năng khác nhau, tuy nhiên cPanel nào cũng có những tính năng cơ bản sau: + Cài đặt và quản lý ứng dụng: Cài đặt các ứng dụng, các mã nguồn mở phổ biến một cách nhanh chóng như: WordPress, Joomla, Drupal, + Quản lý domain: Thêm, xóa, tạo subdomain, chuyển hướng, + Quản lí file: Thêm, xóa, đổi tên, nén, các tập tin, bảo mật cho thư mục, backup, tạo và quản lý tài khoản FTP,
  16. + Quản lí mail: Quản lý các tài khoản, tạo, xáo trộn các tạo khoản POP3; thay đổi mật khẩu, định mức tài nguyên sử dụng; quản lí hệ thống trả lời tự động, bộ lọc, danh sách từ chối. + Quản lí cơ sở dữ liệu database: Hỗ trợ khởi tạo và quản lý database MySQL, PostgreSQL. Hỗ trợ tích hợp với phpMyAdmin + Bảo mật: Quản lý các chứng chỉ SSL/TLS, quản lý whitelist/backlist truy cập, quản lý truy cập SSH tới server. + Thống kê và logs 2.2.1 Upload và Cấu hình trực tiếp trên hosting - Đăng nhập cPanel Để đăng nhập vào tài khoản cPanel (quyền user) các bạn đăng nhập theo đường dẫn dạng hoặc Ví dụ: hoặc Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng chính tên miền của bạn để đăng nhập vào cPanel (với điều kiện, tên miền của bạn đã trỏ về IP Server) Ví dụ hoặc - Tạo Subdomain trên cPanel Thêm domain/subdomain mới với cPanel cPanel cho phép bạn tạo hai loại tên miền: domain và subdomain. Addon Domains là những tên miền hoàn toàn độc lập, ví dụ: tuyensinh.codienhanoi.edu.vn
  17. Subdomain, chúng được thêm vào tên miền của bạn, ví dụ: codienhanoi/tuyensinh Để thêm cả hai loại domain, hãy tìm tùy chọn có liên quan trong mục Domain. Upload và quản lý file với cPanel - Để truy cập, tìm tùy chọn File Manager trong mục File. - Bạn click vào File Manager để chuyển sang một giao diện mới giúp bạn thực hiện. - Đến các vị trí khác nhau bằng cách sử dụng cây thư mục ở bên trái. - Quản lý các tệp riêng lẻ trong giao diện trung tâm. - Thực hiện các tác vụ khác nhau, bao gồm tải lên và chỉnh sửa tệp, trên thanh top bar. Backup website với cPanel
  18. - Để bắt đầu, tìm tùy chọn Back up hoặc Back up Wizard trong mục Files - Tại đây bạn có thể chọn sao lưu toàn bộ hosting bao gồm mã nguồn website, database, cấu hình tên miền addon, alias, subdomain Lưu ý: chỉ sử dụng chức năng sao lưu toàn bộ khi hosting của bạn không bị đầy dung lượng và bạn chắn chắn rằng dung lượng sau khi sao lưu hoàn tất không vượt mức giới hạn, nếu không sẽ lỗi. -Sau khi nhấn vào genarate backup, hệ thống sẽ tự động sao lưu và mất 1 khoản thời gian tùy theo dung lượng lưu trữ trên hosting mà bạn đang sử dụng. Một đường dẫn sẽ hiện ra khi hệ thống đã sao lưu hoàn tất để bạn có thể tải về máy tính cá nhân và lưu trữ.
  19. Trường hợp Hosting của bạn đã đầy dung lượng, hệ thống sẽ không thể sử dụng chức năng sao lưu toàn bộ. Bạn phải sao lưu từng phần của hosting riêng lẻ.
  20. 2. Import cơ sở dữ liệu Bước 1: Lựa chọn Database > Import Bước 2: File to Import > Chỉ định đường dẫn đến data file trên máy cá nhân của bạn.
  21. Bước 3: Tùy theo định dạng file backup cùng với nhu cầu mà bạn tinh chỉnh cấu hình Partial Import / Format / Format-Specific Options > Go. 2. Export Bước 1: Lựa chọn Database > Export – Format : phpMyAdmin hỗ trợ cho bạn khá nhiều định dạng xuất file như : SQL, CSV, XML, CSV for MS Excel – Export Method : phương thức export Quick : chỉ hiển thị các tùy chọn tối thiểu. Custom : hiển thị tất cả các tùy chọn có thể chẳng hạn : Table, File name template, Character set of the file, Compression, Format-specific options. Bước 2: Click Go. Khi backup hoàn tất, chúng ta có thể download file backup về lưu trên máy
  22. 3. Cấu hình tệp tin configuration 3.2. Upload Dữ Liệu và cấu hình tệp tin Website Lên Hosting - Mở trình duyệt Web Đăng nhập hệ thống thống. - Mở trình duyệt Web Đăng nhập vào giao diện quản trị hosting theo đường dẫn - Upload dữ liệu lên Host. + Chọn Bộ quản lý tệp trong bảng điều khiển. Chọn thư mục “public_html” tiến hành upload và giải nén dữ liệu lên Hosting.
