Liên kết phát triển du lịch các tỉnh Duyên Hải miền Trung

pdf 132 trang cucquyet12 4530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Liên kết phát triển du lịch các tỉnh Duyên Hải miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflien_ket_phat_trien_du_lich_cac_tinh_duyen_hai_mien_trung.pdf

Nội dung text: Liên kết phát triển du lịch các tỉnh Duyên Hải miền Trung

  1. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung 1
  2. Hội thảo Khoa học 2
  3. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung TỔ ĐIỀU PHỐI VÙNG ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TỈNH PHÚ YÊN HỘI THẢO KHOA HỌC LIEÂN KEÁT PHAÙT TRIEÅN DU LÒCH CAÙC TÆNH DUYEÂN HAÛI MIEÀN TRUNG PHÚ YÊN, THÁNG 12 NĂM 2011 3
  4. Hội thảo Khoa học 4
  5. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung Mục lục - Báo cáo đề dẫn 7 TS. Trần Du Lịch - Quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung trong liên kết phát triển bền vững 19 TS. Hà Văn Siêu - ThS. Đào Duy Tuấn - Hiện trạng và các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch tại các tỉnh duyên hải miền Trung 27 ThS. Lê Đỗ Mười - Giải pháp huy động vốn phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung 37 Ông Trần Bắc Hà - Nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch ở các tỉnh duyên hải miền Trung 45 TS. Trần Thị Mai - Phát triển du lịch tàu biển đối với các tỉnh duyên hải miền Trung 53 Ông Trương Nam Thắng - Mấy vấn đề về phát triển du lịch văn hóa ở các tỉnh duyên hải miền Trung 59 ThS. Nguyễn Hữu Thông - TS. Trần Đức Anh Sơn - Liên kết trong xúc tiến và quảng bá du lịch giữa các địa phương vùng duyên hải miền Trung 71 TS. Trương Sỹ Quý - Một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 81 Ông Trần Quang Nhất - Tham luận của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế 101 Ông Nguyễn Văn Cao - Định hướng liên kết phát triển du lịch giữa Đà Nẵng với các tỉnh duyên hải miền Trung 105 Ông Văn Hữu Chiến - Du lịch Khánh Hòa trong liên kết phát triển du lịch miền Trung 109 UBND tỉnh Khánh Hòa - Bài phát biểu của UBND tỉnh Bình Định 115 UBND tỉnh Bình Định - Phát triển du lịch Quảng Ngãi với sinh thái nghỉ dưỡng biển trong khu vực duyên hải miền Trung 123 UBND tỉnh Quảng Ngãi - Tham luận của UBND tỉnh Quảng Nam 129 UBND tỉnh Quảng Nam 5
  6. Hội thảo Khoa học 6
  7. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung BÁO CÁO ĐỀ DẪN: HỘI THẢO LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7 TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TS. TRẦN DU LỊCH* Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Hồ Chí Minh ĐẶT VẤN ĐỀ 7 tỉnh vùng duyên hải miền Trung gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa (sau đây gọi tắt là Vùng) chiếm gần 1/3 chiều dài bờ biển của nước ta, có tiềm năng du lịch to lớn. Những năm gần đây, Đảng bộ và chính quyền mỗi địa phương trong Vùng với khát vọng vươn lên đã có những nỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, thu hút đầu tư, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương nhằm tập trung phát triển du lịch của mỗi địa phương. Kết quả là ngành du lịch của toàn Vùng và từng địa phương đã có sư trương thanh va lơn manh không ngưng về hê thông doanh nghiêp du lich; cơ sơ ha tâng, cac trung tâm, điêm đên du lich, khu nghi dương, khach san, khu giai tri; cac tuyên du lich, loai hinh du lich đa dang tao nên diên mao mơi va có những đong gop quan trong vao tăng trưởng kinh tê, giam nghèo, đam bao an sinh xa hôi, bao tôn va phat huy gia tri văn hóa. Tuy nhiên, bên canh nhưng thanh tưu đat đươc, sự phát triển của nganh du lich vẫn còn nhiêu hạn chế va bất cập; nhiêu kho khăn, trơ ngai vân chưa được giai quyết thỏa đang; chưa có bước phát triển đột phá đê khẳng đinh du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; kêt qua chưa tương xứng ơv i tiềm năng và lợi thế của từng địa phương và toàn Vùng; sự phat triên thiêu tính bên vưng. Nhận thức được vấn đề trên, lãnh đạo của 7 địa phương trong Vùng đã thống nhất về sự cần thiết và trước hết tập trung xây dựng, thực thi các chính sách và cơ chế liên kết phát triển du lịch của cả Vùng, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững, để cùng cả nước thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, hướng tới xây dựng một không gian du lịch Vùng thống nhất. * Và nhóm tư vấn . 7
  8. Hội thảo Khoa học Với trách nhiệm do Tổ điều phối Vùng giao phó, Nhóm tư vấn xin được trình bày Báo cáo đề dẫn tại cuộc Hội thảo này, với 4 nhóm nội dung sau đây: Nội dung 1: Về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. 1.1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên thiên nhiên Nhìn chung, các tỉnh, thành phố trong Vùng có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội: - Tài nguyên du lịch biển được xem là lợi thế chung của các tỉnh duyên hải miền Trung. Bờ biển dài trên 1.000 km với nhiều bãi tắm đẹp trải dài từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa như Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế); Xuân Thiều, Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng); Cửa Đại, Bàn Than (Quảng Nam), Sa Huỳnh, Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Hoàng Hậu, Ghềnh Ráng, Cát Hải (Bình Định); Long Thủy, Xuân Đài, Vũng Rô (Phú Yên); Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang (Khánh Hòa). Đặc biệt, vào năm 2006 bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh; và tháng 10.2011, bãi biển An Bàng của thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) cũng được website CNNGo bình chọn vào top 50 bãi biển đẹp nhất thế giới - Bên cạnh đó các tỉnh duyên hải miền Trung còn có nhiều vịnh, đảo và bán đảo đẹp tầm cỡ quốc tế như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Xuân Đài, ghềnh Đá Đĩa hay các đảo và bán đảo như quần đảo Hoàng Sa, bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng); đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam - đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới); đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); bán đảo Phương Mai (Bình Định); quần đảo Trường Sa, Hòn Tre (Khánh Hòa) Đó là những điều kiện lý tưởng, là tiềm năng để các tỉnh trong khu vực phát triển du lịch biển đảo, xây dựng các khu nghỉ mát, khu vui chơi với các bộ môn thể thao và giải trí thu hút du khách trong và ngoài nước. - Trong Vùng còn có một số khu bảo tồn như Khu bảo tồn thiên nhiên Đèo Cả, Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, Khu bảo tồn tự nhiên Sơn Trà, Vườn quốc gia Bạch Mã góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên địa bàn. - Cùng với thế mạnh về biển đảo, thiên nhiên cũng đã ưu ái ban tặng cho các tỉnh duyên hải miền Trung nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú nổi tiếng khác như: núi Bạch Mã, sông Hương - núi Ngự (Thừa Thiên Huế); núi Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Suối Mơ (Đà Nẵng); hồ Phú Ninh, Hòn Kẽm Đá Dừng (Quảng Nam); Thiên Bút - Phê Vân (Quảng Ngãi); đầm Thị Nại, suối khoáng Hội Vân, Hầm Hô (Bình Định); đầm Ô Loan, bãi Môn - mũi Điện, ghềnh Đá Đĩa (Phú Yên); hòn Chồng, thác YangBay, suối bùn khoáng Tháp Bà (Khánh Hòa) có giá trị lớn để khai thác, phát triển các loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phục vụ du khách. Tài nguyên nhân văn Tài nguyên nhân văn cũng là thế mạnh nổi trội của Vùng với nhiều di tích lịch sử, các lễ hội gắn liền với văn hóa biển, các dấu ấn của văn hóa Chăm 8
  9. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung - Văn hóa biển: Tại các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc tính biển có ảnh hưởng rất đậm trong văn hóa của người dân nơi đây, do từ xa xưa người Việt đã lựa chọn thích nghi với biển cả nhằm kiếm sống lâu dài. Cộng đồng ngư dân sinh sống trong Vùng đã hình thành được một nếp sống gắn liền với văn hóa biển từ lâu đời và hiện nay các lễ hội như lễ hội nghinh Ông (Quảng Ngãi), lễ tế cá Ông (Quảng Nam) hay lễ hội cầu ngư vẫn thường xuyên diễn ra hàng năm như một phần không thể thiếu của ngư dân vùng ven biển. - Các tỉnh trong Vùng còn lưu giữ các dấu ấn của văn hóa Chăm. Các di tích tháp Chăm có thể kể đến như tháp Bằng An, thánh địa Mỹ Sơn, tháp Chiên Đàn, tháp Khương Mỹ (Quảng Nam), tháp Phú Lốc, cụm tháp Bánh Ít, tháp Bình Lâm, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long, tháp Đôi (Bình Định), tháp Nhạn (Phú Yên), tháp Ponagar (Nha Trang), nhất là Bảo tàng Điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng, nơi lưu giữ và trưng bày nhiều di vật về nghệ thuật điêu khắc của Vương quốc Chămpa. - Đặc biệt, trên địa bàn hội tụ đến 4 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. - Cùng với sự tập trung về các di sản, vùng duyên hải miền Trung cũng là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, Trúc Lâm thiền viện trên đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế); làng đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng - Sơn Trà, thành Điện Hải (Đà Nẵng); kinh đô Trà Kiệu, chùa Cầu, bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Nam); khu chứng tích Sơn Mỹ, Trường Lũy (Quảng Ngãi); bảo tàng Quang Trung, thành Hoàng đế với những di tích quý giá về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, (Bình Định); di tích lịch sử tàu “không số” Vũng Rô, chùa Từ Quang (Phú Yên); thành lũy Diên Khánh, Viện Hải dương học (Khánh Hòa) Các trung tâm văn hóa của Vùng tại các đô thị ven biển, làng nghề truyền thống kết hợp với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tạo nên quần thể tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú, hấp dẫn, đặc sắc riêng có của Vùng có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. 1.2. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Đường bộ - Toàn Vùng có 8.690 km đường bộ (chỉ tính quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ). Trong đó quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nhất của toàn Vùng, đi qua địa bàn của cả 7 tỉnh trong Vùng. Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ quan trọng thứ hai trong Vùng nhưng chỉ đi qua các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. - Toàn Vùng cũng đang dần hình thành một tuyến đường du lịch chạy dọc ven biển, tuy nhiên vẫn còn khó khăn ở một số địa phương và khớp nối toàn bộ tuyến đường để tạo thành một trục đường quan trọng chạy song song với quốc lộ 1A. Sự hình thành con đường này sẽ tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt trong việc phát triển du lịch toàn Vùng. - Ngoài ra các trục đường ngang chính như QL49, QL14B, QL14D, QL14E, QL19, QL24, QL25, QL26, QL29 tạo sự kết nối giữa các cảng biển trong Vùng với các tỉnh Tây Nguyên cũng như kết nối thuận lợi với các nước trong khu vực thông qua các cửa khẩu quốc tế ở biên giới phía Tây. 9
  10. Hội thảo Khoa học Đường không Trong Vùng hiện có 6 sân bay bao gồm Phú Bài (Huế), Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Cam Ranh (Khánh Hòa). Tuy nhiên tần suất hoạt động khá thấp, các chuyến bay phần lớn là bay các tuyến nội địa và chủ yếu kết nối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các chuyến bay nội vùng hoặc quốc tế còn rất ít. Đường biển Các tỉnh duyên hải miền Trung có hệ thống cảng biển khá dày. Hầu như tỉnh nào cũng có cảng biển, bao gồm: cảng biển loại 1 như Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi), Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định), Cảng biển Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hòa) và các cảng biển loại 2 như: Cảng Thuận An, Cảng Kỳ Hà, Cảng Sa Kỳ, Cảng Vũng Rô. Hệ thống cảng biển này là cơ sở để xây dựng các khu kinh tế tổng hợp, các đặc khu kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường mở rộng thương mại xuất nhập khẩu, và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, đặc biệt là phát triển loại hình du lịch tàu biển trong Vùng. Đường sắt Các tỉnh trong Vùng đều được kết nối thông qua trục đường sắt Bắc - Nam và đều có ga hành khách và hàng hóa riêng bao gồm các ga: Nha Trang, Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Diêu Trì, Tam Kỳ, Đà Nẵng, Huế. Tuy nhiên, ngoại trừ các ga phải dừng tàu lâu để tác nghiệp kỹ thuật như Đà Nẵng, Diêu Trì, thì thời gian các chuyến tàu dừng lại ở các ga còn lại rất ngắn, gây khó khăn cho việc giao nhận khách và hàng hóa nên còn ít khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển này khi đến các địa phương trong Vùng. Nội dung 2: Thực trạng phát triển du lịch của Vùng. 2.1.Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch đặc trưng Để phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phương về tài nguyên du lịch, khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, các tỉnh duyên hải miền Trung đã tập trung phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó nổi bật là các loại hình du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch MICE, du lịch làng quê, làng nghề. Các tỉnh/thành phố bước đầu đã hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, thương hiệu có uy tín, được biết đến trong và ngoài nước như: Khánh Hòa có khu du lịch Vinpearl Land, Festival biển Nha Trang; Quảng Nam có các di sản Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Lễ hội “Đêm rằm Phố cổ”; Đà Nẵng có khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, cáp treo Bà Nà, Lễ hội pháo hoa quốc tế; Thừa Thiên Huế có các di sản cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình và Festival Huế Việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng tỉnh/thành phố tạo điều kiện thuận lợi bước đầu trong thực hiện các liên kết phát triển du lịch trong Vùng. 2.2. Khách du lịch - Khách du lịch đến các tỉnh trong Vùng giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình quân 13,67%/năm. Tuy nhiên, khách du lịch đến các tỉnh duyên hải miền Trung phần lớn tập trung ở các tỉnh có truyền thống về du lịch như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, trong đó lượng 10
