Kiểm soát hợp đồng gia công may mặc tại các công ty may

pdf 6 trang Gia Huy 2910
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát hợp đồng gia công may mặc tại các công ty may", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_soat_hop_dong_gia_cong_may_mac_tai_cac_cong_ty_may.pdf

Nội dung text: Kiểm soát hợp đồng gia công may mặc tại các công ty may

  1. KIỂM SOÁT HỢP ĐỒNG GIA CÔNG MAY MẶC TẠI CÁC CÔNG TY MAY Nguyễn Thị Cẩm Tú, Phạm Thị Linh, Lý Kiều Trang, Trần Thị Ngọc Nữ Khoa Kiến Trúc - Mỹ Thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên, ThS. Thi Minh Tuấn TÓM TẮT Trong sản xuất kinh doanh, nhu cầu đặt gia công sản phẩm của các doanh nghiệp không ngừng gia tăng do yêu cầu về máy móc, thiết bị và nhân lực để sản xuất một số loại sản phẩm không dễ để đáp ứng được tất cả các yêu cầu trong đơn hàng. Trong ngành may, hầu hết công ty khi hợp tác với đối tác đều thông qua hợp đồng gia công này. Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm hoàn chỉnh và trả tiền gia công. Hợp đồng gia công may mặc cũng như các loại hợp đồng khác, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên là rất quan trọng. Một trong những lợi ích hàng đầu của hợp đồng gia công là nâng tầm uy tín, hình ảnh chuyên nghiệp của công ty trong mắt đối tác, khách hàng và bài viết này sẽ tập trung phân tích về những điều khoản mẫu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng gia công trong doanh nghiệp hoạt động ngành may mặc. Từ khóa: hợp đồng gia công, may mặc, nguyên phụ liệu, sản phẩm may mặc. 1 KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG GIA CÔNG 1.1 Khái niệm Điều 542 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng gia công ( ĐGC là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. Trong ĐGC, một bên nhận nguyên phụ liệu của bên kia để tạo ra một sản phẩm mới. Trong quá trình làm việc, bên nhận gia công phải tự mình tổ chức thực hiện và hoàn thành công việc, giao kết quả cho bên đặt gia công. Bên đặt gia công không kiểm soát quá trình hoạt động nội bộ của bên nhận gia công mà quan tâm đến lợi ích của mình là vật mới được tạo thành có đ ng thời gian, số lượng, chất lượng, khuôn mẫu, như đã thỏa thuận hay không. hi tham gia k kết hợp đồng gia công may mặc thì các bên cần phải ch các đến bản chất của loại hợp đồng này cũng như một số điều khoản riêng biệt đối với loại hợp đồng này. ài viết này sẽ tập trung phân tích về những điều khoản mẫu liên quan đến hợp đồng gia công mà trên thực tế đã được đa số các công ty áp dụng cho việc hợp tác sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gia công hàng may mặc. 922
  2. 1.2 Nội dung của h p đồng gia công Trong hợp đồng gia công hàng may mặc thì nội dung chính là đối tượng để làm hợp đồng, đó là: − Tên hàng hóa, sản phẩm, kiếu dáng và giá cả mà hai bên đã thỏa thuận và giá trị của hợp đồng. − Thông tin hai bên tham gia ký kết hợp đồng: tên, địa chỉ và người đại diện theo pháp luật của hai bên trong hợp đồng gia công. − Và một số điều khoản chung mà hai bên đã trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất để chốt hợp đồng. − Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của người đặt gia công và nhận gia công. − Thủ tục và phương thức thanh toán hợp đồng. − Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công. Quyền và nghĩa vụ của bên đ t gia công trong hợp đồng gia công. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đ ng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận. Nhận lại toàn bộ tài sản gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Cử người đại diện kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công trong hợp đồng gia công. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa trong trường hợp hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. 2 BẢNG HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC 2.1 Thông tin hai bên tham gia ký kết h p đồng Bên đưa gia công (Bên A): Tên công ty: Địa chỉ công ty: 923
