Kinh tế đất ngập nước tại các vùng hồ lớn của Việt Nam - Trường hợp hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái

pdf 8 trang Gia Huy 19/05/2022 2400
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế đất ngập nước tại các vùng hồ lớn của Việt Nam - Trường hợp hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_dat_ngap_nuoc_tai_cac_vung_ho_lon_cua_viet_nam_truon.pdf

Nội dung text: Kinh tế đất ngập nước tại các vùng hồ lớn của Việt Nam - Trường hợp hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái

  1. KINH TẾ ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CÁC VÙNG HỒ LỚN CỦA VIỆT NAM - TRƯỜNG HỢP HỒ THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI PGS.TS Nguyễn Minh Ngọc Trường Đại học Tài Chính - Marketing Tóm tắt Đất ngập nước ngọt là một vùng mà đất bị bão hòa có độ ẩm theo mùa hay vĩnh viễn. Các vùng này cũng có thể bị bao phủ một phần hay hoàn toàn bởi hồ cạn.[1] Các vùng đất ngập nước bao gồm đầm lầy, đồng lầy, đầm, và bói lầy, hoặc hỗn hợp gồm các loại rừng ngập nước. Các vùng đất ngập nước được xem là có sự đa dạng sinh học cao nhất trong tất cả các hệ sinh thái. Thực vật trong vùng ngập nước gồm súng, cỏ nến, lau, lá, thông đen, bách, bạch đàn, tràm và các loài khác. Động vật bao gồm các loài khác nhau như lưỡng cư, rùa, chim, côn trùng, và động vật có vú.[10] Các vùng đất ngập nước còn có vai trò là hệ lọc nước thải tự nhiên - ví dụ như ở Calcutta, Ấn Độ và Arcata, California. Nghiên cứu các vùng đất ngập nước gần đây được gọi bằng thuật ngữ paludology (tiếng Anh) trong một số ấn phẩm[5]. Hồ Thác Bà là hồ nước ngọt rộng nhất miền Bắc Việt Nam. Hồ có 2 mùa nước nổi và cạn với độ chênh lệch mực nước giữa 2 mùa khoảng 12m. Từ đó diện tích đất ngập nước dao động dự tính khoảng hơn 2.000 ha. Từ khi hình thành nhà máy thủy điện Thác Bà năm 1970 đến nay, gần như toàn bộ (99 %) diện tích đất ngập nước này chưa được quản lý, khai thác dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Đặc biệt bị bỏ hoang dưới góc độ kinh tế. Bài viết làm rõ hơn đặc điểm, chức năng, vai trò của đất ngập nước (nước ngọt) trong các hồ (chủ yếu là các vùng hồ lớn tại Việt Nam) nhằm quản lý hiệu quả và khai thác bền vững giá trị kinh tế các vùng đất này[6]. 1. Tổng quan về khía cạnh kinh tế của đất ngập nước ngọt 1.1. Hệ thống phân loại đất ngập nước ngọt Bậc I Bao gồm những loại đất ngập nước không nhận nước từ biển mặc dù chúng có thể nằm ven biển. Trong hệ thống này có những cánh đồng trồng cây nông nghiệp đó được ngọt hóa bằng hệ thống đê ngăn mặn. Các vùng đồng bằng ngập nước định kỳ hay ngập nước theo mùa, nguồn nước từ các sông hoặc hồ chứa, các vùng đầm lầy, hồ tự nhiên hoặc nhân tạo, các đồng cỏ hoặc rừng đầm lầy ngập nước định kỳ hoặc theo mùa, các đồng ruộng trồng cây công nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản có thời gian ngập nước ít nhất 6 tháng trên một năm ở đồng bằng, trung du hoặc vùng núi. Các kênh rạch, sông, suối có nước chảy thường xuyên ít nhất là 6 tháng trên một năm. Các dòng chảy ngầm trong các địa hình cax-tơ[3]. Có 3 hệ thống phụ trong hệ thống đất ngập nước ngọt là: Đất ngập nước ngọt thuộc sông Đất ngập nước ngọt thuộc hồ Đất ngập nước ngọt thuộc đầm 427