  11. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung khách quốc tế đến với Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nhiều hơn, còn các tỉnh còn lại chủ yếu là khách du lịch trong nước. - Lượng khách đến cao nhưng số ngày lưu trú bình quân lại khá thấp, phần lớn lượng khách chỉ lưu trú bình quân dưới 2 ngày, ngoại trừ Khánh Hòa, Quảng Ngãi. Cụ thể năm 2010 : Thừa Các chỉ Quảng Quảng Bình Phú Khánh Thiên Đà Nẵng tiêu Nam Ngãi Định Yên Hòa Huế Tổng lượng 1.564.850 1.770.000 2.391.677 330.000 1.000.000 361.000 1.840.259 khách Trong nước 919.652 1.400.000 1.162.362 25.000 930.000 340.500 1.455.280 Quốc tế 645.198 370.000 1.229.315 305.000 70.000 20.500 384.979 Số ngày khách 1,92 2 0,63 2,2 1,9 1,47 2,17 bình quân (ngày) Mức chi tiêu bình quân khách Trong nước 832.020 1.110.000 555.830 600.000 350.000 686.400 750.700 69,23 110,29 134,31 70 102,87 Quốc tế 680.000 956.800 (USD) (USD) (USD) (USD) (USD) (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực trạng phát triển du lịch các tỉnh/thành phố) - Về mức chi tiêu bình quân của du khách, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa là các tỉnh/thành phố có mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch trong nước ở mức cao trong Vùng. Tuy nhiên đối với mức chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc tế thì Quảng Nam lại cao nhất, tiếp theo là Đà Nẵng và Khánh Hòa. - Cụ thể theo kết quả điều tra chi tiêu du lịch năm 2009 của Tổng cục Thống kê về các khoản chi tiêu của du khách (bao gồm cả khách quốc tế và trong nước) cho thấy, các khoản chi cho việc thuê phòng, đi lại, ăn uống, lần lượt chiếm phần lớn (khoảng 70%) trong các khoản chi tiêu của du khách. Các khoản chi phí cho việc tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí chiếm một tỷ trọng khá thấp. 2.3. Doanh thu chuyên ngành du lịch - Với lượng du khách đến cùng với mức chi tiêu khá ở một số địa phương như Quảng Nam, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đã làm cho doanh thu chuyên ngành du lịch các tỉnh này cao hơn hẳn so với các tỉnh còn lại. - Doanh thu chuyên ngành du lịch năm 2010 toàn Vùng là 5.755,5 tỷ đồng, trong đó cao nhất là Khánh Hòa là 1.877 tỷ đồng. Tiếp theo là Đà Nẵng 1.239 tỷ đồng, Quảng Nam 986 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 928 tỷ đồng, doanh thu chuyên ngành của các tỉnh còn lại khá thấp chỉ khoảng 11
  12. Hội thảo Khoa học từ 215 đến 260 tỷ đồng. 2.4. Các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú Tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành toàn Vùng năm 2010 là 281 doanh nghiệp. Hoạt động lữ hành trong Vùng nhìn chung vẫn còn những khó khăn nhất định trong việc thu hút khách, phần lớn vẫn phải phụ thuộc vào các công ty lữ hành lớn ở hai đầu đất nước. Tổng số khách sạn toàn Vùng năm 2010 là 1.316, trong đó số khách sạn có sao là 565 và tổng số lượng buồng năm 2010 là 33.595. Giai đoạn 2005 - 2010, số lượng khách sạn trong Vùng tăng bình quân 13,8%/năm, nhìn chung hoạt động khách sạn trong Vùng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách. Tuy nhiên hệ số sử dụng buồng bình quân trong Vùng còn thấp, chỉ khoảng 61%. Thừa Thiên Đà Quảng Quảng Bình Phú Khánh Các chỉ tiêu Huế Nẵng Nam Ngãi Định Yên Hòa Số đơn vị lữ hành 43 101 35 10 10 7 75 Số lượng khách sạn 310 181 105 65 100 100 455 Trong đó số khách sạn 95 45 88 9 85 49 194 có sao Số lượng buồng 7.284 6.089 4.211 506 1.637 2.138 11.730 Hệ số sử dụng buồng 52% 64% 52% 58% 85% 55% 62% (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực trạng phát triển du lịch các tỉnh/thành phố) 2.5. Các dịch vụ du lịch khác - Dịch vụ vận chuyển ở hầu hết các tỉnh/thành phố đều khá phong phú với đầy đủ các phương tiện đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt. Đặc biệt đối với một số tỉnh/thành phố, dịch vụ vận chuyển du lịch khá phát triển như Khánh Hòa với trên 500 tàu du lịch cùng với hàng ngàn ô tô, taxi; Thừa Thiên Huế với số lượng tàu thuyền du lịch trên sông gần 125 chiếc đủ khả năng vận chuyển du khách ngay cả vào mùa cao điểm; Đà Nẵng có đội xích lô du lịch khoảng 70 chiếc Tuy nhiên, dịch vụ vận chuyển liên tỉnh còn nhiều bất cập, phần lớn do sự kết nối giao thông giữa các tỉnh/thành phố trong Vùng còn kém. - Dịch vụ ẩm thực: Với tiềm năng về biển nên hầu hết các tỉnh/thành phố đều có hệ thống các chuỗi nhà hàng phục vụ các món đặc sản từ biển. Tuy nhiên, hệ thống nhà hàng phục vụ du khách có số lượng chưa nhiều, phần lớn các nhà hàng chỉ dừng ở việc phục vụ người dân địa phương và khách du lịch nội địa, còn thiếu các nhà hàng chuyên doanh phục vụ nguồn khách trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc - Dịch vụ vui chơi giải trí: Một số tỉnh/thành phố đã có những khu vui chơi giải trí hấp dẫn du khách như Vinpearl Land, Bà Nà Hills, Shilver Shores Hoàng Đạt nhưng nhìn chung các loại hình vui chơi giải trí vẫn còn khá hạn chế. Thiếu các khu vui chơi giải trí, các khu mua sắm đặc 12
  13. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung trưng và đẳng cấp có khả năng thu hút du khách. 2.6. Nguồn nhân lực du lịch - Toàn Vùng hiện có 35.997 lao động làm việc trong ngành du lịch chỉ chiếm khoảng 2,4% lao động du lịch cả nước, trong đó số lượng hướng dẫn viên là 1.329 (các hướng dẫn viên tiếng Anh chiếm đến trên 50%). - Hầu hết các tỉnh/thành phố trong Vùng đều quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch. Số lượng lao động qua đào tạo ngày càng được nâng cao như Thừa Thiên Huế với trên 70% lao động du lịch qua đào tạo (50% có trình độ đại học và cao đẳng), Quảng Nam với gần 60% lao động qua đào tạo (trong đó có nhiều lao động nước ngoài là các chuyên gia quản lý, giám đốc các khu nghỉ dưỡng cao cấp ) - Bên cạnh đó, ngành du lịch của các tỉnh/thành phố trong Vùng cũng đã tạo việc làm cho một bộ phận khá lớn lao động gián tiếp. Thừa Đà Quảng Quảng Bình Phú Khánh Toàn Các chỉ tiêu Thiên Nẵng Nam Ngãi Định Yên Hòa Vùng Huế Nguồn nhân lực du 7.500 13.241 7.204 1.950 2.593 3.250 13.500 35.997 lịch Số hướng dẫn viên 462 560 168 5 21 25 88 1.329 du lịch Trong đó HDV tiếng 244 212 137 3 5 20 63 684 Anh (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực trạng phát triển du lịch các tỉnh/thành phố) - Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch trong Vùng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển. Thiếu lao động được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. Lượng hướng dẫn viên biết các tiếng như Tây Ban Nha, Ý, Nga, Trung Quốc, Thái còn ít. - Trong Vùng hiện chưa có các trường Đại học đào tạo về du lịch mà chỉ có các khoa trong trường đào tạo về du lịch như quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch, quản trị khách sạn, nhà hàng, lữ hành, Việt Nam học, kinh tế du lịch. Vùng chỉ có 3 trường cao đẳng có đào tạo nghề du lịch tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Nha Trang. 2.7. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch - Các địa phương và các doanh nghiệp trong Vùng đã tham gia quảng bá, xúc tiến tại một số hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước; xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch, đồng thời cũng quảng bá trên các phương tiện thông tin, truyền thông. - Một số tỉnh/thành phố đã xây dựng website du lịch như: Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế. 13
  14. Hội thảo Khoa học - Các tỉnh/thành phố trong Vùng cũng đã đăng cai tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật có quy mô quốc gia và quốc tế. Có một số tỉnh đã đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. 2.8. Các liên kết về du lịch Các liên kết về du lịch đã hình thành với các địa phương trong và ngoài Vùng. Trong quá trình phát triển, đã hình thành các liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong Vùng cũng như với các địa phương ngoài Vùng như các liên kết du lịch giữa Đà Nẵng - Quảng Nam - Thừa Thiên Huế, giữa Khánh Hòa - Phú Yên - Ninh Thuận - Bình Thuận, giữa Bình Định - Gia Lai - Kon Tum Nội dung 3: Tồn tại và khó khăn 3.1. Xuất phát điểm nền kinh tế của các địa phương thấp, tích lũy đầu tư nhỏ, hiệu quả đầu tư chưa cao; sản phẩm du lịch chưa phong phú. Quy mô cũng như tỷ trọng của ngành du lịch trong cơ cấu GDP của một số tỉnh còn khiêm tốn, chưa tương xứng với sự quan tâm đầu tư và kỳ vọng của các tỉnh. Vốn đầu tư phần lớn chỉ tập trung vào dịch vụ lưu trú; còn các loại dịch vụ khác như lữ hành, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí chưa được đầu tư đáng kể. 3.2. Phần lớn các tỉnh đều có tư duy phát triển dàn trải dựa trên tiềm năng, thế mạnh của mình về tài nguyên du lịch (thiên nhiên, nhân văn). Tuy nhiên do tiềm năng, thế mạnh khá tương đồng (du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái ) nên đã xuất hiện những xung đột lợi ích trong kinh doanh du lịch giữa các doanh nghiệp trong một địa phương và giữa các địa phương với nhau do các tỉnh đều ưu tiên tập trung phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch MICE. Mặt khác, các sản phẩm du lịch chủ lực của các tỉnh khá trùng lắp, đơn điệu, thiếu các dịch vụ du lịch (mua sắm, ẩm thực ) đi kèm, nhất là dịch vụ vui chơi giải trí có chất lượng quốc tế. 3.3. Hạ tầng kinh tế, xã hội còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ. Chưa có hệ thống giao thông đường bộ hiện đại, nhất là các tuyến đường cao tốc, đường sắt 2 chiều khổ 1,435 m tốc độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển. 3.4. Số ngày lưu trú bình quân và mức chi tiêu bình quân của khách du lịch còn thấp so với mức bình quân của thế giới. 3.5. Lao động trong ngành du lịch chưa qua đào tạo chuyên nghiệp còn chiếm tỷ trọng đáng kể; tỷ lệ lao động lành nghề, đáp ứng cao yêu cầu doanh nghiệp thấp; thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao, nhất là lao động quản lý trung và cao cấp, hướng dẫn viên du lịch biết ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. 3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến, thương hiệu sản phẩm còn eo hẹp, ngân sách cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá còn thấp, phần lớn được thực hiện từ nội lực của các doanh nghiệp. Đồng thời, chưa có các hoạt động hỗ trợ quảng bá du lịch giữa các địa phương cũng như xúc tiến du lịch cho toàn Vùng. 3.7. Hoạt động kinh doanh lữ hành chưa mạnh, vẫn chưa chủ động được nguồn khách, 14
  15. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung chưa vươn ra được thị trường các nước trong khu vực. 3.8. Công tác lựa chọn cấp phép của một số dự án du lịch chưa chặt chẽ, tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn còn chậm. 3.9. Mặc dù bước đầu đã có những liên kết phát triển du lịch nhưng các tỉnh vẫn còn lúng túng, bị động, chưa biết triển khai các hình thức liên kết du lịch toàn Vùng như thế nào để đạt hiệu quả cao. 3.10. Môi trường du lịch vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như tình trạng chèo kéo, bán hàng rong, cò mồi, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện vẫn còn diễn ra, chưa được giải quyết triệt để. Đồng thời ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng như du khách chưa cao. Nội dung 4: Định hướng liên kết phát triển du lịch 4.1. Đối với chính quyền các tỉnh/thành phố trong Vùng. (1) Liên kết phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch: + Nghiên cứu chính sách và cơ chế chung nhằm thu hút đâu tư phát triển hệ thống kêt câu hạ tầng giao thông, trước mắt là tuyến đường du lịch ven biển; về trung hạn là đường bộ cao tốc nối Thừa Thiên Huế với Khánh Hòa. + Phối hợp trong chính sách khuyến khích đầu tư kết cấu ha tâng va cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí, các khu mua sắm đặc trưng và chất lượng cao, trên cơ sở có sự thống nhất trong quy hoạch sản phẩm du lịch dựa vào lợi thế của mỗi địa phương trong Vùng. (2) Phối hợp xúc tiến quảng bá điểm đến, xây dựng thương hiệu du lịch cho toàn Vùng: + Xây dựng thương hiệu du lịch cho toàn Vùng, tập trung hướng hình ảnh du lịch của Vùng ra quốc tế; xác định tour du lịch mẫu, điển hình cho du lịch toàn Vùng. + Kết nối các sự kiện, lễ hội riêng của từng tỉnh/thành phố để tạo ra chuỗi sự kiện du lịch nhằm thu hút và tận dụng tối đa các nguồn khách. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin du lịch và trao đổi thông tin du lịch trên địa bàn. (3) Thống nhất sử dụng Webside của Vùng để cập nhật thường xuyên các dữ liệu về tài nguyên du lịch, các tour, tuyến, điểm du lịch, tình hình du lịch trong Vùng như lượng khách, nguồn khách, sự phát triển của các dịch vụ lữ hành, lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực (4) Thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp du lịch với các cơ quan quản lý, lãnh đạo các địa phương để có thể kịp thời tháo gỡ những khó khăn, cũng như đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch toàn Vùng. 4.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (1) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến, khu du lịch (có sự phân công một cách tương đối về các sản phẩm và phân khúc thị trường): 15
