Kiểm soát linh hoạt mức cung tiền trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2014
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát linh hoạt mức cung tiền trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kiem_soat_linh_hoat_muc_cung_tien_trong_dieu_hanh_chinh_sach.pdf
Nội dung text: Kiểm soát linh hoạt mức cung tiền trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2014
- 117 KIỂM SOÁT LINH HOẠT MỨC CUNG TIỀN TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 Nguyễn Thị Dung, K15 – NHTMK Nguyễn Thị Hạnh, K15 – NHTMK Nguyễn Thị Khuy, K15 – NHTMK Năm 2014 mặc dù phải đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế nhưng có thể coi là một năm thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Thành công nổi bật nhất và cũng là điểm sáng trong điều hành chính sách tiền tệ 2014 là sự kiểm soát linh hoạt mức cung tiền MS thông qua sự phối hợp một cách nhịp nhàng, có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ và công cụ trên thị trường ngoại hối. Nhờ đó mà cung tiền được điều hòa hợp lý, lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, cán cân thanh toán quốc tế ở trạng thái thặng dư liên tục. Bài nghiên cứu của nhóm sẽ tập trung làm rõ tác động qua lại của các công cụ trên trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát linh hoạt mức cung tiền MS. 1. Cơ sở lý thuyết Mức cung tiền Cung tiền (MS) là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông bao gồm các tài sản là tiền và các tài sản khác được coi là tiền nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và nhu cầu cất trữ giá trị của các chủ thể phi ngân hàng. MS = m. MB MS: lượng tiền cung ứng m: hệ số nhân tiền MB: lượng tiền cơ sở (tiền trung ương)
- 118 Mặc dù lượng tiền cung ứng không chỉ bao gồm lượng tiền được NHTW in ra, mà còn bao gồm các khoản tiền gửi tại NHTM và các công cụ tài chính có tính lỏng khác, nhưng việc tạo nên khối tiền này trong nền kinh tế luôn bắt nguồn từ lượng tiền do NHTW phát hành. Cùng với khả năng tạo tiền của NHTM, quy mô của khối lượng tiền cung ứng của nền kinh tế trong một giai đoạn nào đó sẽ được quyết định. NHTW phát hành tiền trung ương qua các kênh tương ứng sau khi khối lượng MB cần bổ sung đã được xác định: Mua ngoại tệ và vàng trên thị trường ngoại hối. Cho Chính phủ hoặc đại diện của Chính phủ vay. Cho NHTM vay. Mua chứng khoán trong nghiệp vụ thị trường mở. NHTW phát hành tiền qua các kênh trên, đồng thời cũng phải điều tiết, kiểm soát lượng tiền cung ứng để phù hợp với nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ, từ đó kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị tiền tệ và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. NHTW sử dụng nhiều công cụ để kiểm soát mức cung tiền cung ứng trong nền kinh tế, tuy nhiên các công cụ được sử dụng chủ yếu là: 1.1. Chính sách lãi suất: Cơ chế tác động: Khi NHTW điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, việc đi vay của NHTM tại NHTW sẽ khó khăn hơn khi chi phí đi vay tăng lên. Từ đó buộc NHTM phải thu hẹp khả năng cung ứng tín dụng để khôi phục dự trữ, làm giảm khả năng tạo tiền của NHTM, cung tiền giảm. Sự biến động lãi suất tái cấp vốn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất cho vay của các NHTM. Khi NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của NHTM. Để bù đắp chi phí này, NHTM sẽ tăng lãi suất cho vay. Khi lãi suất cho vay tăng, sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, từ đó làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng.