  2. Đất ngập nước ngọt thuộc hồ Hồ là những mặt nước cố định chiếm giữ những khu vực rộng lớn hoặc những vùng trũng diện tích nhỏ góp phần làm phong phú thêm các loại hình đất ngập nước. Những mặt nước này bao gồm từ những loại như hồ có quy mô lớn thường có mực nước sâu và nhiệt độ thay đổi tùy thuộc vào độ sâu, cho đến những ao nhỏ thường là nông và nước có cùng nhiệt độ. Chúng có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. Đất ngập nước hình thành ở những rìa nông của hồ, ao tùy vào hướng độ dốc và độ sâu của nước. Đất ngập nước ngọt là đầm Đầm lầy nước ngọt thường xuất hiện ở những vùng nước cạn dọc bờ hồ, sông, đặc biệt là những phần sông cụt chẳng hạn như những hồ hình thành từ những nhánh sông chết. Những vùng trũng sâu ở đồng bằng ngập lũ - là những điều kiện hình thành đầm lầy nước ngọt - thường phải qua một quá trình diễn thế sinh thái. Đầm lầy tồn tại nhờ vào nước nguồn hơn là nước mưa. Các hoạt động của con người như đắp đê bao giữ nước đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại của đầm. Bậc II Là các lớp đất ngập nước được phân chia theo chế độ địa chất thủy văn: ngập thường xuyên hay không thường xuyên. Các loại hình thuộc hệ thống đất ngập nước ngọt (thuộc sông, đầm, hồ) Đất ngập nước ngọt thường xuyên là những loại hình đất luôn luôn bị ngập nước khi mực nước xuống thấp nhất hàng năm tới độ sâu 6m, khi mực nước xuống thấp nhất bình quân hằng năm. Đất ngập nước ngọt không thường xuyên là những loại hình bị ngập nước ngọt nếu thời gian ngập liên tục từ 3 tháng trở lên. Những loại hình không được xếp vào đất ngập nước ngọt nếu thời gian ngập liên tục hàng năm không đạt 3 tháng. Theo đó có các lớp đất ngập nước như sau[4]:  Đất ngập nước ngọt thuộc sông ngập thường xuyên  Đất ngập nước ngọt thuộc sông không thường xuyên  Đất ngập nước ngọt thuộc hồ ngập thường xuyên  Đất ngập nước ngọt thuộc hồ không ngập thường xuyên  Đất ngập nước ngọt thuộc đầm ngập thường xuyên  Đất ngập nước ngọt thuộc đầm ngập không thường xuyên 1.2. Chức năng kinh tế của đất ngập nước Cung cấp nước cho sinh hoạt Đất ngập nước là những dòng sông, suối, các hồ chứa nước và các thủy vực nước ngọt chính là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Việt Nam là một nước có hệ thống sông ngòi rất phong phú, nhưng tài nguyên nước mặt lại phân bố không đều trên phạm vi lãnh thổ và thường 70 - 80% lượng nước sông tập trung trong mùa lũ, còn 6-9 tháng mựa khô hạn chỉ có 20 – 30%, làm cho tình trạng thiếu nước trở nên gay gắt hơn khi dân số ngày càng tăng và khi độ che phủ của rừng ngày càng giảm do tình trạng rừng đầu nguồn bị tàn phá. Chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam tính đến giá trị kinh tế của đất ngập nước trong chức năng cung cấp nước sinh 428
  3. hoạt của người dân, nhưng nước đối với cuộc sống của con người là sự tồn tại và phát triển, sẽ trở nên vô cùng quý giá, không tính được thành tiền[7]. Đất ngập nước là những vùng sản xuất quan trọng Hệ thống đất ngập nước tự nhiên sản xuất một loạt các thảm thực vật và các sản phẩm sinh thái khác có thể thu hoạch để sử dụng cá nhân và thương mại. Quan trọng nhất trong số này là cá, có tất cả hoặc một phần của chu kỳ cuộc sống của nó xảy ra trong một hệ thống đất ngập nước. Cỏ nước ngọt và nước mặn là nguồn protein chính của cho một tỷ người và chiếm 15% trong hai tỷ khẩu phần ăn của người dân. Ngoài ra, cá tạo ra một ngành công nghiệp đánh bắt cá cung cấp 80% thu nhập và việc làm cho người dân ở các nước đang phát triển. Lương thực được tìm thấy trong hệ thống đất ngập nước là gạo, hạt phổ biến được tiêu thụ với tỷ lệ 1/5 tổng số lượng calo toàn cầu. Ở Bangladesh, Campuchia và Việt Nam, nơi những cánh đồng lúa đang chiếm ưu thế về cảnh quan, tiêu thụ gạo đạt 70%.