Mô hình đánh giá tác động của FDI tới tính bền vững trong tăng trưởng tại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình đánh giá tác động của FDI tới tính bền vững trong tăng trưởng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mo_hinh_danh_gia_tac_dong_cua_fdi_toi_tinh_ben_vung_trong_ta.pdf
Nội dung text: Mô hình đánh giá tác động của FDI tới tính bền vững trong tăng trưởng tại Việt Nam
- MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TÍNH BỀN VỮNG TRONG TĂNG TRƢỞNG TẠI VIỆT NAM TS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân I. GIỚI THIỆU Nghiên cứu đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lên quốc gia nhận vốn trở thành một chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các học giả. Một trong những khía cạnh được khai thác rất nhiều là việc đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế, và năng suất của một quốc gia. Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra các bằng chứng về tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng (Alfaro, 2004; Bruno Cipollina, 2017; Kokko, 1994; Mencinger, 2003, Rojec Knell, 2017). Tuy nhiên, cái giá của tăng trưởng và phát triển do FDI mang lại cũng phải đánh đổi bằng những bất ổn mà nguồn vốn này có thể gây ra cho một quốc gia. Một trong những vấn đề liên quan tới tác động tiêu cực của FDI đó chính là môi trường. Bao et al. (2011), He(2008) và Yang et al. (2013) đã cung cấp các bằng chứng chỉ mối liên hệ giữa nguồn vốn FDI và việc suy giảm môi trường tại Trung Quốc. Các bằng chứng về tác động của FDI lên môi trường ở các quốc gia khác cũng được nghiên cứu, ví dụ như Antweiler et al. (2001), Kheder (2010), hoặc Pazienza (2015). Bên cạnh các vấn đề liên quan tới môi trường, tác động xã hội của FDI, ví dụ như vấn đề phúc lợi hay vấn đề bất bình đẳng, cũng cần phải được khai thác (Figini Gorg, 2011). Tuy nhiên, khác với những nghiên cứu về tác động của FDI lên môi trường, các học giả lại chưa đồng nhất trong kết luận về chiều tác động xã hội của FDI. Một mặt, Atiken, Harrison và Lisey (1996), Feenstra và Hanson (1997), và Velde (2003) gợi ý rằng FDI có thể gây ra sự bất bình đẳng trong mức lương nhận được giữa lao động có kỹ năng và không có kỹ năng. Mặt khác, Jensen và Rosas (2007) lại cung cấp những bằng chứng ngược lại khi chi ra rằng vốn FDI có thể làm tăng cầu với lao động có trình độ thấp, từ đó làm giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập. Ở một nhánh khác, các học giả đã chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa FDI và mức lương tương đối (Aghion Howitt, 1998; Figini Gorg, 1999; và Taylor Driffield, 2005). Nhìn chung, lý thuyết cũng như các bằng chứng thực nghiệm đã thừa nhận tác động của FDI lên môi trường và vấn đề bất bình đẳng của một quốc gia bên cạnh tác động tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm mới dừng lại ở việc đánh giá tác động của FDI lên từng khía cạnh một cách riêng rẽ thay vì việc đánh giá một cách đồng thời lên cả ba mặt. Trong khi ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, môi trường, và xã hội (thông qua nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng) đóng vai trò quan trọng trong phân tích về tính bền vững trong tăng trưởng của một quốc gia. Việc bỏ qua phân tích đánh giá tác động FDI đồng thời nên cả ba khía cạnh có thể không phản ánh một cách toàn diện về tác động của FDI. Nói cách khác, lợi ích và chi phí của việc thu hút nguồn vốn FDI cần phải phân tích đồng thời. 56
- Tại Việt Nam, công cuộc đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu từ năm 1986 đã đem lại những thay đổi mạnh mẽ cả về mặt kinh tế và xã hội. Tính chung cho cả giai đoạn từ 1990-2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân khoảng gần 7 1. Cơ cấu nền kinh tế cũng ghi nhận những thay đổi quan trọng. Thay vì phụ thuộc ngành nông nghiệp như trước đây, ngành công nghiệp và dịch vụ từng bước vươn lên trở thành ngành quan trọng có tỷ trọng GDP cao nhất (với tương ứng 32.7 và 40.1 2). Hình 1: Thống kê FDI vào Việt Nam giai đoạn 2004-2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hơn nữa, Việt Nam đã từng bước xây dựng chính sách mở của, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Quá trình thu hút vốn FDI được mô tả cụ thể như trong Hình 1. Nhìn chung, nguồn vốn FDI đăng ký tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong năm 2008. Sự gia tăng nguồn vốn FDI này có vai trò rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam đã khẳng định điều này. Cụ thể, tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực được kiểm nghiệm trong một số nghiên cứu thực nghiệm như Freeman (2000), Hoa (2002) và Mại (2003). Bằng việc so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn 1979-2002, Hường và Nhượng (2003) đã đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện quá trình thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam. Bện cạnh tác động tích cực của nguồn vốn FDI lên tăng trưởng, Việt Nam cũng phải đối diện với những thách thức to lớn. Cụ thể, việc gia tăng 1 Bình quân từ năm 1991-2000 GDP tăng 7.6 /năm. Giai đoạn từ 2001-2010 GDP tăng bình quân 7.26 /năm, trong khi giai đoạn 2011-2015, GDP đạt khoảng 6 /năm. Đến năm 2016, quy mô nền kinh tế đã đạt khoảng 217 tỷ USD. Nguồn: Tổng cục thống kê. 2 Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015. 57
