Lộ trình chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trước ngưỡng cửa AEC

pdf 6 trang Gia Huy 18/05/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Lộ trình chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trước ngưỡng cửa AEC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflo_trinh_chien_luoc_kinh_doanh_cho_cac_doanh_nghiep_nho_va_v.pdf

Nội dung text: Lộ trình chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trước ngưỡng cửa AEC

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) LỘ TRÌNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRƢỚC NGƢỠNG CỬA AEC THE ROUTE OF BUSINESS STRATEGY FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE OF VIETNAM IN THE THRESHOLD OF AEC NCS Đỗ Phương Thảo Khoa Tài chính – Ngân hàng - Đại học Thương mại thaominh.tm@gmail.com TÓM TẮT Năm 2015 được đánh giá là năm dành cho các doanh nghiệp. Chưa bao giờ doanh nghiệp Việt Nam lại đứng trước một ngưỡng cửa hội nhập kinh tế sâu và rộng như bây giờ. ên cạnh các Hiệp định TPP, FTA, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU không thể không thể đến Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) sẽ chính thức đi vào hoạt động tháng 12 năm 2015. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đề cập rõ đến những cơ hội và thách thức dành cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, đồng thời chỉ ra những hạn chế đã và đang tồn tại của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề ra chiến lược chuyển đổi cần phải thực hiện ngay cho các doanh nghiệp nhằm thích ứng nhanh với hội nhập, biến mọi thách thức thành cơ hội để phát triển đi lên trong giai đoạn 2016 – 2020. Từ khóa: AEC, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiến lược ABSTRACT 2015 is considered to be the year for enterprises. Enterprises in Vietnam have never dealt with a doorway of deeply and widely economic integration like this. Besides the TPP, FTA Agreement and Vietnam - EU Free trade agreement, it is impossible to ignore the fact that ASEAN Economic Community (AEC) will be officially put into operation in December 2015. During this study, the author explicitly refers to the opportunities and challenges for small and medium-sized enterprises sector in Vietnam, pointing out their limitations. Based on this fact, the author proposes the strategy of transformation which must be immediately implemented for enterprises so that they can adapt quickly to integration, turn every challenge into an opportunity to grow up in the period of 2016-2020. Keywords: AEC, small and medium-sized enterprises, strategy 1. Đặt vấn đề Chúng ta đã đi hơn nửa quãng đƣờng của năm 2015. Với Việt Nam, năm 2015 là năm dành cho các doanh nghiệp. Cùng với tám Hiệp định Thƣơng mại tự do (FTA) đã có, Việt Nam đã và đang dần đi đến kết thúc đàm phán một loạt các Hiệp định Thƣơng mại tự do khác, tiêu biểu nhƣ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – EU Chƣa bao giờ doanh nghiệp Việt Nam lại đứng trƣớc một ngƣỡng cửa hội nhập kinh tế sâu và rộng nhƣ bây giờ. Trong số đó, không thể không thể đến Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) sẽ chính thức đi vào hoạt động tháng 12 năm 2015. Thời gian đang đến rất gần, cơ hội và thách thức luôn song hành với nhau. Thời gian không chờ đợi các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi để đón lấy cơ hội này hoặc là sẽ không bao giờ hết. Đứng trƣớc bối cảnh kinh tế – xã hội với nhiều biến đổi sâu sắc, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải vững vàng trƣớc sóng gió, nhận định chính xác tình hình và có một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn để đáp ứng đƣợc trong môi trƣờng kinh doanh mới khi mà AEC không còn ở quá xa. 2. Khái quát chung về cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) Kinh tế thế giới phát triển với tốc độ ngày một chóng mặt. Sự tồn tại của mỗi quốc gia trên bản đồ kinh tế thế giới không chỉ là riêng lẻ bởi mỗi sự biến động từ một quốc gia đều tạo nên một làn sóng ít nhiều ảnh hƣởng tới các quốc gia khác. Xu thế thành lập các Cộng đồng kinh tế không còn quá xa lạ mà ngƣợc lại ngày càng phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn trong thể chế hoạt động của nó. Trên thế giới hiện nay đã và đang tồn tại nhiều Cộng đồng kinh tế nhƣ Cộng đồng kinh tế Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Á, Cộng đồng kinh tế Châu Phi, Cộng đồng kinh tế Tây Phi Để đáp ứng đƣợc hơn nữa xu thế hội 245