  23. - Kiểm tra Thông tin MySQL Database + Tên cơ sở dữ liệu : codien160_honggiang + Tên người dùng: codien160_honggiang1 + Mật khẩu đăng nhập cơ sở dữ liệu: Honggiang1# - Cấu hình tệp tin configuration + Chọn Bộ quản lý tệp trong bảng điều khiển / Public_html / wp-config.php và chọn Edit
  24. Kiểm tra và chạy thử website trên Internet.
  25. BÀI 4: DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE 1. Duy trì website Yếu tố để duy trì website hoạt động? Một website hoạt động cần có yếu tố cơ bản sau: + Tên miền: Hay còn gọi là domain, là địa chỉ của trang web để mọi người truy cập vào, nó cũng giống như địa chỉ công ty bạn. + Hosting: là nơi lưu trữ dữ liệu cho website trên internet, nó cũng giống như nơi bạn đặt trụ sở công ty. + Nội dung các trang web, hoặc cơ sở dữ liệu thông tin: chính là nội dung của website, bao gồm các hình ảnh và bài viết, các file mã lệnh hay còn gọi là mã nguồn – source code. Nói cách khác: một website cũng giống như một công ty, tên miền chính là địa chỉ công ty, hosting chính là nơi bạn đặt trụ sở công ty, và mã nguồn hay source code là các loại vật liệu xây dựng đã được gắn kết để xây dựng nên công ty đó. - Tên miền: Tên miền hay còn gọi là domain, là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng website, thường gắn vơi tên công ty, và nó giống như thương hiệu của công ty bạn trên internet đồng thời cũng là địa chỉ mà mọi người truy cập vào website của bạn. Mỗi tên miền chỉ được cung cấp cho một chủ thể duy nhất theo qui tắt ưu tiên cho người đăng kí trước, vì vậy khi thành lập website bạn cần đăng kí tên miền càng sớm càng tốt.Tên miền sẽ được cấp cho chủ sở hữu trong thời gian chủ sở hữu đăng kí với cơ quan chức năng: ví dụ: 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm . Hết thời gian đó, bạn phải đăng kí lại. - Hosting là gì? Hosting là nơi lưu trữ dữ liệu của website trên internet sau khi thiết kế, nếu không có hosting thì website không thể chạy trên internet.
  26. Thông tin của web được lưu trữ trên một máy tính( máy chủ – server), luôn được kết nối với internet 24/24, Một server có thể lưu trữ nhiều website, nếu server này bị sự cố (ngắt kết nối tại một thời điểm nào đó) thì không ai có thể truy cập vào các website đó. Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp có thể thuê host vơi dung lượng thích hợp. Dung lượng host: là nơi để lưu trữ dữ liệu của website, thường được tính bằng MB Băng thông hay dung lượng đường truyền: Là tổng số MB dữ liệu truyền trong 1 tháng. - Các lưu ý khi lựa chọn hosting: + Tính ổn định cao + Phù hợp với ngôn ngữ lập trình của mã nguồn + Tính năng tích hợp, linh động, dễ dàng chuyển đổi linh hoạt giữa các gói dịch vụ + Dễ sử dụng, bảo mật cao + Hỗ trợ sử dụng từ nhà cung cấp 24/7 - Nội dung các trang web, hoặc cơ sở dữ liệu thông tin Website là nơi cung cấp tất cả các thông tin về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với khách hàng, những gì bạn viết trên đó cũng chính là những thông điệp, những thông tin mà bạn muốn gửi đến khách hàng. Website thường có 2 phần: Mã nguồn(do các chuyên viên thiết kế web viết ra giúp cho web có thể vận hành được và không thể hiện ra bên ngoài) và nội dung bao gồm các hình ảnh, bài viết (do người quản trị web nhập vào – được hiển thị ra bên ngoài cho mọi người xem) 2. Phát triền và quảng bá website: - Phân tích, kiểm chất lượng hiện tại của website. - Chỉnh sửa nội dung, bố cục của website tối ưu nhất với máy tìm kiếm (không ảnh hưởng nhiều đến giao diện). - Chỉnh sửa các mã HTML, các thẻ tiêu đề, từ khóa, giới thiệu của website.
