Lập kế hoạch thuế từ vận dụng quy trình nghiên cứu thuế

pdf 12 trang Gia Huy 2390
Bạn đang xem tài liệu "Lập kế hoạch thuế từ vận dụng quy trình nghiên cứu thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflap_ke_hoach_thue_tu_van_dung_quy_trinh_nghien_cuu_thue.pdf

Nội dung text: Lập kế hoạch thuế từ vận dụng quy trình nghiên cứu thuế

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 LẬP KẾ HOẠCH THUẾ TỪ VẬN DỤNG QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THUẾ TAX PLANNING FROM APPLYING TAX RESEARCH PROCESS Trần Thị Thu Ngân Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nganttt@uel.edu.vn TÓM TẮT Hầu như mọi người đều cho rằng, tối thiểu hóa trách nhiệm thuế sẽ là mục đích của kế hoạch thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực ra tối thiếu hóa trách nhiệm thuế của doanh nghiệp chỉ là mục đích ngắn hạn, thuế chỉ là một nhân tố trong số rất nhiều nhân tố cần cân nhắc khi hoạch định chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, những chiến lược nhằm làm giảm trách nhiệm thuế của tổ chức thường gây ra rất nhiều chi phí mà mục tiêu của nhà kinh doanh là làm sao tối đa hóa giá trị của tổ chức. Như vậy, chúng ta có thể thấy kế hoạch thuế nhằm vào tối ưu hóa trách nhiệm thuế hơn là tối thiểu hóa trách nhiệm thuế. Mục đích ở đây là đạt được lợi ích tối đa từ chi phí và rủi ro. Tuy nhiên, vì luật thuế ở nước ta cực kỳ phức tạp, cho nên, ranh giới giữa kế hoạch thuế và trốn thuế trở nên “mong manh”, dẫn đến mục tiêu của doanh nghiệp không đạt được. Mục tiêu của nghiên cứu là thông quy quy trình nghiên cứu thuế của một vài chuyên gia tài chính kế toán, các doanh nghiệp có thể vận dụng để hình thành một kế hoạch thuế, đặc biệt là kế hoạch thuế này nên được triển khai trước khi các giao dịch diễn ra, nhằm tận dụng được các quy định của pháp luật thuế và tránh được thuế một cách hợp pháp. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp với nghiên cứu tình huống, trên cơ sở áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế của Việt Nam để làm rõ tình huống nghiên cứu. Từ khóa: Nghiên cứu thuế, kế hoạch thuế, tối ưu hóa trách nhiệm thuế. ABSTRACT Almost all of people think that minimizing tax liability will be the purpose of the tax plan, especially corporate income tax. In fact, minimizing tax liability of businesses is only a short-term purpose, tax is only one of many factors which company/ government has to consider when they set up business strategies. Moreover, the strategies reducing the organization's tax liability often result in a lot of costs while the goal of the entrepreneurs is to maximize the value of the organization. Thus, we are likely to see that the tax plan is aimed at optimizing tax liability rather than minimizing tax liability. The goal here is to gain maximum benefit from costs and risks. However, it is easy to realize that tax laws in our country are extremely complex, so the boundary between tax planning and tax evasion becomes "fragile"; therefore, leading to the goal of the business is not fully achieved The objective of this paper is that businesses can apply the tax research process of some financial and accounting experts to form their tax plans, especially these tax plan should be implemented first before transactions take place, in order to take advantage of tax law provisions and avoid taxation legally. The paper uses qualitative methods in combination with case studies, based on the application of Vietnam's tax law to clarify the case studies. Keywords: Tax research; Tax planning, tax liability optimization. 1. Giới thiệu Trong kế toán thuế, có ba thuật ngữ mà ranh giới của chúng cũng không thực sự rõ ràng. Đó là "Trốn thuế", "Tránh thuế" và "Lập kế hoạch thuế". Và nếu vận dụng không tốt các quy định của pháp luật có thể khiến các chủ thể kinh doanh mặc dù không có ý định vi phạm pháp luật lại thành ra thực hiện hành vi vi phạm, với lỗi vô ý. Trốn thuế đó là mọi sự cố gắng của người nộp thuế nhằm giảm số thuế phải nộp bằng các phương tiện bất hợp pháp1. Có hai phương thức chính, có thể chi tiết như sau: Một là, che giấu thông tin mà lý ra pháp luật quy định phải kê khai, ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn, mục đích chính để giảm doanh thu từ đó giảm thu nhập tính thuế. 1 Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 575. 988
