Kiến nghị áp dụng khung khống chế chi phí lãi vay được trừ nhằm chống xói mòn cơ sở thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

pdf 11 trang Gia Huy 2110
Bạn đang xem tài liệu "Kiến nghị áp dụng khung khống chế chi phí lãi vay được trừ nhằm chống xói mòn cơ sở thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkien_nghi_ap_dung_khung_khong_che_chi_phi_lai_vay_duoc_tru_n.pdf

Nội dung text: Kiến nghị áp dụng khung khống chế chi phí lãi vay được trừ nhằm chống xói mòn cơ sở thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

  1. 248 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG KHUNG KHỐNG CHẾ CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TRỪ NHẰM CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Lê Quang Thuận* TÓM TẮT: Xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận là (BEPS) là vấn đề mang tính thời sự toàn cầu do hành vi chuyển giá, trong đó chuyển giá thông qua hoạt động vay vốn của các bên liên kết nhằm làm giảm thiểu nghĩa vụ thuế tính chung cho cả tập đoàn là thủ thuật được nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty đa quốc gia áp dụng. Nhiều nước lo ngại về việc tình trạng thất thu thuế nên chính sách thuế TNDN ở một số nước quy định phần lãi mà doanh nghiệp trả đối với vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (về vốn vay trên vốn chủ sở hữu) thì không được coi là chi phí được trừ mà phải được coi là cổ tức khi tính thuế. Lý luận và thực tiễn ở nhiều nước đã cho thấy sự cần thiết phải áp dụng các quy định về khống chế chi phí lãi vay. Tại Việt Nam, thuế TNDN được áp dụng từ ngày 01/01/1999 và đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chính sách ngày càng công khai, minh bạch và đồng bộ, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Tuy nhiên, Luật thuế TNDN từ khi được áp dụng ở Việt Nam không có quy định khống chế khoản chi phí lãi tiền vay được trừ vào chi phí đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể vay vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu dẫn đến chi phí trả lãi tiền vay lớn, làm giảm thu nhập chịu thuế dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, gây thất thu cho ngân sách. Mặt khác, việc doanh nghiệp vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tài chính, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, quy định khống chế chi phí lãi vay trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ góp phần hạn chế doanh nghiệp vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, qua đó góp phần chống chuyển giá thông qua hình thức vay vốn (thực chất là góp vốn ẩn) giữa các bên liên kết, hạn chế thất thu cho ngân sách. Đồng thời, áp dụng quy định khống chế chi phí lãi vay trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp còn góp phần giảm thiểu nguy cơ mất an toàn tài chính và định hướng doanh nghiệp tiếp cận vốn theo cơ chế thị trường thông qua thị trường tín dụng ngân hàng hoặc thị trường chứng khoán Từ khóa: Chi phí lãi vay được trừ; Chống xói mòn cơ sở thuế; Thuế thu nhập doanh nghiệp 1. GIỚI THIỆU Xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận là (BEPS) là vấn đề mang tính thời sự toàn cầu khi mà hiện nay tình trạng này đang ngày càng trở nên phổ biến thông qua hành vi chuyển giá, thương mại điện tử, vốn mỏng, thiên đường thuế Theo đó, người nộp thuế đã lợi dụng khoảng trống và những hạn chế trong chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế tại những nước nơi * Viện Chiến lược Chính sách Tài chính, Hà Nội, Việt Nam
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 249 doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang những nước/vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng không. Chuyển giá thông qua hoạt động vay vốn của các bên liên kết nhằm làm giảm thiểu nghĩa vụ thuế tính chung cho cả tập đoàn là thủ thuật được nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty đa quốc gia áp dụng. Luật thuế TNDN từ khi được áp dụng ở Việt Nam không có quy định khống chế khoản chi phí lãi vay được trừ vào chi phí đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp được phép tính vào chi phí hợp lý bất kể số tiền chi trả lãi tiền vay ở mức nào và được phép khấu trừ khi xác định nghĩa vụ thuế. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể vay vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu dẫn đến chi phí trả lãi tiền vay lớn, làm giảm thu nhập chịu thuế dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, gây thất thu cho ngân sách. Mặt khác, việc doanh nghiệp vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tài chính, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Bài viết này nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ở nhiều nước và khuyến nghị về áp dụng khung khống chế chi phí lãi vay được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập của doanh nghiệp ở Việt Nam. 