  16. Hội thảo Khoa học + Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến các loại hình du lịch có thế mạnh của Vùng. Đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng có của từng địa phương, theo hướng khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững. + Tùy theo đặc điểm của mỗi địa phương cần tập trung vào phân khúc thị trường nguồn khách riêng, từ đó xây dựng các sản phẩm cũng như các dịch vụ du lịch phù hợp. Đặc biệt là đối với các cơ sở lưu trú và các loại hình vui chơi giải trí phù hợp. (2) Liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch: + Tập trung phát triển các cơ sở đào tạo về du lịch có chất lượng cho toàn Vùng; gắn doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, phát triển thị trường lao động du lịch của Vùng. + Liên kết tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về du lịch, các khóa tập huấn nghiệp vụ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau của các địa phương trong Vùng. (3) Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú và dịch vụ du lịch khác trong Vùng: + Liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc kết nối các tour, tuyến, khu du lịch trong toàn Vùng. + Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; lưu trú, giải trí, mua sắm, tổ chức sự kiện nhằm kết nối các nguồn khách, đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho du lịch Vùng. + Liên kết các doanh nghiệp trong việc đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí đẳng cấp, có những tác động lan tỏa nhất định đối với phát triển du lịch Vùng. CÁC KIẾN NGHỊ Đối với các địa phương trong Vùng (1) Hình thành các mối liên kết phát triển du lịch toàn Vùng; liên kết giữa các địa phương trong Vùng; giữa Vùng với các tỉnh Tây Nguyên và trong cả nước, liên kết quốc tế (2) Xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch trên quy mô lớn và có tác dụng sâu rộng; đồng thời đặt trọng tâm vào xây dựng thương hiệu du lịch, lấy chiến lược phát triển sản phẩm làm nội dung xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch. Chiến lược xúc tiến quảng bá cần theo phân đoạn thị trường và tập trung có tiêu điểm. (3) Bên cạnh nỗ lực của Nhà nước, cần huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện theo cách liên kết, hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp, từ Trung ương đến địa phương, giữa hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội. (4) Nghiên cứu cơ chế liên kết đầu tư phát triển và tạo bước đột phá trong xúc tiến triển khai những công trình có ảnh hưởng quyết định, tạo ra liên kết phát triển du lịch Vùng gồm: + Triển khai thêm các đường bay nội vùng nối các đô thị lớn trong Vùng với nhau: Huế - Đà Nẵng - Tam Kỳ - Quy Nhơn - Tuy Hòa - Nha Trang. 16
  17. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung + Chủ động cùng đề xuất với Chính phủ đẩy nhanh tiến độ định tuyến đường cao tốc nối Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Quy Nhơn - Tuy Hòa - Nha Trang trên cơ sở tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Đà Nẵng - Quảng Trị; hoàn chỉnh và kết nối các đoạn tuyến du lịch ven biển; triển khai hầm đường bộ qua đèo Cả, đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia. + Trong khi chờ đợi kế hoạch xây tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, chủ động đề nghị ngành đường sắt đa dạng hóa các hình thức khai thác vận chuyển hành khách của đường sắt hiện có đến các trung tâm du lịch của Vùng như nâng thời gian dừng tàu, tổ chức các đoàn tàu du lịch (5) Hợp tác xây dựng không gian kinh tế du lịch Vùng thống nhất trên cơ sở: + Kết nối các tour, tuyến, điểm, khu du lịch nhằm phát triển đa dạng các loại hình du lịch (biển, văn hóa, sinh thái, MICE) và khai thác các phân khúc thị trường khác nhau tùy thuộc vào lợi thế cạnh tranh du lịch của từng địa phương; + Tạo lập chuỗi các thương hiệu du lịch trong Vùng như Festival Huế, lễ hội Đêm rằm phố cổ Hội An, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, lễ hội chiến thắng Đống Đa - Tây Sơn, Festival Nha Trang + Hình thành các trung tâm trung chuyển du lịch của Vùng và cả nước gắn với cảng hàng không quốc tế, gồm Đà Nẵng ở phía bắc và Nha Trang ở phía nam. (6) Các địa phương cần tập trung vào phân khúc thị trường khách riêng, từ đó xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp. Đặc biệt là phát triển các cơ sở lưu trú và các loại hình vui chơi giải trí phù hợp. (7) Tập trung phát triển các cơ sở đào tạo, hợp tác đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cho toàn Vùng, nhất là dạy nghề du lịch chất lượng cao, hướng dẫn viên du lịch sử dụng ngoại ngữ ngoài tiếng Anh và am hiểu về lịch sử, văn hóa, địa lý của địa phương (8) Các địa phương cần có kế hoạch hành động riêng, từ đó xây dựng kế hoạch hành động giữa các địa phương hay cho toàn vùng. Cụ thể: + Tỉnh Khánh Hòa: tập trung phát triển các loại hình du lịch biển đảo, du lịch MICE; phát triển Festival biển Nha Trang và xây dựng Nha Trang thành đô thị du lịch. + Tỉnh Phú Yên: tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nhất là văn hóa đá với bộ kèn đá và đàn đá; xây dựng tuyến đường sắt nối Tuy Hòa - Đaklak. + Tỉnh Bình Định: tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với chuỗi các di tích lịch sử - lễ hội văn hóa Quang Trung - Tây Sơn như lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, bảo tàng Quang Trung, đền thờ Tây Sơn tam kiệt, Festival võ thuật Bình Định. + Tỉnh Quảng Ngãi: liên kết phát triển con đường du lịch trên biển, mở tuyến du lịch nối kết các đảo như Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phương Mai và các đảo ven bờ + Tỉnh Quảng Nam: tập trung phát triển các loại hình du lịch di sản văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng; đầu tư kết cấu hạ tầng để kết nối thuận lợi với Đà Nẵng. 17
  18. Hội thảo Khoa học + Thành phố Đà Nẵng tập trung phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE; phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị du lịch, trung tâm trung chuyển khách và dịch vụ du lịch. + Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung phát triển các loại hình du lịch văn hóa (di sản, lễ hội, ẩm thực), du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; xây dựng Huế trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho khu vực. Đối với Trung ương Thống nhất kiến nghị Trung ương như sau: (1) Xác định 7 tỉnh duyên hải miền Trung là trọng điểm trong chiến lược du lịch quốc gia, trên cơ sở đó hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương trong Vùng điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch theo quan điểm phát triển Vùng, xem quy hoạch là nhiệm vụ hàng đầu của quản lý nhà nước. (2) Đề nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hiện đại mang tầm quốc gia, quốc tế làm đột phá chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch toàn Vùng gồm: xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả, đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia; xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; đường sắt khổ 1,435 m tuyến Đà Nẵng - Huế (3 Chính phủ sớm ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là du lịch biển đảo. Cho phép một số các địa phương trong Vùng được đầu tư loại hình dịch vụ casino nhằm thu hút khách du lịch cao cấp. NHÓM TƯ VẤN 18
  19. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN VÙNG TS. HÀ VĂN SIÊU* - ThS. ĐÀO DUY TUẤN * Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phân định duyên hải miền Trung thành (1) vùng du lịch Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) và (2) vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ (gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận). Nét tương đồng và đặc trưng cơ bản của duyên hải miền Trung là du lịch biển, đảo gắn với các di sản văn hóa đặc sắc và hệ sinh thái đa dạng. Vốn là vùng đất có nhiều khó khăn, xa xôi, thiên tai triền miên, nhưng từ cuối những năm 90, khi chính sách được đổi mới, điều kiện hạ tầng được cải thiện, đầu tư mở rộng du lịch duyên hải miền Trung đã trở nên hấp dẫn trên thị trường du lịch gần, xa và đang nổi lên như một điểm sáng của du lịch Việt Nam. Ngành du lịch của nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận đã khẳng định vị trí then chốt của mình trong cơ cấu kinh tế địa phương. Các tỉnh khác cũng định hướng du lịch là ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu trong tăng trưởng vừa qua cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém thể hiện trong chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, quản lý tài nguyên và phát triển bền vững. Vì vậy, liên kết giữa các tỉnh đang trở nên cấp bách và là giải pháp then chốt để thúc đẩy phát triển du lịch đảm bảo mục tiêu hiệu quả, bền vững và có sức cạnh tranh cao. Quy hoạch phát triển du lịch ở mỗi tỉnh và liên tỉnh trong Vùng được xem là yếu tố nền tảng cho liên kết phát triển Vùng. 1. Quan điểm phát triển du lịch Quan điểm chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thập kỷ tới là chuyển hướng từ phát triển theo chiều rộng sang tập trung phát triển theo chiều sâu đảm bảo tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, bền vững có trọng điểm và thương hiệu cạnh tranh, thể hiện: a) Phát triển du lịch trở thanh ngành kinh tế mui nhon, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. b) Phat triên du lich bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, co trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh. 19
  20. Hội thảo Khoa học c) Phat triên đông thời cả du lich nôi đia và du lịch quôc tê. d) Phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; bảo đảm an ninh, quôc phong, trât tư an toan xa hôi; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường. đ) Đẩy mạnh xa hôi hoa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các vùng, miền trong cả nước. Dựa vào tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch, quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung không nằm ngoài xu hướng chung của cả nước đồng thời cụ thể hóa đối với phát triển các điểm đến và sản phẩm du lịch theo hướng trọng tâm sau: - Thứ nhất, tạo điểm nhấn: trong Vùng và mỗi tỉnh cần tạo điểm nhấn về quy mô và tính chất các hoạt động du lịch. Vùng Bắc Trung Bộ cần làm nổi bật vị trí là trung tâm du lịch di sản về văn hóa và sinh thái. Trong đó, Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, thành Nhà Hồ, khu di tích Kim Liên là những điểm nhấn về du lịch văn hóa, lịch sử; vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã, biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm là những điểm nhấn về du lịch sinh thái, du lịch biển, đảo với các đô thị du lịch Huế, Sầm Sơn, Cửa Lò. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ cần tập trung phát triển trở thành trung tâm của du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với văn hóa miền biển, di sản văn hóa Chăm, văn hóa Sa Huỳnh với các điểm nhấn như biển Non Nước, Mỹ Khê, Xuân Đài, Phương Mai, Nha Trang, Vân Phong, Đại Lãnh, Mũi Né, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Tháp Chàm, Mỹ Sơn; các đô thị du lịch tập trung như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết. Mặt khác, mỗi khu du lịch, điểm du lịch trong Vùng cần được thiết kế quy hoạch, tập trung có ưu tiên đầu tư phát triển tạo thành những điểm nhấn du lịch chuyên đề về văn hóa và sinh thái kết nối với các trung tâm, đô thị du lịch. Sự nổi bật và tính đặc thù cần được khai thác trong yếu tố văn hóa địa phương tạo dấu ấn cho mỗi địa danh du lịch và hình thành thương hiệu điểm đến và thương hiệu du lịch chung của Vùng. - Thứ hai, phong cách đặc trưng: phát triển ý tưởng sản phẩm theo phong cách đặc trưng riêng, tạo sự khác biệt dựa vào thế mạnh nổi trội và đặc thù về yếu tố tự nhiên và văn hóa của mỗi địa phương. Sản phẩm du lịch được hình thành và thiết kế theo ý tưởng riêng đối với từng phân khúc thị trường. Giữa các tỉnh trong Vùng cần có sự xem xét thống nhất và phân công khi xác định sản phẩm đặc trưng của tỉnh mình và của các khu du lịch cụ thể. Những yếu tố tương đồng về tài nguyên cần phát huy trở thành chi tiết sản phẩm bổ trợ, tránh sự trùng lặp và sao chép lẫn nhau. Yếu tố đặc trưng của sản phẩm du lịch có thể tìm thấy trước hết trong văn hóa bản địa, sản vật địa phương, sinh thái đặc thù và phong cách phục vụ. Cần có sự xem xét đánh giá về sự tương thích giữa sản phẩm du lịch với yếu tố bản địa (locality) và thị trường mục tiêu. Trên cơ sở đó mỗi tỉnh xây dựng chuỗi các sản phẩm đặc trưng và bổ trợ cho các tỉnh bạn hình thành những sản phẩm đặc trưng của Vùng. - Thứ ba, sản phẩm liên hoàn: Nhấn mạnh quy trình kết nối giữa các yếu tố của sản phẩm du lịch và giữa các sản phẩm du lịch độc lập để tạo thành hệ thống sản phẩm du lịch liên hoàn. Các 20
