Mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và phát triển dịch vụ ngân hàng

pdf 7 trang Gia Huy 1810
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và phát triển dịch vụ ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_bao_hiem_xa_hoi_tu_nguyen_va_phat_trien_dic.pdf

Nội dung text: Mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và phát triển dịch vụ ngân hàng

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Tóm tắt: Trong xu hướng tiếp tục đổi mới hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, hội nhập quốc tế về các chính sách xã hội, an sinh xã hội, thì các hoạt động bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế ngày càng phát triển, mở rộng trong nhân dân. Trong quá trình đó, hoạt động bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện và hoạt động dịch vụ ngân hàng có mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với nhau trên các góc độ: dịch vụ thu chi trả cho người tham gia BHXH tự nguyện, tiếp thị phát triển mới người tham gia BHXH tự nguyện. Phát triển mối quan hệ này đem lại lợi ích cho cả 4 bên: BHXH Việt Nam; hệ thống Ngân hàng Việt Nam, người tham gia BHXH tự nguyện, nền kinh tế. Tuy nhiên sự phối hợp này hiện nay còn thiếu chặt chẽ. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá rõ thực trạng này, khuyến nghị giải pháp theo mục tiêu của bài viết. Từ khóa: mối quan hệ, bảo hiểm xã hội tự nguyện, dịch vụ ngân hàng Tính đến hết năm 2020, trong cả nước, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đạt gần 1,1 triệu người, tăng 494 nghìn người, tương đương với mức tăng gấp gần 2 lần so với năm 2019, đạt khoảng 2,2% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Lũy kế, đến nay trong toàn quốc tổng số có gần 13,3 triệu người tham gia BHTN, đạt khoảng 27% lực lượng lao động trong độ tuổi (BHXH VN (2020-2021)). Tỷ trọng này so với các nền kinh tế phát triển và trong khu vực thì còn thấp. Tuy nhiên, nhìn nhận trên góc độ tăng trưởng thì đây là kết quả chung của cả hệ thống chính trị của Việt Nam. Song cần có giải pháp về phát triển mối quan hệ giữa BHXH Việt Nam và hệ thống Ngân hàng phù hợp với xu hướng quốc tế và cuộc cách mạng công nghệ số, nhằm đảm bảo đảm hiệu quả chung của các bên có liên quan để phát triển và nâng cao hiệu quả bảo hiểm xã hội tự nguyện trong nền kinh tế Việt Nam. Đây là vấn đề có tính cấp bách và có ý nghĩa thiết thực. Bài viết phân tích và luận giải về chủ đề này. 331
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Về phương pháp nghiên cứu: Trong khuôn khổ và giới hạn của một tham luận hội thảo khoa học, bàn về thực tiễn của Việt Nam, với giới hạn số chữ trong một bài viết, tác giả không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, làm rõ tổng quan và khoảng trống nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, sử dụng số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng đã công bố, như: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, tiến hành tổng hợp so sánh, phân tích, đánh giá tập trung làm rõ các nội dung này và khuyến nghị giải giải pháp. 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRONG NỀN KINH TẾ Trong những năm gần đây, kinh tế toàn cầu có nhiều biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam và BHXH tự nguyện của Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội Việt Nam cũng có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh toàn cầu cũng như nền kinh tế nước ta bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, thiên tai bão lũ xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Biến đổi khí hậu cũng tác động đến hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, môi trường sinh thái của nhiều đến nhiều vùng miền trong cả nước, nhất là đồng bằng song Cửu Long và Tây Nguyên. Nhiều doanh nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực giảm sút nguồn thu, hoạt động kinh doanh hết sức khó khăn. Công nhân nhiều lĩnh vực mất việc làm hay thiếu việc làm, thu nhập không có hoặc giảm thu nhâp. Trong điều kiện nói trên, thực hiện các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống thống chính trị trong toàn quốc, hệ thống BHXH Việt Nam đã phát triển được một quy mô đáng ghi nhận về số người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện. Đến hết năm 2020, diện bao phủ BHXH được mở rộng với hơn 16,1 triệu người tham gia, đạt 32,6% lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện gần 1,1 triệu người, tăng 494 nghìn người, gần gấp đôi so với năm 2019. Con số này đạt khoảng 2,2% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2015. Riêng lĩnh vực BHYT tiếp tục có bước tăng trưởng ấn tượng. Đến hết năm 2020 có tổng số khoảng 88 triệu người tham gia, chiếm 90,85% dân số, vượt 0,15% 332
