Mối quan hệ giữa fintech và hoạt động của các NHTM tại Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 2570
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa fintech và hoạt động của các NHTM tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_fintech_va_hoat_dong_cua_cac_nhtm_tai_viet.pdf

Nội dung text: Mối quan hệ giữa fintech và hoạt động của các NHTM tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Mối quan Hệ giữa Fintech và hoạt động CỦA CáC NHTM tại VIệT Nam ThS. Phạm Thành Đạt Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tại Việt Nam, với tốc độ người tiếp cận Internet và các giao dịch mua bán trực tuyến thông qua các thiết bị công nghệ ngày càng phổ biến, đã đến lúc doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng cần tận dụng làn sóng Fintech để có kế hoạch cho riêng mình và nếu làm được như vậy các NHTM Việt Nam có thể gia tăng được lợi nhuận cho các chủ sở hữu và rút ngắn được khoảng cách về các sản phẩm, về hoạt động quản trị với các NH trên thế giới. Dù có hoài nghi về sự đối đầu giữa doanh nghiệp Fintech và các NHTM về lợi ích, tuy nhiên các NHTM không thể phớt lờ Fintech vì hợp tác cùng phát triển vừa là thách thức vừa là cơ hội cho cả NHTM và các doanh nghiệp Fintech. Từ khoá: Fintech, ngân hàng thương mại, mối quan hệ giữa Fintech và NHTM 1. Fintech là gì? Fintech là viết tắt của cụm từ Financial Technology - nghĩa là công nghệ tài chính, đề cập đến việc áp dụng các phát minh, sáng chế về công nghệ trong thiết kế và cung cấp dịch vụ tài chính nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn với chi phí rẻ hơn. Các công ty Fintech được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính. Khách hàng chủ chốt của Fintech có thể là ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính truyền thống và người tiêu dùng. Với các startup và khách hàng trẻ, Fintech ảnh hưởng tích cực thông qua việc gia tăng cạnh tranh, giảm chi phí cho khách hàng. Fintech có thể cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người có nhu cầu nhưng chưa được ngân hàng truyền thống hỗ trợ. Hiện tại các công ty Fintech (chủ yếu trên thế giới) cung cấp nhiều dịch vụ (nhưng chỉ một số dịch vụ ở Việt Nam) như chuyển tiền quốc tế (Transferwise), dịch vụ đánh giá người vay dựa trên phân tích dữ liệu hành vi trên mạng (Lenddo), thanh toán tài chính cho phép các ngân hàng giao dịch trực tiếp với nhau (Ripple). 193
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" S ự phát triển của Fintech đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại truyền thống và đe doạ nghiệm trọng đến lợi nhuận của các NHTM. Điều này đặt ra một yêu cầu bắt buộc đối với các NHTM là đã đến lúc ngân hàng nên xem Fintech là đối thủ để có cách ứng phó. 2. Ảnh hưởng Của Fintech Tới hoạt động Của CáC NHTM Làn sóng Fintech đã thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế với việc chối bỏ mô hình kết nối truyền thống doanh nghiệp - ngân hàng, Fintech tạo nhiều lựa chọn cho hoạt động fundraising, thanh toán, mua bán với chi phí ít tốn kém nhất. Fintech len lỏi đến lĩnh vực tài trợ tiền, cho vay, thanh toán, quản lý tài sản và đầu tư, thu thập dữ liệu, đánh giá và xếp hạng tín dụng, cho vay, tiền điện tử, quản lý vốn lưu động Đặc tính chung trong các hoạt động của doanh nghiệp Fintech là xây dựng và triển khai công nghệ giúp thị trường tài chính và các chủ thể trên thị trường hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể: - Về cho vay, các hợp đồng cho vay trực tiếp đang là những loại hình thay thế phương thức cho vay truyền thống (qua các trung gian tài chính). Trong đó, phương thức phổ biến nhất là dựa trên mô hình giao dịch ngang hàng, được hình thành sau khủng hoảng tài chính, khi khả năng cung cấp tín dụng ngân hàng truyền thống suy giảm đáng kể. Loại hình cho vay này cho phép cung cấp tín