- 119 1.2. Công cụ trên thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm kiểm soát cung tiền, ổn định giá cả. Để duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết, thì cần có một chế độ tỷ giá và hệ thống can thiệp thích hợp. Cơ chế tác động: Khi tỷ giá tăng, xuất nhập khẩu ròng tăng lên, góp phần cải thiện cán cân thương mại, một lượng ngoại tệ chảy vào trong nước. Khi đó, NHTW sẽ có động thái mua ngoại tệ vào nhằm giữ tỷ giá không bị giảm, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, mặt khác nhằm tăng dự trữ quốc gia. Động thái mua ngoại tệ vào đồng thời sẽ bơm ra một lượng MB. Phát hành tiền thông qua thị trường ngoại hối không chỉ tăng MB mà còn giúp NHTW thực hiện chính sách tỷ giá và sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối có hiệu quả hơn. 1.3. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua, bán ngắn hạn các GTCG trên thị trường tiền tệ của NHTW nhằm mục đích thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Cơ chế tác động: Về lượng: khi NHTW mua chứng khoán, sẽ tác động trực tiếp đến dự trữ (R) của hệ thống NHTM, làm R tăng, khả năng tạo tiền thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống NHTM tăng từ đó MS tăng. Về giá: Khi NHTW mua chứng khoán, nguồn cung vốn trên thị trường liên ngân hàng tăng, làm lãi suất liên ngân hàng giảm, lãi suất cho vay giảm, làm MS tăng. Tác động đến giá chứng khoán: Khi NHTW mua chứng khoán (chủ yếu là Tín phiếu kho bạc) làm cho cầu chứng khoán đó tăng, dẫn đến giá tăng, lãi suất của chứng khoán đó giảm. Mức sinh lời từ việc mua chứng khoán thấp hơn gửi tiền tại ngân hàng, làm cho nhu cầu gửi tiền tăng lên, lãi suất tiền gửi giảm, lãi suất cho vay giảm, từ đó làm MS tăng. Đây là công cụ rất quan trọng trong việc điều tiết và kiểm soát mức cung tiền trong nền kinh tế của NHTW. Ưu điểm của loại công cụ này là rất linh hoạt, NHTW có
- 120 thể chủ động về mặt giá, lãi suất và thời gian. Đồng thời công cụ này tác động nhanh và tức thời đến khối lượng tiền trong lưu thông; có thể dễ dàng sửa chữa khi NHTW có quyết định sai lầm trong việc bơm hút tiền trong nền kinh tế. 2. Thực trạng kiểm soát cung tiền năm 2014 2.1.Chính sách điều hành lãi suất Chính sách điều hành lãi suất là một trong những công cụ quan trọng kiểm soát lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. Năm 2014 NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 12-14% so với năm 2013. Theo số liệu trên Website của NHNN thì dư nợ tín dụng của nền kinh tế vào cuối năm 2013 vào khoảng 3.478.000 tỷ đồng, như vậy để đạt được mục tiêu đề ra, trong năm 2014, nền kinh tế phải hấp thụ một lượng vốn khoảng 417.360-486.920 tỷ đồng [website NHNN]. Để đạt mục tiêu đề ra NHTW đã có những biện pháp cụ thể đưa ra cho thị trường tiền tệ. Năm 2014 có lẽ là 1 năm có nhiều biến động đối với thị trường lãi suất của Việt Nam khi mà NHTW có tới 2 đợt điều chỉnh lãi suất: lãi suất điều hành và lãi suất cho vay ngắn hạn . Lần thứ nhất, thực hiện vào ngày 17-3-2014: điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm xuống 6,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm xuống 1%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống 6%/năm [Tổng cục thống kê]. Với động thái này NHNN kỳ vọng sẽ tăng khả năng cho vay và lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế cũng theo đó tăng theo. Đồng thời giảm lãi suất huy động sẽ là cơ sở để giảm lãi suất cho vay, ở thời điểm đó các NHTM cũng có những điều chỉnh giảm về lãi suất do đó các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng việc giảm này sẽ kéo theo việc giảm lãi suất cho vay ra nền kinh tế đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất. Theo thông cáo báo chí của NHNN thì 6 tháng đầu năm, tín dụng mới chỉ tăng 3,52%, tương đương với khoảng 122.400 tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế. Để thực hiện