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Hai là, tạo ra thông tin không có thật, ví dụ như mua hoá đơn để khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào, tăng chi phí được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu. Tất nhiên, việc trốn thuế là không phù hợp với quy định của pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước. Trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999, trốn thuế đều được quy định là tội phạm thuộc chương các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Hiện nay, trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tránh thuế là việc các chủ thể kinh doanh sử dụng các cách thức trong khuôn khổ của pháp luật cho phép để giảm thiểu chi phí thuế, ví dụ vận dụng các điểm mà pháp luật chưa quy định rõ ràng để thực hiện các giao dịch theo hướng có lợi cho doanh nghiệp2. Trường hợp này phải hết sức thận trọng vì sự tách biệt giữa trốn thuế và tránh thuế thật sự là rất khó để phân chia ranh giới, có khi luật thuế khi được diễn giải thì việc doanh nghiệp nghĩ là tránh thuế lại trở thành trốn thuế3. Lập kế hoạch thuế có một ý nghĩa bao quát hơn, mang tầm chiến lược, đó là việc tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Kế hoạch thuế là những kế hoạch về thuế của các đối tượng nộp thuế mà không xem xét kế hoạch thu thuế của cơ quan quản lý thu thuế. Kế hoạch thuế là một công cụ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất khi xử lý thông tin, dữ liệu để ra các quyết định kinh doanh4. Kế hoạch thuế xảy ra trong hai trường hợp: - Thứ nhất, khi các sự việc liên quan tới nghĩa vụ thuế đã diễn ra, nghĩa là sự kiện kinh tế đã phát sinh, thì kế hoạch thuế cũng chỉ giới hạn trong việc tuân thủ pháp luật thuế, chỉ có thể tối ưu hóa trách nhiệm thuế ở khía cạnh thời gian nộp thuế. - Thứ hai, dưới góc độ này, lập kế hoạch thuế mang đầy đủ vai trò của nó, đó là nó không chỉ đưa ra được trách nhiệm thuế của doanh nghiệp mà còn có thể gợi ý các phương án khác nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ kinh tế mà vẫn tới ưu hóa nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, về tất cả các khía cạnh, số thuế phải nộp cũng như là thời gian nộp thuế. Nhưng quan trọng nhất là kế hoạch thuế chỉ ra được ưu và nhược điểm về thuế của từng phương án kinh doanh. Như vậy, lập kế hoạch thuế dưới góc độ thứ hai có thể đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Và việc lập kế hoạch thuế trước khi tiến hành các giao dịch cần có một phương pháp kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu thuế và lập kế hoạch thuế. Nghiên cứu về thuế là quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế bằng cách áp dụng các quy định của pháp luật thuế cho từng bộ phận cụ thể của giao dịch. Đôi khi nó liên quan đến việc nghiên cứu một số vấn đề và thường được tiến hành để lập kế hoạch thuế. Nghiên cứu về thuế cũng được thực hiện để xác định trách nhiệm thuế của các giao dịch đối với người nộp thuế cụ thể. Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải vừa có kiến thức về tài chính, vừa có hiểu biết về quy định của pháp luật. Việc vận dụng từng bước quy trình nghiên cứu thuế vào quá trình lập kế hoạch thuế giúp cho người thực hiện lập kế hoạch thuế sẽ có cái nhìn toàn diện về các tình huống thuế phát sinh. Từ đó sẽ lựa chọn phương án kinh doanh khả thi. Nghiên cứu sẽ tập trung vào nội dung vận dụng từng bước của quy trình nghiên cứu thuế vào một tình huống lập kế hoạch thuế cụ thể dựa trên cơ sở phân tích các văn bản quy phạm pháp luật về thuế có liên quan. 2 Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, trang 571. 3 truy cập ngày 15/10/2019. 4 t%20tax%2Defficient%20manner%20possible., truy cập ngày 15/10/2019. 989
