Impact of intellectual capital on the performance of commercial banking in vietnam

pdf 16 trang Gia Huy 23/05/2022 1530
Bạn đang xem tài liệu "Impact of intellectual capital on the performance of commercial banking in vietnam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfimpact_of_intellectual_capital_on_the_performance_of_commerc.pdf

Nội dung text: Impact of intellectual capital on the performance of commercial banking in vietnam

  1. Journal of Finance – Marketing, Vol. 61, Febuary 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING UNIVERSITY OF FINANCE – MARKETING Journal of Finance – Marketing ISSN: 1859-3690 Số 61 – Tháng 02 Năm 2021 IMPACT OF INTELLECTUAL CAPITAL ON THE PERFORMANCE OF COMMERCIAL BANKING IN VIETNAM Le Hong Nga, Nguyen Thanh Đat Bac Lieu University Received date: January 19, 2021 Accepted: February 4, 2021 Post date: February 25, 2021 Abstract: This study aims to analyze the impact of intellectual capital on the performance of 30 Vietnamese commercial banks from 2007 to 2019, using the system generalized method of moments (GMM). The find shows the positive impacts of that intellectual capital (VAIC)on the performance of commercial banking in VietNam. However, the results also emphasize that the relationship between VAIC and the bank’s performance is a nonlinear (U-shaped) relationship. In addition, when observing the components of VAIC, it can be seen that capital efficiency (CEE), efficiency in using human resources (HCE) and capital structure (SCE) have a positive effect on efficiency. financial performance of banks. In particular, the influence of CEE is significant in the financial performance of banks. Therefore, Vietnamese banks need to improve the efficiency of their capital in order to achieve higher returns. Keywords: Performance, Commercial Bank of Vietnam, Intellectual Capital. 48
  2. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING UNIVERSITY OF FINANCE – MARKETING Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing ISSN: 1859-3690 Số 61 – Tháng 02 Năm 2021 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TRÍ TUỆ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Lê Hồng Nga, Nguyễn Thành Đạt Trường Đại học Bạc Liêu Ngày nhận bài: 19/01/2021 Ngày chấp nhận đăng: 04/02/2021 Ngày đăng: 25/02/2021 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2019, sử dụng phương pháp GMM(generalized method of moments). Kết quả cho thấy vốn trí tuệ (VAIC) có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả cũng nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa VAIC và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam là mối quan hệ phi tuyến (hình chữ U). Ngoài ra, khi quan sát các thành phần của VAIC, có thể nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn (CEE), hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực (HCE) và cơ cấu vốn (SCE) có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó, ảnh hưởng của CEE là đáng kể trong hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình để đạt được mức sinh lời cao hơn. Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, Ngân hàng thương mại Việt Nam, Vốn trí tuệ. 1. Giới thiệu có gì ngạc nhiên khi IC thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu từ các Vốn trí tuệ (IC) đóng vai trò quan trọng quốc gia trên thế giới đặc biệt trong các trong hoạt động của mọi tổ chức. Nó đại lĩnh vực quản lý, kế toán và tài chính. Điển diện cho các đặc điểm khác biệt, quyết định hình như nghiên cứu của (Roos, Edvinsson, sự thành công hay thất bại của một công ty & Dragonetti, 1997); (Bontis, 1998); (Wu so với các công ty cùng ngành (El‐Bannany, & Tsai, 2005); (Chen, Danbolt, & Holland, 2008). Vì vậy, trong nhiều năm qua không 2014); (Curado, Guedes, & Bontis, 2014). 49
  3. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 Tại Việt Nam, với sự phát triển mạnh và khủng hoảng ngân hàng (Demirgüç- mẽ của công nghệ thông tin, hệ thống ngân Kunt & Detragiache, 2000). Điều này cũng hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng phản ánh chất lượng quản lý, hành vi của đầu tư và ứng dụng vốn trí tuệ trong các sản cổ đông, chiến lược cạnh tranh của ngân phẩm và dịch vụ của mình. Bởi lẽ, việc sử hàng, hiệu quả và năng lực quản lý rủi ro. dụng hiệu quả IC là nhân tố rất quan trọng Vì IC là một trong những yếu tố ngày càng đóng góp vào sự thành công của ngân hàng quan trọng góp phần vào sự thành công (Goh, 2005; Kamath, 2007). của các ngân hàng, nên điều quan trọng là phải điều tra xem IC có ảnh hưởng gì đến Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động lợi nhuận của ngân hàng ở Việt Nam hay vốn trí tuệ ở các quốc gia trên thế giới đều không. