Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An

doc 51 trang hoanguyen 4241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_van_mot_so_giai_phap_thuc_day_hoat_dong_xuat_khau_cua_c.doc

Nội dung text: Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An Giáo viên hướng dẫn : Họ tên sinh viên : Bùi Thị Thanh Huyền
  2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Mục lục Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Bố cục 2 Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 3 1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 3 1.1.1. Tên và địa chỉ công ty 3 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4 1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 7 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 7 1.3.1 Chức năng nhiệm vụ 7 1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 9 1.4. Đặc điểm và kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009-2011 11 1.4.1. Đặc điểm của công ty 11 1.4.1.1. Đặc điểm về nguồn lao động 11 1.4.1.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và công nghệ 13 1.4.1.3. Đặc điểm về nguồn vốn 14 1.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009-2011 16 Phần 2: Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XK của công ty TNhh một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 18 2.1. Thực trạng hoạt động XK tại công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 18 2.1.1. Kim ngạch XK của công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An. 18 2.1.2. Thị trường XK của công tyTNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 19 2.1.3. Các hoạt động XK công ty đã tiến hành 21 2.1.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường 21 2.1.3.2. Công tác đảm bảo chủng loại chè XK 23 2.1.3.3. Công tác đảm bảo chất lượng chè XK 24 2.1.3.4. Chính sách giá của công ty 27 2.1.3.5. Những biện pháp tổ chức thực hiện hợp đồng XK 28 Bi- 2 ệ-n Thị Thanh Huyền Lớp 49BQTKD
  3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.2. Nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động XK tại công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 33 2.2.1. Những thành tựu đã đạt được 34 2.2.2. Những tồn tại và yếu kém 34 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém. 35 2.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XK tại công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 36 2.3.1. Định hướng của công ty trong năm 2012 36 2.3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động XK tại công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 37 2.3.2.1. Giải pháp về thị trường 37 2.3.2.2. Giải pháp về chất lượng 38 2.3.2.3. Giải pháp về giá 39 2.3.2.4. Một số giải pháp khác 40 2.4. Các kiến nghị và đề xuất 40 Kết luận 42 Danh mục tài liệu tham khảo 43 Bi- 3 ệ-n Thị Thanh Huyền Lớp 49BQTKD
  4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Danh mục các từ viết tắt Các từ viết tắt Tiếng Việt ĐTPT Đầu tư phát triển XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu UBND ủy ban nhân dân CBDV Chế biến dịch vụ XDCB Xây dựng cơ bản SL Số lượng ĐVT Đơn vị tính PTNT Phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh Bi- 4 ệ-n Thị Thanh Huyền Lớp 49BQTKD
  5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ Trang Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 9 Bảng 1.1: Tình hình sử dụng lao động qua 3 năm (2009 - 2011) 12 Bảng 1.2: Tình hình biến động tài sản qua 3 năm (2009 - 2011) 13 Bảng 1.3: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2009 - 2011) 15 Bảng 1.4: Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm (2009 - 2011) 16 Bảng 2.1: Tổng hợp kim ngạch XK chè qua 3 năm (2009 - 2011) 18 Bảng 2.2: Thị trường XK chè của công ty trong 3 năm(2009 - 2011) 20 Bảng 2.3: Kết quả XK chè theo chủng loại qua 3 năm(2009 - 2011) 24 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ công nghệ chế biến chè xanh 26 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ công nghệ chế biến chè đen CTC 26 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ công nghệ chế biến chè đen Orthodox 26 Bảng 2.4 : Giá chè XK bình quân trong 3 năm (2009 - 2011) 27 Bảng 2.5: Các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu trong 3 năm (2009 - 2011) 32 Bi- 5 ệ-n Thị Thanh Huyền Lớp 49BQTKD
  6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức và khu vực được hình thành.Bên cạnh đó việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO làm cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi song cũng không ít những khó khăn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, hội nhập thương mại đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới đón nhận như một cơ hội phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất, đồng thời còn không ít những thách thức khó khăn cần phải vượt qua. Hoà chung nỗ lực phấn đấu của cả nước, Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An cũng cố gắng tăng cường hoạt động thương mại quốc tế để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và từng bước xây dựng uy tín thương hiệu chè Nghệ An nói riêng và thương hiệu chè Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, việc tìm kiếm và xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu là một việc làm hết sức cần thiết và nếu được thực hiện tốt sẽ đem lại lợi ích thiết thực đối với Công ty. Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An là doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến và tiêu thụ mặt hàng chè, đồng thời có nhiệm vụ nâng cao đời sống của đồng bào các huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An. Công ty rất quan tâm đến công tác xuất khẩu, coi đây là một trong những hoạt động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự thành công và phát triển của Công ty. Xuất phát từ lý do trên cùng với quá trình thực tập tại Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động XK của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An” làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ yếu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An. Từ đó tổng kết đánh giá những mặt thành công và những mặt còn tồn tại cần khắc phục trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời nêu lên một vài giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty. Biện Thị Thanh Huyền 1 Lớp 49BQTKD
  7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mặt của hoạt động xuất khẩu như thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An trong giai đoạn 2009- 2011. 4. Bố cục Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, đề tài được chia làm hai phần như sau: Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An Phần 2: Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XK của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An Biện Thị Thanh Huyền 2 Lớp 49BQTKD
  8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần 1 Tổng quan về công ty TNHH MộT THàNH VIÊN ĐTPT chè Nghệ An 1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 1.1.1. Tên và địa chỉ Công ty Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Nghệ An trước đây có tên gọi là Liên hiệp các Xí nghiệp chè Nghệ Tĩnh được thành lập theo quyết định số 52/QĐ-UB ngày 08/06/1986 của UBND Tỉnh Nghệ Tĩnh. Đến năm 1992 sau khi chia tách 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Công ty được thành lập lại theo quyết định 2494/QĐ-UB ngày 29/12/1992 của UBND tỉnh Nghệ An với tên gọi là: Công ty Đầu tư Phát triển chè Nghệ An. Đến năm 2010 căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.Phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty ĐTPT chè Nghệ An thành Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An theo quyết định số 3210/QĐ-UBND.NN, với các nội dung sau: Tên giao dịch quốc tế: Nghean Tea Development Investment Company Limited. Tên viết tắt: NateaCo Ltd. Trụ sở chính của Công ty: Số 376 - Nguyễn Trãi - TP Vinh - Nghệ An. Điện thoại: 038.3851170; Fax: 038.3851242 Website: Ngheantea.com.vn Email: natea@hn.vnn.vn Tài khoản: 510000002401 tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An Logo của công ty: Biện Thị Thanh Huyền 3 Lớp 49BQTKD
  9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty có 7 xí nghiệp trực thuộc : - Xí nghiệp CBDV chè Bãi Phủ; - Xí nghiệp CBDV chè Hạnh Lâm; - Xí nghiệp CBDV chè Thanh Mai; - Xí nghiệp CBDV chè Ngọc Lâm; - Xí nghiệp CBDV chè Chè Vinh; - Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn; - Xí nghiệp chè Tháng Mười. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An được thành lập trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với hoàn cảnh như vậy, quá trình hình thành phát triển của công ty đã trải qua nhiều giai đoạn với những khó khăn và thành công nhất định. 1.1.2.1. Giai đoạn 1986 - 1994: Đây là giai đoạn hình thành tổ chức bộ máy, tìm tòi xác lập mô hình quản lý, cơ chế hoạt động, chuyển đổi cơ cấu sang sản xuất chè là chủ yếu và bước đầu tham gia xuất khẩu. Với sự giúp đỡ của Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam về thị trường xuất khẩu, năm 1987 Liên hiệp đã xuất khẩu được 300tấn với thị trường chủ yếu là Liên xô và các nước Đông âu. Tuy nhiên năm 1991, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước Đông âu sụp đổ và tan rã đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của liên hiệp. Cũng trong giai đoạn này, theo chủ trương của Đảng và nhà nước, Nghệ Tĩnh được tách ra làm hai tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong nước, mô hình kinh tế cũng chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Việc quản lý mô hình Liên hiệp không còn phù hợp nữa, vì vậy để triển khai thực hiện Nghị định số 388 của Chính phủ, ngày 29/12/1992 UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định số: 2494/QĐ-UB chuyển Liên hiệp các Xí nghiệp chè Nghệ An thành Công ty Đầu tư Phát triển chè Nghệ An. Có thể nói từ những bước đi đầu tiên của công cuộc đổi mới, những khó khăn do việc chuyển đổi cơ chế, nhưng Công ty đã kiên định vượt qua thử thách, bước đầu đặt nền móng cho việc xây dựng mô hình quản lý, phát triển Biện Thị Thanh Huyền 4 Lớp 49BQTKD
  10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. 1.1.2.2. Giai đoạn 1995 - 2000: Đây là gia đoạn đẩy mạnh việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có trọng điểm, mở rộng quy mô nâng cao năng lực chế biến, tiếp cận thị trường xuất khẩu trực tiếp và xây dựng cơ chế quản lý thống nhất của toàn Công ty. Với Nghị quyết 13 và 14 của đại hội Tỉnh Đảng bộ, cây chè được xác định là một trong 6 loại cây công nghiệp được Tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư phát triển. Nét nổi bật của giai đoạn này là thực hiện phương châm “Mở rộng nhanh, thâm canh mạnh”. Giai đoạn đẩy mạnh việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có trọng điểm, mở rộng quy mô nâng cao năng lực chế biến, tiếp cận thị trường xuất khẩu trực tiếp và xây dựng cơ chế quản lý thống nhất của toàn Công ty. Với Nghị quyết 13 và 14 của đại hội Tỉnh Đảng bộ, cây chè được xác định là một trong 6 loại cây công nghiệp được Tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư phát triển. Nét nổi bật của giai đoạn này là thực hiện phương châm “Mở rộng nhanh, thâm canh mạnh”. Thời kỳ này, để đáp ứng các mặt hàng chè Đen để tham gia và chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên hiệp quốc, công ty đã đầu tư khôi phục và cải tiến công nghệ, khai thác sử dụng có hiệu quả các dây chuyền sản xuất chè Đen. Kết quả năm 2000 Công ty đã xuất khẩu được gần 2000 tấn chè với kim ngạch 2,5 triệu USD. Trước đòi hỏi phát triển nhanh của sản xuất, công tác quản lý trong toàn Công ty cần phải đảm bảo liên tục và thống nhất. Vì vậy công ty đã xây dựng mô hình quản lý mới gắn trách nhiệm, quyền lợi, các khâu công việc từ sản xuất đến xuất khẩu. Cho đến nay, mô hình này tiếp tục được khẳng định là phù hợp và có hiệu quả. 1.1.2.3.Giai đoạn từ năm 2001 – 2010:là giai đoạn sản xuất kinh doanh phải đối mạt với nhiều điều kiện khóa khăn do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế,lạm phát lên cao đã ảnh hưởng tới thị trường chung trong đó có ngành chè.Tuy nhiên lãnh đạo công ty có sự chuyển hướng kịp thời trong SXKD bắt nhịp thay đổi với thị trường đồng thời xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp, linh hoạt, củng cố, kiện toàn công tác tổ chức lãnh đạo đến phòng ban,thực hiện chính sách tài chính phù hợp nên kim ngạch xất khẩu năm sau cao hơn năm trước năm 2001 xuất khẩu chè đạt 1.800 tấn. Vị thế của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2004 Công ty là doanh nghiệp chè duy nhất của cả nước được Bộ Thương mại bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín. Từ năm 2003 đến nay Công ty đều đã được Bộ thương mại tặng bằng khen về thành tích tăng trưởng xuất khẩu, Biện Thị Thanh Huyền 5 Lớp 49BQTKD
