Khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khung_phap_ly_bao_ve_nguoi_tieu_dung_tai_chinh_kinh_nghiem_t.pdf
Nội dung text: Khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính: Kinh nghiệm từ Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
- KHUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM TỪ NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS Đinh Thị Quỳnh Anh, TS. Trịnh Thị Phan Lan - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phạm Thị Ngọc Trang - University of Marketing and Distribution Sciences Tóm tắt Bảo vệ người tiêu dùng tài chính là một nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hiện tại. Đây là tiền đề để xây dựng một thị trường tài chính lành mạnh, trật tự và công bằng, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của thị trường về lâu dài. Tầm quan trọng của vấn đề này cũng được nhiều tổ chức quốc tế khẳng định cũng như xây dựng khung pháp lý và khung giám sát thúc đẩy các quốc gia xây dựng những quy định và cơ chế riêng để bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Dựa trên khung chính sách chung đó, Nhật là một trong những quốc gia tiên phong và đạt được một số thành tựu nhất định với Luật kinh doanh các sản phẩm tài chính; Đạo luật trao đổi và công cụ tài chính cùng với những quy định riêng về bảo vệ người tiêu dùng tài chính ở các lĩnh vực cụ thể như Luật Ngân hàng; Luật kinh doanh bảo hiểm; Tuy nhiên, tại Việt Nam, những công cụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính còn chung chung và chưa rõ ràng, cũng chưa hiệu quả. Vì vậy, bài nghiên cứu trình bài cái nhìn khách quan về thực trạng bảo vệ người tiêu dùng tài chính trên thế giới, lấy dẫn chứng Nhật và thực tế tại Việt Nam. Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra những liên hệ và giải pháp cho vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam. Từ khóa : Bảo vệ người tiêu dùng tài chính, dịch vụ tài chính Abstract: Currently, Financial consumer protection is one of urgent and important tasks. This is the premise to build a fair, orderly, and transparent financial market, as well as to contribute towards the long-term growth of the market. The importance role also has been confirmed by many international organizations. Following that, the legal and regulatory framework that encourages countries to develop their own regulations and mechanisms to safeguard consumers in the financial marketplace also has been built. Based on the framework, Japan is a pioneer country that enables gaining achievements with The Financial Instruments Sales Law (金融商品販売法 ), The Financial Instruments and Exchange Act (金融商品取引法) and many other provisions on Financial Consumer Protection in specific areas such as The Banking Act, Insurance Business Act, etc. However, in Vietnam, Financial consumer protection tools are still generic, unclear, and ineffective. Therefore, the paper presents the current situation of financial consumer protection in the world, in Japan and in Vietnam. Based on that, this paper assesses connections and proposes solutions to improve the financial consumer protection in Vietnam. Keywords: Financial consumer protection, financial services 1. Đặt vấn đề Trong những thập kỷ qua, các chính sách bảo vệ người tiêu dùng tài chính đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Theo Hội nghị nghị Thượng đỉnh G20 178