  27. - Xây dựng website thân thiện với các bộ máy tìm kiếm (Search Engine). - Lập trình sác tập tin giới thiệu toàn bộ các thông tin, liên kết của website với máy tìm kiếm. Đăng ký website vào các máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, - Đăng ký website vào các danh bạ website, trang vàng. - Xây dựng liên kết rộng rãi tới website. Chi phí quảng bá website phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Số lượng và tính cạnh tranh của các từ khóa mà bạn yêu cầu. -Yêu cầu của bạn về thứ hạng website trên danh sách kết quả trả về của các bộ máy tìm kiếm như Top 1, Top 3, Top 5, Top 10. -Yêu cầu của bạn muốn quảng bá website trên các bộ máy tìm kiếm, bao gồm: Google, Yahoo, Bing. Bạn có thể chọn một hoặc tất cả các bộ - Nội dung, bố cục của website bạn. 3. Tối ưu hóa Website SEO (Search Engine Optimization): là quá trình tối ưu hóa website để cho nó trở lên thân thiện với các máy các chủ tìm kiếm như Google, Bing, Mục tiêu của SEO là đưa website lên trang 1 Google với các từ khóa (keyword) mong muốn. SEO là một công cụ của Internet Marketing, một nghề đang rất HOT. Ở VN hiện nay đã có hơn 200 công ty dịch vụ SEO và hơn 10.000 người đang làm SEO (gọi là SEOer). Nhu cầu về nhân lực SEO đang ngày càng tăng do các doanh nghiệp hiểu rõ giá trị của công cụ này và đang đầu tư một cách nghiêm túc và bài bản hơn. (Xem thêm bài viết SEO là gì ?) Lợi ích của SEO Trước khi quyết định mua hàng, phần lớn khách hàng đều tìm kiếm trên Google. Thông thường, họ chỉ nhìn vào trang đầu của kết quả tìm kiếm. Do vậy, việc website của bạn nằm trên trang 1 Google giống như việc bạn xuất hiện trước mắt khách hàng khi họ đang có nhu cầu mua hàng.
  28. Có vị trí cao trên bảng xếp hạng Google là vô cùng quan trọng. SEO còn được ví như NAM CHÂM hút khách hàng vào website. Nếu bạn tối ưu website càng tốt thì sức mạnh của nó càng lớn, và sẽ thu hút được nhiều lượng truy cập đều đặn mỗi ngày. Một số lợi ích của SEO mà bạn nên biết: + Có được khách hàng tự động, đều đặn mỗi ngày, ngay cả khi bạn đang ngủ. + Khách hàng tự tìm đến, và bạn không mất phí cho việc marketing sai đối tượng. + Bạn xuất hiện đúng lúc khách hàng đang có nhu cầu, nên cơ hội bán được hàng là rất lớn. Thông thường từ khóa càng dài thì tỷ lệ mua hàng càng cao. + Việc xuất hiện trên trang 1 Google với nhiều từ khóa khác nhau sẽ làm tăng uy tín tên miền, từ đó tăng thương hiệu cho doanh nghiệp. + SEO gần như miễn phí. Chi phí duy nhất bạn phải trả đó là thời gian. + Gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Người làm SEO không cần phải biết về IT. Công việc bạn làm chủ yếu là viết nội dung, và xây dựng liên kết. Tuy nhiên, nếu bạn biết về IT sẽ là một lợi thế. SEO rất dễ học, dễ làm, và cộng đồng SEOer thì rất đông. Nếu bạn thực sự tập trung thì chỉ sau 1 năm đã có thể trở thành SEOer chuyên nghiệp – SEO Master. a. Tìm hiểu về Google Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của các trang web trong trang kết quả tìm kiếm. Nó cũng công khai các hướng dẫn của mình trên trang support.google.com. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một con nhện (spider hay robot) tự động tìm đến trang web của bạn. Google có nhiều máy chủ tìm kiếm đặt ở các quốc gia khác nhau. Bạn ở Việt Nam tìm kiếm nội dung Tiếng Việt thì Google sẽ trả về kết quả từ máy chủ Google.com.vn; Để kiểm tra thứ hạng trang web với người dùng ở Nhật, bạn cần truy cập website Google.com.jp.
  29. Trang kết quả tìm kiếm có tên tiếng anh là SERP (Search Engine Result Page), bao gồm nhiều nội dung được gọi là SNIPPET. Mỗi snippet bao gồm: Title, URL, & Description. Gần đây Google hiện thị kết quả tìm kiếm có thêm: Hình ảnh, Video, Tên tác giả, Review - Khi SEO hoặc thuê công ty làm SEO, bạn thường nghe nói đến thuật ngữ TOP 10, TOP 5, TOP 3. Dịch vụ SEO TOP 10 nghĩa là đưa trang web lên trang 1 Google ở vị trí số 1 đến - 10. TOP 5: vị trí từ 1-5, TOP 3: vị trí từ 1-3. Hiện nay rất ít công ty nhận SEO TOP 1, vì Google thường xuyên hay đổi thứ hạng trang web nên vị trí không ổn định. - Bạn cần lưu ý là Google đang cá nhân hóa kết quả tìm kiếm. Nghĩa là, nhiều người ngồi cùng một địa điểm, gõ cùng một từ khóa sẽ nhận được kết quả khác nhau. Những trang web bạn thường xuyên truy cập sẽ luôn có thứ hạng cao khi bạn tìm kiếm. - Đặc biệt từ khi Google đưa ra mạng xã hội Google+, nếu bạn theo dõi ai đó