  11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2003 được hiệp hội chè Việt nam tặng thưởng “Huy chương vàng chất lượng” cho sản phẩm chè đen CTC, năm 2004 được Chính phủ tặng bằng khen, năm 2006 được Bộ Thương mại tặng thưởng cúp “Doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín 3 năm liên tục”. Ghi nhận kết quả phấn đấu đó, năm 2005 Nhà nước đã xét tặng Huân chương lao động hạng ba và năm 2010 nhà nước xét tặng huân chương lao động hạng hai cho Công ty ĐTPT chè Nghệ An.Với tình hình biến đọng của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới mô hình phát triển của công ty không còn phù hợp chính vì vậy căn cứ nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/1010 của Chính phủ và đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định sô 3201/QĐ-UBND.NN ngày 26/7/2010 về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty ĐTPT chè Nghệ An thành công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ AN. 1.1.2.4. Giai đoạn từ năm 2011 tới nay: Là giai đoạn phát triển tăng tốc, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, tích cực mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, phát triển cơ sở hạ tầng và hoàn thiện cơ chế quản lý. Những năm qua thị trường tiếp tục diễn biến phức tạp do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu,nên sản phẩm tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu và nội địa thường xuyên biến động,nhưng ngay từ đầu năm công ty đã chủ động mử rộng thị trường giao dịch theo hướng đa sản phaamt,đa thị trường.cho nên sản phẩm hàng năm tiêu thụ hết.Công tác quản lý tài chính từ công ty đến các xi nghiệp thành viên thực hiện đúng chế độ nhà nước quy định , tổ chức hoạch toán kế toán và quyết toán tài chính hằng năm thực hiện đúng luật kế toán.Công tác quản lý tài chính đúng chế độ tiết kiệm được chi phí đầu vào ,sử sụng đồng vốn vào sản xuất kinh doanh và ĐTPT đạy hiệu quả cao.Nên lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của cán bộ công nhân viên chức và người lao động năm sau cao hơn năm trước, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp Do có sự chuẩn bị tốt trong việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng ,công suất thiết bị lắp đặt đồng bộ các dây chuyền chế biến ở các xí nghiệp,đa dang hóa sản phẩm cũng như khâu quản lý định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình chết biến nên đã đắp ứng được yêu cầu thị trường,đồng thời đảm bảo thu mua chế biến hết nguyên liệu tươI trên địa bàn.chất lượng sản phẩm hằng năm được nâng lên nên sảm phẩm sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong giai đoạn này, Công ty đã phát triển nhiều giống chè mới, năng suất và chất lượng cao, xây dựng hệ thống hồ đập thuỷ lợi để chống hạn và giữ ẩm cho cây chè. Ngoài ra Công ty còn đầu tư xây dựng các nhà máy chế Biện Thị Thanh Huyền 6 Lớp 49BQTKD
  12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp biến chè với công nghệ hiện đại. Vì vậy các sản phẩm chè của Công ty đã vươn tới gần 10 nước ở châu Âu, châu á với kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 công ty đã xuất khẩu được hơn 5.476 tấn chè các loại đạt kim ngạch 6.426.497 USD. Mô hình tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tiếp tục được cải thiện theo hướng hiệu qủa nhất, bộ máy quản lý từ các Xí nghiệp đến Công ty được tinh giản gọn nhẹ, theo hướng chỉ đạo trực tuyến. 1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An chuyên trồng, chế biến, kinh doanh chè XK, kinh doanh thiết bị phụ tùng, nông sản cho sản xuất chế biến chè, đầu tư phát triển sản xuất, chỉ đạo vùng quy hoạch trồng chè của tỉnh Nghệ An. Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, Công ty đã đầu tư xây dựng được vùng chè nguyên liệu gần 10.000 ha, trong đó có gần 7.000 ha chè kinh doanh. Sản lượng chè tươi hàng năm đạt trên 40.000 tấn với sản lượng chè khô đạt trên 8.000 tấn. Sản phẩm của Nghệ An Tea gồm: - Chè đen CTC xuất khẩu bao gồm: BOP, BP1, PF1 và PD - Chè đen Orthodox XK bao gồm: OP, FBOP, P, PS, BPS, F, Dust - Chè xanh XK bao gồm: Grade A, Grade B, Grade B2, Grade Broken, Grade Dust - Sản phẩm chè túi nhúng bao gồm: Chè Kim Liên CTC, chè xanh Kim Liên, chè nhài Kim Liên - Chè xanh hộp thượng hạng Kim Liên. 1.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 1.3.1. Chức năng nhiệm vụ * Chức năng: - Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất, chế biến chè chuyên canh có năng suất chất lượng cao. - Được liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm phát triển ngành chè tại địa bàn Tỉnh Nghệ An. - Căn cứ phân vùng quy hoạch của tỉnh tiến hành dầu tư sản xuất và thu hồi sản phẩm chè theo hợp đồng đã ký kết với hộ trồng chè. - Công ty tổ chức sản xuất, kinh doanh, ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ, chính sách và cơ chế quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng vê đất đai, Biện Thị Thanh Huyền 7 Lớp 49BQTKD
  13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp lao động các vùng trung du miền núi của Tỉnh nhằm phát triển theo hướng nông nghiệp - công nghiệp chế biến - thương mại trong đó chè là sản phẩm chính. Thu mua chế biến và tổ chức tiêu thụ các loại sản phẩm chè trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu quả trong đó chủ yếu là xuất khẩu. - Giải quyết đúng đắn mối quan hệ và lợi ích phù hợp với kết quả hoạt động của công ty, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên và người lao động trồng chè trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. - Không ngừng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương. * Nhiệm vụ: - Căn cứ quy hoạch và kế hoạch của Tỉnh để lập kế hoạch đầu tư phát triển vùng chè nguyên liệu, chế biến sản xúât cá mặt hàng chè. Làm tốt chức năng chủ đầu tư và thu hồi vốn đầu tư một cách có hiệu quả. - Tổ chức thu mua và chế biến toàn bộ nguyên liệu chè trên địa bàn Tỉnh để kinh doanh XK và tiêu dùng trong nước. - Hoàn thiện và nâng cao công tác tổ chức, cơ chế quản lý và điều hành từ công ty đến các Xí nghiệp thành viên. Thực hiện phân phối theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Tiết kiệm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. - Chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty theo cơ chế thống nhất. - Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn các khu vực hoạt động của mình và làm tròn nghĩa vụ an ninh, quốc phòng. - Tuân thủ pháp luật, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo chế độ quy định của Nhà nước. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ, các Xí nghiệp chế biến dịch vụ. Biện Thị Thanh Huyền 8 Lớp 49BQTKD
  14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. TỔNG GIÁM ĐỐC P.TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kế Kinh kỹ tổ Kế XDCB hoạch doanh thuật chức toán nông và cơ - công hành tài nghiệ XNK nghệ chính chính khí p KCS Xí Xí Xí Xí Xí Xí Xí nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp chè CBDV CBDV CBDV CBDV CBDV CBDV Tháng chè Ngọc chè chè chè chè Mười Bãi Lâm Hạnh Thanh Anh Vinh Phủ Lâm Mai Sơn Biện Thị Thanh Huyền 9 Lớp 49BQTKD
  15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp * Tổng Giám đốc:Ông Hồ Viết An là người điều hành mọi phương thức hoạt động của Công ty, là người quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn cũng như mối quan hệ với các Xí nghiệp trực thuộc Công ty, thực hiện chế độ quản lý cán bộ công nhân viên theo quy định của Nhà nước. * Phó Tổng giám đốc: Bà Trần Thị Thảo là người người giúp Tổng Giám đốc điều hành các họat động về đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, thu nhận và tổng hợp các thông tin từ các phòng ban chức năng cũng như các đơn vị trực thuộc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về những công việc được giao. * Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về công tác tổ chức cán bộ và các chế độ chính sách, bảo đảm đời sống cho người lao động, bố trí tuyển dụng và đào tạo lao động sao cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty. * Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, mở rộng thị phần, tìm kiếm các bạn hàng, chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động xuất khẩu chè cũng như hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khác. Thu mua các sản phẩm chè từ bên ngoài để kinh doanh và tìm kiếm thị trường trong nước. * Phòng kỹ thuật công nghệ KCS: Phụ trách về vấn đề kỹ thuật, chỉ đạo hướng dẫn cho các đơn vị thành viên về kỹ thuật công nghệ trong chế biến chè và kiểm tra chất lượng sản phẩm. * Phòng kế hoạch nông nghiệp: Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc lập kế hoạch sản xúât kinh doanh cụ thể, lập kế hoạch cho việc đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời phụ trách hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp cho các đơn vị thành viên trong việc trồng, chăm sóc và thu hái chè. * Phòng xây dưng cơ bản và cơ khí: Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc lập kế hoạch về sửa chữa máy móc thiết bị, sửa chữa các Biện Thị Thanh Huyền 10 Lớp 49BQTKD
  16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp nhà máy thành viên. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới, lắp ráp dây chuyền mới * Phòng kế toán tài chính: Có trách nhiệm tổng hợp, ghi chép và phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong Công ty, kiểm tra kiểm sóat các chi phí phát sinh đầu vào trong việc thực hiện giá thành sản xuất tại các Xí nghiệp trực thuộc. Phân tích đánh giá tình hình thực tế nhằm cung cấp thông tin chính xác, tham mưu cho Tổng Giám đốc công ty về lĩnh vực tài chính của công ty. * Các Xí nghiệp chế biến dịch vụ: Là các đơn vị trực thuộc Công ty đóng trên địa bàn các Huyện trung du miền núi hạch toán đầy đủ, có nhiệm vụ trồng, chăm sóc, chế biến các sản phẩm chè theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giao. Các sản phẩm chè được giao về Công ty để tổ chức tiêu thụ trong đó chủ yếu là xuất khẩu. 1.4. Đặc điểm và kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009- 2011 1.4.1. Đặc điểm của công ty Nguồn lực là tiền đề là yếu tố cơ bản và quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải có 3 nguồn lực chủ yếu là: vốn, lao động và tư liệu sản xuất. Mỗi nguồn lực có vai trò riêng trong việc điều hành sản xuất, sự kết hợp hài hòa và hợp lý giữa các yếu tố nguồn lực là điều kiện quyết định tạo nên sự thành công của một hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4.1.1. Đặc điểm về nguồn lao động Chè là loại thực phẩm tiêu dùng phổ biến trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại chè, song chủ yếu vẫn là hai loại chè đen và chè xanh. Mặt hàng của công ty sản xuất hiện nay bao gồm hai loại: Chè xanh và chè đen CTC. Từng khu vực thị trường có nhu cầu về từng loại sản phẩm nói riêng. Công ty hiện đang cố gắng đa dạng các chủng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong từng thời kỳ, số lượng các loại sản phẩm chè tiêu thụ khác nhau phụ thuộc vào sự thay đổi của thị trường Nguồn nhân lực là yếu tố đầu tiên quyết định tới sự thành bại của bất kì doanh nghiệp nào. Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành các thế hệ cán bộ công nhân viên Công ty đã cố gắng nỗ lực hết mình phấn đấu vì sự phát triển của ngành chè nói chung và công ty nói riêng. Biện Thị Thanh Huyền 11 Lớp 49BQTKD