  21. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung tuyến du lịch đặc sắc, liên hoàn kết nối các khu, điểm du lịch trong Vùng thành chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ của các chuyến du lịch trong Vùng. Những yếu tố tương đồng về sản phẩm du lịch được thiết kế có khả năng thay thế nhau; những yếu tố khác biệt về sản phẩm du lịch được thiết kế bổ sung cho nhau. Quy hoạch phân cụm, nhóm sản phẩm du lịch vừa đảm bảo khả năng thay thế vừa đảm bảo tính bổ sung định dạng thành những chuỗi sản phẩm liên hoàn với khả năng thay đổi và làm mới liên tục tùy thuộc nhu cầu thị trường. Chẳng hạn du lịch văn hóa Cung đình Huế, tham quan Cố đô có thể thay thế với Đền tháp Mỹ Sơn, thành Nhà Hồ đồng thời được bổ sung làm mới và liên hoàn với nghỉ dưỡng biển Đà Nẵng, Lăng Cô; nghỉ dưỡng biển Nha Trang có thể thay thế với Mũi Né nhưng được bổ sung làm mới bằng văn hóa Chăm, lặn biển, du thuyền trên các đảo và các sự kiện Sự liên hoàn trong quy hoạch phát triển sản phẩm đòi hỏi sự liên kết để tạo nên sự phong phú, luôn luôn mới, hấp dẫn, làm tăng giá trị sản phẩm và thu hút khách đến nhiều lần, lưu lại dài ngày và sử dụng nhiều dịch vụ. - Thứ tư, tính phân biệt: kết hợp cả hai quan điểm phát triển sản phẩm đặc trưng và liên hoàn đặt ra yêu cầu đảm bảo sự phân biệt xuất phát từ sự khác biệt trong nhu cầu các phân đoạn thị trường khác nhau. Quan điểm “thị trường nào sản phẩm ấy” vừa có yếu tố đặc trưng vừa đảm bảo tính liên hoàn nhưng trong cùng một loại hình du lịch, cùng một không gian du lịch cần thiết quy hoạch các khu, điểm, dịch vụ khác nhau phục vụ các đối tượng khách khác nhau. Sự phân biệt thể hiện trong chi tiết thiết kế sản phẩm, phong cách phục vụ, phương thức tiêu dùng dịch vụ, chất lượng và giá dịch vụ. Quan điểm phân biệt thể hiện trong quy hoạch du lịch cả về không gian và thời gian, chẳng hạn khu dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp không thể lẫn lộn đan xen trong khu dịch vụ bình dân, ồn ào, xô bồ; khu tập trung đón khách cao tuổi nghỉ dài ngày không thể bị phá vỡ bởi sự “hip hop” của giới trẻ; phong cách sinh thái phải phân biệt với kiểu du lịch đại chúng; thiết kế quy hoạch khu tâm linh không thể trộn lẫn với các loại hình dịch vụ đa tạp 2. Mục tiêu phát triển a) Mục tiêu chung - Tăng thu nhập từ hoạt động du lịch: lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế là trọng tâm, coi trọng chất lượng tăng trưởng, không chạy theo số lượng mà kiểm soát số lượng tương xứng với quy mô, sức chứa đảm bảo chất lượng ổn định, và bền vững về xã hội và môi trường. Đối với các tỉnh duyên hải miền Trung hiệu quả thu nhập từ hoạt động du lịch phải mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư đồng thời góp phần gìn giữ tài nguyên biển và văn hóa bản địa. - Đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch: hoạt động du lịch đặt mục tiêu hướng đến việc gia tăng giá trị trải nghiệm của khách trong từng hoạt động du lịch làm phương châm hành động để xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch, tổ chức dịch vụ đón tiếp phục vụ đáp ứng nhu cầu, mong đợi của khách. Phát triển các công trình, dịch vụ du lịch gắn liền với việc từng bước không ngừng nâng cao chất lượng thụ hưởng, giá trị trải nghiệm du lịch của du khách. Chỉ số hài lòng của khách du lịch là mục tiêu cần đạt được của mỗi tỉnh, mỗi khu, điểm du lịch và doanh nghiệp du lịch. - Tạo dựng thương hiệu du lịch cạnh tranh: chỉ tiêu tổng thể của phát triển được đánh giá bằng sức cạnh tranh của Vùng và thể hiện ở những thương hiệu nổi bật về điểm đến, sản phẩm, 21
  22. Hội thảo Khoa học khu, tuyến, điểm du lịch và trên cơ sở đó hình thành thương hiệu du lịch vùng duyên hải miền Trung. Những thương hiệu điểm đến cần tập trung bồi dưỡng và phát triển bao gồm Huế, Hội An, Bà Nà, Nha Trang, Mũi Né, Vinpear Land Trong quy hoạch phát triển du lịch của từng địa phương cần xác định mục tiêu phát triển cụ thể dựa trên tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực và sự quyết tâm của chính quyền, cộng đồng dân cư của tỉnh và phù hợp với mục tiêu phát triển chung của Vùng. b) Một số chỉ tiêu phát triển - Về khách du lịch: dự báo đến năm 2015, vùng Bắc Trung Bộ sẽ đón tiếp và phục vụ 1,64 triệu lượt khách quốc tế và 11,44 triệu lượt khách nội địa; đến năm 2020 đạt 2,27 triệu lượt khách quốc tế và 15 triệu lượt khách nội địa chiếm 8,1% trong cơ cấu ngày khách quốc tế và 11,6% trong cơ cấu ngày khách du lịch nội địa. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2015 sẽ đón tiếp và phục vụ 3,3 triệu lượt khách quốc tế và 11,40 triệu lượt khách nội địa; năm 2020 đạt 4,7 triệu lượt khách quốc tế và 14,9 triệu lượt khách nội địa, chiếm 22% thị phần cơ cấu ngày khách quốc tế và 10,9% cơ cấu ngày khách nội địa. - Về thu nhập du lịch: mục tiêu đến năm 2015, tổng thu từ du lịch của vùng Bắc Trung Bộ ước đạt trên 22 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,028 tỷ USD) đến năm 2020 ước đạt gần 40 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,88 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng bình quân 13,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 12,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2015 tổng thu từ du lịch ước đạt trên 35 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,77 tỷ USD); đến năm 2020 đạt trên 65 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,1 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng bình quân 14,1%/ năm giai đoạn 2011 - 2015 và 11,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020. - Về cơ sở lưu trú và lao động: đến năm 2015, vùng Bắc Trung Bộ sẽ có trên 38 ngàn buồng lưu trú với trên 50 ngàn lao động trực tiếp; đến năm 2020 số buồng lưu trú tăng lên 46.700 và số lao động trực tiếp tăng lên 70.000 người. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2015 sẽ có 87 ngàn buồng lưu trú và sử dụng trên 138 ngàn lao động trực tiếp; đến năm 2020 số buồng lưu trú tăng lên 127 ngàn buồng tương ứng với số lao động trực tiếp là 191 ngàn người. 3. Một số định hướng chính a) Định hướng sản phẩm và không gian phát triển * Vùng Bắc Trung Bộ - Định hướng phát triển sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ là du lịch di sản gắn với du lịch biển đảo. Khai thác di sản cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng, thành Nhà Hồ, di tích Kim Liên, di tích Quảng Trị gắn với biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Cửa Tùng - Cửa Việt, Cồn Cỏ, Lăng Cô - Cảnh Dương. Hệ thống sản phẩm hình thành trên nền văn hóa, lịch sử, lối sống địa phương; sản vật địa phương và ẩm thực miền biển. 22
  23. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung Bảng 1: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ TT Các chỉ tiêu 2010 2015 2020 1 Số lượt khách quốc tế (lượt người) 1.177.000 1.640.000 2.276.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,41 2,54 2,66 Mức chi tiêu bình quân (USD) 70,0 88,0 105,0 2 Số lượt khách nội địa (lượt người) 8.920.000 11.443.000 14.980.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,61 1,65 1,70 Mức chi tiêu bình quân (USD) 25,0 35,0 49,0 3 Thu nhập du lịch (triệu USD) 557 1.028 1.883 4 Lao động trực tiếp (người) 29.240 50.500 70.000 5 Số lượng buồng lưu trú (buồng) 34.251 38.800 46.700 Bảng 2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ TT Các chỉ tiêu 2010 2015 2020 1 Số lượt khách quốc tế (lượt người) 2.240.000 3.310.000 4.726.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 3,20 3,45 3,50 Mức chi tiêu bình quân (USD) 75,0 96,5 112,0 2 Số lượt khách nội địa (lượt người) 8.440.000 11.400.000 14.900.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1.52 1,55 1,60 Mức chi tiêu bình quân (USD) 28,0 38,0 51,0 3 Thu nhập du lịch (triệu USD) 914 1.773 3.068 4 Lao động trực tiếp (người) 63.560 138.400 191.400 5 Số lượng buồng lưu trú (buồng) 36.817 87.000 127.600 Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch - Các địa bàn trọng điểm: + Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh gắn với thành Nhà Hồ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Kim Liên, biển Thiên Cầm, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành + Quảng Bình - Quảng Trị gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ. + Thừa Thiên Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô - Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang - Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: + Khu du lịch quốc gia: Thiên Cầm, Phong Nha - Kẻ Bàng, Lăng Cô - Cảnh Dương. 23
  24. Hội thảo Khoa học + Điểm du lịch quốc gia: thành Nhà Hồ, di tích Kim Liên, thành cổ Quảng Trị, thành phố Đồng Hới, Lưu niệm Nguyễn Du, vườn quốc gia Bạch Mã. + Đô thị du lịch: thành phố Huế, Sầm Sơn, Cửa Lò . Ngoài ra, chú trọng phát triển các điểm Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), Đồng Hới (Quảng Bình), địa đạo Vịnh Mốc, Cồn Cỏ (Quảng Trị) * Vùng duyên hải Nam Trung Bộ - Sản phẩm đặc trưng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là du lịch biển, đảo gắn với hệ thống di sản. Khai thác du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Xuân Đài, Phương Mai, Mũi Né, Cù Lao Chàm, Sơn Trà, Lý Sơn gắn với hệ thống di sản Hội An, Mỹ Sơn, tháp Chàm, lễ hội nghinh ông, liên kết với Huế và văn hóa Tây Nguyên. Hệ thống sản phẩm được hình thành trên nền văn hóa Chăm, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa miền biển gắn với các sản vật và ẩm thực miền biển cùng các sự kiện, lễ hội, du lịch MICE. - Các địa bàn trọng đểm du lịch + Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Non Nước, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn + Bình Định - Phú Yên - Khành Hòa gắn với bãi biển Phương Mai, đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh + Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý - Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch + Khu du lịch quốc gia: Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Phương Mai (Bình Định), vịnh Xuân Đài (Phú Yên), Bắc Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận). + Điểm du lịch quốc gia: Ngũ Hành Sơn, Mỹ Sơn, Lý Sơn, Trường Lũy, Trường Sa, Phú Quý. + Đô thị du lịch: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết. b) Định hướng chung về đầu tư phát triển - Đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo “cú hích” cho du lịch toàn dải ven biển miền Trung phát triển; tạo ra “hình ảnh du lịch của miền Trung”; tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực then chốt ở các địa bàn trọng điểm. - Huy động đồng thời nhiều nguồn vốn đầu tư (ngân sách nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết, cổ phần, tư nhân ), trong đó ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án lớn cần nhiều vốn, coi trọng thu hút nguồn đầu tư trong nước, trong dân, phát huy tối đa nội lực để đầu tư phát triển du lịch. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch trọng điểm quốc gia. - Tập trung đầu tư phát triển sản phẩm đặc trưng của Vùng; phát triển các khu du lịch trọng điểm quốc gia; xây dựng đồng bộ các khu du lịch tổng hợp có quy mô, tầm cỡ lớn để tạo hình ảnh, thương hiệu cho du lịch miền Trung - Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm 24
