Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt

doc 63 trang hoanguyen 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_van_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pham.doc

Nội dung text: Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt

  1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt Giáo viên thực hiện : Đường Thị Quỳnh Liên Sinh viên thực hiện : Hà Thanh Quân Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 1
  2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN THỨ NHẤT:TỔNG QUAN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHẤT VIỆT 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 4 1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH PCCC Nhất Việt 4 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh: 4 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ : 5 1.2.3. Đặc điểm tổ chức Bộ máy quản lý 5 1.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty 8 1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn. 8 1.3.2. Phân tích tình hình tài chính 10 1.4. Tổ chức công tác kế toán 11 1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 11 1.4.2. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán. 12 1.4.3. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 17 1.4.4. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán 18 1.5. Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển trong công tác kế toán tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt. 19 1.5.1. Thuận lợi. 19 1.5.2. Khó khăn. 19 1.5.3. Phương hướng phát triển 20 PHẦN THỨ HAI:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHẤT VIỆT. 21 2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt 21 2.1.1 Các loại sản phẩm và đặc điểm sản phẩm: 21 2.1.2 Nội dung chi phí sản xuất: 21 2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất: 22 2.1.4 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 22 2.1.5 Tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm 23 2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt 23 2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 23 2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 28 2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: 36 2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: 43 2.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang: Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành: 49 2.4. Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt 50 2.4.1 Những kết quả đạt được 50 Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 2
  3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.4.2 Những mặt tồn tại: 51 2.4.3 Các giải pháp kiến nghị đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất việt 51 KẾT LUẬN 53 Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 3
  4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất để thu hút được sản phẩm. Tổng hợp toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo nên chỉ tiêu chi phí sản xuất. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp chi phí mình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và bảo đảm có lãi hay không. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ chính xác chi phí sản xuất vào giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Mặt khác, xét trên góc độ vĩ mô, do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên tiết kiệm chi phí sản xuất đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công ty quản lý kinh tế. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh. Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định. Để giải quyết được vấn đề đó phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta nói chung và Công ty TNHH PCCC Nhất Việt nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian thời gian thực tập, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt " làm báo cáo thực tập. Nội dung của báo cáo gồm hai phần chính: Phần 1: Tổng quan về công tác kế toán tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt Phân 2:Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài này không tránh khỏi những hạn chế về mặt nội dung khoa học cũng như phạm vi yêu cầu. Kính mong sự đóng góp, giúp đỡ của thầy cô trong khoa kinh tế - Trường Đại học Vinh và ban giám đốc, cán bộ phòng kế toán của Công ty TNHH PCCC Nhất Việt để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán và đặc biệt là cô giáo Đường Thị Quỳnh Liên và tập thể cán bộ phòng kế toán Công ty TNHH PCCC Nhất Việt đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 4
  5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHẤT VIỆT 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tên công ty : Công ty TNHH PCCC Nhất Việt Tên viết tắt : VICO Địa chỉ trụ sở chính : Lô 20, dãy biệt thự liền kề Vinaconex 9, Đại lộ Lê Nin, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Số điện thoại : (038) 3.599.978. Số fax : (038) 8.601.188. Mã số thuế : 2900931823 Website : pcccnhatviet.com.vn Email : pcccnhatviet@gmail.com Ngày thành lập ngày 03/12/2007 theo Giấy đăng ký kinh doanh số 2900921823 do Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An cấp. Văn phòng đại diện Số 1: Số 5 đường Nguyễn Trãi, Thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Văn phòng đại diện Số 2: Số 28 đường Sào Nam, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Số tài khoản thứ nhất: 8668 8866 tại ngân hàng VP Bank chi nhánh Nghệ An. Số tài khoản thứ hai: 220 0101 6868 666 tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nghệ An. Số tài khoản thứ ba: 140 2129 7777 017 tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Nghệ An. Vốn điều lệ là: 1.200.000.000 đồng ( Một tỷ hai trăm triệu đồng) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 5
  6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bảng 1.1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN GÓP VỐN STT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ Giá trị Phần Số CMND khẩu thường trú góp vốn góp (tr.đ) vốn (%) 1 Đinh Văn Tạo Khối Minh Phúc, 396 33 182249443 phường Hưng Phúc, tp Vinh, tỉnh Nghệ An 2 Nguyễn Hồng Khối 13, phường 288 24 182112033 Ngọc Hưng Bình, tp Vinh, tỉnh Nghệ An 3 Đinh Văn Thông Xóm 7, xã Nghi 288 24 182558590 Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 4 Phan Hồng Tâm Khối 3, thị trấn 204 17 182065503 Hoàng Mai, Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 5 Đinh Thị Long Xóm 7, xã Nghi 24 2 186120194 Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. (Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Quá trình hình thành và phát triển của công ty được thể hiện qua các giai đoạn như sau: Từ tháng 12/2007 đến 3/2008, giai đoạn củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng và trang bị cơ sở vật chất. Giai đoạn này nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là hoạt động thương mại, quảng bá và giới thiệu về công ty, giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ mà công ty cung ứng ở thị trường trong tỉnh và khu vực. Bắt đầu từ tháng 3/2008 ngoài nhiệm vụ kinh doanh thương mại, công ty đã tổ chức thi công lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy cho các công trình dân dụng và công nghiệp. Công trình thực hiện đầu tiên là lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy cho Chợ Vinh, địa điểm Phường Hồng Sơn, thành phố Vinh. Tính đến tháng 3 năm 2011, Công ty đã lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy cho 58 công trình dân dụng và công nghiệp ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Từ tháng 12/2007 đến 2/2010 Công ty lấy trụ sở tại số 236, đường Nguyễn Văn Cừ, tp Vinh, tỉnh Nghệ An. Từ tháng 2/2010 đến nay Công ty chuyển trụ sở về Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 6
  7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Lô 20, dãy biệt thự liền kề Vinaconex 9, Đại lộ Lê Nin, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Để phát triển quy mô và tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn, công ty đã chủ động đầu tư và lập nên hai văn phòng đại diện. Tháng 6/2009 lập văn phòng đại diện Số 1, tại số 5 đường Nguyễn Trãi, Thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; tháng 5/2010 mở văn phòng đại diện Số 2, tại số 28 đường Sào Nam, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Để có được sự phát triển như ngày hôm nay là vì ngay từ ngày đầu thành lập công ty đã nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức, kiến thiết cơ sở vật chất kỹ thuật để đi vào hoạt động. Với thế mạnh của công ty là đội ngũ cán bộ cốt cán có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy chữa cháy. Vì thế việc tiếp cận thị trường ngay từ bước đầu đã có nhiều thuận lợi. Công ty đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong Tỉnh. Thông qua việc tổ chức các đợt marketing với quy mô lớn công ty đã tạo ra làn sóng mới bằng việc cung ứng các thiết bị phòng cháy chữa cháy với giá cạnh tranh cao và các dịch vụ chăm sóc khách hàng như miễn phí tư vấn các thủ tục quản lý Nhà nước về công tác PCCC, thực hiện miễn phí công tác bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị và hệ thống PCCC Vì vậy đã tạo điều kiện cho việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh của công ty đến đông đảo khách hàng mục tiêu. Tiếp đến là việc công ty trúng thầu và thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các công trình trọng điểm, quy mô lớn như toà nhà cao tầng Techco, Trụ sở làm việc Công an Tỉnh Nghệ An, hệ thống PCCC Chợ Vinh xây mới, siêu thị Big C Vì vậy đã làm cho uy tín công ty ngày một nâng lên, các đơn hàng ngày càng nhiều hơn, quy mô công ty ngày càng tăng lên về nguồn nhân lực và địa bàn hoạt động cũng được mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trong khu vực Miền Trung. Tính tại thời điểm hiện tại tổng cộng cán bộ công nhân viên công ty gồm 64 người, thị trường hoạt động thường xuyên ở cả ba tỉnh từ Hà Tĩnh, Nghệ An đến Thanh Hóa. 1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH PCCC Nhất Việt 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh: Giấy đăng ký kinh doanh số 2900921823 ngày 03/12/2007 do Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An cấp đã quy định ngành nghề kinh doanh của công ty là : - Mua bán, lắp đặt các thiết bị: phòng cháy chữa cháy, chống trộm; - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, đường dây và trạm biến áp đến 35KV; - Lắp đặt các thiết bị cơ khí, điện, nước; chế tạo các loại cửa - Mua bán, lắp đặt các thiết bị vi tính; - Mua bán hàng hóa văn phòng phẩm ( trừ những loại nhà nước cấm), văn phóng phẩm; - Khai thác chế biến các loại khoáng sản ( trừ khoáng sản nhà nước cấm). Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 7