- 121 theo đúng mục tiêu đề ra, trong 6 tháng cuối năm, lượng vốn đưa vào nền kinh tế ước phải tăng thêm khoảng 300.000 tỷ đồng [website NHNN]. Khi tín dụng tăng mạnh, tình trạng vay mượn trên thị trường liên ngân hàng sẽ có nhiều đột biến. Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm, thống kê cho thấy tổng khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch qua đêm và giao dịch kỳ hạn 1 tuần không có nhiều đột biến. Thậm chí, giao dịch bình quân một ngày trên thị trường liên ngân hàng trong tháng 7 ước vào khoảng 20.200 tỷ đồng, tiếp tục sụt giảm khoảng 2.000 tỷ đồng/ngày so với tháng 5 và tháng 6 cho thấy tình trạng thanh khoản của hệ thống tương đối dồi dào đồng nghĩa với việc chưa có nhiều đột biến trong tăng trưởng tín dụng. Biểu đồ 1. Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng(tỷ đồng). Nguồn: Tổng cục thống kê(2014) Lần thứ hai, thực hiện vào ngày 29-10-2014: điều chỉnh lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa các lĩnh vực ưu tiên từ mức 8%/năm
- 122 xuống còn 7%/năm; giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD từ mức 1%/năm xuống 0,75%/năm. Giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ 8%/năm xuống còn 7%/năm [Tổng cục thống kê]. Đây có thể được coi như giải pháp tín dụng của NHNN để phấn đấu đạt được mục tiêu tín dụng cả năm 2014 là 12-14%, đảm bảo lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế góp phần tháo gỡ khó khăn , thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Thay đổi trong điều hành lãi suất năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước đã tác động tích cực đến cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của các ngân hàng thương mại được gia tăng hơn. Nhiều người lựa chọn gửi kỳ hạn tới 24 và 36 tháng vì dự báo lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2015. Lãi suất huy động kỳ hạn dài chênh lệch kỳ hạn ngắn từ 1,6% - 2,6%/năm, đường cong lãi suất trở về đúng với bản chất vốn có của nó. Xem xét riêng diễn biến lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, khối này chiếm trên 50% thị phần huy động vốn và cho vay trong năm 2014 thì có thể thấy, lãi suất cho vay đã giảm tới 3%, lãi suất huy động vốn cả 2 kỳ hạn đều giảm 1%. [Tổng cục thống kê]. Còn nhìn dài hạn hơn, so sánh thời điểm hiện nay thì cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay nội tệ của các tổ chức tín dụng đều giảm về mức thấp hơn mặt bằng lãi suất cách đây 10 năm. Nhìn chung, toàn bộ thị trường đến cuối tháng 12-2014, lãi suất giảm từ 1,5% - 2% so với cuối năm 2013, nhưng người dân vẫn gửi tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại (vì lãi suất thực dương). Tính đến hết năm 2014, ước tính tổng phương tiện thanh toán tăng 15,65%, tăng trưởng tín dụng ở mức 12.62%, các NHTM luôn ở trong trạng thái thanh khoản tốt, nguồn vốn khả dụng dồi dào qua đó lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.
- 123 2.3. Các công cụ trên thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối là một trong những kênh truyền tải của chính sách tiền tệ, truyền dẫn tác động từ các công cụ thông qua mục tiêu trung gian kiểm soát mức cung tiền nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Trong đó, quan trọng nhất là mục tiêu ổn định giá cả. Năm 2014 sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối đi cùng những cam kết và khả năng thực hiện cam kết một cách nhất quán từ phía NHNN là một thành công đáng ghi nhận nhờ đó mức cung tiền được kiểm soát một cách linh hoạt. Trong cả năm 2014, tỷ giá chỉ tăng 1% lên 21.246 VND/USD vào 19/06/2014. Trong suốt quý I, tỷ giá hầu như diễn biến theo chiều hướng ổn định, không có biến động nào đáng chú ý. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng đứng yên tại mức 21.036 VND/USD trong khi tỷ giá giao dịch tại các NHTM dao động trong khoảng 21.060- 21.110 VND/USD. Cán cân thương mại xuất siêu hơn 1 tỷ USD trong khi giải ngân vốn FDI tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2013, đạt hơn 2,8 tỷ USD góp phần giúp nguồn cung USD dồi dào[Tổng cục thống kê]. Một số liệu đáng chú ý là trong quý I, NHNN đã mua vào lượng ngoại tệ lên tới 7,7 tỷ USD tạo áp lực làm cung tiền tăng lên, NHNN đã trung hòa rất tốt lượng tiền đồng bơm ra để mua ngoại tệ qua hai kênh OMO và tín phiếu ngân hàng. Do vậy, việc mua vào ngoại tệ của NHNN không gây nhiều rủi ro đến lạm phát . Sang quý II, sau gần 1 năm duy trì tỷ giá liên ngân hàng ở mức 21.036 VND/USD, NHNN đã quyết định tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 1% lên 21.246 VND/USD từ ngày 19/6/2014. Động thái này được nhìn nhận như một biện pháp can thiệp nhằm bình ổn thị trường trong bối cảnh tỷ giá tại các NHTM tăng kịch trần kể từ sau sự kiện biển Đông bất ngờ bùng nổ vào tháng 5. Sau khi được điều chỉnh, tỷ giá tại các NHTM nhanh chóng hạ nhiệt và ổn định trở lại. Điều đáng chú ý là chỉ vài ngày sau khi điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, NHNN yết giá bán USD tại các sở giao dịch của NHNN với mức giá khá sâu
- 124 21.400 đồng/USD so với mức trần 21.458 đồng/USD. Theo đánh giá của nhóm, NHNN đã linh hoạt hơn khi sử dụng giá bán USD tại các sở giao dịch của mình như một “chốt chặn mềm” trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ nói riêng và điều tiết mức cung tiền MS nói chung khẳng định cam kết bình ổn tỷ giá trong ngắn và trung hạn. Sau khoảng thời gian ít biến động trong suốt Quý III, tỷ giá có dấu hiệu tăng lên trong tháng 10, đặc biệt là vào cuối tháng và bước sang đầu tháng 11. Trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức 21.246 VND/USD thì tỷ giá bán tại các ngân hàng thương mại phổ biến trong khoảng 21.270 – 21.320 VND/USD. Tỷ giá bán tại các NHTM hiện đang cao hơn tỷ giá bình quân liên ngân hàng khoảng 0,35%-0,4%. Tỷ giá có dấu hiệu nóng lên là do áp lực như: cầu ngoại tệ tăng theo yếu tố mùa vụ; tăng trưởng tín dụng ngoại tệ khá nóng và đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác trên thế giới. Biểu đồ 3. Tỷ giá USD/VND Trước tình hình đó NHNN đã khẳng định “sẽ không điều chỉnh tỷ giá cho đến hết năm 2014” thậm chí sẵn sàng “bán ngoại tệ để can thiệp”, ổn định tỷ giá trong biên độ đề ra. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi nguồn cung ngoại tệ hiện khá dồi dào. Trong 11
- 125 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 2,06 tỷ USD, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư ở mức cao trên 11 tỷ USD; vốn FDI giải ngân duy trì xu hướng tăng và đạt 12,4 tỷ USD; kiều hối tiếp tục tăng so với năm 2013 và dự trữ ngoại hối hiện đang ở trên 35 tỷ USD, tương đương khoảng trên 12 tuần nhập khẩu. NHNN đã phát huy tốt vai trò cơ quan điều hành, chủ động can thiệp và điều tiết tốt thị trường, giữ vững cam kết không điều chỉnh tỷ giá, từ đó củng cố niềm tin của thị trường với tiền đồng, kiểm soát mức cung tiền một cách hiệu quả. 2.4. Nghiệp vụ thị trường mở Trước sức ép làm tăng cung tiền từ việc tăng tỷ giá và điều chỉnh giảm lãi suất, NHNN đã can thiệp ngay lập tức trung hòa thông qua nghiệp vụ thị trường mở để kiểm soát linh hoạt lượng tiền cung ứng. Thành công trong điều hành công cụ thị trường mở OMO năm 2014 có được là do sự điều hành linh hoạt, sự theo dõi, bám sát thị trường, diễn biến tình hình thanh khoản của hệ thống để có những quyết định sáng suốt khi bơm, hút tiền ra nền kinh tế với khối lượng và kỳ hạn hợp lý. Nửa đầu 2014, NHNN đã hút 150.000 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Tín phiếu thể hiện vai trò chủ đạo trong công tác điều tiết thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Trong tháng 1, NHNN đã bơm ròng qua OMO 94.654 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn và nghiệp vụ bán tín phiếu [website NHNN]. Đối với nghiệp vụ mua kỳ hạn, khối lượng trúng thầu trong tháng 1 là 71.331 tỷ đồng, khối lượng đáo hạn là 23.256 tỷ đồng. Như vậy, NHNN đã bơm ròng qua nghiệp vụ mua kỳ hạn là 48.075 tỷ đồng. Đối với nghiệp vụ bán tín phiếu, nhằm mục đích bơm tiền vào lưu thông, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong dịp Tết Nguyên Đán, NHNN không tổ chức đấu thầu tín phiếu, nhưng khối lượng tín phiếu đáo hạn là 46.579 tỷ đồng.