  3. Điện thoại: Mã số thuế: Tên và chức vụ của người đại diện: Bên nhận gia công (Bên B): Tên công ty: Địa chỉ công ty: Điện thoại: Mã số thuế: Tên và chức vụ của người đại diện: Số tài khoản, ngân hàng: 2.2 Đối ư ng h p đồng Đối tượng để làm hợp đồng ở đây là hàng may mặc, bao gồm các mã hàng mà bên A đưa cho bên B. Trong đó, thể hiện rõ các thông tin liên quan đến đơn hàng (khách hàng, mã hàng, màu, số lượng, đơn giá, ngày đồng bộ nguyên phụ liệu và ngày giao hàng). Đơn giá CM: là đơn giá mà bên A giao cho bên B tham gia các công đoạn cụ thể, tùy theo từng công đoạn mà đơn giá hai bên thỏa thuận khác nhau, trong bảng bên dưới là đơn giá CM cho các công đoạn: Cắt, may, đóng gói thành phẩm cho toàn bộ đơn hàng đã được liệt kê. Thông thường đơn giá này được quy ra thành tiền đồng Việt nam. Ngày đồng bộ nguyên phụ liệu: là ngày mà bên A cung cấp nguyên phụ liệu cho bên B để bên B có thể bố trí kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Ngày giao hàng cho bên A: là ngày mà bên B phải giao hàng cho bên A sau thời gian tiếp nhận nguyên phụ liệu và tiến hành sản xuất. Đây là điều kiện quan trọng trong hợp đồng, nó đảm bảo cho đơn hàng được giao hay xuất khẩu đ ng lịch, tránh việc trễ hàng mà dẫn đến các chi phí phát sinh. Với đặc thù ngành may mặc là chủ yếu xuất khẩu sang nước ngoài (châu Âu hoặc châu Mỹ) và phương tiện vận chuyển là bằng tàu biển (by SEA), nên nếu đơn hàng xuất trễ ngày giao thì đồng nghĩa trễ chuyến tàu thì khách hàng yêu cầu xuất hàng bằng đường hàng không (by Air) thì chi phí cực lớn và không có doanh nghiệp nào mong muốn sẽ xảy ra với mình. Bảng 1. Nội dung chính trong hợp đồng gia công hàng may mặc Ngày Ngày giao Khách Số lư ng Đơn giá CM Thành tiền STT Tên hàng Mã hàng Màu/PO giao NPL hàng cho hàng (chiếc ) (VNĐ) (VNĐ) đồng bộ bên A 1 JCP QUẦN 82115 – 1 BLACK 7.500 24.677 185.077. 00 20/03/2015 07/05/2015 2 JCP QUẦN 82115 – 2 BLACK 15.000 24.677 370.155.000 20/03/2015 16/04/2015 3 JCP - ANA QUẦN 117726 – 1 BLACK 640 25.750 16.480.000 20/04/2015 16/04/2015 4 JCP - ANA QUẦN 117726 – 2 BLACK 16 25.750 412.000 25/04/2015 25/05/2015 5 JCP - ANA QUẦN 117726 – 3 BLACK 1.215 25.750 31.286.250 25/04/2015 22/05/2015 TỔNG CỘNG: 24.371 603.410.750 924
  4. 2.3 Các điều khoản liên quan đến h p đồng 2.3.1 Nguyên phụ liệu - Tài liệu kỹ thuật - Bên A sẽ cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu may, định mức, mẫu rập, tài liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật cho bên B ngay sau khi nhận được hàng - Định mức hao hụt nguyên phụ liệu: 3% cho tất cả nguyên phụ liệu, riêng phụ liệu đóng gói là 2%. - Trong quá trình tiếp nhận, quản lý và tổ chức sản xuất, bên B cần kiểm tra thực tế về tình trạng, số lượng, chất lượng của nguyên phụ liệu. Nếu phát hiện sự khác biệt giữa chứng từ và thực tế, thì bên B có trách nhiệm báo cho bên A kịp thời xử lý. - Bên B có trách nhiệm bảo quản tốt nguyên phụ liệu từ khi nhận, sản xuất đến khi giao hàng thành phẩm cho bên A. Nếu có bất kỳ sự hư hỏng hay thất thoát, thiếu hụt về nguyên phụ liệu xảy ra trong quá trình trên thì bên B phải bồi thường theo yêu cầu của bên A/khách hàng bên A. - Bên B phải sử dụng nguyên phụ liệu theo đ ng định mức đã giao. Nếu bên B sử dụng vượt định mức cho phép mà không có sự chấp thuận của bên A/khách hàng bên A thì bên B phải bồi thường số thành phẩm thiết yếu theo yêu cầu của bên A/khách hàng bên A. 2.3.2 Đ ều kiện kỹ thuật - Căn cứ vào mẫu gốc, tài liệu kỹ thuật do bên A/khách hàng bên A cung cấp, bên B làm ra mẫu đối, mẫu size set để bên A khách hàng bên A duyệt trước khi sản xuất hàng loạt. Trong quá trình sản xuất nếu bên B gặp những vướng mắc về kỹ thuật hoặc nguyên phụ liệu thì bên B phải thông báo ngay cho bên A/khách hàng bên A để giải quyết kịp thời. - Bên B đảm bảo thành phẩm giao cho bên A theo quy cách và thông số của tài liệu kỹ thuật và mẫu đối duyệt. 2.3.3 Giao nhận nguyên phụ liệu - thành phẩm - Bên A giao nguyên phụ liệu cho bên B tại kho bên A hoặc tại địa điểm khi bên A quy định và nhận thành phẩm đã may xong theo đ ng qui định của khách hàng tại kho bên A hoặc tại địa điểm do bên A qui định nhưng phải trong phạm vi hai bên thỏa thuận. - Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, số lượng thành phẩm và ngày giao thành phẩm theo yêu cầu của bên A. - Trường hợp bên B giao hàng trễ hơn quy định, dẫn đến việc bên A trì hoãn ngày giao hàng đối với khách hành của bên A, bên B sẽ phải chịu mọi chi phí phát sinh liên quan như: cước phí hàng không hoặc bồi thường do hàng bị giảm giá, từ khách hàng của bên A. - Bên A chịu phí vận chuyển nguyên phụ liệu cho bên B sản xuất (tại công ty của bên A). Bên B chịu chi phí vận chuyển hàng thành phẩm đến kho công ty của bên A. Phí bốc xếp đầu nào đầu đó chịu. 925
