Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định trong xu thế hội nhập quốc tế
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định trong xu thế hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_giai_phap_phat_trien_dich_vu_logistics_tinh_binh_dinh.pdf
Nội dung text: Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định trong xu thế hội nhập quốc tế
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ SOME SOLUTIONS FOR LOGISTICS DEVELOPMENT IN BINH DINH PROVINCE IN THE INTERNATIONAL INTERGRATION ThS. Lê Vũ Tường Vy Trường đại học Quy Nhơn Email: levutuongvy@qnu.edu.vn Tóm tắt Bình Định là một tỉnh trong vùng kinh tế miền Trung với dân số trên 1,5 triệu người, có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao thương cả về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đặc biệt Cảng biển quốc tế Quy Nhơn là cửa ngõ ra vào thuận lợi nối liền với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, các tỉnh Miền Trung – Tây nguyên với các nước trong khu vực và trên thế giới . Cùng với sự phát triển dịch vụ logistics của cả nước, ngành dịch vụ logistics của Bình Định cũng đã hình thành và có quá trình phát triển khá dài trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận ngoại thương đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm đầu tư cả về cơ chế chính sách cũng như về nguồn lực tài chính, nhờ đó trong quá trình đổi mới, hội nhập sâu, rộng và mở cửa thị trường hoạt động của ngành dịch vụ logistics của Bình Định đã có những bước phát triển khởi sắc, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia đầu ngành cho thấy trình độ, quy mô và mức độ phát triển của ngành dịch vụ logistics trên phạm vi cả nước và trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn ở mức tương đối thấp. Do đó, bài viết tập trung làm rõ nội dung của giải pháp phát triển dịch vụ logistics của tỉnh nhà. Từ khóa: logistics; giải pháp phát triển dịch vụ logistics; Bình Định Abstract Binh Dinh is a province in the Central economic zone with the population of over 1.5 million people. With the long seaside, it is quite favorable for Binh Dinh to develop the trade in both the road, railway and airlines. Particularly, the Quy Nhon international sea port is a convenient gateway to connect between provinces in Central Highland, the Southern part of Laos, Northeastern of Thailand and other countries around the world. Along with the general development of logistic services within the country, the logistics has graduately been developed. Thanks to the support of the local government both in term of institutional policy and financial resource, the logistics in Binh Dinh has been step by step formed and developed over the years. Moreover, in the globalization and regional intergration, the logistics has been remarkably developed with the new innovations in both organizational structures and technology. However, as the evaluation of professional experts, the size and level of development of the logistics service in the whole country and in Binh Dinh province is still relatively low. Therefore, in this paper, the author focuses on clarifying the solutions for logistics development in Binh Dinh in the follow years. Keywords - Logistics; solution for logistic services; Binh Dinh 1. Giới thiệu Kinh tế Bình Định được định hướng phát triển dựa trên 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột: công nghiệp chế biến dựa vào lợi thế về Nông – lâm – ngư nghiệp; ngư nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng, logistics và du lịch. Thế mạnh của Bình Định là cửa ngõ ra Biển Đông, nằm trên con đường hàng hải quốc tế. Cần khai thác thế mạnh về dịch vụ cảng - logistics, mà hiện nay còn nhiều dư địa. Trước hết cần khai thác hiệu quả cảng Quy Nhơn hiện có, gắn với sự phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) và hiện đại dịch vụ cảng, tối đa hóa công suất; đồng thời sớm xác định địa điểm và kêu gọi đầu tư xây dựng cảng mới có công suất lớn và đa năng. (Nếu Bình Định không tận dụng được lợi thế về cảng biển sẽ tự đánh mất lợi thế phát triển). Mục tiêu “Đưa logistics Bình Định vào nhóm tăng trưởng cao nhất của khu vực dịch vụ” [1]. Đây được xem là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động phát triển dịch vụ logistics 751