- 126 Do NHNN hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, nên áp lực về nhu cầu tiền mặt đối với thị trường liên ngân hàng giảm mạnh. Trong tháng 2 và tháng 3 NHNN thông qua 2 nghiệp vụ mua kỳ hạn và bán tín phiếu để liên tục hút bớt lượng tiền trong lưu thông, nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Biểu đồ 2.Diễn biến NHNN bơm hút tiền thông qua kênh OMO trong tháng 2- 3/2014 (Đơn vị: tỷ đồng) Nguồn: website NHNN Việt Nam Trong 5 tháng đầu 2014, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ CSTT, đặc biệt là qua kênh thị trường mở, đã chủ động đưa tiền và rút tiền linh hoạt, phù hợp với nhu cầu tiền tệ, để kiểm soát cung ứng, hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối trong điều kiện mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối. Đến hết tháng 5/2014, tổng phương tiện thanh toán của toàn hệ thống tăng 5,28% so với 2013, thanh khoản ổn định, dự phòng chi trả tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho doanh ghiệp và người dân; thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt, lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ, tương đương mức cuối 2013. Nửa cuối 2014, thị trường mở diễn ra khá sôi động.Từ 7 – 8/2014, NHNN liên tục bơm hút tiền trên kênh OMO, bơm ròng hơn 32 nghìn tỷ đồng.[Tổng cục thống kê]. Trong bối cảnh thanh khoản của nhiều NHTM tiếp tục ổn định, khối lượng tín phiếu đáo
- 127 hạn tương đối lớn và NHNN vẫn đang tiếp tục mua USD, vì vậy NHNN cần phải tăng cường phát hành tín phiếu nhằm điều hòa lượng tiền cung ứng. Trong tháng 9, NHNN hút tiền trên OMO 5 tuần liên tiếp, hút ròng 67.461 tỷ đồng [Tổng cục thống kê], chủ yếu thông qua nghiệp vụ bán tín phiếu. Trong 3 tháng cuối năm 2014, NHNN bơm ròng do khối lượng tín phiếu đáo hạn quá lớn, để điều tiết lượng cung tiền hợp lý trong nền kinh tế, NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu. Tính từ đầu năm đến đầu tháng, NHNN đã đấu thầu thành công tổng cộng 870.484 tỷ đồng tín phiếu, trong đó có 697.487 tỷ đồng tín phiếu đã đáo hạn. Hiện còn 172.997 tỷ đồng tín phiếu chưa đáo hạn, trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, 56 ngày, 84 ngày, 91 ngày và 182 ngày lần lượt là 21.153 tỷ đồng, 28.665 tỷ đồng, 3.670 tỷ đồng, 111.388 tỷ đồng và 8.121 tỷ đồng [Tổng cục thống kê]. Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ quan trọng của CSTT trong việc thực hiện các mục tiêu mà NHNN đã đề ra. Với ưu điểm là linh hoạt; chính xác; chủ động về lãi suất, thời hạn, thời gian; dễ sửa chữa sai lầm và có tác động nhanh chóng, thông qua OMO, NHNN có thể dễ dàng điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế phù hợp với nhu cầu tiền tệ. Trong 3 năm trở lại đây, công cụ này có những đóng góp đáng kể trong việc điều tiết tiền tệ, ổn định hệ thống ngân hàng. Sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường OMO bắt đầu từ cuối 2011. Vào thời điểm đó, thị trường biến động mạnh, thanh khoản của nhiều ngân hàng trong tình trạng căng thẳng, đặt hệ thống trước nguy cơ sụp đổ. Nếu NHNN không kịp thời hỗ trợ thanh khoản thì các ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu chi trả khi người dân có xu hướng rút tiền mạnh. Khi đó thông qua OMO NHNN đã bơm một khối lượng tiền lớn hỗ trợ kịp thời các TCTD. Không chỉ là điểm tựa thanh khoản vững chắc cho các TCTD sự bơm – hút linh hoạt trên OMO còn có vai trò quan trọng đối với NHNN trong việc điều tiết lượng cung tiền một cách hiệu quả, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát. Năm 2014, NHNN đã mua một lượng ngoại tệ rất lớn, điều này đồng nghĩa với việc NHNN đã
- 128 đưa một lượng tiền VND ra lưu thông. Bằng các công cụ và giải pháp điều hành của mình, NHNN đã hút tiền về để can thiệp trung hòa tác động của lượng tiền đã đưa ra để mua ngoại tệ. 3.Tác động tới tăng trưởng kinh tế và lạm phát: 3.1. Về tăng trưởng kinh tế Sự kiểm soát linh hoạt mức cung tiền đã mang lại những dấu hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2014. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96% [Tổng cục thống kê]. Đây là mức tăng cao nhất so với 2 năm trước. Điều này cho thấy, đà phục hồi của nền kinh tế năm 2014 đã có dấu hiệu tích cực. Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo quý 2011-2014 Nguồn : Tổng cục thống kê Vốn đầu tư toàn xã hội của 4 quý năm 2014 đạt lần lượt là 214,8 tỷ đồng; 299,9 tỷ đồng; 331,4 tỷ đồng và 386,8 tỷ đồng. Vốn đầu tư của toàn xã hội quý 4 đã tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2013. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đang tăng dần và đã bắt kịp tỷ trọng năm 2013.
