Lợi thế so sánh hiện (revealed comparative advantage-rca) trong xu hướng xuất khẩu của Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 6360
Bạn đang xem tài liệu "Lợi thế so sánh hiện (revealed comparative advantage-rca) trong xu hướng xuất khẩu của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfloi_the_so_sanh_hien_revealed_comparative_advantage_rca_tron.pdf

Nội dung text: Lợi thế so sánh hiện (revealed comparative advantage-rca) trong xu hướng xuất khẩu của Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng LỢI THẾ SO SÁNH HIỆN (REVEALED COMPARATIVE ADVANTAGE-RCA) TRONG XU HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ThS. Ông Nguyên Chương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tóm tắt: Lợi thế so sánh hiện (RCA) được sử dụng để đo lường và đánh giá tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia. Giai đoạn 2001 – 2017 cơ cấu xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tích cực từ chủ yếu dựa nhiều vào các sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động sang các sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn. Trong nhóm 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đa số các mặt hàng RCA > 1 và tăng liên tục. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của giá trị gia tăng nội địa trong kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng này còn tương đối thấp. Bài viết này tập trung vào tính toán, phân tích lợi thế so sánh hiện trong xu hướng xuất khẩu và nhận diện một số vấn đề liên quan tới tiềm năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Từ khóa: Lợi thế so sánh hiện RCA, mặt hàng xuất khẩu, giá trị gia tăng, Việt Nam 1. Phương pháp xác định lợi thế dựa vào Chỉ số Lợi thế so sánh hiện trong xuất khẩu (RCA) Trên cơ sở các lý thuyết mới về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, công trình nghiên cứu của Balassa (1965) đã đưa ra phương pháp đánh giá lợi thế so sánh bằng chỉ số RCA (Revealed Comparative Advantage) (hay còn gọi là chỉ số Balassa - Balassa Index (BI)) để đánh giá tiềm năng xuất khẩu của một quốc gia. Chỉ số RCA của quốc gia i đối với hàng hóa j thường được đo lường bằng tỷ số giữa tỷ trọng xuất khẩu của hàng hóa j trong xuất khẩu của quốc gia i so với tỷ trọng xuất khẩu của tất cả hàng hóa của quốc gia i trong tổng số xuất khẩu của thế giới, và được tính toán theo công thức: Trong đó: RCAij: Chỉ số lợi thế so sánh hiện trong xuất khẩu của quốc gia i đối với hàng hóa j; Xij: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa j của quốc gia i; : Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i; : Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa j toàn cầu; : Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Nếu tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia i đối với hàng hóa j lớn hơn tỷ trọng hàng hóa đó trong tổng số xuất khẩu của thế giới, tức là RCAij > 1 thì quốc gia i được coi là có lợi thế so sánh đối với hàng hóa j. Hệ số này càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh càng cao. Ngược lại nếu RCAij < 1 thì quốc gia i không có lợi thế so sánh về trong xuất khẩu hàng hóa j. Ở Việt Nam, RCA được sử dụng để xác định lợi thế so sánh của các ngành trong các nghiên cứu của Nguyễn Quang Phục và nhóm tác giả (2011), Nguyễn Trung Kiên & Phan Văn Hòa (2012), Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi (2011), Lê Xuân Tạo (2015), Võ Khắc Huy (2014), Lê Tuấn Lộc (2015), Võ Minh Sang & Đỗ Văn Xê (2016), Huỳnh Ngọc Chương & Nguyễn Thanh Trọng (2017). Nhìn chung chỉ số RCA được 78