  8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm vi hoạt động của Công ty trải khắp các tỉnh Bắc Miền Trung nhưng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An với phương châm lấy chử tín làm đầu, dựa trên mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, cạnh tranh lành mạnh, các sản phẩm của Công ty sản xuất luôn đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và có uy tín với khách hàng để khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ : Ngành nghề chủ yếu của Công ty: Mua bán, lắp đặt các thiết bị PCCC và Xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, đường dây và trạm biến áp đến 35 KV. Khi thực hiện lắp đặt cho mổi công trình đền có cán bộ kỷ thuật theo dõi giám sát quá trình thi công, tiến độ thực hiện về thời gian, chất lượng. Quá trình thực hiện thi công phải tổ chức xây dựng các yếu tố như: Nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố chi phí khác. * Quy trình tổ chức SXKD tạo sản phẩm của Công ty: Quy trình sản xuất của Công ty có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở các địa điểm khác nhau. Thường thường quy trình sản xuất của các công trình tiến hành theo các bước sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức sản xuất tạo sản phẩm của Công ty Thực tế Tiến Lập Sử dụng các Sản phẩm là thu thập hành ký phương yếu tố chi phí các công trình, tài liệu kết các án thi NVL, NCTT, hạng mục công cần thiết hợp đồng công CPSXC trình (Nguồn: Phòng tổ chức – Công ty TNHH PCC Nhất Việt) 1.2.3. Đặc điểm tổ chức Bộ máy quản lý Công ty TNHH PCCC Nhất Việt là một công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, địa bàn hoạt động rộng. Công ty đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh, có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đảm bảo đứng vững và phát triển trong điều kiện hiện nay.Bộ máy quản lý Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng chức năng đã đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 8
  9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CHỦ TỊCH HĐTV KIÊM GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT KINH DOANH P. KỸ P. BẢO P. KINH P. KẾ P. DỰ P. HÀNH THUẬT HÀNH DOANH TOÁN ÁN CHÍNH THIẾT KẾ PCCC, ỨNG DỤNG CÔNG NGHIỆ MỚI P. MARKETING P.TRÁCH KT CHỮA CHÁY BỘ PHẬN THI CÔNG P.TRÁCH KT BÁO CHÁY ( Nguồn: Quy chế hoạt động Công ty TNHH PCCC Nhất Việt ) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 9
  10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp * Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: + Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; + Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; + Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; + Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; + Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. * Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây: + Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; + Quyết định vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày công ty; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; + Ký kết hợp đồng nhân danh công ty; + Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên; + Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Tuyển dụng lao động; * Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: + Phó giám đốc phụ trách kinh doanh là người giúp việc cho giám đốc. Trực tiếp chỉ đạo bộ phận kinh doanh. + Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm trình Ban giám đốc và Hội đồng thành viên phê duyệt. Đồng thời chủ động triển khai các chiến dịch marketing, tiếp xúc khách hàng, bán hàng, mua hàng, vật tư, công cụ dụng cụ phụ vụ sản xuất kinh doanh. + Quản lý nhân sự phòng kinh doanh, phòng Marketing, phòng dự án. * Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật là người giúp việc cho giám đốc. Trực tiếp chỉ đạo bộ phận kỹ thuật, các tổ sản xuất xây lắp thi công PCCC. + Trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch thi công hàng năm trình Ban giám đốc và Hội đồng thành viên phê duyệt. Đồng thời chủ động triển khai kế hoạch thiết kế, thi công công trình PCCC theo hợp đồng đã ký kết. Tổ chức đào tạo kỹ thuật, kiểm tra và nâng cao tay nghề cho đội nghũ cán bộ kỹ thuật. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 10
  11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp * Phân chia trách nhiệm và chức năng cuả các phòng ban như sau : + Phòng Kỹ thuật : Bao gồm các bộ phận : - Bộ phận khảo sát thiết kế : là bộ phận chuyên đi khảo sát, nghiên cứu các công trình để đưa ra các phương án và bản vẽ thiết kế PCCC cho các công trình đó. - Bộ phận thi công : là bộ phận chuyên thực hiện công việc thi công các hạng mục của công trình theo đúng bản thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt về PCCC. + Phòng bảo hành: Tổ chức bảo hành các sản phẩm hàng hóa do trực tiếp công ty cung cấp. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bão dưỡng, bảo trì các hệ thống PCCC do công ty thực hiện theo cam kết bảo hành. Tổ chức cung ứng các dịch vụ bảo dưỡng hệ thống PCCC cho các công trình dân dụng và công nghiệp. Phòng bảo hành gồm các tổ bộ phận: - Bộ phận duy tu và sửa chữa thiết bị . - Bộ phận xúc nạp và hoàn thiện bình chữa cháy . - Bộ phận nghiên cứu bảo hành và bảo trì sản phẩm. + Phòng Kinh doanh : thực hiện công việc mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty đối với các bạn hàng . Phòng kinh doanh bao gồm các bộ phận : - Bộ phận nghiên cứu thị trường và xuất nhập khẩu . - Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm . + Phòng kế toán : chịu trách nhiệm chính là kế toán trưởng . - Kế toán trưởng bao quát và quản lý chung các bộ phận kế toán: > Kế toán công trình . > Kế toán thanh toán . > Kế toán chi phí và tính giá sản phẩm . > Kế toán toán kho quỹ và ngân hàng . + Phòng Marketing: Xây dựng và triển khai công tác marketing và tiếp cận khách hàng. Thu thập thông tin khách hàng và đối thủ cạnh tranh, phối hợp cùng phòng kinh doanh tổ chức thực hiện dự án lắp đặt hệ thống PCCC với quy mô lớn. + Phòng hành chính tổng hợp: - Thực hiện công tác hành chính văn phòng. - Duy trì chế độ giờ giấc làm việc, hội họp - Chăm lo đời sống, chế độ lương, thưởng, phúc lợi, cho cán bộ công nhân viên. . 1.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty. 1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 11
  12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bảng 1.2 : Bảng so sánh tình hình Tài sản và Nguồn vốn năm 2010- 2011 Đơn vị tính: VNĐ Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ Chỉ tiêu Tỷ trọn Tỷ lệ Số tiền Số tiền trọng Số tiền g (%) (%) (%) Tài sản 1.266.494.838 64,8 3.305.276.823 83,1 2.038.781.985 160,9 ngắn hạn Tài sản dài 688.981.268 35,3 671.201.008 16,9 (17.780.260) -2,9 hạn Tổng tài 1.955.476.106 100 3.976.477.831 100 2.021.001.725 158 sản Nợ phải 963.733.818 49,3 2.779.945.100 69,9 1.816.211.282 188,5 trả Vốn chủ 991.742.288 50,7 1.196.532.731 30,1 204.820.443 20,6 sở hữu Tổng 1.955.476.106 100 3.976.477.831 100 2021001725 208,5 nguồn vốn (Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCC Nhất Việt) Phân tích: Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn trên ta có thể đưa ra một số phân tích sau: Tổng tài sản năm 2011 tăng 2.021.001.725 so với năm 2010, tương ứng tăng 158%. Việc tăng này chủ yếu là do tài sản ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.038.781.985, tương ứng tăng 160,9%. Tài sản ngắn hạn năm 2011 chiếm tỉ trọng 64,8%, sang năm 2010 tăng lên đến 83,1% trên tổng tài sản. Trong khi đó, tài sản dài hạn năm 2010 chiếm 35,3% trên tổng tài sản, đến năm 2011 giảm còn 16,9%, tương ứng mức giảm 17.780.260 và tỷ lệ giảm với tỷ lệ 2,9%. Điều đó chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty tăng do môi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh tranh cao và công ty đang chuyển dần đầu tư theo chiều rộng, vào máy móc thiết bị phục vụ thi công sản xuất. Mặt khác, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 (1.196.532.731) tăng so với năm 2010 (991.742.288) là 204.820.443, tương ứng với mức tăng 20,6%. Vốn chủ sở hữu năm 2011 (30,1%) chiếm tỷ trọng ít hơn so với năm 2010 (50,7%) trong tổng nguồn vốn. Như vậy, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Tuy nhiên, ta có thể thấy tốc độ tăng quy mô nguồn vốn chủ sở hữu luôn nhỏ hơn tốc độ tăng quy mô tài sản. Từ đó, có thể thấy hầu như các tài sản của Công ty đều được tăng lên từ nguồn vốn đi vay. Nợ Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 12
  13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp phải trả có xu hướng tăng, năm 2010 chiếm 49,3%, năm 2011 chiếm 69,9% trong tổng nguồn vốn, tương ứng tăng 1.816.211.282, với tỷ lệ 188,5%. Do mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty yêu cầu phải huy động một nguồn vốn lớn, trong khi đó đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là thu hồi vốn chậm cho nên vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay, Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn. Nợ phải trả tăng lên do trong quá trình thi công công trình, Công ty chủ yếu là mua nợ các vật liệu phục vụ thi công, phải trả người bán tăng lên, thêm nữa là sự tăng lên của vốn vay ngân hàng do Công ty vay để đầu tư vào sản xuất. 1.3.2. Phân tích tình hình tài chính. Bảng 1.3: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính năm 2010 -2011 Chênh Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 lệch 991.742.288 1.196.532.731 Tỷ suất tài trợ % = 0.46 = 0.3 -0,16 1.955.476.106 3.976.477.831 Tỷ suất đầu 688.981.268 671.201.008 % = 0.35 = 0,17 -0,18 tư 1.955.476.106 3.976.477.831 Khả năng 1.955.476.106 3.976.477.831 thanh toán Lần = 2.03 = 1,43 -0,59 963.733.818 2.779.945.100 hiện hành Khả năng 524.863.277 31.219.673 thanh toán Lần = 0,54 = 0,028 ` 0,512 963.733.818 1.080.446.100 nhanh Khả năng 1.266.494.838 3.305.276.823 thanh toán Lần = 1,3 = 3,06 1,76 963.733.818 1.080.446.100 ngắn hạn ( Nguồn: Phòng kế toán - Công ty TNHH PCC Nhất Việt) Phân tích *Tỷ suất tài trợ: chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập về tài chính của công ty * Tỷ suất tài trợ năm 2011 là 30% (nhỏ hơn 50%) cho thấy một bộ phận tài sản cố định của công ty được đầu tư bằng vốn vay. Điều này chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty không cao. Tỷ suất tài trợ năm 2011 giảm 16% so với năm 2010 là do mức tăng của vốn chủ sở hữu không nhanh nhiều bằng mức tăng của tổng nguồn vốn, thể hiện khả năng chủ động về tài chính của công ty đang giảm. * Tỷ suất đầu tư thể hiện tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này năm 2011 giảm 0,18 % so với năm 2010 là do công ty không Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 13