- (2011), những chính sách bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính sẽ được đưa vào khung pháp lý và khung giám sát. Bên cạnh đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) (2012) và Nghị viện Châu Âu (2014) cho rằng việc bảo vệ người tiêu dùng hạn chế trong các bộ phận của khu vực tài chính đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi những cải tiến trong bảo vệ người tiêu dùng là cần thiết để cải thiện hiệu quả, cạnh tranh. Do đó, Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) đã ban hành các Nguyên tắc cấp cao về bảo vê tiêu dùng tài chính (2012), phương pháp tiếp cận chính sách bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong kỷ nguyên kỹ thuật số: Bảo vệ tài sản, dữ liệu và quyền riêng tư của người tiêu dùng (2020) . Năm 2017, WB đã ban hành Các thông lệ tốt về bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Ở các quốc gia phát triển, những vấn đề về bảo vệ người tiêu dùng tài chính được hình thành và phát triển từ sớm và chú trọng hơn. Ví dụ điển hình là đất nước Nhật. Ở các quốc gia đang phát triển thì xảy ra điều ngược lại. Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính còn khá mới mẻ và còn nhiều mặt hạn chế. Sự bùng nổ trong việc tạo và sử dụng dữ liệu kết hợp với sức mạnh điện toán, khả năng xử lý và phân tích được nâng cao đáng kể bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu và khoa học máy (trí tuệ nhân tạo) đã cho phép quá trình cung cấp dịch vụ tài chính liên tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Do đó, bài viết trình bài kinh nghiệm và hiện trạng của vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính trên thế giới, Nhật và Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam. 2. Kinh nghiệm của Nhật về bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính 2.1. Khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính tại Nhật Đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính là rủi ro luôn đi kèm các giao dịch tài chính và sự bất cân xứng về thông tin giữa các bên tham gia giao dịch, nhất là người tiêu dùng dịch vụ tài chính thường ít chuyên môn về tài chính hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ này (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, ) và hiện nay các hợp đồng dựa vào thuyết minh của các công ty tài chính đang có xu hướng tăng lên. Hơn nữa, do sự chênh lệch về kiến thức và thông tin giữa các bên nên khi tranh chấp xảy ra, người tiêu dùng thường ở trạng thái bất lợi hơn. Do đó, để tạo ra một thị trường tài chính lành mạnh và tăng trưởng bền vững, cần có những cơ chế cụ thể điều tiết sự bất cân xứng trên. Tại Nhật, bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính là đối sách được các cơ quan quản lý tài chính đưa ra dựa trên khoảng cách thông tin giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, nhằm kiểm tra, giám sát các giao dịch trên thị trường tài chính. Cụ thể, nguyên lý cốt lõi đó là xoay quanh “Các biện pháp hành chính cải thiện môi trường giao dịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định hợp lý của người tiêu dùng và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tài chính thực hiện hợp đồng một cách công chính”. Điều 3 của Luật Thành lập Cơ quan Dịch vụ Tài chính quy định rằng "bảo vệ người gửi tiền, chủ sở hữu hợp đồng, nhà đầu tư chứng khoán và các đối tượng tương đương khác" là một trong những nhiệm vụ của Cơ quan Dịch vụ Tài chính. Điển hình là Luật thị trường và Dịch vụ Tài chính, Luật ngân hàng, các đạo luật liên quan đến những hình thức kinh doanh tài chính khác cũng hướng tới việc thiết định cơ chế bảo vệ người tiêu dùng. Thêm vào đó, qua những vụ bê bối và tranh chấp trên thị trường tài chính như các ngân hàng lớn phá sản, gian lận biển thủ quỹ hưu trí, gian lận chuyển nhượng, những thiếu sót và khiếm khuyết trong hệ thống tài chính của Nhật dẫn đến rủi ro lớn cho người tiêu dùng được các cơ quan có thẩm quyền lần lượt nhìn nhận, đánh giá và đưa ra những quy định cụ thể cũng như 179