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nhập và phát triển toàn diện kinh tế quốc tế nói chung và của Châu Á nói riêng, sự ra đời của Cộng đồng kinh tế chung ASEAN là một lẽ tất yếu. Cộng đồng kinh tế ASEAN là một khu vực kinh tế chung bao gồm các thành viên sau: Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Ngày 7 tháng 10 năm 2003, tại Bali, Indonesia, lãnh đạo các quốc gia thành viên đã kí kết Bản kế hoạch chiến lƣợc nhằm hình thành và phát triển AEC. AEC ra đời là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN, kết hợp với hai trụ cột còn lại là Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN để hƣớng tới Tầm nhìn ASEAN 2020, vì một ASEAN phát triển đoàn kết, bền chặt, thịnh vƣợng. Có thể nói, AEC chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, nhƣ Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Khu vực Đầu tƣ ASEAN (AIA), Hiệp định Khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN Việc thực hiện hóa cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất, theo đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN. Một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN đƣợc xác định bao gồm 5 yếu tố cơ bản: chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề; chu chuyển tự do hơn nữa các dòng vốn và dòng đầu tƣ. Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bƣớc bị xóa bỏ. Các nhà đầu tƣ ASEAN sẽ đƣợc tự do đầu tƣ vào tất cả mọi lĩnh vực trong khu vực. Các chuyên gia và lao động có tay nghề sẽ đƣợc luân chuyển tự do trong khu vực. Những thủ tục hải quan và thƣơng mại khi đã đƣợc tiêu chuẩn hóa hài hòa và đơn giản hơn sẽ góp phần làm giảm chi phí giao dịch. Sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra trƣớc mắt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi Việt Nam chính thức ra nhập AEC vào cuối năm 2015, cụ thể nhƣ: - Các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng cƣờng hợp tác kinh tế khu vực, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng thị trƣờng, hội nhập với thế giới. Có thể nói, ASEAN là một thị trƣờng đầy màu mỡ với dân số đông, nhu cầu tiêu dùng lớn và ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Ra nhập AEC chính là bàn đạp để phát triển và vƣơn ra xa hơn nữa so với kinh tế của khu vực. - Thông qua việc ra nhập AEC, các doanh nghiệp trong nƣớc có điều kiện tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, phát huy nguồn lực trong nƣớc một cách mạnh mẽ hơn. Sẽ có rất nhiều các dự án trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ môi trƣờng, văn hóa mà từ đó tăng cƣờng đầu tƣ, nâng cao khả năng chế biến, sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng. - Việt Nam và các nƣớc trong khu vực ASEAN có rất nhiều điểm chung tƣơng đồng, một khi chính thức tham gia AEC, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sẽ học tập đƣợc những kinh nghiệm phong phú của các nƣớc đi trƣớc. Đó là kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn, các kinh nghiệm của Thái Lan, Philipines về nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản - Cuối cùng, việc ra nhập AEC sẽ tạo điều kiện mọi mặt về chính trị – xã hội. Thể chế chính trị tốt, môi trƣờng vĩ mô lành mạnh sẽ là một cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bƣớc cải thiện và phát triển ngay tại sân nhà của mình. 3. Thực trạng hoạt động doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Nền kinh tế của Việt Nam đang bƣớc qua những tháng nửa cuối của năm 2015, tuy nhiên, sẽ rất khó để nhận định rằng năm 2015 sẽ mang lại nhiều triển vọng để dễ dàng bƣớc sang năm 2016. Trải qua một giai đoạn dài gần 5 năm, kinh tế Việt Nam vẫn đang từng bƣớc thay đổi và tìm một lối đi đúng đắn nhằm thoát khỏi những khó khăn trì trệ của những năm vừa qua. Để đƣa đất nƣớc trên đà phát triển đi lên đòi hỏi sự phát triển tổng hợp của tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội, tuy nhiên, cần nhấn mạnh coi 246