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, phát triển dịch vụ logistics với tốc độ tăng trưởng cao, phấn đấu đến năm 2030, tỉ trọng đóng góp GDP nằm trong nhóm cao nhất của khu vực dịch vụ, trung bình đến năm 2020 là 10 -15%, đến năm 2030 hơn 20% năm. Tuy nhiên, hiện thực hóa mục tiêu này là một câu chuyện dài, khi trên thực tế, hạ tầng và năng lực vận tải chưa đáp ứng yêu cầu, khiến ngành dịch vụ logistics chưa thực sự phát triển ở Bình Định. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, cần tìm giải pháp cho thách thức logistics. Nên chăng cần tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế tạo kết nối có hiệu quả giữa Việt Nam với các nước; đồng thời hình thành doanh nghiệp logistics đầu tàu có quy mô lớn, hiện đại và chuyên nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, trước thực tế đó tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định trong xu thế hội nhập quốc tế”. 2. Tổng quan về logistics 2.1. Lịch sử logistics Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics. Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh. [4] 2.2. Khái niệm logistics Logistics là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp và từ tiếng Việt có nghĩa gần nhất là “hậu cần”. Hiểu đơn giản nhất, Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng. Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải quan tâm và có chiến lược Logistics phù hợp. Một chiến lược Logistics tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc hiệu quả. Ngày nay, Logistics cũng là một trong những điểm mạnh, giúp phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Luật Thương mại, “logistics là một hoạt động thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hưởng phí thù lao” [3]. Hiểu một cách đơn giản, logistics là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng những thông tin có liên quan từ nơi hình thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng. 2.3. Phân loại dịch vụ logistics 2.3.1. Các dịch vụ logistics chủ yếu Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; 752
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. 2.3.2. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải Dịch vụ vận tải hàng hải; Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải đường bộ. Dịch vụ vận tải đường ống. 2.3.3. Các dịch vụ logistics liên quan khác Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác. 2.4. Các hoạt động và các hình thức của Logistics 2.4.1. Các hoạt động của Logistics - Dịch vụ khách hàng - Dự báo nhu cầu - Thông tin trong phân phối - Kiểm soát lưu kho - Vận chuyển nguyên vật liệu - Quản lý quá trình đặt hàng - Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho - Thu gom hàng hóa - Đóng gói, xếp dỡ hàng - Phân loại hàng hóa Bài toán kho bãi kết hợp với những phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không, đường sắt, làm hao tổn không ít bộ não của các Công ty. Chính vì thế, những dịch vụ Logistics ra đời với sự chuyên nghiệp và giải pháp Logistics thông minh sẽ là đối tác cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp. 2.4.2. Các hình thức của Logistics Khi tìm hiểu về Logistics, sẽ dễ dàng bắt gặp những từ như 1P, 2P, 3P, P là viết tắt của Party, tức những bên liên quan và hình thức Logistics cũng sẽ được chia theo số lượng bên liên quan. 753
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 1PL – First Party Logistics: Tức doanh nghiệp sản xuất sẽ tự chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới đầu ra là người tiêu thụ cuối cùng. 2PL – Second Party Logistics: Doanh nghiệp vừa thực hiện quản lý Logistics vừa thuê ngoài dịch vụ Logistics cho một hoạt động trong chuỗi hoạt động Logistics. Như vậy, sẽ có 2 bên liên quan. 3PL – Third Party Logistics: Doanh nghiệp chủ động thuê ngoài dịch vụ Logistics chuyên biệt quản lý và thực hiện một vài hoặc mọi hoạt động của Logistics. 4PL – Fourth Party Logistics: Doanh nghiệp thuê dịch vụ Logistics lo tất cả mọi thứ từ đầu ra tới phân phối, quản lý và điều hành các bên liên quan để tạo thành chuỗi Logistics hiệu quả. Ngoài ra, với sự bùng nổ của thương mại điện tử hiện nay, 5PL ra đời sẽ giúp doanh nghiệp E- Commerce quản lý hàng hóa và thực hiện Logistics dễ dàng và thông minh hơn. 3. Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics tại Bình Định 3.1. Kết quả đạt được Hoạt động dịch vụ logistics ở tỉnh Bình Định đã có những bước phát triển nhất định về số lượng doanh nghiệp và loại hình, cũng như chất lượng hay khả năng cạnh tranh, góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cảng biển (đặc biệt, Cảng biển quốc tế Quy Nhơn có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan , thuận lợi trong phát triển trở thành trung tâm logistics ở khu vực), hệ thống ga đường sắt, cảng hàng không Phù Cát, hệ thống đường bộ với các tuyến quốc lộ: 19, 19B, 19C, 1, 1D; toàn tỉnh hiện có 422 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải, đại lý giao nhận ), thu hút hơn 8.000 lao động, với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỉ đồng. [5] 3.2. Hạn chế Bình Định là vùng đất có vị trí nằm tại trung tâm các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, trải dài trên trục Bắc - Nam, gần đường hàng hải quốc tế và cửa biển của các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông, cảng biển Quy Nhơn có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây nguyên, Nam Lào, thuận lợi trong phát triển trung tâm và hệ thống logistics cho Bình Định và trong khu vực. Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận, quá trình phát triển dịch vụ logistics ở tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế về số lượng hàng hóa do thương mại khu vực hành lang kinh tế chưa phát triển; mất cân đối về hàng hóa hai chiều; chưa tận dụng được phương tiện vận tải làm cho giá thành vận chuyển tăng cao; thủ tục thông quan hàng hóa quá cảnh còn một số bất cập [5] Về quy mô hoạt động, phần lớn các Doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, manh mún, đa số có dưới 10 lao động (chiếm 57,8%); từ 10 - 49 lao động chiếm 36%; từ 50 - 159 lao động chiếm 4,5% và trên 200 lao động chỉ có 1,7%. [1] Điều đáng nói, kết quả điều tra cho thấy, khoảng 73,3% Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh không liên kết với các đơn vị khác để thực hiện dịch vụ. Số còn lại tuy có liên kết nhưng cũng chỉ ở mức độ manh nha và tự phát. [1]. Cụ thể, sự liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế chưa đồng hành, tin cậy nhau, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu tự thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu. Các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics chưa chủ động được khâu vận chuyển hàng hải vì phụ thuộc vào các hãng vận tải nước ngoài. Đó là lý do khiến số lượng hàng hóa mà các Doanh nghiệp vận chuyển không nhiều, chỉ có thể thực hiện trong nội tỉnh và các vùng lân cận nên hiệu quả ngành dịch vụ logistics mang lại còn thấp Chất lượng dịch vụ các Doanh nghiệp logistics cũng còn nhiều hạn chế. Dịch vụ logistics chủ yếu là cung cấp các dịch vụ vận tải nội địa, phần lớn là đường bộ, kho hàng, giao nhận, thủ tục hải quan mà chưa có giải pháp trọn gói và giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, chi phí vận tải cao cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó, nhân lực là một trong những yếu tố quyết định 754
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 đến sự thành công của việc phát triển dịch vụ logistics. Tuy nhiên, hiện đa số công nhân lao động tại các Doanh nghiệp là lao động phổ thông, trình độ còn hạn chế, chưa được đào tạo chính quy theo đúng chuyên ngành logistics. Nguồn nhân lực hiện tại cũng chỉ đáp ứng theo quy mô của doanh nghiệp và việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này cũng chưa được chú trọng, hay chưa có kế hoạch tuyển dụng định kỳ và lâu dài. [5] Nguồn tài chính của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn yếu nên phần lớn máy móc, thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng cho ngành công nghiệp này còn hạn chế, phải thuê lại từ DN khác, dẫn đến khả năng cạnh tranh giảm. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội, chia sẻ rằng, không riêng gì Bình Định, ngoài một số tập đoàn, đơn vị vận tải lớn khối Nhà nước thì hầu hết Doanh nghiệp trong nước hoạt động dịch vụ logistics đều yếu về công nghệ lẫn nhân lực. Tóm lại, vì doanh nghiệp logistics trong tỉnh thiếu vốn, năng lực, tính chuyên nghiệp nên chưa có đủ khả năng tham gia vào những khâu quan trọng (như tham gia vào hảng tàu biển, hàng không. ) mà chỉ mới tham gia vào một số công đoạn nhỏ, đơn giản như kho bãi, giao nhận, làm thủ tục Hải quan hoặc làm đại lý vì vậy tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế tỉnh còn khiêm tốn. 4. Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics Bình Định 4.1. Quan điểm phát triển dịch vụ Logistics Bình Định - Phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trở thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển các doanh nghiệp logistics tăng về số lượng, chất lượng, quy mô, trình độ nhân lực theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý - kinh doanh, đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và nước ngoài. - Hoàn thiện các cơ chế quản lý nhà nước ở địa phương, bao gồm: các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, chính sách đầu tư, cải cách hành chính, cơ chế phối hợp quản lý của các sở, ban ngành trong chuỗi dịch vụ logistics, đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Xã hội hóa việc đầu tư kết cấu hạ tầng logistics, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng logistics một cách đồng bộ, hợp lý; khai thác hiệu quả hành lang kinh tế Đông Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên qua Quốc lộ 19. Bố trí quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng dựa trên sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các ngành, địa phương. [2],[6] 4.