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỐNG CHẾ CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Chính sách thuế là một trong những công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ để quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, hệ thống thuế còn góp phần quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, tác động đến các quan hệ tiết kiệm - đầu tư cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các hành vi của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Thuế TNDN là loại thuế điều tiết trực tiếp thu nhập thực tế (thu nhập tính thuế) của pháp nhân kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Ở tất cả các nước, thuế TNDN là một sắc thuế quan trọng, một trong những sắc thuế tạo ra nguồn thu chính cho ngân sách nhờ cơ sở chịu thuế rộng. Thuế TNDN áp dụng đối với thu nhập của pháp nhân kinh doanh theo nguyên tắc cư trú và nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập. Theo nguyên tắc cư trú, doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo pháp luật ở nước nào thì phải nộp thuế TNDN ở nước đó. Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, thu nhập phát sinh ở quốc gia nào thì phải nộp thuế TNDN ở quốc gia đó. Thu nhập tính thuế được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập chịu thuế nhận được sau khi khấu trừ các khoản chi phí theo luật định. Tùy theo pháp luật của mỗi nước mà nội dung, phương pháp xác định các khoản được khấu trừ và thu nhập tính thuế có thể khác nhau. Các khoản chi phí được trừ theo nguyên tắc là những chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp hợp lý, hợp lệ phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khoảng trống và những hạn chế trong chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế tại những nước nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp bằng hành vi chuyển giá thông qua hoạt động vay vốn của các bên liên kết, từ đó chuyển lợi nhuận sang những nước/vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng không. Về nguyên tắc, việc vay vốn thuộc quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh
  3. 250 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA tế thị trường bởi vốn kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp hay trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ xác định nhu cầu và cơ cấu vốn của mình. Tùy thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp huy động, tùy thuộc vào quyết định của nhà quản lý trên cơ sở xem xét tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp cũng như tình hình và xu thể phát triển của nền kinh tế mà doanh nghiệp quyết định cơ cấu vốn hợp lý để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa hoàn toàn vào vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có thể huy động vốn vay từ các bên liên doanh liên kết, vốn vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, vốn huy động từ phát hành trái phiếu và các khoản nợ khác. Mỗi một nguồn vốn tài trợ đều phải trả một khoản chi phí nhất định, đó là chi phí sử dụng vốn. Với quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể có quyền quyết định mức vốn vay với chi phí lãi vay theo thỏa thuận. Đây chính là một trong những hình thức các doanh nghiệp liên kết, các công ty đa quốc gia có thể lợi dụng để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, được nhận diện là một hình thức chuyển giá thông qua hoạt động tín dụng. OECD đã đề xuất một kế hoạch tổng thể với nhiều hành động nhằm chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận, trong đó đưa ra khuyến nghị áp dụng Hành động số 4 về hạn chế xói mòn cơ sở tính thuế thông qua các khoản khấu trừ lãi tiền và và các thanh toán tài chính khác. Về cơ bản, có hai cách tiếp cận để cơ quan quản lý thuế có thể hạn chế thất thu ngân sách đối với thủ thuật góp vốn ẩn hay chuyển giá thông qua hoạt động tín dụng: Một là, quy định mức vốn vay được tính chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập tính thuế. Theo đó, chi phí lãi vay của khoản vay vượt hạn mức thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế. Đối với cách tiếp cận này, có hai phương pháp xác định mức vốn vay được tính chi phí lãi vay được trừ: 1 (i) Phương pháp xác định theo nguyên tắc “giao dịch độc lập” *: mức vốn vay được tính chi phí lãi vay là mức vốn mà bên cho vay độc lập sẵn sàng cho bên đi vay được vay vốn, căn cứ vào khả năng vay và trả nợ của bên đi vay. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép xác định sát thực hơn số vốn vay mà doanh nghiệp có thể vay theo tín hiệu thị trường (giao dịch độc lập), từ đó xác định sát thực hơn số chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập tính thuế, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi về nguồn nhân lực và trình độ nghiệp vụ của cơ quan thuế. Theo đó, cán bộ thuế phải nắm vững và hiểu rõ quy trình mà bên cho vay thứ ba sử dụng để xác định đúng mức tối đa mà bên cho vay thứ ba muốn cho doanh nghiệp cụ thể đó vay vốn. Cơ quan thuế phải thành thạo và có khả năng giám định các nghiệp vụ của bên cho vay thứ ba để xác định các đặc thù của mối quan hệ giữa các bên liên kết để xác định mức vốn vay phù hợp. (ii) Phương pháp xác định theo tỷ lệ vốn vay so vốn chủ sở hữu: Theo đó, cơ quan thuế quy định trước tỷ lệ vốn vay được tính chi phí lãi vay khi xác định thu nhập tính thuế, không bắt buộc đó là khoản vay theo nguyên tắc giao dịch độc lập. 1 Giao dịch độc lập - “Arm’s length” approach, là giao dịch giữa các bên theo nguyên tắc thị trường mở, áp dụng cùng mức giá giữa các bên có hoặc không có quan hệ liên kết.