[6] Các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng ngập mặn khác: Củi Thức ăn gia súc Y học cổ truyền (ví dụ như từ vỏ cây) Sợi cho hàng dệt may Thực vật có giá trị kinh tế như cói, chàm Đất ngập nước là vùng sản xuất thủy sản Đó là những vùng đất ngập nước nước ngọt sản xuất thủy sản cung cấp cho nhu cầu xã hội và xuất khẩu, giúp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Nước trong các sông hồ Việt Nam rất giàu các sinh vật phù du là nguồn thức ăn cho cá. Các khu rừng ngập nước là những nơi cung cấp giống, bãi đẻ, thức ăn cho các loài thủy sản.[4] Lưu trữ nước và Chống ngập Hệ thống đất ngập nước của vùng đồng bằng được hình thành từ các dòng sông lớn phía hạ lưu đầu nguồn. Các vùng lũ của con sông lớn làm hồ chứa tự nhiên, cho phép nước dư thừa để lây lan ra trên một diện tích rộng, làm giảm độ sâu và tốc độ của nó. Vùng đất ngập nước gần thượng nguồn của sông suối có thể làm chậm dòng chảy nước mưa để nó không chạy thẳng ra đất vào các dòng nước. Điều này có thể giúp ngăn ngừa lũ lụt đột ngột, gây thiệt hại ở hạ lưu.[8] Chứa giá trị về đa dạng sinh học Đất ngập nước vùng đầm phá là nơi cư trú của nhiều loài cá nơi dừng chân của nhiều loài chim di cư. Các vùng đầm phá ven biển miền trung còn mang những nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên và chứa đựng giá trị đa dạng sinh học rất lớn cho khu hệ sinh vật thủy sinh. Các vùng đất ngập nước nội địa như U Minh, Đồng Tháp Mười và các hệ thống sông suối, hồ là những nơi chứa đựng nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu hoặc những loài có tầm quan trọng về đa dạng sinh học toàn cầu. Nơi sinh sống cư trú lâu đời của cộng đồng dân cư Đất ngập nước và các cộng đồng dân cư nông thôn đó gắn bó với nhau từ hàng ngàn năm. Cộng đồng dân cư Việt Nam sống với nhau thành những môi trường xã hội. Những quan cảnh đẹp để phát triển du lịch Có thể nói Việt Nam là một đất nước có cảnh quan đẹp, trong đó hầu hết các vùng 429
  4. đất ngập nước là những nơi có cảnh quan đẹp nhất. Có những vùng đất ngập nước đó nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới là điểm đến của các du khách trong nước và quốc tế như Hạ Long, Cát Bà, Phú Quốc và Đồng Bằng sông Cửu Long. Thảm thực vật rừng Về thảm thực vật tự nhiên trên các vùng ngập nước. Cây Tràm là một loài cây quan trọng ở những vùng đất ngập nước theo mùa như đồng bằng sông cửu long. Trong các đầm lầy, các loài lau, sậy, cói cỏ cũng là loài thực vật chiếm ưu thế. Chúng thường được gọi là loài thực vật nhô vì thân của những loài này một phần ở trong nước và một phần nhô cao khỏi mặt nước. thực vật đầm lầy đặc trưng dọc các con kênh chia cắt các vùng đầm lầy khỏi những vùng bằng phẳng ở khu vực đồng bằng nơi ít bị ngập hơn những phần còn lại của vùng. Những loài thực vật chiếm ưu thế trong hầu hết những vùng