Hoàn thiện thể chế pháp luật hướng tới phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện thể chế pháp luật hướng tới phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hoan_thien_the_che_phap_luat_huong_toi_phat_trien_ben_vung_t.pdf
Nội dung text: Hoàn thiện thể chế pháp luật hướng tới phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam
- HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÁP LUẬT HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Đào Lê Minh TS. Nguyễn Thanh Huyền1 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tóm tắt Hơn 16 năm thị trường chứng khoán chính thức được vận hành, cùng với sự phát triển về số lượng và chất lượng, hoạt động thị trường này cũng đang dần ổn định và chuyên nghiệp hơn, góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư và tạo thuận lợi đối với kênh dẫn vốn cho Chính phủ, doanh nghiệp. Để có được những thành quả đó, Chính phủ luôn đặt mục tiêu phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nhằm bảo vệ tốt quyền lợi nhà đầu tư, bảo vệ niềm tin thị trường, không làm cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường. Phát triển bền vững TTCK thực sự trở thành k nh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Từ khóa: Thị trường chứng khoán, Luật Chứng khoán sửa đổi 1. Khái quát vấn đề nghiên cứu Theo định nghĩa của World Bank thì: “Phát triển bền vững thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ sau”. Nền kinh tế phát triển bền vững được hiểu là sự tăng trưởng về kinh tế một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững cùng với sự cân đối trong cơ cấu kinh tế, khai thác và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đối với tài nguyên thiên nhiên. Các chính sách kinh tế phải được xây dựng đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu phát triển trong hiện tại vừa đảm bảo mục tiêu phát triển ổn định vững chắc tất cả các lĩnh vực trong tương lai. Phát triển bền vững trên TTCK là sự phát triển đảm bảo các mối quan hệ hài hoà, lành mạnh và không loại trừ lẫn nhau giữa các mặt lợi ích của bản thân TTCK và giữa TTCK với các khu vực khác của thị trường tài chính, giữa nhu cầu hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai. 1 Email của các tác giả: ssrtc@hn.vnn.vn; huyenntssc@gmail.com 27
- Bảng 1. Khung so sánh phát triển bền vững và khu vực tài chính Phát triển bền vững Khu vực tài chính Phát triển cân bằng bền vững gồm bảo Tư duy một chiều: tối đa hóa lợi vệ môi trường, công bằng xã hội, phát nhuận và hoàn vốn đầu tư triển kinh tế Kéo dài thời gian và phân bổ dàn trải Triển vọng ngắn hạn, chiết khấu và giữa các thế hệ quy về giá trị hiện tại Bảo vệ môi trường, hạn chế sự phát Ít hoặc không xem xét đến yếu tố triển, và ranh giới hành tinh ảnh hưởng đến môi trường Tạo cơ chế bình đẳng, cơ hội thụ hưởng Ít hoặc không xét đến tác động công bằng qua các thế hệ xã hội Xem xét yếu tố tăng trưởng toàn diện Mức độ phức tạp cao hoặc ít hay không mở cửa rộng cho các đối tượng Kiểm soát phát triển bền vững Hướng tới hiệu quả, thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình Nguồn: European SD Network Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) định nghĩa thể chế là tập hợp các quy tắc, luật lệ (chính thức, phi chính thức, khách quan, chủ quan, kinh tế, chính trị hay văn hóa, ) tạo thành khuôn khổ cho quan hệ và trao đổi của con người, tạo đòn bẩy khuyến khích, định hướng cho các thành viên của xã hội. Đặc tính cơ bản của pháp luật là mô hình hóa các quan hệ xã hội, trong đó có các mối quan hệ kinh tế. Do vậy, pháp luật là hình thức quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Pháp luật quy định, bảo vệ, cho phép, ngăn cấm hoặc khuyến khích các quan hệ kinh tế phù hợp với mục đích kinh tế của mỗi Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ những lý luận trên, có thể thấy, để phát triển bền vững TTCK thì việc hoàn thiện khung pháp lý là điều kiện tiên quyết. Theo IOSCO (International Organization Securities Commission Organization - Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán) cho rằng quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật luôn hướng tới các mục tiêu: Thứ nhất, bảo vệ nhà đầu tư - nhà đầu tư cần được bảo vệ khỏi hành vi lừa dối, lôi kéo, lừa đảo bao gồm cả giao dịch nội gián và lạm dụng tài sản của khách hàng; Thứ hai, bảo đảm thị trường công bằng, hiệu quả và minh bạch - cơ quan quản lý phải thực hiện chức năng ban hành các quy định liên quan đến phát hành, giao dịch, phát hiện/ngăn chặn cũng 28