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 251 Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo tính chắc chắn và giảm thiểu chi phí tuân thủ của người nộp thuế và chi phí quản lý của cơ quan thuế, dễ thực hiện. Nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh đúng thực tiễn quan hệ kinh tế, có thể làm méo mó hành vi của các bên liên kết. Mặt khác, phương pháp này không phản ánh đúng các yếu tố đặc thù của thị trường, của ngành sản xuất và có thể dẫn đến cách đối xử khác nhau đối với các thành viên trong cùng tập đoàn, công ty đa quốc gia với bên thứ ba. Hơn nữa, hiện nay cũng không có chuẩn mực chung trên phạm vi quốc tế về việc xác định tỷ lệ hợp lý vốn vay so vốn chủ sở hữu. Hai là, quy định mức khống chế chi phí lãi vay được trừ theo tỷ lệ thu nhập (Phương pháp EBITDA2*). Theo đó, cơ quan thuế quy định tỷ lệ cố định của chi phí lãi vay trên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (Ví dụ: doanh nghiệp được tính chi phí lãi vay vào chi phí được trừ nhưng không quá 30% của lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao). Công thức tính: EBITDA = Doanh thu - Các khoản chi phí (ngoại trừ chi phí lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình) Ưu điểm của phương pháp EBITDA là tính đơn giản, gắn với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhược điểm của phương pháp EBITDA là không xét đến bối cảnh sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp; không đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp có mức vốn vay khác nhau có thể có mức chi phí lãi vay được trừ khác nhau do có tài sản được khấu hao khác nhau, có lợi nhuận khác nhau; chi phí lãi vay được trừ thường xuyên biến động qua các năm. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy hầu hết các quốc gia đều ban hành quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập của doanh nghiệp, trong đó đa số các nước hiện nay quy định tỷ lệ vốn vay so vốn chủ sở hữu để xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập tính thuế. Bảng 1. Quy định về Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu đối với các khoản vay của các bên liên quan STT Quốc gia Năm áp dụng Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu 1 Ac-hen-ti-na 1999 2:1 2 Bê-la-rút 2013 3:1 3 Bra-xin 2011 2:1 4 Canada 1972 1,5:1 5 Chi-lê 2012 3:1 6 Trung Quốc 2008 2:1 7 Séc 2007 4:1 2 EBITDA: Earnings before interest, taxes, depreciation and amortization.