- nguồn vốn FDI có thể gây ra những hệ quả xấu tới môi trường (Võ Trí Thành, 2012) hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống (McLaren Yoo, 2016). Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vẫn còn thiếu những nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu về đánh tác động của FDI lên môi trường và xã hội tại Việt Nam. Mặt khác, việc phân tích tác động FDI tới sự bền vững trong tăng trưởng thông qua việc phân tích đồng thời cả ba khía cạnh: tăng trưởng, môi trường, và xã hội với một nước đang phát triển như Việt Nam sẽ cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cũng như hàm ý chính sách vô cùng quan trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này cũng như những khoảng trống trong nghiên cứu thực nghiệm, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá tác động của FDI đến tính bền vững trong tăng trưởng tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi: Nguồn vốn đầu tư có tác động như thế nào tới ba khía cạnh: tăng trưởng, môi trường, và xã hội tại Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành xây dựng một hệ phương trình hồi quy đồng thời mô phỏng tác động của nguồn vốn FDI lên cả ba khía cạnh. Bố cục của bài nghiên cứu sẽ được trình bày như sau. Ở chương tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bài tổng quan các nghiên cứu về tác động của FDI lên từng khía cạnh này của sự bền vững trong tăng trưởng. Chương 3 sẽ tiến hành xây dựng mô hình phân tích thực nghiệm cho Việt Nam. Cuối cùng, chương 4 sẽ đưa ra một vài kết luận chung. II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tác động của FDI lên tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua ba khía cạnh: (i) tăng trưởng kinh tế, (ii) môi trường, và (iii) xã hội. Trước khi tiến hành xây dựng mô hình thực nghiệm để đánh giá đồng thời tác động của FDI lên cả ba khía cạnh này, chúng ta cùng điểm qua một số nghiên cứu quan trọng. 2.1. Tác động của FDI lên tăng trƣởng kinh tế Các nghiên cứu liên quan tới việc đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế trên thế giới khá đa dạng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đạt được một sự thống nhất trong kết luận về tác động của FDI tới nền kinh tế. Cụ thể, Alfaro (2003) đã chỉ ra tác động tích cực của FDI tới năng suất của ngành chế biến nhưng đồng thời lại có tác động tiêu cực tới tăng trưởng của các ngành nông nghiệp và khai khoáng thông qua việc sử dụng mô hình thực nghiệm với số liệu hỗn hợp cho 47 nước giai đoạn 1981-1999. Các nghiên cứu khác, ví dụ như Kokko (1994) thực nghiệm tại Mexico và Kumar và Pradhan (2002) với số liệu hỗn hợp cho 107 nước, đều chỉ ra một mối tương quan tích cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Một kết quả trái ngược lại được chỉ ra trong nghiên cứu của Mencinger (2003) khi tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm đánh giá vai trò của FDI tới tăng trưởng tại 8 nước chuyển đổi ở Đông Âu trong giai đoạn 1994-2001. Mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng nguồn vốn FDI có thể xuất phát từ việc gia tăng năng suất (Li et al., 2001; Chen và Demurger, 2002; Liu và Wang, 2003) 58
- hoặc thông qua việc chuyển giao công nghệ (Thompson, 2002; Cheung và Lin, 2004; Lemoine và Unal-Kesenci, 2004) hoặc sự phát triển quy mô của nền kinh tế (Tuan và Ng, 2004). Cụ thể hơn, Anh et al. (2006) đã chỉ ra bốn loại tác động gián tiếp (hay tác động lan tỏa) của FDI tới tăng trưởng kinh tế đó là: tác động liên quan tới cơ cấu đầu ra-đầu vào (backward-forward effects) của doanh nghiệp; tác động tới phổ biến và chuyển giao công nghệ (demonstration effects); tác động cạnh tranh (competition effects); và tác động liên quan tới trình độ lao động (vốn con người). Ở Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào việc phân tích và khai thác mối quan hệ này. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn vốn FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Anh et al., 2006, Hoa, 2004 và Mại, 2003). Trong nghiên cứu của Anh và cộng sự (2006), họ cũng đã chỉ ra kênh truyền tải tác động của FDI lên tăng trưởng đó là: kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rằng còn có nhiều nghiên cứu định tính khác về FDI và những nghiên cứu này có đóng góp quan trọng trong việc chỉ ra vai trò của nguồn vốn FDI, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm thu hút nguồn vốn này (Freeman, 2002; Hường và Nhượng, 2003; Phúc (2003)). Nhìn chung, mặc dù đã từng bước cải thiện và có những phân tích định lượng chuyên sâu hơn về đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu này vẫn dừng lại ở việc xem xét mối tương quan này một cách độc lập. Tác động lên tăng trưởng kinh tế chỉ là một khía cạnh độc lập của FDI. Hơn thế nữa, việc nguồn vốn FDI chảy vào một quốc gia có thể có tác động đa chiều và đồng thời. Sẽ là thiết sót nếu những nhà phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích một kênh truyền tải độc lập đơn thuần. 