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương nhận thấy rằng việc quản lý vốn trí tuệ hiệu mại Thế giới năm 2007, sự hiện diện của quả có tác động đến việc cải thiện hiệu các ngân hàng nước ngoài trên thị trường quả ngân hàng. Một số nghiên cứu điển ngày càng tăng. Hai hình thức tham gia của hình như: (Meles, Porzio, Sampagnaro, & nước ngoài là đầu tư vào lĩnh vực xanh và Verdoliva, 2016). Tuy nhiên, kết quả nghiên mua lại một cổ phần thiểu số. Sự hiện diện cứu của (Haris, Yao, Tariq, Malik, & Javaid, của các ngân hàng nước ngoài dẫn đến sự 2019) lại cho thấy rằng tác động IC đến lợi cạnh tranh gay gắt về tiền gửi và cho vay, do nhuận của các tổ chức tài chính Pakistan là đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các tuyến tính và phi tuyến tính (mối quan hệ ngân hàng trong nước. Để đối phó, cùng với hình chữ U ngược). Ngoài ra, nghiên cứu việc chuyển hướng sang các hoạt động phi của (Vo, 2018) không tìm thấy mối quan hệ truyền thống, các ngân hàng trong nước cần giữa IC và hiệu quả hoạt động tài chính của nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn trí tuệ của các ngân hàng ở Thái Lan. mình. Hơn nữa, thị trường cũng đã chứng Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã kiến ​​sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa phát triển mạnh mẽ về kinh tế so với thế các ngân hàng thương mại Nhà nước và giới, cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế trung ngân hàng thương mại tư nhân (T. D. Q. Le, bình hàng năm khoảng 5,3% từ năm 2007 2019). Tính cạnh tranh này càng gây áp lực đến năm 2019. Trong đó Việt Nam là một lên các ngân hàng trong việc duy trì nguồn trong những nước đi đầu về kết quả kinh tế thu nhập ổn định. Các ngân hàng này nên và được coi là con rồng tiếp theo của châu coi hiệu quả sử dụng vốn trí tuệ là mục tiêu Á. Với kết quả hoạt động xuất sắc này, hệ dài hạn của họ. Với cấu trúc đa dạng của thống ngân hàng là trụ cột của nền kinh tế hệ thống ngân hàng Việt Nam, điều này đòi Việt Nam do thị trường chứng khoán còn hỏi phải tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tương đối kém phát triển. Khả năng sinh lời để điều tra xem IC có thể tăng lợi nhuận lành mạnh và bền vững là một trong những ngân hàng ở Việt Nam hay không. Vì vậy, yếu tố dự báo chính về khó khăn tài chính bài viết này góp phần xem xét tác động của 50
  4. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của hệ trong những động lực nâng cao năng lực thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. và đảm bảo tăng trưởng của doanh nghiệp (Michalisin, Kline, & Smith, 2000). (Amit 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên & Schoemaker, 1993) cho rằng, vốn trí tuệ cứu quyết định những nguồn lực nào sẽ được sử dụng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới. 2.1. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Bên cạnh đó các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng VAIC là thước đo hiệu quả dùng Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa vốn trí để đo lường mối quan hệ giữa vốn trí tuệ tuệ theo những cách khác nhau. Vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân có thể được hiểu là một phần tài sản vô hình hàng (Pulic, 2004). Theo đó, hầu hết các trong doanh nghiệp, ngoài những tài sản trí nghiên cứu đều tìm thấy mối tương quan tuệ (bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu, thuận giữa VAIC và kết quả tài chính. bí mật kinh doanh, ); vốn trí tuệ còn là sự tổng hợp của kiến thức, kinh nghiệm, các (Kamath, 2007) khẳng định rằng khu mối quan hệ, quy trình làm việc, sự đánh giá vực tư nhân các ngân hàng hoạt động tốt từ thị trường và khách hàng. hơn nhiều so với tất cả các ngân hàng khác ở Pakistan khi sử dụng vốn trí tuệ hiệu quả. Vốn trí tuệ bao gồm 3 thành phần chính: Trong đó, hiệu quả hoạt động tốt là nhờ Vốn con người, vốn cấu trúc và vốn khách vào hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn hàng (Steward, 1997). Vốn con người là nhân lực. (Al-Musali & Ismail, 2014) với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng phương pháp VAIC, sử dụng bộ dữ liệu từ thích nghi và hoạt động của mỗi nhân viên cuộc khảo sát từ các ngân hàng niêm yết Ả trong doanh nghiệp (Schultz, 1961). Vốn Rập trong giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy con người quan trọng, vì đó là nguồn lực hiệu suất IC có liên quan tích cực đến các cho sự sáng tạo và đổi mới mang tính chiến chỉ số hoạt động tài chính của ngân hàng. lược (Bontis, 1998). Cũng với quan điểm trên, (Ting & Lean, Vốn cấu trúc bao gồm tài sản trí tuệ và 2009) kết luận rằng VAIC và ROA có liên cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Ngoài ra, quan tích cực trong lĩnh vực tài chính của vốn cấu trúc còn bao gồm các hệ thống, Malaysia. Kết quả cũng cho thấy ba thành quy trình hay văn hóa của doanh nghiệp phần của VAIC có đóng góp 71,6% vào (Steward, 1997). Vốn khách hàng là các mối khả năng sinh lời của ngân hàng. Kế đến, quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp nhằm nghiên cứu (Alhassan, Asare, Adcroft, & duy trì doanh nghiệp phát triển theo hướng Murphy, 2016) kết luận rằng VAIC có ảnh bền vững: sự hài lòng của khách hàng, sự hưởng tích cực đến hiệu quả của các ngân đánh giá từ các nhà cung cấp, đối tác hay các hàng ở Ghana. Kết quả nghiên cứu còn chỉ cơ quan (Steward, 1997). Vốn trí tuệ là một ra rằng hiệu quả sử dụng vốn con người và 51
  5. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 hiệu quả sử dụng vốn là nhân tố quan trọng ra, (Haris et al., 2019) xác nhận mối quan hệ thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả trong ngành hình chữ U ngược giữa VAIC và ngân hàng ngân hàng. Quy mô ngân hàng và mức độ lợi nhuận ở Pakistan. Trong đó HCE và tập trung của ngành cũng được xác định là CEE có tác động tích cực đến khả năng sinh những động lực quan trọng của năng suất lời ngân hàng nhưng SCE lại có mối tương trên thị trường. Hơn nữa, (Joshi, Cahill, quan nghịch biến. Tuy nhiên, (Joshi, Cahill, Sidhu, & Kansal, 2013) phát hiện ra rằng & Sidhu, 2010) chỉ ra rằng khả năng tạo ra hiệu suất của VAIC là khác nhau đối với các giá trị của các ngân hàng chỉ phụ thuộc vào thành phần cấu thành nên IC trong các lĩnh HCE. CEE và SCE được phát hiện là không vực tài chính của Úc. Trong đó, ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến hiệu quả chung của của vốn con người là đáng kể trong việc tạo các ngân hàng tại Úc. Kết quả nghiên cứu ra giá trị của các ngân hàng trong giai đoạn trên là phù hợp với các nghiên cứu của 2005 – 2007. (Goh, 2005) ở Malaysia, (Kamath, 2007) ở Ấn Độ, (Mavridis, 2004) ở Nhật Bản nơi Gần đây, (Meles et al., 2016) đã khẳng mà các ngân hàng hoạt động hiệu quả do định vốn Trí tuệ tác động tích cực đến hoạt sử dụng tốt IC hoặc HCE và ít sử dụng CEE động tài chính của các ngân hàng Hoa Kỳ. hơn trong ngân hàng của họ. Hơn nữa, một Ngoài ra, kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng nghiên cứu của (Poh, Kilicman, & Ibrahim, vốn con người (HC), một thành phần phụ 2018) cho thấy rằng tác động tích cực của của hiệu quả IC, được cho là có tác động VAIC có thể phụ thuộc vào các thước đo đến hiệu quả tài chính hơn các thành phần khác nhau về khả năng sinh lời của ngân phụ IC khác. Trái lại, (Vo, 2018) nghiên hàng trong từng gia đoạn khác nhau. cứu tác động của VAIC và các thành phần (Mondal & Ghosh, 2012) sử dụng dữ liệu của nó (HCE, CEE, SCE) về hoạt động của của Ấn Độ cho thấy rằng mối quan hệ giữa ngân hàng. Kết quả nghiên cứu không tìm IC và các chỉ số hoạt động tài chính rất đa thấy mối tương quan giữa VAIC và khả dạng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng HCE năng sinh lời của ngân hàng ở Thái Lan. ảnh hưởng tích cực đến ROA và ROE và Quan điểm trên tiếp tục được khẳng định kết luận rằng SCE không đóng vai trò quan bởi (Joshi et al., 2013), (Ozkan, Cakan, & trọng trong lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài Kayacan, 2017) và (Singh, Sidhu, Joshi, & ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vốn Kansal, 2016) khi nghiên cứu ở các quốc gia trí tuệ của các ngân hàng rất quan trọng cho như Úc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn độ. Phát hiện lợi thế cạnh tranh của họ. của họ cũng chứng minh rằng hiệu quả sử dụng vốn (CEE) và hiệu quả sử dụng vốn Tóm lại, các kết quả nghiên cứu đều nhân lực (HCE) ảnh hưởng tích cực đến tài khẳng định rằng VAIC và hiệu quả hoạt chính của các ngân hàng. Trong đó, (CEE) động ngân hàng có mối liên quan chặt chẽ có nhiều ảnh hưởng hơn so (HCE). Ngoài với nhau. Mặc dù, tác động của VAIC đến 52