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ Logistics Bình Định - Phát triển dịch vụ logistics với tốc độ tăng trưởng cao và nâng mức đóng góp của dịch vụ logistics, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. - Phát triển ngành logistics bền vững, hiệu quả, chất lượng và có giá trị gia tăng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng hệ thống dịch vụ logistics phát triển năng động, có khả năng cạnh tranh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, từng bước phát huy lợi thế của Bình Định trong chuỗi giá trị logistics cả nước. - Hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại vùng miền Trung - Tây Nguyên. Trong đó, các nhà giao nhận, vận tải sử dụng Cảng Quy Nhơn như là cảng cửa ngõ của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics vào các nước ASEAN và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 755
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Xây dựng, từng bước hoàn thiện về hạ tầng: cảng biển, kho bãi, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các trung tâm logistics để phục vụ các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh. - Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ logistics theo hướng tích hợp nhiều dịch vụ với công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp. Tập trung phát triển mạnh loại hình dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL), từng bước triển khai loại hình dịch vụ logistics bên thứ 4 (4PL) và thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản lý chuỗi cung ứng hiện đại. [2],[6] 4.3. Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics Bình Định 4.3.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics - Xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực logistics; rà soát, nghiên cứu vận dụng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và chính sách quy định về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh. - Ưu tiên quỹ đất cho phát triển dịch vụ logistics, nhất là quỹ đất tại các khu vực có khả năng phát triển tập trung các hoạt động cung ứng và tiêu dùng dịch vụ của ngành dịch vụ này. - Phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo quản lý, chủ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của chuỗi dịch vụ logictics, đổi mới tư duy kinh doanh, lấy số lượng, chất lượng phục vụ làm nhiệm vụ hàng đầu, không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả dịch vụ, phấn đấu giảm giá thành dịch vụ để thu hút nguồn hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ logistics. - Thu hút các đơn vị thành lập đại lý Hải Quan tại Bình Định; tổ chức thành lập Hiệp hội doanh nghiệp logistics tỉnh Bình Định khi có đủ điều kiện theo quy định. 4.3.2. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics; đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, kết nối giữa các khu công nghiệp, nhà máy với các hệ thống cảng biển (Quy hoạch hệ thống giao thông kết nối các phương thức vận tải hàng hải với đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa); quy hoạch phát triển dịch vụ logistics đối với ngành hàng hải (dịch vụ hàng hải, đại lý hàng hải, dịch vụ tàu lai dắt, môi giới hàng hải, ), cụ thể: - Quy hoạch và hình thành hệ thống kho bãi chứa hàng hóa tại các cảng biển, tiến tới xây dựng các Trung tâm Logistics phù hợp với yêu cầu phát triển logistics để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. - Phát huy lợi thế cụm Cảng biển Quy Nhơn, hình thành cảng vận tải container chuyên nghiệp, phát triển các loại hình dịch vụ logistics làm vệ tinh cho Trung tâm logistics thuộc hành lang kinh tế Quốc lộ 19 và duyên hải Nam Trung bộ theo Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015. - Trước mắt tập trung xây dựng, phát triển Trung tâm logistics tại Quốc lộ 19, có chức năng phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu cho khu vực Cảng biển Quy Nhơn, hỗ trợ cho các hoạt động tiếp xúc, kết nối với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, thu hút đầu tư phát triển logistics theo hướng trục Cảng nước sâu Quy Nhơn, Cảng hàng không Phù Cát. - Hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông logistics trên cơ sở quy hoạch phát triển giao thông vận tải đã được phê duyệt, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư các tuyến đường từ Cảng Quy Nhơn nối với Quốc lộ 1 như Quốc lộ 19, Quốc lộ 19 mới, Quốc lộ 19B, Quốc lộ 19C. - Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hải: Tăng lưu lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; quy hoạch hệ thống cảng biển theo hướng tập trung phát triển lợi thế kinh tế của tỉnh. 756
