Khảo sát kiến thức, thái độ về tham gia bảo hiểm y tế và các yếu tố liên quan của người dân Thành phố Cần Thơ năm 2016

pdf 7 trang Gia Huy 22/05/2022 2470
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát kiến thức, thái độ về tham gia bảo hiểm y tế và các yếu tố liên quan của người dân Thành phố Cần Thơ năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhao_sat_kien_thuc_thai_do_ve_tham_gia_bao_hiem_y_te_va_cac.pdf

Nội dung text: Khảo sát kiến thức, thái độ về tham gia bảo hiểm y tế và các yếu tố liên quan của người dân Thành phố Cần Thơ năm 2016

  1. KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016 Phạm Thị Cẩm Tiên, Nguyễn Thanh Thúy, Lê Vũ Giang Huy, Nguyễn Thị Hương Giang Trung tâm Truyền thông GDSK thành phố Cần Thơ Tóm tắt nghiên cứu Đề tài “Khảo sát kiến thức, thái độ về tham gia bảo hiểm y tế và các yếu tố liên quan của người dân thành phố Cần Thơ năm 2016” được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 11/2016 với 3 mục tiêu cơ bản. Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích với 540 người dân tham gia phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 47% người dân có tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo hình thức hộ gia đình (HGĐ); Người dân có kiến thức chung tốt về chính sách BHYT là 52,2%; Người dân có thái độ chung tốt về chính sách BHYT là 78%; Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi, điều kiện kinh tế gia đình với việc tham gia BHYT; giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn và kinh tế gia đình với kiến thức, đặc biệt nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và việc tham gia BHYT. 1. Đặt vấn đề Sau nhiều năm triển khai thực hiện chính sách BHYT trên cả nước, số người tham gia BHYT tăng nhanh và đạt được mục tiêu mở rộng các đối tượng tham gia BHYT. Thành phố Cần Thơ được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả và đạt được một số kết quả cao. Tính đến ngày 31/12/2015, số người tham gia BHYT của toàn thành phố là 862.960 người đạt tỷ lệ 70,3%. Tuy vậy vẫn còn nhiều thách thức trong lộ trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, đặc biệt những hiểu biết về chính sách và thái độ của người dân về Luật bảo hiểm y tế có một vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Xác định tỷ lệ tham gia BHYT hộ gia đình của người dân thành phố Cần Thơ năm 2016. 39
  2. 2.2. Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ đúng về chính sách BHYT tại thành phố Cần Thơ năm 2016. 2.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và việc tham gia BHYT của người dân tại thành phố Cần Thơ năm 2016. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Người dân đang sinh sống tại thành phố Cần Thơ, hành nghề tự do và thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình. 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích. 3.3. Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Cần Thơ. 3.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 đến tháng 11/2016. 3.5. Chọn mẫu 3.5.1. Cỡ mẫu: Dùng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ Trong đó: n: Là cỡ mẫu z: Trị số phân phối chuẩn, z= 1,96 p: Độ bao phủ BHYT trên dân số toàn thành phố, p=0,7003 d: Độ sai số cho phép, d= 0,05 Thay vào công thức tính được n= 323. Để giảm sai số, chúng tôi nhân mẫu với hiệu ứng thiết kế là 1,5 và tính 10% bỏ cuộc khi chọn mẫu. Lấy mẫu tròn là 540 người. 3.5.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng nhiều giai đoạn Giai đoạn 1: Tại thành phố Cần Thơ chọn 01 quận; 01 huyện có điều kiện kinh tế trung bình và 01 huyện có điều kiện kinh tế kém phát triển trong 09 quận huyện (sau đây gọi là huyện) so với mặt bẳng chung của thành phố. Giai đoạn 2: Tại mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 3 xã/thị trấn. Giai đoạn 3: Tại mỗi xã chọn ngẫu nhiên 1 ấp. Giai đoạn 4: Tại mỗi ấp chọn ngẫu nhiên một tổ, mỗi tổ chọn ngẫu nhiên 60 người. 3.6. Phương pháp thu thập số liệu 3.6.1. Công cụ: Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi được soạn thảo và thử nghiệm trước khi điều tra 40