- các đạo luật có tính pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan. Năm 2000, Luật kinh doanh các sản phẩm tài chính được ban hành, đặt dấu mốc quan trọng cho cơ sở pháp lý bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Cùng với sự phát triển của Đạo luật trao đổi và công cụ tài chính năm 2006, khung pháp lý dần hình thành và liên tục được sửa đổi, bổ sung. Đến nay, những luật liên quan đến Bảo vệ người tiêu dùng Nhật vẫn luôn dựa trên tình huống thực tế, liên tục được rà soát và sửa đổi (Bảng 1). Bảng 1: Hệ thống pháp luật bảo vệ người dùng trong lĩnh vực tài chính tại Nhật Năm Những sự kiện và dấu mốc quan Những sửa đổi lớn để bảo vệ người tiêu trọng dùng 1996 ○ Ý tưởng cải cách hệ thống tài ○ Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi (đưa vào chính (Cải cách thị trường chứng những tiền lệ đặc thù để bảo vệ các khoản khoán - Big Bang phiên bản Nhật) tiền gửi, v.v.) 1997 ○ Báo cáo của Ủy ban Điều tra Hệ thống Tài chính / Báo cáo của Hội đồng Giao dịch Chứng khoán 1998 ○ Ban cố vấn về dòng tài chính mới – chỉnh lý các vấn đề ○ Thành lập Cơ quan Giám sát Tài chính ○ Thành lập Ủy ban Tái thiết Tài chính 1999 ● Vấn đề cho vay công thương ◎ Sửa đổi Luật Kinh doanh cho vay tiền, v.v. (Giảm lãi suất tối đa, tăng cường quy định hành vi, v.v.) 2000 ● Phá sản trong kinh doanh chứng ○ Luật kinh doanh các sản phẩm tài chính khoán phía Nam (thiết định khoản ○ Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi (mở bồi thường do Quỹ Bảo vệ Nhà đầu rộng các biện pháp đặc biệt để bảo vệ đầy tư Nhật thực hiện) đủ các khoản tiền gửi, v.v.) ○ Báo cáo của Hội đồng tài chính ◎ Luật Đầu tư sửa đổi, v.v. (Giảm lãi suất "Khuôn khổ tài chính mới thế kỷ 21" tối đa đặc biệt đối với người cho vay tiền ○ Thành lập Cơ quan Dịch vụ Tài thông thường) chính (Cơ quan Giám sát Tài chính Tích hợp và Cục Kế hoạch Tài chính Bộ Tài chính) ○ Thành lập Hội đồng liên lạc và điều phối các vấn đề tài chính 2001 ○ Ủy ban tái thiết tài chính bị bãi bỏ 2002 ○ Xây dựng Hội đồng Liên lạc và ○ Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi (Đã đưa Điều phối tranh chấp Tài chính “Mô ra biện pháp bảo vệ đầy đủ đối với các hình Hỗ trợ Giải quyết Khiếu nại / khoản tiền gửi để thanh toán (các biện Tranh chấp trong các công ty đoàn pháp vĩnh viễn)) thể Tài chính / các tổ chức tự chủ tài 180
- chính” 2003 ● Vấn đề giao dịch ký quỹ ngoại hối ◎ Sửa đổi Luật kinh doanh cho vay tiền, ● Ngân hàng Ashikaga phá sản (Bảo v.v. (Luật cho vay tiền) vệ đầy đủ các khoản tiền gửi bằng cách quản lý khủng hoảng đặc biệt) 2004 ● Vấn đề thiệt hại do gian lận ○ Sửa đổi Luật Giao dịch Hợp đồng tương chuyển nhượng lai (tăng cường các quy định về giao dịch ● Thiệt hại do thẻ giả / thẻ bị đánh ký quỹ ngoại hối) cắp ◎ Sửa đổi Đạo luật Kinh doanh Cho vay ○ Chương trình cải cách tài chính Tiền (Quy định về khoản vay thế chấp lương hưu bất hợp pháp) 2005 ● Các vấn đề về luật thương mại cổ ○ Sửa đổi Luật Kinh doanh Bảo hiểm phần tư nhân (Đưa ra các quy tắc bảo vệ chủ hợp đồng ● Nhiều vấn đề về đan xen nhiều trong trường hợp các bên chưa có luật căn khoản nợ cứ) ● Không thanh toán bảo hiểm nhân ◎ Luật bảo vệ người gửi tiền khỏi vấn nạn thọ và bảo hiểm phi nhân thọ thẻ giả / trộm cắp ○ Phòng tư vấn sử dụng dịch vụ tài chính được thành lập 2006 ○ Sửa đổi Luật Chứng khoán và Giao dịch (Đạo luật trao đổi và công cụ tài chính, Luật đầu tư Dịch vụ) ○ Sửa đổi Luật Kinh doanh cho vay tiền, v.v. (Điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho vay tiền, ngăn chặn cho vay nặng lãi, tối ưu hóa hệ thống lãi suất, v.v.) 2007 ○ Kế hoạch củng cố thị trường ◎ Luật giảm nhẹ thiệt hại do gian lận chuyển nhượng 2008 ○ Ngân hàng Lehman Brothers phá sản và khủng hoảng tài chính toàn cầu ● Bảo hiểm nhân thọ Yamato phá sản 2009 ● Các vấn đề về quản lý tiền chính ○ Sửa đổi Đạo luật trao đổi và công cụ tài phủ, chẳng hạn như trái phiếu của chính, v.v. (Phát triển hệ thống ADR tài chính quyền địa phương chính) ○ Thành lập Cơ quan hỗ trợ Người ○ Luật tạo thuận lợi tài chính cho tiêu dùng / Ủy ban Người tiêu dùng DNVVN (nỗ lực thay đổi các điều kiện cho vay, v.v.) 2010 ● Vấn đề bán các công cụ phái sinh ○ Sửa đổi đặc biệt về Luật Phục hồi chức ngoại hối cho các doanh nghiệp vừa năng (Mở rộng phạm vi tiến hành thủ tục và nhỏ, v.v. phá sản của cơ quan có thẩm quyền) ● Ngân hàng Incubator Bank of 181