  14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, đổi mới kỹ thuật, công nghệ để tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài. * Khả năng thanh toán hiện hành: Nhìn chung khả năng thanh toán hiện hành năm 2011 giảm so với năm 2010. Năm 201, công ty cứ đi vay 1 đồng thì có 2.03 đồng tài sản đảm bảo, nhưng sang năm 2011 thì cứ 1 đồng đi vay chỉ có 1.43 đồng tài sản đảm bảo, giảm 0,59 lần so với năm 2010. Chỉ tiêu này cho thấy các khoản huy động bên ngoài không có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên sự thay đổi này là không đáng kể, hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty vẫn nằm trong giới hạn an toàn, chứng tỏ Công ty quản lý tài chính một cách hợp lý, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả , nợ ngắn hạn mà không bị ứ đọng vốn. * Khả năng thanh toán nhanh năm 2011 giảm 0,512 lần so với năm 2010. Điều này chứng tỏ việc giảm khả năng thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn và sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh của công ty kém ổn định hơn. * Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011 tăng 1,76 lần so với năm 2010 là do trong năm qua doanh nghiệp đã tích cực hơn trong việc thanh toán các khoản nợ. Chỉ tiêu này năm 2011 lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của đơn vị được đảm bảo hơn. 1.4. Tổ chức công tác kế toán 1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Toàn công ty có một phòng kế toán, gồm 6 người. Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động tài chính của công ty đến các đơn vị trực thuộc dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Tại các đơn vị trực thuộc mỗi đơn vị cú một tổ chức kế toán do một tổ trưởng phụ trách thực hiện toàn bộ cụng tác hạch toán tại đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán công ty để kiểm tra và tổng hợp số liệu tại đơn vị mình. Phòng kế toán công ty trực tiếp việc ghi sổ kế toán những nội dung kinh tế phát sinh ở văn phòng công ty, đội thi công công trình lập báo cáo về các nội dung trên. Đồng thời nhận định kỳ thu nhận, kiểm tra xét duyệt báo cáo kế toán chung toàn công ty. Mặt khác, phòng kế toán còn có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra kế toán ở các đơn vị trực thuộc. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 14
  15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán vật tư, Kế toán thanh toán với Kế toán CPSX và Thủ Tài sản,công cụ Ngân hàng, công nợ xác định kết quả quỹ dụng cụ phải thu, phải trả kinh doanh Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Trong đó: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và ban lãnh đạo Công ty về công tác tài chính của Công ty trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh thực tế để có phương án hạch toán hợp lí, hiệu quả phù hợp với chuyên môn của các thành viên, đồng thời kiểm soát mọi hoạt động tài chính để có thể tham mưu cho Giám đốc Công ty. Cuối kì kế toán lập báo cáo tài chính. - Kế toán vật tư, tài sản, công nợ: Chịu trách nhiệm theo dõi việc tăng, giảm TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ, tình hình nhập xuất vật tư, CCDC trên sổ chi tiết CCDC, lập báo cáo nhập xuất tồn kho vật tư tại các phân xưởng, phân tích mức độ tăng giảm vật tư đã sử dụng so với định mức, từ đó đề xuất ý kiến nhằm tiết kiệm vật tư trong quá trình sử dụng. - Kế toán thanh toán, công nợ phải thu, phải trả: Chịu trách nhiệm trong việc theo dõi và thanh toán các chế độ cho cán bộ công nhân viên như: Tiền lương, thưởng, BHXH, BHTN, tai nạn, ốm đau, thai sản theo dõi công nợ phải thu, phải trả và tình hình chu chuyển tiền vốn, tiền mặt, tiền gửi trên các loại sổ chi tiết tương ứng. - Kế toán chi phí sản xuất và xác định kết quả kinh doanh: Tập hợp CPSX phát sinh trong kì và xác định giá thành công trình hoàn thành, tập hợp và kết chuyển các chi phí ngoài sản xuất và giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thu, chi quản lí tiền mặt, theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kiểm quỹ, đối chiếu sổ quỹ với số tiền hiện có và chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp. 1.4.2. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán. 1.4.2.1. Một số đặc điểm chung cần giới thiệu. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 15
  16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH PCCC Nhất Việt hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy và chịu sự điều chỉnh của của luật doanh nghiệp. Do đó công tác kế toán ở công ty được thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành do Bộ tài Chính ban hành. * Niên độ kế toán: Theo QĐ : 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. * Hình thức ghi sổ: ghi sổ theo hình thức chứng từ – ghi sổ. * Phương pháp tính thuế GTGT: tính thuế theo phương pháp khấu trừ. * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên . * Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo nguyên giá và thời gian sử dụng * Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất: Tính theo phương pháp bình quân gia quyền. 1.4.2.2. Tổ chức các phần hành kế toán cụ thể. a. Phần hành kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. * Chứng từ kế toán sử dụng: * Các nghiệp vụ kinh tế nhập xuất nguyên vật liệu trong công ty đều phải lập chứng từ đầy đủ, đúng quy định. Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính, các chứng từ liên quan đến NVL bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT) - Biên bản kiệm nghiệm vật tư (Mẫu 03-VT) - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04-VT) - Bản kiểm kê vật tư công cụ, sản phẩm hàng hoá (Mẫu 05-VT) - Bảng kê mua hàng (Mẫu 06-VT) - Bảng phân bổ NVL, Công cụ dụng cụ (Mẫu 07-VT) - Hoá đơn GTGT (Mẫu 01 GTKT-3LL) - Hoá đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02 GTKT-3LL) - Phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03PXK-3LL) * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 152 “nguyên vật liệu” Tài khoản 151 “hàng mua đang đi đường” Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: TK 111, 112, 331, 642, 621 * Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết TK 152 Sổ cái TK 152 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 16
  17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chứng từ ghi sổ * Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ - ghi sổ: Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Phiếu nhậpkho Phiếu xuất kho Sổ ĐK chứng từ-ghi Chứng từ ghi sổ sổ Sổ chi tiết NVL,CCDC Sổ cái TK 152,153 Bảng tổng hợp chi tiết NVL,CCDC Báo cáo tải chình Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Quan hệ đối chiếu b. Phần hành kế toán vốn bằng tiền: * Chứng từ kế toán sử dụng Bao gồm: - Phiếu thu (Mẫu sổ 01-TT) - Phiếu chi (Mẫu sổ 02-TT) - Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu sổ 03-TT) - Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu sổ 04-TT) - Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu sổ 05-TT) - Biên lai thu tiền (Mẫu sổ 06-TT) - Bảng kiểm kê quỹ(dùng cho VND) (Mẫu sổ 08a-TT) - Bảng kê chi tiền (Mẫu sổ 09-TT) * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 111: “tiền mặt” 1111: “tiền Việt Nam” 1112: “ngoại tệ” Tài khoản 112: “tiền gửi ngân hàng” 1121: “tiền Việt Nam” Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 17
  18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1122: “ngoại tệ” * Sổ kế toán sử dụng; Bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt Sổ cái tài khoản 111,112 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ * Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ-Ghi sổ: Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp vốn bằng tiền Phiếu thu, giấy báo Sổ quỹ nợ Sổ Đk chứng từ- Chứng từ-Ghi sổ ghi sổ Sổ Cái Báo cáo tài chính Công ty không áp dụng sổ chi tiết nên trên sơ đồ không có sổ này c. Phần hành kế toán chi phí -giá thành * Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu chi (Mẫu sổ 02-TT) - Bảng tính và phân bổ KHTSCĐ (Mẫu sổ 06-TSCĐ) - Hoá Đơn GTGT (Mẫu sổ 01GTKT-3LL) - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu sổ 02 LĐTL) - Phiếu Xuất kho (Mẫu sổ 02-VT) - Bảng chấm công (Mẫu sổ 01a- LĐTL) - Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành (Mẫu sổ 05-LĐTL) * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621: “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản 622: “chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản 623: “chi phí sử dụng máy thi công” Tài khoản 627: “chi phí sản xuất chuag” Tài khoản 154: “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 18
  19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tài khoản 155: “thành phẩm” * Sổ kế toán sử dụng: Bao gồm: Sổ chi tiết của các tài khoản 621, Tk 622, Tk 623, Tk 627, Tk 154 Sổ cái các tài khoản 621, Tk 622, Tk 623, Tk 627, Tk 154 Sổ đăng ký chứng từ -ghi sổ Chứng từ ghi sổ * Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ-Ghi sổ Sơ đồ 1.6: Hạch toán tổng hợp chi phí - giá thành Phiếu xuất kho Sổ chi tiết CPSX Hoá đơn GTGT Chứng từ ghi sổ Sổ ĐK Thẻ Bảng Tổng CTGS tính giá thành Hợp CPSX theo đối tượng Sổ cái TK621 ,622 ,623,627, 154 Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Quan hệ đối chiếu d. Phần hành kế toán doanh thu và xác định kết quả * Chứng từ kế toán sử dụng: - Hoá Đơn GTGT (Mẫu sổ 01GTKT-3LL) - Phiếu Xuất kho (Mẫu sổ 02-VT) - Phiếu thu (Mẫu sổ 01-TT) - Hoá đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02 GTKT-3LL) * Tài khoản sử dụng: Bao gồm: Tài khoản 641 “chi phí bán hàng” Tài khoản 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” Tài khoản 632 “gía vốn hàng bán” Tài khoản 635 “ chi phí tài chính” Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 19