  3. 3.6.2. Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn 3.7. Phân tích và xử lý số liệu Số liệu sẽ được mã hóa, nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lí bằng phần mềm SPSS 22.0. Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả để xác định các tần số, tỷ lệ và các mối tương quan (kiểm định 2, OR ). Chọn mức p có ý nghĩa <0,05. 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên 540 đối tượng. Trong đó: nhóm 18 - 30 tuổi chiếm 29,8%, nhóm 31 - 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 45,2%, nhóm 45 - 49 tuổi chiếm 20% và nhóm từ 60 tuổi trở lên 5,0%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Cao Minh Lễ 2014 tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang với tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 31 - 44 tuổi (33,7%). Nữ giới chiếm 55,6% cao hơn so với nam giới 44,4%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Cao Minh Lễ (nữ 56%; nam 44%). Đa số ĐTNC có nghề nghiệp chính là kinh doanh/buôn bán (38,5%), công nhân (25,9%) và nghề tự do (27,8%), thấp nhất là nông dân (7,8%). Kết quả này phù hợp với đặc điểm thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương nên người dân chủ yếu làm nghề buôn bán và dịch vụ, nghề nông rất hạn chế. Về trình độ của ĐTNC: đa số có trình độ trung học cơ sở với tỷ lệ 40,6%, trung học phổ thông chiếm 31,7%, tỷ lệ đối tượng có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 15,6%, tiểu học là 11,5% và chỉ có 0,7% đối tượng không biết chữ. 58% đối tượng nghiên cứu có điều kiện kinh tế gia đình ở mức trung bình, là kinh tế khá chiếm 38,7% và kinh tế giàu chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,3%. Nhóm gia đình trong có 3 - 4 người chiếm tỷ lệ 58,7%, nhóm có từ 5 - 6 người chiếm 22%, thấp nhất là nhóm gia đình có 7 người trở lên 3,5%. Có 98% đối tượng đã nghe/biết về BHYT từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Trong đó, đa phần đối tượng nghe/biết BHYT từ đài (85,4%), ti vi (51,5%), đặc biệt nguồn thông tin từ người thân và cán bộ y tế cũng khá cao (55,9% và 43,3%). 41
  4. 4.2. Tỷ lệ tham gia BHYT hộ gia đình 47% người dân có tham gia BHYT theo hình thức HGĐ. Mặc dù, chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức về tỷ lệ tham gia BHYT theo HGĐ của toàn thành phố, nhưng kết quả này hoàn toàn phù hợp với tình hình chung của thành phố Cần Thơ và các tỉnh/thành phố khác trên cả nước. Bảng 1: Lý do ngƣời dân không tham gia BHYT Lý do không tham gia BHYT Tần số (n) Tỷ lệ (%) Không biết chỗ mua thẻ 32 11,2 Không đủ tiền mua thẻ 40 14,0 Không có bệnh 137 47,9 Không thích sử dụng thẻ BHYT khám bệnh 77 26,9 Người dân không tham gia BHYT với lý do không có bệnh chiếm 47,9%, không thích sử dụng BHYT khám bệnh là 26,9% và 14,0% không đủ tiển mua BHYT. Biểu đồ 1: Dự định tham gia BHYT trong thời gian tới (n=286) 58% người dân trả lời có dự định tham gia BHYT trong thời gian tới, 27,6% người dân trả lời không biết và 14,3% người dân không có ý định tham gia. Bảng 2: Lý do tham gia BHYT của đối tƣợng Lý do tham gia BHYT Tần số Tỷ lệ % Phòng đau ốm 236 92,5 Gia đình có người bệnh 78 30,6 Đoàn thể bắt mua 3 1,2 42
  5. Lý do chính khiến đối tượng tham gia BHYT là phòng đau ốm chiếm tỷ lệ khá cao với 92,5%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cao Minh Lễ gần 94%. Những thuận lợi khi tham gia BHYT trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao là chi phí phù hợp kinh tế gia đình 71,8%, được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ y tế địa phương 62,4%, khám chữa bệnh với BHYT nhanh chóng, thuận lợi 51,4%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Cao Minh Lễ, nhưng khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Châu (2011) khi những thuận lợi này là khó khăn ảnh hưởng đến độ bao phủ của BHYT. Lý giải điều này là vì trong nghiên cứu của chúng tôi thì những thuận lợi này là nhận xét của những người đã và đang tham gia BHYT nên họ nắm rõ về BHYT hơn là niềm tin của người dân vào hệ thống BHYT đã có từ trước đây khiến họ không tham gia BHYT như trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu. Và điều này cũng phù hợp khi những khó khăn khi tham gia BHYT theo kết quả nghiên cứu chiếm đa phần (67,3%) là chưa biết rõ về BHYT. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT nếu hết hạn chiếm tỷ lệ khá cao là 93,7%. Điều này thể hiện nhu cầu của người dân ngày càng tăng trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. 4.3. Kiến thức về chính sách BHYT Tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung đúng về BHYT trong nghiên cứu này khá thấp (52,2%). Trong đó, tỷ lệ đối tượng biết BHYT là bắt buộc: 71,7%; biết BHYT là chính sách xã hội không vì kinh doanh: 78,5%; biết quyền lợi khi tham gia BHYT: 76,9%; biết mục đích của BHYT: 67,4%; tỷ lệ biết nguyên tắc của BHYT: 48,5%; tỷ lệ biết đối tượng được tham gia BHYT theo HGĐ: 86,3%; tỷ lệ biết quyền lợi khi tham gia BHYT HGĐ: 80,9%; tỷ lệ biết mức đóng khi tham gia BHYT HGĐ: 61,1%. 4.4. Thái độ về chính sách BHYT Tỷ lệ đối tượng đồng ý BHYT sẽ hạn chế những rủi ro về kinh tế cho gia đình khi có người bệnh phải nằm viện là 86,9%. 86,7% đối tượng đồng ý với người bệnh nặng thì BHYT chi trả phần lớn chi phí khám chữa bệnh. Tỷ lệ đồng ý mọi người nên tham gia BHYT là 83,5%. Tỷ lệ đồng ý sẵn sàng tham gia BHYT dù bản thân mình khỏe là 81,5% và 81,7% sẵn sàng tham gia BHYT dù người nhà mình khỏe mạnh, có 76,7% ĐTNC đồng ý BHYT là chính sách xã hội nhân đạo; 74,4% ĐTNC đồng ý điều kiện để tham gia BHYT như hiện nay là rất dễ dàng và 70% đồng ý mức đóng BHYT như hiện nay là chấp nhận được. 43