  6. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 lợi nhuận của ngân hàng là khác nhau và (theo mức độ và sự khác biệt) và các giá trị có thể thay đổi tùy theo loại hình sở hữu trễ của các biến hồi quy khác có khả năng của ngân hàng. Những phát hiện này cho mắc phải tính đồng nhất làm công cụ. Tiếp thấy rằng sự phát triển của các kỹ thuật theo (Bond, 2002), chúng tôi sử dụng các quản lý vốn trí tuệ là cần thiết, cho phép giá trị trễ của các biến được coi là nội sinh các ngân hàng sử dụng IC hiệu quả để như các công cụ được thể hiện bằng chữ in thích ứng với sự thay đổi của môi trường nghiêng trong bảng kết quả. Phương pháp nhằm đạt được mục tiêu của các nhà quản tiếp cận của chúng tôi sử dụng các công lý ngân hàng và các nhà hoạch định chính cụ cho tất cả các phần tử hồi quy ngoại trừ sách. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên những phần tử được coi là ngoại sinh. Bên cứu xem xét IC và hiệu quả hoạt động của cạnh đó, số độ trễ được xác định bằng các ngân hàng thương mại Việt Nam tại Việt thử nghiệm tự tương quan Arellano-Bond Nam. Do đó, nghiên cứu này là cần thiết để (AR) và thử nghiệm hạn chế xác định quá cung cấp một sự hiểu biết về khả năng sinh mức (Hansen, 1982). lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam Mô hình nghiên cứu kế thừa từ (Ozkan trong giai đoạn hiện nay. et al., 2017), phát biểu dưới dạng tổng quát: 2.2. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Yit = α + β.ICit + γ.controlit + ε nghiên cứu Trong đó: Phương pháp nghiên cứu Yit là hiệu quả tài chính của NHTM, Do cấu trúc của dữ liệu bảng được sử được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên dụng trong nghiên cứu này, công cụ ước tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên lượng GMM do (Arellano & Bover, 1995) vốn chủ sở hữu (ROE), đại diện cho hiệu đề xuất được sử dụng. Mục tiêu của GMM quả kinh doanh các hoạt động ngân hàng là kiểm soát hai vấn đề cơ bản bao gồm các thương mại Việt Nam, khi dùng (ROE) giúp vấn đề không đồng nhất và nội sinh không nhà đầu tư đánh giá cách đầu tư của họ tạo quan sát được (Arellano, 2002). Công cụ thu nhập, trong khi lợi nhuận trên tài sản ước lượng GMM tính đến sự không đồng (ROA) giúp nhà đầu tư đo lường cách quản lý sử dụng tài sản hoặc tài nguyên của mình nhất không được quan sát và sự tồn tại của để tạo thêm thu nhập. biến phụ thuộc. Do đó, công cụ ước lượng này mang lại ước tính nhất quán của các ICit là vốn trí tuệ, được đo lường bằng tham số. hệ số giá trị gia tăng trí tuệ (VAIC) và các thành phần của nó, lần lượt là CEE, HCE Đối với các vấn đề về tính đồng nhất, và SCE. công cụ ước lượng GMM của hệ thống sử dụng các giá trị trễ của các biến phụ thuộc Controlit là tập hợp các biến kiểm soát. 53
  7. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 i và t đại diện cho quan sát tương ứng với α, β, γ lần lượt là các hệ số hồi quy; còn ε NHTM thứ i trong năm t. là phần dư. Bảng 1. Mô tả biến Dấu kỳ Tên biến Ký hiệu Công thức đo lường vọng Biến phụ thuộc Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản + Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE Lợi nhuận sau thuế/ + Tổng vốn chủ sở hữu Biến độc lập Hệ số giá trị gia tăng trí tuệ VAIC VAICit = CEEit+ HCEit+ SCEit + Hiệu quả vốn sử dụng CEE CEEit = VAit/CEit + Hiệu quả vốn con người HCE HCEit = VAit/HCit + Hiệu quả cấu trúc vốn SCE SCEit = SCit/ VAit + Biến kiểm soát Tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản +/- Quy mô LNTA Logarit tổng tài sản +/- Sở hữu Owner Biến giả khi ngân hàng có +/- sở hữu nhà nước nhận giá trị 1, và ngược lại 0 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài Foreign Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài +/- Niêm yết Listed Ngân hàng niêm yết nhận +/- giá trị 1, ngược lại 0 Tốc độ tăng trưởng GDP GDP hằng năm +/- Tỷ lệ lạm phát INF INF hằng năm +/- Nguồn: Tổng hợp từ tác giả Phương pháp thu thập số liệu hàng thương mại Việt Nam thu thập từ báo cáo thường niên của 30 ngân hàng thương Số liệu GDP và INF được thu thập từ mại ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019. Tổng cục Thống kê Việt Nam, số liệu ngân 54