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu thuế về cuối cùng là xác định các kết quả về thuế có thể xảy ra của một giao dịch mà một doanh nghiệp thực hiện. Và quá trình nghiên cứu thuế này bao gồm nhiều bước trong cả một tiến trình. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã thiết kế một quy trình nghiên cứu thuế mang tính chất định tính. Có thể kể đến các quy trình của các nhà khoa học sau: 2.1.1. Quy trình nghiên cứu thuế của William A. Raabe năm 1994 Năm 1994, William A. Raabe đã phát hành cuốn Nghiên cứu thuế liên bang. Trong cuốn sách này, quy trình nghiên cứu thuế bao gồm 06 bước như sau: Bước 1: Thu thập thông tin Bước 2: Xác định các vấn đề của khách hàng Bước 3: Thu thập các văn bản có liên quan Bước 4: Phân tích các quy định của pháp luật căn cứ vào tình huống cụ thể Bước 5: Xây dựng kết luận và khuyến nghị Bước 6: Truyền đạt các khuyến nghị cho khách hàng. Trong quy trình nghiên cứu thuế này, thu thập thông tin là được thực hiện đầu tiên, trên cơ sở đó xác định các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, thu thập các văn bản có liên quan để từ đó phân tích và đưa ra kết luận cũng như khuyến nghị. Bước 1: Thu thập thông tin Bước 2: Xác định các vấn đề của khách hàng Bước 3: Thu thập các văn bản có liên quan Bước 4: Phân tích các quy định Bước 5: Xây dựng kết luận và khuyến nghị Bước 6: Truyền đạt các khuyến nghị cho khách hàng Hình 1: Quy trình nghiên cứu thuế của William A. Raabe năm 1994 2.1.2. Quy trình nghiên cứu thuế của Barbara H. Karlin năm 1999 Trong tác phẩm Nghiên cứu thuế được xuất bản năm 1999, nghiên cứu thuế được thực hiện qua 06 bước như sau: 990
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bước 1: Thu thập thông tin. Bước 2: Xác định các vấn đề của khách hàng. Bước 3: Thu thập các văn bản phù hợp với tình huống nghiên cứu thuế. Bước 4: Đánh giá các quy định căn cứ vào tình huống cụ thể. Bước 5: Phân tích từng sự kiện theo từng văn bản cụ thể. Bước 6: Truyền đạt các kết quả nghiên cứu luật và đưa ra các gợi ý cho khách hàng. Ở quy trình nghiên cứu thuế này, Barbara H. Karlin cũng xây dựng 6 bước và quy trình này cũng có sự tương đồng trong quy trình của William A. Raabe. Tuy nhiên, cả 2 quy trình nghiên cứu thuế này các tác giả chỉ mới đưa ra mô hình mà không đề cập tới việc sử dụng quy trình này như thế nào để lập kế hoạch thuế. Bản chất của lập kế hoạch thuế là quá trình so sánh các phương án kinh doanh khác nhau và trong đó lựa chọn ra phương án tối ưu nhất về thuế. Việc lập kế hoạch thuế mang tính chất tối ưu nhất chỉ có ý nghĩa khi nó được xây dựng dựa trên các quy định của pháp luật. Giáo sư danh dự tiến sĩ Sally M. Jones5 đã đưa ra vấn đề lập kế hoạch thuế vào năm 1989. Nhưng lúc đó, lập kế hoạch thuế chỉ là một khái niệm độc lập, chưa có sự kế hợp với quy trình nghiên cứu thuế. Bước 1: Thu thập thông tin Bước 2: Xác định các vấn đề của khách hàng Bước 3: Thu thập các văn bản phù hợp với tình huống nghiên cứu thuế Bước 4: Đánh giá các quy định căn cứ vào tình huống cụ thể Bước 5: Phân tích từng sự kiện theo từng văn bản cụ thể Bước 6: Truyền đạt các kết quả nghiên cứu luật và đưa ra các gợi ý cho khách hàng. Hình 2: Quy trình nghiên cứu thuế của Barbara H. Karlin năm 1999 2.1.3. Quy trình nghiên cứu thuế của Sally M. Jones và Shelley C Rhoades-Catanach, năm 2011 Lập kế hoạch thuế mục đích cuối cùng cũng là dựa vào các quy định của pháp luật thuế để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp và tối ưu hóa trách nhiệm thuế. Tuy nhiên, lập kế hoạch thuế dựa trên quy trình nghiên cứu thuế là một bước tiến trong tiến trình nghiên cứu định tính của Sally M. Jones và Shelley C Rhoades-Catanach năm 2011. Trước đó, Sally M. Jones đã từng đưa ra khái niệm lập kế hoạch thuế nhưng chỉ mang tính chất đơn lẻ dưới gốc độ tuân thủ luật thuế. Quy trình nghiên cứu thuế để lập kế hoạch thuế này cũng bao gồm 06 bước: 5 Sally M Jones received her Ph.D. at the University of Houston. She taught at the University of Texas at Austin for 14 years before going to Virginia in 1992. She is currently the department chair of Accounting at Virginia. 991
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bước 1: Thu thập thông tin. Bước 2: Xác định các vấn đề về thuế của khách hàng. Bước 3: Thu thập các văn bản có liên quan. Bước 4: Đánh giá các quy định của pháp luật căn cứ vào tình huống cụ thể. Bước 5: Lặp lại từ bước 01 tới bước 04. Bước 6: Truyền đạt các kết luận cho khách hàng. Quy trình nghiên cứu thuế này cũng có nhiều điểm tương đồng với quy tình nghiên cứu thuể của 2 tác giả trình bày phần trên. Tuy nhiên, Sally M. Jones và Shelley C Rhoades-Catanach có sự khác biệt là đưa ra được phương pháp vận dụng quy trình nghiên cứu thuế vào việc lập kế hoạch thuế. Bước 1: Thu thập thông tin Bước 2: Xác định các