  20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tài khoản 515 “doanh thu hoạt động tài chính” Tài khoản 711 “thu nhập khác” Tài khoản 811 “chi phí khác” Tài khoản 5112 “doanh thu bán các thành phẩm xây lắp hoàn thành” Tài khoản 911 “xác định kết qủa kinh doanh” * Sổ kế toán sử dụng Sổ cái các tài khoản 641, TK 642, TK 632, TK 511,TK 515, TK 711, TK 811, TK911,Sổ chi tiết các tài khoản 641, TK 642, TK 632, TK 911,Sổ ĐK CTGS, Chứng từ ghi sổ * Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ-Ghi sổ: Sơ đồ 1.7: Hạch toán tổng hợp doanh thu – xác định kết quả kinh doanh Phiếu xuất kho Hoá đơn GTGT Phiếu thu,PC Sổ chi tiết Tk642, TK632,Tk511,Tk Sổ ĐK CTGS Chứng từ ghi sổ 641,Tk 911 Sổ cái các Tk642, TK632,Tk511,Tk Bảng tổng hợp 641,Tk 911 chi tiết Bảng CĐ SPS Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Quan hệ đối chiếu 1.4.3. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính Công ty đã áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam(VNĐ) - Niên độ kế toán: Niên độ kế toán Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12. - Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty bao gồm:. + Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01 - DN Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 20
  21. Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B03 - DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 - DN + Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 - DN - Hệ thống báo cáo nội bộ của Công ty: + Báo cáo tình hình chi phí sản xuất kinh doanh + Báo cáo tình hình công nợ phải thu, công nợ phải trả + Báo cáo tình hình số dư tiền vay, số dư tiền gửi. 1.4.4. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán Nhằm mục đích đảm bảo cho công tác kế toán trong Công ty thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý và đặc biệt là cung cấp thông tin khi tham gia hoạch định, lên kế hoạch tham gia dự thầu, phân tích năng lực để đầu thầu công trình, gói công trình cần phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra kế toán trong nội bộ Công ty theo đúng nội dung, phương pháp nhằm đảm bảo việc chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính cho Công ty ttrong mọi hoàn cảnh.  Bộ phận kiểm tra: Giám đốc và Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo kiểm tra.  Phương pháp kiểm tra: - Phương pháp đối chiếu trực tiếp: Tổ chức so sánh, xem xét về mặt trị số của cùng một chỉ tiêu các tài liệu khác nhau (Đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau). - Phương pháp cân đối: Kiểm tra cân đối cụ thể. Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn vốn Tổng tài sản = Tài sản dài hạn + Tài sản ngắn hạn Tổng Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tổng phát sinh nợ = Tổng phát sinh có Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng - Phát sinh giảm  Căn cứ kiểm tra: Dựa vào các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán, chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính, chế độ thể lệ kế toán hiện hành. Trình tự kiểm tra tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt. Báo cáo kế toán Sổ kế toán Chứng từ kế toán Hiện nay từ thực tế tại Công ty em nhận thấy rằng công tác kiểm tra kế toán không được tiến hành thường xuyên, phương pháp chính là kiểm tra định kỳ, nó xuất phát từ mục đích quản lý bất thường nhằm phục vụ cho một yêu cầu nào đó của Công ty trong thời điểm nhất định. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 21
  22. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Theo em, bản thân công tác kiểm tra kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý, công tác kế toán tại Công ty nhằm ngăn ngừa, phát hiện những mặt yếu kém, những dấu hiệu xấu trong quản lý và kế toán. Do vậy, công tác kế toán cần được thường xuyên tiến hành theo đúng chế độ quy định. 1.5. Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển trong công tác kế toán tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt. 1.5.1. Thuận lợi. - Địa bàn hoạt động của Công ty tập trung, các phòng ban, phân xưởng , kho nguyên vật liệu tập trung một nơi nên ban lãnh đạo có thể giám sát chặc chẽ, nắm bắt tình hình và sớm đưa ra được quyết định kinh doanh kịp thời phù hợp. - Giữa các thành viên trong Công ty có mối quan hệ rất tốt, luôn hỗ trợ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống, nhờ thế mà công việc diễn ra trôi chảy, đúng tiến độ. - Là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên công ty đã sử dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006 QĐ-BTC và thực hiện đúng toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng các thông tư hướng dẫn. - Bộ máy kế toán của Công ty là đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệp dày dặn, luôn hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao. Các phương pháp đánh giá và hoạch toán hàng tồn kho đã được áp dụng phù hợp với tình hình của Công ty hiện nay. - Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”, đây là hình thức ghi sổ đang được phần lớn các Công ty sử dụng , em nhận thấy hình thức này phù hợp với quy mô cũng như trình độ cán bộ kế toán tại Công ty. 1.5.2. Khó khăn. - Công ty có quy mô vừa và nhỏ, vốn ít trong khi số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy lại rất nhiều, đây là thách thức lớn mà Công ty phải vượt qua. - Hình thức “Chứng từ ghi sổ” tuy phù hợp với việc theo dõi tình hình chung Công ty song cũng rất dễ hoạch toán trùng, đòi hỏi kế toán phải tập trung cao độ. - Công tác tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp nguyên giá và thời gian sử dụng cũng như công tác tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền chưa phán ánh đúng tình hình tài sản và vật tư hiện có của Công ty. - Hiện nay, nhân viên kế toán tại Công ty còn kiêm nhiệm nhiều phần hành khiến công việc gặp nhiều khó khăn khi một người nào đó nghỉ đột xuất. Hơn nữa, hiện tai thủ quỹ Công ty còn kiêm kế toán tiền lương; điều nay đã sai với nguyên tắc bất kiêm nhiệm vì dễ dẫn tới hành vi gian lận. - Tại thời điểm hiện tại Công ty chưa thu hút được nguồn vốn cho vay của các bạn hàng cũng như việc sử dụng vốn chủ sở hữu chưa thực sự hiệu quả. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 22
  23. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.5.3. Phương hướng phát triển. - Cán bộ kê toán cần nắm được chế độ kế toán chung đồng thời công tác tính toán phân bổ khẩu hao TSCĐ, tính giá vật tư xuất kho phải được thực hiện một cách chính xác hơn nữa. - Trong thời gian tới Công ty cần xây dựng, thiết kế một phần mềm kế toán máy để thuận lợi hơn trong công tác kế toán nhằm giảm thiểu sai sót, dễ đối chiếu, kiểm tra. - Ban lãnh đạo Công ty phải không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực quản lý và linh hoạt trước những thay đổi dù là nhỏ nhất của thị trường để kịp thời nắm bắt, xác định đúng hướng tạo cho mình một uy tín và thế đứng vững chắc trên thương trường. - Tiếp tục đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, cũng cố tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý thống nhất giữa các phòng ban, phân xưởng. - Trong thời gian tới, Công ty nên tuyển dụng thêm nhân viên kế toán để không còn tình trạng một nhân viên kiêm hai, ba phần hành như hiện nay, một mặt nhằm tránh thất thoát tài sản mặt khác để dễ theo dõi, kiểm tra. - Cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu hút nguồn vốn vay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế về vốn chủ sở hữu, trang thiết bị hiện đại mà Công ty hiện có. - Với tình hình thị trường có nhiều biến động như hiện nay, giá cả các mặt hàng vật tư cũng như máy móc thiết bị lên xuống thất thường, ban lãnh đạo Công ty nên có chủ trương dự trữ vật tư cho phù hợp cũng như các chiến lược kinh doanh sao cho không để vốn ứ đọng, không sinh lời như hiện nay. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 23
  24. Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHẤT VIỆT. Là một doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh rộng, đa dạng. Trong đó các thành viên hoạt động trên một lĩnh vực riêng biệt và có sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác nhau. Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên trong báo cáo chỉ xin trình bày nội dung cơ bản nhất ở đơn vị có phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành phản ánh được thực trạng công tác kế toán tại doanh nghiệp này, đó là xí nghiệp cơ khí. 2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt 2.1.1 Các loại sản phẩm và đặc điểm sản phẩm: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty rất đa dạng nên công ty cũng có rất nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú. Các loại sản phẩm của công ty gồm có: - Xuất nhập khẩu các mặt hàng như thiết bị pccc, chống trộm, chống sét, camera quan sát để sử dụng và bán cho các doanh nghiệp khác, xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của công ty sang các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Cửa sổ, cửa đi, vách ngăn bằng vật liệu u-PVC cao cấp, Cửa nhôm và hệ vách nhôm kính lớn tiêu chuẩn chất lượng châu Âu; Hệ thống cửa gỗ thông phòng và cửa đi chính; Cửa nhôm gỗ cao cấp; Các sản phẩm kính như: kính an toàn, kính cường lực, hộp kính, kính hoa văn. - Dịch vụ vận tải: chủ yếu là vận tải đường thuỷ, chuyên chở khách đi các nơi trong khu vực Đông Nam Á, vận chuyển hàng hoá đi các nơi trong khu vực Đông Nam Á cho các công ty có nhu cầu cần vận chuyển. 2.1.2 Nội dung chi phí sản xuất: Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Hay nói cách khác, quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hoá là quy trình kết hợp của 3 yếu tố. Tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động. Trong điều kiện quan hệ kinh tế, hàng hoá, tiền tệ, các yếu tố đó được coi là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất gọi là chi phớ sản xuất. Như vây: “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phớ sản xuất cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định ” . Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 24
  25. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất: Phân loại chi phớ sản xuất là việc xắp xếp các chi phí sản xuất khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên việc lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu công tác quản lí và kế toán. * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế: - Chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ. + Nguyên vật liệu chính gồm có: Thép hộp các loại, thanh propile, kính các loại, nhựa . + Nguyên vật liệu phụ gồm có: ốc vít, đinh, sơn, que hàn - Chi phí nhân công bao gồm lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHTN - Chi phí sản xuất chung gồm chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại ). * Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: Thép hộp các loại, thanh propile, kính các loại . - Chi phí nhân công trực tiếp gồm: lương, phụ cấp, BHXH, BHTN - Chi phí sản xuất chung: Chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng sản xuất, tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng . 2.1.4 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các loại chi phi được tập hợp trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên, quan trọng trong toàn bộ công tác quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất một cách kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định là cơ sở, tiền đề quan trọng để kiểm tra, kiểm soát chi phí sản xuất, tăng cường trách nhiệm vật chất với các bộ phận, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính giá thành. Đối tượng hạch toán ở công ty: Chế tạo và lắp đặt các loại cửa Eurowindow cao cấp và hạng mục công trình. Cụ thể là đóng mới cửa sổ mở trượt, cửa đi mở quay Eurowindow. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 25