- Japan phá sản (phát sinh vấn đề bảo vệ tiền gửi ban đầu) ○ Kế hoạch hành động tài chính 2011 ○ Trận động đất ở Đông Nhật ○ Sửa đổi Đạo luật trao đổi và công cụ tài chính (vô hiệu dân sự đối với việc bán vốn cổ phần tư nhân của các công ty chưa đăng ký) 2012 ● Các vấn đề quản lý tài sản hưu trí theo cố vấn đầu tư AIJ ● Marudai Securities phá sản (thiết định khoản bồi thường do Quỹ Bảo vệ Nhà đầu tư Nhật thực hiện) 2013 ● Sự cố mất mát tài sản do MRI ○ Sửa đổi Đạo luật trao đổi và công cụ tài International chính (xem xét các quy định về quản lý tài ○ Cuộc họp của các chuyên gia về sản) tái sinh thị trường tài chính / vốn “Các đề xuất để phục hồi thị trường tài chính / vốn” 2014 ● Các vấn đề thiệt hại do quỹ nghiệp ○ Sửa đổi Đạo luật trao đổi và công cụ tài vụ gây ra chính, v.v. (Xem xét các quy định đối với ○ Cuộc họp của các chuyên gia về nhà phân phối quỹ) tái tạo thị trường tài chính / vốn ○ Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi (thiết “Các vấn đề cần tập trung vào việc lập các quy tắc cơ bản trong hoạt động hồi sinh thị trường tài chính / vốn chào bán bảo hiểm) (Khuyến nghị)” 2015 ○ Hội ý tại cuộc họp của các chuyên ○ Sửa đổi Đạo luật trao đổi và công cụ tài gia về tái sinh thị trường tài chính / chính (xem xét hệ thống quỹ chuyên thị trường vốn nghiệp) Nguồn: Fujī kazuya (2015) ( Ghi chú: Dấu ● là các đạo luật có đề cập tới vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính) Văn bản pháp lý mới nhất về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính là Luật Bảo vệ người tiêu dùng tài chính mới được Quốc hội Nhật thông qua tại kỳ họp tháng 3 năm 2020 dự kiến có hiệu lực năm 2021. Luật trực tiếp điều chỉnh vấn đề bảo vệ người tiêu dùng và đưa tầm quan trọng của vấn đề này lên một tầm cao mới. Đồng thời, Luật này cũng tích hợp các điều khoản liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng đang phân tán trong từng lĩnh vực tài chính, thêm mới những quy định chưa có trong luật Bảo hiểm hiện hành, chẳng hạn như chuyển đổi trách nhiệm chứng minh đối với những thiệt hại liên quan đến trách nhiệm giải trình, và những quy định cao hơn về bảo vệ người tiêu dùng tài chính như tăng mức phụ phí, tăng tiền phạt đối với nhà cung cấp dịch vụ tài chính khi vi phạm, Do Luật này mới đưa vào dự thảo nên nhóm tác giả sẽ phân tích khung pháp lý dựa trên Luật có tầm ảnh hưởng nhất hiện tại - Luật kinh doanh các sản phẩm tài chính. 2.2. Những vấn đề quan trọng của Khung pháp lý liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính tại Nhật 182
- Hạt nhân của Khung pháp lý liên quan đến Bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính tại Nhật là Luật kinh doanh các sản phẩm tài chính. Hiện nay, Luật kinh doanh các sản phẩm tài chính dựa trên 3 nhiệm vụ chính (1) Nghĩa vụ giải thích các đề mục quan trọng, (2) Yêu cầu bồi thường thiệt hại, (3) Công khai chào bán. Nghĩa vụ giải thích các đề Yêu cầu bồi thường thiệt Công khai chào bán mục quan trọng hại •Biến động thị trường, tỷ •Quyền chứng minh thiệt •Chào mời phải thích hợp giá hối đoái, chứng hại thuộc về người tiêu với kiến thức, kinh khoán liên quan, v.v. dùng nghiệm và tài sản của đối •Những thay đổi trong •Nếu chứng minh được, tượng được hướng đến tình trạng kinh doanh nhà phân phối sản phẩm •Phương pháp, địa điểm, hoặc tài sản của các nhà tài chính có nghĩa vụ bồi thời gian chào mời phải phân phối sản phẩm tài hoàn theo luật hợp lý, v.v. chính và công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp •Giới hạn về thời gian thực hiện quyền đối với các sản phẩm tài chính và giới hạn về thời gian hủy bỏ Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cục Dịch vụ thông tin Ngân hàng Nhật Luật quy định rằng khi nhà phân phối bán một sản phẩm tài chính, họ phải chào mời công khai và giải thích đúng mức cho người tiêu dùng những vấn đề quan trọng như rủi ro mà sản phẩm đó có cũng như nguy cơ mất vốn gốc và các yếu tố liên quan. Nếu người tiêu dùng bị thiệt hại do không lý giải được những vấn đề quan trọng nêu ở nghĩa vụ trên, thì người bán sản phẩm tài chính phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, việc