vấn đề về thuế của khách hàng Bước 3: Thu thập các văn bản có liên quan Bước 5: Lặp lại từ bước 01 tới bước 04 Bước 4: Đánh giá các quy định của pháp luật căn cứ vào tình huống cụ thể Bước 6: Truyền đạt các kết luận cho khách hàng. Hình 3: Quy trình nghiên cứu thuế của Sally M. Jones và Shelley C Rhoades-Catanach, năm 2011 2.2. Phương pháp nghiên cứu Có thể thấy, các quy trình nghiên cứu thuế của các tác giả suy cho cùng cũng có những nét tương đồng và hợp lý. Tuy nhiên, sự khác biệt của Sally M. Jones và Shelley C Rhoades-Catanach đó là có sự vận dụng quy trình nghiên cứu thuế vào việc lập kế hoạch thuế, nghĩa là, làm cho quy trình nghiên cứu thuế từ lý thuyết đã trở nên thực tế hơn và có ý nghĩa hơn. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn quy trình nghiên cứu thuế của Sally M. Jones và Shelley C Rhoades-Catanach năm 2011 làm khung lý thuyết cho bài viết này, dĩ nhiên, cũng dựa theo phương pháp nghiên cứu định tính. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng cơ sở dữ liệu là các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về các vấn đề có liên quan song song với phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong lĩnh vực thuế và kế toán, dựa trên phân tích một tính huống giả định liên quan đến giải quyết một vấn đề thuế thực tế mà nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp phải. Dữ liệu của bài nghiên cứu thu thập từ những tình huống mà tác giả đã được tiếp cận trong công tác tư vấn tài chính, kế toán thuế cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Kết quả của bài nghiên cứu này được thể hiện thông qua việc vận dụng quy trình nghiên cứu thuế vào việc lập kế hoạch thuế vào một tình huống thuế cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 992
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Tình huống là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên Minh Thủy, gọi tắt là công ty Minh Thủy, do ông Minh và doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chung Thủy thành lập, đã thuê công ty tư vấn thuế Thiên An tư vấn về vấn đề tính chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp của nghiệp vụ kế toán sau: trong năm kế toán 2018, công ty đã phát sinh các khoản vay như sau: Vay của ngân hàng A 2 tỷ đồng, với lãi suất 10%/năm. Vay của công ty TNHH B (công ty đối tác) 3 tỷ với lãi suất 18%/năm. Bước 01: Thu thập thông tin Với nhu cầu tư vấn về tính chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, nhà tư vấn luật cần thu thập thêm các thông tin sau: Một là, công ty Minh Thủy được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp vào thời điểm nào? Hai là, vốn điều lệ của công ty Minh Thủy là bao nhiêu và các thành viên đã góp vốn như thế nào? Góp vốn bằng phương thức gì? Ba là, công ty Minh Thủy và công ty TNHH B có mối quan hệ gì? Khi đặt ra các câu hỏi này thì nhà tư vấn luật nhận được các câu trả lời sau: Một là, công ty Minh Thủy được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp vào ngày 1 tháng 3 năm 2018. Hai là, vốn điều lệ của công ty Minh Thủy là 10 tỷ, trong đó ông Minh góp bằng tiền mặt 5 tỷ vào ngày 1 tháng 8 năm 2018 và DNTT Chung Thủy góp bằng chuyển khoản qua ngân hàng 1 tỷ vào ngày 15 tháng 8 năm 2018 và tới thời điểm công ty Minh Thủy đề nghị nhà tư vấn thuế là 31 tháng 12 năm 2018 DNTN Chung Thủy vẫn chưa thực hiện góp vốn thêm. Ba là, công ty Minh Thủy và công ty TNHH B không có mối quan hệ kinh tế gì với nhau. Bước 2: Xác định các vấn đề về thuế của khách hàng Ngay từ đầu, khách hàng đã đặt trực tiếp nhu cầu của mình là xác định chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chi phí lãi vay. Vấn đề này đã đưa ra hệ thống các câu hỏi sau: Một là, công ty Minh Thủy đã góp đủ vốn điều lệ chưa? Căn cứ nào để xác định các thành viên đã góp đủ vốn vốn điều lệ? Hai là, khi vay tiền của Ngân hàng A và công ty TNHH B thì công ty Minh Thủy có chứng từ chứng minh phần chi trả lãi tiền vay không? Bước 3: Thu thập các văn bản quy định có liên quan Nhà tư vấn luật khi xác định các vấn đề ở bước 02 thì thấy việc xác định chi phí được trừ trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan tới các văn bản quy phạm pháp luật quy định về góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, phương thức góp vốn được quy định trong hướng dẫn thanh toán bằng tiền mặt và các khoản chi được trừ hoặc không được trừ được quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau: Khoản 1 Điều 48 Luật Doanh Nghiệp, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Khoản 2 Điều 48 Luật Doanh Nghiệp quy định rõ rằng thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều 6 quy định về Giao dịch tài chính của doanh nghiệp trong Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt quy định. Thứ nhất, các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Thứ hai, các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau. 993