- như áp dụng các chế tài đủ mạnh, để đảm bảo thị trường lành mạnh và công bằng; Thứ ba, giảm thiểu rủi ro hệ thống - mặc dù cơ quan quản lý có thể không dự kiến hay ngăn chặn tất cả các rủi ro của các trung gian tài chính có thể gặp nhưng có thể hạn chế thông qua các quy định vốn, kiểm soát nội bộ, Như vậy có thể nói, để TTCK Việt Nam phát triển ổn định, bền vững cần phải ban hành được một thể chế pháp lý đầy đủ, đồng bộ, có tính tiên liệu và hiệu lực pháp lý cao, ổn định trong thời gian dài, muốn vậy cần phải: (i) Cụ thể đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho thị trường, đó là nơi huy động vốn dài hạn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; (ii) Tạo ra một hành lang pháp lý cho tất cả các cá nhân, tổ chức và những người có liên quan tham gia hoạt động trên TTCK và cơ bản phù hợp với thông lệ của quốc tế; (iii) Tạo cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lý thị trường. Đảm bảo xây dựng một thị trường hoạt động công bằng, công khai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; (iv) Ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của thị trường, đảm bảo thị trường minh bạch và hiệu quả. Từ những luận điểm trên, nhóm tác giả cho rằng việc đánh giá thực trạng khung pháp lý từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện thể chế pháp luật được nhìn nhận trên 4 trụ cột chính sau. Hình 1. Bốn trụ cột hoàn thiện thể chế pháp luật trên thị trƣờng chứng khoán Nguồn: T c giả tổng hợp 29
- 2. Một số đánh giá về thể chế pháp luật chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán 2.1. Về phát triển thị trường chứng khoán Luật Chứng khoán được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2007 đã góp phần tạo môi trường minh bạch cho hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán, đã phản ánh được thực tiễn và sự vận động của TTCK Việt Nam, bước đầu tiếp cận với thông lệ quốc tế, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam phát triển, có khả năng hội nhập với thị trường vốn quốc tế và khu vực. Năm 2010, Luật được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán khi gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán hoàn toàn vào năm 2012. Cộng với đó, sau một thời gian hoạt động, TTCK cũng có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn của thị trường. Hình 2. Tiến trình hoàn thiện thể chế pháp luật trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp Có thể nói, trong thời gian qua, ngành Chứng khoán đã tạo lập được một thể chế TTCK phù hợp với trình độ phát triển của nước ta; từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Xây dựng và ngày càng hoàn thiện một hệ thống khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách từ 30
- Luật, nghị định cho đến các thông tư, quy chế, quy trình phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế đất nước, bảo đảm cho quá trình giao dịch, vận hành và quản lý TTCK thông suốt, an toàn, công bằng, công khai, minh bạch và có hiệu quả. TTCK trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, tổng huy động vốn qua TTCK đã đạt được trên 2 triệu tỷ đồng, đóng góp bình quân 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tính riêng trong giai đoạn 2011 đến nay, quy mô huy động vốn qua TTCK đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với giai đoạn 2006 -2010 và gấp hơn 270 lần so với giai đoạn 2000 - 2005. TTCK còn thu hút khối lượng lớn vốn gián tiếp nước ngoài đạt gần 17 tỷ USD, góp phần làm tăng quy mô vốn đầu tư xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. TTCK đã gánh đỡ khoảng 35% tổng vốn huy động của nền kinh tế, ngành ngân hàng chỉ còn đảm trách khoảng 65%. Tỷ lệ này dự kiến sẽ điều chỉnh mạnh hơn bằng việc thúc đẩy kênh huy động vốn từ chứng khoán mạnh lên, chiếm đến 50% tổng lượng vốn huy động cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, quy mô và tính thanh khoản của TTCK đã tăng gấp hàng trăm lần so với những năm đầu thành lập, đặc biệt là 6 năm gần đây; góp phần thu hẹp thị trường tự do, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Tổng mức giá trị vốn hóa toàn thị trường (cổ phiếu, trái phiếu) đã đạt khoảng 63% GDP, góp phần định hình hệ thống tài chính hiện đại. Giá trị giao dịch bình quân trong 5 năm gần đây tăng gấp 112,7 lần so với giai đoạn đầu. Nguồn: cafef.vn 2.2. Về Cung - Cầu trên thị trường chứng khoán Về phía Cung - điều kiện nội sinh đầu tiên để có bất kỳ một loại thị trường nào là phải có hàng hóa. Để TTCK phát triển lành mạnh, các hoạt động 31