chào mời phải công khai và phù hợp với đối tượng được hướng đến. Ngoài các Luật có tính pháp lý đưa ra để bảo vệ người tiêu dùng, Nhật cũng đưa ra những văn bản hướng dẫn, thành lập các cơ quan tư vấn và cung cấp thông tin để bổ trợ kiến thức cho người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Một số lưu ý khi mua các sản phẩm tài chính được gợi ý như sau: + Bạn đã nhận được lời giải thích về những điều quan trọng của sản phẩm tài chính mà bạn sắp mua chưa? + Bạn đã hiểu hết lời giải thích từ công ty chào bán chưa? Đối với các câu hỏi và điều khoản tài chính mà bạn không hiểu, hãy đặt câu hỏi cho đến khi bạn hài lòng và hiểu chúng. + Bạn có biết chi phí mua và bán, trong trường hợp hủy trước hạn và các chi phí liên quan sẽ như thế nào không? + Bạn phải giữ tài liệu giới thiệu sản phẩm tài chính và hướng dẫn cho đến khi kết thúc hợp đồng. + Điều kiện kinh doanh của nhà phân phối sản phẩm tài chính có an toàn không? 183
- + Bạn đã kiểm tra chính sách chào mời từ các nhà phân phối khác với sản phẩm tài chính tương tự chưa? Khi có vấn đề xảy ra, tổ chức giải quyết tranh chấp được chỉ định của ADR (Trung tâm tư vấn sản phẩm chứng khoán và tài chính), quầy khiếu nại / tư vấn của từng tổ chức tài chính / tổ chức tài chính, Trung tâm Vấn đề Người tiêu dùng Nhật, Trung tâm Vấn đề Người tiêu dùng Quốc gia, v.v. sẽ cung cấp những tư vấn cho người tiêu dùng cũng như hướng dẫn khiếu nại và các thủ tục giải trình có liên quan. Biểu đồ: Tình trạng giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường tài chính Đơn vị: số vụ Tình trạng giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường tài chính 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số vụ khiếu nại nhận Số vụ khiếu nại giải quyết xong Số vụ tranh chấp nhận Số vụ tranh chấp giải quyết xong Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của Trung tâm tư vấn sản phẩm chứng khoán và tài chính Nhật ADR Trung tâm tư vấn sản phẩm chứng khoán và tài chính là một mắt xích quan trọng trong việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Nhật. Tổ chức này cung cấp cho người tiêu dùng những hướng dẫn, trang bị kiến thức liên quan đến sản phẩm tài chính và giải quyết những tranh chấp khiếu nại phát sinh. Đồng thời, ADR cũng tổng hợp báo cáo, giải quyết, công khai những tiền lệ và liên tục cập nhật thông tin để hỗ trợ người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Tỷ lệ giải quyết tranh chấp khiếu nại của ADR đang ở mức khá cao, từ 89.29% (năm 2011) đến 98.76% (năm 2020). Dựa trên cơ sở dữ liệu về nội dung tranh chấp khiếu nại, các bất cập trong cơ chế giải quyết hiện có, cũng như các vấn đề còn tồn đọng, v,v. của ADR, các nhà tham vấn luật và Chính phủ có cơ sở thực tế để tham khảo khi ban hành, sửa đổi và bổ sung những điều luật liên quan. Tóm lại, Nhật đã có khung pháp lý thống nhất về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Đồng thời, cũng có cơ quan chuyên trách giải quyết những vấn đề tranh chấp và khiếu nại liên quan. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống thông tin công khai, việc giáo dục, nâng cao nhận thức của bản thân người tiêu dùng dịch vụ cũng được chú trọng. Các nhân tố liên quan phối hợp, chia sẻ thông tin để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính công khai, minh bạch, an toàn của thị trường. 184
- 3. Thực trạng bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính tại Việt Nam và giải pháp Thực trạng bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ tài chính tại Việt Nam Về khung pháp lý: Tại Việt Nam, khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Đây là quy định về bảo vệ người tiêu dùng nói chung, chưa có tham chiếu cho sản phẩm tài chính. Cụ thể đối tượng hàng hóa dịch vụ điều chỉnh đa phần là những hàng hóa nếu phát sinh lỗi, hư hại hoặc những vấn đề không tương xứng, có thể trực tiếp nhìn thấy và đánh giá được. Nhưng sản phẩm tài chính có đặc điểm riêng là tính rủi ro và thông tin không cân xứng, những vấn đề này rất khó đánh giá. Vì vậy cần có điều luật cụ thể điều chỉnh. Bên cạnh đó, các luật/ quy định về giao dịch trong lĩnh vực tài chính, ví dụ Luật Quảng cáo năm 2012 có quy định người tiêu dùng có quyền từ chối tiếp nhận quảng cáo, được nắm bắt các thông tin chính xác, bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm quảng cáo không tương ứng. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng chỉ có Điều 10 quy định về việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng, nhưng nhìn chung là chưa đầy đủ. Bảng 2: các văn bản, quy định liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam Có vấn đề liên quan đến Văn bản luật/ quy định liên quan đến bảo vệ Năm bảo vệ người tiêu dùng người tiêu dùng dịch vụ tài chính 2010 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 X 2010 Luật Các tổ chức tín dụng ● Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ 2011 X quyền lợi người tiêu dùng 2012 Luật Quảng cáo X Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương trở thành 2013 thành viên của mạng lưới thực thi và bảo vệ quyền X lợi người tiêu dùng (ICPEN) Quyết định số 1035/QĐ-TTg về Ngày Quyền của 2015 X người tiêu dùng Việt Nam Chỉ thị 15/CT-BCT năm 2015 về đẩy mạnh công 2015 tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ Công X Thương ban hành Văn bản hợp nhất 43/VBHN-VPQH năm 2018 hợp 2018 nhất Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Văn X phòng Quốc hội ban hành 185
- Kế hoạch số 8674/KH-BCT của Bộ Công thương 2020 X liên quan đến quyền của người tiêu dùng Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên Thư viện Pháp luật Việt Nam ( Ghi chú: Dấu ● là các đạo luật có đề cập tới vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính Dấu X là không có đề cập đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính) Về cơ quan quản lý, giám sát: Hiện tại Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm riêng trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính cũng như cơ quan có thẩm quyền đứng ra giải quyết các tranh chấp/ khiếu nại liên quan. Tại Việt Nam, 4 cơ quan liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Công Thương, Bộ Thông tin – Truyền thông và Hội Bảo vệ người tiêu dùng. Cả 4 cơ quan này đều có khả năng tham gia vào quá trình bảo vệ người tiêu dùng, nhưng các cơ quan này đều chưa có các bộ phận chuyên trách cũng như các quy trình quản lý cụ thể. Bên cạnh đó, 4 cơ quan cũng không phân biệt trách nhiệm rạch ròi và lĩnh vực cụ thể trong công tác bảo vệ người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng tài chính. Ngoài ra, trách nhiệm giám sát đối với các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng chưa có sự phân công và phối hợp giữa hợp lý giữa những cơ quan này. Theo Thạch Bình (2018), hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tài chính ở Việt Nam được đánh giá là khá sơ sài. Cụ thể, trong 6 tiêu chí để đánh giá hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính thì Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 2 yếu tố là: có cơ quan quản lý khiếu nại và có hỗ trợ khách hàng bằng đường dây nóng. Các tiêu chí khác (như: phổ cập các chương trình về rủi ro tiêu dùng; xử lý trực tiếp khiếu nại; nhận báo cáo khiếu nại từ các tổ chức tài chính và kiểm soát chất lượng phục vụ ) đều được các quốc gia khác (Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia) áp dụng, nhưng chưa ghi nhận có áp dụng tại Việt Nam. Một số giải pháp về bảo vệ người tiêu dùng tài chính (1) Xây dựng khung pháp lý cụ thể liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng tài chính Từ tổng hợp bảng các văn bản, quy định, sự kiện lớn liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam, ta thấy hầu như chưa có quy định cụ thể cho vấn đề này. Các điều khoản ở mức chung chung, khó áp dụng lên sản phẩm đặc thù như dịch vụ tài chính. Do sự không rõ ràng của luật, bên có kiến thức chuyên sâu