  5. 2.3.4 Thanh lý nguyên phụ liệu thành phẩm - Trong vòng 07 ngày sau khi xuất hàng, bên B có trách nhiệm lập bảng thanh lý nguyên phụ liệu và thành phẩm có xác nhận của bên A. - Sau khi các bảng thanh lý được ký xong, bên B phải giao trả toàn bộ nguyên phụ liêu và thành phẩm thừa chỗ bên A trong vòng 5 ngày. Nếu bên B giữ lại số nguyên phụ liệu và thành phẩm thừa mà không trả cho bên A thì bên A có quyền giữ lại số tiền gia công tương ứng với đơn giá mua nguyên phụ liệu cộng với thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, cho phí nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu và đơn giá FOB đối với thành phẩm. 2.3.5 Thanh toán Bên A thực hiện thanh toán cho bên B bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt đồng Việt Nam trong 30 ngày kể từ ngày bên B xuất hàng và giao hóa đơn cho bên A. Thuế GTGT: bên A thanh toán cho bên B ngay sau khi bên A được hoàn thuế nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày xuất hàng. Chứng từ thanh toán gồm: - 1 hóa đơn giá trị gia tăng do Bộ tài chính phát hành. - 1 biên bản thanh lý nguyên phụ liệu có chữ ký bên A và bên B. - 2 biên bản thanh lý hợp đồng có chữ ký bên A và B. - 1 bản cam kết về chất lượng hàng (nếu khách hàng yêu cầu). 2.3.6 Đ ều khoản chung - Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản trong hợp đồng này. Không bên nào tự ý đổi thay điều chỉnh các điều khoản trên. Mọi sự thay đổi, bổ sung phải được hai bên nhất trí bằng văn bản cụ thể . - Các phụ kiện và văn bản kèm theo hợp đồng này đã được hai bên ký kết là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. - Mọi vấn đề không đề cập trong hợp đồng này sẽ căn cứ theo các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước để xử lý. - Nếu xảy ra tranh chấp, hay vi phạm hợp đồng thì hai bên sẽ gặp nhau thương lượng. Nếu thương lượng không thỏa đáng, một trong hai bên có quyền đưa ra Tòa Kinh tế - Tòa án Nhân dân của tỉnh/thành phố xét xử. Phán quyết của tòa án Kinh tế là phán quyết cuối cùng buộc hai bên thi hành, bên có lỗi sẽ chịu mọi hình phạt phát sinh. - Hợp đồng này được lập thành 04 bản chính, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị ngang nhau và có hiệu lực đến sau 01 năm so với ngày ký hợp đồng. - Cuối cùng, bản hợp đồng phải được đại diện hai bên ký tên và đóng dấu hoàn tất hợp đồng. 926
  6. 3 KẾT LUẬN Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, tức là hợp đồng này không được giao kết bằng lời nói. Có thể hiểu gia công là một hoạt động thương mại, trong đó bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hay toàn bộ nguyên liệu, vật liệu do bên đặt gia công cung cấp để thực hiện hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Các bên tham gia hoạt động gia công sẽ ký kết hợp đồng gia công với tư cách là hai chủ thể riêng biệt, không phụ thuộc lẫn nhau, phù hợp cho các doanh nghiệp cần sản xuất sản phẩm nhưng chưa thành lập. Như vậy, khi các bên tham gia giao kết hợp đồng thì cần xem những quy định của bộ luật dân sự 2015 trước khi giao kết hợp đồng. Bên đặt gia công cần phải cung cấp đầy đủ các nguyên liệu để bên nhận gia công có thể tiến hành gia công, phải thanh toán đầy đủ và đ ng hạn cho bên nhận gia công. Bên cạnh đó, bên đặt gia công có thể hủy hợp đồng hay yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nếu bên nhận gia công gây ra thiệt hại. Đối với bên nhận gia công, phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với việc gia công sản phẩm, được hưởng tiền công như đã thỏa thuận và phải chịu bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại hoặc vi phạm hợp đồng. Trên đây là bài viết trách nhiệm của các bên khi giao kết hợp đồng may mặc. Nhờ có hợp đồng gia công nên việc giao kết giữa hai bên đều có căn cứ, nếu có trường hợp tranh chấp xảy ra giữa một trong hai bên như kiện cáo hay bên A hoặc bên B vi phạm thì lấy hợp đồng trên ra giải quyết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [2] Thi Minh Tuấn (2021), Bài giảng môn Lập kế hoạch sản xuất, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. 927