  30. thì những trang web mà người đó chia sẻ sẽ luôn có thứ hạng cao khi bạn tìm kiếm. Điều này tương tự với những nội dung bạn đã +1, đã Like hoặc đã chia sẻ lên Mạng xã hội. - Vì lý do này, nếu biết cách kết hợp SEO với các công cụ khác (Email, Social, .) bạn sẽ càng có được nhiều khách hàng hơn, và hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn. b. SEM và PPC là gì ? - SEM (Search Engine Marketing) – Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm: là cách đưa website lên trang kết quả tìm kiếm trên Google. SEM = SEO + PPC. - PPC (Pay Per Click): Xuất hiện trên Google bằng cách trả tiền cho mỗi nhấp chuột. Chi phí mỗi khi ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click). Khi sử dụng PPC, bạn cần quan tâm tới việc tối ưu hóa quảng cáo để có vị trí cao và CPC thấp. Hãy tưởng tượng thay vì 5.000đ/click, bạn tối ưu còn 1.000đ/click, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu ? - Để sử dụng dịch vụ PPC của Google, bạn truy cập vào website: Adwords.Google.com & login bằng tài khoản Gmail. Nếu muốn tự mình
  31. cài đặt và tối ưu quảng cáo, bạn có thể tham gia khóa học Quảng cáo Google Adwords tại iNET – xem thêm Video. c. Quy trình SEO 1 website - Nghiên cứu thị trường và lựa chọn từ khóa + Xác lập mục tiêu kinh doanh: SEO chỉ là công cụ nhằm đạt mục tiêu kinh doanh. + Tìm hiểu thị trường: đang có những xu hướng gì, những cơ hội nào cho bạn ? + Nghiên cứu đối thủ: đang làm gì, SEO từ khóa nào, chiến lược SEO ? + Nghiên cứu từ khóa: Khách hàng tìm kiếm gì trên Google, bạn chọn từ khóa nào . Tối ưu trên website (on-site & on-page) Tối ưu tổng thể website: cấu trúc, sitemap Các yếu tố bên trong từng trang web. Tối ưu bên ngoài website (off-site & off-page) Xây dựng liên kết bên trong website. Các liên kết với thế giới bên ngoài. Social Links – Liên kết từ mạng xã hội. Lưu lượng truy cập vào website. - Đo lường, đánh giá và điều chỉnh + Đo lường hiệu quả kinh doanh, lượng truy cập tăng hay giảm, thứ hạng từ khóa trên Google, xếp hạng alexa, số lượng liên kết, nguồn đặt liên kết, xu hướng từ khóa, đối thủ có các thay đổi gì từ đó bạn sẽ đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp. + Bước đầu tiên là quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của chiến dịch SEO. Quy trình được lặp lại liên tục trong suốt quá trình SEO. Từ khóa có thể thay đổi tùy theo thị trường. Cách làm có thể thay đổi tùy theo mức độ hiệu quả bạn đánh giá. d. Chuẩn bị gì trước khi học SEO - HTML: các nội dung trên Internet được tạo bởi HTML, Google cũng đọc HTML để quyết định thứ hạng trang web. Người làm SEO và Marketing
  32. cần biết cách sử dụng các thẻ HTML cơ bản. - Kiến thức về lĩnh vực: Bạn muốn bài viết thu hút người dùng thì phải hiểu rõ về chủ đề. Càng chuyên sâu bạn càng dễ viết, khách hàng sẽ tin tưởng bạn hơn. - Thường xuyên tìm kiếm Google, sử dụng thành thạo Firefox hoặc Chrome. - Ngoài ra, SEO phải là người chăm chỉ, chịu khó, đầu tư thời gian tìm hiểu và thường xuyên cập nhật thông tin mới cũng như các thay đổi thuật toán của Google.
  33. e. Lập Danh Sách Từ Khóa Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa - Là công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong SEO. - Từ khoá là những cụm từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm / dịch vụ của bạn trên Google. Bước 1: Xác định khách hàng của bạn là Ai ? Bước 2: Liệt kê các từ khóa mà bạn cho rằng khách hàng có thể dùng để tìm kiếm. Bước 3: Kiểm tra số lượng tìm kiếm và mức độ khó để đưa lên trang 1 Google. Để biết số lượng tìm kiếm mỗi từ khóa, bạn sử dụng công cụ Google Keywords Planner Bạn tìm trên Google từ khóa [ Keyword Planner ] và bấm vào kết quả tìm kiếm tự nhiên đầu tiên. Bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google và điền thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ Adwords.
  34. Nhập danh sách từ khóa mà bạn đã liệt kê trong bước 1. Vị trí: Việt Nam, Ngôn ngữ: Tiếng Việt Click Lấy ý tưởng, bạn sẽ có được thông tin của từng từ khóa, như : số lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh về quảng cáo (cao, trung bình, thấp), biểu đồ số lượng tìm kiếm qua các tháng, chi phí CPC bình quân khi ai đó bấm vào quảng cáo, Google cũng gợi ý những từ khóa liên quan để bạn lựa chọn. Bạn hãy lưu lại những từ khóa TIỀM NĂNG, có lượng tìm kiếm đủ lớn. Một số gợi ý cho bạn: Số lượng tìm kiếm đủ lớn (không quá ít), bao nhiêu thì tùy theo lĩnh vực. Nên chọn từ khóa dài, đúng đối tượng tiềm năng (khả năng mua hàng cao). Nên chọn từ khóa địa phương, ví dụ : "Khóa học SEO tại Hà Nội" Mỗi trang chỉ SEO với 1 từ khóa chính, nhiều từ khóa thì SEO vào nhiều trang. Tiếp theo bạn cần kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ khóa: Có bao nhiêu đối thủ nằm trên trang 1 ?