  6. Đối tượng nghiên cứu có thái độ chung tốt về chính sách BHYT là 78,0%. Có sự chênh lệch lớn giữa thái độ tốt với kiến thức tốt, có thể do hạn chế của bộ câu hỏi về thái độ, chỉ đưa ra những câu hỏi tích cực vì người dân thường có xu hướng trả lời đồng ý nên thái độ tốt cao. Vì vậy để khắc phục vấn đề này, bên cạnh những câu hỏi tích cực, nên có những câu hỏi tiêu cực, phủ định, đưa ra những nhận định không đúng để đánh giá chính xác hơn về thái độ của người dân. 4.5. Các mối liên quan Liên quan đến việc tham gia BHYT: chúng tôi tìm được mối liên quan giữa nhóm tuổi, điều kiện kinh tế gia đình với việc tham gia BHYT với p<0,05. Cụ thể: nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ tham gia BHYT càng tăng, người dân có điều kiện kinh tế càng cao thì tỷ lệ mua BHYT càng tăng. Người dân có kiến thức chung tốt và thái độ chung tốt thì tỷ lệ tham gia BHYT cao, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Liên quan tới kiến thức: có mối liên quan giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn và kinh tế gia đình với kiến thức chung tốt; đồng thời chúng tôi cũng tìm được mối liên quan giữa việc biết nguyên tắc, mục đích và mức đóng BHYT hộ gia đình với việc tham gia BHYT của của người dân với p<0,05. 5. Kết luận Khảo sát kiến thức, thái độ về tham gia bảo hiểm y tế và các yếu tố liên quan của 540 người dân tại thành phố Cần Thơ năm 2016 cho kết quả như sau: - Tỷ lệ tham gia BHYT hộ gia đình của người dân thành phố Cần Thơ năm 2016 là 47% . - Người dân có kiến thức chung tốt về chính sách BHYT là 52,2%. - Người dân có thái độ chung tốt về chính sách BHYT là 78%. - Người dân có kiến thức chung tốt và thái độ chung tốt thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. 6. Kiến nghị Nâng cao nhận thức của người dân về BHYT, điều này đòi hỏi cơ quan ban hành chính sách, cơ quan thực hiện và địa phương cần có sự phối hợp trong việc tuyên truyền vận động người dân, đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền nhằm cho người dân hiểu được nguyên tắc, mục đích và mức đóng BHYT hộ gia đình. 44
  7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT, tuyên truyền là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, trong đó xác định vai trò quan trọng của Ngành y tế thành phố Cần Thơ và Bảo hiểm xã hội. Tuyên truyền để mỗi người dân hiểu và tự nguyện tham gia BHYT, đặc biệt xác định đối tượng cần tập trung tuyên truyền, vận động tham gia BHYT là đối tượng hộ gia đình. Thực hiện những đánh giá hoặc nghiên cứu sâu về kiến thức, thái độ của người dân về chính sách BHYT để đánh giá đúng và có những can thiệp thích hợp nhằm gia tăng tỷ lệ tham gia BHYT hộ gia đình, tiến tới hoàn thành đề án BHYT toàn dân theo như kế hoạch của thành phố và định hướng của Chính phủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân (2016), Báo cáo Tình hình thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 06 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ. 2. Bộ Y tế (2011), Báo cáo Kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân 3. Chính phủ (2014), Nghị định 105/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế,. 4. Mã Bửu Cầm (2013), Các yếu tố liên quan đến tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân phường Tân Quí, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Y học, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Minh Châu (2011), Thực hiện bảo hiểm Y tế ở Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, 773(7), tr 47-49. 6. Cao Minh Lễ (2014), Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp tư vấn cộng đồng làm thay đổi kiến thức thái độ, thực hành về tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, 2013, Luận án Chuyên khoa II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 7. Trần Văn Tiến (2011), Tổng quan về chính sách Bảo hiểm Y tế ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Chính sách y tế, số 7, tr. 60-66. 8. Hà Thị Thúy (2012), Nghiên cứu sự hài lòng về công tác khám chữa bệnh của bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp điều dưỡng, trường đại học Y dược Cần Thơ. 45