- phát hành, niêm yết, kinh doanh, giao dịch, dịch vụ chứng khoán và các hoạt động có liên quan phải tuân theo các tôn chỉ, nguyên tắc cơ bản như công khai và minh bạch thông tin, công bằng (thông qua đấu giá, chống giao dịch gian lận, nội gián, ), bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cổ đông/nhà đầu tư, nhất là các cổ đông thiểu số/nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc áp dụng/có được các chuẩn mực/thông lệ quản trị doanh nghiệp (QTDN) tốt cho các công ty niêm yết có tác động tích cực đối với sự phát triển của TTCK. Ngoài việc giúp cho TTCK phát huy được tính hiệu quả, công khai và minh bạch, việc áp dụng các thông lệ QTDN tốt nhất sẽ đảm bảo bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, có thể tạo ra lợi nhuận cho bản thân các doanh nghiệp (từ đó tạo cung trên thị trường) và phát triển một cách ổn định, có khả năng thích ứng và hạn chế được những biến động xấu về kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày 6/12/2012 về “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm” nhằm mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao, tăng cường minh bạch công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng tạo thành một bược tiến mới về quản trị công ty, quy định rõ hơn về bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp đã góp phần tăng cường chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu và ban hành cơ chế hoạt động cho các sản phẩm mới được tiến hành một cách liên tục, cụ thể: Thông tư 107/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 hướng dẫn phát hành và giao dịch sản phẩm Covered Warrant niêm yết trên SGDCK; Nghiên cứu và phát hành trái phiếu không tính lãi định kỳ; Đẩy nhanh tiến trình thực hiện đề án “Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh” bằng việc ban hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh để có thể chính thức đưa vào vận hành. Về phía cầu - bên cạnh các nhà đầu tư bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Đây chính là lực lượng rất quan trọng tạo cầu trên TTCK. Việc gia tăng sự tham gia của các nhà đầu tư, cả nhỏ lẻ lẫn có quy mô và tổ chức, sẽ có tác động tích cực đến các giao dịch trên TTCK, làm tăng mức độ sôi động của thị trường, và ở mức độ cao hơn, tạo niềm tin trong nền 32
- kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là vai trò tích cực của nhà đầu tư có tổ chức trên TTCK. Các định chế trên có vai trò như một nhà đầu tư chuyên nghiệp được ủy thác trên thị trường, cung cấp các phương tiện và cơ hội sử dụng vốn với chi phí nhỏ nhất cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 15/2016/TT-BTC (Thông tư 15) ngày 20/01/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở. Điểm nhấn đáng chú ý của Thông tư 15 là tập trung tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động của các quỹ mở, cụ thể là về hạn mức đầu tư của quỹ trái phiếu đã được sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam, giúp cho hoạt động của các quỹ trái phiếu được thông suốt; bổ sung quy định để mở rộng kênh phân phối, cho phép các tổ chức kinh tế khác cũng được tham gia phân phối chứng chỉ quỹ mở; bổ sung về loại tài sản mà quỹ được phép đầu tư bao gồm cả quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán quỹ đang nắm giữ. Đặc biệt là sự ra đời của Thông tư 105/2016/TT-BTC2 cho phép các quỹ đầu tư chứng khoán được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, quy định mới này sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành quỹ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc hoàn thiện các quy định pháp lý hướng dẫn các sản phẩm quỹ đầu tư trong thời gian qua đã thể hiện nỗ lực tái cấu trúc TTCK nói chung và tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư nói riêng. Các sản phẩm quỹ đầu tư: quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, một mặt vừa đáp ứng các yêu cầu rất khác nhau của nhà đầu tư, mặt khác góp phần khơi thông nguồn vốn, củng cố sức cầu đối với TTCK. 2.3. Về trung gian tài chính Hệ thống trung gian chứng khoán đã có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô; tính chuyên nghiệp và nền tảng công nghệ ngày càng cao; mạng lưới rộng khắp cả nước. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã được tái cấu trúc lại, áp dụng các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro (QTRR), an toàn tài chính (ATTC) theo tiêu chuẩn Basel II. Nếu trước năm 2010, chỉ có một văn bản duy nhất hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán, thì nay đã ban hành thêm các Thông tư 2 Ngày 29/6/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 105/2016/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. 33
- 210/2012/TT-BTC thay thế Quyết định 27/QĐ-BTC và Quyết định 55/2004/QĐ-BTC. Để đảm bảo hệ thống trung gian vận hành an toàn, giảm thiểu rủi ro hệ thống, một loạt các văn bản cũng được ban hành gồm: Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính và Thông tư 165/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 226/2010/TT-BTC; Quyết định số 617/QĐ-UBCK về việc ban hành quy chế hướng dẫn xếp loại công ty chứng khoán, nhằm đảm bảo công tác theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán, phân loại nhằm cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém, gặp nhiều rủi ro cũng như bảo vệ tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán. Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/1/2012 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc các CTCK nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro của các công ty này. Thực hiện Đề án này với 104 công ty đến nay thị trường còn 76 CTCK, hoạt động của các CTCK dần dần ổn định, việc tuân thủ và phối hợp với các sở giao dịch chứng khoán trong việc tổ chức, thực hiện giao dịch trên thị trường ngày càng được cải thiện. Kết quả kinh doanh (theo BCTC quý III/2016): có 58 công ty hoạt động có lãi với tổng giá trị lãi là 1.166 tỷ đồng. Số công ty thua lỗ đã giảm chỉ còn 27 CTCK bị lỗ với tổng số giá trị lỗ là -55 tỷ đồng (giảm mạnh so với cùng kỳ). Rất khó có thể nói là một thị trường tài chính cần bao nhiêu CTCK là đủ, cơ quan quản lý chỉ có thể tác động vào quá trình này bằng cách ban hành và kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu tài chính cơ bản, về mức độ quản trị của các CTCK. Khi một công ty nào đó không đáp ứng được các tiêu chí tài chính, vi phạm các quy định nghiêm trọng, trước hết sẽ được bêu tên trong diện kiểm soát đặc biệt và sau thời gian kiểm soát nếu không khắc phục được những vi phạm mới đến bước rút giấy phép hoạt động. Vấn đề cốt lõi vẫn là chất lượng của các công ty này, công ty phải tự nhìn lại mình xem có đủ sức cạnh tranh và có thể có lợi nhuận hợp lý hay không, nếu không thì nên rời bỏ thị trường. Thêm vào đó, tuân thủ cam kết hội nhập thì CTCK 100% vốn nước ngoài, quy định đã có và họ được hoạt động bình đẳng, cạnh tranh sòng phẳng với công ty trong nước. 34
- 2.4. Về quản lý, giám sát trên thị trường chứng khoán Hiện nay, công tác giám sát được thực hiện trên hai mảng chủ yếu: Giám sát tuân thủ: Được thực hiện trên cơ sở Thông tư số 193/2013/TT-BTC, ngày 16/12/2013 hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ. Theo đó, việc kiểm tra, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các đối tượng quản lý bao gồm: Giám sát phát hành, công bố thông tin và quản trị công ty của công ty niêm yết và công ty đại chúng; Giám sát tuân thủ của các định chế trung gian thị trường và Giám sát tuân thủ của SGDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Giám sát giao dịch: thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2013/TT-BTC, ngày 25/01/2013 về giám sát giao dịch chứng khoán. Theo đó, hoạt động giám sát giao dịch trên TTCK được phân theo 02 tuyến: giám sát của UBCKNN và giám sát của SGDCK. Theo Quyết định số 689/QĐ-UBCK, ngày 31/8/2012 của Chủ tịch UBCKNN về ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc UBCKNN với SGDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán trong việc giám sát và xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên TTCK (Quyết định 689), thì việc giám sát được phân định rõ giữa 02 cấp UBCKNN và SGDCK. Đối với các giao dịch tập trung trên SGDCK, SGDCK chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chí cảnh báo để sàng lọc và xác định các dấu hiệu vi phạm trong giao dịch chứng khoán dựa trên các tiêu chí về giá, khối lượng và phương thức đặt lệnh. Còn UBCKNN thực hiện giám sát khi có tin đồn, thông tin từ website, tố cáo khiếu nại, trong trường hợp cần thiết sẽ lập các đoàn kiểm tra tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm để kịp thời xử lý theo thầm quyền. Ngày 01/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho việc thực thi các quy định về xử lý hình sự đối với các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, thuế, tài chính - kế toán, ngày 26/6/2013, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT- BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán. Thông tư này đã làm rõ 03 hành vi tội phạm liên quan đến chứng khoán quy định tại các Điều 181a, 181b, 181c của Bộ luật Hình sự, xác 35
- định chủ thể tội phạm, các tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Ngoài việc xác định hậu quả là thiệt hại về vật chất, Thông tư liên tịch số 10 cũng quy định hành vi phạm tội còn có thể gây ra các hậu quả phi vật chất như: gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về TTCK; làm mất niềm tin của nhà đầu tư vào TTCK; làm ảnh hưởng đến sự công bằng, tính minh bạch, công khai và an toàn của TTCK. 2.5. Một số hạn chế Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Thứ nhất, Luật Chứng khoán năm 2006 ra đời khi TTCK mới hình thành, quy mô thị trường nhỏ bé, các sản phẩm, dịch vụ của thị trường chưa đa dạng, chứng khoán vẫn còn là lĩnh vực mới với đa số người dân Việt Nam. Do vậy, Luật Chứng khoán chỉ đáp ứng được giai đoạn đầu của TTCK với những nội dung cơ bản nhất, phù hợp với một thị trường mới hoạt động, các công cụ chứng khoán, các hoạt động giao dịch cũng như hệ thống quản lý còn đơn giản. Thứ hai, trong xu hướng phát triển chung của TTCK trên thế giới, TTCK Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng đa dạng sản phẩm, hình thức giao dịch phức tạp hơn, nhiều thị trường mới được hình thành như TTCK phái sinh, TTCK phi tập trung, Hơn nữa, một số quy định của thể chế pháp luật về chứng khoán và TTCK chưa hoàn toàn phù hợp, tương thích với luật pháp liên quan, chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK còn phức tạp, thiếu thống nhất, đồng bộ, ảnh hưởng đến tính minh bạch, rõ ràng. Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế trong thời gian vừa qua. Do vậy, một số quy định của Luật Chứng khoán không còn phù hợp, thống nhất, đồng bộ với một số quy định mới được sửa đổi, bổ sung liên quan tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên3 3 Ví dụ quy định liên quan đến hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN, tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN; tỷ lệ sở hữu nước ngoài; chào bán cổ phần, phát hành trái phiếu doanh nghiệp; mô hình tổ chức của SGDCK, TTLKCK; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của SGDCK, TTLKCK; Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của CTCK, CTQLQ; QTCT chứng khoán, CTQLQ đầu tư chứng khoán; CBTT; thẩm quyền thanh tra, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả 36
- Thứ tư, thể chế pháp luật về chứng khoán còn thiếu những quy định mang tính đặc thù áp dụng cho lĩnh vực chứng khoán để bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK, nếu không được sửa đổi thì sẽ gặp vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành. Thứ năm, trên thực tế phạm vi, đối tượng thanh tra, kiểm tra ngày càng rộng; khối lượng công việc ngày càng lớn. Các vi phạm trên thị trường ngày càng tinh vi, phức tạp, khó phát hiện và xử lý: việc chứng minh hành vi vi phạm gặp khó khăn, nhất là trong việc xác định mối quan hệ giữa các đối tượng nghi vấn. Điều đáng nói là, thẩm quyền của cơ quan quản lý (cụ thể UBCKNN) trong công tác thanh tra, giám sát hiện nay còn hạn chế. Do vậy, thời gian qua, UBCKNN gặp nhiều khó khăn trong công tác xác minh, xử lý các vụ việc giao dịch nội gián và thao túng thị trường, nhất là khi các hành vi giao dịch thao túng, nội gián của nhà đầu tư ngày càng phức tạp, tinh vi. 3. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật chứng hƣớng tới phát triển bền vững Thực tế đã minh chứng cho vai trò của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Với việc thực hiện các chức năng cơ bản của mình thị trường chứng khoán phán ánh rõ nét nhất các quy luật của nền kinh tế thị trường và ngày càng trở nên quan trọng trong quá trì vận hành nền kinh tế của mỗi quốc gia. Giai đoạn 2016-2020 mở ra một bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam với nhiều thách thức và thay đổi lớn; đó là vấn đề hội nhập, cải cách thể chế, tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc TTCK và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. TTCK Việt Nam cần có các giải pháp toàn diện để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, đưa thị trường bước sang giai đoạn phát triển mới, ổn định hơn, vững chắc hơn. Một trong những giải pháp thực hiện được liệt kê đầu tiên tại Khoản 3a Điều 1 của Quyết định số 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đó là “Xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán mới (thay thế cho Luật Chứng khoán hiện hành) với phạm vi điều chỉnh rộng hơn, tiếp cận gần hơn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều chỉnh đồng bộ hoạt động chứng khoán trong mối liên kết với các khu vực dịch vụ của thị trường tài chính. Luật 37
- Chứng khoán mới được xây dựng trên cơ sở đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan”. Như vậy, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thị trường chứng khoán, việc hoàn thiện thể chế pháp luật cần thực hiện theo hướng sau: Một là, để hỗ trợ sự phát triển thống nhất, đồng bộ thị trường, thể chế pháp luật cần phải bảo đảm sự tương thích, phù hợp với các phân đoạn khác nhau của thị trường vốn, có tính đến những đặc trưng của thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Các quy định tại Luật Chứng khoán phải hài hòa và tương thích với các Luật khác có liên quan. Nghiên cứu và xây dựng lộ trình phát triển từng phân khúc thị trường (cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh, ) có đề xuất kết quả đạt được cho mỗi giai đoạn cụ thể cũng như tổng thể thị trường chứng khoán nói chung. Hai là, cải thiện nguồn cung, tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán chào bán, tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện huy động vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Nâng cao tiêu chí công ty đại chúng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động về quản trị công ty của công ty đại chúng. Tuy nhiên, việc hài hòa hóa nguồn cung chứng khoán với nhu cầu thị trường là điều kiện quan trọng, giúp TTCK phát triển bền vững. Vì vậy, việc phát triển TTCK không chỉ tập trung ở bên cung của thị trường, mà cần phải tạo điều kiện để củng cố bên cầu của thị trường. Sự hội nhập ngày càng sâu và toàn diện của nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới làm tăng nhu cầu đầu tư không chỉ từ phía các nhà đầu tư và các tổ chức phát hành trong nước. Các nhà đầu tư quốc tế cũng bị thu hút bởi sự năng động của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Sức cầu sẽ được tiếp tục được đẩy mạnh sẽ là động lực phát triển nguồn cung chứng khoán từ phía các doanh nghiệp trong nước cũng như tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Ba là, nâng cao năng lực của các công ty chứng khoán, cần mở rộng và quy định cụ thể phạm vi các dịch vụ tài chính công ty chứng khoán được cung cấp cho khách hàng. Phân biệt rõ các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và dịch vụ tài chính khác nhằm hỗ trợ công ty chứng khoán phát triển các dịch vụ mới. Nâng cao năng lực của hệ thống các công ty chứng khoán thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty chứng khoán huy động các nguồn vốn trong xã hội, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ công ty chứng khoán được cung 38
