Hiện trạng khai thác cá lưỡi trâu (cynoglossus arel) ở vùng ven biển tỉnh Kiên Giang

pdf 5 trang Gia Huy 2720
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng khai thác cá lưỡi trâu (cynoglossus arel) ở vùng ven biển tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhien_trang_khai_thac_ca_luoi_trau_cynoglossus_arel_o_vung_ve.pdf

Nội dung text: Hiện trạng khai thác cá lưỡi trâu (cynoglossus arel) ở vùng ven biển tỉnh Kiên Giang

  1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁ LƯỠI TRÂU (Cynoglossus arel) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH KIÊN GIANG Võ Thành Toàn1, Lý Văn Khánh1 TÓM TẮT Nghiên cứu hiện trạng khai thác cá lưỡi trâu (Cynoglossus arel) ở vùng ven biển tỉnh Kiên Giang nhằm bổ sung thông tin khoa học và làm cơ sở cho quản lý và khai thác đối tượng này trong tương lai. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 30 hộ dân khai thác cá lưỡi trâu dọc theo sông Cái ở huyện Gò Quao và U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang bằng biểu mẫu phỏng vấn đã được soạn sẵn. Kết quả điều tra cho thấy đa số người tham gia đánh bắt thủy sản là nam giới. Lưới đáy, lồng bẫy và xiệp là 3 loại ngư cụ được ngư dân sử dụng để khai thác cá lưỡi trâu là chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao là lưới đáy chiếm 90% và thấp nhất là xiệp chiếm 3,3%. Mùa vụ khai thác của cá lưỡi trâu đạt hiệu quả cao nhất tập trung từ tháng 5 đến tháng 7. Sản lượng cá lưỡi trâu cao nhất thu từ ngư cụ là xiệp (19.400 kg/năm), tiếp theo là lưới đáy (5.242 kg/năm) và thấp nhất là lồng bẫy (3.841 kg/năm). Từ khóa: Cá lưỡi trâu, hiện trạng khai thác, ngư cụ I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.2. Phương pháp nghiên cứu Cá lưỡi trâu thuộc họ Cynoglossidae, bộ 2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu Pleuronectiformes (cá bơn) là loài cá sống đáy, sinh Số liệu thứ cấp được thu thập bằng cách tổng hợp sống tự nhiên cả nước ngọt, lợ và mặn. Cá lưỡi trâu các báo cáo của cơ quan ban ngành địa phương, báo vảy to (Cynoglossus arel) là loài sống vùng ven biển, cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành, luận văn cao học. có kích thước khá lớn trong họ, cá có dạng hình lưỡi. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn Theo Rahman (1989), cá lưỡi trâu vảy to có tập tính trực tiếp 30 hộ dân khai thác cá lưỡi trâu vảy to dọc sống đáy bùn và cát vùng thềm lục địa có độ sâu từ theo sông Cái ở huyện Gò Quao và U Minh Thượng 9 - 125 m, ở vùng cửa sông và các con sông chịu tác tỉnh Kiên Giang bằng biểu mẫu phỏng vấn đã được động của thuỷ triều. Đây là loài có giá trị kinh tế và soạn sẵn. Nội dung biểu mẫu phỏng vấn gồm các chúng mang lại một nguồn kinh tế nhất định cho thông tin chủ yếu sau: Thông tin tuổi, giới tính, số các hộ dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Theo người trong gia đình, số người tham gia khai thác, số năm kinh nghiệm, chi phí ban đầu, địa điểm khai Nelson (2006), cá thuộc họ Cynoglossidae chủ yếu thác, sản lượng, tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức của sống vùng biển, có một số đi vào sống vùng nước người dân về hoạt động khai thác và nguồn lợi cá ngọt. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về họ lưỡi trâu, ngư cụ khia thác, thuận lợi và khó khăn cá lưỡi trâu nói chung và loài cá lưỡi trâu vảy to nói trong khai thác thủy sản. riêng. Một số nghiên cứu về loài cá lưỡi trâu vảy to Các số liệu sau khi phỏng vấn sẽ được tổng hợp, về thức ăn và tính ăn (Khalil and Ibrahim, 2016), kiểm tra, phân nhóm thông tin, mã hóa rồi nhập vào về sinh sản (Ghaffari el al.,2015). Chính vì thế việc máy tính bằng phần mềm Microsoft Excel. khảo sát hiện trạng khai thác cá lưỡi trâu vảy to 2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (Cynoglossus arel) ở vùng ven biển tỉnh Kiên Giang để có thêm thông tin nhằm làm cơ sở cho việc quản Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để phân tích và xử lý số liệu đã kiểm tra và nhập vào máy lý và khai thác cũng như làm cơ sở cho các nghiên tính thông qua các phương pháp như: phương pháp cứu về đặc điểm sinh học, sản xuất giống và nuôi cá thống kê mô tả dùng để phân tích tần suất, phần lưỡi trâu vảy to. trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất để xem xét số liệu từ đó đưa II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ra kết luận. 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Các hộ dân khai thác và đánh bắt cá lưỡi trâu tại Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2018 sông Cái ở huyện Gò Quao và U Minh Thượng tỉnh đến tháng 12 năm 2018 tại vùng ven biển dọc theo Kiên Giang được phỏng vấn trực tiếp dựa theo biểu dòng sông Cái ở huyện Gò Quao và U Minh Thượng mẫu phỏng vấn đã được soạn và in sẵn. tỉnh Kiên Giang. 1 Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ 174
  2. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Các loại ngư cụ được người dân nơi đây sử dụng có sự chênh lệch nhất định. Trong đó ngư cụ lưới đáy 3.1. Thông tin chung về các hộ khai thác thủy sản được sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất (90%), lồng bẫy Kết quả khảo sát cho thấy lực lượng lao động có chiếm tỉ lệ 6,7% và đẩy xiệp chiếm tỉ lệ 3,3%. Do cá độ tuổi từ 31 - 40 là nguồn lao động chính. Các chủ lưỡi trâu sống chủ yếu ở tầng đáy nên ngư cụ khai hộ tham gia khai thác thủy sản có độ tuổi thấp nhất thác chủ yếu là những ngư cụ đáy. là 30 và cao nhất là 59 tuổi. Bảng 1. Thông tin chung về nông hộ Trung Nhỏ Lớn Diễn giải bình nhất nhất Độ tuổi tham gia 43,3 ± 8,1 30 59 lao động (tuổi) Số năm kinh nghiệm 22,0 ± 7,9 10 40 (năm) Số người tham gia 1,50 ± 0,6 1 3 khai thác (người) Qua bảng 1 cho thấy độ tuổi trung bình của các hộ tham gia khai thác thủy sản là 43,3 ± 8,1 tuổi, trong đó độ tuổi từ 31 - 40 chiếm tỉ lệ cao nhất (44%), độ Hình 2. Các loại ngư cụ phổ biến tuổi dưới 31 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (3%), độ tuổi trong khai thác cá lưỡi trâu từ 41 - 50 chiếm 33%, độ tuổi từ 51 - 60 tuổi chiếm tỉ lệ 20%. Trung bình số năm kinh nghiệm trong khai Kết quả khảo sát cho thấy cá lưỡi trâu chủ yếu thác thủy sản của các hộ là 22,0 ± 7,9 năm, trong đó được khai thác ngoài sông Cái bằng ngư cụ lưới đáy, số năm kinh nghiệm của nông hộ ít nhất là 10 năm từ đó ta thấy chúng sinh sống chủ yếu ở tầng đáy của và nhiều nhất là 40 năm. Độ tuổi lao động và số năm sông Cái. kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng 3.3. Mùa vụ khai thác và kích cỡ khai thác cá trong quá trình khai thác thủy sản. lưỡi trâu Khai thác cá lưỡi trâu của các ngư dân phân bố quanh năm và thường tập trung khai thác vào đầu tháng 4 cho đến cuối tháng 10. Do đây là thời điểm kết thúc mùa vụ Thu Đông sau đó nước lũ từ thượng nguồn đổ về mang theo lượng phù xa và lượng cá phong phú cho vùng. Hình 1. Cơ cấu về độ tuổi của các hộ khai thác Qua kết quả khảo sát các hộ có tham gia khai thác cá lưỡi trâu cho thấy số người tham gia khai thác trong hộ trung bình là 1,50 ± 0,6 người trong đó ít nhất là một người và nhiều nhất là ba người. Về giới tính thì số lượng nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới, trong đó cụ thể nam giới chiếm 73,3%, còn nữ giới chiếm 27,7%. Điều này cho thấy nam giới giữ Hình 3. Tỷ lệ hộ khai thác được cá lưỡi trâu vai trò quan trọng trong việc đánh bắt thủy sản. Qua hình 3 cho thấy tỷ lệ các hộ khai thác được 3.2. Các loại ngư cụ khai thác cá lưỡi trâu tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 8, Kết quả khảo sát cho thấy các chủ hộ tham gia cao nhất vào tháng 6 chiếm 90%, thấp nhất là tháng khai thác cá lưỡi trâu với các loại ngư cụ được sử 1 và tháng 11 không có hộ nào khai thác được cá dụng chủ yếu như lồng bẫy, đẩy xiệp và lưới đáy. lưỡi trâu. 175
  3. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 Hình 4. Tỷ lệ kích cỡ cá lưỡi trâu được khai thác Theo kết quả khảo sát cho thấy cá lưỡi trâu có Ngoài cá lưỡi trâu khai thác được thì ngư dân còn kích cỡ lớn (cá có chiều dài trên 25 cm) tập trung khai thác được nhiều loại cá khác trong cùng thời chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 7, cá có kích cỡ lớn điểm như cá bống, cá đối, cá phèn, cá nâu, Theo cao nhất vào tháng 6 chiếm 76,7% và là tháng khai nhận định của các ngư dân thì cá lưỡi trâu vảy to là thác cá lưỡi trâu đạt sản lượng cao nhất trong năm. loài có già trị kinh tế cao nhưng phần lớn cá lưỡi trâu Bên cạnh đó, cá lưỡi trâu có kích cỡ nhỏ (cá có chiều khai thác được tương đối nhỏ, cá có chiều dài dao dài dưới 15 cm) tập chung chủ yếu từ tháng 10 đến động khoảng từ 2,5-15 cm nên giá bán chưa được tháng 2 và là các tháng đạt sản lượng thấp đồng thời cao so với cá lưỡi trâu khai thác được từ các ghe cào cũng có thể là các tháng cá sinh sản, tháng có cá kích ngoài biển khơi. Giá bán cá lưỡi trâu thấp nhất là cỡ nhỏ nhất là tháng 12 chiếm 73,3%. 10 ngàn đồng/kg, cao nhất là 25 ngàn đồng//kg, trung bình là 15,6 ± 3,4 ngàn đồng/kg. 3.4. Sản lượng cá lưỡi trâu Qua hình 5 cho thấy loại ngư cụ khai thác được 3.4. Nhận định của các ngư dân khai thác thủy sản cá lưỡi trâu có sản lượng trung bình cao nhất là xiệp Kết quả điều tra cho thấy sản lượng khai thác thủy (19.400 kg/năm), tiếp theo là lưới đáy (5.242 kg/năm) sản nói chung và cá lưỡi trâu nói riêng đang có xu và cuối cùng là lồng bẫy (3.841 kg/năm). Theo Booth hướng giảm. Nguyên nhân là do ngư dân khai thác và Walmsley-Hart (2000), loài C. zanzibarensis quá mức, sử dụng những ngư cụ mang tính hủy diệt trưởng thành khai thác chủ yếu bằng lưới kéo đáy hoặc sử dụng những ngư cụ, hóa chất cấm. Ngoài chiếm ưu thế là con cái. ra điều đáng nói hơn là sự ô nhiễm nguồn nước, nguyên nhân chủ yếu là do lượng nước thải từ các công ty thủy sản, từ các nhà máy đường, nước thải từ rừng tràm, từ cảng cá, các vuông tôm, ruộng lúa của các hộ dân thải ra ngoài sông mà chưa qua xử lý. Bảng 2. Nhận định của ngư dân về sản lượng và thành phần loài thủy sản Tỉ lệ (%) Thông tin Sản lượng Thành phần loài Giảm nhiều 50 33,3 Giảm ít 43,3 50 Không đổi 6,7 0 Hình 5. Sản lượng cá lưỡi trâu khai thác theo loại ngư cụ Tăng nhiều 0 6,7 Tăng ít 0 10 Cá lưỡi trâu sau khi khai thác được chủ yếu là để bán cho các thương lái hoặc trực tiếp đem ra chợ bán Kết quả điều tra cho thấy thành phần loài thủy sản (100%) và sau đó là để ăn (46,7%), ngoài ra chúng ở vùng khảo sát đang có xu hướng giảm. Qua bảng 2 còn được đem làm mắm (30%) và một số it được cho thấy nhận đinh của ngư dân về thành phần loài dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản (23,3%). giảm nhiều với 15 hộ chiếm 50%, giảm ít với 13 hộ 176
  4. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 chiếm 43,3% và không đổi có 2 hộ với 6,7%, còn tỉ IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ lệ tăng chiếm tỉ lệ thấp nhất là 0%. Số hộ khai thác thủy sản hiện nay của vùng đang có xu hướng giảm, 4.1. Kết luận nguyên nhân chính là do sản lượng cá khai thác Lồng bẫy, lưới đáy và đẩy xiệp là những ngư cụ được ngày càng ít so với nhũng năm về trước nên chủ yếu khai thác được cá lưỡi trâu ở vùng khảo sát một số hộ đã chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản (lồng bẫy chiếm 6,7%, lưới đáy chiếm 90% và đẩy sang làm vườn, làm thuê, buôn bán, Tuy nhiên, xiệp chiếm 3,3%). bên cạnh đó vẫn còn các hộ khai thác theo hình thức cha truyền con nối từ đời này sang đời khác. Cá lưỡi trâu được khai thác tập trung từ tháng 5 đến tháng 8. Cá lưỡi trâu có kích cỡ lớn tập trung 3.5. Những thuân lợi và khó khăn của ngư dân khai thác thủy sản vào tháng 5 đến tháng 7, kích cỡ nhỏ từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Bảng 3 cho thấy một số ý kiến thuận lợi trong khai thác thủy sản được người dân nhận định như Sản lượng các loài thủy sản cũng như là cá lưỡi số hộ khai thác giảm, cá lưỡi trâu dễ bắt được từ các trâu. Sản lượng cá lưỡi trâu cao nhất thu từ ngư cụ là ngư cụ đáy, nguồn tiêu thụ cá lưỡi trâu ổn định xiệp (19.400 kg/năm), tiếp theo là lưới đáy (5.242 kg/ Cá lưỡi trâu khai thác được có thị trường tiêu thụ năm) và thấp nhất là lồng bẫy (3.841 kg/năm). ổn định chiếm 23,3%, khai thác ở sông Cái có lượng nước lớn và dòng chảy mạnh chiếm 50%, do một số 4.2. Đề nghị hộ dân sống dọc theo sông gần hàng đáy của mình Tăng cường các chương trình bảo vệ nguồn lợi nên ít tốn nhiên liệu chiếm 63,3% và cá lưỡi trâu dễ thủy sản trên phương tiện thông tin đại chúng, nâng bắt được từ ngư cụ đáy chiếm 56,7%. Ngoài ra việc giảm số hộ khai thác và có nhiều loại ngư cụ cho cao trình độ hiểu biết của ngư dân trong việc khai khai thác cũng là những thuận lợi cho các ngư dân. thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua các lớp tập huấn. Bảng 3. Những yếu tố thuận lợi của các hộ khai thác Nội dung Số hộ Tỉ lệ (%) LỜI CẢM ƠN Nước lớn 15 50,0 Đề tài này được tài trợ bởi Dự án Nâng cấp Dễ bắt được cá từ ngư cụ đáy 17 56,7 Trường Đại học Cần Thơ VN14-P6 bằng nguồn vốn