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng dùng để đo lường lợi thế với 3 cách phổ biến: (i) Đo lường lợi thế so sánh trong một ngành nhất định bằng cách so sánh giá trị tính toán với 1; (ii) Xác định lợi thế giữa các ngành hàng trong phạm vi một quốc gia hay giữa các quốc gia bằng cách sử dụng bảng xếp hạng theo giá trị chỉ số RCA; và (iii) Xác định lợi thế so sánh (hay bất lợi) của một quốc gia qua các giai đoạn để đánh giá sự thay đổi trong cơ cấu ngành hàng có lợi thế so sánh theo thời gian (Elias Sanidas & Yousun Shin, 2010) (trích dẫn bởi Võ Minh Sang và Đỗ Văn Xê, 2016). 2. Lợi thế so sánh hiện trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2017 đã có những chuyển dịch theo hướng tích cực từ chủ yếu dựa nhiều vào các sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng thấp sang các sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn. Tuy nhiên, sản xuất hàng xuất khẩu phần lớn vẫn còn phải dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là giá trị gia tăng từ lao động. Năm 2001, trong nhóm 10 mặt hàng (theo phân loại HS 2 chữ số) có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và chiếm tỷ trọng khoảng 76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có 8 mặt hàng có RCA lớn hơn 1 - có lợi thế so sánh và 2 mặt hàng là Thiết bị điện, điện tử và Máy móc, thiết bị cơ khí có RCA nhỏ hơn 1 – không có lợi thế so sánh (xem thêm Bảng 1); đến năm 2010 tỷ trọng của nhóm 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất chiếm 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có 7 mặt hàng có RCA lớn hơn 1 - có lợi thế so sánh và 2 mặt hàng là Nhiên liệu khai khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất, Thiết bị điện, điện tử và Máy móc, thiết bị cơ khí có RCA nhỏ hơn 1 – không có lợi thế so sánh (xem thêm Bảng 2); đến năm 2017 tỷ trọng của nhóm 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tăng lên hơn 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có 8 mặt hàng có RCA lớn hơn 1 - có lợi thế so sánh và 2 mặt hàng là Máy móc, thiết bị cơ khí và Gương kính có RCA nhỏ hơn 1 – không có lợi thế so sánh (xem thêm Bảng 3). Bảng 1. Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2001 (theo phân loại HS 2 chữ số) Tỉ lệ trên tổng kim Thị phần thế RCA Triệu USD ngạch xuất khẩu giới (%) (%) Nhiên liệu khai khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất 3.442,39 22,90 0,56 2,29 Thuỷ sản 1.735,74 11,55 4,12 16,80 Giày dép 1.630,20 10,85 3,45 14,06 Sản phẩm dệt may (không dệt kim) 1.521,40 10,12 1,48 6,04 Ngũ cốc 628,18 4,18 1,83 7,48 Máy móc, thiết bị cơ khí 627,31 4,17 0,07 0,29 Thiết bị điện, điện tử 604,92 4,02 0,07 0,28 Cà phê, chè, gia vị 584,06 3,89 4,69 19,11 Trái cây 385,53 2,57 1,33 5,41 Sản phẩm dệt may (dệt kim) 298,63 1,99 0,36 1,48 Tổng cộng 11.458,35 76,24 Tổng kim ngạch xuất khẩu 15.029,19 100% Nguồn: trademap.org, dữ liệu tải về ngày 30 tháng 11 năm 2018 79
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 2. Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 (theo phân loại HS 2 chữ số) Tỉ lệ trên tổng kim Thị phần thế RCA Triệu USD ngạch xuất khẩu giới (%) (%) Nhiên liệu khai khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất 7.979,70 11,05 0,34 0,71 Thiết bị điện, điện tử 7.080,77 9,80 0,36 0,75 Giày dép 5.229,85 7,24 5,41 11,30 Sản phẩm dệt may (không dệt kim) 5.219,49 7,23 3,09 6,46 Sản phẩm dệt may (dệt kim) 4.899,45 6,78 2,74 5,72 Thủy sản 4.110,09 5,69 5,02 10,50 Ngũ cốc 3.251,39 4,50 3,84 8,02 Máy móc, thiết bị cơ khí 3.140,42 4,35 0,17 0,37 Đồ gỗ, gia dụng 3.064,58 4,24 1,83 3,83 Cao su 2.935,43 4,06 1,74 3,63 Tổng cộng 46.911,17 64,94 Tổng kim ngạch xuất khẩu 72.236,67 100% Nguồn: trademap.org, dữ liệu tải về ngày 30 tháng 11 năm 2018 Bảng 3. Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 (theo phân loại HS 2 chữ số) Tỉ lệ trên tổng kim Thị phần thế RCA Triệu USD ngạch xuất khẩu giới (%) (%) Thiết bị điện, điện tử 106.504,84 40,17 4,17 2,76 Giày dép 20.767,91 7,83 14,38 9,54 Máy móc, thiết bị cơ khí 16.791,97 6,33 0,81 0,54 Sản phẩm dệt may (không dệt kim) 13.996,47 5,28 6,15 4,08 Sản phẩm dệt may (dệt kim) 13.210,33 4,98 5,85 3,88 Đồ gỗ, gia dụng 9.020,21 3,40 3,72 2,47 Gương kính 5.710,11 2,15 0,99 0,66 Thuỷ sản 5.063,36 1,91 4,26 2,82 Cà phê, chè, gia vị 4.574,00 1,73 8,82 5,85 Đồ da 4.078,36 1,54 5,22 3,46 80