  26. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.1.5 Tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm. * Kỳ tính giá thành sản phẩm: Đối với Công ty TNHH PCCC Nhất Việt, kỳ tính giá thành là 1 tháng. Trong đó, các chi phí phát sinh theo trình tự thời gian từ đầu tháng đến cuối tháng được ghi chép từng ngày. * Phương pháp tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại công ty: Công ty tính giá thành cho từng công trình theo phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Công ty TNHH PCCC Nhất Việt sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp (còn gọi là phương pháp tính giá thành giản đơn). Đối với loại chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng thì tập hợp trực tiếp vào sổ chi tiết của đối tượng đó, còn loại chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng thì kế toán dựa vào nhiều tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đối tượng và ghi vào sổ chi tiết chi phí tương ứng. Đến kỳ tính giá thành kế toán dựa vào sổ tập hợp chi phí sản xuất và kết quả kiểm kê, tính giá thành sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức: Tổng giá thành = Giá trị SP dở + CP SX phát - Giá trị SP dở dang SP hoàn thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Những đơn đặt hàng nào cuối quý sản xuất chưa xong thì toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng đó chính là chi phí sản phẩm dở dang. 2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt. 2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối tượng hạch toán chủ yếu là nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp để chế tạo cửa sổ mở trượt, cửa đi mở quay Eurowindow. Cụ thể gồm thép hộp các loại, thanh propile, kính các loại, nhựa * Chứng từ kế toán sử dụng và tài khoản sử dụng: - Chứng từ sử dụng: + Phiếu xuất kho. + Hoá đơn mua hàng. + Sổ chi tiết tài khoản 621. - Tài khoản sử dụng: công ty sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình. * Trình tự hạch toán: Vật liệu sử dụng cho công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình đó.Trường hợp không tách riêng được thì tiến hành phân bổ cho từng công trình theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu hay theo khối lượng thực hiện hoàn thành. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 26
  27. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 1: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: 02-VT Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính PHIẾU XUẤT KHO Số : 26 Ngày 03 tháng 01 năm 2012 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ và tên người nhận: Trần Minh Quân Đơn vị : Tổ liên hợp Lý do xuất : Chế tạo Cửa sổ mở trượt Xuất tại kho : Xí nghiệp TT Tên vật tư,hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép hộp các loại kg 500 18.700 9.350.000 Tổng 9.350.000 Số tiền viết bằng chữ: Chín triệu ba trăm năm mươi ngàn đồng Ngày 03 tháng 01 năm 2012 Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 27
  28. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Căn cứ vào phiếu xuất kho cuối tháng kế toán lên bảng tổng hợp phiếu xuất kho. Biểu số 2: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: C21-HD Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU XUẤT KHO Tháng 1 năm 2012 Tên công trình : Chế tạo cửa sổ mở trượt Chứng từ Tên vật tư, Số ĐVT Đơn giá Thành tiền Số Ngày hàng hoá lượng Thép hộp các PXK26 3/1 Kg 500 18.700 9.350.000 loại PXK27 3/1 Thanh propile Kg 700 34.650 24.255.000 PXK28 4/1 Kính trắng 8ly m2 100 151.800 15.180.000 PXK29 7/1 Kính trắng 5ly m2 300 79.200 23.760.000 Kính màu XĐ PXK30 10/1 m2 160 143.000 22.880.000 5ly PXK31 Vật liệu phụ Bộ 1 485.000 485.000 Tổng 95.910.000 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 28
  29. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng kê phiếu xuất kho để lên sổ chi tiết tài khoản 621. Biểu số 3: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S38-DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 Tháng 1 năm 2012 Chế tạo cửa sổ mở trượt Chứng từ TK Thành tiền Tên vật tư, hàng hoá đối Số Ngày Nợ Có ứng PXK26 3/1 Thép hộp các loại 152 9.350.000 PXK27 3/1 Thanh propile 152 24.255.000 PXK28 4/1 Kính trắng 8ly 152 15.180.000 PXK29 7/1 Kính trắng 5ly 152 23.760.000 PXK30 10/1 Kính màu XĐ 5ly 152 22.880.000 PXK31 14/1 Vật liệu phụ 152 485.000 Kết chuyển chi phí NVL trực 31/1 95.910.000 tiếp sang TK 154 Tổng 95.910.000 95.910.000 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Căn cứ vào bảng tổng hợp phiếu xuất kho kế toán lên bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 621 vào cuối tháng. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 29
  30. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 4: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: C21-HD Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 Tháng 1 năm 2012 Số dư Số dư Số phát sinh trong kỳ T Tên công trình đầu kỳ cuối kỳ T Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Cửa sổ mở trượt 95.910.000 95.910.000 2 Cửa đi mở quay 102.315.000 102.315.000 Tổng 198.225.000 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu kế toán lên chứng từ ghi sổ. Biểu số 5: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S02b - DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 107 Ngày 31 tháng 1 năm 2012 Số hiệu tài Ghi Trích yếu khoản Số tiền chú Nợ Có Xuất vật liệu chế tạo cửa sổ mở trượt 621 152 95.910.000 Xuất vật liệu chế tạo cửa đi mở quay 621 152 102.315.000 Tổng 198.225.000 Kèm theo chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 30
  31. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ cái tài khoản 621. Biểu số 6: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S02C1 - DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Tháng 1 năm 2012 Tên tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài Chứng từ Số tiền Diễn giải khoản Số Ngày đối ứng Nợ Có I.SDĐK 0 II.Số phát sinh Xuất vật liệu để chế PXK107 31/1 152 95.910.000 tạo cửa sổ mở trượt Xuất vật liệu để chế PXK108 31/1 tạo tạo cửa đi mở 152 102.315.000 quay III.Cộng phát sinh 198.225.000 IV.SDCK 198.225.000 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) 2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp gồm những khoản phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất, thực hiện lao vụ dịch vụ gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. * Chứng từ kế toán sử dụng và tài khoản sử dụng: - Chứng từ sử dụng: + Bảng chấm công. + Bảng thanh toán lương. - Tài khoản sử dụng: tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. * Trình tự hạch toán: Việc áp dụng hình thức trả lương ở xí nghiệp là tuỳ theo tính chất công việc của từng cán bộ, công nhân. Hạch toán tiền lương ở xí nghiệp được thực hiện trên cơ sở bảng chấm công, bảng thanh toán lương và các phụ cấp. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 31
  32. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 7: Cty TNHH PCCC Nhất Việt BẢNG CHẤM CÔNG Chế tạo cửa sổ mở trượt Trong đó: Bộ phận: Công nhân trực tiếp x x x : ngày đi làm Tháng 1 năm 2012 o o o : ngày nghỉ Ngày trong tháng T Tổng Họ và tên T 1 2 3 4 27 28 29 30 31 1 Trần Minh Quân X X O X X O X X X 26 2 Nguyễn Hồng Đức X X X O X X O O X 26 3 Nguyễn Văn Tài O X X X X O O X X 25 4 Lê Khắc Minh X O X X X O X X X 26 5 Hoàng Anh Tuấn X X O X O X X X X 25 6 Bùi Viết Thành X X X X X O X X X 25 7 Trần Bảo Lộc X O X O X X X X X 26 8 Nguyễn Võ Huy X O O X O O X X X 14,5 Vinh, ngày 31 tháng 1 năm 2011 Người chấm công Đội trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Dựa vào bảng chấm công cuối tháng kế toán tiến hành lên bảng lương và trích các khoản phụ cấp. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 32
  33. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 8: Cty TNHH PCCC Nhất Việt BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP THÁNG 1 NĂM 2012 Bộ phận: Công nhân trực tiếp sản xuất cửa sổ mở trượt Tháng 1 năm 2012 Định Phụ cấp Ngày mức Các khoản TT Họ và tên công LĐ Tiền lương Hệ Tổng số Thực nhận lương Thành tiền khấu trừ TT số ngày 1 Trần Minh Quân 26 42.87 1.114.620 0,1 234.454 1.349.074 66.877 1.282.197 2 Nguyễn Hồng Đức 26 42.87 1.114.620 0,2 468.909 1.583.529 66.877 1.516.652 3 Nguyễn Văn Tài 25 42.87 1.071.750 0,2 468.909 1.540.659 64.304,5 1.476.354,5 4 Lê Khắc Minh 26 42.87 1.114.620 0,1 234.454 1.349.074 66.877 1.282.197 5 Hoàng Anh Tuấn 25 42.87 1.071.750 0,1 234.454 1.306.204 64.304,5 1.241.899,5 6 Bùi Việt Thành 25 42.87 1.071.750 0,2 468.909 1.540.659 64.304,5 1.476.354,5 7 Trần Bảo Lộc 26 42.87 1.114.620 0,1 234.454 1.349.074 66.877 1.282.197 8 Nguyễn Võ Huy 14,5 42.87 621.618 0,1 234.454 856.072 37296.15 818.772,85 Tổng 193,5 8.295.345 2.579.000 10.874.345 497.717,65 10.376.624 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 33
  34. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Từ bảng thanh toán lương và phụ cấp tháng 3. Ta có bảng phân bổ tiền lương. Biểu số 9: Cty TNHH PCCC Nhất Việt BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Tháng 1 năm 2012 Đối tượng sử dụng TK 334: Phải trả người lao động TT TK 338: Phải trả Tổng Ghi có TK Cộng có phải nộp khác Ghi nợ TK Lương Phụ cấp TK334 I TK 622: CPNCTT 23.295.345 5.339.000 28.634.345 4.426.115,6 33.060.460,6 1 Chế tạo cửa sổ mở trượt 8.295.345 2.579.000 10.874.345 1.576.115,6 12.450.460,6 2 Chế tạo cửa đi mở quay 15.000.000 2.760.000 17.760.000 2.850.000 20.610.000 II TK 627: CPSXC 7.800.000 1.800.000 9.600.000 1.482.000 11.082.000 1 Chế tạo cửa sổ mở trượt 3.900.000 900.000. 4.800.000 741.000. 5.541.000 2 Chế tạo ccửa đi mở quay 3.900.000 900.000. 4.800.000 741.000. 5.541.000 Tổng 31.095.345 7.139.000 38.234.345 5.908.115,6 44.142.460,6 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 34