  25. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung theo quy hoạch (hệ thống nhà ga, cảng biển, đường bộ, đường không, đường sắt, đường thủy, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải ). - Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ và có chất lượng cao (khách sạn, nhà hàng; cơ sở dịch vụ giải trí, thể thao; khu hội nghị, hội thảo quốc tế; phương tiện vận chuyển du lịch; các cơ sở dịch vụ du lịch khác). Trong đó ưu tiên xây dựng các khách sạn, công trình dịch vụ cao cấp có đủ khả năng tổ chức các hội nghị, sự kiện quốc tế lớn. - Đầu tư bảo tồn các di sản, di tích; khôi phục và phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống; đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cả tự nhiên và nhân văn. - Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thông tin, quảng bá, xúc tiến và phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển thương hiệu du lịch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, các thương hiệu điểm đến và thương hiệu sản phẩm du lịch nổi bật. 4. Giải pháp liên kết phát triển Trên cơ sở đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch mỗi tỉnh đồng thời theo quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển chung của Vùng, một số nội dung liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh duyên hải miền Trung cần xem xét: - Liên kết trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển du lịch: chiến lược, quy hoạch và các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ phát triển du lịch của mỗi tỉnh cần tham khảo và lồng ghép với các tỉnh khác trong Vùng; phát huy hợp lý kinh nghiệm của nhau nhưng đồng thời hạn chế sự ganh đua, trùng lắp, sao chép máy móc giữa các tỉnh. Quy hoạch phát triển du lịch của mỗi tỉnh cần phải được tham vấn ý kiến các tỉnh khác trong Vùng, hướng tới xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của Vùng. - Liên kết xây dựng sản phẩm đặc trưng Vùng và phát triển thương hiệu du lịch Vùng; liên kết trong huy động nguồn lực, định hướng đầu tư để có sự phân công trong phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, địa bàn du lịch trọng điểm, điểm đến du lịch nổi trội, thương hiệu du lịch cạnh tranh và thương hiệu du lịch vùng Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. - Liên kết trong triển khai các chương trình, dự án chung của Vùng: nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá, thông tin du lịch (vận hành website chung); phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ các hoạt động liên tỉnh và các sự kiện lớn của Vùng. - Liên kết trong triển khai các chương trình hành động của mỗi tỉnh gắn kết với các tỉnh khác trong Vùng về: phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức thân thiện du lịch. - Liên kết trong kiểm tra, giám sát thực thi chính sách, quy định, tiêu chuẩn của ngành: giám sát thực hiện quy hoạch, kiểm soát chất lượng dịch vụ, an ninh an toàn và môi trường, liên kết xử lý những vi phạm và tôn vinh những điển hình có hiệu ứng chung cả Vùng. * Các hình thức, bước đi trong liên kết: - Thành lập Ủy ban liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam 25
  26. Hội thảo Khoa học Trung Bộ. Thành phần của Ủy ban là lãnh đạo cấp cao của các tỉnh trong Vùng và vai trò định hướng, kết nối của đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch). - Thành lập cơ quan điều phối phát triển Vùng làm chuyên trách tham mưu cho Ủy ban liên kết và tổ chức triển khai chương trình hành động liên kết. Cơ quan điều phối có các đầu mối là phòng nghiệp vụ du lịch thuộc các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Ra đời Hiệp hội du lịch Vùng để làm cầu nối liên kết các doanh nghiệp du lịch trong Vùng. - Thành lập Quỹ phát triển du lịch chung của Vùng (là bộ phận cấu thành của Quỹ phát triển Vùng) để huy động nguồn lực tập trung cho triển khai những chương trình, dự án hợp tác liên kết. - Tổ chức Hội nghị thường niên liên kết phát triển du lịch miền Trung là diễn đàn cung cấp thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; tổng kết, đánh giá những mô hình, thành công cần phổ biến nhân rộng. - Hình thành giải thưởng tôn vinh thương hiệu du lịch mạnh của Vùng. Kết luận Các tỉnh duyên hải miền Trung có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và đa dạng cho phép phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng nổi bật về nghỉ dưỡng biển, đảo, sinh thái biển, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch di sản, du lịch sự kiện và ẩm thực miền biển. 10 năm trở lại đây, du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung đã chứng kiến bước phát triển vượt bậc trong bối cảnh chung của du lịch cả nước. Các chỉ tiêu về khách, thu nhập, tạo việc làm đều tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên độ dài ngày lưu trú còn ngắn và chi tiêu du lịch còn thấp dẫn tới hiệu quả không cao; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp giữa các địa phương; quản lý khai thác tài nguyên du lịch chưa thống nhất và hiệu quả thấp, môi trường du lịch chưa thực sự an toàn, hấp dẫn. Những thế mạnh phát triển du lịch của duyên hải miền Trung cần phải được phát huy đồng thời với việc khắc phục những điểm yếu hiện tại do vậy đã vượt xa tầm quản lý và nguồn lực của một tỉnh. Từ đó, việc liên kết tạo sức mạnh trong huy động nguồn lực và triển khai các chương trình hành động chung của Vùng trở thành yếu tố quyết định để giải bài toán phát triển du lịch cho duyên hải miền Trung. Liên kết từ trong chiến lược, quy hoạch, chính sách cho tới các chương trình, dự án và hoạt động cụ thể là giải pháp quan trọng để thúc đẩy du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung cùng phát triển. H.V.S. - Đ.D.T. 26
  27. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung HIỆN TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHO DU LỊCH TẠI CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ThS. LÊ ĐỖ MƯỜI Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải 1. Vị trí, vai trò của Vùng Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao, do đó sự phát triển du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Trong những yếu tố tác động đó, kết cấu hạ tầng (KCHT) là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi KCHT là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Mặt khác, phát triển du lịch phải đồng bộ với phát triển các ngành khác, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (KCHT GTVT), vì KCHT GTVT là một phần quan trọng trong KCHT du lịch. Vùng 7 tỉnh duyên hải miền Trung (gọi tắt là Vùng) cũng không nằm ngoài quy luật này. Đây là khu vực phát triển nhất của miền Trung với lợi thế rất lớn về tài nguyên du lịch, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều nắng quanh năm, có những điểm đặc trưng và đặc sắc về văn hóa dân tộc, rất tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử cũng như du lịch sinh thái. Hiện nay, khu vực này đã phát triển khá mạnh về du lịch và thu được những thành công nhất định như Hội An, Mỹ Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế . Với vị trí, nằm ở trung độ của đất nước nối liền 2 vùng kinh tế phát triển nhất của cả nước, Vùng đóng vai trò trung gian trong việc giao lưu phát triển kinh tế giữa 2 miền Bắc, Nam. Đây cũng là một lợi thế để vùng giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh thành. Vùng có bờ biển kéo dài và các tuyến đường bộ trên hành lang kinh tế Đông - Tây nối ven biển Việt Nam với các nước láng giềng, tạo ra hành lang vận tải quốc tế, có lợi thế về khai thác du lịch từ vùng Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và ngược lại. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, khách du lịch nội địa, quốc tế đến các tỉnh trong Vùng tăng bình quân 13,67%/năm giai đoạn 2005 - 2010, trong đó lượng khách du lịch qua cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường biển đang ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, đòi hỏi phải có CSHT GTVT đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Do đó, trong tham luận này chúng tôi chỉ đi vào phân tích thực trạng về CSHT GTVT và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cấp KCHT GTVT phục vụ cho du lịch trong Vùng. 27
  28. Hội thảo Khoa học 2. Hiện trạng KCHT giao thông phục vụ du lịch Hệ thống giao thông vận tải Vùng có đầy đủ các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không. Trong những năm qua, hệ thống GTVT của Vùng đã có những bước phát triển đáng kể và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là ngành du lịch của toàn vùng cũng như cả nước nói riêng. • Hiện trạng KCHT giao thông đường bộ Mạng lưới đường bộ nhìn chung được phân bổ tương đối hợp lý với 2 trục dọc chính xuyên suốt Vùng từ Bắc tới Nam là QL1A và đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đang hình thành trục thứ ba là tuyến đường bộ ven biển; 9 trục ngang chính là QL49, QL14B - 14D, QL14E, QL24, QL19, QL25, QL26, QL20 và QL27B tạo sự kết nối Đông - Tây. Hầu hết các quốc lộ quan trọng đã được mở rộng, nâng cấp. Toàn Vùng có 8.690 km đường bộ (chỉ tính quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện) trong đó, quốc lộ là 1.820 km, chiếm 20,9%; đường tỉnh 2.590 km, chiếm 29,8%; đường huyện 4.280 km, chiếm 49,3%. Trong những năm qua nhiều công trình được xây dựng, nâng cấp, đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, trong đó phải kể đến các dự án lớn như nâng cấp QL1A, đường Hồ Chí Minh; hầm đường bộ Hải Vân đưa vào khai thác đã tạo ra điểm nhấn cho sự phát triển của GTVT Vùng. Ngoài ra, những năm gần đây, các tỉnh trong Vùng đã quyết tâm mở thêm tuyến đường bộ chạy dọc ven biển và đi qua nhiều vùng hấp dẫn du lịch nên đã thu hút được nhiều du khách. Nhìn chung, các tuyến đường đã được hình thành và phân bố khá hợp lý trên toàn Vùng tạo sự kết nối liên thông với toàn bộ mạng lưới đường bộ và nối đến các khu du lịch, điểm du lịch tại các địa phương mà các tuyến đường đi qua. Tuy nhiên KCHT giao thông đường bộ của Vùng vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh và còn tồn tại một số vấn đề sau: - Hiện nay trên toàn bộ các tuyến quốc lộ của Vùng nối với các tuyến dẫn đến các cửa khẩu quốc tế chưa có đường cao tốc, số đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (đường cấp I, II) còn chiếm tỷ lệ thấp. - Còn nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực miền núi. - Dịch vụ trên tuyến chưa đồng bộ (trạm dừng, nghỉ, cung cấp xăng dầu, bảo dưỡng sửa chữa ). - Đường nối từ các khu du lịch, điểm du lịch đến các quốc lộ chưa được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch thống nhất. - Hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng quy định, bị lấn chiếm, hai bên đường quốc lộ có nhiều khu dân cư, khu công nghiệp, các công trình khác. Việc giải phóng mặt bằng để cải tạo, mở rộng đường tiến hành rất chậm, khó khăn, khối lượng đền bù lớn. - Nhiều cầu, cống trên tuyến đường hoặc một số đoạn tuyến được xây dựng trước đây có 28
  29. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung khẩu độ cầu cống, cao độ nền đường không còn phù hợp với chế độ thủy văn hiện nay. Vì thế trong mùa mưa lũ, cầu cống thường bị hư hỏng, nhiều đoạn đường bị ngập và sụt lở, còn sau mùa mưa lũ thì đường bộ bị hư hỏng nghiêm trọng. - Các tuyến có lưu lượng lớn khách du lịch quốc tế lưu thông thường xuyên lại chưa có hệ thống các biển báo, hướng dẫn theo tiêu chuẩn quốc tế và bằng hai thứ tiếng gây khó khăn cho việc hướng dẫn khách du lịch. - Mang lươi đương đia phương tương đôi tôt, nhưng chất lương đương lai rât kem chủ yếu là măt đương đât hoăc cấp phối gây khó khăn cho việc đi lại và hạn chế phát triển du lịch. • Hiện trạng về các cảng hàng không (CHK) Khách du lịch bằng đường hàng không bình quân hàng năm chiếm khoảng 36,8% trong tổng số khách du lịch đến các tỉnh trong Vùng, chủ yếu qua các cảng hàng không quốc tế như Đà Nẵng, Cam Ranh (hành khách qua Cảng hàng không nội địa có chuyến bay quốc tế chiếm tỷ lệ không đáng kể). Trong đó, cảng hàng không Đà Nẵng đóng vai trò trung tâm và các CHK nội địa vệ tinh vây quanh tạo thành một Cụm CHK liên hoàn. Nhìn chung, các cảng hàng không trong vùng đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế nhưng chưa hoàn chỉnh, còn tồn tại một số vấn đề sau: - Số lượng tuyến, hãng hàng không cũng như số lượng chuyến bay từ các CHK quốc tế đến các CHK nội địa thuộc các trung tâm, khu du lịch còn hạn chế làm cho khách du lịch quốc tế gặp khó khăn khi đến các tỉnh trong vùng. - Phí visa cho khách du lịch không thuộc khối ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước thuộc bán đảo Scandinavia còn cao. Nếu không có biện pháp khuyến khích thì những vị khách này sẽ chọn các điểm du lịch châu Á khác như Băng Cốc, Kuala Lumpur, Hồng Kông và Singapore. - Mặc dù lĩnh vực phi hàng không (thuê mặt bằng, quảng cáo, bến bãi, dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm, cửa hàng miễn thuế ) đã từng bước được cải thiện nhưng mức độ đa dạng và chất lượng của dịch vụ còn hạn chế. - An ninh, an toàn tại CHK còn chưa được chuẩn do ý thức của một số ít người gây hoang mang cho hành khách nói chung và khách du lịch nói riêng. - Khả năng kết nối CHK với phương thức vận tải khác từ CHK tới các điểm, khu du lịch còn có hạn chế nhất định. - Các Trung tâm quản lý bay tại các CHK đang dần dần được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai trong quá trình hội nhập, song các dịch vụ không báo, khí tượng, tìm kiếm cứu nạn chất lượng còn chưa cao, tổ chức thực hiện không báo chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. - Các CHK đang được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn CHK hiện đại (theo tiêu chuẩn của ICAO) nhưng quy mô vẫn còn nhỏ bé, chất lượng dịch vụ hạn chế so với nhiều quốc gia trong khu vực, dẫn tới sức cạnh tranh và khả năng hấp dẫn khách du lịch còn thấp. 29