  8. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 3. Kết quả và thảo luận Bảng 2. Mô tả thống kê các biến trong mô hình Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 0,008 0,008 -0,055 0,060 ROE 0,086 0,081 -0,820 0,363 VAIC 4,783 2,279 -2,452 19,784 SCE 0,669 0,280 -2,768 2,356 HCE 3,776 2,148 -0,737 18,636 CEE 0,298 0,138 -0,047 0,827 CAP 0,106 0,072 0,029 0,808 LNTA 31,975 1,347 27,520 34,938 OWNER 0,133 0,340 0,000 1,000 FOREIGN 0,066 0,094 0,000 0,300 LISTED 0,279 0,449 0,000 1,000 GDP 0,062 0,007 0,052 0,071 INF 0,076 0,063 0,006 0,231 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA Bảng 2 cho thấy tỷ suất sinh lợi trên tổng mô hình nhưng có hiện tượng phương sai tài sản của các ngân hàng thương mại Việt sai số thay đổi. Cụ thể, kết quả kiểm định Nam bình quân tương đối thấp (0,8%), tỷ cho thấy rằng có mối tương quan thuận suất sinh lời trên vốn chủ sở bình quân đáng kể giữa ROA, ROE với VAIC, CEE và (8,1%). Hệ số giá trị gia tăng trí tuệ VAIC HCE. Trong đó, hệ số cao nhất (0,586 và bình quân mang giá trị dương, nhưng dao 0,487) thể hiện lần lượt mối quan hệ giữa động lớn giữa các NHTM; hiệu quả vốn ROE và CEE và mối tương quan giữa ROA con người HCE có biến động tương tự như và HCE. Các hệ số tương quan khác xấp xỉ VAIC, trong khi hai thành phần còn lại 10%. Ngoài ra, kết quả kiểm định Breusch (CEE và SCE) biến động không lớn. và Pagan cho kết quả P-value = 0,000 chứng minh rằng có hiện tượng phương sai sai 3.1.2. Kết quả phân tích số thay đổi trong mô hình. Do đó, kết quả Các kiểm định đa cộng tuyến và phương ước lượng được thực hiện dựa trên phương sai sai số thay đổi được thực hiện cho thấy pháp GMM là thích hợp để xử lý những vấn không có hiện tượng đa cộng tuyến trong đề trên. 55
  9. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 Bảng 3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi - Breusch và Pagan ROA ROE VAIC VAIC Components VAIC VAIC Components Chi-square (χ2) 41.67 19.27 40.46 123.3 P-value 0.000 0.000 0.000 0.000 Nguồn: Kết quả thu thập được từ phân tích dữ liệu trên STATA Bảng 4 trình bày kết quả ước lượng của có nghĩa là các ước tính không nhất quán. mô hình hồi quy GMM với hai biến phụ Sự không nhất quán sẽ được kết luận nếu có thuộc ROA và ROE. Giá trị p value của kiểm hiện tượng tự tương quan bậc hai (Arellano định Hansen có nghĩa là tất cả các điều kiện & Bond, 1991). Vì giá trị p value của AR2 cho các khoảnh khắc đều được thỏa mãn và cho thấy rằng các điều kiện thời điểm của các công cụ được chấp nhận. Hơn nữa, giả mô hình được đáp ứng. Nói chung, chúng thuyết về sự không tồn tại của tự tương quan tôi kết luận rằng mô hình ước tính đáp ứng bậc nhất giữa các chênh lệch phần dư đầu các kiểm tra chẩn đoán. tiên bị bác bỏ. Tuy nhiên, điều này không Bảng 4. Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy GMM π ROA ROE 0.147 0.106 0.056* 0.130 0.139 0.123 π t-1 (0.025) (0.019) (0.032) (0.030) (0.015) (0.031) 0.003 0.006 0.002 0.039 0.057 0.014 VAIC (0.000) (0.001) (0.000) (0.005) (0.005) (0.003) -0.001 -0.002 VAIC2 (0.002) (0.000) 0.059 0.063 0.073 0.309 0.327 0.043 CAP (0.009) (0.004) (0.010) (0.077) (0.050) (0.118) 0.001 0.003* 0.005 -0.010 0.034 0.014 LNTA (0.002) (0.001) (0.001) (0.013) (0.009) (0.023) 0.010 -0.002 -0.004 0.013 0.167 -0.118 OWNER (0.012) (0.004) (0.002) (0.080) (0.066) (0.033) 0.002 0.002* -0.001 0.030 -0.021 0.019 LISTED (0.001) (0.001) (0.002) (0.014) (0.014) (0.030) 56
  10. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 π ROA ROE -0.007 -0.008* -0.087 0.068 -0.182 -0.960 FOREIGN (0.007) (0.004) (0.029) (0.064) (0.046) (0.416) -0.001 -0.018 VAIC*OWNER (0.001) (0.005) 0.000 0.001 VAIC*LISTED (0.000) (0.006) 0.016 0.234 VAIC*FOREIGN (0.005) (0.069) 0.085 0.053 -0.085 1.914 1.347 -0.715 GDP (0.038) (0.041) (0.082) (1.161) (0.384) (1.233) -0.007 0.001 0.006 -0.229 0.248 0.065* INF (0.006) (0.004) (0.002) (0.049) (0.068) (0.036) -0.069 -0.127 -0.182 -0.124 -1.566 -0.479 Constant (0.048) (0.027) (0.037) (0.356) (0.266) (0.754) No. of Obs 353 353 353 353 353 353 No. of Groups 30 30 30 30 30 30 AR1 0.093 0.037 0.035 0.021 0.063 0.017 (p-value) AR2 (p-value) 0.941 0.563 0.345 0.160 0.763 0.209 Hansen test (p-value) 0.400 0.223 0.879 0.135 0.584 0.831 Ghi chú: *, và chỉ các mức ý nghĩa 10%, 5%, và 1% tương ứng. Nguồn: Kết quả thu thập được từ phân tích dữ liệu trên STATA Bảng 4 Hệ số πt-1 dương và có ý nghĩa Hệ số quy mô ngân hàng (LnTA) dương thống kê ở tất cả các mô hình cho thấy và có ý nghĩa lần lượt ở mức 5% và 1% đối rằng lợi nhuận của ngân hàng là không đổi với hai chỉ số ROA, ROE chỉ ra mối tương theo thời gian. Kết quả này phù hợp với quan thuận giữa quy mô và khả năng sinh lợi (Goddard, Molyneux, & Wilson, 2004), (T. (ROA và ROE) của ngân hàng. Điều này ngụ D. Le & Ngo, 2020). Hệ số CAP (tỷ lệ tổng ý rằng quy mô ngân hàng tác động tích cực vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản) dương và có ý đến cả ROA và ROE của ngân hàng thương nghĩa thống kê ở mức 10%, chỉ ra mối tương mại ở Việt Nam. quan thuận giữa vốn hóa với lợi nhuận của ngân hàng. Phát hiện này phù hợp với kết Hệ số OWNER dương và có ý nghĩa trong quả của T. D. Le and Nguyen (2020). cả hai bảng 4 và 5, cho thấy rằng các ngân 57