  17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trong cơ chế hiện nay, việc tổ chức và sử dụng hợp lý lao động luôn là một yêu cầu cấp thiết. Nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An Bảng 1.1: Tình hình sử dụng lao động qua 3 năm (2009-2011) ĐVT: Người So sánh 10/09 So sánh 11/10 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tuyệt Tuyệt % % đối đối Tổng số lao động 1226 1326 1.432 100 108,2 106 107,9 Trong đó: Theo giới tính - Nam 540 580 526 40 107,4 -54 90,7 - Nữ 686 746 906 60 108,7 160 121,4 Theo tính chất sử dụng - Lao động gián tiếp 192 195 167 3 101,6 -28 85,6 - Lao động trực tiếp 1034 1.131 1265 97 109,4 134 111,8 Theo trình độ - Đại học, cao đẳng 83 83 93 0 0 10 112,1 - Trung cấp 114 114 120 0 0 6 105,3 - Công nhân Kỹ 1029 1129 1219 100 108,2 90 107,9 thuật Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Qua biểu đồ ta thấy lượng lao động tăng thêm hàng năm do Công ty tuyển dụng thêm. Cụ thể năm 2010 tăng thêm 100 người tương ứng 108,2%, năm 2011 tăng 106 người tương ứng 107,9%. Điều này cho thấy quy mô phát triển của doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Mặt khác do tính chất nghành nghề là sản xuất chè nên không đòi hỏi lao động có trình độ cao, chỉ cần sự chăm chỉ, cần mẫn và yêu nghề thì năng suất lao động vẫn cao. Do đó lao động trực tiếp và giới tính nữ luôn ở mức cao. Cụ thể lao động nữ năm 2010 tăng 60 người tương ứng 108,7%, năm 2011 tăng 160 người tương ứng 111,8%. Còn tỷ lệ lao động trực tiếp qua các năm 2009, Biện Thị Thanh Huyền 12 Lớp 49BQTKD
  18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2010, 2011 chiếm tỷ lệ tương ứng là 84,3%, 85,3%, 88,3% tổng số lao động. Ngoài ra ta còn thấy số lượng lao động gián tiếp năm 2011 so với năm 2010 đã giảm 28 người tương ứng với 14,4% đó là do việc cải cách tinh giảm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. Trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được Công ty đặc biệt quan tâm. Cụ thể trình độ Đại học cao đẳng năm 2011 tăng 10 người tương ứng 12,1% so với năm 2010, trình độ trung cấp năm 2011 tăng 6 người tương ứng 5,3%. Hàng năm Công ty đều có chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật chế biến. Nhìn chung nguồn nhân lực của Công ty đã có chất lượng tốt, chất lượng quản lý của công ty luôn là điển hình trong tỉnh. Tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn trước yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh đòi hỏi sự nổ lực học tập, phấn đấu hơn nữa của cả tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Hàng năm Công ty đều có chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, dặc biệt là nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật chế biến. 1.4.1.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và công nghệ Cơ sở vật chất công nghệ là tài sản quan trọng mà con người trực tiếp tác động, sử dụng để con người thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên sản phẩm. Tổng giá trị tài sản phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Bảng 1.2: Tình hình biến động tài sản qua 3 năm (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm TĐPTBQ Nội dung 2009 2010 2011 % 1. Nhà cửa vật kiến trúc 17.597,68 24.553,43 25.225,37 121,13 2. Máy móc thiết bị 25.165,98 35.749,18 36.120,49 121,55 3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn 5.978,38 5.935,98 6.977,09 108,41 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 971,35 1.075,20 107,99 60,36 5. Cây, con lâu năm 5.742,84 5.742,84 5.742,84 0,00 6. Đất 125,02 125,02 125,02 0,00 Tổng cộng 56.581,25 73.181,65 75.299,51 116,07 Biện Thị Thanh Huyền 13 Lớp 49BQTKD
  19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Qua số liệu ở bảng ta thấy: Trong toàn bộ cơ cấu tài sản thì nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ lớn do công ty có 8 xí nghiệp thành viên với nhiệm vụ sản xuất và chế biến chè. Tài sản cố định của Công ty tăng lên qua các năm. Chứng tỏ Công ty đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Cụ thể: - Nhà cửa, vật kiến trúc có mức tăng bình quân là 121,13%, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2010 do công ty tu sửa lại hệ thống nhà xưởng đã bị xuống cấp thời gian qua. - Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ tài sản của công ty và có mức tăng trưởng bình quân là 121,55%. Mức tăng lớn nhất vào năm 2010 do trong năm Công ty mua sắm các thiết bị mới như máy hái chè, dây chuyền chế biến chè Đen CTC công nghệ ấn Độ với năng suất 16 tấn búp tươi/ ngày Hiện nay, hầu hết trang thiết bị, dây chuyền chế biến của Công ty đã được đầu tư hiện đại so với khu vực và thế giới, đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè. - Phương tiện truyền tải có mức tăng nhẹ 108,41% do Công ty mua sắm một số công ty mua sắm thêm một số xe tải, phương tiện chuyên chở hàng. - Thiết bị dụng cụ quản lý giảm do thanh lý những thiết bị đã hết thời gian sử dụng. - Đất đai: Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An là doanh nghiệp được Nhà nước cấp đất và vốn để sản xuất kinh doanh. Giá trị đất đai của Công ty bao gồm diện tích đất trồng chè, nhà xưởng là 125,02 triệu đồng. Do quỹ đất này qua 3 năm không có biến động nên giá trị không thay đổi. 1.4.1.3. Đặc điểm về nguồn vốn Vốn của Công ty là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định và tài sản lưu động, nó là yếu tố cơ bản làm tiền đề để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An được nhà nước cấp vốn để tiến hành SXKD, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của Công ty là sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Để tổ chức sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải có một nguồn vốn nhất định. Vốn được xem là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính sẽ rất có lợi thế trong hoạt động và ngược lại. Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu vốn hợp lý. Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh mới được thông Biện Thị Thanh Huyền 14 Lớp 49BQTKD
  20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp suốt, vốn quay vòng nhanh, tránh được tình trạng ứ đọng và chiếm dụng vốn. Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An được nhà nước cấp vốn để tiến hành SXKD, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của Công ty là sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Vốn kinh doanh của Công ty được hình thành từ 2 nguồn: Tự có và ngân sách nhà nước cấp. Nguồn vốn tự có của Công ty là 2.628tr.đồng và không đổi qua 3 năm (Vì kết quả kinh doanh hàng năm đều phải bù đắp cho những tồn đọng về tài chính của những năm Công ty còn đang là Liên hiệp các Xí nghiệp chè Nghệ Tĩnh). Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp năm 2005 là 11.575tr.đồng trên tổng nguồn vốn 14.203tr.đồng, chiếm 81,49%. Năm 2007 nguồn vốn này không thay đổi. Trong điều kiện mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh như hiện nay với doanh thu năm 2007 là 85.371tr.đồng thì với nguồn vốn kinh doanh chỉ 15.203tr.đồng bắt buộc Công ty phải huy động từ nguồn vốn khác như đi vay Ngân hàng. Điều đó làm cho chi phí lãi vay tăng lên, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Tình hình vốn của Công ty được thể hiện ở bảng 1.3 như sau: Bảng 1.3: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng So sánh 10/09 So sánh 11/10 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tuyệt Tuyệt % % đối đối Tổng nguồn vốn 79.152,3 106.861,07 119.564,2 27.708,7 135,0 12703,2 111,8 2 8 5 1 1 9 1. Theo tính chất sử dụng - Vốn cố định 52.917,3 55.609,99 58.841,1 2.692,69 105,0 3231,20 105,8 Biện Thị Thanh Huyền 15 Lớp 49BQTKD
  21. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 0 9 9 1 - Vốn lưu động 26.235,0 51.251,08 60.723,0 25.016,0 195,3 9472,01 118,4 2 9 7 5 8 2. Theo nguồn hình thành - Nợ phải trả 62.744,5 88.269,14 96.692,1 25.524,5 140,6 8422,99 109,5 9 3 5 8 4 -Vốn chủ sở hữu 16.407,7 18.591,93 22.872,1 2.184,20 113,3 4235,22 122,7 3 5 1 8 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Qua bảng cho thấy tổng giá trị vốn của Công ty tăng qua 3 năm. Tăng mạnh vào năm 2010 với mức tăng 27.708,75 triệu đạt 135,01%, do năm 2010 Công ty vay vốn sử dụng vào hoạt động sản kinh doanh nên giá trị vốn tăng nhanh. Xét theo tính chất sử dụng vốn ta thấy giá trị của vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn, điều này phản ánh hoạt động của Công ty là sản xuất kinh doanh hàng hóa, phần giá trị của tài săn cố định chiếm phần lớn.Mặt khác, nguồn vốn lưu động có sự thay đổi mạnh vào năm 2010. Năm 2009 tổng nguồn vốn lưu động là 26.235,02 triệu đồng sang năm 2010 là 51.251,08 triệu đồng, tăng 195,35% do Công ty vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Xét theo nguồn hình thành thì nguồn vốn của Công ty được hình thành từ 2 nguồn: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu do nhà nước cấp cho Công ty và được bổ sung từ các quỹ. Nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn cho thấy áp lực trả nợ của Công ty là rất lớn. Mặt khác mức tăng của nợ phải trả ngày càng cao, năm 2010 tăng 25.524,55 triệu đồng tương ứng 140,68% khiến Công ty có rủi ro về mặt tài chính. Hơn nữa trong hoạt động xuất khẩu, chứa đựng nhiều nguy cơ dẫn đến mất vốn cũng như chậm thu hồi vốn, sẽ gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009-2011 Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An là một Doanh nghiệp nhà nước, có nhiệm vụ sản xuất tiêu thụ sản phẩm chè, sử dụng nguồn nguyên liệu cũng như nguồn lao động trên địa bàn, thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ với người lao động cũng như nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Để tìm Biện Thị Thanh Huyền 16 Lớp 49BQTKD
