Kinh tế Việt Nam năm 2018 - Bước phát triển đột phá để hội nhập kinh tế thế giới

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 2920
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế Việt Nam năm 2018 - Bước phát triển đột phá để hội nhập kinh tế thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_viet_nam_nam_2018_buoc_phat_trien_dot_pha_de_hoi_nha.pdf

Nội dung text: Kinh tế Việt Nam năm 2018 - Bước phát triển đột phá để hội nhập kinh tế thế giới

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 - BƯỚC PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ ĐỂ HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI ThS. Nguyễn Công Đức ThS. Đào Thu Huyền Trường Đại học Công đoàn Tóm tắt Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước có nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, ngay ngày đầu tiên của năm mới 2018 (1/1/2018), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Trên cơ sở những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong năm 2017 là tiền đề để Việt Nam tiếp tục tạo bước đột phá phát triển kinh tế trong năm 2018 nhằm tranh thủ những lợi thế sẵn có trong và ngoài nước, đối phó những thách thức đang diễn ra cần có những giải pháp cụ thể và một sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ chế điều hành của Chính phủ. Từ khóa: Kinh tế Việt Nam; bối cảnh thế giới; cơ hội và thách thức 1. Đặt vấn đề Từ khi mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân đã nâng cao rõ rệt. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây khi mà xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức lớn để đưa đất nước phát triển. Với mong muốn giúp cho mọi người hiểu rõ hơn sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện tại, tác giả đi phân tích bối cảnh quốc tế, những cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang có từ đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hơn nữa trong năm 2018, tạo bước đột phá để hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và là năm bản lề để chúng ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2017 2.1. Bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2017 Năm 2017 vừa qua cho chúng ta thấy thế giới mặc dù còn nhiều xung đột, bất ổn về chính trị nhưng bức tranh kinh tế đã có nhiều điểm sáng, khởi sắc trên các lĩnh vực. 41
  2. Theo báo cáo của Liên Hợp quốc (LHQ) về Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới, kinh tế toàn cầu đã khởi sắc trong những tháng đầu năm, với sản lượng công nghiệp trong thời gian này đã phục hồi khiêm tốn cùng với hoạt động thương mại, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu từ khu vực Đông Á tăng mạnh. Động lực chính cho sự hồi phục trên của kinh tế thế giới là nhờ các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển trên đà dịch chuyển, Đông Á và Nam Á tiếp tục duy trì vị thế là hai khu vực phát triển năng động nhất. Điểm sáng là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản tăng trưởng tốt; trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng trưởng có sự khác biệt giữa các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tăng trưởng chậm (do giá hàng hóa vẫn ở mức thấp) và các nước phụ thuộc vào nhập khẩu tăng trưởng tốt hơn (hưởng lợi nhờ tận dụng yếu tố đầu vào giảm). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 có thể đạt mức 3,5% so với năm 2016, cao hơn mức đã dự báo hồi tháng 3 năm 2017 là 3,3%. Thương mại toàn cầu phục hồi và tăng trưởng khá, dự báo có thể tăng từ mức 2,2% năm 2016 lên 4% trong năm 2017. Kinh tế Mỹ liên tục cải thiện tăng trưởng: Số liệu ước tính lần thứ ba của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy GDP nước này tăng trưởng ở mức rất khả quan 3,1% trong quý II, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với lần ước tính trước đó vào tháng 8. Đây được ghi nhận là mức tăng trưởng theo quý cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Bên cạnh đó, so với cùng kỳ năm trước, quý II năm nay là quý thứ tư liên tiếp kinh tế Mỹ chứng kiến sự cải thiện trong tốc độ tăng trưởng ở mức 2,2%, cao nhất kể từ quý IV/2015. Theo Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, mức tăng trưởng tích cực này chủ yếu bắt nguồn từ sự gia tăng trong tiêu dùng, đầu tư của các doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ liên bang và xuất khẩu. Cụ thể, trong tiêu dùng, gia tăng rõ rệt nhất là chi tiêu vào nhà ở, dịch vụ truyền thông và thuốc men được kê đơn. Đối với đầu tư từ khối doanh nghiệp, sự gia tăng đến từ đầu tư vào các trang thiết bị, cấu trúc và đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Theo đó, tổng đầu tư của khu vực tư nhân trong quý II tăng 1,58% và 5,13%, cao hơn mức tăng tương ứng trong các quý trước đó. Báo cáo gần đây của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chi tiêu xây dựng tăng 0,8%, đạt mức cao nhất từ trước tới nay, khoảng 1,257 nghìn tỷ USD trong tháng 11-2017, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 20161. Nhờ số liệu tích cực từ ngành chế 42