  5. 252 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 8 Pháp 2007 1,5:1 9 Hàn Quốc 1997 2:1 và 6:1 10 Lít-va 2002 4:1 11 Mê-hi-cô 2005 3:1 12 Mông cổ 2005 3:1 13 Pê ru 2007 3:1 14 Ba Lan 1999 1:1 15 Slovenia 2005 4:1 16 Đài Loan 2011 3:1 17 Hoa Kỳ 1989 1,5:1 18 Venezuela 2007 1:1 Nguồn: Ruud de Mooij and Shafik Hebous (2017), “Curbing Corporate Debt Bias: Do Limitations to Interest Deductibility Work?, IMF Working Paper WP/17/22. Tuy nhiên cũng có một số nước áp dụng quy định về tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu đối với tất cả các khoản vay; một số nước áp dụng quy định về tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ tính trên thu nhập, áp dụng đối với các khoản vay của các bên liên quan; một số nước áp dụng quy định về tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ tính trên thu nhập, áp dụng đối với tất cả các khoản vay. Một số nước (Anh, Nam Phi và Kazakhstan) áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập (arm’s length transaction). Bảng 2. Quy định về Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu đối với các khoản vay của các bên liên quan STT Quốc gia Năm áp dụng Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu 1 Ac-hen-ti-na 1999 2:1 2 Bê-la-rút 2013 3:1 3 Bra-xin 2011 2:1 4 Canada 1972 1,5:1 5 Chi-lê 2012 3:1 6 Trung Quốc 2008 2:1 7 Séc 2007 4:1 8 Pháp 2007 1,5:1 9 Hàn Quốc 1997 2:1 và 6:1 10 Lít-va 2002 4:1 11 Mê-hi-cô 2005 3:1 12 Mông cổ 2005 3:1
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 253 13 Pê ru 2007 3:1 14 Ba Lan 1999 1:1 15 Slovenia 2005 4:1 16 Đài Loan 2011 3:1 17 Hoa Kỳ 1989 1,5:1 18 Venezuela 2007 1:1 Nguồn: Ruud de Mooij and Shafik Hebous (2017), “Curbing Corporate Debt Bias: Do Limitations to Interest Deductibility Work?, IMF Working Paper WP/17/22. Bảng 3. Quy định về Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu đối với tất cả các khoản vay STT Quốc gia Năm áp dụng Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu 1 An-ba-ni 2000 4:1 2 Australia 1997 1,5:1 3 Bungari 2006 3:1 4 Colombia 2013 3:1 5 Đan Mạch 1998 4:1 6 Hungari 2000 3:1 7 Indonesia 2016 4:1 8 Nhật Bản 1992 3:1 9 Lát-via 2003 4:1 10 Newzealand 1995 1,6:1 11 Rumani 2006 3:1 Nguồn: Ruud de Mooij and Shafik Hebous (2017), “Curbing Corporate Debt Bias: Do Limitations to Interest Deductibility Work?, IMF Working Paper WP/17/22. Bảng 4. Quy định về tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ tính trên thu nhập, áp dụng đối với các khoản vay của các bên liên quan STT Quốc gia Năm áp dụng Tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ tính trên thu nhập 1. Phần Lan 2013 25% 2. Na Uy 2014 30% 3. Slovakia 2015 25% Nguồn: Ruud de Mooij and Shafik Hebous (2017), “Curbing Corporate Debt Bias: Do Limitations to Interest Deductibility Work?, IMF Working Paper WP/17/22.
  7. 254 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Bảng 5. Quy định về tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ tính trên thu nhập, áp dụng đối với tất cả các khoản vay STT Quốc gia Năm áp dụng Tỷ lệ chi phí lãi vay được trừ tính trên thu nhập 1 Đức 1994 30% 2 Hy Lạp 2010 40% 3 Italia 2003 30% 4 Bồ Đào Nha 1996 30% 5 Tây Ban Nha 1996 30% Nguồn: Ruud de Mooij and Shafik Hebous (2017), “Curbing Corporate Debt Bias: Do Limitations to Interest Deductibility Work?, IMF Working Paper WP/17/22. Theo OECD, phương pháp giới hạn chi phí lãi vay bởi một tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu được xem là một trong những thông lệ tốt nhất do việc xác định đơn giản và dễ thực hiện. Các yếu tố cấu thành vốn vay dựa trên các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán từ các khoản vay phải trả lãi suất và các khoản phải trả thương mại chịu lãi suất và những khoản tương tự như khoản vay có thể được kiểm soát tốt hơn. Mỗi phương pháp xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập tính thuế đều có ưu nhược điểm khác nhau. Mỗi quốc gia tùy thuộc vào tình hình thực tế đã đưa ra các quy định để giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN. 3. CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA DO KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH KHỐNG CHẾ CHI PHÍ LÃI VAY ĐƯỢC TRỪ Tại Việt Nam, thuế TNDN được áp dụng từ ngày 01/01/1999 và đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chính sách ngày càng công khai, minh bạch và đồng bộ, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Cùng với quá trình cải cách thuế, chính sách thuế TNDN ở Việt Nam đối với chi phí của doanh 3* 4 nghiệp cũng đã được thay đổi từ “nguyên tắc chọn-cho” sang “nguyên tắc chọn - bỏ” . Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 đã quy định cụ thể các khoản không được trừ (áp dụng nguyên tắc chọn bỏ), theo đó, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện đó là: (i) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; (ii) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, Luật thuế TNDN từ khi được áp dụng ở Việt Nam không có quy định khống chế khoản chi phí lãi tiền vay được trừ vào chi phí đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp được phép tính vào chi phí hợp lý bất kể số tiền chi trả lãi tiền vay ở mức nào và được phép khấu trừ khi xác định nghĩa vụ thuế. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể vay vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu dẫn đến chi phí trả lãi tiền vay lớn, 3 Chọn - cho là cách tiếp cận quy định trong văn bản quy phạm phát luật những gì được làm (cho cái gì thì ghi vào văn bản quy phạm pháp luật, đối tượng liên quan chỉ được thực hiện những gì pháp luật cho phép). 4 Chọn - bỏ là cách tiếp cận quy định trọng văn bản quy phạm pháp luật những gì không được làm (cái gì không quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thì được phép làm, đối tượng liên quan được phép làm những gì mà pháp luật không cấm).
  8. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 255 làm giảm thu nhập chịu thuế dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, gây thất thu cho ngân sách. Mặt khác, việc doanh nghiệp vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tài chính, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Theo VCCI, giai đoạn 2007-2014, các doanh nghiệp hoạt động dựa nhiều vào các khoản nợ (nợ nhà cung cấp, các khoản vay tài chính, ). Mặc dù chỉ số nợ của các doanh nghiệp đã giảm trong giai đoạn 2007-2014, từ 2,2 lần xuống còn 1,6 lần, tuy nhiên sau đó đã tăng trở lại trong các năm sau và lên đến 2,3 lần năm 2011. Các doanh nghiệp nhà nước là nơi có chỉ số nợ cao nhất, mặc dù có xu hướng giảm từ 4,3 lần năm 2007 xuống 3,2 lần năm 2011. Chỉ số nợ của doanh nghiệp nhà nước đã cải thiện đáng kể, liên tục giảm trong giai đoạn 2007-2014 từ 3,7 lần xuống 2,8 lần. Tuy giảm liên tục, nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn có chỉ số này cao nhất. Chỉ số nợ của các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2007-2014, từ 2,6 lần lên 2,7 lần. Tính toán từ số liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán cho thấy lĩnh vực ngân hàng có cơ cấu vốn vay so vốn chủ sở hữu cao nhất, lên tới 16,78% lần (2017). Điều này có thể lý giải đây là một lĩnh vực đặc thù về dịch vụ tài chính. Lĩnh vực xây dựng, xây lắp cũng có tỷ lệ vốn vay so vốn chủ sở hữu cao, lên tới 3,10 lần (2017). Bảng 6. Cơ cấu vốn vay so vốn chủ sở hữu của một số nhóm doanh nghiệp (Bình quân) Đơn vị tính: lần Doanh nghiệp 2014 2015 2016 2017 Thiết bị, vật liệu xây dựng 1.85 1.47 1.58 2.04 Xây dựng, xây lắp 3.47 4.26 3.81 3.10 Khai thác khoáng sản 0.91 0.75 0.76 1.27 Ngân hàng 12.44 13.53 15.06 16.78 Du lịch 1.57 2.54 2.42 5.82 Nguồn: Tính toán từ số liệu của các doanh nghiệp niêm yết ( Luật Thuế TNDN hiện hành không khống chế khoản chi phí lãi tiền vay đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp được phép tính vào chi phí hợp lý bất kể số tiền chi trả lãi tiền vay ở mức nào và được phép khấu trừ khi xác định nghĩa vụ thuế. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể vay vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu dẫn đến chi phí trả lãi tiền vay lớn, làm giảm thu nhập chịu thuế dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, gây thất thu cho ngân sách. Mặt khác, việc doanh nghiệp vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tài chính, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Ngô Thế Chi (2012) đã chỉ ra thủ thuật chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thông qua hoạt động góp vốn ẩn trong nội bộ tập đoàn kinh tế. Theo đó, các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam vay vốn của Công ty mẹ, hoặc công ty liên kết nước ngoài thuộc Tập đoàn với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.Thông qua cách này đã phát sinh các khoản thanh toán dưới dạng trả lãi tiền vay với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường làm cho chi phí tăng lên, thu nhập tính thuế TNDN giảm, NSNN thất thu, khoản thất thu này là lợi nhuận của Công ty mẹ hoặc công ty liên kết ở các nước.