  22. Báo cáo thực tập tốt nghiệp hiểu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta xem xét bảng sau đây. Bảng 1.4: Kết qủa sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng So sánh 10/09 So sánh 11/10 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 GT TL(%) GT TL(%) 1. Doanh thu thuần 69.556,33 89.227,95 138.134,51 19.671,62 128,28 48.906,56 154,81 2. Giá vốn hàng bán 53.680,21 70.955,38 116.357,08 17.275,17 132,18 45.401,70 163,99 3. Lợi nhuận gộp 15.876,12 18.272,57 21.777,43 2.396,45 115,09 3.504,86 119,18 4. DT tài chính 851,23 1.325,21 2.973,56 473,98 155,68 1.648,35 224,38 5. Chi phí TC, BH, 15.607,89 18.370,94 22.964,95 2.763,05 117,7 4.657,01 125,01 QLDN 6. LN từ hoạt động KD 1.119,46 1.226,84 1.786,04 107,38 109,59 559,2 145,58 7. Thu nhập khác 399,63 410,42 254,2 10,79 102,7 -156,22 61,94 8. Chi phí khác 53,67 70,86 37,11 17,19 132,03 -33,75 52,37 9. Lợi nhuận khác 345,96 339,56 217,09 -6,4 98,15 -122,47 63,93 10. Tổng LN kế toán 1.465,42 1.566,40 2.003,13 100,98 106,89 436,73 127,88 11.Thuế TNDN 0 208,26 175 208,26 0 -33,26 84,03 12. LNST 1.465,42 1.358,14 1.828,13 -107,28 92,68 469,99 134,61 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Từ số liệu trên bảng bên cho doanh thu hàng năm của Công ty tăng lên rõ rệt, năm 2010 tăng 19.671,62 triệu đồng, tương ứng 128,28%, tăng mạnh vào năm 2011 với mức tăng 48.906,56 triệu đồng tương ứng 154,81%. Đó là do Công ty mở rộng sản xuất tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Cùng với sự gia tăng của doanh thu là sự tăng lên của giá vốn hàng bán, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn làm cho lợi nhuận gộp tăng với tốc độ chậm hơn 115,09 % năm 2010 và 119,18% năm 2011. Như vậy, mặc dù Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An là một doanh nghiệp với nguồn vốn chủ yếu là đi vay, tuy nhiên Công ty đã có những phương hướng kinh doanh đúng đắn, tận dụng được uy tín của mình. Bên cạnh đó lợi nhuận sản xuất kinh doanh cũng không ngừng tăng góp phần đưa Công ty đi lên và có thể đứng vững trên thị trường. Biện Thị Thanh Huyền 17 Lớp 49BQTKD
  23. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biện Thị Thanh Huyền 18 Lớp 49BQTKD
  24. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần 2 Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XK của công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ an 2.1. thực trạng hoạt động XK tại công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 2.1.1. Kim ngạch XK của công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An Được coi là một trong 6 cây nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, do đó Chính phủ đã tạo điều kiện rất thuận cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu chè cho Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong vấn đề thủ tục xuất khẩu của Công ty. Từ những ngày đầu, khi còn là Liên hiệp chè Nghệ Tĩnh, Công ty đã thực hiện việc xuất khẩu uỷ thác, chủ yếu qua Tổng công ty chè Việt nam. Sau khi thành lập, Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An được Bộ thương mại cấp giấy phép XNK trực tiếp, tạo điều kiện để Công ty ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng nước ngoài. Hiện nay, 100% số hợp đồng XK được ký của Công ty thông qua hình thức XK trực tiếp. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Công ty cũng liên tục tăng qua các năm cả về khối lượng lẫn giá trị, cho thấy định hướng phát trỉên xuất khẩu đúng đắn của Công ty. Điều này được chứng tỏ qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Tổng hợp kim ngạch XK chè qua 3 năm (2009-2011) Số lượng Kim ngạch xuất khẩu Năm Giá trị Tốc độ tăng Giá trị Tốc độ tăng Tỷ trọng trong (tấn) (%) (USD) (%) tổng DT (%) 2009 3.296,31 - 3.765.605,7 - 86,62 2010 3.802,85 15,37 4.740.366,6 25,89 88,19 Biện Thị Thanh Huyền 19 Lớp 49BQTKD
  25. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2011 5.069,33 34,01 6.429.177,8 35,63 81,45 Nguồn: Phòng Kinh doanh - XNK Ta thấy sản lượng chè xuất khẩu tăng lên hàng năm với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 tăng 15,37% và năm 2011 tăng 34,01% tức là có tốc độ tăng hơn 2 lần năm 2010. Về kim ngạch XK, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 30,76%. Do giá chè bình quân năm 2010 tăng mạnh nên dù tốc độ tăng về sản lượng chỉ đạt 15,37% nhưng tốc độ tăng về kim ngạch XK đạt tới 25,89%. Năm 2011, tốc độ tăng của kim ngạch XK là 35,63%. Tỷ trọng của kim ngạch XK luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu, vì sản phẩm của công ty chủ yếu hướng tới thị trường nước ngoài. Cụ thể ta thấy, năm 2009 chiếm 86,62%, năm 2010 tăng lên mức 88,19%. Năm 2011, mặc dầu kim ngạch tăng nhưng tỷ trọng XK lại giảm xuống còn mức 81,45%, đó là do Công ty mở rộng hoạt động tiêu thụ trong nước. 2.1.2. Thị trường XK của công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An. Trong những năm qua với sự cố gắng không ngừng Công ty đã tìm kiếm mở rộng thành công các thị trường tiêu thụ chè trên Thế giới. Luôn có mối quan hệ làm ăn với những thị trường truyền thống, tiếp tục mở rộng các thị trường mới, từng bước thâm nhập vào các thị trường các nước phát trỉên để mở rộng kinh doanh XK chè của Công ty. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở 14 nước trên thế giới. Thị trường XK chính của Công ty là các nước Anh, Pakistan Các thương nhân của các nước này trực tiếp đến đàm phán và mua hàng của Công ty, sau đó họ sẽ giao hàng tới các nước tiêu thụ. Sau đây là số lượng chè của Công ty cập cảng các nước trong 3 năm: Bảng 2.2: Thị trường XK chè của công ty trong 3 năm (2009 - 2011) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thị trường SL TT SL TT SL TT (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) 1. Pakistan 957,09 29,04 2.188,68 57,56 3.739,22 73,76 2. Nga 530,00 16,08 324,00 8,52 - - 3. Anh 552,66 16,77 - - 335,70 6,62 Biện Thị Thanh Huyền 20 Lớp 49BQTKD
  26. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4. Ba lan 646,58 19,62 594,08 15,62 269,00 5,31 5.Trung 330,25 10,02 - - 48,00 0,95 Quốc 6. Đức - - 132,55 3,49 308,80 6,09 7. Israel 66,00 2,00 135,60 3,57 139,20 2,74 8. ả rập - - 84,00 2,21 - - 9. Ai cập - - 254,00 6,68 79,40 1,57 10. Inđonesia 55,00 1,67 89,60 2,35 122,80 2,42 11. Séc 48,88 1,48 - - 27,21 0,54 12. Phần Lan 23,65 0,72 - - - - 13. Đài Loan 44,20 1,34 - - - - 14. Ucraina 42,00 1,26 - - - - Tổng 3.296,31 100 3.802,85 100 5.069,33 100 Nguồn: Phòng Kinh doanh XNK Nhìn vào bảng ta thấy ngay rằng thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty đó là thị trường Pakistan với tỷ trọng chiếm khá lớn trong tổng lượng chè xuất khẩu và tỷ trọng này càng tăng qua các năm. Năm 2009 là 29,04%; Năm 2010 là 57,56%; Năm 2011 là 73,76%. Sở dĩ như vậy là vì Pakistan là nước tiêu thụ chè mạnh, người dân rất thích uống trà nhưng do khí hậu không phù hợp với việc trồng chè cộng với tình hình an ninh, chính trị không ổn định nên nước này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn chè nhập khẩu. Các thương nhân Anh mua chè của công ty và về bán lại cho khách hàng các nước như ả rập, Ai Cập, Séc và để tiêu dùng trong nước. Tuy bán sang Anh với giá không cao nhưng Công ty ổn định được nguồn cung, và đây là bạn hàng quan trọng của công ty. Một bạn hàng thân thiết với Công ty nữa đó là Balan, với khối lượng chè xuất sang thị trường này năm 2009 là 648,58 tấn chiếm 19,62%; năm 2010 là 594,08 tấn chiếm 15,62%; tuy nhiên năm 2011 sụt giảm mạnh còn 269 tấn tương ứng 5,31%. Tuy năm 2009 thị trường Nga chiếm tỷ trọng khá lớn 16,08%, tuy nhiên sang năm 2010 chỉ còn 8,52%, và tới năm 2011 là 0%, như vậy Công ty đã để mất một khách hàng lớn với thị trường tiêu thụ khá rộng. Ngoài ra Công ty còn một số bạn hàng lâu năm khác như Israel, Inđonesia mặc dầu khối lượng mua không lớn và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng khối lượng chè XK qua các năm. Từ năm 2010, công ty bắt đầu XK sang thị trường Đức với khối lượng nhỏ 96,60 tấn, tuy nhiên sang năm 2011 đã là Biện Thị Thanh Huyền 21 Lớp 49BQTKD
  27. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 308,80 tấn chiếm tỷ trọng 6,09%, đây hứa hẹn là thị trường tiềm năng của Công ty trong thời gian tới. Như vậy ta thấy, qua ba năm với sự cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã duy trì và phát triển được một số thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới, khối lượng chè xuất đi ngày càng tăng, đem lại kim ngạch cao. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ của Công ty luôn biến động, đòi hỏi Công ty cần có nhiều biện pháp cải tiến hơn về chất lượng, giá bán và chính sách xúc tiến để giữ chân khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới. 2.1.3. Các hoạt động XK Công ty đã tiến hành. 2.1.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường. Chè là loại thức uống có giá trị cao, có rất nhiều công dụng vì vậy sản phẩm chè đựơc tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. Để có được chè thành phẩm bán ra trên thị trường chúng ta phải có nguyên liệu đầu vào là chè búp tươi và qua sao chế biến mới có thể sử dụng được đồng thời mới tăng được doanh thu, thu hồi vốn nhanh và mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh. Vì vậy nghiên cứu về vấn đề tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết nó cho chúng ta biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, và kết quả thu hồi của Công ty ra sao. Chính sự quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay, tiêu thụ sản phẩm không những cần đến số lượng, chủng loại mà còn phải là sản phẩm có chất lượng tốt nhất, có như vậy mới chiếm lĩnh được thị trường đồng thời mỗi doanh nghiệp sản xuất phải giữ được uy tín với bạn hàng trên thị trường, luôn luôn tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy công tác Marketing giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng là một trong những nội dung quan trọng nhất của chính sách sản phẩm. Chè là loại thức uống có giá trị cao, có rất nhiều công dụng vì vậy sản phẩm chè đựơc tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. Để có được chè thành phẩm bán ra trên thị trường chúng ta phải có nguyên liệu đầu vào là chè búp tươi và qua sao chế biến mới có thể sử dụng được đồng thời mới tăng được doanh thu, thu hồi vốn nhanh và mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh. Vì vậy nghiên cứu về vấn đề tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết nó cho chúng ta biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, và kết quả thu hồi của Công ty ra sao. Chính sự quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay, tiêu thụ sản phẩm không những cần đến số Biện Thị Thanh Huyền 22 Lớp 49BQTKD
  28. Báo cáo thực tập tốt nghiệp lượng, chủng loại mà còn phải là sản phẩm có chất lượng tốt nhất, có như vậy mới chiếm lĩnh được thị trường đồng thời mỗi doanh nghiệp sản xuất phải giữ được uy tín với bạn hàng trên thị trường, luôn luôn tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy công tác Marketing giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng là một trong những nội dung quan trọng nhất của chính sách sản phẩm. Hầu hết công tác nghiên cứu thị trường của Công ty đều do phòng Kinh doanh XNK của công ty đảm nhận. Việc hoạt động có hiệu quả của phòng kinh doanh XNK trong thời gian qua đã giúp Công ty tìm kiếm được nhiều bạn hàng tin cậy và các thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Công ty tiến hành khai thác thông tin và tìm kiếm khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là các hình thức sau: - Thông qua uy tín lâu năm và các bạn hàng cũ giới thiệu, đây chính là kênh thị trường quan trọng nhất của Công ty. Theo thống kê của phòng Kinh doanh, có tới hơn 50% các hợp đồng XK được ký kết hàng năm, với khoảng 60% giá trị kim ngạch XK được thực hiện thông qua hình thức này. - Thông qua các chuyến công tác khảo sát thị trường Hàng năm Công ty cử các đoàn công tác tới các nước trên thế giới nhằm khảo sát thị trường và tìm kiếm bạn hàng mới. Nhưng do kinh phí hạn chế nên các chuyến công tác này không được diển ra thường xuyên. - Thông qua việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên WEB của Công ty Công ty đã thực hiện quảng cáo, đưa thông tin về sản phẩm thông qua Web chính thức của công ty là ngheantea.com.vn. Trang Web chủ yếu tập trung vào giới thiệu sản phẩm, chất lượng sản phẩm, chủng loại và bạn hàng của công ty. Tuy nhiêu trên thực tế, Webside này thường xuyên bị lỗi, khó truy cập và Công ty cũng ít đưa thông tin mới lên khiến trang Web nhàm chán không thu hút được người quan tâm. - Thông qua các loại ấn phẩm trong và ngoài nước Qua các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành như Thế giới chè, Kinh tế tiêu dùng và đồ uống Công ty có thể tìm kiếm được những khách hàng đang có nhu cầu về sản phẩm của mình. Trên cơ sở đó, Công ty tiến hành những hoạt động giao dịch nhằm ký kết hợp đồng với khách hàng. Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng kết hợp với một số phương pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường khác như: Thông qua hội chợ thương mại quốc tế, Thông qua các nguồn thông tin từ các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nhằm bảo đảm mục tiêu đề ra. Biện Thị Thanh Huyền 23 Lớp 49BQTKD