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) trọng sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong rất nhiều các loại hình doanh nghiệp đã và đang tồn tại hiện nay, một phần rất đƣợc lƣu tâm chính là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Nếu dựa trên tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/6/2009) thì hiện nay, số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ (dƣới 10 lao động) chiếm tới khoảng 65% tổng số doanh nghiệp. Theo quyết định số 1231/QĐ –TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ƣớc tính, số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới giai đoạn 2011-2015 dự kiến đạt 350.000 doanh nghiệp, đến ngày 31/12/2015 cả nƣớc có 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Đầu tƣ của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 35% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nƣớc; doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo thêm khoảng 3,5-4 triệu chỗ làm việc mới. Với một tỷ lệ cao nhƣ vậy, có thể nói sự phát triển hay không của bộ phận doanh nghiệp này sẽ ảnh hƣởng chung tới nền kinh tế Việt Nam. Bởi vậy, trong lộ trình chiến lƣợc dành cho các doanh nghiệp Việt Nam trƣớc thềm AEC, thì việc tập trung phát triển, đầu tƣ và vực khối doanh nghiệp nhỏ và vừa là vô cùng quan trọng. Để xác định đƣợc một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, trƣớc hết cần phải tìm hiểu và vạch rõ thực trạng và những mặt hạn chế tồn tại ở chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam: Thứ nhất, giai đoạn 2012 - 2014 chứng kiến sự tăng lên đáng kể về số lƣợng doanh nghiệp phá sản. Không chỉ gia tăng về số lƣợng mà ngầm hiểu quy mô của các doanh nghiệp bị phá sản năm 2014 đều lớn hơn so với những năm trƣớc. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 2012 có 54.261 doanh nghiệp phá sản, năm 2013 có 60.737 doanh nghiệp phá sản, tăng 11,9% so với năm 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2014, số lƣợng doanh nghiệp phá sản đƣợc ghi nhận là 33.454 doanh nghiệp, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2013. Nếu nhƣ doanh nghiệp đƣợc coi là lực lƣợng tạo ra nhiều của cải cho nền kinh tế, thì những số liệu nêu trên thực sự đáng lo ngại, và nó gián tiếp đẩy nhanh tình trạng khó khăn trong bối cảnh vốn đã rất ảm đạm. Thứ hai, so với số lƣợng doanh nghiệp bị phá sản, chúng ta trông chờ vào nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập mới, thì số liệu cũng cho thấy rõ, tuy rằng, số lƣợng doanh nghiệp mới đƣợc thành lập nhiều, song chất lƣợng thì rất thấp, thậm chí phần nhiều trong số đó còn chƣa thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và chƣa thể coi đó là nòng cốt tƣơng lai của nền kinh tế. Quy mô các doanh nghiệp có xu hƣớng nhỏ đi, thể hiện qua bảng số liệu sau: Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lƣợng các doanh nghiệp siêu nhỏ có xu hƣớng tăng mạnh, thêm vào đó, quy mô vốn thì giảm. Năm 2012, vốn bình quân là 6,68 tỷ đồng/doanh nghiệp thì năm 2013, vốn bình quân là 5,18 tỷ đồng/ doanh nghiệp và nếu quy về mặt bằng giá năm 2012 thì chỉ còn 4,18 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Thứ ba, năng suất lao động tại Việt Nam nói chung và tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là quá thấp. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc khoảng 10 lần. Nếu so với các nƣớc có thu nhập trung bình trong khối ASEAN, lại chính là các nƣớc thành viên sẽ cùng Việt Nam tham gia AEC, thì có thể coi đây là một vấn đề thực sự đáng lo ngại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khi năng suất lao động của chúng ta thua Malaysia 5 lần và thua Thái Lan khoảng 2,5 lần. Rõ ràng, một khi năng suất lao động thấp sẽ tạo ra ít giá trị cho doanh nghiệp và nền kinh tế, trong khi đó, tổng chi phí bỏ ra là không hề nhỏ dẫn đến các doanh nghiệp không thể phát triển hoặc buộc phải tự phá sản do không cạnh tranh đƣợc. Đây là một vấn 247
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đề lớn đặt ra và buộc các doanh nghiệp phải tìm ra đƣợc đáp án nếu muốn tận dụng những cơ hội từ AEC mang lại. Bảng 1. Bảng tổng hợp quy mô các loại hình doanh nghiệp Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê Thứ tư, quản trị tài chính doanh nghiệp còn vô cùng hạn chế, trong đó bất cập chủ yếu về trình độ quản lý và chất lƣợng nguồn lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, bộ phận quản lý doanh nghiệp thƣờng do một vai giám đốc đảm nhận. Trong khi đó, theo Điều tra Quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của 63.