  30. Hội thảo Khoa học • Hiện trạng về các cảng biển Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam qua đường biển ngày một tăng, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nếu so với đường bộ và hàng không. Mặt khác, do đặc điểm riêng của loại hình vận tải khách du lịch bằng đường biển thường là các du thuyền có trọng tải lớn từ 700 đến hơn 1.000 hành khách/tàu như tàu Queen Elizabeth II, Seen Sea Mariner, Peace Boat , cùng với địa hình có các điểm du lịch thường nằm dọc bên bờ biển của Vùng nên để các du thuyền cập cảng trong Vùng thì chỉ có 3 cảng sau đáp ứng được: - Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) thuộc nhóm cảng số 3 với quy mô như sau: + Loại cảng tổng hợp, có thể đón tiếp được khách du lịch. + Tàu vào cảng lớn nhất 20.000 DWT. + Đường giao thông trong cảng mặt rộng bình quân 10 m. - Cảng Đà Nẵng (Đà Nẵng) thuộc nhóm cảng số 3 với quy mô như sau: + Loại cảng tổng hợp, có thể đón tiếp được khách du lịch. + Tàu vào cảng lớn nhất 30.000 DWT. + Đường giao thông trong cảng mặt rộng bình quân 10 m. - Cảng Nha Trang thuộc nhóm cảng biển số 4 với quy mô như sau: + Loại cảng tổng hợp, có thể đón tiếp được khách du lịch. + Tàu vào cảng lớn nhất 20.000 DWT. + Đường giao thông trong cảng mặt rộng bình quân 10 m. Tất cả các cảng trên có nhiệm vụ chính là phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, còn hành khách chỉ khi có tàu mới dành cầu cảng phục vụ. Do đó, tại các cảng hiện nay chưa có kết cấu hạ tầng dành riêng cho khách du lịch, tiện nghi trên cảng để đón tiếp khách du lịch chỉ mang tính tạm thời cho từng chuyến tàu. • Hiện trạng về đường sắt Trong du lịch, vận tải đường sắt là một hình thức vận chuyển du lịch quan trọng và đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường sắt vẫn chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó. Hiện tại, việc đầu tư hệ thống cở sở hạ tầng và phương tiện của các ga chính trong Vùng vẫn chưa tương xứng với tầm quan trọng của chúng, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách đặc biệt là khách du lịch vào các dịp lễ tết, các ngày cuối tuần. Từ cuối năm 2009 đến nay, ngành đường sắt đã và đang tập trung đầu tư cải tạo và sửa chữa lớn hệ thống các ga chính. Ngoài việc thay đổi bộ mặt nhà ga, hệ thống ánh sáng và bảng biểu hướng dẫn hiện đại cũng sẽ được đưa vào sử dụng. Và để đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng, các ga sẽ có nhiều biện pháp đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của hành khách. 30
  31. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung Trong thời gian tới, ngành đường sắt cũng đề ra mục tiêu phát triển phương tiện vận tải đường sắt theo hướng chuyên dụng cao với cơ cấu hợp lý, đổi mới sức kéo và sức chở theo hướng hiện đại, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút khách du lịch. 3. Các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ du lịch • Cơ hội về phát triển Vùng đã cơ bản hội nhập về kết cấu hạ tầng giao thông ở cả hai phương diện phần cứng (cơ sở hạ tầng) và phần mềm (chính sách, cơ chế). Trong thời gian qua, Vùng đã cam kết tiêu chuẩn kỹ thuật các tuyến đường liên Á, chỉ định các tuyến đường GMS, ASEAN với hệ thống báo hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Vùng cũng đã ký kết thực hiện nhiều điều ước quốc tế song và đa phương, cải tiến thủ tục qua lại biên giới (xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu) cũng như đa dạng hóa các hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT, công tư kết hợp (PPP). Gia nhập WTO là một điều kiện thuận lợi để Vùng có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với các vùng của các nước trên thế giới; bài học thành công, thất bại của các nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng là vô cùng quý giá đối với Vùng nói riêng, Việt Nam nói chung. Quản lý nhà nước bằng pháp luật, chính sách đã được chú trọng; quá trình cải cách hành chính, thủ tục hành chính, quy trình xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT theo hướng bền vững được quan tâm hơn. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) kết cấu hạ tầng giao thông. An ninh an toàn được bảo đảm trên phương tiện vận tải, trên đường giao thông. • Thách thức về phát triển Yêu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông rất lớn trong khi các nguồn vốn từ ngân sách (trung ương, địa phương) đều có hạn; thiếu vốn đầu tư phát triển và kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là trong lĩnh vực đường bộ, đường thủy. Do đó, vốn cấp cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thường thiếu, không kịp thời, đồng bộ. Chưa có các tiêu chí để xác định thứ tự ưu tiên khi lập danh mục dự án ưu tiên. Trong khi khối lượng vốn có hạn thì cơ chế sử dụng vốn cho một số dự án lại chưa thật có hiệu quả trong phân bổ. Quy trình xây dựng quy hoạch cần được cải tiến sao cho bảo đảm tính khả thi hơn, nâng cao chất lượng, giảm rủi ro cho các dự án xây dựng giao thông. Tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ đang ở mức cao, tuy đã có giảm nhưng chưa bền vững. Hiện nay, trong Vùng vẫn chưa có đường sắt cao tốc, chỉ mới có một đoạn đường bộ cao tốc nhưng lại không nằm trong Vùng. Trong tương lai, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong Vùng. 31
  32. Hội thảo Khoa học Cần phải tận dụng mọi cơ hội, vượt qua các hạn chế, thách thức nêu trên trong việc phát triển, liên kết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Vùng. • Định hướng và các giải pháp phát triển KCHT giao thông đường bộ Mạng lưới đường bộ Vùng gồm các trục dọc, trục ngang, hệ thống đường địa phương, các tuyến đường bộ cao tốc, đường vành đai, đảm bảo kết nối thông suốt, thuận lợi, nhanh chóng từ bắc tới nam, từ đông sang tây, gắn kết với các phương thức vận tải khác. Ba trục dọc quốc gia chính xuyên suốt Vùng là đường bộ cao tốc Bắc - Nam, QL1A, đường Hồ Chí Minh (ngoài tuyến ven biển). Bên cạnh đó còn có tuyến Đông Trường Sơn kết nối trong Vùng; các trục ngang chính là QL49, QL14B - 14D, QL14E, đường Nam Quảng Nam; QL24, QL19, QL25, QL26, QL20 và QL27B. Tỷ lệ rải mặt đạt 100% với quốc lộ và đường tỉnh, 70% với đường giao thông nông thôn. Đường bộ cao tốc trong Vùng gồm 2 tuyến là tuyến cao tốc Bắc Nam qua khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Nha Trang và tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. Xây dựng hoặc hoàn thiện các đoạn nối từ quốc lộ đến các khu du lịch, điểm du lịch theo quy hoạch đã thống nhất. Các tuyến có lưu lượng lớn khách du lịch quốc tế thường qua lại cần phải có hệ thống biển báo, hướng dẫn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và bằng hai thứ tiếng khi có đoàn khách du lịch caravan đi bằng đường bộ từ Thái Lan và Campuchia sang Việt Nam. • Định hướng và các giải pháp phát triển KCHT giao thông đường sắt Tuyến đường sắt Thống Nhất qua Vùng sẽ được hoàn thành nâng cấp toàn tuyến. Các tuyến đường sắt nhánh nối từ đường sắt quốc gia đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, hầm đường sắt qua đèo Hải Vân được xây dựng mới. Các nhà ga chính trong Vùng phải được nâng cấp theo tiêu chuẩn để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch như các ga Đà Nẵng, Huế, Nha Trang • Định hướng và các giải pháp phát triển KCHT cảng biển Khi xây dựng, cải tạo và nâng cấp các cảng biển phải có cầu cảng dành cho hành khách đặc biệt là khách du lịch như các cảng Chân Mây, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn Cần chuyển đổi một số cảng hiện nay từ cảng hàng hóa thành các cảng hoặc một số cầu cảng chuyên phục vụ khách du lịch với đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bố trí hợp lý các cảng biển với mục đích phát huy hiệu quả tổng hợp, đồng thời tạo sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và KCHT liên quan với vùng hấp dẫn du lịch xung quanh các cảng. Phát triển các cảng biển phải phù hợp với quy hoạch phát triển không gian của các vùng miền trên toàn quốc, phù hợp với quy hoạch phát triển KCHT giao thông đường sắt, đường bộ và đường sông và đặc biệt là các đầu mối giao thông nối với các khu du lịch trọng điểm. 32
  33. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng khai thác cảng biển trong đó có phục vụ khách du lịch theo quy hoạch được duyệt bằng nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật đầu tư, kinh doanh. • Định hướng và các giải pháp phát triển KCHT các cảng hàng không Nâng cấp các CHK có quy mô, mức độ hiện đại và chất lượng ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực hoặc quốc tế, đủ khả năng cất hạ cánh các máy bay cỡ lớn hiện đại như: Cam Ranh, Đà Nẵng, Phú Bài Đầu tư nâng cấp các trang thiết bị quản lý - điều hành bay tiên tiến hiện đại, chuyển mạnh sang tự động hóa công tác điều hành bay. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa, đại tu, lắp ráp được các loại máy bay thương mại vừa và nhỏ để quảng bá hình ảnh của Việt Nam nói chung và Vùng nói riêng trên trường quốc tế. Tăng cường phát triển mạng lưới đường bay từ các cảng hàng không quốc tế đến các CHK nội địa phục vụ khách du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ tại CHK, tăng cường năng lực cạnh tranh, thu hút khách du lịch đi/đến trong Vùng. Tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh hàng không tại CHK. Phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là yếu tố quyết định hiệu quả, uy tín, sự phát triển của ngành. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực đảm bảo an toàn, an ninh một cách toàn diện, thường xuyên đối với mọi đối tượng, mọi cấp độ. Cải tạo môi trường, tiếng ồn tại khu vực CHK tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn cho khách du lịch khi đến các CHK trong Vùng. Có chính sách phối hợp phát triển ngành hàng không và ngành du lịch, khuyến khích hãng hàng không nước ngoài đến các CHK trong Vùng. Tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch - hàng không; kiến nghị với chính phủ thực hiện đơn giản hóa các thủ tục tại cửa khẩu; cải tiến việc cấp thị thực (visa), từng bước miễn thị thực cho các thị trường hành khách lớn trực tiếp đi/đến Việt Nam theo hướng hai bên cùng có lợi. • Các giải pháp khác Đối với vung 7 tỉnh duyên hải miền Trung, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cần ap dung hương tiêp cân theo hanh lang vận tải trong khi lập và thực hiện chiến lược, quy hoach, đanh gia va thưc hiên cac dư an giao thông Vùng cu thê. Việc thực hiện quy hoạch theo hành lang vận tải sẽ giúp xác định các yếu tố cần được cải thiện, đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp. Phát triển 8 hành lang vận tải chủ yếu đi qua và trên địa bàn Vùng gồm: - Hành lang xương sống quốc gia: là hành lang vận tải Bắc - Nam, gồm hành lang ven biển Bắc Nam và hành lang Bắc Nam phía tây đoạn đi qua các tỉnh của Vùng. 33
  34. Hội thảo Khoa học - Hành lang ven biển Bắc Nam trong Vùng bao gồm các tuyến cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường bộ ven biển, đường sắt Thống Nhất và đường ven biển. - Hành lang Bắc Nam phía tây trong Vùng gồm tuyến đường Hồ Chí Minh. - Hành lang cửa ngõ quốc tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: la hanh lang trong yêu phuc vu va kêt nôi cac đô thi lơn ơ miên Trung, nhât la Đa Năng va Huê, vơi tuyên đương chinh la quốc lộ 1. - Các hành lang vùng: + Hành lang Đà Nẵng - QL1A - QL9 - Biên giới Việt Lào: đây là hành lang quan trọng, ngoài phục vụ nhu cầu vận tải của Vùng còn hàng quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan. + Hành lang Đà Nẵng - QL14B - 14D - Đường Hồ Chí Minh - Tây Nguyên: đây là hành lang vận tải quan trọng nối cảng biển Đà Nẵng với khu vực Tây Nguyên. + Hành lang Dung Quất - QL24 - Tây Nguyên: vận chuyển hàng hóa và hành khách do đường bộ đảm nhận 100%. + Hành lang Quy Nhơn - QL19 - Tây Nguyên: đây là hành lang vận tải quan trọng nối cảng biển Quy Nhơn với Tây Nguyên và các nước láng giềng. + Hành lang Nha Trang - QL26 - Buôn Ma Thuột. + Hành lang Nha Trang - QL20 - Đà Lạt. Liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đặc điểm chung của 7 tỉnh thuộc Vùng là các tỉnh, thành phố ở mức độ nào đó đều có một số lợi thế về phát triển kinh tế nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng. Vì vậy, nếu không có sự liên kết, phối hợp và nhìn nhận đánh giá từ lợi ích chung của toàn Vùng thì khó có thể thực hiện được. Việc liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được thể hiện ở các điểm sau: - Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Vùng theo đúng quy hoạch đã đề ra, trong đó thực hiện trước các dự án ưu tiên. Việc phát triển theo đúng quy hoạch sẽ đảm bảo lợi ích đóng góp tối ưu của kết cấu hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế - xã hội Vùng và cả quốc gia, tránh tư tưởng cục bộ gây lãng phí trong đầu tư. - Phối hợp chặt chẽ trong việc quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh. Khi lập quy hoạch giao thông vận tải một tỉnh, cần có sự tham vấn các tỉnh lân cận để có phương án phối hợp quy hoạch phát triển hợp lý, thống nhất vị trí, quy mô kết nối để đảm bảo hiệu quả chung của toàn Vùng. 4. Kết luận Có thể nói, sự hợp tác giữa hai ngành du lịch và giao thông vận tải là sự hợp tác chặt chẽ và chịu tác động qua lại rõ nét. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải trong đó có phát triển 34