  29. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Từ các hình thức đó Công ty tiến hành lựa chọn đối tác để đàm phán và thực hiện hợp đồng, đồng thời tiến hành phân khúc thị trường và xây dựng thị trường mục tiêu của Công ty. Các thị trường truyền thống là: - Thị trường Châu á: Pakistan, Trung Quốc, Đài Loan - Thị trường EU: Anh, Đức - Thị trường Đông Âu: Nga, Ba Lan Mục tiêu của Công ty trong những năm tới là tiếp cận một số thị trường mới như Mỹ, Canada và một số thị trường các nước Đông Âu như Bungari, Hungary, Rumani, Ngoài ra Công ty cũng rất chú trọng thị trường trong nước. 2.1.3.2. Công tác đảm bảo chủng loại chè XK. Sản phẩm chè XK của Công ty có 2 loại chính đó là chè đen CTC, chè đen Orthodox và chè xanh. Trong mỗi loại sản phẩm được phân ra nhiều loại khác nhau điều đó là do nhu cầu của thị trường. Chè sẽ được phân loại ra nhiều Ô khác nhau của máy sàng. Có thể ở mỗi Ô là một loại chè. - Đối với sản phẩm chè đen CTC của Công ty do nhu cầu của thị trường nên có 6 ô sàng Công ty cho ra 4 loại khác nhau đó là: Ô1 = chè BOP; Ô2+3 = chè BP1; Ô4 + 5 = chè PF1; Ô6 = chè PD. - Tương tự đối với chè đen Orthodox XK bao gồm các loại: OP, FBOP, P, PS, BPS, F, Dust. - Đối với chè Xanh thì có các loại: Grade A, Grade B, Grade B2, Grade Broken, Grade Dust. Việc xác định cơ cấu, chủng loại cho mỗi loại chè mang một ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong công tác tiêu thụ, bởi đối với mỗi loại hàng hóa thì nhu cầu, sở thích luôn khác nhau tại các thị trường khác nhau. Việc xác định cơ cấu mặt hàng sản phẩm như thế nào là hợp lý sẽ giúp Công ty xác định đúng đắn phương hướng sản xuất của mình. Điều này cần phải nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để rồi chế biến như thế nào? cho ra loại chè gì? với số lượng bao nhiêu là phù hợp và có hiệu quả cao nhất cho Công ty. Ba năm qua với sự cố gắng phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ CNV công ty, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh như: Giá cả đầu vào các loại nguyên nhiên vật liệu đều tăng cao, từ phân bón cho cây chè, giá nguyên liệu chè búp tươi đến các loại nhiên vật liệu như: Than, điện, cho chế biến. Song Công ty đã quan tâm chỉ đạo sản xuất, tích cực tìm các biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất Biện Thị Thanh Huyền 24 Lớp 49BQTKD
  30. Báo cáo thực tập tốt nghiệp lượng sản phẩm sản xuất, tìm kiếm thị trường với giá bán cao nhất có thể nhằm tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh . Chè là loại cây công nghiệp có thời gian thu hái từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm. Thường thì trong thời gian ngừng sản xuất từ tháng 1 đến tháng 2, (do bắt đầu từ trung tuần tháng 12 hàng năm là các hộ gia đình trồng chè thực hiện việc đốn chè để chăm sóc, bón phân nhằm phục vụ cho chu kỳ sinh trưởng của 1 năm mới) các loại sản phẩm sản xuất ra vẫn còn tồn kho và công ty vẫn còn lượng hàng nhất định để tiêu thụ trong những tháng không sản xuất. Vì vậy sản lượng tiêu thụ của công ty được rải đều trong các tháng của năm. Tuy nhiên vào thời điểm mùa vụ chè đạt sản lượng cao nhất trong năm là các tháng 6,7,8,9 thì số lượng sản phẩm tiêu thụ được đẩy mạnh nhiều nhất. Để tìm hiểu vấn đề này của Công ty ta xem số liệu ở bảng sau: Bảng 2.3: Kết quả XK chè theo chủng loại qua 3 năm (2009 - 2011) Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Loại chè TT TT TT SL (tấn) (%) SL (tấn) (%) SL (tấn) (%) Chè đen 2.447,71 74,99 3.021,48 80,22 3.969,40 72,48 Chè xanh 815,94 25,01 745,09 19,79 1.507,28 27,52 Tổng 3.263,65 100 3.766,56 100 5.476,68 100 Nguồn: Phòng kinh doanh – XNK Qua kết quả xuất khẩu của từng loại sản phẩm ta thấy chè đen trong 3 năm luôn có số lượng tiêu thụ nhiều hơn chè Xanh, điều đó cho thấy nhu cầu thị trường về loại chè này nhiều. Năm 2009 với tổng khối lượng chè XK là 3.263,65 tấn thì loại chè đen đã chiếm tới 2.447,71 tấn tương ứng với 74,99%, còn chè xanh là 815,94 tấn tương ứng 25,01%. Năm 2010do nhu cầu thị trường đối với chè đen tăng cao nên cơ cấu mặt hàng này tăng lên 80,22% tốc độ tăng là 123,44%, chè xanh chỉ chiếm 19,79%. Năm 2011, tỷ trọng chè đen sụt giảm trong cơ cấu hàng chè XK của công ty, chiếm còn 72,48%, còn chè xanh tăng lên mức 27,52%. Biện Thị Thanh Huyền 25 Lớp 49BQTKD
  31. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Như vậy, qua 3 năm khối lượng chè XK của Công ty đều tăng và tỷ trọng chè đen luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm luôn có sự thay đổi linh hoạt theo nhu cầu thị trường. Do đó Công ty cần phải nắm bắt tốt xu hướng vận động của nhu cầu để đưa ra chiến lược sản xuất hợp lý, nâng cao chất lượng và đa dạng chủng loại để gia tăng giá trị XK. 2.1.3.3. Công tác đảm bảo chất lượng chè XK Chất lượng là yếu tố sống còn của của sản phẩm khi tham gia trên thị trường, đặc biệt là thị trường XK. Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An luôn quan tâm tới chất lượng chè ngay từ khâu chọn giống, sản xuất đến chế biến, bảo quản, đóng gói. - Về mặt sản xuất: Những năm qua Công ty đã tích cực thay thế những giống chè cũ bằng những giống chè mới như LDP1, LDP2, Hồng Đỉnh Bạch, Keo Am Tích là những giống chè có năng suất cao, phẩm chất tốt đưa vào trồng mới. Công ty cũng thực hiện thâm canh có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với điều kiện khách quan trong năm. Đầu tư phân bón đã được lượng hóa khối lượng, cơ cấu chủng loại phân bón cho mỗi đợt, tăng năng suất vườn chè, giống chè, điều chỉnh thích ứng kịp thời, thích hợp với điều kiện thời tiết của từng vùng, nâng cao được hiệu quả đầu tư, giảm thiệt hại khi thời tiết khắc nhiệt. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm. Công ty có mạng lưới khuyến nông thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, vận chuyển và điều chỉnh phun thuốc vào giai đoạn có lợi nhất, tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện sản xuất chè sạch. - Về mặt chế biến: Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An là một Công ty sản xuất chè đi đầu về đổi mới công nghệ với nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại như dây chuyền chế biến chè đen CTC của ấn Độ, dây chuyền chế biến chè Ordothox của Nga Công ty sử dụng 2 hình thức thanh toán trong xuất khẩu: - Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Phương thức này thường được Công ty áp dụng đối với những khách hàng mới. - Thanh toán bằng điện chuyển tiền (TTR). áp dụng đối với các khách hàng truyền thống có uy tín. Sau khi ký kết hợp đồng trong vòng 3 ngày, bên mua đặt cọc 50% trị giá lô hàng. Khi tiền được chuyển về Ngân hàng, công ty điện đến Ngân hàng kiểm tra, nếu đúng Phòng kinh doanh XNK làm lệnh đóng hàng và hẹn ngày giao hàng đối với khách hàng. Sau đó lập bộ chứng từ giao hàng và Fax cho khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý sẽ chuyển 50% số Biện Thị Thanh Huyền 26 Lớp 49BQTKD
  32. Báo cáo thực tập tốt nghiệp tiền còn lại cho Công ty. Khi đã nhận đủ tiền công ty sẽ tiến hành giao hàng và gửi bộ chứng từ gốc để khách hàng nhận hàng. Qúa trình bán hàng hoàn thành. Trước khi chế biến, phòng KCS phối hợp với xí nghiệp xây dựng mẫu hàng theo công nghệ hướng dẫn. Khi các xí nghiệp giao cho Công ty, Công ty chỉ nhập hàng đúng mẫu chuẩn, Công ty còn xác định chất lượng sản phẩm theo các thang điểm, xí nghiệp nào có điểm cao thì được thưởng và ngược lại. Bằng cách này các xí nghiệp luôn chú trọng tới chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến. Quá trình chế biến được tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt đáp ứng chất lượng XK. Sau đây là mô hình chế biến chè đen và chè xanh XK của Công ty: + Sản xuất chè xanh Sơ đồ 2.1: Sơ đồ công nghệ chế biến chè xanh Chè búp tươi Diệt men Vò Nhặt bôm, Sao định hình Sấy cỡng Sao đánh bóng Phân loại Đóng gói Nhập kho thành phẩm Nguồn: Phòng Phòng kỹ thuật công nghệ KCS + Sản xuất chè đen CTC: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ công nghệ chế biến chè đen CTC Biện Thị Thanh Huyền 27 Lớp 49BQTKD
  33. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chè búp tươi Làm héo Cắt vò Rotovan Sấy khô Lên men Cắt CTC Phân loại Đóng gói Nhập kho thành phẩm Nguồn: Phòng Phòng kỹ thuật công nghệ KCS + Sản xuất chè đen Orthodox Sơ đồ 2.3: Sơ đồ công nghệ chế biến chè đen Orthodox Chè búp tươi Làm héo Vò Sấy Lên men Sàng phân loại Phân loại Đóng gói Nhập kho thành phẩm Nguồn: Phòng Phòng kỹ thuật công nghệ KCS Để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng yêu cầu kỹ thuật thì cơ cấu chè búp tươi cần đảm bảo: Loại A 5%, loại B 20%, loại C 70%, loại D 5%. - Về mặt đóng gói: Để đảm bảo giữ được hương vị của chè, việc đóng gói được thực hiện ngay tại các phân xưởng sản xuất sau đó được chuyển về xí nghiệp chè Vinh đóng hộp và ghi nhãn theo các kích cỡ khác nhau. Về mẫu mã, Công ty đưa ra ý tưởng về dòng sản phẩm của mình rồi thuê đơn vị có uy tín sản xuất thiết kế mẫu bao bì. 2.1.3.4. Chính sách giá của công ty Giá được coi là công cụ cạnh tranh hữu hiệu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đầy biến động hiệu nay. Là một doanh nghiệp Nhà nước, kinh doanh trên lĩnh vực nông sản- một mặt hàng rất nhạy cảm về giá, Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An đã rất quan tâm tới chính sách giá cả để đảm bảo tính cạnh tranh, thu lợi nhuận lại phù hợp với các quy định của Nhà nước. Biện Thị Thanh Huyền 28 Lớp 49BQTKD
  34. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giá bán chủ yếu được tính theo công thức: Giá bán = Giá vốn + Chi phí lưu thông + thuế Giá bán còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chủng loại chè, nhu cầu chè trên thị trường, thị trường mà công ty bán, giá chè của thế giới, giá chè cạnh tranh của công ty khác, Ngoài ra giá XK còn phải tính thêm các chi phí cho vận tải, chi phí cho việc xuất khẩu Công ty cũng có nhiều chính sách ưu tiên đối với khách hàng lớn, mua thường xuyên và có nguồn cung ổn định hàng năm. Bảng 2.4: Giá chè XK bình quân trong 3 năm(2009-2011) ĐVT: USD/tấn So sánh Năm Năm Năm Loại chè 2009 /2010 2011/2010 2009 2010 2011 TĐ % TĐ % Chè đen 1.110,92 1.198,35 1220,51 87,43 107,87 22,16 101,85 Chè xanh 1.173,82 1.294,70 1.315,99 120,88 110,30 21,29 101,64 Nguồn: Phòng kinh doanh – XNK Qua bảng số liệu ta thấy giá chè xanh của Công ty luôn cao hơn giá chè đen giá chè và giá các mặt hàng có xu hướng tăng lên qua các năm. Tăng mạnh vào năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng giá mạnh vào năm 2010 là do giá của các chi phí đầu vào như: Phân bón, nhiên liệu tăng làm cho chi phí sản xuất tăng lên nên phải tăng giá để bù đắp chi phí. Cụ thể: Năm 2010, giá chè đen tăng 87,43 USD/tấn, tương ứng 7,87% còn giá chè xanh tăng mạnh lên mức 120.88 USD/tấn tức là tăng lên 10,3% so với năm 2009. Sang năm 2011, giá chè đen tăng nhẹ lên 22,16 USD/tấn tức là tăng 1,85% so với năm 2008. Giá chè xanh cũng tăng nhẹ 21,29 USD/tấn như vậy là đã tăng 1,64% so với năm 2010. 2.1.3.5. Những biện pháp tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 2.1.3.5.1. Đàm phán ký kết hợp đồng Công ty đầu tư phát trỉển chè Nghệ An là một Doanh nghiệp lớn của tỉnh Nghệ An cũng như của ngành chè cả nước. Là Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Công ty luôn chịu những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Chính vì vậy các chính sách về tiêu thụ sản phẩm của Công ty cần có sự linh hoạt nhằm đáp ứng mọi Biện Thị Thanh Huyền 29 Lớp 49BQTKD