  35. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 10: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S38-DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 Công trình: Chế tạo cửa sổ mở trượt Tháng 1 năm 2012 Chứng từ TK Số tiền TT Diễn giải đối Số Ngày ứng Nợ Có Tiền lương phải 1 trả CNTTSX 334 10.874.345 T1/2012 Trích BHXH, 2 BHTN, KPCĐ 338 1.576.115,5 của CNTTSX Kết chuyển chi phí NCTT 12.450.460,5 T1/2012 sang TK154 Tổng 12.450.460,5 12.450.460,5 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 35
  36. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 11: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: C21-HD Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 Tháng 1 năm 2012 TT Tên công trình SDĐK Số phát sinh trong kỳ SDCK Nợ Có Nợ Có Nợ Có Chế tạo cửa sổ 1 12.450.460,5 12.450.460,5 mở trượt Chế tạo cửa đi 2 20.610.000 20.610.000 mở quay Tổng 33.060.460,5 33.060.460,5 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 36
  37. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Căn cứ vào sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 622. Kế toán vào chứng từ ghi sổ và từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái tài khoản 622. Biểu số 12: Cty TNHH PCCC Nhất Việt CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 97 Ngày 31 tháng 1 năm 2012 Số hiệu Ghi TT Trích yếu TK Số tiền chú Nợ Có Lương phải trả cho CNTTSX cửa 1 622 334 10.874.345 sổ mở trượt T1/2012 Trích BHXH, BHTN, KPCĐ 2 T1/2012 cho CNTTSX cửa sổ mở 622 338 1.567.115,5 trượt Lương phải trả cho CNTTSX cửa 3 622 334 17.760.000 đi mở quay T2/2012 Trích BHXH, BHTN, KPCĐ 4 T1/2012 cho CNTTSX cửa đi mở 622 338 2.850.000 quay Tổng 33.060.460,5 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 37
  38. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 13: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S02C1 - DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Tháng 1 năm 2012 Chứng từ TK Số tiền Diễn giải đối Số Ngày ứng Nợ Có I.SDĐK 0 II.Số phát sinh Tiền lương phải trả 97 31/01 cho CNTTSX 334 28.634.345 T1/2012 - Cửa sổ mở trượt 10.874.345 - Cửa đi mở quay 17.760.000 Trích BHXH, BHTN, KPCĐ 338 4.426.115,5 T1/2012 - Cửa sổ mở trượt 1.576.115,5 - Cửa đi mở quay 2.850.000 III.Cộng phát sinh 33.060.460,5 IV.SDCK 33.060.460,5 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 38
  39. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: * Chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, các khoản chi tiền lương của bộ phận tiền lương, của nhân viên quản lý phân xưởng, phục vụ phân xưởng và các khoản trích theo lương như BHXH, BHTN, KPCĐ. Ngoài ra nhân viên còn được nhận thêm tiền thưởng phụ cấp không thường xuyên. Khi trả tiền điện, nước, điện thoại thuộc chi phí chung, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc (hoá đơn, bảng kê) để hạch toán chi phí. Ngoài ra có công cụ dụng cụ, hao mòn tài sản cố định. * Chứng từ kế toán sử dụng và tài khoản sử dụng: - Chứng từ kế toán sử dụng: + Phiếu xuất kho. + Phiếu chi. + Sổ chi tiết tài khoản 627. - Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. * Trình tự hạch toán: Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 39
  40. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 14: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: 02 - VT Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính PHIẾU XUẤT KHO Số: 29 Ngày 16 tháng 1 năm 2012 Nợ TK 627 Có TK 152 Người nhận hàng: Nguyễn Cẩm Thuý Địa chỉ: Lý do xuất: Phục vụ chế tạo cửa sổ mở trượt Xuất tại kho: xí nghiệp Số TT Tên vật liệu ĐVT Đơn giá Thành tiền lượng 1 Máy mài tay Cái 1 2.000.000 2.000.000 2 Kìm thuỷ lực Cái 1 1.500.000 1.500.000 Tổng 3.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Ba triệu năm trăm nghìn đồng. Ngày 16 tháng1 năm 2012 Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 40
  41. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 15: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số 02-TT Địa chỉ: 26- Lô 20, dãy biệt thự liền kề QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Vinaconex 9, Đại lộ Lê Nin, ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thành phố Vinh PHIẾU CHI Số: 474 Ngày 28 tháng 1 năm 2012 Nợ TK 627 Có TK 111 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Bùi Vinh Địa chỉ: Xí nghiệp cơ khí Lý do chi: Chi trả tiền điện, nước Số tiền: 3.194.000 (viết bằng chữ) Ba triệu một trăm chín tư nghìn đồng. Kèm theo: 2 Chứng từ gốc: Hoá đơn + giấy đề nghị thanh toán Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Ba triệu một trăm chín tư nghìn đồng. Ngày 28 tháng 1 năm 2012 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập Người nhận (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 627. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 41
  42. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 16: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S38-DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 Tháng 1 năm 2012 Chứng từ TK Số tiền TT Nội dung đối Số Ngày Nợ Có ứng Số dư đầu kỳ 0 1 PC470 14/1 Tiền điện thoại 111 3.420.000 2 PC471 15/1 Mua phụ tùng 111 4.400.000 3 PC472 18/1 Thước, maket 111 3.700.000 4 PC473 20/1 Vận chuyển, bốc dỡ 111 3.280.000 5 PXK28 26/1 Tôn D1 152 5.500.000 Máy mài tay, kìm thuỷ 6 PXK29 26/1 153 3.500.000 lực 7 PC474 28/1 Tiền điện, nước 111 3.194.000 8 PXK30 28/1 Tôn D2 152 3.460.000 9 PXK31 28/1 Tôn D3 152 2.600.000 10 PXK31 28/1 Quần áo bảo hộ 153 1.000.000 11 CP15 31/1 Phân bổ chi phí trả trước 142 1.510.000 12 CP16 31/1 Khấu hao TSCĐ 214 22.000.000 Chi phí dịch vụ mua 13 CP14 31/1 331 1.200.000 ngoài 14 CP14 31/1 Các khoản phải trả CNV 334 9.600.000 Các khoản trích theo 15 CP14 31/1 338 1.482.000 lương Kết chuyển chi phí 16 CP15 31/1 154 70.846.000 SXKD dở dang Cộng phát sinh 70.846.000 70.846.000 Số dư cuối kỳ 0 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 42
  43. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Từ sổ chi tiết tài khoản 627 kế toán lên bảng tổng hợp tài khoản 627. Biểu số 17: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: C21-HD Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 Tháng 1 năm 2012 TT Tên công trình SDĐK Số phát sinh trong kỳ SDCK Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Chế tạo cửa sổ mở 30.321.000 30.321.000 trượt 2 Chế tạo cửa đi mở quay 40.525.000 40.525.000 Tổng 70.846.000 70.846.000 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 40
  44. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 18: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S02b - DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 113 Ngày 31 tháng 1 năm 2012 Số hiệu TK Ghi TT Trích yếu Số tiền Nợ Có chú 1 Chi phí tiền lương 627 334 9.600.000 2 Các khoản trích 627 338 1.482.000 3 Chi phí vật liệu 627 152 11.560.000 4 Phân bổ chi phí trả trước 627 142 1.510.000 5 Khấu hao TSCĐ 627 214 22.000.000 6 Chi phí dịch vụ mua ngoài 627 331 1.200.000 7 Chi phí khác bằng tiền 627 111 18.994.000 8 Công cụ dụng cụ xuất trực tiếp 627 153 4.500.000 Tổng 70.846.000 Kèm theo . Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Từ các chứng từ trên ghi vào sổ chi phí sản xuất chung, chứng từ ghi sổ kế toán lên sổ cái tài khoản 627. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 41
  45. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số19: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S02C1 – DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 Tháng 1 năm 2012 Công trình: Cửa sổ mở trượt, cửa đi mở quay Chứng từ TK Số tiền Diễn giải đối Số Ngày ứng Nợ Có I.SDĐK 0 II.Số phát sinh 113 31/1 Chi phí tiền lương 334 9.600.000 Các khoản trích theo 338 1.482.000 lương Chi phí vật liệu 152 11.560.000 Phân bổ chi phí trả trước 142 1.510.000 Khấu hao TSCĐ 214 22.000.000 Công cụ dụng cụ xuất trực 153 4.500.000 tiếp Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 1.200.000 Chi phí khác bằng tiền 111 18.994.000 III.Cộng phát sinh 70.846.000 IV.SDCK 70.846.000 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 42
  46. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: 2.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang: Việc đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành vào cuối tháng và đối chiếu với lượng thực tế làm được. Trong hoạt động chế tạo phương tiện giao thông đường thuỷ, giá tị sản phẩm lớn, khối lượng công việc nhiều, thời gian kéo dài thì kế toán ở đây mới tập hợp chi phí sản phẩm dở dang đến khi khối lượng công việc hoàn thành quyết toán mới tập hợp chi phí toàn bộ cho công trình hoàn thành. - Hàng ngày: kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh trong tháng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí. - Cuối tháng: kế toán căn cứ chi tiết đã tập hợp chi tiết cho từng đối tượng hạch toán vào tài khoản 154(chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Đánh giá chi phí sản phẩm dở dang, qua việc tập hợp chi phí thực tế khối lượng công việc hoàn thành. Xác định được chi phí sản phẩm dở dang trong kỳ, tuy nhiên để đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang hoàn thành đến thời điểm hiện tại thì kế toán phải luỹ kế cả khối lượng dở dang tập hợp của sổ chi tiết theo dõi từng sản phẩm. Kế toán đánh giá khối lượng dở dang của việc chế tạo cửa sổ mở trượt, cửa đi mở quay qua sổ chi tiết tài khoản 154. Biểu số 20: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí BẢNG CHI PHÍ DỞ DANG CUỐI KỲ THÁNG 1 Nhân Tên công NVL trực Sản xuất TT công trực Tổng trình tiếp chung tiếp Cửa sổ mở 1 90.800.000 58.300.000 25.810.000 174.910.000 trượt Cửa đi mở 2 92.135.000 15.205.000 79.572.000 186.912.000 quay Tổng 182.935.000 73.505.000 105.382.000 361.822.000 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 43
  47. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Căn cứ vào các bảng chi phí dở dang cuối kỳ cuối tháng 1 và sổ chi tiết của TK621, TK622, TK627. Kế toán lên bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Biểu số 21: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tháng 1 năm 2012 CP Chi phí phát sinh trong kỳ dở Tên công CP dở dang TT dang trình đầu kỳ TK621 TK622 TK627 cuối kỳ Cửa sổ mở 1 174.910.000 95.910.000 12.450.460,5 30.321.000 0 trượt Cửa đi mở 2 186.912.000 102.315.000 20.610.000 40.525.000 0 quay Tổng 361.822.000 198.225.000 33.060.460,5 70.846.000 0 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 44