  35. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung KCHT giao thông làm cho ngành du lịch cùng đồng thời phát triển. Khi KCHT giao thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển thông qua việc khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử, các nguồn di sản tài nguyên thiên nhiên và nâng cao giá trị nhân văn. Hệ thống phương tiện vận tải phát triển sẽ làm cho các loại hình du lịch đa dạng, phong phú hơn. Ngược lại, du lịch phát triển sẽ góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống giao thông và các phương tiện giao thông khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan của nhân dân trong nước và khách quốc tế. Phát triển, liên kết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là giao thông đường bộ tại vùng 7 tỉnh duyên hải miền Trung là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu vận tải cả ở hiện tại và trong tương lai lâu dài. Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế Vùng đặc biệt là du lịch, mở rộng giao lưu giữa Vùng với các vùng miền trong cả nước và với các nước ASEAN, GMS, góp phần hội nhập sâu rộng vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong thời gian tới. Việc phát triển, liên kết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông không những là yêu cầu khách quan mà còn là công việc không thể bỏ qua trong giai đoạn hiện nay đối với các tỉnh thành trong Vùng. Hy vọng những ý kiến tham gia trên đây sẽ được nghiên cứu, trao đổi, xem xét và đưa một phần vào áp dụng trong thực tế. L.Đ.M. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giao thông Vận tải – JICA. 2010. “Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam (VITRANSS2)”. Báo cáo cuối kỳ. 2. WB tại Việt Nam. 2006. “Chiến lược phát triển giao thông, chuyển đổi, cải cách và quản lý bền vững”. Tài liệu hội thảo. 3. Bộ Giao thông Vận tải. 2010. “Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Báo cáo cuối kỳ. 35
  36. Hội thảo Khoa học 36
  37. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRẦN BẮC HÀ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) I. PHẦN MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhu cầu liên kết phát triển nhằm tận dụng thế mạnh, lợi thế so sánh, đồng thời khắc phục những điểm yếu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được những thành tựu phát triển và năng lực cạnh tranh cao hơn, 7 tỉnh/ thành duyên hải miền Trung đã thể hiện sự quyết tâm cao, thống nhất cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, trên cơ sở xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách, giải pháp liên kết phát triển. Ngày 15.7.2011, Hội thảo khoa học “Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung” được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, đã nhận được sự tham gia tích cực và nhiều ý kiến tham luận, trao đổi của lãnh đạo các địa phương trong Vùng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Tại hội thảo, Biên bản cam kết liên kết hợp tác phát triển cũng đã được lãnh đạo 7 tỉnh thống nhất thông qua, trong đó nhấn mạnh liên kết phát triển du lịch là một trong các lĩnh vực đột phá, có tính khả thi cao, cần ưu tiên thực hiện. Đóng góp cho sự phát triển của vùng duyên hải miền Trung thời gian qua, BIDV đã triển khai nhiều chương trình, chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng, lãi suất , ưu tiên dành nguồn vốn trung dài hạn đầu tư cho các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, đầu tư cơ sở hạ tầng, khu đô thị cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng chất lượng cao với mạng lưới rộng khắp phục vụ phát triển kinh tế địa phương. BIDV cũng đã đảm nhận tốt vai trò sáng lập Quỹ Nghiên cứu Phát triển miền Trung. Với nguồn vốn kêu gọi đóng góp ban đầu hơn 20 tỷ, Quỹ đã có các hoạt động thiết thực hỗ trợ cho quá trình liên kết phát triển như thiết lập cổng thông tin điện tử chung của Vùng, thiết kế logo chung của Vùng, khảo sát tình hình phát triển du lịch, tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp du lịch trong Vùng tại Hà Nội Tham gia Hội thảo về liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung lần này, trên cơ sở nhu cầu về nguồn vốn để phát triển du lịch, tham luận của BIDV sẽ đề xuất một số giải pháp huy động vốn trong thời gian tới và định hướng trong hoạt động của BIDV - nhằm hỗ trợ phát 37
  38. Hội thảo Khoa học triển du lịch trong bối cảnh các địa phương đã có nhìn nhận mới và thực hiện liên kết, hợp tác cùng phát triển từ kết quả hội thảo lần I tại Đà Nẵng. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG Như báo cáo đề dẫn đã đánh giá, có thể thấy nhu cầu vốn cho phát triển du lịch của Vùng là rất lớn. Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra là phát triển du lịch Vùng nhanh và bền vững, đưa du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng của Vùng, đồng thời đạt được các chỉ tiêu cụ thể như duy trì tốc độ tăng trưởng về doanh thu trên 20%/năm, số lượt khách du lịch đến Vùng tăng trên 13% thì yêu cầu đặt ra là cần tập trung huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau với những phương thức đa dạng và linh hoạt. Điều này đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ từ các giải pháp mang tính vĩ mô của Chính phủ, đến các giải pháp của địa phương nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn phục vụ cho sự phát triển của du lịch theo định hướng đã đề ra. Trên cơ sở thực tế đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của Vùng, chúng tôi đề cập một số giải pháp cơ bản cho công tác huy động vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch dựa trên liên kết, hợp tác giữa các tỉnh/thành phố trong Vùng như sau: 1. Nhóm các giải pháp huy động vốn trong Vùng: Thứ nhất, Tổ chức tốt thu ngân sách tại địa bàn và thực hành tiết kiệm để tích lũy cho đầu tư phát triển, trong đó có phát triển du lịch - Hoàn thiện chính sách thuế tại các địa phương trong Vùng, áp dụng các giải pháp khai thác tốt nguồn thu, đồng thời thực hiện nhiệm vụ thu đúng, đủ, kịp thời, hạn chế thất thu ngân sách. Đồng thời, điều chỉnh kịp thời mức thuế cho sát với khả năng và nghĩa vụ trả thuế của các đối tượng nộp thuế; tăng cường chống thất thu thông qua các biện pháp kiểm tra, nắm chắc các nguồn thu, nhất là các đối tượng phải thu có liên quan đến nhà đất tài sản. Ngoài ra, đối với bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang phát triển mạnh về số lượng và quy mô, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách, Nhà nước cần tạo điều kiện, hướng dẫn thực hiện chế độ sổ sách kế toán, quản lý tài chính giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đúng pháp luật và chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách. - Phải có quy hoạch trong khai thác nguồn tài nguyên, biết cách tổ chức trong khai thác, sử dụng để đem lại hiệu quả kinh tế cao: cần mở rộng việc đấu thầu khai thác các nguồn tài nguyên với sự tham gia bình đẳng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước, Việt kiều ở nước ngoài Nghiên cứu, nhân rộng mô hình “đổi đất lấy vốn” theo phương thức đấu giá công khai. Thứ hai, Nghiên cứu phát hành trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình tại địa phương cho nhu cầu vốn cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ phát triển du lịch Để tăng cường huy động vốn vào NSNN, bên cạnh các khoản thu có tính truyền thống, cần sớm ban hành chính sách huy động qua việc phát hành công trái, trái phiếu địa phương dưới nhiều hình thức. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu địa phương đem lại nhiều lợi ích: 38
  39. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung huy động số vốn lớn nhờ khả năng huy động rộng rãi trong cộng đồng; có thời hạn vay tương đối dài góp phần vào sự ổn định tài chính ở địa phương; thường có chi phí rẻ hơn so với một số nguồn khác; tạo áp lực thúc đẩy chính quyền địa phương cải tiến trong quản lý, kiểm toán, tăng cường tính minh bạch, nâng cao uy tín và nhất là phải công khai trong việc chi tiêu ngân sách địa phương, ngoài ra còn giúp địa phương có trách nhiệm trong việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công cộng. Trong những năm qua hình thức huy động này còn hạn chế do một số khó khăn, vướng mắc cơ bản như: các quy định của pháp luật còn chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng; thiếu các yếu tố khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu; các địa phương chưa thực sự coi đây là biện pháp huy động hữu hiệu; việc phát hành trái phiếu nếu không gắn với tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư Qua nghiên cứu, BIDV đề xuất một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy việc áp dụng hình thức huy động vốn này như sau: - Chính quyền các địa phương cần chủ động, tích cực hơn trong hoạt động phát hành trái phiếu, xác định rõ phải tự chịu trách nhiệm trả nợ cho khoản vay này; chỉ phát hành cho mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; việc phát hành có dự án rõ ràng và được Bộ Tài chính chấp thuận; trong đó phải xác định được quy mô và thời hạn trái phiếu, mức lãi suất của trái phiếu cho phù hợp - Những khó khăn vướng mắc trong triển khai cần mạnh dạn đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính tháo gỡ cho khu vực, mở rộng quyền tự chủ cho các địa phương. - Tuyên truyền để công chúng đầu tư thấy rõ được mục đích huy động và hiệu quả sử dụng vốn, cách thức trả nợ gốc và lãi để họ tin tưởng hơn vào trái phiếu do các địa phương phát hành tạo nên tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư. - Tăng cường quản lý giám sát chặt chẽ các khoản vay, xúc tiến hình thành cơ quan huy động và quản lý vốn để đầu tư các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương như Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh. Thứ ba, Đẩy mạnh huy động vốn từ nguồn tín dụng cho phát triển du lịch Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ nguồn tín dụng sẽ làm tăng tỷ lệ vốn hóa trong nền kinh tế, hướng các nguồn tích lũy xã hội vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi cho khu vực, địa phương. Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước có hạn, vốn tự có của doanh nghiệp và người sản xuất thấp, các nguồn vốn khác đang từng bước được đẩy mạnh, thì trong thời gian tới vốn đầu tư cho phát triển du lịch của khu vực vẫn dựa phần nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng. Để các tổ chức tín dụng (TCTD) phát huy vai trò, làm tốt vấn đề này, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để các TCTD tăng quy mô hoạt động, mở rộng mạng lưới kinh doanh, triển khai các hình thức thu hút tiền gửi, dịch vụ ngân hàng đa dạng phong phú để huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương nhằm có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của địa bàn. Đồng thời, cần đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các TCTD trong khu vực. 39
  40. Hội thảo Khoa học Ngoài ra, cần khuyến khích phát triển mạnh mẽ hơn nữa các hợp tác xã tín dụng, đặc biệt là mở rộng các quỹ tín dụng nhân dân đến các xã, thị trấn để đáp ứng nhu cầu tiền gửi và đi vay của nông dân, hộ buôn bán, hộ tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn , mở rộng các loại hình bảo hiểm, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn. Cơ quan Nhà nước tại địa phương hỗ trợ các TCTD trong xử lý tranh chấp, phát mại tài sản đối với các doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, để thu hồi vốn tín dụng trong thời gian ngắn nhất nhằm có vốn đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của nền kinh tế tỉnh, nhất là trong giai đoạn khó khăn về vốn hiện nay; đảm bảo công bằng quyền lợi; góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, phát huy hơn nữa vai trò của các TCTD. 2. Nhóm các giải pháp huy động ngoài Vùng: Thứ nhất, Lập danh mục các công trình hạ tầng du lịch như hệ thống giao thông ven biển, hệ thống viễn thông, cấp điện, cấp nước để kêu gọi đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) Đây là hình thức nhà nước và tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc thực hiện một dự án lợi ích công thông qua một thỏa thuận PPP nhằm chia sẻ nhiệm vụ và rủi ro. Theo đó, phía chính quyền Nhà nước thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ, còn tư nhân được khuyến khích cung cấp các dịch vụ này bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Hình thức này mang lại tiện ích đặc biệt cho các dự án cần sử dụng vốn lớn, đó là tiết kiệm được chi phí và tạo ra giá trị bởi việc hợp tác này đã khai thác được tiềm năng thương mại của dự án. Đồng thời việc hợp tác với tư nhân sẽ giúp chính quyền huy động được nguồn vốn bổ sung đầu tư đáng kể cho dự án lợi ích công. Hình thức PPP tuy mới mẻ đối với Việt Nam nhưng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm nay; kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp dụng hình thức này mà nhiều vấn đề bức xúc của nhiều đô thị lớn đã được giải quyết như tình trạng ùn tắc giao thông, cung cấp nước, tạo việc làm cho người lao động Để thu hút và thúc đẩy quá trình này, theo chúng tôi chính quyền địa phương trong Vùng cần lưu ý: - Hợp đồng ký kết giữa chính quyền và nhà đầu tư rõ ràng, minh bạch là điều kiện tiên quyết để chính quyền đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và là cơ sở cho chính quyền tận dụng hiệu quả nhất tính năng động và cạnh tranh của khu vực tư nhân. Đồng thời phải cân bằng giữa lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được từ dự án và những mục đích xã hội mà dự án đạt được. - Về yếu tố “môi trường thuận lợi”: bao gồm môi trường cạnh tranh, khung pháp lý đầy đủ và có tính ổn định. Thông thường một dự án PPP có thời gian dài (20 - 30 năm), do vậy đòi hỏi phải có quy định cụ thể của địa phương để phân bổ trách nhiệm một cách rõ ràng trong tất cả các giai đoạn của dự án. - Do các dự án hạ tầng chịu nhiều tác động của chính sách cũng như hoàn cảnh xã hội nên các điều khoản trong hợp đồng cần linh hoạt, có biên độ điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư cũng như chính quyền. Thứ hai, Thu hút vốn đầu tư­ trực tiếp nư­ớc ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài, 40