  35. Báo cáo thực tập tốt nghiệp nhu cầu của thị trường. Qua phân tích thực trạng công tác tiêu thụ tại Công ty ta có thể thấy được Công ty đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, nhưng không vì thế mà không phấn đấu đi lên. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty đã ngày càng lớn mạnh và đạt được khá nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển Việc đảm bảo số lượng hàng để giao cho khách hàng theo hợp đồng đã ký là một vấn đề rất được công ty quan tâm với mục đích tạo uy tín với khách hàng. Tăng số lượng sản phẩm tạo ra đồng nghĩa với việc tăng năng suất. Vì vậy Công ty đã thực hiện một số biện pháp như: Chú trọng đầu tư thâm canh theo chiều sâu; Trồng cây bóng mát, xây dựng đập chứa nước tưới cho cây chè; Công tác phòng trừ sâu bệnh được thực hiện kịp thời và đúng quy trình Ngoài ra với sự hỗ trợ của Sở Khoa học công nghệ, Viện chè Việt nam, Sở No và PTNT, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được áp dụng có hiệu quả như việc xây dựng mô hình thâm canh chè theo quy trình mới, đưa các giống chè năng suất chất lượng vào trồng mới tạo điều kiện để chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc tăng năng suất sản lượng sản phẩm sản xuất ra hàng năm. Do đặc thù là sản phẩm XK, bạn hàng là các thương nhân nước ngoài nên việc đàm phán và thỏa thuận hợp đồng của công ty được thực hiện qua mạng điện thoại và mạng Internet. Việc xây dựng mẫu hàng để chào hàng được tiến hành như sau: Vào đầu vụ chè, phòng kỹ thuật công nghệ của Công ty xây dựng mẫu giao hàng chung cho các xí nghiệp. Căn cứ theo mẫu chuẩn đã được Giám đốc Công ty duyệt, các đơn vị tiến hành sản xuất và giao hàng về kho Công ty theo mẫu chuẩn. Căn cứ số lượng hàng hiện có ở kho Công ty, phòng kỹ thuật công nghệ xây dựng mẫu chào hàng để gửi các khách hàng. Mẫu chào hàng được lãnh đạo công ty duyệt, đồng thời mẫu này được lưu ở phòng kỹ thuật công nghệ KCS, phòng kinh doanh XNK. Đơn giá chào hàng được Phòng Kinh doanh phối hợp với phòng kế toán tài chính trình Giám đốc Công ty duyệt. Sau quá trình giao dịch chào hàng, một vài yêu cầu mua hàng có khả năng đáp ứng sẽ được hai bên triển khai đàm phán và thoả thuận các điều khoản của hợp đồng ngoaị thương. Đối với những khách hàng có mối quan hệ kinh doanh trong nhiều năm, hai bên đều tin tưởng lẫn nhau thì tiến hành đàm phán qua thư tín, điện thoại. Đối với nhưng khách hàng mới thông thường Công ty gửi thư mời tới làm việc trực tiếp để đàm phán về giá, ký kết hợp đồng và phương thức giao hàng, thanh toán. Biện Thị Thanh Huyền 30 Lớp 49BQTKD
  36. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nội dung chính của hợp đồng (bằng tiếng Anh) và bao gồm các điều khoản chính thức như sau: 1. Mô tả đối tượng của hợp đồng 2. Quy cách chất lượng áp dụng của hàng hoá 3. Quy cách đóng gói 4. Thời gian và địa điểm giao hàng. 5. Phương thức thanh toán 6. Điều kiện xử phạt và khiếu nại của hợp đồng 7. Điều kiện trọng tài và cam kết chung. Sau khi kết thúc đàm phán và hợp đồng ngoại thương đã được soạn thảo kết quả phải được lập thành văn bản và được hai bên ký kết.Việc kí kết có thể thực hiện qua mạng Internet (bản Scan hoặc Fax) để làm căn cứ cho việc thực hiện hợp đồng của hai bên. 2.1.3.5.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng Khâu tổ chức thực hiện hợp đồng là khâu rất quan trọng trong nội dung của hoạt động xuất khẩu. Đây là quá trình nhằm xem xét quá trình thực hiện nghĩa vụ ràng buộc của hai bên trong hợp đồng ngoại thương. Với đặc thù là Công ty sản xuất và xuất khẩu, Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An đã tổ chức các bước thực hiện hợp đồng như sau: - Tạo nguồn hàng xuất khẩu (chuẩn bị hàng xuất khẩu) Trong hoạt động xuất khẩu thì bảo đảm nguồn hàng xuất khẩu là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh sau này. Chuẩn bị hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hoá xuất khẩu, tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đến uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu. Đây là việc quan trọng đầu tiên trong viêc tạo nguồn hàng xuất khẩu. Đối với Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An thì nguồn hàng là do các xí nghiệp sản xuất trực thuộc vì vậy rất dồi dào, không bị chèn ép giá ở khâu này. Nhưng việc nghiên cứu nguồn hàng không chỉ đơn thuần là nghiên cứu số lượng hàng hóa, mà còn chủng loại, mẫu mã, chất lượng là rất quan trọng. Cũng phải xác định giá cả trong nước so với giá cả quốc tế, chi phí vận chuyển bảo quản. - Bảo quản và xuất kho Chè được bảo quản tại kho của doanh nghiệp, đặt tại xí nghiệp CBDV chè Vinh khi đến thời hạn giao hàng xuất khẩu, phòng kinh doanh XNK sẽ tiến hành các công việc để tiến hành việc đóng hàng và giao hàng cho khách hàng. Biện Thị Thanh Huyền 31 Lớp 49BQTKD
  37. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Việc xuất kho giao hàng đòi hỏi phải đúng với thủ tục qui định phải đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, các hoá đơn theo yêu cầu. Căn cứ vào mẫu hàng đã chào cho khách hàng, phòng Kỹ thuật công nghệ xây dựng công thức đấu trộn chè của các đơn vị để có được lô hàng sẽ xuất khẩu. Phòng kế toán căn cứ vào lượng hàng thực xuất đưa đi đấu trộn để làm hoá đơn xuất kho. - Nghiệp vụ giao hàng xuất khẩu Căn cứ vào thời hạn hợp đồng, thời hạn L/C, phòng kinh doanh làm bản hướng dẫn đóng hàng chè xuất khẩu để gửi các bộ phận liên quan, trong đó nêu rõ số hợp đồng loại chè, số lượng, trọng lượng tịnh, loại bao bì, Marka của lô hàng. Chè Xuất khẩu được xí nghiệp chè Vinh tiến hành đóng hàng dưới sự hướng dẫn của phòng kỹ thuật công nghệ KCS. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm thuê tàu, nhận vở Conterne, khử trùng Conterne (nếu khách hàng yêu cầu), làm thủ tục khai báo hải quan cho lô hàng. Sau khi lô hàng xếp đầy Conterne, được hải quan cặp chì niêm phong để giao cho Công ty vận tải. Đối với các hợp đồng sử dụng điều kiện giao hàng FOB Công ty chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá vượt qua lan can tàu tại cảng bốc qui định. Do đó sau khi hoàn thành các thủ tục theo qui định Công ty tổ chức khai báo và giám định Hải quan và giao hàng lên tàu và lấy vận đơn đường biển. Đối với các hợp đồng giao hàng theo điều kiện CIF Công ty tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa và việc xuất cảng được thực hiện tại cảng Hải Phòng, ở đây Công ty có quen nhiều hãng tàu là điều kiện thuận lợi trong việc chọn tàu và thỏa thuận điều kiện vận chuyển. Khi chọn hãng tàu thuê công ty xem xét kỹ tuổi tàu, lựa chọn hãng tàu có uy tín, có giá cả hợp lý và yêu cầu các chủ tàu chào hàng. Sau khi chọn hãng tàu thuê, Công ty làm thủ tục, giấy hướng dẫn giao hàng gửi cho các hãng tàu làm đơn vị vận chuỷên, bao gói Hãng tàu làm vẫn đơn xong, Fax lại cho Công ty kiểm tra và xem xét rồi in ra bản chính thức và ký hợp đồng thuê tàu vận chuyển. - Nghiệp vụ thanh toán Tại công ty việc thanh toán trong XK áp dụng 3 phương thức sau: + Phương thức điện chuyển tiền (TTR): Đối với phương thức này, sau khi ký hợp đồng khách hàng đặt cọc 50% giá trị lô hàng thông qua tài khoản của Công ty tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP Vinh, 50% số tiền còn lại của lô hàng sẽ được thanh toán sau khi giao hàng xong. Và công ty sẽ chuyển bộ chứng từ gốc cho người mua để nhận hàng của cảng đến. + Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng không huỷ ngang (L/C): Đối với phương thức này sau khi ký hợp đồng XK hàng cho khách hàng, khách Biện Thị Thanh Huyền 32 Lớp 49BQTKD
  38. Báo cáo thực tập tốt nghiệp hàng sẽ đến Ngân hàng bên mua xin mở thư tín dụng (L/C) và cam kết sẽ trả tiền cho Công ty theo đúng giá trị lô hàng. Trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi có thông báo của Ngân hàng ngoại thương Vinh về L/C đã mở, Công ty tiến hành giao hàng, và hoàn tất bộ chứng từ giao hàng để gửi ngân hàng thực hiện việc thanh toán tiền hàng phù hợp với L/C. + Phương thức nhờ thu (D/P): Đây là phương thức sau khi ký hợp đồng, Công ty tiến hành giao hàng và hoàn tất bộ chứng từ giao hàng gửi Ngân hàng nhờ thanh toán. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy hợp lệ Ngân hàng bên mua nhờ thanh toán tiền hàng. Hình thức thanh toán này chỉ áp dụng cho khách hàng có tín nhiệm lâu năm của Công ty. 2.1.3.5.3. Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng Trong các phần trước đã tập trung phân tích hoạt động xuất khẩu của Công ty trên các phương diện như kim ngạch, mặt hàng, thị trường thì ở đây để đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả do hoạt động xuất khẩu đem lại. Dựa trên các số liệu thống kê của phòng Kế toán tài chính của Công ty cung cấp. Ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.5: Các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu trong 3 năm (2009-2011) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu XK(USD) 3.765.605,7 4.740.366,6 6.429.177,8 Chi phí xuất khẩu(USD) 3.652.381,9 4.588.931,8 6.175.963,3 Lợi nhuận xuất khẩu(USD) 113.223,8 151.434,8 253.214,5 Tỷ suất ngoại tệ(lần) 1,031 1,033 1,041 Tỷ suất lợi nhuận DT (%) 3,007 3,195 3,939 Tỷ suất lợi nhuận chi phí(%) 3,100 3,300 4,100 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính * Về lợi nhuận xuất khẩu Lợi nhuận xuất khẩu = Doanh thu xuất khẩu – Chi phí xuất khẩu Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận xuất khẩu của Công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 thu được 113.223,8 USD đến năm 2011 đã thu đựợc 253.214,5 USD lợi nhuận, tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2009. Tốc độ tăng của lợi nhuận xuất khẩu lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận sản xuất kinh doanh nói chung. Điều này càng chứng minh được tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu đối với Công ty ĐTPT chè Nghệ An. *Về tỷ suất ngoại tệ: (hiệu quả kinh tế của xuất khẩu) Tỷ suất ngoại tệ = Doanh thu xuất khẩu Biện Thị Thanh Huyền 33 Lớp 49BQTKD
