Liên kết phát triển các khu công nghiệp vùng duyên hải Miền Trung: Định hướng và giải pháp

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2700
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết phát triển các khu công nghiệp vùng duyên hải Miền Trung: Định hướng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflien_ket_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_vung_duyen_hai_mien.pdf

Nội dung text: Liên kết phát triển các khu công nghiệp vùng duyên hải Miền Trung: Định hướng và giải pháp

  1. LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP COLLABORATION FOR DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL PARKS IN COAST CENTRAL VIETNAM: ORIENTATION AND SOLUTION PGS,TS. Nguyễn Đình Hiền Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Liên kết kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan đối với các địa phương, vùng và quốc gia. Những năm gần đây 9 tỉnh, thành Duyên hải miền Trung(DHMT) gồm Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa , Ninh Thuận, Bình Thuận ( sau đây gọi là Vùng ) đã chủ động liên kết để cùng nhau phát triển. Các địa phương trên đã thành lập Ban điều phối, Quỹ hoạt động và cam kết nội dung hoạt động vì sự phát triển của Vùng. Thực tế cho thấy muốn Vùng phát triển, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó liên kết phát triển các Khu công nghiêp là giải pháp đóng vai trò quan trọng và cấp bách. Bài viết này tập trung làm rõ lý luận về liên kết kinh tế vùng, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng thời phân tích thực trạng và đưa ra định hướng, giải pháp để liên kết phát triển Khu công nghiêp cho Vùng trong những năm trước mắt và tầm nhìn đến năm 2030. Từ khóa: Công nhiệp, Khu công nghiệp, Liên kết kinh tế, Vùng DHMT Abstract Economic collaboration has become an objective tendency for our country’s localities and regions. In recent years, the nine provinces/cities in our coastal central region, composed of Thua Thien - Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan (collectively call the Region) has actively worked together for development. The Region established a Coordinating Board and an Action Budget, committing collaborative actions forward the Region’s development. It has been showed that there requires a number of united approaches for the Region’s development, one of which a collaboration between the current industrial parks in the Region plays an vital role. This paper discusses theoretically the regional economic cooperation, evaluates the Region’s potentials and strengths, and analyses its difficulties for a suggestion of approaches and measures for effective collaboration in the coming years and in the vision to 2030. Key words: Industry, Industrial parks, Economic collaboration, Coastal Central Vietnam Region 1. Quan điểm về liên kết kinh tế vùng và vấn đề liên kết phát triển khu công nghiệp vùng duyên hải miền Trung 1.1. Quan điểm về liên kết kinh tế vùng Liên kết kinh tế vùng thực chất là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính 874
  2. cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng. Các hình thức liên kết kinh tế vùng có thể trên các khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ lien̂ kết được sử dụng đầu tien̂ trong cać conĝ trình của Perroux (1955) trong tác phẩm "Những nguyen̂ ly ́ kinh tế học". Onĝ cho rằng một số vùng có tiềm năng lợi thế so sánh sẽ thúc đẩy hình thành và phát triển không gian kinh tế, tạo ra sự liên kết nội vùng, từ đó hình thành lợi thế so sánh toàn vùng . Jacques Raoul Boudeville (1966), trong tác phẩm "Problem of regional Economic planing" đã phan̂ tich́ các vấn đề quy hoạch phát triển vùng dựa tren̂ nguyen̂ ly ́ phan̂ tich́ các lợi thế phát triển. Các lien̂ kết sẽ được hình thành trong từng vùng với những lợi thế khác nhau của các địa phương se ̃ tạo nen̂ phân công lao động. Ronal E. Miller nêu rõ, các quan hệ liên vùng trong một vùng phải tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng. John Friedmann (1966) với mô hình trung tâm - ngoại vi nhấn mạnh về tổ chức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm có sự dồi dào về các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người có chất lượng tay nghề cao. GS Hirschman (1958) đã đưa ra khái niệm liên kết ngược và liên kết xuôi để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành trong vùng. Nghiên cứu về các điều kiện để thực thi liên kết kinh tế vùng bền vững, nhiều nhà khoa học cho rằng: Lợi thế so sánh của vùng có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống liên kết nội ngành và liên ngành kinh tế và do đó hình thành mối liên kết nội vùng và liên vùng. Lợi thế quy mô kinh tế theo vùng lãnh thổ và theo ngành. Sự thống nhất về thể chế và sự đồng thuận của các nhóm