  11. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 hàng thương mại cổ phần có lợi nhuận thấp quan hệ phi tuyến tính. Điều này ngụ ý rằng hơn các ngân hàng thương mại Nhà nước. tác động của VAIC còn phụ thuộc vào việc Điều này có thể là do các ngân hàng thương sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn lực mại Nhà nước được hưởng trợ cấp của vô hình khác. Phát hiện này phù hợp với kết Chính phủ. Mặt khác, do quyền sở hữu của quả của Haris et al. (2019), (Britto, Monetti, Chính phủ nên các ngân hàng thương mại & da Rocha Lima Jr, 2014). Ngoài ra, khi Nhà nước thường được coi là an toàn hơn xem xét tương tác giữa VAIC với OWNER, trong hệ thống ngân hàng. Do đó, người gửi LISTED FOREIGN. Kết quả nghiên cứu tìm tiền sẵn sàng chấp nhận mặc dù lãi suất tiền thấy mối quan hệ tích cực của hệ số VAIC * gửi là thấp hơn so với các ngân hàng thương FOREIGN đối với ROA và ảnh hưởng đáng mại cổ phần đưa ra (Le et al., 2019). kể đối với ROE ngụ ý rằng các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng các nguồn Hệ số LISTED tương quan thuận với lực vô hình hiệu quả hơn so với các ngân khả năng sinh lợi (ROA và ROE) cho thấy hàng thương mại trong nước. rằng ngân hàng có niêm yết có lợi hơn so với các ngân hàng không niêm yết. Hệ số Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của mô hình FOREIGN âm và có ý nghĩa cho thấy rằng GMM còn tìm thấy ảnh hưởng của các yếu tỷ lệ vốn sở hữu của nước ngoài có tác động tố vĩ mô đến khả năng sinh lợi của các ngân tiêu cực đối với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam như là: GDP và hàng. Điều này có thể là do, các ngân hàng INF. Cụ thể hệ số GDP có dấu dương và có này đang đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao ý nghĩa đối với khả năng sinh lợi (ROA và hơn để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng. Phát ROE) cho thấy tăng trưởng kinh tế (GDP) hiện này phù hợp với kết quả của (Naaborg có mối tương quan thuận với khả năng sinh & Lensink, 2008). lời của ngân hàng thương mại Việt Nam. Cuối cùng, Hệ số INF có dấu dương và có Hệ số VAIC có dấu dương và có ý nghĩa ý nghĩa thống kê chỉ ra mối tương quan ở mức 1% đối với khả năng sinh lợi (ROA thuận giữa lạm phát và ROA, ngụ ý rằng tỷ và ROE) cho thấy rằng vốn trí tuệ có liên lệ lạm phát cao hơn sẽ dẫn đến lãi suất cho quan tích cực và đáng kể đến khả năng sinh vay cao hơn, do đó lợi nhuận của ngân hàng lời của ngân hàng. Tuy nhiên, hệ số VAIC2 lớn hơn. Tuy nhiên, hệ số này lại âm và có âm và có ý nghĩa ở mức 1%, cho thấy rằng ý nghĩa thống kê ở mức 1% khi hồi quy với VAIC và khả năng sinh lời của các ngân ROE, cho thấy lạm phát có tác động tiêu cực hàng thương mại ở Việt Nam có tồn tại mối đến ROE. 58
  12. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 Bảng 5. Mối quan hệ giữa các thành phần VAIC và lợi nhuận của ngân hàng π ROA ROE πt-1 0.151 0.138 0.130 0.164 0.126 0.094 0.075 0.131 0.106 0.101 (0.050) (0.032) (0.058) (0.047) (0.033) (0.019) (0.027) (0.037) (0.036) (0.040) SCE 0.005 0.003 0.008 0.006 -0.004 -0.077* 0.071 0.50 0.061 -0.041 (0.002) (0.003) (0.003) (0.004) (0.003) (0.038) (0.018) (0.031) (0.029) (0.045) SCE2 -0.007 -0.097 (0.002) (0.008) HCE 0.000 0.003 0.001 0.002 0.002 0.016 0.042 0.009 0.009 0.012 (0.000) (0.001) (0.000) (0.000) (0.000) (0.003) (0.003) (0.003) (0.003) (0.005) HCE2 -0.000 -0.001 (0.000) (0.000) CEE 0.038 0.077 0.034 0.036 0.037 0.495 0.688 0.470 0.462 0.533 (0.005) (0.018) (0.005) (0.007) (0.007) (0.031) (0.102) (0.056) (0.053) (0.067) CEE2 -0.063 -0.300 (0.021) (0.143) SCE*OWNER -0.011 0.092 (0.012) (0.192) SCE*LISTED -0.006 0.052 (0.006) (0.076) SCE*FOREIGN -0.158 -2.340 (0.032) (0.333) HCE*OWNER 0.001 0.006 (0.005) (0.006) HCE*LISTED -0.000 0.011 (0.000) (0.007) HCE*FOREIGN 0.160 -2.215 (0.029) (0.335) CEE*OWNER -0.005 -0.398 (0.018) (0.141) CEE*LISTED -0.017 -0.172 (0.008) (0.076) CEE*FOREIGN 0.037 1.151 (0.061) (0.380) Constant 0.119 0.024 0.074 0.124 0.051 0.522 0.835* 1.106 0.851 1.124 (0.034) (0.039) (0.053) (0.059) (0.072) (0.252) (0.429) (0.280) (0.274) (0.340) No. of Obs 353 353 353 353 353 353 353 353 353 353 No. of Groups 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 AR1 (p-value) 0.012 0.078 0.022 0.021 0.080 0.022 0.017 0.014 0.017 0.014 AR2 (p-value) 0.295 0.364 0.641 0.878 0.407 0.342 0.217 0.292 0.185 0.492 Hansen test (p-value) 0.340 0.993 0.978 0.975 0.923 0.422 0.980 0.967 0.987 0.353 Ghi chú: *, và chỉ các mức ý nghĩa 10%, 5%, và 1% tương ứng. Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên STATA 59