  3. tạo của Mỹ, giá dầu gia tăng, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục tăng mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc. Nhìn chung, các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp (4,1%) và lạm phát (1,7%) đều cho thấy, năm 2017 được đánh giá là năm tăng trưởng tốt đối với nền kinh tế Mỹ trong thập niên qua. Kinh tế Mỹ năm 2017 có thể đạt tăng trưởng ở mức 2,5%; tốc độ này vẫn được duy trì trong năm 2018, sẽ giảm xuống còn 2,1% vào năm 2019 và 2,0% vào năm 2020. Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ cũng tăng cao trong tháng 2/2017 khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây thực tế là một tin tốt chứng tỏ người tiêu dùng chi tiêu, đầu tư nhiều hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất trong tháng 3/2017 và có thể sẽ còn tăng thêm 2 đợt nữa vào tháng 6 và tháng 9 trong năm. Bảng 1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế Mỹ Đơn vị tính: đô la Năm tài chính 1 tháng 10 năm 2017 – 30 tháng 9 năm 2018 Số liệu thống kê GDP $20,19 nghìn tỷ (2017) Xếp hạng GDP 1st (nominal) 2nd (PPP) Tăng trưởng GDP 2.6% (Q4 2017) GDP đầu người $59,407 (2017) Lạm phát (CPI) 0.4% (August 2017) Thất nghiệp 4.1% (October 2017) Thƣơng mại quốc tế Xuất khẩu $1.45 nghìn tỷ (2016) FDI $3.64 nghìn tỷ (2016) Tổng nợ nước ngoài $18.28 nghìn tỷ (March 2017) Tài chính công Nợ công 73.8% of GDP (2016) Thu $3.3 nghìn tỷ (2016 Chi $3.9 nghìn tỷ (2016) Viện trợ donor: ODA, $33.59 tỷ (2016) Dự trữ ngoại hối $118.525 tỷ (June 23, 2017) Nguồn dữ liệu: CIA.gov 43
  4. Kinh tế các nước châu Âu (EU) đang dần phục hồi: Năm 2017 là năm khá bất ngờ và thuận lợi đối với các nền kinh tế EU, bất chấp những bất ổn chính trị tại khu vực. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, sự phục hồi của châu Âu rất mạnh, và lan ra khắp thế giới, làm cho khu vực này trở thành “động cơ” của tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu. Diễn biến trên thị trường lao động tốt hơn, cũng như các điều kiện tài chính thuận lợi hơn đã làm tăng nhu cầu trong nước. Trong thời gian tới, lĩnh vực tiêu dùng sẽ giúp tạo thêm việc làm trở thành nhân tố chính thúc đẩy sự hồi phục kinh tế. Thu nhập của người dân sẽ bắt đầu đi lên trong điều kiện số lượng người có việc làm tăng lên, đi cùng với sự tăng nhẹ của giá cả. Tại một số nước, môi trường đầu tư nhờ các chính sách kinh tế được cải thiện một phần. Đáng chú ý, tại Pháp, Dự luật cải cách thuế để kích thích đầu tư đã được thông qua và sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Tại Hà Lan, liên minh chính phủ mới cũng đang lên kế hoạch cho các biện pháp tăng cường đầu tư. Sự phục hồi của kinh tế thế giới đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, mặc dù đồng euro mạnh lên so với những đồng tiền khác và nhu cầu hàng hóa, dịch vụ từ châu Âu giảm. Theo Ủy ban châu Âu, khu vực đồng euro dự báo sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2017, tốc độ nhanh nhất trong một thập niên qua3. Sự hưởng lợi từ kinh tế thậm chí còn lớn hơn bên ngoài khu vực đồng euro. Ba nền kinh tế lớn nhất của Đông Âu đã vượt qua cả tốc độ tăng trưởng của Đức trong vài năm qua. Ba Lan, Rumani và Cộng hòa Séc đang trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế châu Âu và thế giới dự báo sẽ khởi sắc, kinh tế Anh được đánh giá sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm 2018, khi giới doanh nghiệp vẫn do dự trong các kế hoạch đầu tư, lãi suất có khả năng tiếp tục tăng và người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, những bất ổn liên quan đến Brexit sẽ gây sức ép lớn hơn lên nền kinh tế Anh trong năm 2018 so với năm 2017, trong bối cảnh các công ty bắt đầu triển khai các kế hoạch chuẩn bị cho Brexit. Kinh tế Anh ước tăng khoảng 1,5% trong năm 2017. Năm 2018, kinh tế Anh tiếp tục kém sáng sủa, GDP có thể chỉ tăng 1,4%4. Nền kinh tế Nhật Bản cũng đang chứng kiến nhiều thử thách: Số liệu tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng ổn định của kinh tế Nhật trong nửa đầu năm 2017. Tăng trưởng quý II đạt 1,55%, cao hơn quý I (1,43%) và cùng kỳ năm 2016 (0,98%). Xu hướng phục hồi trong sản xuất công nghiệp tiếp tục được duy trì kể từ đầu năm 2016. Cụ thể tăng trưởng IPI của Nhật Bản đạt 1,9% trong quý II, cao hơn nhiều so với quý I và cùng kỳ năm trước (0,2%). Tuy nhiên các chỉ báo 44