dụng trực tiếp từ bên cho vay cho người vay, không phải nhờ đến bên thứ ba là các trung gian tài chính. Theo thời gian, mô hình giao dịch ngang hàng ngày càng phát triển mạnh, nhiều cá nhân đã hùn vốn để tăng quy mô tín dụng. Khác với các định chế tài chính truyền thống, mô hình cho vay trực tiếp không cần chi nhánh bán lẻ và cung cấp dịch vụ cho vay một cách nhanh chóng. Dựa trên các máy đào dữ liệu, phương thức cho vay mới này cũng cho phép kiểm soát rủi ro khách hàng và đánh giá rủi ro tín dụng, thay thế phương pháp chấm điểm truyền thống như hiện nay. - Về thanh toán và chuyển khoản, các Fintech đã nhanh chóng thay đổi thói quen của khách hàng trong việc sử dụng các giao dịch tài chính. Trong đó, khách hàng tập trung mối quan tâm vào phương thức thanh toán qua các thiết bị di động và kết nối trực tiếp. Nhờ đặc điểm tương đối giống nhau, nền tảng hạ tầng tài chính hiện nay đang hỗ trợ tích cực cho xu hướng phát triển thanh toán mới này. - Về chuyển khoản, hệ thống hiện hành được xây dựng qua một số trung gian như ngân hàng hối đoái tự động và ngân hàng trung gian (ngân hàng đại lý), cách thức này đôi khi chậm trễ và tốn kém. Tuy nhiên, những đổi mới trong lĩnh vực này đã giúp 194
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" chuyển tiền dễ dàng, nhanh chóng và rẻ hơn so với trong quá khứ. Trong đó, loại hình công nghệ quan trọng nhất và có ý nghĩa lớn nhất là mô hình phân phối theo chuỗi khối (blockchain). - Ngoài ra, sự phát triển của Fintech cũng khuyến khích phổ cập tài chính. Trong đó, cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính cho phép khách hàng cá nhân tại các nước đang phát triển sử dụng dịch vụ tài chính và quyết định đầu tư. Trong quá khứ, có sự chênh lệch rất lớn giữa doanh nghiệp và hộ gia đình về mức độ tiếp cận các sản phẩm tài chính. Rào cản truyền thống ở đây là chi phí giao dịch khá cao, do các khoản giao dịch của khách hàng cá nhân thường có giá trị thấp, trong khi rất khó xác định cũng như đánh giá rủi ro. Tại các nước đang phát triển, điện thoại di động có bước phát triển bứt phá nhanh hơn so với công nghệ ngân hàng, giao dịch tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn, công nghệ số đã góp phần khắc phục những trở ngại này. Có thể thấy doanh nghiệp Fintech có thể thu về các khoản lợi nhuận lớn nhờ hoạt động linh hoạt hơn ngân hàng. Những len lỏi dù ở quy mô nhỏ của Fintech cũng thúc đẩy đổi mới các sản phẩm, dịch vụ và thúc đẩy thay đổi hành vi của các chủ thể trên thị trường tài chính, các NHTM và các khách hàng của NHTM. 3. Hợp TáC giữa ngân hàng và Fintech? Vốn đầu tư vào các công ty Fintech tăng rất nhanh trong thời gian gần đây, năm 2015, các công ty Fintech đã thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn mạo hiểm thông qua 653 giao dịch, số vốn này đã tăng rất nhanh trong năm 2016 với 17,2 tỷ USD và hiện đạt đến 24 tỷ USD trong năm 2017 (theo báo cáo ‘The Pulse of Fintech’ năm 2018 của KPMG). 195
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Nguồn: KPMG report H ình 1: Vốn đầu tư toàn cầu Fintech giai đoạn 2010 - 2016 Các công ty Fintech đang tấn công tất cả các sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng truyền thống, theo đó các công ty Fintech tập trung vào một số sản phẩm và dịch vụ để giải quyết các nhu cầu của khách hàng mà NHTM chưa đáp ứng được hoặc cung cấp dịch vụ thuận tiện hơn, với chi phí thấp hơn. Ví dụ, ở Trung Quốc, dịch vụ cổng thông tin của Tencent được sử dụng bởi hơn 500 triệu người, hỗ trợ cho việc giao tiếp hàng ngày, thanh toán và quản lý tài sản. Một công ty đáng chú ý khác của Trung Quốc là Alipay, công ty thanh toán di động lớn nhất thế giới đã hỗ trợ việc mua bán, giao dịch của khách hàng không cần thông qua các NHTM. Tại Ấn Độ, PayTM đã trở thành một cái tên phổ biến trong hoạt động trung gian thanh toán