- 129 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục ghi nhận con số ấn tượng với tổng vốn đăng ký đạt 20,23 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 6,5% so với con số đột biến của năm 2013 và vượt kế hoạch gần 20%. Thêm vào đó, vốn FDI giải ngân duy trì xu hướng tăng tích cực khi đạt 12,4 tỷ USD. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức thấp ước tới cuối tháng 12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%. Người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53 triệu người, tăng 800.000 người so với năm 2013. Hiện tại hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa nâng xếp hạng nhà phát hành nợ nội tệ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ B+ lên BB-, trong đó, NHNN đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thăng hạng đó nên dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới có thể tăng lên như một dấu hiệu tốt về tăng trưởng cho nền kinh tế. 3.2. Chỉ số lạm phát Tỷ lệ lạm phát cả năm 2014 ghi nhận mức tăng thấp kỷ lục. CPI bình quân tăng 4,09% so với năm 2013 thấp hơn nghị quyết của Quốc hội và mục tiêu phấn đấu của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát của các tháng năm 2014 so với cùng kỳ đạt cao nhất vào tháng 1 cũng chỉ là 5,45%. Kể từ tháng 6, tỷ lệ tăng của CPI ngày càng giảm. CPI tháng 12 chỉ tăng 1,84% .
- 130 Biểu đồ 5: Tỷ lệ tăng CPI hàng tháng năm 2014(%) Nguồn: Tổng cục thống kê Tính đến ngày 15/12/2014, tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 968,5 nghìn tỷ, bằng 96,2% dự toán năm. Tổng phương tiện thanh toán tăng 15,65% và tín dụng tăng 12,62% so với cuối năm 2013. Như vậy, với thực tế về số liệu chi ngân sách nhà nước, cung tiền và tín dụng năm 2014 đều gần bằng và vượt mức của năm 2013, nhưng lạm phát lại thấp hơn cho thấy có những nguyên nhân ngoài chính sách tiền tệ và tài khóa còn có tác động như: sức cầu còn yếu, giá xăng dầu sụt giảm mạnh liên tục trong những tháng cuối năm. 4. Khuyến nghị Nhờ sự phối hợp một cách có hiệu quả giữa các công cụ trên mà lượng tiền cung ứng năm 2014 được kiểm soát linh hoạt tạo đà tăng trưởng kinh tế mà không gây ra rủi ro cho lạm phát. Cả năm 2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 15,65% so với cuối năm 2013, phù hợp với chỉ tiêu định hướng 14-16% đề ra từ đầu năm. Mức cung tiền tăng liên tục qua các năm đến năm 2014 đạt gần 5 triệu tỷ đồng.