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Ngoài ra, nếu nhà tư vấn luật nào theo dõi kỹ vấn đề góp vốn này thì Tổng cục thuế có công văn 786/TCT-CS năm 2016 về giao dịch góp vốn bằng tiền mặt có viện dẫn điều 6 nói trên. Song song đó, theo thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về điểm này như sau: “Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau: - Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ. - Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn. + Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay. + Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu”. Được hiểu như sau: Được phân thành 2 trường hợp: Trường hợp 1: Nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ. Trường hợp 2: Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn. Hai là, phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay6. Nghĩa là, trong trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì chi phí lãi vay vẫn chưa chắc chắn được đưa hoàn toàn vào chi phí được trừ. Mà trong trường hợp góp đủ vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư, chi phí lãi vay được đưa vào chi phí được trừ sẽ phân biệt dựa vào chủ thể cho vay: - Nếu chủ thể cho vay là các tổ chức tín dụng thì chi phí lãi vay được đưa vào toàn bộ. - Nếu chủ thể cho vay là cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thì chi phí lãi vay chỉ được đưa vào với mức tối đa là 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Như chúng ta đã biết, mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố gần nhất và hiện đang có hiệu lực là 9%, đã ban hành từ năm 2010. Nghĩa là lãi suất tối đa được đưa vào chi phí là 13.5%. Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP về chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết thì tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế. Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, các bên 6 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. 994
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 trong giao dịch liên kết là Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp: - Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia. - Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác. Các bên liên kết tại 2 trường hợp trên Điều này được quy định cụ thể như sau: - Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia. - Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp. - Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia. - Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay. - Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai. - Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba. - Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột. - Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp. Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia. Bước 4: Đánh giá các quy định của pháp luật căn cứ vào tình huống cụ thể Như vậy, sau khi liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhà tư vấn luật sẽ áp dụng vào tình huống cụ thể mà khách hàng đã đặt ra. Nghĩa là, nhà tư vấn sẽ tiến hành phân tích các quy định của pháp luật dựa vào các dữ liệu thu thập được. Cụ thể như sau: Thứ nhất, do công ty Minh Thủy là công ty có các thành viên là ông Minh và DNTN Chung Thủy, khi ông Minh góp vốn bằng tiền mặt và DNTN Chung Thủy góp vốn thông qua chuyển khoản tiền qua tài khoản ngân hàng. Do đó, vấn đề hình thức góp vốn của công ty là phù hợp theo quy định của pháp luật. 995