Ít tốn nhiên liệu 19 63,3 vay ODA từ chính phủ Nhật Bản. Nguồn tiêu thụ ổn định 7 23,3 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong quá trình khai thác thủy sản bên cạnh Booth and Walmsley-Hart, 2000. Biology of the những thuận lợi thì các ngư dân cũng gặp không ít redspotted tonguesole Cynoglossus zanzibarensis khó khăn. Vấn đề khó khăn lớn nhất của các hộ khai (Pleuronectiformes: Cynoglossidae) on the Agulhas thác cá lưỡi trâu là mùa vụ khai thác bị thay đổi chiếm Bank South Africa. South African Journal of Marine 90%, theo nhận định của các ngư dân thì cá lưỡi trâu Science, 22 (1): 185-197. hiện nay xuất hiện không theo mùa vụ như trước Ghaffari, H. H. Sahafi, G.H. Engelhard, M. M. Babaei, mà nó còn phụ thuộc vào lượng nước thải cũng như 2015. Reproductive biology of largescale tonguesole hóa chất từ nhiều nguồn đổ ra khi đó chúng sẽ di Cynoglossus arel in coastal waters of Bandar Abbas, chuyển và bị mắt vào các đáy, lồng bẫy , khó khăn Persian Gulf, Iran. Animal Reproduction Science, thứ 2 là môi trường nước bị ô nhiễm chiếm 83,3%, 154: 142-157. giao thông gây trở ngại chiếm 73,3%, thời tiết chiếm Khalil and F. Ibrahim, 2016. Food and feeding habits 66,7%, và vấn đề tiêu thụ chiếm 3,3%. of Cynoglossu arel (Family: Cynoglossidae) from Bảng 4. Những yếu tố khó khăn của các hộ khai thác Karachi Coast, Pakistan. International Journal of Fauna and Biological Studies, 3 (1): 91-96. Nội dung Số hộ Tỉ lệ (%) Nelson, J.S., 2006. Fishes of the World. 4th Edition, Mùa vụ khai thác 27 90,0 Published by John Wiley & Sons Inc., Hoboken, New Thời tiết 20 66,7 Jersey. 601 p. Tiêu thụ 1 3,30 Rahman, A.K.A., 1989. Freshwater fishes of Bangladesh. Môi trường nước 25 83,3 Zoological Society of Bangladesh. Department of Giao thông 22 73,3 Zoology, University of Dhaka. 364 p. 177
  5. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 Exploitation status of tongue fish cynoglossus( arel) in coastal province Kien Giang Vo Thanh Toan, Ly Van Khanh Abstract Study on the exploitation status of tongue fish (Cynoglossus arel) in coastal province Kien Giang aimed to supplement scientific information and basis for management and exploitation in the future. The study was conducted by directly interviewing 30 fishing farmers exploiting tongue fish along the Cai river in Go Quao district and U Minh Thuong district, Kien Giang province using prepared interview questionnaires. The survey result showed that the majority of people involved in fishing were men. Bottom nets, trap cages and xiep were the three types of fishing gears that fishermen used mainly to exploit buffalo tongue fish accounting for a high proportion; of which the bottom nets accounted for 90% and the xiep net was lowest with 3.3%. The most effective harvesting season of tongue fish was concentrated from May to July. The highest production of tongue fish collected from fishing gears was trawl-net (19,400 kg/year), followed by the bottom-nets (5,242 kg/year) and the lowest was from trap-cages (3,841 kg/year). Keywords: Tongue fish, exploitation status, fishing gear Ngày nhận bài: 02/7/2020 Người phản biện: PGS. TS. Châu Tài Tảo Ngày phản biện: 11/7/2020 Ngày duyệt đăng: 23/7/2020 178