  35. Đối thủ đã làm SEO tốt chưa : nhìn vào cách đặt Title, Mô tả, Nếu có nhiều kết quả là trang tin, rao vặt, diễn đàn thì bạn có thể dễ dàn vượt qua. Tìm kiếm trên Google theo cú pháp [ intitle:”từ khóa” ]. Nếu số lượng kết quả dưới 10.000 thì SEOer newbie có thể đạt TOP trong vòng 1 tháng. Cuối cùng bạn cần sắp xếp từ khóa theo nhóm (chuyên mục) cho dễ quản lý và viết bài. Thiết kế URL bài viết - URL là địa chỉ bài viết, cần chứa từ khóa. Với trang chủ thì URL chính là domain. - Do vậy, nếu domain của bạn chứa từ khóa, thì tất cả URL trong website đều chứa tự khóa. Đó là lý do tại sao domain chứa từ khóa SEO dễ dàng hơn. - Sau khi đã có danh sách từ khóa, công việc tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị các bài viết viết. Mỗi từ khóa bạn tạo ra một bài viết. Mỗi bài viết cần phải có địa chỉ URL riêng.
  36. - Từ danh sách từ khóa, bạn lập ra danh sách URL trước khi bắt tay vào viết nội dung Ví dụ : Từ khóa URL codienhanoi http:// codienhanoi.edu.vn/vi/ codienhanoi http:// codienhanoi.edu.vn/vi/ tuyensinhcodienhanoi Lưu ý: Một bài viết có thể SEO với 1 từ khóa chính và nhiều từ khóa phụ (chứa từ khóa chính) Có nhiều cách viết URL khác nhau bạn có thể lựa chọn: 1/ Phân cấp thư mục http:// codienhanoi.edu.vn/vi/ 2/ Chỉ sử dụng cùng một cấp (từ khóa đặt sau tên miền) :
  37. Tối Ưu Bên Trong Trang Web Sau khi đã chọn được từ khóa, và thiết kế cấu trúc URL các bài viết, bạn chuyển sang bước tiếp theo là viết nội dung và tối ưu các yếu tố trên từng trang web (on- page). Dưới đây là những thành phần của 1 trang web: Nguyên tắc 1: Từ khóa xuất hiện trong tất cả các thành phần của trang web: Tiêu đề, Mô tả, URL, Headline, hình ảnh & các đoạn văn bản trong bài viết. Nguyên tắc 2: Từ khóa đặt bên trái tốt hơn bên phải, bên trên tốt hơn bên dưới. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu việc tối ưu từng yếu tố trên trang: - Title + Mô tả ngắn gọn chủ đề trang, 10 – 70 ký tự, nên đặt từ khóa ở bên trái tiêu đề. + Nội dung tiêu đề phải duy nhất trong toàn bộ website. + Thẻ đặt trong phần của nội dung HTML: TRUONG CAO DANG CO DIEN HA NOI - META Decription + Miêu tả chi tiết lợi ích trang web, chiều dài 100 - 160 ký tự, chứa từ khóa. + Nội dung mô tả phải duy nhất trong toàn bộ website: Các trang khác nhau thì tiêu đề và mô tả phải khác nhau.
  38. EBOOK SEO MASTER - Tự học SEO Miễn Phí Nội dung Title và Description sẽ được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên Google. Bạn hãy viết làm sao để hấp dẫn người dùng, giúp tăng lượng truy cập vào website. Ngoài ra, còn có thẻ META Keywords dùng để liệt kê các từ khóa. Hiện tại Google không đọc thẻ này nên tốt nhất bạn không nên sử dụng trong trang web. - Heading (H1, H2, H3): Dùng để định dạng các đề mục trong nội dung. Có 6 loại thẻ heading từ H1 đến H6. Trong đó, H1 sẽ có độ nhấn mạnh cao nhất, font chữ lớn nhất và giảm dần cho đến H6. Nguyên tắc 3: font chữ càng lớn thì nội dung càng quan trọng - cần chứa từ khóa. Dòng headline (tên bài viết) là phần bắt đầu của bài viết, cần đặt TRUONGCODIENHANOI trong th ẻ H1. Hướng dẫn đưa website lên TOP Google.
  39. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thẻ in đậm , hoặc in nghiêng để nhấn mạnh từ khóa so với các từ xung quanh. - Hình ảnh (IMG) Hình ảnh cũng là 1 thành phần của nội dung và nó cũng cần được tối ưu theo từ khóa. Google không đọc được nội dung file ảnh (xấu hay đẹp thì Google không biết), mà chỉ đọc được những phần nội dung văn bản. Với hình ảnh, bạn cần đặt từ khóa trong: + Tên file ảnh + Thẻ ALT (mô tả ảnh) + Dòng chú thích phía dưới ảnh Lưu ý: + Không chặn Robot (trong file robots.txt) đọc thư mục chứa file ảnh + Tạo thêm nhiều backlink đến ảnh, bằng cách nhúng ảnh vào nhiều bài viết. + Nội dung ảnh phải phù hợp với chủ đề trang web, làm rõ nghĩa cho bài viết. + Dung lượng và kích thước file ảnh vừa đủ để trang web được tải nhanh hơn. + Văn bản xung quanh hình ảnh phải liên quan đến từ khóa. + Để chắc chắn Google index, bạn nên đặt URL ảnh trong file sitemap.xml - Mật độ từ khóa Là tỷ lệ giữa số lần xuất hiện của từ khóa trong một trang web (bao gồm cả Title và Description), so với tổng số lần xuất hiện của tất cả các từ có cùng độ dài.
  40. Một số lời khuyên về mật độ từ khóa: + Từ khóa cần SEO có mật độ cao nhất trong trang web. + Không lặp lại từ khóa quá nhiều trong mỗi đoạn văn bản (>= 3 là nhiều). + Mật độ từ khóa tốt nhất từ 2% – 5% Bạn có thể sử dụng công cụ SEOQuake để kiểm tra nhanh mật độ từ khóa. Ngoài các yếu tố trên, nội dung trong trang web của bạn phải hấp dẫn người dùng. Nếu tỷ lệ thoát (Bounce Rate) thấp - nghĩa là khách hàng ở lại trang web càng lâu càng tốt.  Các Yếu Tố liên quan đến thứ hạng Website - Tên miền và Hosting Tên miền có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng của tất cả các trang web trên website. Vì lý do này, bạn nên lựa chọn: 1/ Tên miền chứa từ khóa (có hiệu quả ngay), hoặc 2/ Tên miền theo hương hiệu (về lâu dài sẽ tốt hơn tên miền từ khóa) 3/ Sử dụng những tên miền đã có tuổi thọ, PageRank cao. 4/ Đuôi theo địa lý, ví dụ: .VN sẽ tốt hơn khi SEO ở Việt nam 5/ Càng ngắn gọn càng tốt, tránh nhầm lẫn, nghe 1 lần là nhớ và có thể viết lại được. Hosting là nơi lưu trữ nội dung website. Bạn nên chọn dịch vụ hosting chất lượng (máy chủ mạnh, băng thông rộng), càng gần khách hàng tiềm năng càng tốt. Ví dụ: nếu bạn hướng đến khách hàng ở Mỹ thì bạn nên đặt website ở Mỹ.  Ngôn ngữ trang web
  41. Bạn có thể thông báo với Search Engine biết trang web của bạn dùng ngôn ngữ gì, bằng cách sử dụng thuộc tính lang hoặc xml:lang trong thẻ HTML; Ví dụ dưới đây xác định trang web dùng ngôn ngữ Tiếng Việt (vi). Nếu bạn không cài đặt ngôn ngữ thì các Search Engine cũng có thể tự phát hiện ra được. Tuy nhiên, bạn càng rõ ràng thì Search Engine sẽ thích hơn.  File robots.txt - Khi Robot truy cập vào 1 website, trước khi đọc nội dung các trang web, nó sẽ tìm đến file robots.txt. Đây là một file text, đặt ở thư mục gốc, chứa các dòng lệnh dùng để CẤM Robot không được truy cập đến 1 số tài nguyên trên website. - Trong website của bạn chắc chắn sẽ có một số trang, thư mục, file mà bạn không muốn bị người khác “nhòm ngó”. Khi đó bạn hãy sử dụng lệnh DisAllow để cấm Robot đọc. Nếu bạn sử dụng lệnh Allow: /, tất cả mọi ngóc ngách trong website sẽ được Google index. Xem ví dụ: Bước 1: Mở notepad và soạn nội dung theo mẫu sau User-agent: * < tất cả các spiders Disallow: /admin/ < cấm đọc các trang trong Disallow: /private/ thư mục admin. Disallow: /backup/ Allow:/ < cho phép đọc phần còn lại Sitemap: Bước 2: Copy file lên thư mục gốc của website Nếu thấy website bị mất nhiều index, bạn hãy kiểm tra file robots.txt xem có