xã hội trong một vùng, sẽ thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, giữa các nhóm xã hội và các ngành kinh tế, đảm bảo sự chia sẻ lợi ích chung, trong đó có lợi ích phát triển riêng của địa phương. Qua nghiên cứu cać kiểu lien̂ kết kinh tế vung̀ có thể thống nhất một số nội dung sau: Lien̂ kết giữa các chủ thể Nhà nước là phối hợp trong xaŷ dựng và triển khai chính sách, thể chế, quy hoacḥ phát triển, thu hút và phan̂ bô ̉ đầu tu,̛ hệ thônǵ co ̛ sở hạ tầng vùng, các khu, cụm conĝ nghiệp, khu chế xuất, khu conĝ nghệ cao, du licḥ và dịch vụ, phát triển nguồn nhan̂ lực, thu hút nhan̂ tai,̀ lien̂ quan đến di cu ̛ va ̀ di chuyển lao động va ̀ nhà ở, bảo vệ, khai thać và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; xây dựng các conĝ trinh,̀ dự án xử lý o ̂ nhiễm và bảo vệ môi trường; Liên kết giữa các tác nhân kinh tế như chủ nông trại, HTX, doanh nghiệp trong chuỗi ngành hàng: hình thành các chuỗi giá trị để sản xuất, chế biến và tiêu thụ một sản phẩm nhất định quy mô vùng, quốc gia hay quốc tế; Liên kết giữa các cộng đồng nghề nghiệp theo vùng: sự liên kết này với mục đích chính là tăng hiệu quả hoạt động kinh tế của từng chủ thể thông qua hành động tập thể trong liên kết sản xuất kinh doanh toàn vùng. Từ đó có thể đưa ra quan điểm phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng như sau: Sự phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng là cấp thiết, là tất yếu khách quan, là nhu cầu "tự thân" của nền kinh tế thị trường, là một công việc quan trọng trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng là cách thức hiệu quả, cấp thiết để quốc gia cạnh tranh hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng cần có định hướng, chủ trương, cơ chế chính sách triển khai cả cấp Trung ương và địa phương; chủ trương, chính sách, mô hình thể chế phát triển kinh tế vùng nước ta là đa dạng, đảm bảo tính hài hòa, hợp lý với 875
  3. đặc thù tự nhiên, kinh tế - xã hội và bền vững toàn diện các mặt; cần có chủ trương, chính sách, thể chế đột phá ở những vùng, cực kinh tế trọng điểm để làm đầu tàu, tạo sự lôi kéo lan tỏa cho các vùng khác; phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng cần đảm bảo tính công bằng giữa các cộng đồng, tầng lớp dân cư, dân tộc, giữa các vùng, giữa các tầng lớp xã hội; chủ trương, chính sách phát triển vùng, liên kết vùng không những tạo động lực phát triển kinh tế mà còn giúp các vùng khó khăn thực hiện tốt chức năng bảo tồn tài nguyên, sinh thái, ổn định an ninh, chính trị, xã hội; chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế kinh tế vùng, liên kết vùng gắn bó chặt chẽ với quá trình phân cấp và trách nhiệm giải trình, minh bạch. Với quan điểm nêu trên có thể vận dụng vào nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những giải pháp để liên kết phát triển khu công nghiệp (KCN) vùng Duyên hải miền Trung trong thời gian tới và tầm nhìn 2030. 1.2. Nội dung, yêu cầu của liên kết phát triển các khu công nghiệp vùng Duyên hải miền Trung Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay liên kết kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự thành công đối với các quốc gia, địa phương và doanh nghiệp. Đối với khu vực Duyên hải miền Trung, việc tổ chức liên kết kinh tế để phát triển của 9 tỉnh/thành: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận la ̀ một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung hiện nay. Tuy nhiều năm qua các địa phương nêu trên đã có những nỗ lực lớn, chu ̉ động khai thác lợi thế tự nhiên, xã hội để thu hút đầu tư đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng thực tế cho thâý nếu các địa phương chỉ dựa vào điều kiện của mình để phát triển mà không biết liên kết, hợp tác với các địa phương khác thì khó đẩy mạnh, nâng cao sức cạnh tranh và thực hiện tốt tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng cho toaǹ Vùng. Từ nhâṇ thức này, các địa phương trong Vùng đã thống nhất về sự cần thiết xây dựng các cơ chế, chính sách thực hiện liên kết phát triển chung của Vùng theo hướng nhanh và bền vững. Trên thực tế các địa phương đã tô ̉ chức Hội thảo “Liên kết phát triển các tỉnh Duyên hải miền Trung” để đánh giá hiện trạng phát triển, phân tích các thế mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của Vùng đồng thời xúc tiến thành lập: Tổ điều phối; Quỹ hoạt động; Nhóm tư vấn liên kết phát triển Vùng để khai thác tiềm năng và đưa ra định hướng đúng đắn cho liên kết Vùng có hiệu quả trong thời gian tới. Hiện nay toàn Vùng có diện tích tự nhiên là 49.421,8 km2, chiếm 14,96% diện tích cả nước, dân số hơn 10.074,1 nghìn người, chiếm 10,80% dân số toàn quốc. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Vùng là 87270,2 đồng, chiếm hơn 14% GDP cả nước. Hầu hết các tỉnh thành trong Vùng có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước 6,68%. Vùng còn có lợi thế lớn về kết cấu hạ tầng giao thông với các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không cả trong nước và quốc tế, trong đó có bờ biển dài 1430 km chiếm 43,8% bờ biển cả nước, có mật độ cảng biển dày, nhiều cảng nước sâu, có nguồn lợi thủy sản lớn, có hàng chục đảo, quần đảo, có tiềm năng về dầu khí trên thềm lục địa của nước ta, có nhiều tài nguyên khoáng sản, có nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề Đặc biệt có tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây dài 1.450 km nối từ Myanmar qua Thái Lan và Lào, đây chính là cửa ngõ quan trọng 876