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA chỉ tiêu Nghị quyết số 01 của Chính phủ, tăng 25,6% so với năm 2015. So với các quốc gia phát triển trên thế giới, để đạt mục tiêu BHYT toàn dân cần từ 40 đến 80 năm, trong khi Việt Nam là 17 năm (BHXH VN (2020-2021)). Đặc biệt, trong trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, nhằm tạo thuận lợi cho người thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, toàn hệ thống BHXH Việt Nam đã thực hiện linh hoạt phương thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng tại nhà, chi trả gộp hai tháng trong cùng một kỳ chi trả; cấp thuốc BHYT cho người bị mắc bệnh mãn tính; thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cùng với đó, kịp thời tuyên truyền, giải thích, ngăn chặn tình trạng một số đối tượng lợi dụng, tranh thủ dịch bệnh, thiên tai để trục lợi quỹ BHXH, BHTN Đến nay, trong cả nước, tỷ lệ 90,85% dân số tham gia BHYT được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực, thành tựu này là của Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng như vấn đề an sinh xã hội của Việt Nam. Theo tính toán của ngành BHXH, trung bình trên thế giới, các nước mất 40 đến 70 năm mới đạt được tỷ lệ 90% số dân, còn Việt Nam thực hiện chỉ trong vòng 17 năm đã vượt tỷ lệ nói trên. Như đã nói, đây không chỉ là nỗ lực của BHXH Việt Nam, mà còn là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương (BHXH VN (2020-2021)). 2. TỰ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRỰC TUYẾN Theo quy định, bắt đầu từ ngày 1/7/2020, Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp thêm hai dịch vụ về bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) bên cạnh bốn dịch vụ công khác, đó là đóng tiếp BHXH tự nguyện và gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình. Dịch vụ đóng tiếp BHXH tự nguyện cho phép người dân nộp trực tuyến số tiền đóng BHXH tự nguyện của mình (hoặc người thân) để được hưởng các chính sách BHXH tự nguyện theo quy định. Quá trình này cắt giảm thời gian, chi phí đi lại, khuyến khích người dân tham gia nhiều hơn, góp phần thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân. Như vậy, người dân có thể yên tâm ngồi nhà đóng tiếp BHXH tự nguyện. Với khoảng 636 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện hiện nay, theo tính toán của BHXH Việt Nam, thực hiện đóng BHXH trực tuyến sẽ giúp tiết kiệm khoảng hơn 209,5 tỷ đồng/năm cho nền kinh tế, trong đó có người dân. Dịch vụ gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình cho phép người dân đóng tiền trực tuyến để gia hạn thẻ BHYT của 333
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA mình hoặc người thân, giúp cắt giảm thời gian, chi phí đi lại làm thủ tục tại cơ quan BHXH hoặc đại lý ủy nhiệm thu. Cũng theo tính toán của BHXH Việt Nam, chỉ cần 50% trong số 17 triệu người tham gia BHYT theo hộ gia đình hiện nay gia hạn trực tuyến, kinh phí tiết kiệm được hàng năm có thể lên tới gần 725 tỷ đồng mỗi năm (BHXH VN (2020-2021)). Ý nghĩa kinh tế - xã hội không chỉ dừng tại đó, bởi vì khi hình thức giao dịch BHXH điện tử trong cuộc cách mạng 4.0 nói trên hoàn thiện, người dân làm quen thì còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm tình trạng ùn tắc giao thông do người dân sử dụng phương tiện giao thông cá nhân để đi làm các thủ tục BHXH theo cách truyền thống. Hệ thống thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công của Cổng Dịch vụ công quốc gia đã thực hiện từ tháng 3/2020 đã tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến với sáu bộ, ngành và 31/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG BẤT CẬP TRONG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN VỚI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG Hiện