  42. dòng cấm (DISALLOW) Robot đọc nội dung trang web hay không. Ngoài cách sử dụng file robots.txt, bạn có thể sử dụng thẻ META ROBOTS trong phần của nội dung HTML để điều khiển Robot truy cập vào trang web đó: Trong đó, giá trị của trường content: + ALL Cho phép Robots Index và đi theo links tới trang khác = Index, Follow + NONE Không cho Index và không cho đi tới trang khác = NoIndex, NoFollow + [NO]INDEX [Không] cho phép Robot index trang web + [NO]FOLLOW [Không] cho phép Robot lần theo các link đến trang đích, không truyền giá trị cho trang đích. Khi Robot đọc file robots.txt, nó sẽ đưa nội dung của file này về máy chủ để báo cáo. Bạn có thể xem nội dung này trong Webmaster Tools, menu: Tình trạng >> URL bị chặn. 3.1. Sitemap là gì ? Sitemap (sơ đồ website) là một danh sách liệt kê các trang web trên website. Đây là một cách để Robot nhanh chóng tìm và đọc các trang web của bạn. Có 2 loại sitemap: 3.1.1. Dành cho người dùng (có thể là trang web sitemap.html) 3.1.2. Dành cho robots: sitemap.xml (đặt ở thư mục gốc của website) Cách tạo file sitemap.xml  Xây Dựng Liên Kết - Backlink là gì ? Là liên kết từ trang này sang trang khác. Một backlink được tạo bởi 2 phần: Anchor text: là phần người dùng nhìn thấy. URL: địa chỉ của trang đích. Khi người
  43. dùng bấm vào Anchor text thì về trang này. Google sử dụng số lượng và chất lượng backlinks trỏ tới một trang web như là một trong những yếu tố quan trọng để xác định thứ hạng của trang web đó. Một số lưu ý khi xây dựng liên kết: Đặt backlinks từ trang có cùng chủ đề về nội dung. Đặt backlinks từ các trang có PageRank cao. Quá nhiều backlinks trong một khoảng thời gian ngắn có thể làm thứ hạng của trang web bị phạt, hoặc bị xóa chỉ mục hoàn toàn. Đặt backlink lên từ khóa hoặc cụm từ chứa từ khóa. Link popularity (Độ phổ biến của liên kết): trang web của bạn càng được phổ biến rộng (nhiều liên kết từ bên ngoài trỏ đến, từ nhiều nguồn khác nhau) thì thứ hạng càng cao. Link building: là công việc (quá trình) xây dựng liên kết đi / đến các trang web để điều hướng người dùng và robot, từ đó làm tăng mức độ phổ biến và thứ hạng của trang web. 4.1. Các loại backlink 1/ Internal links: là những liên kết trỏ tới trang trên cùng 1 website. + Các thanh menu của trang web thường là Internal links + Dùng để điều hướng người dùng và robot di chuyển giữa các trang trong website + Là yếu tố giúp Search Engine biết được trang nào là trang quan trọng trong website.
  44. + Một số lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ: 4.1.1.1. Robot khó nhận diện được các liên kết được tạo bởi Javascript. 4.1.1.2. Liên kết trong flash thì Robot không thể truy xuất được 4.1.1.3. Không đặt quá nhiều link đi ra trên 1 trang, thường <= 100 links 4.1.1.4. Đặt link lên từ khóa, tránh đặt lên từ chung như: bấm vào đây, click here. 2/ External Links: là những liên kết trỏ tới hoặc từ các trang ở bên ngoài website. 4.1.1.5. Trong SEO, liên kết ngoài có giá trị hơn liên kết trong. 4.1.1.6. Bạn cần chú ý đến liên kết đi ra (Outbound Links) và đi vào (Inbound Links) 4.1.1.7. Mỗi liên kết dùng để truyền giá trị từ trang nguồn cho trang đích. Giá trị của liên kết phụ thuộc vào: độ uy tín của đomain đặt liên kết (DA – Domain Authority), độ uy tín của trang web đặt liên kết (PA – Page Authority), Sự tương quan về nội dung của 2 trang, số lượng liên kết đi ra khỏi trang đặt link, Lưu ý: Liên kết đặt ở bên trên có giá trị hơn liên kết đặt ở phía dưới trang web. Liên kết trên trang có tiêu đề chứa từ khóa sẽ có giá trị hơn.