đầm lầy nước ngọt bao gồm những loài lau sậy, bồn bồn, lác, cỏ năng, cỏ ống, cói. Đặc tính của mỗi thảm thực vật thay đổi theo địa lý và chế độ địa chất thủy văn của từng đầm lầy. Liên quan đến hệ sinh thái đất ngập nước ngọt, quần thể thực vật đáng chú ý là các quần xã thực vật thủy sinh trong các ao hồ là những đối tượng quan trọng. Từ những phân tích trên đây cho thấy, đất ngập nước ngọt có vai trò, chức năng quan trọng trong phát triển kinh tế. Đồng thời chỉ ra tầm quan trọng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý, định hướng và xây dựng chính sách liên quan đến đất ngập nước ngọt. Trách nhiệm này là duy nhất và thuộc về các tổ chức quản lý Nhà nước trọng việc định hướng sử dụng và phát triển kinh tế bền vững. Nếu sự quản lý thiếu trách nhiệm, không khoa học sẽ tạo ra hệ lụy kinh tế xã hội rất lâu dài và thậm chí không thể sửa chữa được. Công ước Ramsar Công ước Ramsar[2] là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước (ĐNN), với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng ĐNN cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay và trong tương lai; công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng ĐNN và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng. Hiện nay, hơn 2.000 vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế được công nhận thành khu Ramsar, cần được bảo vệ đặc biệt với diện tích hơn 1,85 triệu km2, trong đó vùng ĐNN Côn Đảo đó được công nhận 7 tiêu chí trở thành khu Ramsar. 2. Đất ngập nước thuộc vùng hồ Thác Bà 2.1. Tổng quan về vùng hồ Thác Bà Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và là một trong những điểm đến độc đáo của tỉnh Yên Bái. Tuy là hồ nhân tạo nhưng cảnh quan của hồ là sự kết hợp hài hòa của thiên nhiên với bàn tay con người. Hồ yên ả, không khí trong lành, xanh, mát cùng với những vạt rừng xanh mượt trùng điệp nhấp nhô tới bất tận Hồ Thác Bà nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái, hồ được hình thành khi đắp đập ngăn dòng sông Chảy để xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà Yên Bái đầu tiên của miền Bắc, hoàn tất vào năm 1970. Đến năm 1996, hồ Thác Bà ở Yên Bái được công nhận Di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia. Ngày 19/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1775/QĐ-TTg 2018 phê quyệt Quy hoạch Khu Du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Diện tích vùng hồ rộng 23.400 ha, trong đó có 19.050 ha mặt nước và hơn 1.300 430
  5. hòn đảo lớn nhỏ, chứa được 3 - 4 tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ còn được các sông lớn như ngòi Hành, ngòi Cát đổ về, bồi lắng phù sa quanh năm, tạo điều kiện cho hệ động thực vật phát triển phong phú. 2.2. Kinh tế đất ngập nước vùng hồ Thác Bà Sau gần 50 năm đi vào vận hành hồ chứa để phục vụ phát điện và cấp nước cho vùng hạ du, mực nước của hồ Thác Bà có khoảng dao động khá lớn từ cốt 46 đến cốt 58, tức là khoảng cách dao động về mực nước hồ Thác Bà lên tới 12 m. Khoảng dao động ấy đã tạo ra một diện tích bán ngập nước lên đến hơn 2.000 nghìn ha. Theo báo cáo của huyện Yên Bình, bình quân mỗi năm, nông dân cấy được từ 120 - 220 ha lúa, trồng 200 - 400 ha ngô và 300 - 600 ha lạc (diện tích canh tác mỗi năm phụ thuộc vào độ dao động của mực