2.2. Tác động của FDI lên môi trƣờng Một trong những tác động khác mà nguồn vốn FDI có thể gây ra cho một quốc gia đó là môi trường. Trong quá trình phân tích ảnh hưởng này, chúng ta sẽ tập trung vào việc phân tích: (i) ảnh hưởng của chính sách quản lý môi trường lên việc thu hút đầu tư FDI của một quốc gia và kênh truyền tải tác động của FDI lên môi trường. 2.3. Mối tƣơng quan giữa chính sách quản lý Môi trƣờng và thu hút đầu tƣ FDI Một trong những giả thuyết quan trọng về mối quan hệ giữa chính sách quản lý môi trường và vấn đề thu hút đầu tư FDI của một quốc gia đó là giả thuyết về thiên đường xả thải (Pollution Haven Hypothesis-PHH). Giả thuyết này chỉ ra rằng các nước phát triển khi đầu tư ra nước ngoài có xu hướng đồng thời di chuyển những ngành công nghiệp hoặc việc sản xuất các hàng hóa gây ô nhiễm môi trường sang nước đang phát triển nơi mà các chính sách quản lý môi trường vẫn còn lỏng lẻo. Và như vậy, các nước đang phát triển từng bước trở thành thiên đường xả thải của các quốc gia phát triển. Như vậy, lý thuyết này chỉ ra rằng, FDI có thể có tác động đồng thời lên tăng trưởng kinh tế và môi trường của một quốc gia. Thực tế, có những trao đổi xoay quanh lập luận của giả thuyết này. Cụ thể, có nhiều nhà nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm rằng FDI gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường của một quốc gia (Baek et al. 59
- 2009; Cole, 2004; Friedman et al., 1992; Jorgenson et al., 2007; List và Co, 2000; He, 2006; và Zhang và Fu, 2008). Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra kết quả ngược lại. Cole và Elliott (2003) đã phát hiện rằng sự gia tăng nguồn vốn FDI có tác động làm giảm lượng xả và , trong khi lại làm gia tăng lượng xả và BOD (Biochemical Oxygen Demand). Aliyu (2005) cũng đưa ra kết luận tương tự khi tiến hành thực nghiệm tại 11 nước OECD và 14 nước nằm ngoài khu vực OECD. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý ở đây đó là điều kiện kinh tế của quốc gia tiếp nhận nguồn vốn FDI đóng vai trò quyết định chiều ảnh hưởng trong mối quan hệ này. Những nghiên cứu sau này mới tập trung vào luận điểm này. Ví dụ, Hoffman et al. (2005) đã đánh giá tác động của FDI nên mức độ xả thải của các quốc gia có mức thu nhập khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng FDI làm gia tăng đáng kết lượng xả của các quốc gia có mức thu nhập trung bình, trong khi mối quan hệ này là không đáng kể ở các quốc gia có thu nhập cao. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên đó là mức độ ô nhiễm của một(được đánh giá qua mức độ xả thải ) ở các nước có thu nhập thấp dường như cản trở sự chảy vào của nguồn vốn FDI. Perkin và Neumayer (2012) tiến hành phân tích 77 quốc gia và phát hiện rằng FDI thậm chí làm giảm lượng xả ra, và nhân tố thể chế kinh tế quyết định hiệu ứng này. Cole và Fredriksson (2009) sử dụng một số tiêu chí phản ánh thể chế chính trị và khẳng định kết luận này. Thêm vào đó, những thể chế khác như các chính sách về môi trường, quyền sở hữu tài sản, nguồn vốn con người cũng được đề cập trong các nghiên cứu thực nghiệm. Mặc dù giả thuyết PHH nhận được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều học giả, vẫn tồn tại những ý kiến trái chiều với giả thuyết này. Điển hình đó là giả thuyết Porter (Porter Hypothesis- PH). Giả thuyết PH chỉ ra rằng việc thắt chặt các chính sách quản lý môi trưởng sẽ khuyến khích việc triển khai thay đổi công nghệ sản xuất và hướng tới việc sử dụng các nguyên liệu và công nghệ thân thiện với môi trường. Vì vậy, các quốc gia với những chính sách môi trường nghiêm ngặt có thể còn cải thiện môi trường hiện tại. Giả thuyết này được khẳng định bởi nghiên cứu của Birdsall và Wheeler (1993), Eskeland và Harrison (2003) và Kearsley và Riddel (2010). Các nghiên cứu này chỉ ra rằng công nghệ xanh và các chính sách quản lý môi trường thắt chặt được đưa ra sau khi nguồn vốn FDI đổ vào. Điều này có thể hiểu như một hiệu ứng lan tỏa tích cực và quá trình nâng cấp xảy ra ở quốc gia nhận vốn FDI. Ngoài ra, Dean et al., (2009) giải thích rằng các luồng chảy đầu tư nước ngoài theo hướng thân thiện với môi trường có xu hướng sử dụng các công nghệ sạch hơn, từ đó cải thiện môi trường của quốc gia nhận đầu tư. Rubashkina et al., (2015) sử dụng số liệu hỗn hợp với 17 nước Châu Âu giai đoạn 1997 và 2009 cũng chỉ ra kết quả ủng hộ giả thuyết PH này. Mặc dù các nghiên cứu liên quan tới giả thuyết PHH và PH trên thế giới khá đa dạng, chúng ta nhận thấy một nhu cấp cấp thiết để có những nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu về vẫn đề tại Việt Nam. Khi phân tích về mối quan hệ này thì những đặc thù của một quốc gia như mức thu nhập, thể chế kinh tế, chính trị hay lợi thế về mặt công nghệ sẽ có những vai trò nhất 60