- 131 Biểu đồ 6. Mức cung tiền MS giai đoạn 2001-2014 Nguồn: Tổng cục thống kê Bên cạnh những thành công đạt được việc kiểm soát mức cung tiền thông qua các công cụ trên trong năm 2014 vẫn còn một số hạn chế như: Năm 2014 NHNN tiếp tục áp dụng dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường. Mặc dù có nghĩ tới việc sẽ xem xét không qui định trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản được cải thiện vững chắc tuy nhiên cuối năm 2014 NHNN lại có đợt điều chỉnh hạ trần lãi suất huy động, việc này xét ở một khía cạnh nào đó làm giảm tính chủ động của NHTM trong việc huy động tiền gửi của mình. Đồng thời có thể tạo nên sự không lành mạnh trong hệ thống khi mà các TCTD thực hiện lách trần lãi suất, đi cửa sau với khách hàng nhằm mục đích hút vốn tiết kiệm từ dân cư. Mặc dù việc thay đổi các mức lãi suất được đánh giá là hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế nhưng nếu sự thay đổi này là quá nhiều cùng với những thông tư, nghị định được ban hành quy định những điều luật mới vô hình chung tạo nên một thị trường mất ổn định. Ảnh hưởng tới tâm lý của người gửi tiền và các TCTD làm
- 132 cho nguồn vốn dài hạn của các NHTM không ổn định. Thay vào đó người dân có thể lựa chọn kỳ hạn ngắn thay cho kỳ hạn dài vì thị trường lãi suất có nhiều biến động. Tỷ giá tăng một mặt sẽ giúp ổn định thị trường ngoại hối , hỗ trợ xuất khẩu-vốn là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế , tăng dự trữ ngoại hối, điều hòa lượng tiền cung ứng nhưng mặt khác sẽ tạo áp lực nhất định đến chi phí nguyên liệu sản xuất khi đầu vào của nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Mục tiêu giữ tỷ giá không điều chỉnh quá 2% của NHNN khiến tỷ giá quá cứng nhắc, hạn chế sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ hay kiểm soát cung tiền tệ của NHNN và đặc biệt là khá thử thách khi phải đối mặt với các vấn đề như : đồng USD mạnh lên cùng sự cải thiện của kinh tế Mỹ và hiệu ứng của việc FED tăng lãi suất; khả năng kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngoại tệ và chính sách duy trì mặt bằng lãi suất VND thấp để hỗ trợ tăng trưởng. Hàng hóa trên thị trưởng mở tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các thành viên giao dịch. Doanh số giao dịch trên thị trường chưa cao nên mức độ tác động đến điều kiện thị trường vẫn còn khá khiêm tốn, thị trường phản ứng tương đối chậm trước các quyết định mua, bán giấy tờ có giá của NHNN và trước kết quả của mỗi phiên giao dịch. Các thành viên trúng thầu với khối lượng lớn chủ yếu là NHTM nhà nước và NHTM cổ phần lớn các NHTM nhỏ tiếp cận thị trường gặp khó khăn. Kỳ hạn mua bán giấy tờ có giá ngắn và chưa đa dạng. Bước sang năm 2015 với niềm lạc quan lớn về khả năng tăng trưởng cao hơn của nền kinh tế Chính phủ đã đặt mục tiêu GDP tăng 6,2%. Mục tiêu lạm phát 5% mà Chính phủ đặt ra trong năm nay là có thể thực hiện được. NHNN đã thông báo sẽ tiếp tục duy trì chính sách tỉ giá ổn định và biên độ điều chỉnh nếu có chỉ là 2%. Để đạt được những mục tiêu trên thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách vĩ mô đặc biệt là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong đó mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền
- 133 tệ là kiểm soát mức cung tiền MS. Dựa trên những phân tích trên nhóm xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm kiểm soát tốt mức cung tiền trong năm 2015: Một là: thực hiện các giải pháp về lãi suất, tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các dự án hiệu quả và tạo ra nhiều việc làm. Khi TTTT ổn định NHTW nên hạn chế hoặc bỏ dần việc ấn định trần lãi suất huy động để tăng tính chủ động cho các TCTD đồng thời tăng hiệu quả của thị trường liên ngân hàng nhưng cũng nên có những luật định chặt chẽ để tránh khi NHTW bỏ trần lãi suất huy động, TCTD khát vốn lại tạo ra cuộc chạy đua lãi suất như những năm 2008, 2011 đẩy lãi suất huy động lên cao và sức khỏe nền kinh tế không chịu được lãi suất cho vay ra của các TCTD. Hai là : tăng trưởng tín dụng nên coi là mục tiêu trung gian còn mục tiêu cao nhất vẫn là ổn định tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng GDP một cách bền vững. Các NHTM cần kiên định mục tiêu tăng trưởng tín dụng kết hợp với việc đảm bảo chất lượng về tín dụng vì mục tiêu phát triển bền vững của mỗi NHTM vì tính hiệu quả của nền kinh tế và cũng vì nhu cầu sử dụng vốn hiệu quả của khách hàng doanh nghiệp. Ba là : theo dõi sát diễn biến lãi suất huy động