Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cố phần ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Long An

pdf 8 trang Gia Huy 24/05/2022 1670
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cố phần ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoat_dong_huy_dong_von_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_ngoa.pdf

Nội dung text: Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cố phần ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Long An

  1. NG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN  NG C MINH (*) TÓM TẮT Trong điều kiện tình hình nền kinh tế thế giới biến động không ngừng như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới và các nước khác, nhưng Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Là một chi nhánh, nhưng Vietcombank Long An những năm qua đã không ngừng phát triển nguồn vốn huy động, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, huy động (thu hút) nguồn vốn nước ngoài góp phần không nhỏ vào tình hình kinh doanh chung của hệ thống Vietcombank nói riêng mà còn góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước nói chung. Nghiên cứu được thực hiện nhằm cho biết thực trạng hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Long An giai đoạn 2014 – 2016. Qua đó chỉ ra những thành tựu, những thế mạnh của ngân hàng, kèm theo đó là những hạn chế, những thách thức và cơ hội. Từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách góp phần nâng cao hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong tương lai. Từ khóa: Huy động vốn, hoạt động huy động vốn, Vietcombank Long An. SUMMARY The current fluctuation situation of the world economy has greatly affected the economy of the world and other countries, but Vietnam still has high economic growth rate, facilitating attracting foreign investors into Vietnam and mobilizing (attracting) foreign capital. As a branch, Vietcombank Long An has continuously developed its capital mobilization, greatly contributing to the general business situation of the Vietcombank system in particular but also contributing to the development of the country’s economy in general. The research was conducted to show the situation of capital mobilization at Vietcombank Long An for the period of 2014 - 2016. This shows the achievements and strengths of the bank,along with the limitations and challenges and opportunities. From this, policy recommendations will be made to increase the bank's capital mobilization activities in the future. Key words: Raising capital, capital mobilization activities, Vietcombank Long An. 1. Giới thiệu Trong quá trình hội nhập quốc tế, các ngân hàng thương mại đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh trong hoạt động huy động vốn. Để thích nghi với môi trường mới này, các ngân hàng phải mở rộng quy mô hoạt động, phát triển trên cơ sở an toàn, bền vững và hiệu quả. Hơn nữa, vốn quyết định sự tồn tại của ngân hàng, vì vậy hoạt động huy động vốn là vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi mà sự cạnh tranh về thị phần ngày càng diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng thì các ngân hàng luôn có những biện pháp khác nhau nhằm chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt này. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Long An thuộc địa bàn huyện Bến Lức tỉnh Long An (Vietcombank Long An), từ lâu hoạt động huy động vốn luôn được coi trọng và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại. Xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp giúp Vietcombank Long An huy động vốn một cách tăng trưởng, hiệu quả, an toàn hơn. 2. Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại 2.1. Huy động vốn và các loại nguồn vốn huy động TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 91
  2. NG Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Vốn huy động còn được gọi là tài sản nợ ngân hàng. Bộ phận nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn của bất kỳ một (NHTM) nào. Nguồn vốn huy động bao gồm các nguồn sau:  Tiền gửi Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại (NHTM), khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh toán hộ khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và sự canh tranh gay gắt giữa các NHTM. Đối với tiền gửi thanh toán: Với mục đích giao dịch, trên cơ sở phạm vi số dư có trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện việc chi trả khi khách hàng có yêu cầu hoặc có sự ủy quyền. Các khoản thu nhập của khách hàng đều có thể dễ dàng được ngân hàng nhập vào tài khoản. Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp: Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán rất thuận tiện cho thanh toán song mức lãi suất thường rất thấp. Để đáp ứng nhu cầu và khuyến khích người gửi tiền, tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn cho mình, các ngân hàng đưa ra các hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Dân cư đều có các khoản tiền tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm), họ có thể gửi tiền nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời. Nhằm thu hút ngày càng nhiều các khoản tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền mặt trong nhà. Đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn Tiền gửi của các ngân hàng khác: Với mục tiêu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng trong thanh toán cho khách hàng, các ngân hàng thương mại không chỉ duy trì tiền tại ngân hàng của mình mà còn tiến hành gửi tiền tại ngân hàng thương mại khác.  Phát hành công cụ nợ Các giấy tờ có giá là công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường, nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Bao gồm: Chứng chỉ tiền gửi; Trái phiếu và Kỳ phiếu ngân hàng.  Vay NHTM khác NHTM này đi vay NHTM khác và vay của tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoặc thị trường vốn. Các NHTM đang có lượng dự tr vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại các ngân hàng thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tạm thời để đảm bảo thanh khoản.  Nguồn khác Vay từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN):Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương mại thường vay NHNN. Hình thức vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn).Thông thường NHNN chỉ chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời hạn đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời lỳ. Nguồn ủy thác: NHTM cung cấp dịch vụ ủy thác như cho vay, đầu tư, thu hộ, các hoạt động này tạo nên nguồn vốn ủy thác tại ngân hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 92
  3. NG Nguồn vốn trong thanh toán: Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C ) Nguồn khác: Thuế chưa nộp, lương chưa trả, tiền khấu hao tài sản nhưng chưa ng, 2.2. Vai trò của hoạt động huy động vốn Đối với NHTM: Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng, góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Không có nghiệp vụ huy động xem như không có hoạt động của NHTM, NHTM sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của mình. Đối với khách hàng: Nghiệp vụ huy động vốn tạo cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của khách hàng sinh lời, tạo cơ hội cho khách hàng có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Không những vậy, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy nguồn vốn t m thời nhàn rỗi. Đối với xã hội: NHNN đưa ra thị trường một lượng tiền nhất định đủ để phục vụ nhu cầu cho xã hội. Nếu lượng tiền này quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát. NHTM sẽ là trung gian để quản lý lượng tiền lưu thông trong xã hội, định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế, từng vùng kinh tế, điều hòa vốn giữa những khách hàng có vốn và khách hàng đang thiếu vốn, góp phần kiềm chế lạm phát, tạo nền tảng cho xã hội phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. 3. Thực trạng huy động vốn tại Vietcombank Long An 3.1. Kết quả hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Long An Năm 2016, Vietcombank Long An luôn theo sát biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn để có những giải pháp điều chỉnh huy động vốn kịp thời. Phương án dự phòng thanh khoản của năm đã được xây dựng và luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Bảng 1. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Vietcombank Long An giai đoạn 2014-2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiền gửi 2.052 2.697 2.986 Phát hành giấy tờ có giá 0 0 0 Tổng huy động vốn 2.052 2.697 2.986 (Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Long An cung cấp) Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động liên tục tăng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn qua các năm và tổng tiền gửi huy động được bằng với tổng huy động vốn, do chi nhánh không phát hành giấy tờ có giá trong công tác huy động vốn. Cụ thể năm 2014, tổng huy động vốn là 2.052 tỷ đồng, đến măm 2015 tăng mạnh đạt 2.697 tỷ đồng tăng 31,43% so với năm 2014 tương ứng tăng 645 tỷ đồng. Năm 2016 đạt 2.986 tỷ đồng, tăng 10,72% tương ứng tăng 289 tỷ đồng so với năm 2015.  Phân tích nguồn vốn huy động theo đối tượng Bảng 2 .Nguồn vốn huy động theo đối tượng tại Vietcombank Long An giai đoạn 2014 - 2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Năm 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền % Số tiền % Tổ chức 800 868 805 68 8,5 -63 -7,25 Dân cư 1.252 1.829 2.181 577 46,09 352 19,25 Tổng cộng 2.052 2.697 2.986 645 54,59 289 12 Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Long An cung cấp TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 93