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tổng cộng 199.717,56 75,33 Tổng kim ngạch xuất khẩu 265.131,89 100% Nguồn: trademap.org, dữ liệu tải về ngày 30 tháng 11 năm 2018 (số liệu xuất khẩu là số liệu phản chiếu nên có thể phản ánh không đầy đủ vì thiếu dữ liệu của một số quốc gia) Trong nhóm 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của năm 2017, mặt hàng Thiết bị điện, điện tử có kim ngạch xuất khẩu và RCA tăng liên tục (RCA năm 2001 là 0,29-không có lợi thế so sánh, đến năm 2017 là 2,76-có lợi thế so sánh); mặc dù 2 mặt hàng là Máy móc, thiết bị cơ khí và Gương kính cũng có kim ngạch xuất khẩu và RCA tăng liên tục nhưng RCA vẫn còn nhỏ hơn 1 – không có lợi thế so sánh (xem Hình 1). Những sự thay đổi này phần lớn vẫn còn phải dựa vào lợi thế nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động rẻ. Hình 1. Kim ngạch xuất khẩu và RCA của một số mặt hàng giai đoạn 2001-2017 Nguồn: trademap.org, dữ liệu tải về ngày 30 tháng 11 năm 2018 (số liệu xuất khẩu là số liệu phản chiếu nên có thể phản ánh không đầy đủ vì thiếu dữ liệu của một số quốc gia) Cơ cấu xuất khẩu của ngành hàng Thiết bị điện, điện tử đã có những chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn 2001-2017, trong đó nhóm 5 mặt hàng (theo phân loại HS 4 chữ số) có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của năm 2001 chỉ chiếm 2,43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có 2 mặt hàng có RCA lớn hơn 1 - có lợi thế so sánh và 3 mặt hàng là Mạch điện tử, Màn hình và máy chiếu, và Máy biến áp điện, bộ chuyển đổi tĩnh có RCA nhỏ hơn 1 – không có lợi thế so sánh (xem thêm Bảng 4); đến năm 2010 tỷ trọng của nhóm 5 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đã tăng lên 6,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, có 4 mặt hàng có RCA lớn hơn 1 - có lợi thế so sánh và 1 mặt hàng là Mạch điện tử tích hợp có RCA nhỏ hơn 1 – không có lợi thế so sánh (xem thêm Bảng 5); đến năm 2017 tỷ trọng của nhóm 5 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tăng rất mạnh lên hơn 34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng đều có RCA lớn hơn 1 - có lợi thế so sánh (xem thêm Bảng 6); nổi bật nhất là mặt hàng Điện thoại, điện thoại di động đã có tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân 50%/năm, chiếm đến 23,33% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và chiếm khoảng 11% thị phần thế giới. 81
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 4. Top 5 mặt hàng xuất khẩu (thuộc nhóm Thiết bị điện, điện tử) của Việt Nam năm 2001 (theo phân loại HS 4 chữ số) Tỉ lệ trên tổng kim Thị phần thế RCA Triệu USD ngạch xuất khẩu giới (%) (%) Dây điện, cáp điện 181,04 1,20 0,47 1,92 Động cơ điện và máy phát điện (không bao gồm bộ phát điện) 52,25 0,35 0,28 1,13 Mạch điện tử 44,90 0,30 0,24 0,97 Màn hình và máy chiếu (không kết hợp với bộ tiếp nhận truyền hình; bộ phận tiếp nhận) 44,88 0,30 0,16 0,64 Máy biến áp điện, bộ chuyển đổi tĩnh 42,54 0,28 0,13 0,51 Tổng cộng 365,611 2,43 Nguồn: trademap.org, dữ liệu tải về ngày 30 tháng 11 năm 2018 Bảng 5. Top 5 mặt hàng xuất khẩu (thuộc nhóm Thiết bị điện, điện tử) của Việt Nam năm 2010 (theo phân loại HS 4 chữ số) Tỉ lệ trên tổng kim Thị phần thế RCA Triệu USD ngạch xuất khẩu giới (%) (%) Điện thoại, điện thoại di động 2.068,79 2,86 0,64 1,34 Dây điện, cáp điện 1.315,99 1,82 1,51 3,16 Động cơ điện và máy phát điện (không bao gồm bộ phát điện) 549,85 0,76 1,36 2,85 Máy biến áp điện, bộ chuyển đổi tĩnh 427,43 0,59 0,50 1,04 Mạch điện tử tích hợp 407,12 0,56 0,10 0,21 Tổng cộng 4.769,18 6,60 Nguồn: trademap.org, dữ liệu tải về ngày 30 tháng 11 năm 2018 Bảng 6. Top 5 mặt hàng xuất khẩu (thuộc nhóm Thiết bị điện, điện tử) của Việt Nam năm 2017 (theo phân loại HS 4 chữ số) Tỉ lệ trên tổng kim Thị phần thế RCA Triệu USD ngạch xuất khẩu giới (%) (%) Điện thoại, điện thoại di động 61.865,87 23,33 11,00 7,30 Mạch điện tử tích hợp 16.361,95 6,17 2,62 1,74 82