  4. ra biển Đông cho các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á. Điều này khẳng định thế mạnh của Vùng về phát triển kinh tế biên,̉ phát triển các khu công nghiệp, về vai trò “mặt tiền” của Việt Nam, trong quan hệ kinh tế quốc tế, là địa bàn trọng yếu bảo vệ chủ quyền của đất nước. Trên cơ sở tiềm năng thế mạnh và nhu cầu phát triển của Vùng, các địa phương trong Vùng đã xác định mục tiêu, nội dung liên kết của Vùng là: Khai thác và phát huy các tiềm năng thế mạnh của từng địa phương và toàn vùng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, có tầm cỡ khu vực và quốc tế, ưu tiên phát triển kinh tế biển như hạ tầng cảng biển, dịch vụ hàng hải, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản góp phần tạo việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư. Muốn thực hiện được nội dung trên cần phải đảm bảo các yêu cầu về xây dựng và hoàn thiện cać điều kiện để phục vụ phat́ triển như: xây dựng kết cấu ha ̣ tầng đồng bộ; phát triển công nhiệp, khu công nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực; huy động nguồn vốn; ứng dụng khoa học công nghệ; hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong đó phát triển các khu công nghiệp là nội dung quan trọng và cấp bách của Vùng hiện nay, nhất là trong thời kỳ tái cấu trúc lại nền kinh tế 2. Hiện trạng liên kết phát triển khu công nghiệp của các tỉnh duyên hải miền Trung 2.1. Tình hình hoạt động của các KCN Vùng DHMT Tính đến thời điểm này, toàn Vùng có 52 khu công nghiệp (KCN) đã có quyết định thành lập với diện tích đất tự nhiên 10.446,5 ha, trong đó có 29 KCN với tổng diện tích hơn 3.649,6 ha đã đi vào hoạt động. Số lượng dự án đầu tư là 986. Quy mô bình quân 1 khu công nghiệp la ̀ 200,9 ha, thấp hơn so với bình quân chung cả nước 268,5 ha. Tỷ lệ lấp đẩy còn thấp chiếm 34,9 %. Tinh̀ hình hoạt động và phân bố các khu công nghiệp của địa phương trong Vùng thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 1. Tình hình hoạt động của các Khu công nghiệp các tỉnh DHMT Quảng Quảng Bình Phú Khánh Ninh Bình TT Chỉ tiêu TT- Huế Đa ̀ Nẵng Tổng cộng Nam Ngãi Định Yên Hòa Thuận Thuận 1 Dân số 1.103,1 951,7 1.435,0 1.221,6 1.497,3 871,9 1.174,1 574,4 1245,0 10074,1 (1000 người) 2 Diện tích (km2) 5.033,2 1.285,4 10.138,4 5.152,9 6.050,0 5.060,0 5.217,6 3356,3 7828,0 49421,8 3 Tổng giá trị 7.603,2 13.505,0 12.407,5 17.678,0 7.405,0 5.614,8 17.865,0 1879,3 6264,0 90221,9 SXCN (tỷ đồng) 4 Số lượng KCN 7 6 9 3 8 4 5 2 8 52 5 Số KCN đã vận 2 6 6 2 3 4 1 1 4 29 hành 5.1 Quy mô diện 670,0 1.141,8 2.177,5 262,1 562,0 381,7 236,0 772,2 4.243,1 10446,5 tích đất (ha) 877
  5. 5.2 Diện tích đất đã 250,0 586,8 751,1 127,5 403,7 202,6 68,8 571,0 687,9 3649,6 cho thuê (ha) 6 Số lượng dự án 76 347 117 82 191 75 55 5 38 986 đầu tư 7 Tổng vốn đầu tư 13200,0 25974,1 30511,0 4975,9 5952,7 2735,4 6.29,6 4323,2 3007,9 97108,9 (tỷ đồng) 8 Giá trị SXCN 3.000,0 13.352,0 7.073,0 2.175,0 2.867,3 3.815,8 3.625,8 1507,0 3250,0 40665,7 KCN (tỷ đông)̀ 9 Giá trị kim ngạch xuất khẩu 230,00 342,57 208,00 141,00 159,48 123,00 163,63 237,60 135,50 1740,70 ( Tr. USD) 10 Số lượng lao 12.800 63.047 32.880 8.054 17.070 6.113 10.121 12.342 10.231 172.648 động (Người) 11 Nộp NSNN 638,00 428,03 140,00 573,00 299,78 47,50 130,63 143,55 265,80 2666,29 (Tỷ đồng) (Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo “Kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển CSHT các KCN các tỉnh DHMT, 2012”, “Xúc tiến đầu tư vùng DHMT, 2013” và Niên giám thống kê 2014,2015 ) Hiện nay địa phương có số KCN đang hoạt động nhiều nhất là Đà Nẵng và Quảng Nam, đặc biệt Đà Nẵng có 100% số KCN đi vào hoạt động. Đó cũng là địa phương có diện tích đất KCN cao nhất. Những tỉnh có số KCN đi vào vận hành thấp nhât́ là Khánh Hòa, Ninh Thuận, diện tích đất KCN ở đây cũng thuộc loại thâp,́ theo đó diện tích đã cho thuê cũng rất thấp. Về tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Vùng đạt 90221,9 tỷ đồng, chiếm hơn 12% so với cả nước, trong đó địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp cao là Khánh Hòa, Quảng Nam, Quang̉ Ngãi, Đà Nẵng, các địa