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Tuy nhiên, nhà tư vấn luật cũng không quên rằng, theo như quy định về tiến độ góp vốn của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty Minh Thủy vẫn còn góp chưa đủ vốn điều lệ trong thời gian quy định. Vốn điều lệ công ty Minh Thủy đăng ký là 10 tỷ đồng, nhưng tới hết thời gian góp vốn như quy định là 90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mà công ty vẫn chưa thực hiện góp đủ vốn, cụ thể là chỉ mới góp được 06 tỷ. Nghĩa là, công ty Minh Thủy còn thiếu 04 tỷ vốn điều lệ. Chính vì vậy, lãi vay tương ứng với 04 tỷ vốn điều lệ còn thiếu này sẽ không được đưa vào chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014. Vấn đề đặt ra là, công ty Minh Thủy hiện có hai khoản vay, một là khoản vay của ngân hàng A và một là khoản vay của công ty B. Chúng ta phải xét xem là khoản vay nào được vay để bổ sung vốn điều lệ và khoản vay nào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh? Ngoài ra, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt quy định các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau. Nghĩa là, trong trường hợp khoản vay của công ty B sau khi khấu trừ một phần cho việc bổ sung vốn điều lệ nếu nó là khoản vay phát sinh sau thì chi phí lãi vay cho 01 tỷ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Minh Thủy phải nhận khoản vay này bằng phương thức không dùng tiền mặt. Thêm vào đó, do công ty Minh Thủy vay tiền của công ty B, không là tổ chức tín dụng, cũng không có mối liên hệ kinh tế nào đối với công ty Minh Thủy, cho nên lãi suất vay tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không được quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định, nghĩa là không quá 13,5% (150% x 9%7). Bước 5: Lặp lại từ bước 1 tới bước 4 Các văn bản quy phạm pháp luật đã được liệt kê để áp dụng và vận dụng vào tình huống tư vấn cụ thể của khách hàng. Tuy nhiên, để có thể sát sao với tình huống của khách hàng thì nhà tư vấn luật có thể phải đặt thêm một số câu hỏi bổ sung như: - Một là, thời điểm phát sinh các món nợ của ngân hàng A và công ty B? - Hai là, khi thanh toán lãi vay cho ngân hàng A và công ty B thì công ty Minh Thủy có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt và có hóa đơn do ngân hàng A và công ty B xuất cho không? Với các câu hỏi như trên, nhà tư vấn luật đã có các câu trả lời sau khi hỏi công ty Minh Thủy như sau: Một là, công ty Minh Thủy vay của Ngân hàng A trước và sau đó mới vay của công ty B. Hai là, Hai là, công ty Minh Thủy vay của công ty B qua hình thức chuyển khoản và có chứng từ thanh toán lãi không dùng tiền mặt cũng như các hóa đơn chứng minh trả lãi tiền vay cho các chủ nợ. Bước 06: Truyền đạt các kết luận đến cho khách hàng Ngày 31/12/2018: bảng ghi nhớ hồ sơ thuế. Tại công ty tư vấn luật. Hồ sơ: công ty TNHH Hai thành viên Minh Thủy với các dữ liệu sau: Công ty Minh Thủy, gồm hai thành viên là ông Minh và DNTN Chung Thủy. Ông Minh đã góp đủ 5 tỷ đồng tiền mặt, vốn điều lệ như đã cam kết, đúng tiến độ. DNTN Chung Thủy đã chuyển khoản được 01 tỷ đồng vốn điều lệ cho tới 21/12/2018. Nghĩa là DNTN Chung Thủy còn chưa góp đủ vốn như đã cam kết. Trong năm 2018, công ty đã phát sinh các khoản vay như sau: Khoản vay đầu tiên, vay của ngân hàng A 2 tỷ đồng, với lãi suất 10%/ năm Khoản vay thứ hai, vay của công ty TNHH B (công ty đối tác) 3 tỷ với lãi suất 18%/ năm. 7 Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam 996
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Công ty Minh Thủy và công ty B không có mối liên hệ gì về kinh tế. Từ các thông tin trên, nhà tư vấn luật có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật sau đây: - Thứ nhất, Khoản 1, 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp. - Thứ hai, Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt. - Thứ ba, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thứ tư, Khoản 3 điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP về chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết. Nhà tư vấn luật đưa ra các kế luận như sau: - Một là, do công ty Minh Thủy chưa góp đủ vốn điều lệ theo quy định với số vốn 04 tỷ so với mức đăng ký là 10 tỷ, cho nên phần vốn vay 02 tỷ của Ngân hàng và một phần vốn vay của công ty B (02 tỷ) được xem là khoản vay để bổ sung vốn điều lệ. Chính vì vậy, lãi vay tương ứng với phần vốn vay này không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. - Hai là, một phần lãi vay của công ty B (01 tỷ) thì chi phí lãi vay sẽ được