  9. 256 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Phan Hữu Thắng (2013) chỉ ra rằng hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã và sẽ diễn ra ở nhiều dạng với các thủ thuật khác nhau theo các giai đoạn đầu tư, loại hình đầu tư, lĩnh vực - sản phẩm đầu tư, thời gian đầu tư. Theo đó, sử dụng chi phí trả lãi tiền vay cũng là một cách mà các doanh nghiệp FDI sử dụng để chuyển giá, làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp. Công ty mẹ đưa nguyên vật liệu, vật tư linh kiện đầu vào mà ở Việt Nam chưa sản xuất được hoặc chất lượng chưa đảm bảo, công ty ở Việt Nam báo cáo không có tiền lấy hàng, công ty mẹ cho trả chậm để sau khi bán sẽ trả, thời gian trả chậm đó phải có lãi. Việc này được doanh nghiệp coi là trả lãi tiền vay. Nên khi doanh nghiệp bán hàng ra có lãi đều tính vào chi phí trả lãi tiền vay, dẫn tới hết lãi. Phần lãi thực, thông qua trả lãi, đã chuyển hết ra ngoài cho công ty mẹ5.* 6 Theo Thanh tra Chính phủ , thống kê những năm qua cho thấy cả nước có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm. Thành phố Hồ Chí Minh có tới gần 60% trong số trên 3.500 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm. Tại Bình Dương, có đến 50% doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ trong giai đoạn 2006-2011. Do đó, quy định khống chế chi phí lãi vay trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ góp phần hạn chế doanh nghiệp vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, qua đó góp phần chống chuyển giá thông qua hình thức vay vốn (thực chất là góp vốn ẩn) giữa các bên liên kết, hạn chế thất thu cho ngân sách. Đồng thời, áp dụng quy định khống chế chi phí lãi vay trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp còn góp phần giảm thiểu nguy cơ mất an toàn tài chính và định hướng doanh nghiệp tiếp cận vốn theo cơ chế thị trường thông qua thị trường tín dụng ngân hàng hoặc thị trường chứng khoán. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như thực tiễn kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam nên áp dụng Phương pháp xác định theo tỷ lệ vốn vay so vốn chủ sở hữu: Theo đó, cơ quan thuế quy định trước tỷ lệ vốn vay được tính chi phí lãi vay khi xác định thu nhập tính thuế, không bắt buộc đó là khoản vay theo nguyên tắc giao dịch độc lập. Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo tính chắc chắn và giảm thiểu chi phí tuân thủ của người nộp thuế và chi phí quản lý của cơ quan thuế, dễ thực hiện. Do đó, phương án phù hợp với công tác quản lý thuế của cơ quan thuế Việt Nam là áp dụng quy định về tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu đối với các khoản vay của các bên liên kết. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam vay vốn của doanh nghiệp liên kết một số tiền gấp 3 lần số vốn chủ sở hữu (tỷ lệ 3:1) thì lãi phải trả cho số vốn vay vượt quá tỷ lệ này được coi là cổ tức trả cho doanh nghiệp liên kết, và không được tính là chi phí được trừ khi tính thuế. Trường hợp các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại thì áp dụng tỷ lệ 6:1. Vốn chủ sở hữu trong năm được xác định bằng số trung bình cộng của số dư đầu kỳ và cuối kỳ. Đây cũng là phương án được nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển áp dụng, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. 5 Phan Hữu Thắng (2013), “Nhận biết dấu hiệu chuyển giá”, 6 Thanh tra Chính phủ (2013), “Kết luận Thanh tra về thu nộp ngân sách tại khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Bình Dương và Tỉnh Đồng Nai”, (Số 2053-KL-TTCP, ngày 10/9/2013.