phương thấp là Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, chênh lệch giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất hơn 3 lần. Về giá trị sản xuất công nghiêp̣ của các khu công nghiệp, giá trị toàn vùng thu được 40665,7 tỷ đồng, chiếm hơn 14% của cả nước. Địa phương có giá trị cao nhất là Đà Nẵng (13.352 tỷ đồng), thứ hai là Quảng Nam (7.073 tỷ đồng), thấp nhất là Ninh Thuận (1.507 tỷ đồng). Như vậy địa phương có giá trị cao nhất gần gấp đôi địa phương đứng thứ hai và gấp 8 lần địa phương có giá trị thấp nhất. Điều này chứng tỏ sự phát triển và hiệu quả hoạt động của các KCN là không đồng đều vẫn chủ yếu dựa vào thế mạnh riêng của từng địa phương, chưa có sự hợp tác, liên kết để cùng nhau phát triển. Về số dự án đầu tư vào các địa phương nói chung, các KCN nói riêng vẫn coǹ nhiều bất hợp lý, địa phương có số dự án cao nhất là Đà Nẵng (347 dự án), thứ hai là Bình Định (191 dự án), thấp nhất là Ninh Thuận (5 dự án), chênh lệch giữa địa phương có số dự án cao nhất và thấp nhất gần 70 lần. Đây là sự chênh lệch quá lớn dẫn đến hậu quả là có sự chênh lệch lớn về số vốn đầu tư, thu hút lao động, phát triển cơ sở hạ tầng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cho cać địa phương. Những địa phương có số vốn đầu tư cao là Quảng Nam (30.511,0 tỷ đồng), Đà 878
  6. Nẵng (25.974,1 tỷ đồng ), thâṕ là Phú Yên (2.735 tỷ đồng), Bình Thuận (2.007,9 ty ̉ đồng), chênh lệch giữa địa phương cao nhất và thấp nhất gần 15 lân.̀ Phân tích số liệu trên cho thấy có sự bất cập trong quy hoạch, phân bố khu công nghiệp; hiệu quả đầu tư; cơ chế, chính sách đối với KCN đăc̣ biệt là thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các địa phương để khai thác tiềm năng, thế mạnh riêng cũng như hỗ trợ nhau về cać yếu tố, điều kiện trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các KCN của vùng DHMT cũng đã thu được những kết quả khả quan về giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1740,40 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước đạt mức 2666,69 tỷ đồng và thu hút một lực lượng lao động khá lớn chiếm khoảng 1726,48 người. Tuy nhiên nếu các KCN thực hiện tốt hơn về liên kết kinh tế vùng thì những con số trên sẽ đạt được những kết quả cao hơn. 2.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở các KCN Vùng DHMT Để nắm thực chất hoạt động của các KCN cần phải đánh giá tình hình hoạt động cuả các doanh nghiệp ở các KCN trên nhiều mặt. Về loại hình hoạt động của doanh nghiệp, số liệu điều tra cho thấy đa phần là loại hình công ty TNHH, chiếm 43,7% và Công ty cổ phần, chiếm 33,8%. Số còn lại chiếm tỷ lệ thấp như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chiếm 10,8%; doanh nghiệp nhà nước, chiếm 2,5%; doanh nghiệp tư nhân, chiếm 3,75%; doanh nghiệp có vốn FDI, chiếm 2,45%. Số liệu này phản ánh khu vực dân doanh chiếm tỷ trọng lớn, khu vực quốc doanh chiếm tỷ lệ rất thấp, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ trung bình. Sơ đồ 1: Các loại hình doanh nghiệp hoạt động ở các KCN của Vùng (Nguồn: Hội thảo Kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các KCN các tỉnh DHMT, 2012 và Niên giám thống kê 2013,2014, 2015) Về lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp cũng phong phú, đa dạng. Do đặc thù và thế mạnh của Vùng có ngành nông - lâm - thủy sản phát triển nên có nhiều doanh nghiệp chế biến như chế biến thủy sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến gỗ, chế biến sản phẩm nông nghiệp khác loại doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ 42,5%. Ngoaì ra các loại doanh nghiệp khác cũng đa dạng nhưng chiếm tỷ lệ thấp như ngành xây dựng, chiếm 879
  7. 8,8%; sản xuất và phân phối điện, nước, chiếm 3,8%; các ngành điện, điện tử; khai thác mỏ; thương nghiệp, chiếm từ 1 - 2%. Về quy mô hoạt động của doanh nghiệp thì phâǹ lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có số vốn trên 100 tỷ chiếm tỷ lệ thấp khoảng 9,3%; các doanh nghiệp có số vốn từ 50 - 100 tỷ, chiếm 26,3%; các doanh nghiệp có số vốn đầu tư dưới 1 tỷ, chiếm 1,3%; dưới 5 tỷ, chiếm 9,2%. Như vậy phần lớn doanh nghiệp có vốn từ 5 - 50 tỷ, chiếm 61,8%, còn lại trên 50 tỷ và dưới 5 tỷ chiếm tỷ lệ thấp. Sơ đồ 2: Quy mô vốn của các doanh nghiệp ở các KCN của Vùng (Nguồn: Hội thảo Kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các KCN các tỉnh DHMT, 2012 và Niên giám thống kê 2013, 2014, 2015) Tương ứng với quy mô của các doanh nghiệp thì lực lượng lao động của các doanh nghiệp cũng đa dạng. Phần lớn doanh nghiệp có lực lượng lao động từ 50 - 300 người, chiếm khoảng 42,5%, các doanh nghiệp có từ 10 - 50 người, chiếm 30,1%, số doanh nghiệp có lao động trên 1000 người có tỷ lệ thấp, chỉ 6,2%. Điều này chứng tỏ có môí quan hệ chặt chẽ giữa số lượng khu công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, loại