  48. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 22: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S38-DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 Tháng 1 năm 2012 Tên công trình: Chế tạo cửa sổ mở trượt Chứng từ TK Số tiền Diễn giải đối Số Ngày ứng Nợ Có I.Số dư đầu kỳ 0 II.Số phát sinh trong kỳ Kết chuyển chi phí NVL 31/1 621 95.910.000 trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân 622 12.450.460 công trực tiếp Kết chuyển chi phí sản xuất 627 30.321.000 chung Kết chuyển sang TK155 138.681.460 III.Cộng phát sinh 138.681.460 138.681.460 IV.Số dư cuối kỳ 0 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 45
  49. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 23: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S38-DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 Tên công trình: Chế tạo cửa đi mở quay Chứng từ Số tiền TK đối Diễn giải Số Ngày ứng Nợ Có I.Số dư đầu kỳ 0 II.Số phát sinh trong kỳ Kết chuyển chi phí NVL 31/1 621 102.315.000 trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân 622 20.610.000 công trực tiếp Kết chuyển chi phí sản 627 40.525.000 xuất chung Kết chuyển sang TK155 163.450.000 III.Cộng phát sinh 163.450.000 163.450.000 IV.Số dư cuối kỳ 0 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 46
  50. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 24: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S02b - DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 115 Tên công trình: Chế tạo cửa sổ mở trượt Số hiệu Chứng từ Ghi Trích yếu TK Số tiền chú Số Ngày Nợ Có Kết chuyển chi phí NVL 31/1 154 621 95.910.000 trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân 154 622 12.450.460 công trực tiếp Kết chuyển chi phí sản xuất 154 627 30.321.000 chung Tổng 138.681.460 Kèm theo . Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 47
  51. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 25: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: S02C1 - DN Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Chứng từ TK Số tiền Diễn giải đối Số Ngày ứng Nợ Có I.SDĐK 0 II.Số phát sinh Kết chuyển CPNVLTT cho 115 31/1 621 95.910.000 cửa sổ mở trượt Kết chuyển CPNCTTcho 622 12.450.460 cửa sổ mở trượt Kết chuyển CPSXC cho cửa 627 30.321.000 sổ mở trượt Kết chuyển CPNVLTT cho 116 31/1 621 102.315.000 cửa đi mở quay Kết chuyển NCTT cho cửa 622 20.610.000 đi mở quay Kết chuyển CPSXC cho cửa 627 40.525.000 đi mở quay III.Cộng phát sinh 302.131.460 IV.SDCK 302.131.460 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 48
  52. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3.2 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành: Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để thực hiện hoạt động đó doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Vì thế trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tính toán được lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được giá thành sản phẩm. “Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ ) là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành.” Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phớ sản xuất đã tập hợp được trong kì để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí đã qui định cho các đối tượng tính giá thành. * Công thức tính giá thành: Giá thành công trình chế tạo cửa được tính theo công thức: Tổng giá thành = Giá trị SP dở + CP SX phát - Giá trị SP dở dang SP hoàn thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Để tính giá thành sản phẩm hoàn thành kế toán tập hợp vào bảng tính giá thành từng công trình. Biểu số 26: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: C21-HD Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH Tên công trình: Chế tạo cửa sổ mở trượt CP SX CP SX dở CP SX dở TT Khoản mục chi phí dang đẩu phát sinh Giá thành dang kỳ trong kỳ cuối kỳ Chi phí NVL trực 1 90.800.000 95.910.000 0 186.710.000 tiếp Chi phí nhân công 2 58.300.000 12.450.460 0 70.750.460 trực tiếp Chi phí sản xuất 3 25.810.000 30.321.000 0 56.131.000 chung Tổng 174.910.000 138.681.460 0 313.591.460 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 49
  53. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 27: Đơn vị: Cty TNHH PCCC Nhất Việt Mẫu số: C21-HD Bộ phận: Xí nghiệp cơ khí Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH Tên công trình: Chế tạo cửa đi mở quay CP SX CP SX dở CP SX phát dở TT Khoản mục chi phí dang đẩu sinh trong Giá thành dang kỳ kỳ cuối kỳ Chi phí NVL trực 1 92.135.000 102.315.000 0 194.450.000 tiếp Chi phí nhân công 2 15.205.000 20.610.000 0 35.815.000 trực tiếp Chi phí sản xuất 3 79.572.000 40.525.000 0 120.097.000 chung Tổng 186.912.000 163.450.000 0 350.362.000 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH PCCC Nhất Việt) 2.4. Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt 2.4.1 Những kết quả đạt được - Tổ chức bộ máy kế toán: tương đối gọn nhẹ với việc bố trí các kế toán phụ trách các phòng, ban đơn vị bảo đảm phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị hạch toán kinh tế một cách độc lập, tự chủ. - Tổ chức hạch toán kế toán: Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Việc tổ chức công tác kế toán tương đối khoa học với việc áp dụng chương trình kế toán máy ở phòng tài vụ công ty giúp cho việc tổng hợp được nhanh chóng kịp thời. Hệ thống tài khoản được sử dụng một cách linh hoạt, chi tiết theo từng đối tượng phản ánh được bản chất kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh cụ Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 50
  54. Báo cáo thực tập tốt nghiệp thể: thu hộ, chi hộ, hạch toán doanh thu và chi phí, số dư tài khoản chi phí trung gian được phản ánh đồng thời phù hợp đặc điểm riêng của doanh nghiệp. - Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành: được tổ chức theo dõi chi tiết, tập hợp theo đối tượng rõ rang dễ hiểu, việc lựa chọn phương pháp tính giá thành tương đối hợp lý. - Tuân thủ chế độ kế toán tài chính của Nhà nước, áp dụng chế độ kế toán mới đảm bảo cho việc quản lý vốn và tài sản, kiểm soát chi phí phát sinh, đáp ứng thực tế hoạt động của doanh nghiệp. - Việc áp dụng nhiều hình thức đánh giá giá thành sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ là phù hợp với tính chất đa ngành nghề của doanh nghiệp góp phần tạo điều kiện cho việc hạch toán năng động phù hợp với nền kinh tế thị trường, chuẩn bị tốt cho hội nhập. 2.4.2 Những mặt tồn tại: - Việc áp dụng chương trình kế toán máy phục vụ cho công tác hạch toán kế toán là hợp lý nhưng còn thiếu đồng bộ, chỉ mới áp dụng ở một số phòng ban như phòng tài vụ, kế toán xí nghiệp cơ khí, kế toán xí nghiệp xuất nhập khẩu, còn các đơn vị khác chưa được áp dụng dẫn đến việc các báo cáo tài chính có sự khác biệt việc tập hợp chi tiết và tổng hợp đều phải làm ghi bằng tay do đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và chất lượng hạch toán. - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trong đó có nội dung khoán sản phẩm tương đối hiệu quả song còn khoán chung cho cả tổ điều này dẫn đến việc nội dung điều hành trực tiếp sẽ do tổ trưởng của tổ đó theo dõi và đưa lương, việc đưa lương như thế nào, đưa ra sao để đảm bảo công bằng trong khi sự phân công nhiệm vụ của cá nhân tổ trưởng chưa phản ánh đúng năng suất lao động cá nhân sẽ dẫn đến việc trì trệ tốn kém chi phí, tìm hiểu lương khoán trong các năm chưa bao giờ có việc tăng năng suất lao động. Ngoài ra việc tính lương theo cấp bậc tương đối nhiều với mức khoán 42.870 đồng/ngày công + các khoản bảo hiểm thì chi phí của ngày công sẽ là 50.500 đồng, gần tương ứng với thợ bậc 6/7 trong khi bình quân lương thợ bậc 4/7 như vậy khoán lương chưa hợp lý. 2.4.3 Các giải pháp kiến nghị đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất việt. Trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam đang chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi nền tài chính của đất nước phải mạnh. Doanh nghiệp với tư cách là tế bào của nền kinh tế cũng phải thường xuyên trau dồi nền tài chính của mình để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Kế toán với tư cách là công cụ của hạch toán kinh tế cũng phải linh hoạt trong quá trình ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sau quá trình nghiên cứu công tác kế toán tại doanh nghiệp, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 51
  55. Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Để kiểm soát tốt chi phí nguyên vật liệu thì thay bằng việc xuất khối lượng vật tư toàn bộ Xí nghiệp cơ khí nên xây dựng định mức chung khi xuất vật tư, cần ghi rõ theo định mức khối lượng sản phẩm x số lượng sản phẩm cần sản xuất = vật tư xuất kho. - Để đảm bảo tăng năng suất lao động thì khi áp dụng các mức khoán không nên khoán tổng hợp cho tổ trưởng bộ phận đó mà khoán trực tiếp đến từng công nhân để phản ánh đúng lương của ai sẽ ứng với chất lượng lao động mà người đó bỏ ra, điều này sẽ dẫn đến tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Đối với hình thức khoán thì lựa chọn cách khoán sản phẩm, điều này đảm bảo phản ánh đúng năng suất lao động của công nhân trực tiếp trên khối lượng sản phẩm làm được. - Xây dựng một chính sách tiền lương chung, trong đó các bộ phận căn cứ hiệu quả năng suất hoàn thành được phép tính thu nhập theo hiệu quả kinh tế đạt được. - Cần xây dựng một chính sách về sản phẩm chung toàn công ty, theo đó các đơn vị phải dăng kí chính sách về sản phẩm của mình từ định mức vật tư, nhân công, chi phí đảm bảo công ty kiểm soát tốt các đơn vị nội bộ, tránh thất thoát do các nguyên nhân chủ quan. - Cần sớm áp dụng chương trình kế toán máy cho tất cả các đơn vị thành viên, thực hiện chế độ báo cáo thống nhất, giảm thiểu được khối lượng công tác kế toán, gắn chặt trách nhiệm kế toán với kế toán phần hành bằng thu nhập nhận được. - Nâng cao trình độ chuyên môn đồng đều cho những cán bộ kế toán, cần phải chú trọng đến mọi khâu của công tác kế toán, lựa chọn con người với năng lực trình độ đến cách bố trí sắp xếp những con người đó vào từng vị trí phù hợp với sở trường và nguyện vọng. - Ngoài ra, công ty hoặc phòng kế toán hàng năm hoặc hàng quý có thể có những bản đề xuất ý kiến, những điều bất cập trong công tác kế toán mà khi làm việc gặp phải để tổng hợp các ý kiến của những cán bộ kế toán trong công ty gửi đến cơ quan có chức năng nhằm hoàn thiện hơn cho công tác kế toán nói chung. Việc sử dụng phương pháp hạch toán, áp dụng hình thức kế toán đều phải được cân nhắc kĩ lưỡng thống nhất trong doanh nghiệp để công tác kế toán của công ty ngày càng khoa học và hợp lý hơn. Tuy mỗi khâu dù có tính độc lập song đó lại là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau không thể tách rời. - Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là mua ngoài do phòng kĩ thuật vật tư đảm nhiệm. Việc mua nguyên vật liệu nhập kho lại không tiến hành làm công tác kiểm nghiệm, do đó xảy ra hiện tượng một số ít lô hàng khi xuất kho dùng mới phát hiện ra không đúng phẩm chất quy định làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, làm tăng chi phí kèm theo tăng giá thành của sản phẩm. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường hiện nay công ty cần phải thành lập tổ kiểm nghiệm vật tư mua về trước khi nhập kho, có như vậy mới tăng được hiệu quả trong vấn đề quản lý nguyên vật liệu tại công ty. Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 52