với hơn 122 triệu người dùng. Có hai cách để các Ngân hàng thương mại có thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường công nghệ: 1. Cung cấp các sản phẩm ứng dụng công nghệ để các sản phẩm của ngân hàng đa dạng hơn, dễ tiếp cận hơn 2. Áp dụng các phương pháp nhằm tiếp cận hệ sinh thái của khách hàng, từ đó cung cấp các sản phẩm phù hợp. Khi lĩnh vực ngân hàng cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì cần thiết phải có sự hợp tác giữa các công ty khởi nghiệp, công ty Fintech với các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng đang tìm cách mở rộng dịch vụ của họ trên phạm vi quốc tế. 196
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Các ngân hàng truyền thống có những thế mạnh riêng như quy mô vốn, khách hàng truyền thống và tiềm năng, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính và cung cấp dịch vụ tiêu dùng tài chính, vay vốn và khả năng thẩm định khoản vay, chuyển tiền Ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn – họ đã và đang trong xu hướng áp dụng công nghệ số trong thanh toán, giao dịch và banking với khách hàng theo hướng xây dựng smartbank. Chắc chắn khi Fintech triển khai các dịch vụ và hoạt động của ngân hàng, bên cạnh những lợi thế về công nghệ, doanh nghiệp Fintech không thể tránh khỏi thách thức và bị ảnh hưởng ngược lại từ ngân hàng. Ở góc độ lợi ích, sự nở rộ các doanh nghiệp Fintech đang đặt ra thách thức cho cả Fintech và ngân hàng. Mâu thuẫn lợi ích là hiển nhiên trong sự cạnh tranh khốc liệt. Khi sự cạnh tranh không được nhìn nhận và giải quyết ở góc độ quản lý nhà nước và hoàn thiện cơ sở pháp lý (thúc đẩy phát triển và đảm bảo tham gia bình đẳng), chắc chắn sẽ không chỉ có xáo trộn xã hội mà còn xung khắc quyết liệt trong giành giật miếng bánh “dịch vụ tài chính”. Ở khía cạnh an toàn tài chính, thị trường sẽ có thêm rủi ro và rất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nếu không có những quy định phù hợp theo kịp xu hướng phát triển. Vấn đề luật lệ, sự tuân thủ quy định, các thông lệ và chuẩn mực là điều kiện đủ để đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa Fintech và ngân hàng. Nguồn: Medium.com H ình 2: Các Phương thức kết hợp giữa công ty Fintech và Ngân hàng Có thể khẳng định ngay, khi Fintech tham gia thị trường, đầu tiên doanh nghiệp Fintech là đối thủ của ngân hàng. Trong ứng dụng công nghệ, Fintech là chuyên gia nhưng trong kinh nghiệm hoạt động tài chính, thế mạnh là của ngân hàng. Trước Fintech, khái niệm “Smart banking” là mục tiêu của nhiều ngân hàng. Nhưng Fintech có thể trở thành 197
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" đt ối ác chiến lược của ngân hàng trong tâm thế tận dụng triệt để kinh nghiệm, nguồn lực và khách hàng. Doanh nghiệp Fintech và ngân hàng phải nhớ mục tiêu chung là phục vụ khách hàng tốt nhất theo cách chuyên nghiệp và đổi mới. Mô hình hợp tác giữa Fintech và ngân hàng phục vụ cho chiến lược hiện thực hóa giao dịch tài chính trên nền tảng công nghệ cao để ngân hàng trở nên thông minh và hỗ trợ khách hàng tối ưu nhất. Mô hình ấy có thể gọi là “hợp tác cùng có lợi”. Thiếu cấu trúc ngân hàng, Fintech sẽ gặp thách thức trong áp dụng công nghệ vào giao dịch banking; thiếu công nghệ tiên tiến, ngân hàng khó hiện thực hóa giấc mơ Smart banking; khi liên kết, thời gian chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa loại hình dịch vụ sẽ giảm xuống, cạnh tranh được đảm bảo, ngân hàng và Fintech vẫn hoàn toàn có khả năng phát huy thế mạnh riêng trong những dịch vụ nhất định mà mình cung cấp. Ngoài ra, người tiêu dùng dịch vụ tài chính – đặc biệt ở Việt Nam – không thể ngay lập tức quay sang Fintech và chối bỏ ngân hàng. 4. Fintech và CáC NHTM Việt Nam? Thị trường Fintech Việt Nam (với số dân truy cập Internet trên 40%, tốc độ tăng thuê bao di động mới tăng mạnh ở nhóm