  4. NG Nhìn vào bảng số liệu cho thấy rằng lượng tiền gửi huy động từ dân cư luôn cao hơn từ tổ chức ngày càng tăng qua các năm. Tiền gửi của tổ chức: Nguyên nhân làm cho tiền gửi này tăng là do hiện tượng thừa vốn tạm thời ở một số doanh nghiệp hoặc trường hợp các doanh nghiệp được bảo lãnh nhập hàng trả chậm, tiêu thụ hàng nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán, các đơn vị này tạm thời chuyển vốn vào ngân hàng và xem đó như là một cách kinh doanh an toàn và ít tốn kém nhất. Năm 2016, tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng lạm phát làm cho chi phí tăng cao, các doanh nghiệp phải nâng giá bán sản phẩm nên việc mua bán bị hạn chế. Tiền gửi của dân cư: những chiến lược về sản phẩm như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm dành cho khách hàng VIP, Vietcombank Long An đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi của dân cư góp phần làm tăng nguồn vốn huy động. Đây là một hướng phát triển hợp lý trong những năm qua khi mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu gửi tiết kiệm ngày càng lớn. Năm 2016, lượng tiền này tăng 19,25% tương ứng 352 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,04% trong tổng nguồn tiền gửi huy động, tỷ trọng này cao hơn tiền gửi từ tổ chức cùng năm 2016.  Phân tích tình hình huy động vốn theo loại hình tiền gửi Bảng 3. Nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ tại Vietcombank Long An giai đoạn 2014-2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Năm 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền % Số tiền % VND 1.929 2.487 2.783 558 28,93 296 11,90 USD và ngoại tệ khác 123 210 203 87 70,73 -7 -3,33 Tổng cộng 2.052 2.697 2.986 645 99,66 290.383 22,26 Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Long An cung cấp Tỷ trọng VND trên tổng tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này cho thấy công tác huy động vốn bằng nội tệ rất được ngân hàng chú trọng đầu tư, phát triển và khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng trong nước, kết quả là mang lại nguồn vốn nội tệ lớn cho chi nhánh.  Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn gửi Bảng 4. Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi tại Vietcombank Long An giai đoạn 2014-2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Năm 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền % Số tiền % Không kỳ hạn 712 801 814 89 12,5 13 1,62 Kỳ hạn dưới 12 tháng 843 1.692 1.773 849 100,71 81 4,79 Kỳ hạn trên 12 tháng 497 204 399 -293 -58,95 195 95,56 Tổng cộng 2.052 2.697 2.986 645 54,26 289 101,97 Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Long An cung cấp Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất, nó tác động trực tiếp đến tình hình cho vay của chi nhánh và là nguồn tạo thu nhập chính cho ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu do đây là khoản tiền nhàn rỗi của người dân, khoản tiền chưa cần sử dụng đến, cũng như đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt, người dân thường chọn các kỳ hạn ngắn, đa phần là các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng, nên họ gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao. Tuy nhiên, về tỷ trọng tiền gửi dưới 12 tháng lại giảm so với năm trước là do trên địa bàn TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 94
  5. NG xuất hiện thêm nhiều NHTM nên tình hình cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn, đó là nguyên nhân làm cho hình thức huy động này bị giảm sút đáng kể. 4. Đánh giá chung hiệu quả huy động vốn tại Vietcombank Long An Tỷ trọng các loại tiền gửi Bảng 5. So sánh tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn giai đoạn 2014-2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiền gửi thanh toán 712 801 814 Tổng nguồn vốn 2.052 2.697 2.986 Tiền gửi thanh toán/Tổng nguồn vốn 34,69 29,70 27,26 Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Long An cung cấp Bảng 3 cho thấy, qua 3 năm 2014-2016 thì chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Năm 2014, tỷ lệ này nằm ở mức tương đối 34,69 tỷ đồng. Năm 2015, 2016 thì tỷ lệ này ngày càng giảm dần 29,70% và 27,26% do tiền gửi tiết kiệm tăng nên kéo theo vốn huy động tăng nhanh, còn tiền gửi thanh toán tăng chậm hơn. Chỉ tiêu tiền gửi tiết kiệm trên tổng nguồn vốn Bảng 6. So sánh tiền gửi tiết kiệm trên tổng nguồn vốn giai đoạn 2014 - 2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiền gửi tiết kiệm 1.252 1.829 2.181 Tổng nguồn vốn 2.052 2.697 2.986 Tiền gửi tiết kiệm/Tổng nguồn vốn 61,01 67,82 73,04 (Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Long An cung cấp) Chỉ tiêu tiền gửi tiết kiệm trên tổng nguồn vốn của Vietcombank Long An tăng đều qua 3 năm. Năm 2014 tỷ lệ này là 61,01%, năm 2015 là 67,82%, năm 2016 