  56. Báo cáo thực tập tốt nghiệp KẾT LUẬN Nhìn chung công tác hạch toán kế toán của Công ty TNHH PCCC Nhất Việt tương đối khoa học, tính thống nhất và từ công ty cho đến các đơn vị thành viên. Công ty đã ứng dụng công nghệ mới trong hạch toán kế toán khắc phục những nhược điểm của công tác kế toán theo truyền thống, không rườm rà trong hạch toán, áp dụng các chuẩn mực kế toán mới một cách đúng đắn. Tất cả những điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã chủ động đổi mới, hạch toán uyển chuyển đảm bảo sức cạnh tranh phấn đấu đưa doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh thích ứng linh hoạt thực tế chứng minh công ty là một trong số không nhiều doanh nghiệp được Bộ tài chính tặng bằng khen hàng năm, là doanh nghiệp có nền tài chính lành mạnh. Qua quá trình học tập tại trường và nghiên cứu thực tập tại cồng ty đã giúp em nắm rõ hơn về công tác hạch toán kế toán, về công việc thực tế, nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán viên với việc lựa chọn chuyên đề “tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” nhằm đạt tối đa hoá lợi nhuận, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Kế toán với chức năng kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhất là kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành có tính trọng yếu đối với một doanh nghiệp. Do trình độ và thời gian hạn chế, đối tượng nghiên cứu lại rộng và đa dạng. Trong đó các đơn vị thành viên hoạt động trên một lĩnh vực riêng biệt và có sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Nên ở đây em chỉ xin trình bày nội dung cơ bản nhất ở những đơn vị có phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành phản ánh được thực trạng công tác kế toán tại doanh nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các cô chú,anh chị phòng tài vụ của công ty đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Trong bản báo cáo này còn nhiều khiếm khuyết nên em mong nhận được sự góp ý sửa chữa của giáo viên hướng dẫn và các cô chú, anh chị trong phòng tài vụ của công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SINH VIÊN Hà Thanh Quân Lớp: 48B2 QTKD Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 53
  57. Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN THỨ NHẤT:TỔNG QUAN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHẤT VIỆT 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 4 1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH PCCC Nhất Việt 4 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh: 4 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ : 5 1.2.3. Đặc điểm tổ chức Bộ máy quản lý 5 1.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty 8 1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn. 8 1.3.2. Phân tích tình hình tài chính 10 1.4. Tổ chức công tác kế toán 11 1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 11 1.4.2. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán. 12 1.4.3. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính 17 1.4.4. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán 18 1.5. Những thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển trong công tác kế toán tại Công ty TNHH PCCC Nhất Việt. 19 1.5.1. Thuận lợi. 19 1.5.2. Khó khăn. 19 1.5.3. Phương hướng phát triển 20 PHẦN THỨ HAI:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NHẤT VIỆT. 21 2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt 21 2.1.1 Các loại sản phẩm và đặc điểm sản phẩm: 21 2.1.2 Nội dung chi phí sản xuất: 21 2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất: 22 2.1.4 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 22 2.1.5 Tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm 23 2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt 23 2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 23 2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 28 2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: 36 2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: 43 2.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang: 43 2.3.2 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành: 49 2.4. Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất Việt 50 2.4.1 Những kết quả đạt được 50 2.4.2 Những mặt tồn tại: 51 Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 54
  58. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.4.3 Các giải pháp kiến nghị đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH PCCC Nhất việt 51 KẾT LUẬN 53 Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 55
  59. Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 : Danh sách thành viên góp vốn 3 Sơ đồ 1.1 : Quy trình tổ chức sản xuất tạo sản phẩm của Công ty 5 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ bộ máy quản lý công ty 6 Bảng 1.2 : Bảng so sánh tình hình Tài sản và Nguồn vốn năm 2010- 2011 9 Bảng 1.3 : Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính năm 2010 -2011 10 10 Sơ đồ 1.3 : Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 12 Sơ đồ 1.4 : Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 14 Sơ đồ 1.6 : Hạch toán tổng hợp chi phí - giá thành 16 Sơ đồ 1.7 : Hạch toán tổng hợp doanh thu – xác định kết quả kinh doanh 17 Biểu số 1 : Phiếu xuất kho 24 Biểu số 2 : Bảng tổng hợp phiếu xuất kho 25 Biểu số 3 : Sổ chi tiết tài khoản 621 26 Biểu số 4 : Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 621 27 Biểu số 5 : Chứng từ ghi sổ 27 Biểu số 6 : Sổ cái tài khoản 621 28 Biểu số 7 : Bảng chấm công 29 Biểu số 8 : Bảng thanh toán lương và phụ cấp tháng 1 năm 2012 .30 Biểu số 9 : Bảng phân bổ tiền lương 31 Biểu số 10: Sổ chi tiết tài khoẢn 622 32 Biểu số 11: Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 622 33 Biểu số 12: Chứng từ ghi sổ 34 Biểu số 13: Sổ cái tài khoản 622 35 Biểu số 14: Phiếu xuất kho 37 Biểu số 15: Phiếu chi 38 Biểu số 16: Sổ chi tiết tài khoản 627 39 Biểu số 17: Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 627 40 Biểu số 18: Chứng từ ghi sổ 41 Biểu số 19: Sổ cái tài khoản 627 42 Biểu số 20: Bảng chi phí dở dang cuối kỳ tháng 1 43 Biểu số 21: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh 44 Biểu số 22: Sổ chi tiết tài khoản 154 45 Biểu số 23: Sổ chi tiết tài khoản 154 46 Biểu số 24: Chứng từ ghi sổ 47 Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 56
  60. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 25: Sổ cái tài khoản 154 48 Biểu số 26: Bảng tính giá thành công trình hoàn thành 49 Biểu số 27: Bảng tính giá thành công trình hoàn thành 50 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BTC Bộ tài chính CCDC Công cụ dụng cụ CNTTSX Công nhân trực tiếp sản xuất CPSXC Chi phí sản xuất chung CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp GTGT Giá trị gia tăng NVL Nguyên vật liệu PCCC Phòng cháy chữa cháy PXK Phiếu xuất kho QĐ Quyết định SDĐK Số dư đầu kỳ SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMCP Thương mại cổ phần TSCĐ Tài sản cố định Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 57
  61. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 58
  62. Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 : Danh sách thành viên góp vốn 3 Sơ đồ 1.1 : Quy trình tổ chức sản xuất tạo sản phẩm của Công ty 5 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ bộ máy quản lý công ty 6 Bảng 1.2 : Bảng so sánh tình hình Tài sản và Nguồn vốn năm 2010- 2011 9 Bảng 1.3 : Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính năm 2010 -2011 10 10 Sơ đồ 1.3 : Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 12 Sơ đồ 1.4 : Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 14 Sơ đồ 1.6 : Hạch toán tổng hợp chi phí - giá thành 16 Sơ đồ 1.7 : Hạch toán tổng hợp doanh thu – xác định kết quả kinh doanh 17 Biểu số 1 : Phiếu xuất kho 24 Biểu số 2 : Bảng tổng hợp phiếu xuất kho 25 Biểu số 3 : Sổ chi tiết tài khoản 621 26 Biểu số 4 : Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 621 27 Biểu số 5 : Chứng từ ghi sổ 27 Biểu số 6 : Sổ cái tài khoản 621 28 Biểu số 7 : Bảng chấm công 29 Biểu số 8 : Bảng thanh toán lương và phụ cấp tháng 1 năm 2012 30 Biểu số 9 : Bảng phân bổ tiền lươngError! Bookmark not defined. Biểu số 10: Sổ chi tiết tài khoẢn 622 32 Biểu số 11: Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 622 33 Biểu số 12: Chứng từ ghi sổ 34 Biểu số 13: Sổ cái tài khoản 622 35 Biểu số 14: Phiếu xuất kho 37 Biểu số 15: Phiếu chi 38 Biểu số 16: Sổ chi tiết tài khoản 627 39 Biểu số 17: Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 627 40 Biểu số 18: Chứng từ ghi sổ 41 Biểu số 19: Sổ cái tài khoản 627 42 Biểu số 20: Bảng chi phí dở dang cuối kỳ tháng 1 43 Biểu số 21: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh 44 Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 59
  63. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 22: Sổ chi tiết tài khoản 154 45 Biểu số 23: Sổ chi tiết tài khoản 154 46 Biểu số 24: Chứng từ ghi sổ 47 Biểu số 25: Sổ cái tài khoản 154 48 Biểu số 26: Bảng tính giá thành công trình hoàn thành 49 Biểu số 27: Bảng tính giá thành công trình hoàn thành 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn phòng cháy chữa cháy Nhất Việt. 2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nhà xuất bản thống kê năm 2006 3. Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới, TS Vừ Thị Nhị, nhà xuất bản tài chính 2007. 4. Giáo trình kế toán tài chính, GSTS Ngụ Thế Chi và TS Trương Thị Thủy, nhà xuất bản tài chính năm 2010. 5. Luật kế toán. 6. Quyết định số 15 ban hành về chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ) Sinh viên: Hà Thanh Quân – Lớp: 48B2 QTKD 60