nước trên hồ) [10]. Phần lớn diện tích lúa và màu đều được gieo trồng tại những vị trí bằng phẳng, cốt nước cao, còn lại đa số diện tích bán ngập hồ Thác Bà đều bị bỏ hoang hóa Thực trạng hiện nay không có cơ quan, tổ chức Nhà nước (và tư nhân) nào có hệ thống thông tin - cho dù chỉ là những thông tin cơ bản - về diện tích, vị trí, điều kiện của những thửa đất ngập nước này. Dẫn đến việc không thể quản lý, gây lãng phí và thất thoát. Năm 2001, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái xây dựng đề tài khoa học "Trồng cây tràm Úc trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà", với diện tích hơn 20 ha, đơn vị được giao triển khai đề tài là Lâm trường Thác Bà. Mục tiêu của đề tài là để phủ xanh đất bán ngập trong mùa nước cạn, đồng thời còn để "tiêu diệt" diện tích cây mai dương xâm thực vùng đất này. Cây mai dương là loài cây bụi, dây leo rậm rạp gai chằng chịt được ví như là một cái bẫy đối đàn cá và một số loài thủy sản khác trên hồ Thác Bà, nhất là đối với đàn cá bố mẹ vào mùa sinh sản. Việc tiêu diệt cây mai dương để bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho hồ. Thực hiện đề án trên, gần 30 ha tràm Úc đã được trồng từ năm 2003 - 2005 bằng việc gieo ươm hạt giống trong vườn ươm sau đó mang ra trồng trên vùng đất bán ngập với mật độ 5.000 cây/ha, khoảng cách 1m/cây, giữa các hàng là 2 m. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án lúc đó là 200 triệu đồng, thực chi hết 170 triệu đồng. Tính ra, chi phí trồng cây trám Úc chưa đầy 6 triệu đồng/ha. Đến nay, chi phí cho mỗi ha trồng cây tràm Úc trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà ước khoảng 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, nếu tỉnh Yên Bái đầu tư trồng cây tràm Úc trên toàn bộ diện tích bán ngập hồ Thác Bà, tổng chi phí hết chừng 40 - 45 tỷ đồng. 431
  6. Tuy Đề tài khoa học chứng minh có hiệu quả khi khai thác đất ngập nước nhưng không được áp dụng vào thực tế là do nếu trồng rừng kinh tế, cây tràm Úc phát triển chậm, chu vi thân gỗ nhỏ, phần lớn lại cong keo nên gỗ tràm không thể đóng đồ dân dụng, đưa vào xẻ thanh hoặc bóc ván cũng hạn chế vì sản phẩm thu hồ rất ít. Gỗ tràm chỉ được tiêu thụ bằng cách nghiền dăm, giá bán thấp, trong khi đó vỏ tràm rất dày và khó bóc, chi phí cho chế biến tăng cao. Do vậy, trồng rừng kinh tế không hiệu quả. Nếu để trồng phòng hộ giữ đất và làm cây cảnh quan cho hồ Thác Bà, không cây gì hơn được. Song vùng đất này lại không phải là đất rừng phòng hộ. Có chăng chỉ là trồng để lấy cảnh quan cho phát triển du lịch. Tuy nhiên góc độ tiếp cận này mới chỉ tính đến giá trị khai thác gỗ mà chưa đề cập hết được các khía cạnh kinh tế đa dạng mà việc trồng cây tràm có thể mang lại, ví dụ như du lịch, nghỉ dưỡng, thủy sản và bất động sản. Với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, việc khai thác tiềm năng du lịch này đã thuận lợi hơn và có chiều hướng phát triển tốt. Đặc biệt, ngày 19/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1775/QĐ-TTg 2018 Quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 thì việc đầu tư cho du lịch hồ Thác Bà đã thuận lợi hơn nhiều. Quy hoạch cũng đã nêu rõ vùng đất bán ngập hồ Thác Bà được trồng bằng cây tràm nước ngọt để tạo cảnh quan cho du lịch. Thực trạng cho thấy, nhiều khu đất bán ngập nằm trong hồ Thác Bà nằm ở những vị trí thuận lợi cho phát triển du lịch và bất động sản. Nếu được quy hoạch hợp lý và khai thác khoa học sẽ mang lại nguồn doanh thu rất lớn, bền vững so với việc trồng tràm. 432