- định. Vì vậy, việc phân tích đánh giá mối tương quan giữa chính sách quản lý môi trường và việc thu hút đầu tư FDI ở một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, thể chế kinh tế-chính trị vẫn còn nhiều bất cập dường như sẽ thu hút sự quan tâm của các học giả và từ đó có được những hàm ý chính sách quan trọng. 2.4. Kênh truyền tải tác động của FDI lên môi trƣờng Thực tế cho thấy, việc đánh giá tác động của FDI lên môi trường trở nên phức tạp hơn nhiều nếu được xem xét và phát triển dựa trên mô hình lý thuyết chuẩn mực được đề xuất bởi Grossman (1995). Nghiên cứu này chỉ ra ba yếu tố kinh tế quyết định mức độ xả thải của một hoạt động sản xuất bất kỳ bao gồm: tăng trưởng kinh tế (hiệu ứng quy mô), cấu trúc thành phần ngành công nghiệp (hiệu ứng thành phần), và sự thắt chặt trong chính sách quản lý môi trường (hiệu ứng kỹ thuật). Cụ thể hơn, việc đầu tư FDI vào một quốc gia, một mặt, sẽ phụ thuộc trực tiếp vào chính sách quản lý môi trường (hiệu ứng kỹ thuật) và quy mô sản xuất của một nền kinh tế (hiệu ứng quy mô). Mặt khác, việc đầu tư FDI này cũng gián tiếp tác động tới mức độ xả thải của các ngành sản xuất thông qua việc thay đổi cấu trúc thành phần các ngành công nghiệp của nước nhận đầu tư. Phân tích với trường hợp Việt Nam có thể nhận thấy vài đặc thù như sau. Thứ nhất, FDI tạo ra sự tăng trưởng kinh tế (có thể xác định bằng kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh). Thứ hai, với những đặc tính của nền kinh tế Việt Nam, giả thuyết PHH gợi ý rằng việc nới lỏng các chính sách quản lý môi trường tại Việt Nam sẽ góp phần thu hút đầu tư từ những ngày công nghiệp ô nhiễm từ bên ngoài, từ đó gây ra sự thay đổi cấu trúc thành phần ngành công nghiệp. Ngoài ra, với lợi thế về lao động giá rẻ, lý thuyết về lợi thế cạnh tranh chỉ ra rằng những ngành công nghiệp ô nhiễm sẽ trải qua quá trình mở rộng. Thứ ba, việc đầu tư FDI cũng có thể góp phần cải thiện chính sách quản lý môi trường tại Việt Nam thông qua những đóng góp trực tiếp vào việc giảm ô nhiễm, hoặc gián tiếp thông qua tác động tăng trưởng kinh tế, từ đó dẫn tới những nhu cầu về môi trường tốt hơn. Cuối cùng, những thay đổi trong ba hiệu ứng trên do thay đổi FDI dẫn tới thay đổi về mức độ xả thải và đồng thời tác động tới quyết định đầu tư FDI vào Việt Nam. Dựa trên những lập luận và phân tích như trên, chúng ta không thể chỉ đơn giản thuần túy phân tích mối quan hệ giữa FDI và môi trường thông qua việc đánh giá sự thay đổi về khối lượng đầu tư FDI và sự thay đổi điều kiện môi trường. Thay vào đó, chúng ta cần xem xét mối quan hệ này trong mối tương quan đồng dựa trên ba hiệu ứng: hiệu ứng quy mô kinh tế, hiệu ứng cấu trúc thành phần công nghiệp và hiệu ứng công nghệ. Việc xem xét này được dựa trên mô hình lý thuyết được đề xuất bởi Grossman (1995), được phát triển bởi He (2006, 2008), Bao (2011) và sau đó được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. 61
- 2.5. Tác động xã hội của FDI Khía cạnh cuối cùng mà nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích để đánh giá tác động của FDI đến sự bền vững trong tăng trưởng đó là các hệ quả tới xã hội. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây chỉ ra mối tương quan giữa FDI và vấn đề bất bình đẳng trong xã hội. Liên quan tới việc nghiên cứu tác động tới xã hội của FDI, nghiên cứu này tập trung vào phân tích hai vấn đề: bất bình đẳng trong thu nhập và bất bình đẳng giới trong lựa chọn nghề nghiệp. Nhưng trước hết, chúng ta cùng chỉ ra các kênh truyền tải chính mà FDI có thể tác động tới sự bất bình đẳng trong các nghiên cứu trước đây. 2.5.1. Kênh truyền tải tác động xã hội của FDI Có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối tương quan giữa FDI và vấn đề bất bình đẳng. Các nghiên cứu này đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng khung lý thuyết về các kênh truyền tải FDI có thể tác động tới bất bình đẳng. Nhìn chung, FDI có thể tác động tới vấn đề bất bình đẳng qua nhiều kênh khác nhau. Velde (2003) đã chỉ ra ba kênh tác động chính mà FDI có thể tác động tới sự bất bình đẳng. Thứ nhất, Velde (2003) xác định sự tồn tại của hiệu ứng thành phần được tạo ra từ việc lựa chọn ngành. Sự lựa chọn này hàm ý rằng các công ty nước ngoài thường hướng tới những ngành sử dụng nhiều lao động có trình độ so với các công ty trong nước, từ đó cải thiện vị thế của lao động có trình độ. Feenstra và Hanson (1997) cũng đưa ra những lập luận này và chỉ ra rằng vấn đề thuê gia công toàn cầu làm gia tăng nhu cầu với lao động có trình độ ở cả nước phát triển và đang phát triển. Các tác giả nhấn mạnh rằng các công ty này đưa ra những yêu cầu về trình độ, kỹ năng đối với lao động, đặc biệt là những ngành thuộc chuỗi sản xuất đa quốc gia. Thứ hai, FDI cũng có tác động tới nguồn cung lao động có trình độ thông qua việc đào tạo và những đóng góp tới giáo dục. Thứ ba, năng suất lao động của cả công ty nội địa và công ty nước ngoài đều được cải thiện nhờ quả trình chuyển giao công nghệ. Những cải thiện về năng suất hướng tới các lao động có trình độ làm nới rộng khoảng cách giữa lao động có trình độ và không có trình độ như được chỉ ra bởi Bekman, Bound và Machin (1998). Bên cạnh đó, Harrison và Hanson cũng trao đổi rằng những thay đổi về công nghệ hướng tới sử dụng lao động có trình độ làm gia tăng mặt bằng về trình độ tối thiểu, khi đó chất lượng của lao động không có kỹ năng không còn phù hợp. Thông qua những nghiên cứu trước đây, có thể nhận thấy rằng FDI gây ra những tác động xã hội tới một quốc gia, và cụ thể hơn thường được xoay quanh vấn đề về bất bình đẳng. Tác động này được tạo ra thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhưng một vấn đề quan trọng hơn nữa đó là FDI gây ra những tác động như thế nào đối với sự thây đổi về sự bất bình đẳng của một quốc gia. 2.5.2. Bất bình đẳng trong thu nhập Một vấn đề quan trọng cần được phân tích đó là mối tương quan giữa FDI và vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập giữa các công ty nước ngoài và công ty nội địa trong cùng một ngành hoặc cùng một khu vực. Về mặt lý thuyết, Vernon (1966) và Dunning (1993) chỉ ra rằng những công ty đa quốc gia (MNE) phải có lợi thế cụ thể để cạnh tranh ở môi trường nước ngoài. Lợi thế 62