hình quy mô doanh nghiệp với quy mô lao động. Để giải quyết bài toán phát triển KCN không chỉ đầu tư về vốn, tăng quy mô doanh nghiệp, mở rộng các lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp mà còn đầu tư nhân lực, gắn với ban hành cơ chế, chính sách phù hợp. Số liệu điều tra hiện nay cho thấy, do khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu và những bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có sự thu hẹp, đầu tư giảm sút việc thu hút các nhà đầu tư vào KCN gặp nhiều khó khăn. Qua khảo sát các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN của Vùng, các doanh nghiệp đã xác định các yếu tố liên quan đến quyết định đầu tư theo thứ tự sau: 1. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ; 2. Vị trí địa lý; 3. Lợi thế về chi phí lao động; 4. Cơ sở hạ tầng đồng bộ; 5. Nguồn nhân lực chất lượng; 6. Thị trường nhiều tiềm năng; 7. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đầu tư vào các KCN của Vùng, các doanh nghiệp cho rằng: quan trọng nhất là các chính sách ưu đãi về thuế và đất đai (với 80,6% doanh nghiệp trả lời), tiếp theo là các yếu tố về vị trí địa lý và lao động giá rẻ (lần lượt là 76,4% và 77,5%), chất lượng cơ sở hạ tầng (chiếm 73,2%), thị trường tiêu thụ sản phẩm (chiếm 63,9%), chất lượng lao động (chiếm 62%) và cuối cùng là tài nguyên thiên nhiên (chiếm 39,7%). 880
  8. Sơ đồ 3: Đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư vào KCN của Vùng (Nguồn: Hội thảo Kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các KCN các tỉnh DHMT, 2012 và Niên giám thống kê 2013, 2014, 2015) Theo số liệu khảo sát tại các doanh nghiệp và chủ đầu tư vào KCN của Vùng thì có 78,9% doanh nghiệp nhận được chính sách ưu đãi, hỗ trợ của các địa phương trong Vùng, trong đó chủ yếu ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó có một số nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn (khoảng 5,3% số doanh nghiệp được khảo sat)́ đã trực tiếp đàm phán, thương lượng với các địa phương trong Vùng để được hưởng ưu đãi, hỗ trợ cho chính doanh nghiệp của mình khi quyết định đầu tư. Đặc biệt có khoảng 40% các nhà đầu tư cho rằng các địa phương đã có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư cũng thấy hài lòng trong quyết định đầu tư nhờ các địa phương trong Vùng cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “môṭ cửa” trong giải quyết các thủ tục đầu tư. Qua khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy có 81,4% doanh nghiệp thời gian xin thủ tục hoạt động tại các KCN chỉ từ 1 tuần đến 3 tháng, trong đó có 45,7% số doanh nghiệp thời gian chỉ mất từ 1 tuần đến dưới 1 tháng để hoàn thành các thủ tục. Như vậy, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, chính sách “một cửa” trong làm thủ tục đầu tư của các địa phương trong Vùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN. Tuy nhiên, những chính sách nêu trên cũng như những chính sách liên quan đến huy động vốn; phát triển cać lĩnh vực, ngành nghề đầu tư vào các KCN còn mang tính cục bộ địa phương, còn thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các KCN trong Vùng nói riêng, các địa phương trong Vùng nói chung. Nhiều khảo sát, đánh giá cho thấy các địa phương cạnh tranh trong ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế cho thuê đất, sử dụng đất thiếu đồng bộ và ổn định dẫn đến sự chồng chéo về lĩnh vực, ngành đầu tư, có sự di chuyển nguồn lực từ KCN của địa phương này sang KCN của địa phương khác, theo đó hoạt động đầu tư thiếu tính bền vững gây khó khăn công tác quy hoạch, kế hoạch, dự báo phát triển các khu công nghiệp cuả Vùng. 881
  9. Tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư và thiếu quy hoạch tổng thể trong toàn Vùng đang là vấn đề nan giải. Các địa phương trong Vùng đều có quy hoạch riêng, thiếu quy hoạch chung của Vùng nên các địa phương “mặc sức” ban hành chính sách thu hút đầu tư mà không có định hướng tập trung rõ ràng. Các KCN có quy hoạch và hoạt động đầu tư gần như giống nhau. Các ngành nghề truyền thống như giày dép, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản là chủ yếu, các ngành nghề công nghiệp hiện đại, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, có tính chất động lực phát triển cho KCN thì rất ít, không đáng kể. Đặc điểm chung của cać KCN trong Vùng là thu hút đầu tư mang tính tự phát, dàn trải chưa thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch chung, do đó các hoạt động đầu tư thiếu sự hỗ trợ, hợp tác qua lại lẫn nhau trên cơ sở các mối liên kết kinh tế giữa các KCN, giữa KCN với các đơn vị kinh tế ngoài KCN; giữa các KCN trong cùng địa phương và giữa các địa phương trong Vùng với nhau. Chẳng hạn, trong 29 KCN của Vùng đang vận hành hầu như đều có các ngành giày da, may mặc, chế