đưa vào chi phí được trừ. Tuy nhiên, lãi suất được tính chỉ là 13,5% chứ không phải theo lãi suất thực dù các bên có đầy đủ chứng từ thanh toán. Đồng thời, công ty tư vấn luật cũng viết một bức thư thông báo các kết luận tư vấn của mình gửi tới công ty Minh Thủy. Qua tình huống nghiên cứu nêu trên, nếu như ngay từ đầu, có sự tư vấn của chuyên gia tài chính, kế toán đồng thời có sự hiểu biết về quy định của pháp luật thuế thì chỉ với một hành động theo pháp luật quy định là công ty đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp8, thì công ty đã có thể tránh được một khoản thuế liên quan đến khoản chi phí được đưa vào chi phí được trừ liên quan đến phần vốn điều lệ còn thiếu đã đăng ký ký giảm và được đưa toàn bộ chi phí lãi vay phần vay của Ngân hàng. 3.2. Đánh giá Quy trình nghiên cứu thuế, theo như bài viết trình bày, dựa vào lý thuyết thì thông thường bao gồm 6 bước. Tuy nhiên, đây chỉ là quy trình chung, còn khi áp dụng vào từng tình huống thuế cụ thể, mỗi nhà nghiên cứu thuế cần phải có một số kỹ năng nhất định. Cụ thể như sau: Ở bước 1, thu thập thông tin của giao dịch là bước đầu tiên, cũng là bước xác định các thông tin cần thiết trong việc đưa ra các kết luận cho khách hàng. Chính vì vậy, với kinh nghiệm của bản thân, nhà tư vấn thuế phải có kỹ năng gợi mở vấn đề, sao cho khách hàng trình bày các thông tin đầy đủ mà không dài dòng, tránh để tình trạng khách hàng trình bày tràn lan nhưng cốt lõi của vấn đề cần thiết lại không có đầy đủ thông tin. Ở giai đoạn này, nhà tư vấn luật cần lưu ý khi thu thập thông tin đối với hai nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng thứ nhất, đó là các khách hàng hoàn toàn không có kiến thức gì về luật thuế, chắc chắn họ sẽ trả lời dựa vào thông tin sẵn có mà không tính tới nhu cầu tư vấn, nghĩa là họ sẽ trả lời không đi vào trọng tâm. Đây là lúc các nhà tư vấn thuế phải vận dụng kinh nghiệm tích lũy để khai thác triệt để các thông tin này, đặc biệt là chắt lọc cũng như đặt thêm nhiều câu hỏi để khai thác hiệu quả thông tin. Nhóm đối tượng thứ hai, đó là các khách hàng có kiến thức về luật, đặc biệt là luật thuế thì nhà tư vấn thuế có thể hỏi ngay trực tiếp vào vấn đề đang tư vấn cũng như tiết kiệm được thời gian thu thập thông tin thông qua các câu hỏi đáp gợi mở. Ở bước 2, xác định các vấn đề về thuế của khách hàng thông qua các thông tin thu thập được ở bước 1, nghĩa là nhà tư vấn luật phải ngay lập tức định vị được các vấn đề về thuế mà khách hàng yêu cầu 8 Khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014. 997
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 hoặc ít nhất phải nắm bắt được tổng quan vấn đề. Để làm được điều này, kinh nghiệm thực tế kết hợp với kiến thức chuyên môn được đào tạo chuyên sâu sẽ giúp cho nhà tư vấn luật sẽ hệ thống được các câu hỏi đã đặt ra trong bước 1, từ đó đút rút được các vấn đề mà khách hàng đang gặp vướng mắc. Với đặc thù phức tạp của hệ thống luật thuế của Việt Nam, xác định được vấn đề của khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ cũng không phải là đơn giản. Bước sang bước 3, thu thập các văn bản có liên quan, nghĩa là thu thập các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề của khách hàng cũng như các tài liệu có liên quan. Ở bước này, kỹ năng thật sự là cần thiết và nó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của nhà tư vấn luật. Nhà tư vấn luật có kiến thức sâu rộng, đã tiếp xúc với nhiều vấn đề tương tự hầu như là có lợi thế hơn so với nhà tư vấn mới hành nghề. Nhà tư vấn đã từng giải quyết các vụ việc tương tự sẽ nhanh chóng nhìn nhận vấn đề và biết cách khai thác các văn bản quy phạm pháp luật một cách hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài ra, giai đoạn này còn phụ thuộc vào việc các nhà tư vấn luật làm cách nào để có thể tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật một cách hiệu quả. Điều này phụ thuộc vào hệ thống sơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật mà nhà tư vấn luật hiện có. Đặc biệt là ở Việt Nam, khi mà các văn bản quy phạm pháp luật thường được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho cùng một vấn đề. Chính vì vậy, xác định được đúng văn bản cần áp dụng còn cần phải xem xét văn bản đó còn hiệu lực hay đã được sửa đổi bổ sung tới thời điểm hiện