- cấp. Theo đó, Bộ Tài chính cần nhanh chóng quy định danh mục dịch vụ thuộc dịch vụ tài chính khác trên cơ sở Khoản 14, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đã ủy quyền. Hoàn thiện quy định về các tổ chức định chế trung gian (công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) theo hướng xây dựng hệ thống quản trị công ty và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế tốt; quy định rõ các dịch vụ tài chính CTCK được cung cấp cho khách hàng; bổ sung các quy định liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư, nhất là quy định liên quan đến trách nhiệm của CTCK khi thực hiện làm trung gian, tư vấn liên quan đến từng loại sản phẩm và từng loại khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần có các quy định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trung gian tài chính như công ty định mức tín nhiệm, tổ chức thẩm định giá, công ty quản lý tài sản, công ty kiểm toán độc lập, về trách nhiệm của các đơn vị này liên quan đến chứng khoán và TTCK. Bốn là, củng cố và hoàn thiện khuôn khổ quản lý, giám sát đối với toàn bộ thị trường chứng khoán nói riêng, và cả thị trường tài chính nói chung. Duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, bảo đảm an toàn cho cả hệ thống tài chính quốc gia. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là đẩy nhanh tiến trình hợp nhất Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM nên hệ thống thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ phải kế thừa từ hệ thống thanh viên của các Sở Giao dịch chứng khoán cũ. Hiện nay, thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM chỉ bao gồm các công ty chứng khoán, trong khi thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội bao gồm cả thành viên là công ty chứng khoán (đối với thị trường cổ phiếu) và thành viên là ngân hàng thương mại (trên thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt). Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam còn tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh với định hướng cho phép cả công ty chứng khoán và Ngân hàng thương mại tham gia. Nên thành viên giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam có chiều hướng được mở rộng cho cả đối tượng là ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại chỉ được làm thành viên trên sàn giao dịch chứng khoán phái sinh và sàn giao dịch trái phiếu 39
- Chính phủ. Điều kiện đối với các thành viên trên mỗi sàn giao dịch sẽ khác nhau, đặc biệt là trên sàn giao dịch chứng khoán phái sinh. Thành viên giao dịch của sàn giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ đáp ứng các yêu cầu cao hơn về tình hình tài chính (vốn, chỉ tiêu an toàn tài chính) vì TTCK phái sinh có rủi ro. Hoàn thiện thể chế pháp lý về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam được lý giải bởi những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Từ thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua, đòi hỏi phải sớm hoàn thiện các quy định pháp luật cho phù hợp với sự phát triền của nền kinh tế Việt Nam, theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và thông lệ quốc tế. Việc hoàn thiện thể chế pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo tính tổng thể, tính ổn định trong các quy định liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, bổ sung các quy định còn thiếu, khắc phục những quy định kìm hãm sự phát triển của thị trường chứng khoán. Hay nói cách khác, một TTCK chỉ có thể phát triển lành mạnh khi nó được hoạt động trong một môi trường pháp lý, kinh tế, tài chính phù hợp. Điều này đòi hỏi phải từng bước hoàn thiện pháp luật về TTCK. Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ (2012), Quyết định 252/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 2. PGS.TS. Đỗ Đức Minh (2017), Một số vấn đề lý luận về ph t triển bền vững thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính. 3. Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2012), Thể chế ph p luật kinh tế một số quốc gia tr n thế giới. 4. Quốc hội (2006, 2010), Luật Chứng khoán số 70 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán số 62. 5. Umberto Pisano (2012), The Financial Sector and Sustainable Development: Logics, principles and actors, European Sustainable Development Network. 6. IOSCO (2003), Objective and Principles of Securities Regulation. 7. Một số trang thông tin điện tử liên quan. 40