biến nông, lâm, thủy sản. Sản xuất hàng tiêu dùng và hơn 80% số KCN có các ngành như sản xuất động cơ, linh kiện; sản xuất lắp ráp điện tử, sản xuất các mặt hàng cơ khí Đây là một sự trùng lắp, chồng chéo nhưng lại thiếu sự liên kết, hợp tác để trao đổi thông tin, công nghệ nguyên liệu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu cũng như hạn chế những bất cập trong cạnh tranh Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu từ các địa phương trong Vùng để sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh còn rất thấp. Theo số liệu ước tính từ các khu công nghiệp, tỷ lệ này chỉ mới đạt khoảng 20% về số lượng và 15% về giá trị. Việc liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh của các địa phương trong Vùng còn hạn chế, dẫn đến các địa phương phải tự cố gắng tận dụng các nguồn tài nguyên hạn chế cuả mình để sản xuất tại chỗ với quy mô nhỏ đã làm cho sản phẩm công nghiệp của Vùng sản xuất ra có năng suất thấp, chất lượng thấp và giá thành cao, do đó năng lực cạnh tranh thấp, hiện nay tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Vùng còn thấp hơn 90 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 12% so với cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp trong Vùng đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm giải quyết: Số lượng các KCN đã đi vào vận hành chưa nhiều, quy mô vốn đầu tư và và thu hút các dự án còn hạn chế; các ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN còn trùng lắp, chính sách thu hút không đồng bộ, thiếu gắn kết; hàm lượng khoa học, công nghệ trong các dự án còn thấp, công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập; nguồn nhân lực chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng như yêu cấu của các KCN; cơ chế, chính sách còn nhiều vướng mắc cần tiếp tục hoàn thiện; đặc biệt là thiếu sự gắn kết, hợp tác lẫn nhau giữa các KCN, các doanh nghiệp trong KCN của Vùng. Có thể nói, vấn đề liên kết kinh tế vùng tuy bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với nhu cầu và tiềm năng thì vẫn còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế đó là: công tác quy hoạch vùng gắn với mục tiêu liên kết kinh tế chưa được triển khai thực hiện; chưa đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp với liên kết vùng; cơ sở hạ từng phục vụ cho kiên kết vùng còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và thuận lợi; vấn đề xây dựng hệ thống logistics phục vụ cho các KCN của vùng chưa được chú trọng xây dựng; chưa đổi mới về nhận thức liên kết kinh tế vùng trong cán bộ và nhân 882
  10. dân điều này đòi hỏi phải có những định hướng và giải pháp mới phù hợp để phát huy cao nhật hiệu quả của liên kết kinh tế vùng DHMT. 3. Định hướng và giải pháp liên kết phát triển khu công nghiệp các tỉnh vùng duyên hải miền Trung 3.1. Định hướng Thực tế cho thấy, các KCN không thể tự mình phát triển mạnh nếu không liên kết, hợp tác giữa các KCN của các địa phương trong Vùng. Cần phải có quy hoạch và điều phối chung giữa các địa phương theo định hướng phát triển như sau: Một là, liên kết phát triển Vùng DHMT phải nhằm khai thác các tiềm năng và thế mạnh của vùng, trong đó vừa khai thác các điểm tương đồng, vừa khai thác các điểm khác biệt để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, đồng thời cạnh tranh lành mạnh để cùng nhau phát triển giữa các khu công nghiệp, các doanh nghiệp của các địa phương vùng DHMT. Hai là, liên kết phát triển vùng phải được thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ, có hệ thống và hiệu quả. Trong đó các giải pháp mang tính vĩ mô đóng vai trò quan trọng như giải pháp về quy hoạch, cơ chế, chính sách, do Ban điều phối vùng đề xuất và thể chế hóa trong các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đặc biệt là trong chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để thực hiện liên kết kinh tế trong phát triển các KCN. Ba là, liên kết vùng phải được thực hiện trên cơ sở sự đồng thuận về nhận thức và sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền và của người dân. Chính điều đó sẽ tạo ra động lực quan trọng và tính hợp tác có hiệu quả từ nhiều phía góp phần nâng cao chất lượng hoạt động liên kết kinh tế vùng nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, KCN phù hợp với vùng DHMT. 3.2. Giải pháp Một là, Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch các KCN phục vụ cho liên kết vùng DHMT, trước mắt cần hoàn thiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch các KCN trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và của vùng DHMT gắn kết với quy hoạch kết cấu hạ tầng như: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư Đối với KCN đã xây dựng kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, cần tập trung điều chỉnh quy hoạch theo