  41. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung vốn đầu tư 100% nước ngoài, vốn ODA (dành cho việc đầu tư CSHT phục vụ phát triển du lịch, bảo tồn tài nguyên, môi trường ) Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã đón nhận sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong vốn đầu tư của Nhà nước dành cho đầu tư phát triển, mà đặc biệt là nguồn vốn ODA. Vốn ODA là nguồn vốn mang tính ưu đãi cao, thông thường có thành tố không hoàn lại, thời gian cho vay, hoàn trả vốn và ân hạn dài. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế toàn cầu hiện tại việc thu hút vốn vào du lịch đã khó, việc duy trì và tiếp tục thu hút nguồn vốn này một cách bền vững lại càng khó hơn. Vấn đề đặt ra cho Vùng là chiến lược, giải pháp tiếp thị thu hút nguồn vốn nước ngoài trong thời gian tới cần thực hiện như thế nào để có hiệu quả, BIDV xin đề xuất một số nội dung: - Xây dựng cơ sở dữ liệu (hồ sơ) thông tin chi tiết, lập danh mục các dự án trọng điểm để kêu gọi thu hút nguồn vốn. Khi xây dựng danh mục cần lưu ý các tiêu chí đã được thể chế hóa để làm cơ sở lựa chọn các chương trình thu hút tài trợ, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các địa phương trong Vùng. - Chú trọng phát huy lợi thế sản phẩm địa phương, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng. Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. - Nghiên cứu các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các nhà đầu tư trong việc tiết giảm chi phí, ưu đãi thuế, trợ giá dịch vụ du lịch trực tiếp đến mỗi du khách thông qua các đơn vị khai thác du lịch. 3. Nhóm các giải pháp điều kiện: Để các giải pháp trên có hiệu quả tốt nhất, chúng tôi cũng đề xuất, kiến nghị thực hiện đồng bộ một số giải pháp điều kiện sau: - Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển du lịch Vùng. Để thực hiện chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Vùng cần nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của Vùng, từng địa phương, đồng thời triển khai tốt các chính sách liên kết các ngành, các cấp đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của một số khu du lịch trọng điểm nhằm tạo nên sự thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch. - Xây dựng môi trường đầu tư vào ngành du lịch an toàn, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hiện nay ngoài sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trong khu vực và trên thế giới về hoạt động du lịch cũng như thu hút vốn đầu tư, hoạt động du lịch còn phải gánh chịu nhiều bất ổn do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Do đó, ngành du lịch Việt Nam nói chung và của Vùng nói riêng cần xây dựng một hình ảnh về ngành du lịch an toàn, hiệu quả: giữ vững ổn định chính 41
  42. Hội thảo Khoa học trị, kinh tế và xã hội; bảo đảm an ninh cho du khách và các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh du lịch; chống khủng bố và khống chế dịch bệnh; giảm giá cung cấp hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, bưu chính viễn thông xóa bỏ cơ chế hai giá đối với người trong nước và khách nước ngoài tại một số địa phương. - Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư theo hướng tăng cường các chế độ ưu đãi, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đầu tư, cấp quyền sử dụng đất, giải quyết nhanh các thủ tục sau cấp phép để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đã được cấp phép. Tiến tới cơ chế bình đẳng trong ưu đãi giữa đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phát triển tốt nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch, đây cũng là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa bàn. Tiến hành điều tra nhu cầu và thực trạng về số lượng và trình độ nghiệp vụ lao động trong ngành để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại. Tăng cường hợp tác liên kết với các trường đại học, các trung tâm đào tạo, dạy nghề về du lịch để đào tạo cán bộ đáp ứng cho các khâu từ lập kế hoạch, quy hoạch du lịch; cán bộ quản lý đến lao động hoạt động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. III. ĐỊNH HƯỚNG HỖ TRỢ TÀI TRỢ VỐN, CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC TỈNH CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Bám sát các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế khu vực miền Trung, định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 của các địa phương; đồng thời trên cơ sở những nội dung hợp tác liên kết 7 tỉnh tại Hội thảo lần thứ I (7.2011), BIDV đã tích cực triển khai những chương trình sau thỏa thuận liên kết, đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền các địa phương, là tổ chức trung gian gắn kết các địa phương để cùng thực hiện dự án quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực miền Trung. Với vai trò, trách nhiệm là 1 Ngân hàng Thương mại (NHTM) Nhà nước lớn tại địa bàn, trong thời gian tới BIDV tiếp tục là một trong những nhà cung cấp các dịch vụ tài chính tốt nhất trên địa bàn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao cho địa bàn, đầu tư tập trung vào các lĩnh vực có kinh nghiệm và thế mạnh, đẩy mạnh cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho mọi thành phần kinh tế để góp phần phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các tỉnh duyên hải miền Trung, trong đó có chú trọng tới phát triển kinh tế du lịch. Hiện tại, trên địa bàn 7 tỉnh duyên hải miền Trung, tổng số điểm giao dịch mạng lưới truyền thống của BIDV là 51 điểm, xếp thứ 3 tại địa bàn (gồm 9 chi nhánh, 37 Phòng giao dịch (PGD) và 5 Quỹ tiết kiệm; mạng lưới giao dịch hiện đại có gần 130 máy ATM); mạng lưới BIDV đã phủ khắp các thành phố/thị xã và các địa bàn trọng điểm. Trong thời gian tới BIDV sẽ tăng cường khả năng hoạt động bằng cách mở rộng cung cấp các sản phẩm tín dụng dịch vụ trên cơ sở thành lập thêm các chi nhánh và các phòng giao dịch (trước mắt, đến cuối 2013 tăng lên đạt 70 điểm giao dịch, 150 máy ATM), đưa vào sử dụng và cung ứng các sản phẩm mới. 2. BIDV thông qua các chi nhánh BIDV tại địa bàn trong những năm vừa qua đã rất tích cực trong hợp tác với các đơn vị đầu tư phát triển các dự án phát triển du lịch như: doanh số, dư nợ cho vay Tính đến 30.11.2011, tổng dư nợ của 9 chi nhánh trên địa bàn Vùng là 24.926 tỷ. Có thể 42
  43. Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung kể đến một số dự án điển hình mà BIDV đã và đang hỗ trợ cung cấp tín dụng trong lĩnh vực phát triển kinh tế du lịch của Vùng như: Stt Tên Dự án Tín dụng từ BIDV Giá trị dự án Tỷ đồng Tr. USD Tỷ đồng Tr. USD 1 Khu du lịch Vinpearl Luxury Nha Trang 793 1.444 Dự án cho vay ngắn hạn tạm thời để đầu tư 2 279 399 dự án khách sạn 5 sao Thuận Thảo 3 Furama Resort Đà Nẵng 17 25 4 Khách sạn Xanh Huế 84 140 5 Dự án khách sạn Đảo Xanh 70 443 6 Resort Đảo Hòn Tằm 35 50 7 Dự án đầu tư River Beach resort Hội An 65 82 Dự án khu du lịch và giải trí quốc tế Silver 8 100 174 Shores Hoàng Đạt 9 Dự án Khu du lịch Đức Long - Dung Quất 19 162 TỔNG CỘNG 1.345 117 2.720 199 3. Như chúng tôi đã đề cập tại Hội thảo lần I, dư nợ của các NHTM trên địa bàn dự kiến tăng trưởng hàng năm 22 - 23%, trong giai đoạn 2011 - 2015, để hỗ trợ cho nhu cầu vốn của địa bàn, BIDV cân đối mục tiêu của toàn hệ thống hàng năm, tăng cường các hình thức huy động vốn phong phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, dự kiến kế hoạch tăng trưởng cho các chi nhánh BIDV tại địa bàn từ 25 - 27% (dự kiến tăng dư nợ 6.000 - 10.000 tỷ đồng mỗi năm), cao hơn mục tiêu dự kiến chung của địa bàn để tài trợ cho các khoản vay, dự án có hiệu quả; và đến năm 2015 dư nợ của BIDV tại 7 tỉnh dự kiến tăng hơn 3 lần so với năm 2010, đạt khoảng 65.000 - 70.000 tỷ đồng (trong đó vốn trung dài hạn chiếm khoảng 40%). Chủ động bám sát các chương trình định hướng theo các nội dung liên kết đã đề cập, riêng đối với phát triển kinh tế du lịch của Vùng, trước mắt trong những năm tới BIDV tập trung tài trợ vốn cho 3 lĩnh vực: (i) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và liên tỉnh quốc tế phục vụ phát triển du lịch; (ii) Phát triển hạ tầng, sản phẩm du lịch; (iii) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho kinh tế du lịch. Thứ nhất, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, bao gồm đường bộ và liên tỉnh quốc tế, hạ tầng các khu kinh tế, cụm công nghiệp: vốn tín dụng tập trung vào các trục dọc Vùng: đường cao tốc nối Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Quy Nhơn - Tuy Hòa - Nha Trang; hoàn chỉnh và kết nối các đoạn tuyến du lịch ven biển; các hầm đường bộ qua đèo Phú Gia, Phước Tượng, đèo Cả; nâng cấp các đường Hành lang Đông - Tây; nâng cấp mở rộng sân bay Cam Ranh, sân bay Phù Cát. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu kinh tế động lực Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên và Vân Phong. 43
  44. Hội thảo Khoa học Thứ hai, đầu tư phát triển hạ tầng, sản phẩm du lịch: bên cạnh việc đầu tư, tài trợ vốn phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nhằm gắn kết các cụm, khu du lịch trong vùng, BIDV sẽ tích hợp, đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để thúc đẩy và sớm đưa ngành du lịch - dịch vụ trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của khu vực miền Trung, trong đó tập trung phát triển các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí đa chức năng, khu vui chơi giải trí hiện đại mang tầm cỡ khu vực như khu du lịch Hòn Tằm, Silver Shores, Vinpearl Đồng thời, trong quá trình thẩm định các dự án, BIDV đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường biển, góp phần tạo nên những không gian du lịch xanh, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Thứ ba, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển du lịch: từ mục tiêu của Vùng là tập trung đào tạo chất lượng cao đón đầu các ngành dịch vụ có GTGT lớn; thông qua các dự án đầu tư của mình BIDV sẽ hỗ trợ tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp - nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó góp phần đầu tư để các cơ sở đào tạo, các trường cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo khác hình thành một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Vùng và cả nước, trong đó có chú trọng đến đào tạo nhân lực cho lĩnh vực du lịch. IV. KẾT LUẬN Trong thời gian tới, BIDV với vai trò là định chế hàng đầu trong hệ thống, cam kết song hành vì mục tiêu phồn vinh của khu vực. BIDV sẽ nỗ lực hỗ trợ tối đa các địa phương trong Vùng thông qua các hoạt động cung ứng vốn, dịch vụ ngân hàng để thực hiện được các nội dung liên kết, hợp tác mà các địa phương đã đề ra tại Hội thảo lần I tại Đà Nẵng và lần II này tại Phú Yên trong ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh nguồn vốn ưu tiên BIDV cho vay với khu vực, BIDV tích cực là tổ chức trung gian thu xếp nguồn vốn đầu tư cho khu vực vì mục tiêu liên kết phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực phát triển du lịch nói riêng. BIDV cũng cam kết sẽ đảm nhận tốt vai trò sáng lập viên của Quỹ Nghiên cứu Phát triển miền Trung và tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp tham gia Quỹ vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Vùng. Thay mặt Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, xin kính chúc sức khỏe các đồng chí lãnh đạo và toàn thể quý vị đại biểu, quý khách! Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! T.B.H. 44