  10. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 257 Đối với an toàn tài chính: Việc khống chế khoản chi phí trả lãi tiền vay không được trừ vào chi phí đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu qua đó sẽ hạn chế tình trạng doanh nghiệp đi vay quá nhiều, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, phản ánh đúng chi phí lãi vay phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần làm giảm rủi ro nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Đối với nền kinh tế: Việc áp dụng khung khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhằm định hướng doanh nghiệp tiếp cận vốn theo cơ chế thị trường thông qua thị trường vốn, hạn chế tình trạng sở hữu chéo trong doanh nghiệp, qua đó hạn chế rủi ro khủng hoảng kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Việc áp dụng khung khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với khuyến cáo OECD về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS), trong đó đưa ra khuyến nghị áp dụng Hành động số 4 về hạn chế xói mòn cơ sở tính thuế thông qua các khoản khấu trừ lãi tiền và và các thanh toán tài chính khác7*. Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận cũng là nội dung hợp tác đa phương về thuế trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực, như ASEAN, APEC. Năm 2017, các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC đã thông qua Tuyên bố chung về các vấn đề liên quan đến các chủ đề hợp tác ưu tiên, trong đó có chủ đề xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính 21 nền kinh tế đã khẳng định nhận thức tác động quan trọng của các vấn đề xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận đến các nền kinh tế thành viên APEC và sự cần thiết tăng cường hợp tác trong khu vực nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cách tiếp cận và các thông lệ tốt nhất trong việc xây dựng chính sách, pháp luật và quản lý thuế, nhằm giải quyết những thách thức về BEPS trong khu vực, đồng thời nâng cao tính chắc chắn, minh bạch và công bằng của hệ thống thuế. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh hiệu quả, thể hiện sự minh bạch của chính sách thuế, Việt Nam có thể quy định rõ thời hạn có hiệu lực của quy định về khung khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp với thời hạn 3 năm, kể từ ngày quy định này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông qua. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Gangadha Prasad Shukla, Phạm Minh Đức, Michael Engelschalk, Lê Minh Tuấn (2011), “Cải cách Thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống Hiệu quả và Công bằng hơn”, Ngân hàng Thế giới. 2) Ngô Thế Chi (2013), “Giải pháp hạn chế các thủ thuật chuyển giá trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc đang hoạt động tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tài chính. 3) Vũ Nhữ Thăng (2017), “Gói hành động về xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận 7 Carmel Peters (2015), “Developing Countries’ Reactions to the G20/ OECD Action Plan on Base Erosion and Profit Shifting”, Bulletin for International Taxation”.
  11. 258 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA (BEPS): Khả năng áp dụng tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tài chính. 4) Phan Hữu Thắng (2013), “Nhận biết dấu hiệu chuyển giá”, dau-hieu-chuyen-gia-d5715.html. 5) VCCI (2015), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015 6) Peter Barnes (2014), Papers on Selected Topics in Protecting the Tax Base of Developing Countries”, Duke University School of Law, USA. 7) Carmel Peters (2015), “Developing Countries’ Reactions to the G20/ OECD Action Plan on Base Erosion and Profit Shifting”, Bulletin for InternationalTaxation”. 8) Ernesto Crivelli, Ruud De Mooij and Michael Keen (2015), “Base Erosion, Profit Shifting and Developing Countries”, IMF Working Paper WP/15/118. 9) IMF (2016), “Tax policy, leverage and macroeconomy stability”. 10) Ruud de Mooij and Shafik Hebous (2017), “Curbing Corporate Debt Bias: Do Limitations to Interest Deductibility Work?, IMF Working Paper WP/17/22.