- này có thể là lợi thế về công nghệ, từ đó tạo ra sự khác biệt về năng suất giữa các công ty nước ngoài và công ty nội địa (Cantwell, 1991; Davies Lyons, 1991; Griffith Simpson, 2001; Driffield Taylor, 2001), kết quả là sự khác biệt về lợi nhuận giữa công ty trong nước và nước ngoài (Munday et al., 2003). Các mô hình lý thuyết tới thời điểm hiên tại phần lớn dựa vào mô hình cân bằng thương mại tổng thể với lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, các học giả vẫn chưa đi đến sự thống nhất về việc sự gia tăng các họat động của các công ty nước ngoài sẽ làm tăng hay giảm trình độ và các kỹ năng của lao động. Ví dụ, Markusen (1995) phát triển một mô hình cân bằng tổng thể, trong đó các công ty được phân biệt bởi các đặc tính về công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng quảng cáo. Sau đó, Markusen và Venables (1998) tiếp tục phát triển mô hình này để đánh giá tác động của FDI nên mức lương tương đối giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận. Nhìn chung, tác động tổng thể lên mức lương dựa phấn lớn vào việc xác định thời điểm cân bằng ban đầu và sự thay đổi tham số trong mô hình. Hệ quả là, tác động tích cực hay tiêu cực của FDI lên mức lương của lao động không có kỹ năng phụ thuộc vào đặc tính mô hình được lựa chọn. Sự không thống nhất trong các kết luận của các nghiên cứu lý thuyết này dẫn tới một nhu cầu cấp bách về các nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra những kết luận cụ thể và chính xác hơn. Các nghiên cứu thực nghiệm, tuy nhiên, cũng chưa đến sự thống nhất về tác động của FDI tới vấn đề bất bình đẳng. Một mặt, các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan thuận chiều giữa FDI và sự bất bình đẳng trong mức lương của lao động có kỹ năng và không có kỹ năng (Atiken, Harrison Lipsey, 1996; McLaren , 2002; Velde, 2003). Feenstra và Hanson (1997) đưa ra quan điểm rằng nguồn vốn chảy từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua các hoạt động thuê gia công nước ngoài hàm ý các nước phát triển sử dụng chủ yếu các lao động trình độ thấp. Bằng việc sử dụng dữ liệu của Mexico trong giai đoạn 1975-1988, Feenstra và Hanson (1997) phát hiện rằng sự ra tăng thu nhập của lao động có kỹ năng phần lớn được giải thích bởi FDI. Một số nghiên cứu tại Anh, cũng chỉ ra kết luận tương tự. Cụ thể, Driffield (1996) phát hiện rằng các công ty nước ngoài trả lương cao hơn trung bình khoảng 7 so với mặt bằng tại Anh một phần do khác biệt về năng suất. Một nghiên cứu khác, ngược lại, chỉ ra rằng 3.4 sự khác biệt trong lương chi trả hoàn toàn là do khác biệt về năng suất(Conyon et al., 2002). Những nghiên cứu này đều gợi ý rằng các công ty nước ngoài có sự khác biệt về nhu cầu về lao động so với các công ty nội địa. Mặt khác, một số nghiên cứu lại chỉ ra những kết quả ngược lại. Jensen và Rosas (2007) sử dụng chỉ số bất bình đẳng thu nhập mở rộng của Mexico thay vì việc đo lượng mức lương và chỉ ra rằng nguồn vốn FDI chảy vào làm gia tăng cầu với lao động có kỹ năng thấp, từ đó làm giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập. Một nhánh khác trong những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mối tương quan thuận chiều giữa FDI và mức lương tương đối, nhưng mối tương quan này là phi tuyến tính (Aghion Howitt, 1998; Figini Gorg, 1999; Taylor Driffield, 2005). Điều này hàm ý rằng sự gia tăng nguồn vốn FDI làm tăng sự bất bình đẳng, nhưng với tốc độ chậm dần theo thời gian. Kết quả của những nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng cho các nghiên cứu sau này. 63
- Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn tại về mối tương quan giữa FDI và bất bình đẳng cũng như các kênh truyền tải khác nhau để giải thích cho mối tương quan này. Tuy nhiên, cả nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đều chưa đi đến sự thống nhất về việc FDI làm tăng hay giảm bất bình đẳng. Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ giữa FDI và ba khía cạnh khác nhau của tăng trưởng bền vững đó là: tăng trưởng, môi trường, và xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh giá từng khía cạnh một cách độc lập thay vì việc nghiên cứu cả ba khía cạnh một cách đồng thời. Việc đánh giá đồng thời tác động của FDI tới ba khía cạnh của tính bền vững trong tăng trưởng này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn và chính xác hơn về tác động cũng như sự cần thiết của nguồn vốn FDI với một quốc gia. Ở Việt Nam, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại phần lớn ở việc đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa, chúng ta cũng nhận thấy nhu cầu của những phân tích định lượng chuyên sâu hơn để đánh giá vấn đề này. Xuất phát từ những hạn chế này trong nghiên cứu về FDI, một phân tích định lượng chuyên sâu để đánh giá tác động của FDI lên ba khía cạnh của tính bền vững trong tăng trưởng: tăng trưởng, môi trường, và xã hội tại Việt Nam trở nên vô cùng cấp thiết. Mục tiêu chính của nghiên cứu này chính là đánh giá tác động của FDI lên tính bền vững của tăng trưởng dựa trên ba tiêu chí: tăng trưởng, môi trường, và xã hội. Vì vậy, chúng ta cũng hướng tới việc xây dựng một mô hình nghiên cứu thực nghiệm để xem xét đánh giá tác động của FDI lên cả ba tiêu chí này tại Việt Nam. III. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM 3.1. Tác động FDI lên tăng trƣởng kinh tế Để đánh giá tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế, chúng ta xây dựng phương trình sau: (1) Trong đó, các ký hiệu i và t tương ứng là khu vực i và năm t. là hiệu ứng cố định cho từng khu vực và thành phố cụ thể, và là phần sai số với các thuộc tính thông thường. Phương trình (1) chỉ ra rằng tăng trưởng năng suất khu vực sản xuất phụ thuộc vạo nhiều yếu tố khác nhau như sau: (1) nguồn vốn vật chất ( ), (2) số lượng lao động ( ) - được tính bởi tổng số lượng lao động hàng năm của một ngành (hoặc tổng thời gian lao động của cá nhân), (3) nguồn tích lũy vốn con người - được đo bằng trình độ giáo dục cao nhất đạt được3 (Barro và Lee, 2011). Cụ thể, chúng ta sẽ thiết lập trình độ giáo dục đạt được theo số năm đi học với cấp học cơ sở, trung học, cấp 3, và đại học lần lượt là 6, 9, 12, và 16. Ngoài ra, trong phương trình này chúng ta sử dụng thêm biến (4) ( ) để ghi nhận tác động của ô nhiễm môi trường lên tăng trưởng kinh tế. Hệ số được kỳ vọng là mang dấu âm, hàm ý rằng mức độ ô nhiễm cao có tác 3 Trình độ giáo dục có thể được tính là tỉ số giữa tổng số năm đi học của người đi làm và tổng dân số 64
- động xấu tới tăng trưởng kinh tế vì nó trực tiếp làm suy giảm chất lượng môi trưởng và làm gia tăng chi phí để khắc phục hậu quả. (5) Vốn đầu tư nước ngoài ( ) cũng được đưa vào trong mô hình để đo lường tác động của FDI lên tăng trưởng của từng khu vực. Hệ số đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu này, đo lường tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế. Đây chính là một trong những khía cạnh đầu tiên của sự bền vững trong tăng trưởng mà nghiên cứu này quan tâm. Bên cạnh tác động trực tiếp của nguồn vốn FDI lên tăng trưởng, chúng ta cũng xem xét một tác động gián tiếp của FDI lên tăng trưởng thông qua sự thúc đẩy quá trình tích lũy vốn ở nước tiếp nhận. Như vậy, chúng ta cũng cần xem xét tác động của FDI tới quá trình tích lũy vốn vật chất thông qua phương trình sau: (2) trong đó, là phần sai số, và ( ) và ( ) tương ứng là năng suất, hay sản lượng của khu vực trong một và hai năm trước đó. Hệ số đo lường tác động của biến động vĩ mô hoặc thay đổi về mặt kinh tế tác động tới quá trình tích lũy vốn vật chất. Hệ số được thêm vào mô hình để đo lường hiệu ứng cố định của các ngành sản xuất cụ thể. Cần chú ý rằng nguồn vốn FDI cũng được xem là một phần của vốn vật chất ở nước chủ quản, vì vậy dấu của hệ số phụ thuộc vào tác động của việc gia nhập vào thị trường từng ngành của các hãng nước ngoài tới quyết định đầu tư của các hãng sản xuất nội địa. Cụ thể, việc gia tăng FDI này có thể làm gia tăng hoặc suy giảm đầu tư trong nước. 3.2. Tác động FDI lên môi trƣờng Để đánh giá tác động của FDI lên môi trường, nghiên cứu này dựa theo Bao (2011) và Copeland và Taylor (2003) để tiến hành phân tách mức độ xả thải hay ô nhiễm (E) thành ba hiệu ứng: hiệu ứng quy mô, hiệu ứng thành phần, và hiệu ứng công nghệ. Sản lượng hay năng suất của từng vùng được sử dụng để đo lường hiệu ứng quy mô . Nghiên cứu này cũng sử dụng tỷ số sản lượng công nghiệp và sản lượng vùng để ghi nhận tác động của hiệu ứng thành phần ( ). Cuối cùng, hiệu ứng kỹ thuật ( ) được đo bởi tỷ số giữa tổng mức xả thải và sản lượng công nghiệp để xem xét mức độ tập trung ô nhiễm trên từng đơn vị sản lượng công nghiệp. Copeland và Taylor (2003) chỉ ra rằng hiệu ứng kỹ thuật này bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ mức thuế xả thải, lợi thế về công nghệ, và tiêu dùng nghiên cứu và phát triển (R D) cho vấn đề bảo vệ môi trường. Như vậy, mức độ ô nhiễm tính trên từng đơn vị sản lượng công nghiệp có thể được xem như một phương pháp đo lường trực tiếp hiệu ứng công nghệ. Tổng quát, mức độ xả thải có thể được phân tách như sau: (3) Tiếp theo, chúng ta tiếp tục xem xét các yếu tố có thể tác động tới từng hiệu ứng trên. Sự phân tách để phân tích từng hiệu ứng đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan khi hơn đánh giá các yếu tố có thể tác động tới mức độ xả thải. 65