về tài chính hơn có nhiều cách để lý giải và lách luật. Điều này làm người tiêu dùng tài chính vốn đã bất lợi lại càng bất lợi hơn. Do đó việc xây dựng khung pháp lý đầy đủ, chi tiết là điều hết sức cấp thiết hiện tại. Mặt khác, trong quá trình tham vấn và xây dựng luật, không chỉ chú trọng ý kiến của các cố vấn, chuyên gia, mà cũng cần nhìn ở góc độ của người tiêu dùng tài chính, nhất là góc độ của những người mới, người có chuyên môn chưa sâu ở lĩnh vực này. Vì đây là những đối tượng dễ bị tổn hại nhất mà các bộ luật hoặc quy định bảo vệ người tiêu dùng nên hướng đến. (2) Gắn trách nhiệm lên cơ quan cụ thể, song song với đó là có cơ chế hỗ trợ, giám sát hợp lý 186
- Như đã phân tích ở trên, việc nhiều cơ quan liên quan nhưng chưa có một cơ quan nào gánh trách nhiệm cụ thể liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng tài chính là việc rất bất cập. Ví dụ khi có sự cố phát sinh hoặc những va chạm, tranh chấp xảy ra trên thị trường, quá trình giải quyết sẽ không nhanh chóng và hiệu quả do chính người tiêu dùng cũng không biết nên liên hệ với cơ quan nào, làm thủ tục như thế nào. Thêm vào đó, các cơ quan chưa có cơ chế hợp tác thống nhất ở lĩnh vực này dẫn đến nguồn dữ liệu không được cập nhật và công khai. Chẳng hạn như mặc dù sự việc đã có tiền lệ, nhưng quá trình tìm kiếm, chia sẻ thông tin vẫn còn hạn chế. Nhìn từ kinh nghiệm của Nhật tại mắt xích liên kết Trung tâm tư vấn sản phẩm chứng khoán và tài chính ADR, có thể thấy rằng việc tổng hợp và công khai thông tin là rất quan trọng. Cụ thể ADR đã thông qua quá trình giải quyết tranh chấp/ khiếu nại phát sinh mà xây dựng nên hệ thống thông tin tham vấn cho người tiêu dùng. Đồng thời, cũng từ cơ sở dữ liệu những tranh chấp/ khiếu nại chưa xử lý được mà cải cách và sửa đổi luật cho phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng tài chính ở Nhật không ngừng hoàn thiện và có tính thực tiễn cao. (3) Xây dựng các cổng thông tin giáo dục về tài chính Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng là rất quan trọng. Nếu người tiêu dùng không có đủ kiến thức và những hiểu biết liên quan, họ sẽ khó có thể giao dịch trên thị trường tài chính hoặc giao dịch thất bại dẫn đến mất niềm tin vào thị trường. Kéo theo hệ lụy đó là thị trường tài chính khó mà tăng trưởng được. Việc giáo dục này cũng cần thông tin và cơ sở dữ liệu thực tế. Vì vậy, nếu chúng ta cũng xây dựng được quy trình hướng dẫn và thu thập thông tin như ở kiến nghị số 2 trường hợp của Nhật, thì người tiêu dùng cũng tiện lợi hơn trong việc tiếp nhận thông tin. Ví dụ như người tiêu dùng có thể tự tra cứu và nắm được những rủi ro phát sinh, những công ty thuyết minh sai lệch gây nhầm lẫn cho khách hàng hoặc là khi cần khiếu nại thì quy trình như thế nào, Tại Nhật, các tổ chức “gần” người dân nhất như ủy ban nhân dân phường/ huyện, cũng có những kênh thông tin riêng để giáo dục người tiêu dùng tài chính. Ví dụ như họ đăng những hướng dẫn chi tiết về thủ tục khởi kiện khi phát sinh sự cố, những lưu ý khi mua các sản phẩm tài chính được gợi ý ở phần trên hoặc cố vấn về lương hưu, bảo hiểm, các quỹ tiết kiệm, Việc thông tin được đăng tải ở những nguồn đáng tin cậy và tần suất gặp những thông tin đó nhiều dẫn đến người tiêu dùng cảnh giác cao và dần dần ý thức được những rủi ro tiềm ẩn của sản phẩm tài chính. (4) Thành lâp Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tài chính Đây sẽ là cơ quan đóng vai trò là cầu nối giữa người tiêu dùng tài chính với nhà phân phối và cơ quan thẩm quyền quản lý nghiệp vụ này. Đồng thời, cũng là cơ quan đại diện cho người tiêu dùng tài chính. Để hoàn thành được những kỳ vọng đó, cơ quan này phải vừa là tổ chức cung cấp các kiến thức tài chính đến người tiêu dùng, giúp nâng cao giáo dục tài chính cho người tiêu dùng, đồng thời cũng là kênh đầu tiên tiếp nhận thông tin về những rủi ro của người tiêu dùng tài chính mang tính thời sự và kiến nghị tới các tổ chức nêu trên. Ngoài ra, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng tài chính có thể thực hiện các trách nhiệm như: (1) Hướng dẫn, giáo dục, giúp đỡ và cung cấp thông tin tư vấn cho người tiêu dùng; (2) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự khởi kiện vì lợi ích chung; (3) Cung cấp cho cơ quan quản lý 187