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Các bộ phận truyền phát và tiếp nhận 5.346,14 2,02 8,42 5,58 Dây điện, cáp điện 3.593,82 1,36 3,01 1,99 Đi-ốt, đèn bán dẫn và các thiết bị bán dẫn 3.105,39 1,17 2,84 1,88 Tổng cộng 90.273,17 34,05 Nguồn: trademap.org, dữ liệu tải về ngày 30 tháng 11 năm 2018 (số liệu xuất khẩu là số liệu phản chiếu nên có thể phản ánh không đầy đủ vì thiếu dữ liệu của một số quốc gia) 3. Một số vấn đề liên quan đến lợi thế so sánh hiện trong xuất khẩu của Việt Nam Đối với nhóm mặt hàng nông sản, các mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao chủ yếu vẫn là thủy sản, trái cây, cà phê, ngũ cốc và gia vị song chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến, chưa đa dạng hóa sản phẩm; bên cạnh đó phần lớn các mặt hàng chưa có thương hiệu, xuất khẩu chủ yếu qua các bên trung gian, khiến giá trị xuất khẩu gia tăng còn thấp, các doanh nghiệp bị lệ thuộc nhiều, chưa chủ động được trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh có xu hướng giảm do những hạn chế về quy mô sản xuất nhỏ, năng suất thấp và không đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu khó tính. Nguyên nhân chính là do chưa có sự đầu tư và áp dụng đúng mức và hiệu quả khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản. Đối với nhóm mặt hàng công nghiệp, các mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh tương đối cao thuộc các nhóm ngành điện tử, dệt may và da giày vừa là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, thặng dư thương mại lớn vừa là những ngành thâm dụng lao động. Các ngành này đặc trưng cho việc khai thác lợi thế hiện tại của Việt Nam về chi phí nhân công rẻ. Tuy nhiên trong bối cảnh mức lương bình quân đang ngày càng gia tăng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn tới nguy cơ thiếu hụt lao động cục bộ đang ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của các ngành này; hơn nữa, với việc các doanh nghiệp chỉ tham gia với tư cách là nhà thầu phụ mà chưa tạo dựng được mối liên kết trực tiếp với thị trường xuất khẩu, phần lớn giá trị gia tăng tạo ra trong, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp FDI nắm giữ. Bên cạnh đó, tất cả các ngành được phân tích đều phụ thuộc vào nguyên phụ liệu hoặc linh kiện nhập khẩu, do đó chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi sự biến động giá và thời gian giao hàng, trực tiếp hạn chế năng lực cạnh tranh của các nhà cung ứng. Sự thiếu vắng các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như quy hoạch không đồng bộ, không hiệu quả này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự hạn chế của điều kiện cung ứng nội địa. Kết quả là hàm lượng giá trị gia tăng trong các mặt hàng xuất khẩu thấp. Thống kê thương mại theo giá trị gia tăng (trade in value added- TiVA) của Tổ chức OECD cho thấy giá trị gia tăng tạo ra của các ngành công nghiệp Việt Nam tương đối thấp, trong đó tỷ trọng của giá trị gia tăng nội địa trong giá trị xuất khẩu của các nhóm mặt hàng Máy móc thiết bị; Thiết bị điện, điện tử và quang học chỉ nằm trong khoảng 30-40% (xem thêm Bảng 7). Bảng 7. Tỷ trọng của giá trị gia tăng nội địa trong giá trị xuất khẩu của một số nhóm mặt hàng công nghiệp Đơn vị tính: % Năm 2001 2010 2014 Sản phẩm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá 81,3 75,5 74,78 Dệt may, sản phẩm dệt may, da giày 57,3 59,0 62,53 Gỗ, giấy, sản phẩm giấy, in ấn và xuất bản 76,4 58,1 27,12 Hóa chất và các sản phẩm khoáng sản phi kim loại 55,5 46,1 57,67 Kim loại cơ bản và các sản phẩm kim loại chế tạo 40,6 37,1 47,60 Máy móc thiết bị 39,5 29,7 37,53 Thiết bị điện, điện tử và quang học 43,2 33,6 27,11 Thiết bị máy tính, điện tử và quang học 41,2 32,9 24,98 83
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Máy móc và thiết bị điện 47,8 34,8 32,34 Nguồn: stats.oecd.org, dữ liệu tải về ngày 30 tháng 12 năm 2018 Trong những năm tới khi Việt Nam qua giai đoạn “dân số vàng” lợi thế về lao động rẻ sẽ không còn, đòi hỏi cần có sự chuyển dịch trong cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng cường lợi thế cạnh tranh động dựa vào gia tăng năng suất và cải tiến công nghệ. Công nghệ, kỹ năng quản lý sản xuất và quản trị doanh nghiệp đang hạn chế khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các nhà sản xuất Việt Nam. Bên cạnh đó, thiếu thông