là 73,04%. Tỷ lệ tổng dư nợ so với vốn huy động Bảng 7. So sánh tổng dư nợ trên vốn huy động giai đoạn 2014 - 2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng dư nợ 3.855 4.199 3.922 Vốn huy động 2.052 2.697 2.986 Tổng dư nợ/Vốn huy động 187,86 155,69 131,34 Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Long An cung cấp Nhìn chung, tổng dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm giảm dần. Năm 2014 tỷ lệ này là 187,86%, năm 2014 tổng dư nợ trên vốn huy động giảm 32,17% so với năm 2014 với tỷ lệ là 155,69%. Tiếp đến năm 2016 tỷ lệ này giảm đáng kể còn 131,34% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó cho thấy ngân hàng đang sử dụng triệt để nguồn vốn huy động, qua mỗi năm nguồn vốn huy động càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho vay vốn của ngân hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 95
  6. NG Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay so với lãi chi cho huy động vốn Bảng 8. So sánh chênh lệch thu – chi từ hoạt động cho vay và hoạt động huy vốn 2014 - 2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Lãi vay từ cho vay 206 342 340 Chi phí huy động vốn 93 114 136 Tỷ lệ thu/chi (lần) 2,20 3,00 2,50 Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Long An cung cấp Bảng 8 cho thấy tỷ lệ thu từ hoạt động cho vay trên chi cho hoạt động vốn có lúc tăng lúc giảm, lãi thu từ cho vay gấp 2 đến 3 lần chi phí huy động vốn. Năm 2014, tỷ lệ này là 2,20% cho thấy lãi thu gấp 2,20 chi phí huy động. Đến năm 2015 thì tỷ lệ này tăng gấp 3,00 lần chi phí huy động. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả, có sinh lời. Sang cuối năm 2016 lãi thu giảm xuống chỉ gấp 2,5 lần chi phí. Bảng 9. Bảng thống kê phân tích tỷ trọng huy động vốn theo các chỉ tiêu (ĐVT: %) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiền gửi thanh toán/Tổng 34,69 29,70 27,26 nguồn vốn Tiền gửi tiết kiệm/Tổng 61,01 67,82 73,04 nguồn vốn Tổng dư nợ/Vốn huy động 187,86 155,69 131,34 Nguồn: Ngân hàng Vietcombank Long An cung cấp 5. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong việc huy động vốn tại Vietcombank Long An 5.1. Hạn chế Thứ nhất: việc thừa hưởng thế mạnh thương hiệu Vietcombank (VCB) với bề dày lịch sử 50 năm phát triển là một thuận lợi để thu hút khách hàng, dựa vào uy tín của Vietcombank, khách hàng tìm đến với VCB Chi nhánh Long An ngày càng nhiều. Song song với thuận lợi trên cũng là những hạn chế tiềm ẩn: việc tìm kiếm khách hàng không được chú trọng một cách rốt ráo do khách hàng chủ yếu tự tìm đến để giao dịch với chi nhánh. Công tác marketing cho hoạt động huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn. Thứ hai: chưa có chính sách lãi suất cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Thứ ba: năng lực cán bộ có trình độ học vấn cao, tuy nhiên kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, còn thụ động, thiếu khéo léo trong công tác huy động vốn. 5.2. Nguyên nhân Thứ nhất: do phụ thuộc vào chính sách chung của trung ương, chi nhánh chưa được chủ động trong ngân sách quảng cáo. Thứ hai: Mức độ cạnh tranh về lãi suất trên địa bàn vô cùng khắc nghiệt. Thứ ba: Cơ chế giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chưa có cơ chế tạo động lực. 6. Kết luận 6.1. Giải pháp phát triển . Đối với địa bàn hoạt động, tiếp tục duy trì địa bàn truyền thống và tìm kiếm thêm địa bàn mới. Chọn lọc những khách hàng mới, phân loại và giữ khách hàng tiềm năng, thành lập thêm các đơn vị trực thuộc tại các huyện của tỉnh nhằm đưa ra sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng; TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 96
  7. NG . Giao chỉ tiêu từng cán bộ, chỉ tiêu huy động vốn từng phòng, quán triệt giải pháp cụ thể được đưa ra trong đề án tài cơ cấu và báo cáo tổng kết đưa ra; . Linh hoạt bám sát diễn biến thị trường trên địa bàn, hàng tháng đánh giá tổng kết kết quả đạt đuợc và chưa được trong công tác huy động vốn để có giải pháp thích hợp; . Tăng cường bán chéo sản phẩm khách hàng vay, tìm kiếm phát triển thêm khách hàng mới; . Bên cạnh đó, công tác duy trì khách hàng hiện có cũng vô cùng quan trọng. Thường xuyên mở các chương trình khuyến mãi về lãi suất đi kèm với quà tặng đặc biệt dành có khách hàng thân quen là một trong những cách hiệu quả để các khách hàng này tiếp tục giao dịch với ngân hàng. 6.2. Giải pháp mở rộng hiệu quả Hoàn thiện công nghệ ngân hàng: Vietcombank Long An luôn coi công nghệ là chìa khóa để phát triển ngân hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và quản trị hệ thống. Do đó, để đáp ứng cho mục tiêu chiến lược phát triển dài hạn của mình, Vietcombank Long An triển khai các dự án như hệ thống Core Banking, hệ thống tài trợ thương mại xử lý tập trung, với việc luôn cập nhật những công nghệ hiện đại, VietcombankLong An đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hiệu quả của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ huy động vốn: Đây được xem là giải pháp quan trọng để tăng cường huy động vốn. Bên cạnh áp dụng hình thức huy động vốn truyền thống thì Vietcombank Long An cần có những nghiên cứu sáng tạo, đưa ra và thực hiện các hình thức huy động vốn khác nhằm thu hút khách hàng mà không trái với quy định của NHNN Việt Nam và trái với pháp luật. Tạo được uy tín đối với khách hàng: Ngân hàng phải đảm bảo an toàn của số vốn mà khách hàng đã gửi, đảm bảo thuận tiện lấy ra dễ dàng phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ, có năng lực, có phong cách, giao dịch tiếp thị tốt để sau này “vui lòng khách đến” của các ngân hàng thương mại, Vietcombank Long An đã tổ chức nhiều khóa học và các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ cho nhân viên, nhân viên ngân hàng luôn hướng tới là một nhân viên chuyên nghiệp, trình độ cao với ba tiêu chí: Hiểu biết khách hàng; Hiểu biết nghiệp vụ và Hiểu biết quy trình. Chính sách khách hàng hợp lý: Có chính sách mềm mỏng, hấp dẫn cần ưu đãi với khách hàng có số dư lớn, gửi thường xuyên, đẩy mạnh kinh doanh việc mua bán ngoại tệ, tiền mặt, đạ séc du lịch, phát hành các chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng, Thực hiện bảo hiểm trách nhiệm về tiền gửi: Tiền gửi là tài sản của người gửi tiền, là nguồn vốn chủ yếu, chiếm t trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Cải thiện và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ: Trước mắt thể hiện ở thái độ phục vụ của giao dịch viên – người trực tiếp giao dịch với khách hàng, đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, có những kỹ năng mềm để thu hút giữ và thu hút khách hàng. Chăm sóc khách hàng, giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng, tiếp thu ý kiến phản hồi và những mối quan tâm của khách hàng, để từ đó đưa ra những chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo về sản phẩm dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và tại các quầy giao dịch của Vietcombank Long An. Tăng cường bán chéo sản phẩm huy động vốn khi khách hàng đến giao dịch. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản thẻ ATM đối với các tổ chức chi trả lương qua ngân sách, các doanh nghiệp trên địa bàn. Có chính sách ưu đãi phí dịch vụ cho các khách hàng lớn tại chi nhánh. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 97
  8. NG Thành lập tổ tư vấn và tiếp thị khách hàng: Với sự tham gia hỗ trợ của các thành viên từ các phòng, ban khác của chi nhánh, tìm kiếm và bán các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank, đặc biệt trong công tác vận động tiền gửi tiết kiệm từ các dự án đền bù giải tỏa từ các hộ dân cư. Lắp đặt thêm các máy POS: Tại các địa điểm mua sắm, cửa hàng, siêu thị nhà hàng lớn trong địa bàn tỉnh. Có chính sách h trợ phí cho các đơn vị chấp nhận thẻ, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ tại các máy POS, làm cho họ thay đổi dần thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Chia phân khúc khách hàng, nhận định đánh giá từng nhóm khách hàng và đưa giải pháp cụ thể: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh; Doanh nghiệp trong nước; Tổ chức chính trị, xã hội, các sở, ban ngành; Các đơn vị có thu (xổ số , hải quan, kho bạc, thuế, điện lực, viễn thông, nước, truyền hình cáp, BHXH, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, trường học, trường dạy nghề); Các dự án của Chính phủ, phi chính phủ, Tổ chứ , hội nghề nghiệp, tôn giáo, ); Các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ chăm sóc cá nhân, hộ kinh doanh cá thể; Cá nhân có thu nhập từ đền bù, bán bất động sản; Cá nhân thu nhập thấp, vãng lai, người lao động lĩnh lương qua tài khoản, lương hưu, trợ cấp, thân nhân của Việt kiều; Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [3]. Nguyễn Đăng Dờn, (2017), giáo trình “Tài chính tiền tệ”, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [4]. Báo cáo tài chính của Vietcombank Long An năm 2014, 2015, 2016, quý 2 năm 2017. [5]. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, Hà Nội. [6]. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 14/2011/TT-NHNN: Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng. [7]. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 15/2013/TT-NHNN: Quy định lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam với các tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [8]. Nghị định 59/2009/NĐ-CP tổ chức hoạt động ngân hàng thương mại [9]. ội (2010), ụng Việt Nam, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010. [10]. Quy định 21/QĐ – TTg ngày 15 tháng 6 năm 2017 “về hạn mức trả tiền bảo hiểm” của Thủ tướng Chính Phủ. : 20/11/2017 : 29/12/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 98