  5. công nghiệp trong quý III tăng trưởng chậm hơn, chỉ khởi sắc hơn trong tháng 8 với mức tăng trưởng 2,1% nhờ tăng trưởng xuất khẩu. Khu vực dịch vụ có khuynh hướng suy giảm nhẹ, mặc dù chỉ số bán lẻ vẫn duy trì ở trên mức 100 điểm. Thực tế này có thể ảnh hưởng tới sức tiêu dùng và năng suất lao động và do đó tăng trưởng kinh tế tại Nhật. Tại Châu Á, Trung Quốc sẽ tiếp tục hạ cánh mềm trong năm 2017 và dù rất khó để kiềm chế đà giảm tốc tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng 6,5% GDP năm nay là hoàn toàn có thể đạt được. Trong quý II kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì mức tăng trưởng mạnh 6,99% từ quý trước, cao hơn dự báo của giới phân tích. Những số liệu đầu năm cho thấy nền kinh tế Trung Quốc khá ổn định. Tình hình đầu tư cho cơ sở hạ tầng 2 tháng đầu năm chuyển biến tích cực các chỉ báo công nghiệp mang lại dấu hiệu khả quan cho ngành sản xuất. Chỉ số PMI tháng 3 của nước này dù thấp hơn tháng 2 nhưng vẫn nằm trên mức 50 điểm. Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục suy giảm còn nhập khẩu tăng mạnh, dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt vào tháng 2 lần đầu tiên trong 3 năm qua. Tuy nhiên, tình hình này được đánh giá chủ yếu là do ảnh hưởng từ Tết Nguyên đán. Các nước trong khu vực ASEAN duy trì tăng trưởng khả quan, nhờ sự hội nhập ngày càng lớn và công cuộc cải cách không ngừng, ASEAN đang trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất với mức tăng trưởng trung bình toàn khối được ghi nhận là 5,3% trong quý III/2017, cao hơn so với con số 5% của quý II. Cụ thể, cơ cấu tăng trưởng kinh tế bộc lộ sự khác biệt giữa các quốc gia này. Tại Indonesia, kinh tế tăng trưởng 5% trong quý II nhờ sự gia tăng lượng cầu nội địa và lượng đầu tư cố định trong nước 5,4%, bên cạnh đó là sự mở rộng của ngành sản xuất. Tại Malaysia, kinh tế quý II tăng trưởng 5,8%, mức cao nhất từ quý I/2015, chủ yếu nhờ sự gia tăng của lượng cầu nội địa, ở mức 7,1% và sự tăng trưởng của ngành dịch vụ và sản xuất. Tăng trưởng kinh tế của Philippines đạt 6,5%, chủ yếu do chi tiêu chính phủ tăng 7,1% vào các ngành dựa vào tài nguyên thiên nhiên như nông, lâm, ngư, nghiệp và khoáng sản tiếp tục phục hồi. Tại Thái Lan, quý II ghi nhận sự tăng trưởng ở mức 3,7%, nhờ vào sự gia tăng trong xuất khẩu cùng lượng cầu nội địa và sự phục hồi của khu vực nông nghiệp Về triển vọng, ADB dự báo khu vực ASEAN sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao đến cuối năm đạt 5% cả năm 2017. 45
  6. 2.2. Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2017 - Những kết quả ấn tượng Trên đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, nhờ tận dụng những thời cơ sẵn có và với chính sách phát triển kinh tế linh hoạt, đúng hướng, kinh tế Việt Nam trong năm 2017 đã đạt được những kết quả ấn tượng. Theo CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bức tranh kinh tế năm 2017 vô cùng ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm là 6,7%. Lạm phát được kiềm chế ở mức 3,53%, thấp hơn mục tiêu là 4%; tăng trưởng tín dụng ước đạt 18,17%; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 35,88 tỷ USD, tăng hơn 40% so với năm 2016. Kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2017 đạt hơn 400 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016 Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, GDP năm 2017 tăng 6.81%. Năm 2017 cũng là năm có số doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 127 nghìn doanh nghiệp. Kết thúc năm 2017, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức xác lập kỷ lục mới khi đạt mốc 424,87 tỷ USD. Vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm lập đỉnh mới, phá vỡ kỷ lục được thiết lập năm 2016. Với 29,69 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm và 6,19 tỷ USD phần góp vốn, mua cổ phần, tổng vốn FDI chảy vào nền kinh tế trong năm 2017 đã lên con số 35,88 tỷ USD, trở thành mức cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2017, chỉ số Vn-Index dừng tại 984,24 điểm và là con số cao nhất đạt được trong vòng 10 năm qua. Cũng trong năm qua, mức tăng trưởng của Vn- Index lên tới 48%, qua đó lọt vào top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới, chỉ xếp sau Argentina và Mông Cổ. Hình 1. Chỉ số CPI của Việt Nam từ 1/2017 đến 1/2018 Đơn vị tính: % Nguồn: Tổng cục Thống kê. 46