hướng thu hut́ những dự án có công nghệ hiện đại và quy mô lớn, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho các KCN khác trong Vùng để hợp tác sản xuất, kinh doanh và hướng mạnh về xuất khẩu, gắn kết chuổi giá trị toàn cầu. Cần lựa chọn một vài KCN đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp với quy hoạch phát triển các lĩnh vực công nghiệp của Vùng và có vai trò thu hút, thúc đẩy các dự án đầu tư công nghiệp hiện đại có quy mô lớn mà các địa phương trong Vùng nếu không chuẩn bị thì không thể thu hút đầu tư được. Đồng thời thực hiện quy hoạch và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu hút đầu tư theo quy hoạch trong các KCN theo hướng tập trung ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí, điện tử, hóa dầu để tận dụng 883
  11. cơ hội hợp tác, liên kết phát triển giữa các địa phương trong Vùng và liên Vùng, liên khu vực thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây. Bên cạnh đó cần phát triển các KCN chuyên sâu, đẩy mạnh chuyển dịch từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến, chế tạo dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có của các địa phương, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp tại các KCN trong vùng DHMT trên cơ sở đó thực hiện liên kết, hợp tác phát triển. Hai là, Thực hiện liên kết trong ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển các KCN của vùng DHMT. Để tránh tình trạng các địa phương ban hành chính sách thu hút đầu tư tràn lan như hiện nay, trong thời gian tới Ban điều phối vùng DHMT và Chính phủ cần nhanh chóng triển khai các biện pháp sau đây: Nghiên cứu và ban hành chính sách thống nhất cho toàn vùng DHMT, nhất là chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong thu hút đầu tư vào các KCN của Vùng. Các chính sách ưu đãi hỗ trợ chung của Vung̀ bao gồm: ưu đãi đối với các dự án có quy mô vốn lớn và thu hút nhiều lao động; ưu đãi đối với các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, đặc biệt là phát triển công nghiệp và dịch vụ; ưu đãi cho các hình thức đầu tư mang lại nhiều lợi ích hơn cho Vùng, cần chú trọng các hình thức đầu tư nước ngoài (FDI, ODA, NGO), các hình thức BOT, BT trong đó FDI là hình thức huy động vốn có vai trò quan trọng hiện nay. Chính sách hỗ trợ cụ thể cần co ́ tính thống nhất, đồng bộ trong thu hut́ đầu tư vào KCN của Vùng như: Hỗ trợ miễn phí sử dụng hạ tầng trong thời gian đầu từ 1 - 5 năm; hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động quảng cáo, xây dựng hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ và đăng ký chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ một phần chi phí tham gia hội chợ, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước cho doanh nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác, phát triển khu đô thị - dịch vụ gắn với khu công nghiệp; hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động tại chỗ của các địa phương trong vùng Đặc biệt liên kết trong chính sách ưu đãi, hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển KCN cần gắn với chính sách chung của Vùng về xúc tiến đầu tư. Ba là, Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho KCN của vùng DHMT. Liên kết và đồng bộ hóa hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại cać KCN và khu vực có xây dựng KCN của Vùng là một yêu cầu, giải pháp quan trọng để phát triển KCN nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội của Vùng nói chung. Có thể nói sự giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp ở từng địa phương mà còn mở rộng ra phạm vi Vùng và quốc gia, quốc tế, trong đó phạm vi Vùng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Vùng hiện nay. Vì vậy cần tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và cả ngoài vào KCN theo hướng hiện đại hóa hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin, dịch vụ hải quan, giao thông; xử lý chất thải, nước thải; nhà ở, công trình dịch vụ, văn hóa, xã hội Đặc biệt, chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN để đảm bảo sử dụng bền vững, tránh xuống cấp nhanh, lãng phí, gây cản trở cho nhà đầu tư. Kết cấu hạ tầng của Vùng phải đảm bảo tính đồng bộ thống nhất giữa các điạ phương trong Vùng và giữa hạ tầng kỹ thuật với tiện nghi, tiện ích sử dụng công cộng phục vụ cho KCN. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội để đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và tính đến khả năng phục vụ lâu đài trong tương lai như trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng và dịch vụ phục vụ sinh hoạt khác. Xây dựng và phát huy 884