  13. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 Bảng 5 đối với các thành phần VAIC, sinh lợi của ngân hàng (ROA, ROE) có mối hệ số πt-1 dương và có ý nghĩa thống kê ở tương quan thuận VAIC. Tuy nhiên, kết tất cả các mô hình cho thấy rằng lợi nhuận quả cũng nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa của ngân hàng là không đổi theo thời gian, VAIC và hiệu quả hoạt động của ngân hàng kết quả cho thấy tác động của SCE, HCE và là mối quan hệ phi tuyến (hình chữ U). CEE là tích cực đối với ROA và ROE. Trong Ngoài ra, khi quan sát các thành phần của đó, ảnh hưởng của CEE là đáng kể đối với VAIC, có thể nhận thấy rằng hiệu quả sử khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, dụng vốn (CEE), hiệu quả sử dụng nguồn mối quan hệ giữa các thành phần VAIC với nhân lực (HCE) và cơ cấu vốn (SCE) có ROA và ROE là mối quan hệ hình chữ U ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động ngược (phi tuyết tính). Kết quả này là phù tài chính của các ngân hàng. Trong đó, hợp với Haris (2019). Khi quan sát về tương ảnh hưởng của CEE là đáng kể trong hiệu tác giữa các thành phần VAIC và quyền sở quả hoạt động tài chính của các ngân hàng hữu ngân hàng thương mại Việt Nam. Hệ số thương mại. dương và có ý nghĩa của HCE * OWNER chỉ 4.2. Khuyến nghị ra rằng các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước có xu hướng sử dụng vốn con Mặc dù những phát hiện trên cho thấy người hiệu quả hơn các ngân hàng tư nhân, tầm quan trọng của IC trong việc cải thiện do đó tạo ra lợi nhuận cao hơn. Trái lại, hệ khả năng sinh lời của ngân hàng thương số SCE * FOREIGN tương quan nghịch và mại Việt Nam, chúng tôi khuyến nghị các có ý nghĩa lần lượt 5% và 10% với khả năng ngân hàng thương mại Việt Nam nên thận sinh lợi của ngân hàng (ROA, ROE) cho trọng theo đuổi việc đầu tư mạnh vào IC vì thấy các ngân hàng thương mại trong nước những tác động tích cực có thể tồn tại ở một sử dụng cơ cấu vốn là hiệu quả hơn, do đó mức độ nhất định. Bên cạnh đó, chú trọng tạo ra lợi nhuận tốt hơn cho ngân hàng. hoàn thiện vốn cấu trúc thông qua việc hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình, văn hóa 4. Kết luận và khuyến nghị doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng truyền thống và hiện 4.1. Kết luận đại. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động tin để giảm chi phí nhân sự trong các hoạt của vốn trí tuệ đến khả năng sinh lợi của động truyền thống, phát huy vốn nhân lực ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai để nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đoạn 2007 – 2019. Kết quả cho thấy suất phù hợp với xã hội thông tin. 60
  14. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO Al-Musali, M. A. K., & Ismail, K. N. I. K. (2014). Intellectual capital and its effect on financial performance of banks: Evidence from Saudi Arabia. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 164, 201-207. Alhassan, A. L., Asare, N., Adcroft, A., & Murphy, P. (2016). Intellectual capital and bank productivity in emerging markets: evidence from Ghana. Management decision. Amit, R., & Schoemaker, P. J. (1993). Strategic assets and organizational rent. Strategic management journal, 14(1), 33-46. Arellano, M. (2002). Sargan’s intrumental variables estimation and the generalized method of moments. Journal of Business & Economic Statistics, 20(4), 450-459. Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The review of economic studies, 58(2), 277-297. Arellano, M., & Bover, O. (1995). Another look at the instrumental variable estimation of error- components models. Journal of econometrics, 68(1), 29-51. Bond, S. R. (2002). Dynamic panel data models: a guide to micro data methods and practice. Portuguese economic journal, 1(2), 141-162. Bontis, N. (1998). Intellectual capital: an exploratory study that develops measures and models. Management decision. Britto, D. P., Monetti, E., & da Rocha Lima Jr, J. (2014). Intellectual capital in tangible intensive firms: the case of Brazilian real estate companies.Journal of Intellectual Capital. Chen, L., Danbolt, J., & Holland, J. (2014). Rethinking bank business models: The role of intangibles. Accounting, Auditing & Accountability