  7. Số liệu công bố cho thấy kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao bất thường trong quý III, với mức tăng trưởng 7,46%, cao nhất trong vòng 07 năm qua, cao hơn nhiều so với quý trước (6,17%) cũng như cùng kỳ các năm trước (2015: 6,87%, 2016: 6,56%). Tính chung chín tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế đạt 6,41%, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2016 (6,0%) tuy vẫn thấp hơn một chút so với năm 2015 (6,5%). Hình 2. Thu ngân sách nhà nƣớc tháng 1/2018 Đơn vị: nghìn tỷ đồng Nguồn: Tổng cục Thống kê Khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 7,25% trong ba quý đầu năm, liên tục gia tăng trong các năm từ 2015-2017. Trong đó, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và lĩnh vực kinh doanh bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong vòng hơn nửa thập kỷ, lần lượt đạt 7,89% và 3,99%. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp cũng cho thấy rõ sự phục hồi so với năm 2016. Tăng trưởng khu vực này trong 9 tháng đầu năm đạt 2,78%, cao hơn nhiều so với mức tăng của năm ngoái và cũng cao hơn đáng kể so với mức 2,08% của năm 2015. Trong khi đó, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục thấp hơn so với cùng kỳ hai năm trước đó, đặc biệt thấp hơn đáng kể so với năm 2015 (2015: 9,72%; 2016: 7,68%; 2017: 7,17%). Sự suy giảm này vẫn chủ yếu đến từ ngành khai khoáng (giảm 8,08% yoy). Ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn không ngừng cải thiện tốc độ tăng trưởng, với mức tăng trưởng rất cao 12,77% trong ba quý đầu năm, cao nhất so 47
  8. với cùng kỳ các năm trở lại đây (2013: 6,58%; 2014: 7,09%; 2015: 10,15%; 2016: 1,22%). Bên cạnh đó, xây dựng vẫn tăng trưởng khả quan ở mức 8,3%, mặc dù thấp hơn mức tương ứng của hai năm trước, đều trên 9%. Các chỉ báo sản xuất công nghiệp cũng liên tục cải thiện rõ rệt trong quý III. Chỉ số sản xuất công nghiệp và tiêu thụ đều đã vượt mức trung bình của năm 2016, cho thấy mức sụt giảm hồi đầu năm chỉ mang tính chất tạm thời. Cụ thể, tới hết tháng 9, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,9%, cao nhất kể từ đầu năm 2016 đến nay. Trong đó, IPI ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 12,8%, mức ấn tượng nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tương tự, chỉ số tiêu thụ liên tiếp được cải thiện, đạt mức tăng trưởng 9,8% tính đến hết tháng 8. Trong khi đó, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp giảm nhẹ trong quý, xuống còn 9,9% vào tháng 8. Mức tăng trưởng cao trong quý III phần nào cho thấy kết quả sau hàng loạt các biện pháp và chỉ thị quyết liệt của Chính phủ đối với các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua. Với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp như tạo điều kiện thuận lợi về tiếp cận tín dụng đối với cả hộ gia đình và các doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu, kịch bản tăng trưởng đối với từng bộ, ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, các biện pháp và chỉ thị này mới chỉ mang tính ngắn hạn, vì chưa hướng đến các nền tảng cơ bản của tăng trưởng kinh tế như năng suất lao động hay sức sản xuất của nền kinh tế. Trong khi đó, chỉ số hoạt động kinh tế VEPI (Viet Nam Economic Performance Index), do VEPR xây dựng dựa trên các số liệu về sản lượng điện thương phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa nội địa, tăng trưởng tín dụng và PMI sản xuất, cũng cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế trong quý III. Tuy nhiên, mức độ hồi phục này thấp hơn so với công bố của thị trường chứng khoán về tăng trưởng GDP, do chỉ số VEPI luôn có xu hướng biến động ổn định hơn. Cụ thể, VEPI quý III đạt 6,56%, cao hơn so với hai quý trước và cùng kỳ năm 2016 tuy nhiên thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP 7,46%. Trong trường hợp khoảng cách giữa tăng trưởng GDP và VEPI dãn ra một cách bất thường, chúng ta có thể phải lưu ý lại tính thống nhất của số liệu. Trong các chỉ tiêu thành phần của VEPI, ngoài xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao (nhưng vẫn thấp hơn so với quý trước), thì các chỉ tiêu còn lại đều tăng trưởng ở mức trung bình, không có đột biến. 48