  39. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chi phí xuất khẩu Theo bảng trên ta thấy năm 2009, cứ 1 USD chi phí XK đem lại 1,031 USD doanh thu. Năm 2010 đạt 1,033 USD và năm 2011 con số này đã lên tới 1,041 USD. Điều này phản ánh được hiệu quả XK của Công ty ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên mức độ tăng vẫn còn ở tốc độ chậm so với khả năng của Công ty. * Về tỷ suất lợi nhuận XK: - Tỷ suất sinh lợi doanh thu XK Tỷ suất sinh lợi doanh Lợi nhuận xuất khẩu = x 100% thu xuất khẩu Doanh thu xuất khẩu Chỉ tiêu này cũng thay đổi tương ứng qua các năm. Năm 2009 cứ 100 USD doanh thu xuất khẩu thì sẽ có lợi nhuận là 3,007 USD. Năm 2010 cứ 100 USD doanh thu xuất khẩu thì sẽ có lợi nhuận là 3,195 USD. Năm 2011 cứ 100 USD doanh thu xuất khẩu thì sẽ thu được 3,939 USD lợi nhuận. - Tỷ suất sinh lợi chi phí xuất khẩu Tỷ suất sinh lợi chi Lợi nhuận xuất khẩu = x 100% phí xuất khẩu Chi phí xuất khẩu Chỉ tiêu này cũng thay đổi tương ứng với thay đổi của tỷ suất ngoại tệ. Năm 2009, cứ bỏ ra 100 USD xuất khẩu thì sẽ thu được 3,1 USD lợi nhuận. Con số này tới năm 2011 cứ bỏ ra 100 USD sẽ thu được 4,1 USD lợi nhuận. Qua các chỉ tiêu hiệu quả XK của Công ty ta thấy mặc dù lĩnh vực xuất khẩu đã đạt hiệu quả nhưng vẫn còn ở mức thấp. Điều này sự cần thiết phải đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí xuất khẩu nhằm nâng cao quả XK là hoàn toàn hợp lý. 2.2. Nhận xét, đánh giá thực trạng hoạt động XK tại Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một doanh nghiệp lớn của tỉnh Nghệ An cũng như của ngành chè cả nước. Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động XK đã khẳng định được phần nào những thành tựu mà Công ty gặt hái được, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại cần khắc phục. 2.2.1. Những thành tựu đã đạt được Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo Công ty, qua thời gian hoạt động mặc dù gặp nhiều khó khăn song Công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định. Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An đã xác định con đường để phát triển lâu dài là nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường trong Biện Thị Thanh Huyền 34 Lớp 49BQTKD
  40. Báo cáo thực tập tốt nghiệp nước và đẩy mạnh công tác xuất khẩu nhằm tận dụng những cơ hội mà thị trường thế giới mang lại. * Kim ngạch XK của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước cả về khối lượng lẫn giá trị. Đem lại phần lớn doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty * Công ty đã duy trì và phát triển được thị trường truyền thống của mình, chủ động đàm phán với khách hàng đưa ra các mức giá và điều kiện hợp đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu thụ hết sản phẩm chế biến, là lợi thế cơ bản tạo điều kiện cho Công ty điều hành tổ chức sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. * Chất lượng chè của Công ty ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Để làm được điều này, Công ty đã làm tốt ở khâu sản xuất đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại vào công tác sản xuất. * Công tác tổ chức XK được thực hiện hiệu quả, các hợp đồng được thực hiện nhanh chóng và chính xác, việc chào hàng, bán hàng, giao hàng đúng như mẫu chào đã thoả thuận với khách hàng gây được tín nhiệm đối với khách hàng. 2.2.2. Những tồn tại và yếu kém Bên cạnh những ưu điểm nói trên, Công ty còn một số hạn chế nhất định trong hoạt động XK của mình như sau: * Thị trường tiêu thụ của Công ty tuy trải rộng nhưng chưa bền vững, chỉ được một số ít khách hàng truyền thống là Pakistan, Anh mua với số lượng lớn và ổn định. * Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty trong những năm qua tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra nên đã phần nào hạn chế tới kết quả của công tác thị trường chung của cả Công ty. * Sản phẩm của Công ty chưa đa dạng về chủng loại và mẫu mã, chủ yếu là sản phẩm sơ chế, thương nhân nước ngoài mua về chế biến và tinh chế lại rồi đóng gói dưới nhãn mác của mình. Do đó phần lợi nhuận cao gấp nhiều lần từ quá trình tinh chế và chế biến đó lại thuộc về tay khách hàng. * Chất lượng sản phẩm tuy có chuyển biến nhưng chưa rõ nét và chưa thỏa mãn yêu cầu trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Vì vậy, sản phẩm của Công ty thường bị ép bán với mức giá thấp, gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. * Giá bán của Công ty nhìn chung còn thấp, đây cũng là đặc điểm chung cho cả ngành chè Việt Nam hiện nay. * Trình độ nghiệp vụ của cán bộ của phòng kinh doanh chưa cao, nhất là trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm công tác thị trường. Biện Thị Thanh Huyền 35 Lớp 49BQTKD
  41. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém * Nguyên nhân khách quan: - Do chất lượng chè Việt Nam còn thấp, chưa ổn định, và không đồng đều giữa các doanh nghiệp. Chè Việt Nam chủ yếu là bán ra nước ngoài dưới dạng thô nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc trồng chè cũng chưa được đầu tư đúng mức, trong khi đó vùng trồng chè chủ yếu là trung du miền núi điều kiện đường giao thông đi lại, cơ sở vật chất hạ tầng khác còn khó khăn. - Do Nhà nước còn hạn chế trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Hiện nay việc quảng bá giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp tự chủ động tiến hành thông qua các kỳ hội chợ triển lãm nước ngoài, qua mạng thông tin, Internet với qui mô nhỏ, manh mún, chưa có chiến lược lâu dài và ổn định. Vì vậy để có thông tin về thị trường, các doanh nghiệp phải tự chủ động tìm kiếm hoặc mua thông tin từ các tổ chức khác - Còn nhiều phiền hà, vướng mắc trong các thủ tục khai báo hải quan, hoàn và miễn thuế Nhập khẩu cho các nguyên phụ liệu để sản xuất hàng Xuất khẩu, do đó ảnh hưởng lớn tới nhịp độ XK của các doanh nhiệp cũng như để mất cơ hội thị trường, làm chậm tiến độ hợp đồng. Vấn đề quản lý vùng nguyên liệu, thu mua sản phẩm, cơ cấu mặt hàng sản xuất, chính sách đối với hộ làm chè, quản lý quy trình kỹ thuật từ khâu nguyên liệu đến chế biến cần phải được nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm để khắc phục. Hiện nay vẫn đang xẩy ra tình trạng tranh mua tranh bán nguyên liệu trên địa bàn các Xí nghiệp trực thuộc. Các lò chè Mini của tư nhân tìm mọi cách để cạnh tranh thu hút nguyên liệu, mặc dù họ không bỏ vốn đầu tư để trồng chè. Chính vì vậy nên sản lượng chè búp tươi bị thất thoát ra ngoài khá lớn, làm giảm sản lượng sản phẩm sản xuất của công ty. Về giá thành sản xuất: Việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và hệ số K ở các Xí nghiệp còn cao. Công tác chỉ đạo và quản lý chất lượng sản phẩm, cơ cấu mặt hàng chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thị trường và thiếu ổn định, khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực sản xuất của Công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường, song với số lượng người tiêu dùng sản phẩm chè rộng khắp Biện Thị Thanh Huyền 36 Lớp 49BQTKD
  42. Báo cáo thực tập tốt nghiệp trên Thế giới thì Công ty cần tăng cường mở rộng các thị trường ở các nước Đông Âu, Châu Mỹ, Chưa đa dạnh hóa các chủng loại sản phẩm, nhất là các loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước. * Nguyên nhân chủ quan: - Trong sản xuất, việc chạy theo số lượng của một bộ phận không nhỏ các hộ làm chè, dẫn đến vi phạm quá trình thu hái, các xí nghiệp chưa làm tốt việc hướng dẫn chỉ đạo thực hiện phối kết hợp giữa quy trình hái thủ công và hái máy ảnh hưởng đến chu kì sinh trưởng, phát triển và chất lượng vườn chè. - Công nghệ sản xuất và kỹ thuật chế biến còn nhiều bất cập và thiếu sự đồng đều giữa các xí nghiệp. Tại một số xí nghiệp còn xảy ra tình trạng cắt xén quy trình chế biến gây ảnh hưởng tới phẩm chất của chè. - Bộ máy quản lý chưa bám sát vào kế hoạch giá thành để chỉ đạo thực hiện các định mức chi phí trực tiếp và gián tiếp cho nên dẫn đến chi phí đầu vào cao, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả XK của doanh nghiệp. - Đối với phòng kinh doanh, cán bộ còn thiếu, nhất là khâu đối ngoại và tìm hiểu thị trường. Như vậy, tuy Công ty đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động xuất khẩu, nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. 2.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XK tại Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 2.3.1. Định hướng của công ty trong năm 2012 Bên cạnh những lợi thế về chủ động nguồn nguyên liệu, thương hiệu chè Nghệ An đã có uy tín trên thị trường XK nhưng cũng còn nhiều khó khăn thách thức lớn, nhất là sức cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá thành trên thị trường quốc tế. Đứng trước rất nhiều khó khăn thử thách rất lớn, nhất là khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 vẫn còn ảnh hưởng trực tiếp đến năm 2010, đòi hỏi sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành sản phẩm là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Phát huy truyền thống đã đạt được trong những năm qua, tranh thủ thời cơ và vượt qua những thách thức. Định hướng và mục tiêu cơ bản của Công ty năm 2012 là: Biện Thị Thanh Huyền 37 Lớp 49BQTKD
  43. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phát huy nội lực và những lợi thế hiện có, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, tập trung thâm canh tăng năng suất, chất lượng vườn chè; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông- công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, quan tâm hơn nữa đối với thị trường nội tiêu, tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường XK để giữ nhịp độ tăng trưởng ổn định, bền vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, nhằm không ngừng đưa doanh nghiệp chè ngày càng phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu ở vùng trung du miền núi và vùng sâu vùng xa của tỉnh. 2.3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động XK tại Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An 2.3.2.1. . Giải pháp về thị trường “ Thị trường là người trả lương cho chúng ta” đấy chính là phương châm sống còn của doanh nghiệp. Để duy trì và ổn định thị trường XK, công ty cần: - Tiếp tục đổi mới công tác thị trường, tích cực cập nhật thông tin về thị trường bằng nhiều hình thức để có phương án sản xuất phù hợp. Công ty cần nâng cấp lại hệ thống Webside của mình để dễ truy cập và bổ sung nhiều thông tin mới hơn, trong đó có cả quy trình công nghệ và chi tiết cụ thể của sản phẩm. Với sức mạnh của công nghệ thông tin, đặc biệt là kinh doanh trong XK Công ty cần tìm kiếm thông tin trên các Webside thương mại điện tử, tìm kiếm khách hàng mới. Ngoài ra, Công ty cũng cần tích cực tham gia các hội chợ nước ngoài, đầu tư quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá thương hiệu chè Nghệ An. - Tìm hiểu, tiếp cận những người tiêu dùng cuối cùng nhằm biết được nhu cầu và thị hiếu của họ để đáp ứng được nhu cầu đó một cách tốt nhất. Trước hết là Công ty cần lập các kênh phân phối tại các thị trường tiềm năng để thiết lập các mạng lưới bán hàng. Đây là việc làm vô cùng khăn trên thị trường XK bởi lẽ hiện nay Công ty mới bán hàng cho trung gian chứ chưa qua người tiêu dùng cuối cùng. Do đó cần phải sự nổ lực rất lớn của Công ty. Biện Thị Thanh Huyền 38 Lớp 49BQTKD