- 3.2.1. Hiệu ứng quy mô Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế được ghi nhận như hiệu ứng quy mô, thông qua đó gây ra những ảnh hưởng tới môi trường. Như vậy phương trình (1) chính là phương trình mô tả hiệu ứng quy mô. 3.2.2. Hiệu ứng thành phần Hàm số mô tả hiệu ứng thành phần được biểu diễn như sau: (4) trong đó, là phần sai số. Hàm số (4) mô tả các nhân tố tác động tới tỷ số sản lượng công nghiệp vùng và tổng sản lượng (Y). (1) tiêu dùng cho nghiên cứu và phát triển ( ) - biến này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải tiến công nghệ, từ đó dẫn tới những sự thay đổi trong cấu trúc ngành. (2)Tỷ số vốn trên lao động được tính bởi tỷ số vốn vật chất trên số lao động. Nếu tỷ số này tăng, chúng ta kỳ vọng tỷ trọng sản lượng công nghiệp cũng tăng trong nền kinh tế, từ đó dẫn tới môi trường bị ô nhiễm hơn. (3) Sản lượng bình quân đầu người cũng tác động tới hiệu ứng thành phần này theo hai cách khác nhau. Thứ nhất, sản lượng bình quân đầu người tăng lên phản ánh một tốc độ nhanh của quá trình công nghiệp hóa, từ đó dẫn tới hệ quả là môi trường bị ô nhiễm hơn. Thứ hai, sự gia tăng sản lượng bình quân đầu người hàm ý rằng các cá nhân có nhu cầu cao hơn về một môi trường ít ôi nhiễm cũng như các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường (giả sử môi trường ít ôi nhiễm được xem như một hàng hóa thông thường). Có thể thấy hai tác động đồng thời này dẫn tới sự không chắc chắn trong việc xác định dấu của hệ số . (4) Cơ sở hạ tầng ( ) cũng được giới thiệu thêm ở phần này nhằm đánh giá tác động của cơ sở hạ tầng tới cấu trúc ngành công nghiệp. Biến này có thể được đo lường bằng chiều dài của đường sắt hoặc chiều dài của đường. 3.2.3. Hiệu ứng công nghệ Hàm số mô tả hiệu ứng công nghệ được biểu diễn như sau: (5) trong đó ( ) là phần sai số. Có thể thấy rằng hiệu ứng công nghệ được đo bởi số lượng xả thải trên mỗi đơn vị sản lượng công nghiệp bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. (1) Tiêu dùng chính phủ của nước tiếp nhận vốn cho nghiên cứu phát triển để làm giảm ô nhiễu môi trường ( ), như vậy được kỳ vọng là mang dấu âm. (2) Hệ số của chi phí nghiên cứu và phát triển ( ) cũng mang dấu âm. (3) Tác động của nguồn vốn đầu tư nước ngoài ( ). (4) Tỷ số vốn-lao động cũng được xem xét ở đây vì những ngành mà ô nhiễm môi trường cũng là những ngành thâm dụng vốn (Cole Elliott, 2003). (5) Mật độ dân số ( ) được tính bằng số 66
- lượng người trên mỗi kilomet vuông. Như đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây, mật độ dân số càng càng cao, môi trường càng trở nên ô nhiễm, từ đó càng tạo động lực để giảm mật độ ô nhiễm môi trường. Vì vậy, dấu của hệ số có thể là âm. (6) Sản lượng bình quân đầu người ghi nhận hai tác động khác nhau tới mức xả thải bình quân trên một đơn vị sản lượng công nghiệp (Bao et al., 2011). Thứ nhất, sự gia tăng của sản lượng bình quân đầu người hàm ý rằng các cá nhân có nhu cầu cao hơn về môi trường ít ôi nhiễm, và sự thắt chặt trong chính sách quản lý môi trường. Thứ hai, sản lượng bình quân đầu người cao cũng có mối liên hệ tới sự phát triển kinh tế vùng, từ đó cũng sẽ có nhiều hoạt động đầu tư để cải thiện môi trường. Nhìn chung, cả hai hiệu ứng này sẽ làm giảm mức độ xả thải trên từng đơn vị sản lượng công nghiệp. Kết quả là dấu của hệ số được kỳ vọng là nhỏ hơn không. 3.2.4. Dòng chảy FDI tại Việt Nam Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các yếu tố khác nhau tác động tới dòng chảy FDI vào một quốc gia. Có một vấn đề cần phải chú ý đó là sự nội sinh của biến vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, việc lựa chọn vị trí của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế khác nhau. Để giải quyết vấn đề nội sinh này, chúng tôi dựa vào một số nghiên cứu trước đây như Cheng và Kwan (2000) và Sun et al., (2002) để xây dựng hàm số mô phỏng các yếu tố tác động tới FDI như sau: (6) Trong đó là phần dư. Hàm số (6) mô tả các yếu tố có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư FDI của các công ty thuộc sở hữu nước ngoài. (1) Biến ( ) là đầu tư FDI một năm trước đó, và hệ số phản ánh hiệu ứng tự tích lũy đầu tư nước ngoài. (2) Tiền lương chi trả cho lao động ( ) được tính như mức lương trung bình cho vùng , phản ánh quá trình hấp dẫn nguồn vốn FDI thông qua chi phí lao động tại Việt Nam. (3) Biến cơ sở hạ tầng ( ) cũng được xem xét. 3.3. Tác động xã hội của FDI Khía cạnh cuối cùng được xem xét để đánh giá tác động của FDI lên tính bền vững trong tăng trưởng ở Việt Nam đó là về mặt xã hội. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa FDI với sự bất bình đẳng. Trong khí cạnh đầu tiên của bất bình đẳng, chúng tôi sẽ tập trung phân tích tác động FDI tới vấn đề bất bình đẳng trong tiền lương lao động Tại Việt Nam. Trong phần này, chúng tôi dựa theo nghiên cứu của Taylor và Driffield (2005) để phát triển mô hình. Cụ thể, FDI có thể tạo ra sự khác biệt trong mức lương nhận được của lao động có trình độ và không có trình độ. Chúng ta định nghĩa , trong đó s và us tương ứng là lao động có kỹ năng và không có kỹ năng. Hàm mô tả sự bất bình đẳng trong tiền lương giữa lao động có kỹ năng và lao động không có kỹ năng được mô tả như sau: 67