  12. vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa Vùng của các thành phố lớn: Huê,́ Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Mặt khác, phải tăng cường thanh, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm. Đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các ban quản lý KCN cả về nhân lực và trang thiết bị để chủ động hơn trong quản lý môi trường KCN, trong đó cần có sự thống nhất, phối hợp giữa các KCN, các địa phương trong vùng DHMT. Bốn la,̀ Từng bước hoàn thiện hệ thống Logistics của vùng DHMT để phát triển các KCN và nâng cao sức cạnh tranh chung của vùng. Hiện nay, đối với Việt Nam nói chung, 9 tỉnh, thành DHMT nói riêng hệ thống Logistics chưa phát triển, thiếu đồng bộ và hoạt động kém hiệu quả. Chính điều này gây khó khăn cho sự phát triển của các khu kinh tế, KCN của Vùng. Hệ thống logistics bao gồm tổng thể khung pháp lý thể chế, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và hệ thống cơ sở hạ tầng. Đối với khu vực DHMT nói chung, Vùng nói riêng trước mắt cần tập trung xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng logistics và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nguyên có chất lượng cho ngành logistics. Hiện nay toàn Vùng có 13 cảng biển nước sâu, 6 sân bay, 7 khu kinh tế, khu công nghệ cao, 52 khu công nghiệp và hệ thống đường bộ ( trong đó có 9 đường quốc lộ ), đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển được phân bố và kéo dài dọc theo bở biển, chiếm gần 44% chiều dài cả nước Đối với đường bộ, hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được xây dựng đúng cấp kỹ thuật, mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn, tiến đến xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, ưu tiên phát triển đường tỉnh, liên tỉnh gắn với các KCN. Cần phát triển phương tiện cơ giới phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phù hợp với chủng loại hàng hóa và khách hàng. Đối với đường sắt, nhà nước cần hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cấp tuyến đường sắt hiện có của Vùng, xây dựng mới một số tuyến đường sắt nối với các cảng biển, KCN. Đối với đường biển, hiện nay hệ thống Cảng biển của Vùng có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, quản lý và khai thác đaṭ hiệu quả thấp. Vì vậy cần phải tập trung xây dựng hệ thống cảng biển hợp lý, có sự phối hợp nội Vùng và gắn kết được với toàn quốc, đồng thời đảm bảo tính hiện đại và đáp ứng nhu cầu phát triển của các KCN của Vùng. Về đào tạo nguồn nhân lực hệ thống logistics cuả Vùng, đây được coi là yếu tố quan trọng, lâu dài và bền vững của ngành công nghiệp dịch vụ Logistics, là nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao và chuyên nghiệp. Do vậy, toàn Vùng phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực một cách cụ thể, có bước đi rõ ràng và sát thực với nhu cầu phát triển hệ thống Logistics của Vùng. 4. Kết luận Ngày nay liên kết kinh tế đang trở thành một xu thế khách quan đối với các địa phương, vùng và quốc gia. Trong những năm gần đây 9 tỉnh, thành DHMT đã chủ động 885
  13. liên kết để cùng nhau phát triển. Các địa phương trên đã thành lập Ban điều phối, Quỹ hoạt động và cam kết nội dung hoạt động vì sự phát triển của Vùng. Thực tế cho thấy muốn Vùng phát triển, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó liên kết phát triển các Khu công nghiêp là giải pháp quan trọng. Qua nghiên cứu cho thấy để liên kết phát triển KCN có hiệu quả cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau: Để phát triển Vùng nói chung và phát triển các KCN nói riêng trước hết cần phải điều chỉnh lại quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất trên quy mô vùng làm cơ sở để phân bố nguồn lực đầu tư; thực hiện liên kết trong ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển các KCN của vùng DHMT; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho KCN của Vùng; từng bước hoàn thiện hệ thống Logistics của Vùng để phát triển các KCN và nâng cao sức cạnh tranh của vùng DHMT và cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Kinh tế Trung ương. Đề án Kinh tế vùng, Liên kết vùng, đề xuất, kiến nghị, Hà Nội tháng 10/2015 [ 2]. TS. Nguyễn Đình Hiền (2012). Giải pháp liên kết vùng DHMT trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Kỹ yếu Hội thảo khoa học tháng 8/2012 [3]. Kỷ yếu Hội thảo: “Kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các KCN các tỉnh DHMT”, Tại TP Quy Nhơn, Bình Định, tháng 8/2012 [4]. Kỷ yếu Hội thảo “Xúc tiến đầu tư vùng DHMT, Đà Nẵng, 2013” [5]. TS. Trần Du Lịch và cộng sự (2012). Kinh nghiệm thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp vùng DHMT. Kỷ yếu Hội thảo khoa học 2012 [ 6]. Liên kết phát triển các tỉnh DHMT. Nxb Đà Nẵng, 2012 [7]. Ketls C., Lindqvist G., Sovell O. 2006. “Cluster initiatives in developping and transition economies” Center for strategy and Competitiveness. Stockholm. [8]. OECD.2007.“CompetitiveRregional Clusters. National Policy Approaches”. Paris 886