tại. Thậm chí, trong vài trường hợp, nhà tư vấn luật tiếp nhận một vấn đề đã xảy ra trong quá khứ mà hiện tại văn bản áp dụng cho trường hợp này đã hết hiệu lực như vẫn còn giá trị cho giao dịch mà khách hàng có nhu cầu. Bước 4, nhà tư vấn luật cần đánh giá các văn bản mà họ đã thu thập được ở bước 3, trên cơ sở so sách, đối chiếu với vấn đề của khách hàng, nhà tư vấn luật có thể nhanh chóng tìm ra được đáp án từ một vụ việc đã từng xảy ra tương tự đối với một chủ thể khác trong quá khứ, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm dày dặn của nhà tư vấn luật, đặc biệt là khả năng khai thác các nguồn dữ liệu liên quan. Bước này cực kỳ quan trọng khi mà hệ thống các văn bản luật thuế của Việt Nam quá phức tạp, có rất nhiều điều luật vẫn chưa rõ ràng để áp dụng. Chính vì vậy, hệ thống các công văn trả lời của các Cục thuế địa phương cũng là nguồn tham khảo thiết thực cho nhà tư vấn luật, giúp hạn chế việc lãng phí thời gian. Nếu có nhiều kết luận thì cần thiết phải đánh giá các kết luận đó, giúp cho khách hàng có thêm dữ liệu để quyết định. Bước 5, lặp lại từ bước 1 tới bước 4, giúp cho các nhà tư vấn thuế chắc chắn các kế luận đưa ra là hoàn toàn chính xác cũng như là đầy đủ các tình huống có thể đưa ra giả thiết. Tránh tình trạng tư vấn thiếu sót và tình huống thiếu sót lại là tình huống quan trọng và có ý nghĩa đối với vấn đề của khách hàng. Hầu như các nhà tư vấn luật đều thận trọng và thực hiện bước này một cách kỹ càng, nhằm hạn chế tới mức tối đa rủi ro có thể xảy ra. Bước 6, đây là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng không kém, tất cả thành quả sẽ được truyền đạt tới cho khách hàng. Thuyết phục hay không, hiệu quả hay lấy thiện cảm đối với khách hàng rất phục thuộc vào bước này. Chính vì vậy, nó đòi hỏi nhà tư vấn thuế vẫn phải thận trọng để có thể trình bày các kết luận một cách phù hợp nhất cho từng đối tượng tư vấn, hay nói cách khác, cùng một kết luận nhưng đối với các khách hàng có nhận thức khác nhau về vấn đề tư vấn thì cách thức truyền đạt cũng phải phù hợp. Điều này giúp cho khách hàng cảm thấy tin tưởng hoàn toàn và vẫn nghĩ tới nhà tư vấn luật trong tình huống cần tư vấn tiếp theo. 4. Kết luận Lập kế hoạch thuế là nhằm tiết kiệm chi phí thuế tối đa trên cơ sở tuân thủ pháp luật thuế là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bản chất của lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định khi nào, như thế nào và liệu có nên thực hiện một số giao dịch để tối ưu hóa số thuế phải nộp. Chính vì vậy, vận dụng quá trình nghiên cứu thuế để lập kế hoạch thuế thật sự có vai trò định hướng cho nhà nghiên cứu thuế, tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian để giải quyết vấn đề hoặc là không đưa ra được phương án tối ưu về thuế sau một thời gian nghiên 998
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 cứu, làm mất đi cơ hội tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Quá trình nghiên cứu thuế thực chất là việc chia nhỏ các bước để tiến hành lập kế hoạch thuế sao cho đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó, tùy mỗi giao dịch cụ thể thì các bước trong quy trình nghiên cứu thuế sẽ có vai trò nhất định trong quá trình lập kế hoạch thuế. Chính vì vậy, nghiên cứu vận dụng quy trình nghiên cứu thuế vào quá trình lập kế hoạch thuế là điều hết sức cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barbar H. Karlin. (1999). Tax Research Techniques. Prentice Hall. [2] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. [3] Bộ Tài chính (2015), Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. [4] Chính phủ (2013), Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt. [5] Lê Quang Cường (2015), Tạp chí Nghiên cứu và Trao đổi, số 24 (34), tháng 9-10/2015. [6] Ngân hàng Nhà nước (2010), Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. [7] Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. [8] Quốc hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. [9] Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp. [10] Sally M. Jones, Shelley C. Rhoades- Catanach. (2011). Principles of Taxation for Business and Investment Planning. Mc Graw – Hill Irwin. [11] William A. Raabe, Gerald E. Whittenburg, Deberal Sanders. (1994). Federal Tax Research. Cengage Learning. [12] [13] 999