và cho vay của các TCTD để có biện pháp xử lý; điều hành chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và điều kiện thị trường tiền tệ, theo dõi sát tình hình hoạt động và thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của từng tổ chức tín dụng (TCTD) điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD cho phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2015 ở mức 13-15%. Bốn là: NHNN nên đa dạng hóa các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường mở vì thực tế hàng hóa trên thị trường chưa đa dạng chủ yếu là tín phiếu NHNN trái phiếu chính phủ. Trong khi đó chứng khoán do các ngân hàng phát hành, vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Đa dạng hóa kì hạn giao dịch và tiến tới giao dịch nhiều kì hạn trong một phiên giúp cho việc cung ứng vốn trở nên hiệu quả hơn, tăng sự hấp dẫn của thị trường với các thành viên, mở rộng thành viên tham gia thị trường. Hiện nay thành viên của thị trường mở chủ yếu là các ngân hàng, trong tương lai để tăng cường khả năng
- 134 can thiệp của NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở cần mở rộng các thành viên của thị trường, hiện còn một bộ phần các NHTM nhỏ chưa tham gia thị trường mở do quy mô vốn bé trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng nên còn lúng túng khi tham gia đấu thầu do đó cần có giải pháp để gia tăng hơn nữa số lượng thành viên trên thị trường. Năm là: Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán tạo điều kiện phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá. Hệ thống thông tin cần không ngừng nâng cấp hỗ trợ NHNN đưa ra các quyết định xác thực và chính xác. Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát hỗ trợ nghiệp vụ thị trường mở hoạt động hiệu quả tuân thủ các quy định do NHNN đề ra từ đó có những định hướng cần thiết trong tương lai. Sáu là: Tăng dự trữ ngoại hối để đảm bảo kiểm soát mức cung tiền, tăng tính linh hoạt của công cụ tỷ giá thông qua hoàn thành ba đề án chống đô la hóa, đầu tư dự trữ ngoại hối và xây dưng chiến lược kế hoạch phát triển thị trường vàng. Đồng thời hoàn thành chính sách kiều hối theo hướng tăng cường các giải pháp huy động hiệu quả nguồn kiều hối vào hệ thống ngân hàng, chuyển hóa phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh, tăng nguồn lực dự trữ ngoại hối nhà nước Bảy là: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối trong đó đăng kí chương trình xây dưng luật ngoại hối thay thế pháp lệnh ngoại hối sửa đổi giai đoạn 2015-2018 nhằm nâng tính pháp lý và đảm bảo tính nhất quán ổn định lâu dài của Nhà nước về chính sách ngoại hối của Việt Nam phù hợp với thực tiễn Việt Nam và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước giữa các bộ, ngành trong triển khai giải pháp đồng bộ nhằm mục tiêu quản lý thị trường ngoại tệ hiệu quả, khắc phục tình trạng vàng hóa, đô la hóa trong nền kinh tế nâng cao lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam Tám là tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu cơ, thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn, nhất là FDI, ODA, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam Đây là biện pháp không chỉ là thu hút nguồn lực mà còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá
- 135 Kết luận Như vậy thông qua các công cụ lãi suất , tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở, mức cung tiền MS trong năm 2014 đã được kiểm soát một cách linh hoạt góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Khi mà tỷ giá bị đẩy lên cao,NHNN mua một lượng lớn ngoại tệ làm tăng dự trữ ngoại hối cộng với lãi suất tiếp tục giảm gây áp lực làm cung tiền tăng lên, NHNN đã ngay lập tức trung hòa lượng tiền đồng bơm ra thông qua hai kênh nghiệp vụ thị trường mở và tín phiếu ngân hàng. Lượng tiền cung ứng được điều hành hợp lý giữa các kênh, đảm bảo kiểm soát tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Thống kê. (2) PGS. TS Tô Kim Ngọc, Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Dân trí. (3) PGS. TS Nguyễn Duệ, Giáo trình Ngân hàng trung ương, NXB Thống kê (4) ThS. Nguyễn Thị Thái Hưng (2011): Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam. (5) Ngân hàng nhà nước: Các thông cáo báo chí của NHNN. (6) Nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (MAG): Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2014. (7) VCBS: Báo cáo triển vọng năm 2015 (8) Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê năm 2014. (8) (9) (10)