- nhà nước cơ sở thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính; (4) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát; tham vấn luật; (5) cảnh báo cho người tiêu dùng rủi ro của các dịch vụ tài chính mới, đặc biệt là các dịch vụ tài chính được cung cấp khi cơ quan nhà nước chưa kịp có văn bản hướng dẫn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; (6) Tham vấn và giám sát quá trình xử lý tranh chấp và khiếu nại trên thị trường tài chính, DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Consumer Financial Protection Bureau (2013). Understanding the Effects of Certain Deposit Regulations on Financial Institutions’ Operations - Findings on Relative Costs for Systems, Personnel, and Processes at Seven Institutions. November. European Parliament (2014). Consumer Protection Aspects of Financial Services. Directorate P/A/IMCO/ST/2013-07, February. Fujī kazuya, 2015, Bối cảnh và các vấn đề của các biện pháp bảo vệ người dùng dịch vụ tài chính - tập trung vào các cuộc thảo luận về "Luật Dịch vụ Tài chính phiên bản Nhật" và sự phát triển thể chế gần đây, Văn phòng Nghiên cứu Ủy ban Tài chính Nhật GPFI (2010), G20 Principles for Innovative Financial Inclusion. Hoàng ,Thị Thu Huyền ., & Nguyễn, Thị Vân ., 2020, Bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 13/2020 Hoàng ., Thị Thu Hiền, Đỗ. , Thị Hồng Hạnh, Nguyễn., Thị Vân, 2020, Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong bối cảnh phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 218- Tháng 7. 2020 Klapper, L., El-Zoghbi, M., Hess, J., (2016), UNSGSA, Achieving the Sustainable Development Goals: The Role of Financial Inclusion, Working paper. Masao Kuniyoshi, 2012, Các biện pháp bảo vệ người dùng dịch vụ tài chính tại cơ quan dịch vụ tài chính và Vấn đề pháp lý tài chính, trang 60 Mitsuru Taniuchi, 2013, Nhập môn thực tiễn và lý luận về Tài chính, tái bản lần thứ 2, NXB Doyukan, trang 27 Morgan, D. (2002), Rating banks, risks and uncertainty in an opaque industry, American Economic Review vol. 92 no. 4 September 2002. National consumer affairs center of Japan, truy cập ngày 06/07/2021 OECD (2012), G20 High-Level Principles on Financial Consumer Protection, Organization for Economic Co-operation and Development, 2 rue André-Pascal, 75775 Paris cedex 16, France. OECD (2020), Financial Consumer Protection Policy Approaches in the Digital Age: Protecting consumers’ assets, data and privacy. Shin&Kim (2020), "Luật Bảo vệ người tiêu dùng tài chính" đã thông qua phiên họp toàn thể của Quốc hội, dự kiến có hiệu lực vào năm 2021- Các công ty bảo hiểm cần có hành động nhanh chóng, truy cập ngày 14/07/2021. Takafumi Sato, 2010, Tọa độ của quản trị tài chính, NXB Toyo Keizai, trang 47-49 188
- Thạch Bình (2018), Bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính. Trang thông tin của Cục Dịch vụ thông tin Ngân hàng Nhật, truy cập ngày 06/07/2021 Website của Thư viện pháp luật, truy cập ngày 06/07/2021 2010-115251.aspx Website của Trung tâm tư vấn sản phẩm chứng khoán và tài chính, truy cập ngày 06/07/2021 World Bank (2017), Good practices for Financial Consumer Protection, The World Bank Group, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA. World Bank (2018), Global Financial Inclusion and Consumer Protection Survey 2017, The World Bank Group, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA. World Bank Group (2017), Global Findex Database 2017 Measuring Financial Inclusion and The Fintech Revolution, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433. World Bank, 2015, Diagnostic Review of Consumer Protection and Financial Literacy: Vietnam, Volume 1 189