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 30 tỉnh/thành phía Bắc của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ năm 2012, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Về lực lƣợng lao động, có tới 75% lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; việc thực hiện chƣa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đã làm giảm đi chất lƣợng công việc trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng rơi vào vị thế bất lợi. Có thể dễ dàng nhận thấy, với quy mô hoạt động nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp đều đang hoạt động với một mô hình quản lý kém bài bản, các bộ phận không có sự tách biệt rõ ràng, không chuyên môn hóa và đúng chức năng, dẫn đến từng khâu trong doanh nghiệp đều không đƣợc làm tốt. Tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác quản trị chủ yếu mang tính tự phát, không có tính hệ thống, không đƣợc đào tạo chính quy, không phân chia chuyên môn cho các bộ phận chức năng, chủ yếu mang nặng yếu tố ―kinh nghiệm‖. Trong một tổ chức, khi bộ phận đứng đầu làm chƣa tốt thì việc cả hệ thống dễ dàng bị phá hỏng là điều khó tránh khỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu và kém của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. 4. Bối cảnh kinh tế AEC: đã rất cấp bách phải chuyển đổi Khi đã nhìn rõ những mặt còn tồn tại và hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, đặt trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế trong nƣớc cùng với việc AEC sẽ chính thức đi vào hoạt động trong vòng chƣa đầy sáu tháng nữa, không khó để nhận định rằng, tình thế yêu cầu chúng ta phải rất khẩn trƣơng, thay đổi ngay để tồn tại hoặc là sẽ mãi mãi yếu kém. 248
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Ngoài AEC, Việt Nam còn đang đứng trƣớc các tuyến hội nhập lớn trong năm 2015 có thể đƣợc kí kết nhƣ Hiệp định xuyên đối tác Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định Thƣơng mại tự do với Hàn Quốc, Liên minh Hải quan (Nga, Berlarus, Kazakhstan) và EU cùng các rào cản về thuế quan với WTO đã ký từ năm 2007 đến 2015 sẽ bị gỡ bỏ. Khi giờ G của việc hội nhập diễn ra, các doanh nghiệp sẽ tự mình bơi ra biển lớn, một môi trƣờng có tính cạnh tranh vô cùng cao, đẳng cấp chuyên nghiệp, chúng ta sẽ phải đáp ứng hàng loạt các quyết định hết sức căng go và các lĩnh vực kinh tế xƣơng sống trong nƣớc sẽ chịu một sức ép mãnh liệt từ bên ngoài. Mọi thứ đã thực sự rõ ràng, tất cả sự cạnh tranh sẽ diễn ra một cách sòng phẳng. Vậy tìm ra giải pháp đúng đắn là con đƣờng duy nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam phải làm ngay lúc này. 5. Tìm hƣớng đi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam Trƣớc khi đi vào giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp thì ở trong nƣớc, Chính phủ cũng nhận thức rất rõ yêu cầu sống còn của việc thay đổi và hành động bằng những giải pháp cụ thể. Những biến cố lớn của nền kinh tế từ năm 2011 đã dần dần đƣợc khắc phục và trả giá bằng các chính sách kiềm chế lạm phát, kiềm chế lãi suất để đánh đổi lại sự khôi phục và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Thêm vào đó, vấn đề tái cơ cấu đƣợc đặt lên hàng đầu để tạo ra hƣớng đi đúng đắn theo chuẩn mực hội nhập không chỉ cho các doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế. Ngoài ra, việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc đang đƣợc thể hiện bằng quyết tâm chính trị cao thông qua các chủ trƣơng, chính sách cụ thể cho từng Tổng công ty, từng Tập đoàn. Có thể nói, nhìn một cách tổng quát, Chính phủ đang có những động thái tích cực để thay đổi ở tầm vĩ mô, không nặng ―chủ nghĩa thành tích‖, tạo những đột phá và cải cách hệ thống để nền kinh tế Việt Nam phát triển đi vào bản chất từ giá năng lƣợng, đến lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lƣơng và giá đất đai Năm 2015 cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng của cả nƣớc. Chúng ta đang đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nƣớc chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Đây cũng đƣợc đánh giá là năm có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015, tạo tiền đề phấn đấu thực hiện kế hoạch 2016 – 2020. Bên cạnh những giải pháp và điều kiện thuận lợi mà Nhà nƣớc mang lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cần phải vững vàng trƣớc sóng gió, nhận định chính xác tình hình, định vị doanh nghiệp, xây dựng một lộ trình chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, cụ thể