Journal. Curado, C., Guedes, M. J., & Bontis, N. (2014). The financial crisis of banks (before, during and after): An intellectual capital perspective. Knowledge and Process Management, 21(2), 103-111. Demirgüç-Kunt, A., & Detragiache, E. (2000). Monitoring banking sector fragility: A multivariate logit approach. The World Bank Economic Review,14(2), 287-307. El‐Bannany, M. (2008). A study of determinants of intellectual capital performance in banks: The UK case. Journal of Intellectual Capital. doi: Goddard, J., Molyneux, P., & Wilson, J. O. (2004). Dynamics of growth and profitability in banking. Journal of money, credit and banking, 1069-1090. Goh, P. C. (2005). Intellectual capital performance of commercial banks in Malaysia. Journal of Intellectual Capital. Hansen, L. P. (1982). Large sample properties of generalized method of moments estimators. Econometrica: journal of the Econometric Society, 1029-1054. 61
  15. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 Haris, M., Yao, H., Tariq, G., Malik, A., & Javaid, H. M. (2019). Intellectual capital performance and profitability of banks: Evidence from Pakistan. Journal of Risk and Financial Management, 12(2), 56. Joshi, M., Cahill, D., & Sidhu, J. (2010). Intellectual capital performance in the banking sector: An assessment of Australian owned banks. Journal of Human Resource Costing & Accounting. Joshi, M., Cahill, D., Sidhu, J., & Kansal, M. (2013). Intellectual capital and financial performance: an evaluation of the Australian financial sector.Journal of Intellectual Capital. Kamath, G. B. (2007). The intellectual capital performance of the Indian banking sector.Journal of Intellectual Capital. Le, T. D., & Ngo, T. (2020). The determinants of bank profitability: A cross-country analysis.Central Bank Review, 20(2), 65-73. Le, T. D., & Nguyen, D. T. (2020). Capital Structure and Bank Profitability in Vietnam: A Quantile Regression Approach. Journal of Risk and Financial Management, 13(8), 168. Le, T. D. Q. (2019). The interrelationship between liquidity creation and bank capital in Vietnamese banking. Managerial Finance. Mavridis, D. G. (2004). The intellectual capital performance of the Japanese banking sector.Journal of Intellectual Capital. Meles, A., Porzio, C., Sampagnaro, G., & Verdoliva, V. (2016). The impact of the intellectual capital efficiency on commercial banks performance: Evidence from the US.Journal of Multinational Financial Management, 36, 64-74. Michalisin, M. D., Kline, D. M., & Smith, R. D. (2000). Intangible strategic assets and firm performance: A multi-industry study of the resource-based view. Journal of Business Strategies, 17(2), 91-117. Mondal, A., & Ghosh, S. K. (2012). Intellectual capital and financial performance of Indian banks. Journal of Intellectual Capital. Naaborg, I., & Lensink, R. (2008). Banking in transition economies: Does foreign ownership enhance profitability?The European Journal of Finance,14(7), 545-562. Ozkan, N., Cakan, S., & Kayacan, M. (2017). Intellectual capital and financial performance: A study of the Turkish Banking Sector. Borsa Istanbul Review, 17(3), 190-198. Poh, L. T., Kilicman, A., & Ibrahim, S. N. I. (2018). On intellectual capital and financial performances of banks in Malaysia. Cogent Economics & Finance, 6(1), 1453574. Pulic, A. (2004). Intellectual capital-does it create or destroy value? Measuring business excellence. Roos, J., Edvinsson, L., & Dragonetti, N. C. (1997). Intellectual capital: Navigating the new business landscape: Springer. Schultz, T. W. (1961). Investment in human capital. The American economic review,51(1), 1-17. 62
  16. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 61 – Tháng 02 Năm 2021 Singh, S., Sidhu, J., Joshi, M., & Kansal, M. (2016). Measuring intellectual capital performance of Indian banks: A public and private sector comparison. Managerial Finance. Steward, T. A. (1997). Intellectual capital. New York: Bantam Doubleday Dell Publishing Group. Ting, I. W. K., & Lean, H. H. (2009). Intellectual capital performance of financial institutions in Malaysia. Journal of Intellectual Capital. Tổng cục Thống Kê. Vo, D. H. (2018). Should bankers be concerned with Intellectual capital? A study of the Thai banking sector. Journal of Intellectual Capital. Wu, W.-Y., & Tsai, H.-J. (2005). Impact of social capital and business operation mode on intellectual capital and knowledge management. International journal of technology management, 30(1-2), 147-171. 63