  44. Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Linh hoạt hơn trong kỹ năng đàm phán, về giá cả và áp lực cung cầu, lấy thị trường để điều chỉnh sản xuất một cách linh hoạt hơn nữa nhằm tăng hiệu quả XK và giữ vững thương hiệu chè Nghệ An trên thị trường quốc tế. Mở rộng thị trường tiêu thụ. Công ty đã đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm song song với công tác marketing nhằm mở rộng kênh tiêu thụ. Vì vậy ngoài việc duy trì khách hàng truyền thống công ty đã có thêm được một số khách hàng mới như các khách hàng EU, Trung Quốc Các bộ phận phòng ban, xí nghiệp luôn có sự phối hợp nhịp nhàng qua sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty. Việc giao khoán định mức giá thành sản xuất cho các Xí nghiệp trực thuộc đã tạo điều kiện thuận lợi và chủ động cho các Xí nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiết kiệm giá thành sản xuất. Trong những năm qua, Công ty đã có định hướng chiến lược phát triển đúng đắn, tốc độ phát triển của công ty được giữ vững, quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Tài sản và vốn vủa Công ty tăng qua mỗi năm, sản lượng và doanh thu tiêu thụ chè năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước, bảo toàn và phát triển được vốn của doanh nghiệp, tạo công ăn việc vào và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động trên địa bàn các Huyện trung du miền núi của Tỉnh. Cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước, công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An cũng đang từng bước đi lên, phát triển một cách bền vững. 2.3.2.2. Giải pháp về chất lượng Do thị trường chính của Công ty là thị trường XK nên yêu cầu về sản phẩm là vô cùng quan trọng. Những khách hàng nước ngoài rất chú trọng đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe này Công ty phải chú ý hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, do đây là mặt hàng nông sản vì thế chịu ảnh hưởng và tác động của yếu tố thiên nhiên, từ lúc trồng chè, tới khi thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm để không bị giảm chất lượng là rất cần thiết. Tránh được các đối tác ép giá vì chất lượng sản phẩm. Vì vậy Công ty cần: - Quan tâm sát sao công tác chọn giống chè, khâu chăm sóc cho đến quy trình thu hái chè đúng kỹ thuật đảm bảo cây chè có thể tiếp tục phát triển tốt để chuẩn bị cho một chu kỳ khai thác mới. Nhằm được nguyên liệu tốt nhất đưa vào sản xuất chế biến. Biện Thị Thanh Huyền 39 Lớp 49BQTKD
  45. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giống chè được chọn phải phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của vùng trồng chè. Do một số vùng thường chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng thì cần phải chọn lựa giống có khả năng chịu hạn hán hoặc tăng cường khả năng tưới tiêu trong điều kiện thời tiết khó khăn. Cải tạo đất cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của giải pháp thâm canh vườn chè, đảm bảo cho năng suất cao và tính bền vững trong nông nghiệp. Từ đó cần tăng vai trò khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đầu tư, thu hái sản phẩm bằng cơ giới đảm bảo quy trình kỹ thuật đã được khuyến cáo. - Trong công tác chế biến cần phải hoàn thiện hơn nữa quy trình chế biến chuẩn và cán bộ kiểm tra giám sát chất lượng, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về chất lượng sản phẩm với khách hàng, thực hiện nghiêm công tác chỉ đạo sản xuất theo quy trình, xây dựng được mẫu hàng phù hợp thị hiếu theo từng thời vụ. Cương quyết trả lại sản phẩm không đạt chất lượng đồng thời gắn trách nhiệm đối với từng công đoạn để có hình thức xử lý phù hợp. Ngoài chức năng kiểm tra chất lượng được phép thực hiện những quyền hạn để có thể ngăn ngừa, đình chỉ, chấm dứt các hiện tượng làm dối, làm ẩu tổn hại đến chất lượng và uy tín sản phẩm trên thị trường. 2.3.2.3. Giải pháp về giá Giá là cơ sở để xác định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó để tăng hiệu quả kinh doanh Công ty cần: - Đầu tư máy móc thiết bị chế biến, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn và ổn định đồng thời giảm thiểu việc bán và tiêu thụ sản phẩm mới qua sơ chế. - Tiết kiệm chi phí sản xuất: Công ty có thể tiến hành thi đua trong sản xuất nhằm tìm ra những sáng kiến kỹ thuật giúp giảm bớt chi phí cho việc chế biến, giảm bớt những hao hụt trong quá trình chế biến. Việc cải tiến các lò đốt sấy khô chè cũng cần được chú ý để tận dụng được tối đa nhiệt lượng. Tránh được việc lãng phí một cách vô ích nhiên liệu. Việc giảm chi phí này giúp cho Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm, lôi kéo khách hàng về phía mình. - Đối với khách hàng lâu năm, khối lượng sản phẩm lớn cần có cơ chế giá hợp lý nhằm khuyến khích tiêu thụ với khối lượng lớn hơn. Xây dựng cơ chế thưởng nhằm khuyến khích tìm kiếm thị trường thương mại khó tính nhưng giá cả lại khả quan như: EU, Mỹ, Nhật Đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu trong từng lĩnh vực còn thiếu và năng lực còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Biện Thị Thanh Huyền 40 Lớp 49BQTKD
  46. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thương hiệu sản phẩm đã bước đầu xây dựng nhưng việc quảng bá thương hiệu còn hạn chế và chưa rộng rãi nên ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việc lập và thực hiện kế hoạch sản xuất - tiêu thụ theo từng mặt hàng đã cụ thể nhưng chưa kịp thời đã gây một số khó khăn trong điều tiết và tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân về công tác thị trường. Trong quá trình nghiên cứu tìm kiếm thị trường, công ty vẫn chưa xây dựng được mối quan hệ mật thiết với khách hàng, chưa nắm bắt hết được nhu cầu của khách hàng. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chưa có bộ phận Marketing nên chưa phát huy được hết vai trò trong công tác tiêu thụ sản phẩm chè, nhất là các loại chè bán trong nước. Ngoài ra công tác quảng cáo, chào hàng, hỗ trợ tiêu thụ chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có tác động tích cực đáng kể đối với việc đẩy mạnh tiêu thụ chè. Nguyên nhân từ phía nhà nước. Trong những năm qua, nhà nước chưa có quy định cụ thể về việc cho xây dựng các lò sản xuất chè Mini của tư nhân. Việc quản lý cấp giấy phép để xây dựng các lò Mini không đồng bộ, các lò chè mini sản xuất nhưng không có vùng nguyên liệu (yếu tố cần thiết hàng đầu để cho phép xây dựng lò sản xuất chè mini) dẫn đến việc tranh mua tranh bán không lành mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất cảu công ty cũng như công tác an ninh trên các địa bàn trồng chè. Qua thực tế nghiên cứu tại Công ty ta thấy một số hạn tồn tại cơ bản trên, đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. 2.3.2.4. Một số giải pháp khác - Về cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh- XNK: Công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác, tổ chức thực hiện hợp đồng đều do phòng kinh doanh – XNK đảm nhận, trong khi đó số lượng nhân viên trong phòng chỉ có 6 người, nên sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc. Do đó việc tổ chức nên phòng Marketting chuyên nghiên cứu thị trường, hoạch định các chính sách về sản phẩm, về giá là rất cần thiết. - Về công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là trình độ ngoại ngữ và công tác nghiên cứu thị trường còn yếu, do đó cần cử các cán bộ học thêm các lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ. Để làm được như vậy, rất mong ban lãnh đạo Công ty cấp thêm kinh phí cho hoạt động này. Biện Thị Thanh Huyền 41 Lớp 49BQTKD
  47. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.4. Các kiến nghị đề xuất Để thúc đẩy hoạt động XK ngoài sự nổ lực của bản thân doanh nghiệp, cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ các cơ quan chức năng. Vì vậy, tôi có một số kiến nghị sau: * Đối với Nhà nước. - Cần bổ sung và hoàn thiện hơn các chính sánh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XK hàng hóa như thủ tục, phí XK, thuế XK Đồng thời, đầu tư nhiều hơn cho các thương vụ và mở các trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài để tăng cơ hội quảng bá hàng Việt Nam. - Cho phép ngành chè được thành lập Quỹ bình ổn giá để ổn định giá mua chè tươi cho nhân dân và dự phòng một lượng chè XK hợp lý nhằm giữ giá chè XK. - Nhà nước cần hạn chế cấp giấy phép đăng ký kinh doanh XK chè, mặt khác, cần kiểm tra các doanh nghiệp, nếu không đảm bảo về thiết bị công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm thấp làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành chè Việt Nam thì thu hồi giấy phép XK. - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ khoa học công nghệ cần có lộ trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chè Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. - Nhanh chóng triển khai và đưa vào hoạt động sàn đấu giá chè Việt Nam, đây là bước đi cơ bản trong quá trình xây dựng thương hiệu chè an toàn của Việt Nam. * Đối với Hiệp hội chè - Thường xuyên mở các hội chợ triển lãm chè Việt Nam ở nước ngoài để tạo cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài. - Hỗ trợ về việc cung cấp giống chè năng suất chất lượng, kỹ thuật chăm sóc thu hái nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chè. * Đối với tỉnh Nghệ An - Các Xí nghiệp chế biến chè thuộc Công ty đều nằm ở các Huyện trung du miền núi, vì vậy đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ một số chính sách như: Trợ giá phân bón, đầu tư xây dựng đường giao thông cho vùng nguyên liệu, xây dựng các đập chứa nước phục vụ cho tưới chè cũng như việc đi lại sinh hoạt của các hộ nông dân trồng chè. - Ban hành các chính sách, quản lý chặt chẽ vùng nguyên liệu, hạn chế nạn tranh mua tranh bán nguyên liệu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh. Biện Thị Thanh Huyền 42 Lớp 49BQTKD
  48. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kết luận Đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nhằm tăng cao uy tín và đem lại những lợi ích thiết thực là điều mà các doanh nghiệp trong nước đều mong muốn và đang cố gắng thực hiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước và là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường tiến trình hội nhập. Có thể nói những thành tựu mà Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An đạt được trong những năm qua về sản xuất kinh doanh nói chung và xuất khẩu nói riêng là đáng khích lệ, bởi đó là sự cố gắng đồng bộ trên các mặt công tác của cán bộ công nhân viên toàn Công ty để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra. Khẳng định sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, Hiệp hội chè Việt Nam và sự chỉ đạo điều hành nhạy bén, cương quyết có hiệu quả ban lãnh đạo Công ty trong việc điều hành sản xuất, tổ chức Biện Thị Thanh Huyền 43 Lớp 49BQTKD
  49. Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản lý công nghệ, chất lượng sản phẩm và các công tác thị trường. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn như: thị trường không ổn định, chất lượng sản phẩm chưa cao và không đa dạng Đây là do các nguyên nhân chủ quan cũng như những mặt hạn chế khách quan tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Điều này cho thấy Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An cần phải tìm cho mình một định hướng đúng đắn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Trong những năm tới là thời cơ để tăng cường công tác xuất khẩu với phía trước còn không ít khó khăn, thách thức và sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng với khả năng nỗ lực, vào sự đoàn kết nhất trí, tập trung ý chí, giữ vững kỷ cương trên dưới và với truyền thống tốt đẹp hơn 20 năm qua. Nhất định trong những năm tới Công ty TNHH một thành viên ĐTPT chè Nghệ An sẽ hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Biện Thị Thanh Huyền 44 Lớp 49BQTKD
  50. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tài liệu tham khảo 1. Trần Văn Chu, (2005) “Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. PGS. TS. Hoàng Minh Đường, TS. Nguyễn Thừa Lộc, (2005) “Quản trị Doanh Nghiệp thương mại”, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Các văn bản báo cáo của Công ty ĐTPT chè Nghệ An (2009-2011). 4. Tạp chí “Kinh tế và tiêu dùng đồ uống”, (2011). 5. Tạp chí “ Thế giới chè”, tháng 11, (2011). 6. Website: Ngheantea.com.vn 7. Website: Vinatea.com.vn 8. Các tài liệu liên quan khác. Biện Thị Thanh Huyền 45 Lớp 49BQTKD
  51. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biện Thị Thanh Huyền 46 Lớp 49BQTKD