  45. Pagerank là gì? Là thước đo của Google về mức độ phổ biến của 1 trang web (có ý nghĩa tương PA – của SEOMoz). PR được tính toán dựa trên số lượng và chất lượng liên kết. PR có giá trị từ 0 – 10; Trong đó PR 0 là trang web mới, không phổ biến. PR càng lớn thì chứng tỏ trang web càng nổi tiếng – có nhiều liên kết trỏ tới. Trang có PR càng cao thì liên kết đặt trên đó (Outbound links) sẽ có giá trị càng lớn. PR được Google cập nhật 3 tháng 1 lần. Để kiểm tra PR của một trang web, bạn có thể dùng nhiều công cụ tích hợp trên trình duyệt, như SEOQuake, Google Toolbar, hoặc thông qua các trang web Một số cách để có backlink tốt và tăng PR: + Link Baiting (câu link): viết nội dung tốt, hấp dẫn, nhiều người khác sẽ copy. + Chia sẻ liên kết lên các mạng xã hội: Google+, Facebook, Twitter, + Trao đổi liên kết với những website cùng lĩnh vực. + Bình luận, trả lời bài viết trên các blog, diễn đàn cùng lĩnh vực. + Xây dựng hệ thống website, vệ tinh là các blog hoặc website tên miền từ khóa. Khi xây dựng liên kết, điều quan trọng là bạn phải duy trì việc đặt liên kết đều đặn, tránh tăng quá nhanh, hoặc không có thêm liên kết trong thời gian dài. - Nofollow là gì ? Thuộc tính rel="nofollow" trong thẻ Ngoài cách đặt nofollow cho từng liên kết, bạn có thể sử dụng thẻ META robots
  46. để đặt nofollow cho tất cả các liên kết đi ra khỏi trang web: Thông thường liên kết còn có tác dụng truyền giá trị (pagerank) của trang đặt liên kết sang trang đích. Các liên kết nofollow sẽ không chia sẻ giá trị cho trang đích. Do vậy, chúng không có giá trị tăng thứ hạng cho trang đích. Để tăng tính TỰ NHIÊN, trang web của bạn cũng nên có một vài liên kết nofollow trỏ tới. Đồng thời, bạn cũng nên đặt nofollow khi liên kết đến các trang web kém chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn để ý, các liên kết đặt trên mạng xã hội, bình luận trên blog, đều là liên kết nofollow. Những link này vẫn được Google đánh giá khi xem xét mức độ phổ biến của trang. - Một Số Kỹ Thuật Black-Hat Seo BLACK-HAT SEO: là nỗ lực để nâng cao thứ hạng trang web bằng những kỹ thuật không được các công cụ tìm kiếm chấp thuận, hoặc lừa dối; Ví dụ: Text, link ẩn với thuộc tính display:none, màu chữ tương tự với màu nền, đặt text hoặc link nằm bên màn hình: text-indent: -1000px, hoặc trả về kết quả khác nhau tùy theo người dùng hay Robot (Cloaking). Đôi khi vì muốn được Google đánh giá xếp hạng cao mà một số SEOer đã có hành động che giấu đoạn văn bản hay liên kết. Đây là 1 kỹ thuật Black HAT SEO đã bị
  47. Google phát hiện. Nếu bạn sử dụng thì sẽ làm giảm xếp hạng trong SEO vì nó ảnh hưởng đến UY TÍN của website. Các dạng Hidden text và Hidden link + Màu chữ trắng trùng với màu nền + Quá nhiều text đặt dưới 1 hình ảnh (ALT) + Dùng CSS để ẩn text hoặc link display:none; + Font chữ kích thước 1px. + Dùng hình ảnh có kích thước 1 pixel Ai đó phát hiện ra bạn đang sử dụng text ẩn hoặc link ẩn họ có thể thông báo với Google qua địa chỉ: Google Webspam report; Kết quả là trang web có thể bị mất index. Khi bị mất index, bạn hãy kiểm tra lại xem có text hoặc link ẩn hay không, nếu có hãy gỡ bỏ và thay đổi các yêu tố khác cho phù hợp với quy định của google, sau đó bạn gửi cho Google 1 yêu cầu xem xét lại thứ hạng. - Kiểm Tra Thứ Hạng Trang Web Trang web của bạn đang nằm ở vị trí nào trong kết quả tìm kiếm của Google? Nếu nó nằm trên trang 1 hoặc 2 thì bạn có thể dễ dàng phát hiện ra bằng tay. Nhưng nếu ở xa trang đầu, làm sao để biết đang ở đâu và thứ hạng đang tăng hay đang giảm.
  48.  Xác minh website lên các máy tìm kiếm Xác minh là gì?: Xác minh là quá trình chứng minh rằng bạn là chủ sở hữu của một sản phẩm (Website, App, ). điều này là bất buộc nếu bạn đang sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của Google, việc xác minh chủ thể giúp bạn có quyền truy cập vào dữ liệu dịch vụ của Google và có thể ảnh hưởng đến sự hiện diện của website của bạn trên Google Tìm kiếm. Mỗi website trong Google Search Console cần phải có ít nhất một chủ sở hữu đã xác minh. Hướng dẫn xác minh tên miền với Google Search Console Tiến hành xác mình chủ thể tên miền với Google Search Console chỉ trong 5 bước sau: Bước 1: Tuy cập vào Google Search Console → Tìm kiếm sản phẩm → Thêm trang web Bước 2: Nhập tên miền vào ô Miền → Tiếp tục
  49. Bước 3: Sao chép giá trị TXT Bước 4: Truy cập ID.CODIENHANOI.TK → Tên miền → Chọn tên miền → Quản lý DNS → Thêm bản ghi tên miền Lưu ý: Nhập các giá trị trong bản ghi như sau Loại: TXT Giá trị: Giá trị TXT (Sao chép ở bước 3) Chọn Thêm bản ghi để hoàn tất. Bước 5: Xác minh tên miền với Google Search Console Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn nhấn vào XÁC MINH.
  50. Thông báo xác minh tên miền thành công. Như vậy, bạn đã hoàn tất quá trình xác mình tên miền của bạn với dịch vụ Google.