nhƣ sau: Đầu tiên, để có thể hoạt động tốt và bền vững, doanh nghiệp phải xác định tốt sản phẩm của doanh nghiệp sẽ cung ứng ra thị trƣờng là gì? Trong nền kinh tế hội nhập mà trong đó thị trƣờng luôn thay đổi, khó lƣờng, khó dự báo thì quy luật cung cầu sẽ trở nên vô cùng khắc nghiệt. Do vậy, quy về bản chất, trƣớc khi doanh nghiệp bàn tới vấn đề sẽ tìm nguồn vốn ở đâu, huy động bao nhiêu vốn, phát triển tổ chức của mình ra sao, thì có lẽ câu đầu tiên cần phải trả lời là sản phẩm của doanh nghiệp mình có đáp ứng nhu cầu xã hội hay không. Ngày nay, sản phẩm theo quan điểm hiện đại là một sản phẩm phải mang lại cả lợi ích tối đa về vật chất và lợi ích về tinh thần cho ngƣời tiêu dùng. Nên đây có thể coi là yếu tố mấu chốt cần đƣợc ƣu tiên đặt lên hàng đầu cho mỗi doanh nghiệp. Tiếp theo, nhƣ đã phân tích ở phần trên, Việt Nam đang đứng trƣớc một sân chơi hội nhập và phải cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng, chất lƣợng cao, uy tín thƣơng hiệu tốt. Các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc ngày nay phát triển bằng những quan hệ và sự hợp tác trên quy mô toàn cầu. Bởi vậy, để tồn tại đƣợc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cần phải tiến hành điều tra, nghiên cứu để chuẩn bị cạnh tranh trong tình hình mới, cố gắng tìm một phân khúc thị trƣờng phù hợp, khắc phục nhƣợc điểm cố hữu của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu liên kết để tích cực hợp tác với các doanh nghiệp FDI nhằm tìm cách gắn kết doanh nghiệp mình vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Khi tính chất hội nhập thị trƣờng đã rất rõ ràng, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lƣỡng các điều kiện để tận dụng các cơ 249
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG hội mà AEC cũng nhƣ TPP hay FTA có thể mang lại, coi đó là những cơ hội để phát triển thay vì nghĩ đó là thử thách. Mọi sự chuẩn bị đều phải hƣớng đến một tầm nhìn dài hạn trong một lộ trình phát triển bền vững, mọi sự bất ổn đều phải đƣợc lƣờng trƣớc để có một nguồn lực hùng hậu để chuyển dịch và cơ cấu chuỗi kinh doanh của mình. Cuối cùng, vấn đề đọng lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam phải bắt tay vào hành động ngay trƣớc khi quá muộn. Doanh nghiệp cần phải đƣợc tổ chức tốt với đầy đủ và hiệu quả những chức năng mà doanh nghiệp cần phải có của một tổ chức, quản trị và quản lý phải tuân theo những chuẩn mực phổ quát. Phải hƣớng doanh nghiệp thực thi hiệu quả các định chế đã đề ra của tổ chức và bám sát các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc. Xây dựng một tổ chức chuyên nghiệp, lựa chọn, sắp xếp nhân sự hợp lý, đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ, thực hiện văn hóa tổ chức tốt để dễ dàng hòa nhập với môi trƣờng quốc tế. Muốn làm đƣợc điều đó, giám đốc – ngƣời đứng đầu một doanh nghiệp phải thay đổi tƣ duy toàn cầu bởi trong hội nhập, tƣ duy lãnh đạo là yếu tố cốt lõi có tác động lan tỏa và chi phối đến các chiến lƣợc kinh doanh cốt yếu của doanh nghiệp. 6. Kết luận Sự kiện AEC đi vào hoạt động vào cuối năm 2015 đƣợc ví nhƣ một cánh cửa mới đang mở ra trƣớc mắt cho kinh tế Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nói riêng. Khó khăn trƣớc mắt là không hề nhỏ, nhƣng hi vọng rằng, với những chuyển biến tích cực đang diễn ra từ phía các doanh nghiệp, cùng với các nhóm giải pháp đang dần đƣợc hoàn thiện từ phía Nhà nƣớc nhƣ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; tăng cƣờng cung cấp thông tin hỗ trợ và xúc tiến mở rộng thị trƣờng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đón nhận những cơ hội này với một sự bứt phá mạnh mẽ, tạo đà cho nền kinh tế vƣơn lên để bƣớc vào giai đoạn phát triển kinh tế mới đầy cơ hội và thử thách 2016 – 2020. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nhà Xuất bản Tài chính (2014), Tài chính Việt Nam 2013 – 2014. [2] Văn phòng Chính phủ (2014), Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 2014 – 2015. [3] Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2014), Báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 11/2014 và 11 tháng đầu năm 2014. [4] Bradley R.Schiller (2010), Kinh tế ngày nay, Tài liệu dịch [5] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2014), Công bố kết quả về năng suất lao động các quốc gia trên thế giới. [6] Các trang web: www.gso.gov.vn, www.chinhphu.vn 250