- (7A) trong đó là phần sai số. Các biến được định nghĩa như cũ, và lần lượt là vốn vật chất, sản lượng và chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chúng ta sử dụng biến TIME - một biến giả về thời gian- để ghi nhận những sự thay dổi mức lương theo thời gian. Việc sử dụng biến giả TIME góp phần giải thích việc loại bỏ biến lương tương đối giữa lao động có trình độ và không có trình độ ra khỏi mô hình4 như được chỉ ra bởi Chennells và Van Reenen (1999). Về mặt lý thuyết, dấu của hệ số sẽ kỳ vọng là dương hàm ý một sự chuyển dịch công nghệ theo hướng đòi hỏi nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, cũng có thể nhỏ hơn hoặc bằng không, hàm ý chuyển dịch công nghệ theo hướng sử dụng ít hoặc không thay đổi kỹ năng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiểm soát tác động của thương mại bằng việc sử dụng thêm các biến và để xem xét tác động FDI lên sự bất bình đẳng trong lương nhận được. Quá trình thuê nước ngoài gia công có thể dẫn tới sự bất bình đẳng trong tiền lương. Điều này phụ thuộc vào hình thức hoạt động được thuê gia công là đòi hỏi kỹ năng hay không đòi hỏi kỹ năng. Tuy nhiên, Wood (1994) cũng trao đổi rằng hoạt động thuê gia công nước ngoài luôn bao gồm một bộ phận lớn các hoạt động sản xuất đòi hỏi kỹ năng thấp, và như vậy hệ số sẽ mang dấu âm. Xem xét vai trò của xuất khẩu tới sự bất bình đẳng trong tiền lương, Bernard và Jensen (1997) phát hiện rằng việc gia tăng xuất khẩu tại Mỹ có liên quan rất mạnh tới sự bất bình đẳng này. Điều này hàm ý hệ số là dương. Tuy nhiên, Machin và Van Reenen (1998) lại tìm thấy bằng chứng về sự không tương quan giữa hai vấn đề này ( ) tại các nước OECD. Do sự thiếu sót về bằng chứng thực nghiệm để kiếm tra mối quan hệ này, chúng ta hiện tại chưa thể đưa ra những kết luận chính xác về mối quan hệ giữa xuất khẩu và bất bình đẳng trong tiền lương, nhưng chúng ta kỳ vọng rằng nó có thể dương. Trong phương trình (7A), vai trò của nguồn vốn FDI trong việc giải thích sự bất bình đẳng trong thu nhập là rất quan trọng. Dấu của hệ số của biến FDI sẽ góp phần trả lời cho một trong những vấn đề nghiên cứu quan trọng trong bài báo này. Theo lý thuyết, nếu FDI chỉ tác động tới năng suất của nước nhận, chúng ta chưa thể kết luận rằng tác động của FDI tới bất bình đẳng là như thế nào vì nó còn phụ thuộc vào sự phân bổ lao động có trình độ và không có trình độ giữa các ngành công nghiệp. Nếu dịch chuyển FDI hàm ý quá trình chuyển giao công nghệ tới các nước nhận, chúng ta kỳ vọng dấu của hệ số này sẽ là dương 5. 4 Việc thêm biến có thể dẫn tới khả năng kết quả bị chệch (bias) khi biến này được xem như bao gồm trong tính toán của biến phụ thuộc (Berman et al., 1994; Machin, 1996; Haskel và Heden, 1999). 5 Mặc dù các tác giả trước đây luôn phân biệt giữa hiệu ứng công nghệ và hiệu ứng thương mại, nhưng các biến về thương mại cũng được dùng để giải thích cho quá trình nhập khẩu công nghệ (Berman et al., 1998). Ngoài ra, Coe và Helpman (1995) cũng xây dựng một mô hình phản ánh rằng thương mại là một công cụ để các hoạt động R D có thể tiến hành ở các nước khác 68
- Trong phương trình (7A), chúng tôi cũng có sử dụng vector M - một tập hợp các biến khác có thể tác động tới sự bất bình đẳng trong thu nhập. Các biến này có thể là quy mô của doanh nghiệp, vị thế của hãng trên thị trường (sức mạnh thị trường của hãng). Những hàng có quy mô lớn hoặc sức mạnh thị trường lớn thường chi trả lương cao và hấp dẫn nhiều lao động có trình độ. (7B) Phương trình (7B) cũng được điều chỉnh dựa theo mô hình được phát triển bởi Aghion và Howitt (1998). Các tác giả đã chỉ ra rằng việc giới thiệu các công nghệ mới có thể dẫn tới sự gia tăng về nhu cầu với lao động có trình độ, và từ đó dẫn tới sự gia tăng về bất bình đẳng trong tiền lương. Tuy nhiên, sự gia tăng này sẽ diễn ra với tốc độ chậm dần do quá trình học tập sẽ diễn ra. Như vậy, sự gia tăng bất bình đẳng do FDI sẽ theo một dạng phi tuyến tính. Kết luận này được khẳng định bở các kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu của Taylor và Driffied (2005), Figini và Gorg (1999). Phương trình 7B mô tả mối quan hệ này. Dấu của hệ số sẽ dương trong khi dấu của là âm hàm ý rằng nếu quá trình học tập này diễn ra, tác động của FDI sẽ dẫn bị đồng hóa theo thời gian. Hình 2: Mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng, môi trường và xã hội 3.4. Hệ phƣơng trình hồi quy song song Như vậy, chúng ta đã xây dựng được mô hình hồi quy định lượng bao gồm hồi quy đồng thời nhằm mục tiêu đánh giá tác động của FDI đến sự bền vững trong tăng trưởng tại Việt Nam. Hệ phương trình này được mô tả cụ thể như sau: (8) (9) (10) (11) 69
- (12) (13) (14A) (14B) IV. KẾT LUẬN Thông qua việc phân tích các nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các học giả mới dừng lại ở việc đánh giá một cách riêng rẽ tác động của FDI lên từng khía cạnh của sự bền vừng trong tăng trưởng, bao gồm: tăng trưởng kinh tế, môi trường, và bất bình đẳng xã hội. Những hạn chế này có thể làm hạn chế tầm nhìn của các nhà hoạnh định chính sách trong việc có một cái nhìn tổng quan và chính xác về tác động của tăng trưởng nguồn vốn FDI lên một quốc gia. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, vai trò của việc tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu về vấn đề này càng trở lên vô cùng quan trọng. Với tính cấp thiết của đề tài, nhóm nghiên cứu đã phát triển một mô hình định lượng để đánh giá đồng thời tác động của FDI lên ba khía cạnh - được xác định như tiêu chí về tính bền vững trong tăng trưởng của một quốc gia. Mô hình này được xây dựng dựa trên các đặc tính kinh tế của một nước phát triển như Việt Nam. Kết quả nghiên cứu từ mô hình hứa hẹn sẽ cung cấp những hàm ý chính sách quan trọng cho Việt Nam trong quá tình phát triển nguồn vốn FDI. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách có thể có được những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 70