  9. Như vậy, có thể kh ng định, kinh tế Việt Nam năm 2017 là ổn định và có bước đột phá mạnh mẽ nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn, yếu kém cả bên trong lẫn bên ngoài như sự biến động khó lường, khó định đoán của thế giới về chính trị, kinh tế, ngoại giao; về biến đổi khí hậu và thiên tai; những vấn đề trong nước như thu nhập, việc làm, nợ công, năng lực của doanh nghiệp, ngân hàng đây vừa là cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam trong năm 2018 và những năm tiếp theo. 3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2018 3.1. Cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam năm 2018 Công cuộc cải cách kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta khởi xướng từ năm 1986 đến nay đã cho thấy tính đúng đắn và hợp quy luật. Năm 2018 được đánh giá là năm “bước ngoặt” của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ hội, song cũng là thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Động lực cho sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam là chúng ta có được những thuận lợi, lợi thế sẵn có: Về điều kiện địa lý và nhân khẩu, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, chung biên giới với Trung Quốc, nước có nền kinh tế phát triển và tốc độ tăng trưởng bùng nổ trong nhiều thập kỷ. Địa hình đất nước hình chữ S nằm dọc bờ biển với điều kiện tự nhiên trù phú về nông nghiệp và thuận lợi cho giao thương trên mọi vùng lãnh thổ. Việt Nam với dân số đứng thứ 14 thế giới, với sức trẻ, nguồn lao động dồi dào đang tạo nên lợi thế đặc biệt về thị trường và nguồn nhân lực trẻ. Việt Nam có sự ổn định về chính trị và sự nỗ lực của chính phủ trong hội nhập quốc tế và chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Mức độ ổn định của chính trị Việt Nam được đánh giá cao hơn h n so với nhiều nước đang phát triển ở châu Á. Đây là một nhân tố quan trọng để Việt Nam thu được những kết quả tăng trưởng ấn tượng, trở thành một quốc gia có mức độ hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới. Về nguồn lực con người, Việt Nam được các quốc gia đánh giá là có khả năng học hỏi nhanh, chịu khó và có ý chí quyết tâm đổi đời, coi trọng giáo dục, nhạy bén nắm bắt thời cơ. 49
  10. Bảng 2: Số giáo viên, số sinh viên đại học và cao đẳng phân theo địa phƣơng Đơn vị tính: người 2016 Trong đó: Trong đó: Giáo viên Sinh viên Giáo viên Sinh viên công lập công lập CẢ NƯỚC 72.346 1.759.449 57.198 1.515.474 Đồng bằng sông Hồng 30.448 731.215 26.344 665.847 Hà Nội 23.948 610.872 20.566 556.500 Trung du và miền núi phía Bắc 3.672 80.047 3.536 79.435 Bắc Trung Bộ và Duyên 10.544 250.537 8.531 216.561 hải miền Trung Đà Nẵng 2.779 74.935 1.485 48.532 TP.Hồ Chí Minh 17.189 458.392 12.370 369.827 Đồng bằng sông Cửu Long 6.606 156.949 4.598 134.578 Nguồn Tổng cục Thống kê Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn thách thức với nền kinh tế vẫn còn rất lớn. Ở trong nước, nhiều thách thức rủi ro đối với quý IV đã nêu ở phần trên còn kéo dài sang năm 2018. Bên cạnh đó, việc nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2017 cũng là một thách thức cho tăng trưởng 2018, nhất là trong bối cảnh tài nguyên cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục giảm, công nghiệp chế tạo khó có đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu Thực tế cũng cho thấy, chưa thể kỳ vọng vào sự đột phá về năng suất lao động, hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp. Lợi thế về lao động giá rẻ đang mất đi nhanh chóng do tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. Ở ngoài nước, tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phúc tạp khó lường; xu hướng bảo hộ và đưa sản xuất về trong nước của một số nước phát triển sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu trong khối ASEAN đối với nhiều mặt hàng, trong đó có ô tô sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới một số ngành sản xuất nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nâng cao được năng lực cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng sản phẩm. 50