tuổi 15-35) vẫn rất mới mẻ và có tương lai rộng mở. Từ đầu năm 2016, khi Chính phủ có định hướng về quốc gia khởi nghiệp, Fintech Việt Nam chứng kiến xu hướng đầu tư nóng nhất cho các startup trong nước. Không lâu trước đó, doanh nghiệp startup Việt Nam OnOnPay đã ứng dụng công nghệ cho phép người dùng nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động và đã nhận được một khoảng đầu tư sáu con số từ Captital Ventures Singapore – đánh dấu sự đầu tư lần đầu tiên vào một doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam. Báo cáo khảo sát Fintech toàn cầu của PwC dự báo thị trường Fintech toàn cầu trong đó có Việt Nam sẽ thu hút khoản đầu tư hàng chục tỷ đô la Mỹ trong 4-5 năm tới và Việt Nam là mảnh đất vàng cho các Fintech startup. Dư địa cho Fintech khai thác và tiếp cận người dân là rất lớn. Theo Fintechnews.sg, tỷ lệ dân số Việt Nam sử dụng smart phone đạt xấp xỉ 45% nhưng tỷ lệ giao dịch ngân hàng qua smart phone mới chỉ chiếm 4% – là dư địa lớn cho Fintech và ngân hàng khai thác. Đối với dịch vụ chuyển tiền, lượng kiều hối lớn (năm 2016 đạt gần 13 tỷ đô la Mỹ) là cơ hội không chỉ cho ngân hàng lâu nay độc chiếm thị phần mà không lâu nữa sẽ chia cho Fintech. Nếu Việt Nam không tận dụng Fintech, cơ hội sẽ tuột khỏi tay. 198
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" B ảng 1: Các loại hình Fintech tại Việt Nam Nguồn: Medium.com Trong thời gian ngắn, Fintech chưa thể đứng độc lập hay tự tin kinh doanh các sản phẩm vốn thuộc về thế mạnh của ngân hàng truyền thống bởi: i) Fintech cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm, lôi kéo và xây dựng mạng lưới khách hàng. Mặc dù Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển ngân hàng khá cao, việc tiếp cận với dịch vụ tài chính vẫn còn hạn chế với khoảng 70% người dân chưa có tài khoản ngân hàng (VEPF 2016), trong khi chưa có khung pháp lý, tư duy hay thói quen tiêu dùng và hiểu biết tài chính của người tiêu dùng còn hạn chế. Điển hình là Ví điện tử đã được cấp phép thí điểm từ 2009 nhưng đến hết năm 2015 chỉ có 4 công ty được phép hoạt động chính thức. Đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ cấp giấy phép cho 16 tổ chức phi ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Rõ ràng, số lượng lớn người tiêu dùng Việt Nam ít am hiểu tài chính (unsophisticated financially) và chương trình giáo dục tài chính (financial inclusion) chưa phổ biến là thách thức lớn cho Fintech. ii) Để hoạt động bình đẳng như ngân hàng, doanh nghiệp Fintech phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp và quy định về quản lý an toàn. Sự tuân thủ thông lệ quốc tế và luật lệ Việt Nam là điều Fintech không thể bỏ qua khi chơi công bằng và lâu dài. iii) Mâu thuẫn lợi ích trong cạnh tranh sẽ khó giải quyết nếu các bên không hợp tác và đánh giá thế mạnh, điểm yếu của nhau. Fintech không thể coi trọng cấu trúc công nghệ mà bỏ qua kinh nghiệm của ngân hàng; ngân hàng sẽ không dễ từ bỏ thế mạnh và chấp nhận mất thị phần bởi Fintech. Trước đây tồn tại thực trạng công ty chứng khoán và ngân hàng không liên kết với nhau, dẫn tới điều chỉnh khung pháp lý và tạo ra sự hợp 199
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" t ác cộng sinh tất yếu. Ví dụ nhãn tiền khác là công ty thanh toán trực tuyến thiếu kinh nghiệm về ngân hàng nhưng đảm đương chức năng trung gian thanh toán và ôm giữ tiền của khách hàng, đã gây quan ngại về rủi ro và an toàn cho người tiêu dùng. iv) Hợp tác để cùng giải quyết các rủi ro tài chính xuất hiện cũng quan trọng không kém việc liên kết để phát huy sự sáng tạo của cấu trúc công nghệ với Trí tuệ nhân tạo. Khi kinh doanh dịch vụ tài chính, cả Fintech và ngân hàng đều không thể phớt lờ rủi ro. Mặc dù phải cạnh tranh quyết liệt nhưng cả NHTM truyền thống và Fintech vẫn phải “bắt tay” với nhau bởi sự bổ xung cho nhau