  7. Bên cạnh đó, với tiềm năng phát triển hệ sinh thái kinh tế hồ, trên cơ sở ý tưởng xây dựng vùng đô thị hồ đầu tiên tại Việt Nam, nhiều dịch vụ phụ trợ có thể phát triển cùng tương tác với nhau. Khi đó, vai trò của kinh tế đất đai sẽ là nền tảng cho các hoạt động đầu tư phát triển. 3. Một số đề xuất Trên cơ sở nắm rõ thực trạng về đất ngập nước thuộc vùng hồ Thác Bà, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế đất ngập nước vùng hồ Thác Bà nói riêng, đất ngập nước ngọt tại Việt Nam nói chung như sau: - Tăng cường quản lý đất ngập nước trong vùng hồ. Cụ thể như sau: + Rà soát hiện trạng, kiểm đếm, đo đạc thực trạng diện tích đất ngập nước trong toàn vùng hồ Thác Bà. + Phân loại, đánh giá theo từng tiêu chí gồm: Nông - lâm nghiệp; thủy sản; du lịch; nghỉ dưỡng, bất động sản. Nói cách khác là phân loại theo góc tiếp cận đất nông nghiệp và phi nông nghiệp (đất thương mại - dịch vụ). + Lập danh sách các cá nhân, tổ chức hiện đang sử dụng đất (theo thời vụ hay cố định); xác định tính pháp lý và lịch sử của từng thửa đất. + Hình thành tổ chức, giao nhiệm vụ quản lý diện tích đất ngập nước này. - Đưa vấn đề đất ngập nước vào các kế hoạch, chỉ tiêu của tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình và huyện Lục Yên. Đồng thời cập nhật vấn đề này vào các quy hoạch chức năng như: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất; du lịch 433
  8. - Xã hội hóa quản lý và sử dụng thông qua giao đất, đấu thầu, cho thuê đất nhằm khai thác tối đa nguồn lực xã hội trong nghiên cứu và phát triển kinh tế đất ngập nước. Các nguồn lực xã hội là đa dạng; năng lực đầu tư nghiên cứu, phát triển thực sự tiềm năng. - Đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu khả năng khai thác đất ngập nước cho mục tiêu: nông nghiệp - du lịch - bất động sản. Diện tích đất ngập nước ngọt tại hồ Thác Bà nói riêng và toàn bộ tại các sông, hồ nói chung trong cả nước là rất lớn. Việc xây dựng hệ thống quản lý thống nhất, khoa học sẽ mang lại nguồn lực, doanh thu rất lớn cho Nhà nước và các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Thực trạng loại đất này từ trước đến nay ít được chú ý, quản lý và khai thác mặc dù tiềm năng là thực sự to lớn và hiệu quả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đất ngập nước Việt Nam - Hệ thống phân loại của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II, trang 41. Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2004. 2. The Ramsar Information Sheet on Wetlands of International Importance. 2009. 3. Đào Đình Bắc , địa mạo đại cương, NXB đại học Quốc gia Hà Nội. 2010. 4. Định hướng xây dựng hệ phân loại đất ngập nước của Việt Nam - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam”. 2014. 5. Moore Jr., PA & Reddy, KR 1994, ‘Role of Eh and pH on phosphorus geochemistry in sediments of Lake Okeechobee, Florida’ Journal of Environmental Quality, vol. 23, pp. 955-964. 6. Nguyễn Minh Ngọc, Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái, Đề tài khoa học cấp tỉnh, 2018. 7. 434