  11. Trong bối cảnh nói trên, nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng khá cao, nhưng khó có thể vượt mức tăng trưởng 2017. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%-6,7% trên nền tảng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo được các cân đối lớn, bảo vệ môi trường thì đó là một thành công lớn trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, tái cấu trúc để phát triển bền vững. 3.2. Giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2018 Xuất phát từ những kết quả ấn tượng đã đạt được về kinh tế trong năm 2017 cùng với bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2018, để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Chính phủ đã đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Một là, tăng cường ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Cần phải điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; nâng cao hiệu quả phân tích, dự báo và ứng phó kịp thời với những biến động trong nước và quốc tế để bảo đảm ổn định vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về lao động, việc làm, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, an ninh lương thực và năng lượng. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, nhất là kiểm tra chuyên ngành, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hội nhập hiệu quả, nâng cao chất lượng thông tin, dự báo thị trường. Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tạo môi trường cạnh tranh bình đ ng theo cơ chế thị trường. Hai là, cơ cấu lại kinh tế đồng bộ, toàn diện, thực chất. Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Chương trình hành động triển khai các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội về tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công; thực hiện hiệu quả tiến trình hội 51
  12. nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong năm 2018. Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật để tăng cường liên kết vùng; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; nâng cao hiệu quả điều phối vùng. Ba là, phát triển hiệu quả văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống của người dân. Trong đó, thực hiện tốt Chỉ thị số 14 của Ban Bí thư, tiếp tục rà soát chế độ, thực hiện hiệu quả chính sách người có công với cách mạng. Đẩy nhanh giải quyết hồ sơ tồn đọng; quan tâm hỗ trợ nhà ở; tìm kiếm, quy tập hài cốt, xác định danh tính liệt sĩ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm. Bốn là, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật, quản lý chặt chẽ đất đai, nhất là đất nông, lâm trường, bảo đảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Hoàn thiện, trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Điều tra, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Hợp tác quốc tế, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên biên giới. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản, đá, cát sỏi trái phép. Tiếp tục thực hiện chương trình điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển và hải đảo. Rà soát, hoàn thiện và thực hiện đúng quy trình vận hành liên hồ chứa, pháp luật về đê điều. Năm là, xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Triển khai Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 52
  13. Sáu là, giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Trong đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế của đất nước. Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Đẩy mạnh đối ngoại về quốc phòng, an ninh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội. Bảy là, làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí, thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước và những vấn đề dư luận quan tâm. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; có phương án ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố. Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ, đưa tin bịa đặt, sai sự thật, kích động, gây bất ổn xã hội. Làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo đồng thuận xã hội. 4. Kết luận Con đường đưa kinh tế Việt Nam phát triển, vươn lên theo kịp với các nước trên thế giới còn dài và khó khăn. Tuy nhiên với những gì chúng ta chuẩn bị, định hướng từ trước và những kết quả mà chúng ta đạt được trong năm vừa qua có thể kh ng định tương lai tươi sáng cho kinh tế Việt Nam. Với một tầm nhìn và tư duy đột phá của Chính phủ - kiến tạo, đổi mới và sự chủ động của các doanh nghiệp và người dân, biết phát huy lợi thế và khắc phục khó khăn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sáng tỏ. 53
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. U.S. factory, construction data brighten economic outlook, www.reuters.com, ngày 03-01-2018. 2. US Economic Outlook: For 2018 and Beyond, www.thebalance.com, ngày 01-01-2018. 3. The economic surprise of 2017 was Europe‟s best year in a decade, ngày 25-12-2017. 4. Gloomy growth projections cloud hopes for UK economy, www.ft.com, 02- 02-2018. 54