tin thị trường và cơ sở dữ liệu khách hàng cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng và logistics chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành làm gia tăng chi phí và rủi ro kinh doanh. Khả năng tận dụng lợi ích thực sự của các FTAs đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn khá hạn chế; chẳng hạn như ngành hàng dệt may và da giày, trong khi các FTA vẫn đang trong quá trình đàm phán thì các nhà đầu tư nước ngoài đã chủ động tìm đến Việt Nam để đón đầu các FTAs này; ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam lại hoàn toàn bị động, thiếu sự chuẩn bị ứng phó với những thách thức mới và đón nhận cơ hội mới. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong nước thiếu sự quan tâm tới những cơ hội mới mà các FTAs có thể mang lại. Các rào cản phi thuế quan như Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật (SPS); Các quy định về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa (C/O), tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa (như chứng chỉ ISO – 9000), bảo vệ môi trường (như Tiêu chuẩn chứng nhận và hạn chế hóa chất (REACH) và các quy định về các chất nguy hiểm trong sản phẩm và các yêu cầu về bao bì); Các quy định chuyên ngành về điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối hàng hóa, bảo hành, bảo dưỡng; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - CSR (SA – 8000); An toàn - vệ sinh lao động; chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quan tâm đầu tư đúng mức làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường và chưa tạo được niềm tin của khách hàng. Thêm nữa, theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương), các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (như chống bán phá giá) đang có xu hướng gia tăng tại một số thị trường nhập khẩu; cản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử; đặc biệt, hầu hết vụ đều đi đến kết luận là có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại làm gia tăng rủi ro và giảm lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Các hoạt động đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu; xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường nhằm xác định các thị trường xuất khẩu mục tiêu trong hiện tại và thị trường tiềm năng trong tương lai; cũng như việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu chưa được đầu tư đúng mức hạn chế việc cải thiện lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Berzeg, K. (1984), “A Note on Statistical Approaches to Shift-Share Analysis”, Journal of Regional Science, 24(2), 277– 285. [2] Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi (2011), “Xác định lợi thế so sánh ngành hàng tôm sú nuôi thâm canh ở ĐBSCL”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 3 (21). [3] Hecksher, E. và B. Ohlin (1993), Thương mại liên khu vực và quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2012. [4] Huỳnh Ngọc Chương & Nguyễn Thanh Trọng (2017), “Lợi thế và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN”, Tạp chí Phát triển KH & CN, tập 20, Số Q2 – 2017, 29-42. [5] Lê Tuấn Lộc (2015), “Chuyển dịch lợi thế so sánh trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 447: 3-11. [6] Lê Xuân Tạo (2015), Xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO, Luận án tiến sĩ. Học viện chính trị Quốc gia TP.HCM. [7] Nguyễn Quang Phục, Trần Văn Hòa, Phạm Xuân Hùng & Phan Thị Thanh Tâm (2011), “Khả năng 84
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng cạnh tranh của nông sản miền Trung: Nghiên cứu trường hợp sản phẩm cao su tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, 72B, số 68: 99-108. [8] Võ Khắc Huy (2014), “Nâng cao sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu gạo của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Phát triển và Hội Nhập, số 17 (27): 73-77. [9] Võ Minh Sang & Đỗ Văn Xê (2016), “Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu hàng hóa quốc gia”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 44C: 114-126. 85