kể trên. Sự liên kết giữa Fintech và ngân hàng đảm bảo cho phát triển bền vững theo chuẩn mực chung của ngành kinh doanh đặc thù này mà không cản trở sự sáng tạo của công nghệ. 5. mộT số đề xuất thúc đẩy mối quan hệ giữa Fintech và NHTM tại Việt Nam Với xu hướng phát triển Fintech và tầm quan trọng của Fintech đối với hoạt động của NHTM, việc sớm khắc phục những điểm cần quan tâm nêu trên càng có ý nghĩa thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển Fintech tại Việt Nam trong thời gian tới. Một số đề xuất bao gồm: - Quy định cho phép các công ty Fintech tham gia thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính trong một thời gian nhất định trước khi được cấp phép chính thức, nhằm tạo điều kiện cho các công ty Fintech hội đủ các điều kiện, chứng minh được khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Fintech tiện ích và hiệu quả; đồng thời, đảm bảo có đủ vốn, hệ điều hành và nhân sự để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này. - Quy định đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ, thiết lập các tiêu chuẩn của danh mục sản phẩm và dịch vụ để các công ty Fintech hoạt động một cách minh bạch, bao gồm các hoạt động người đi vay và người cho vay giao dịch trực tiếp với nhau; các dự án cần huy động vốn để nhà đầu tư lựa chọn góp vốn vào dự án; các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước trực tuyến cho doanh nghiệp và cá nhân; kết nối trực tiếp trong hoạt động đầu tư, bảo hiểm, tư vấn tài chính, giao dịch bất động sản; phân tích dữ liệu, chấm điểm tín dụng; sử dụng công nghệ để thúc đẩy việc tuân thủ các quy định của pháp luật, - Đào tạo nguồn nhân lực về quản lý công nghệ: Chương trình đào tạo hướng vào phân tích công nghệ, bảo mật, an ninh thông tin, hiện đại hóa công nghệ thông tin của doanh nghiệp, hệ thống thông tin tài chính, quản lý ứng dụng công nghệ, đạo đức trong quản lý công nghệ, 200
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Cuối cùng, các bộ, ngành liên quan (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước) cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quản lý đồng bộ và nhất quán, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của Fintech đồng thời thúc đẩy sự hợp tác Fintech - NHTM nhằm hướng tới sự phát triển năng động, bền vững và ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của người dân. Tài liệu THAM Khảo 1. ASIC (2016), Fintech: ASIC’s Approach and Regulatory Issues, gov.au/media/3962105/melbourne-money-and-finance conference-2016-Fintech.pdf 2. Baker McKenzie (2017), International Comparative Fintech Overview, http:// financialinstitutions.bakermckenzie.com/wpcontent/uploads/sites/22/2017/06/ Baker_Mc Kenzie-Fintech_regulation_comparison_June2017.pdf 3. Banktechasia (2017), Malaysia’s Fintech Landscape: Key Developments & Opportunities in 2017, 4. Brian Boldt (2017), How Fintech is Streamlining Treasury Departments, com/sites/www.mnafp.org/resource/resmgr/2017_Conference_Handouts/2017_5F_ How_Fintech_is_Strea.pdf 5. Business Insider (2017), Oxford University is getting into Fintech, com/oxford-university-said-business-school-Fintech-course-2017-8/ 6. Pwc (2017), Global Fintech Report 2017, industries/ financial-services/assets/pwc-global-Fintech-report-2017.pdf 7. KPMG report (2017), “The Pulse of Fintech’ insights/2018/02/pulse-of-Fintech-q4-2017.html 8. Thời báo ngân hàng (2017), Fintech - Xu hướng phát triển và khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam, khuyen-nghi-doi-voi-nhnn-61520.html 9. Phạm Anh Tuấn (2017), Cần hệ sinh thái lành mạnh cho “cây non” Fintech, http:// tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/can-he-sinh-thai-lanh-manh-cho-cay-non- Fintech-204859.html Ngày gửi bài: 19/5/2018 Ngày gửi lại bài: 30/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 201