nay, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện dịch vụ thu BHXH tự nguyện tại các điểm Bưu điện, tại UBND xã phường, đây vẫn là khâu trung gian và hầu hết không thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong khi đó, hệ thống Ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng khắp tại tất cả vùng miền, các khu vực dân cư ở đô thị, vừa có chức năng đại lý bán bảo hiểm, vừa có chức năng thu hộ bảo hiểm. Trong thời gian qua, các NHTM thực hiện rất tốt và hiệu quả dịch vụ bảo hiểm. Các NHTM tham gia vào Hệ thống thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công của Cổng Dịch vụ công quốc gia đã thực hiện từ tháng 3/2020. Nhiều thủ tục hành chính, dịch vụ công được thực hiện thanh toán điện tử qua NHTM, nhưng đối với BHXH thì còn chưa thấy kết quả. Việc sử dụng các cấp, các khâu trung gian làm đại lý cho BHXH Việt Nam như vậy sẽ phân tán và tốn kém nguồn phí cho BHXH Việt Nam, phân tán nguồn vốn và vốn đọng trong thanh toán cho BHXH Việt Nam. Thậm chí có thể phát sinh tiêu cực, phức tạp trong quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay. Một bất cập nữa là người có tài khoản và có tiền trong tài khoản có thể phải rút tiền mặt từ tài khoản từ ATM để nộp BHXH cho các đại lý không thuộc hệ thống NHTM, không phát huy và 334
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA không tận dụng được cơ hội phát triển thanh toán điện tử liên ngân hàng trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay và trong thời gian tới, không tích cực tham gia chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Việc quản lý nguồn phí BHXH Việt Nam cũng không kịp thời. Người thu BHXH tự nguyện bằng tiền mặt tại các đại lý của BHXH Việt Nam có thể chưa nộp vào tài khoản của BHXH Việt Nam ngay trong ngày, điều này tiềm ẩn thiếu an toàn trong quản lý nguồn phí BHXH. Về phía ngành ngân hàng, đến nay sau gần 14 năm, kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Quyết định số 291/QĐ-TTg, ngày 29/12/2006, đến cuối năm 2020, trong cả nước có 75 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua internet; 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Tại tất cả các ngân hàng thương mại trong toàn quốc, có tới 95,6 triệu tài khoản cá nhân sử dụng các hình thức thanh toán khác nhau, như: ATM, thanh toán điện tử; tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016 (VNBA (2021)). Trong giai đoạn cao điểm thực hiện giãn cách xã hội bởi đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2020, quy mô giao dịch thanh toán của cá nhân qua POS đạt hơn 218 triệu món (lượt giao dịch thanh toán), với 382.860 tỷ đồng, tăng tương ứng 176,5% và 139,5% so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, quy mô giao dịch thanh toán qua ATM đạt 660 triệu món, với hơn 1,818 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 38,7% và 53,8% so với cùng kỳ năm 2016. Cũng trong 2 quý đầu năm 2020, trong cả nước, các giao dịch của cá nhân thanh toán qua kênh internet đạt 282,4 triệu giao dịch, với doanh số 17,4 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 262,5% và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016. Đặc biệt, thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch, với doanh số đạt gần 7,2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng với tốc độ rất cao, tới 981% và 794% so với cùng kỳ năm 2016, hay gấp tới gần 10 lần và gần 8 lần so với 4 năm trước đây (VNBA (2021)). Đối với các hoạt động thu, đóng BHXH cùa các doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị, hầu hết được thực hiện thanh toán điện tử qua NHTM. Đây là một điểm tích cực cần được ghi nhận. Tuy nhiên, như đã đề cập, không thấy số liệu công bố chính thức của NHNN Việt Nam, của bất kỳ ngân hàng thương mại nào của Việt Nam hay số liệu công bố của BHXH Việt Nam về kết quả thu BHXH tự nguyện, chi các khoản thuộc chính sách BHXH cho người dân qua hệ thống ngân hàng, qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng. Nhưng ước tính đến hết năm 2020 và đến giữa tháng 3/2021, các 335
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA dịch vụ đó giữa BHXH Việt Nam và các ngân hàng thương mại Việt Nam là con số quá nhỏ. 4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ KHÁC VỀ BẤT CẬP HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI HIỆN NAY Một là, quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay là rất lớn, hay nói cách khác là nguồn thu phí Bảo hiểm xã hội hiện nay có thể coi là quỹ bảo hiểm lớn nhất trong nền kinh tế hiện nay, nhưng chưa được quản lý hiệu quả theo các kênh đầu tư tối ưu và sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích để quản lý nguồn quỹ này. Số thu Bảo hiểm xã hội phát sinh hàng ngày trên các tài khoản không tập trung của BHXH Việt Nam là rất lớn, song chưa được tối ưu cho khoản thanh toán ngay, đảm bảo thanh khoản, các khoản thanh toán hàng này, hàng tuần, hàng tháng, nên số dư tiền gửi thanh toán là rất lớn, chiếm tuyệt đại đa số, trong khi đó, số tiền để đầu tư trên các danh mục có kỳ hạn, có lãi suất cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ, làm lãnh phí đi nguồn thu từ hoạt động đầu tư của quỹ BHXH. Hai là, bất cập lớn trong Bảo hiểm y tế. Xin đưa ra ví dụ cụ thể về thực hiện chính sách này. Ông Nguyễn Văn A, đang có hệ số lương và được hương, đăng lý khám chữa bệnh đến gần 10 năm tại Khám A, Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội. Ông A chuyển công tác đến tỉnh H, trong khi gia đình và ông A vẫn sinh sống, cư trú tại Hà Nội. Đến nơi công tác mới, BHXH yêu cầu ông A phải khám chữa bệnh tại Bệnh viện huyện, còn nếu Đăng ký ở Hà Nội thì ông A chỉ được đăng ký KCB tại Phòng ý tế Phường/Xã. Đây là bất cập rất lớn về chính sách bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế. Ba là, tuy cập vào trang web để kiểm tra đóng BHX rất bất cập, rất khó khăn, tốc độ rất chậm. Người đóng BHXH tự nguyện không thể chuyển tiền từ tài khoản NH, từ thẻ tín dụng quốc tế, từ các ví điện tử, cũng như kiểm tra chính xác được lịch sử đóng BHXH như kiểm tra lịch sử giao dịch tài khoản tại ngân hàng thương mại. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Đổi mới hoạt động bảo hiểm xã hội Việt Nam và đổi mới hoạt động dịch vụ ngân hàng trong cuộc cách mạng số hiện nay là yêu cầu có tính cấp bách, là xu hướng tát yếu hội nhập kinh tế quốc tế. Các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhất là các ngân hàng thương mại Nhà nước quy mô lớn, có mạng lưới rộng khắp trong cả nước và ở các vùng nông thôn, khu dân cư đô thị, như: Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, một số ngân hàng 336
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA thương mại cổ phần quy mô lớn cần chủ động làm việc, ký kết nội dung hợp tác toàn diện với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về toàn bộ các dịch vụ có liên quan nói chung và dịch vụ thu chi BHXH nói riêng. Trong quá trình bàn bạc, thảo luận nội dung hợp tác, cần tìm ra các điểm nghẽn, những bất cập của mỗi bên để cùng thống nhất hợp tác. Theo đó, phía các ngân hàng thương mại cần mạnh dạn đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, phần mềm, đầu tư cán bộ để thực hiện các hoạt động dịch vụ cho BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, về phía BHXH Việt Nam, cần nhận thức rõ vai trò của thanh toán điện tử, vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong phát triển BHXH tự nguyện, trong phát triển thanh toán điện tử của dịch vụ BHXH, đặc biệt là thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. BHXH Việt Nam cần sử dụng tư vấn của ngân hàng thương mại để tối ưu hóa các danh mục đầu tư tiền gửi có kỳ hạn, kênh đầu tư tài chính trung hạn và an toàn khác, đem lại nguồn thu nhập lớn ngoài phí cho BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam cũng cần đầu tư phần mềm, đầu tư công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị và con người cho hiện đại hóa công nghệ, kết nối với mạng thanh toán của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2020-2021), Các thông tin có liên quan tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, truy cập ngày 12/3/2021 từ baohiemxahoi.gov.vn. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020), Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Quốc hội. 3. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VBNA) (2021), Các thông tin có liên quan tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập ngày 11/3/2012 từ www.vnba.org.vn. 337