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Hệ thống hạ tầng cảng biển: Hoàn thiện và phát triển hệ thống kho bãi cảng cạn/cảng khô/cảng nội địa (ICD), thu gom hàng lẻ, được tập trung lại để đóng hàng vào container, xuất khẩu bằng đường biển (CFS), bãi container (CY) và các trang thiết bị xếp dỡ, đảm bảo tính thuận tiện khi kết nối với mạng lưới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. - Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống internet, - Rà soát đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, xây dựng hệ thống kho ngoại quan, kho hàng, bến bãi, phát triển phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng xuất khẩu trong giai đoạn trước mắt, cũng như về lâu dài. - Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics và thực hiện các dịch vụ này (dịch vụ lưu kho, lưu bãi, giao nhận, vận chuyển, thông tin, giao dịch, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ). - Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng việc ứng dụng hải quan điện tử: chương trình quản lý và điều hành qua mạng, hệ thống khai báo hải quan từ xa, chữ ký số trong thông quan điện tử, để giải quyết thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận lợi. - Xúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các Trung tâm logistics của tỉnh thông qua các Hội nghị xúc tiến đầu tư, các phương tiện thông tin đại chúng. 4.3.3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ - Hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp làm dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh. - Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng dịch vụ logistics do doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cung cấp. - Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics. Tập trung phát triển các doanh nghiệp có khả năng trực tiếp thực hiện toàn bộ các khâu trong chuỗi dịch vụ logistics. - Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh đối với các dịch vụ đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao, có tiềm năng phát triển, phạm vi cung ứng rộng và tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. 4.3.4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics thông qua việc tổ chức các hội thảo, tổ chức các đoàn nghiên cứu học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố có dịch vụ logistics phát triển để trao đổi, hợp tác tìm cơ hội và mời gọi đầu tư để phát triển dịch vụ logistics của tỉnh. - Phát triển các dịch vụ cảng nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa với các dịch vụ khác; chọn lựa với chuỗi cung ứng toàn cầu gắn liền với ngành công nghiệp nặng và các ngành có giá trị gia tăng khác. - Xây dựng mối liên kết phát triển logistics trong khu vực cảng và bên ngoài khu vực nhằm giảm tối đa chi phí dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics tại tỉnh. Lấy cơ sở từ doanh nghiệp đang thực hiện dịch vụ vận tải, bốc xếp trong tỉnh làm nòng cốt, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp làm các dịch vụ khác, sử dụng lợi thế của từng doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin, ) để thực hiện dịch vụ trọn gói, mở rộng tâm hoạt động trong nước và quốc tế; gắn kết thành chuỗi dịch vụ; thành lập thêm các bộ phận thực hiện các dịch vụ còn thiếu để đảm đương được dịch vụ trọn gói. 757
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 4.3.5. Đào tạo nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ, quản lý và người lao động trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp về lĩnh vực logistics nhằm đáp ứng nhu cầu trong quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp liên quan đến logistics nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics. - Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, quảng bá về logistics; đưa khái niệm logistics trở nên phổ biến trong ngành kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. - Phổ biến và cung cấp các thông tin về chính sách, đường lối của nhà nước trong công tác xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ logistics đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiến hành tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tổ chức hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu về logistics; thường xuyên cập nhật các bản tin về logistics trên các diễn đàn, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia học hỏi và tìm hiểu về ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng này. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về kinh phí hỗ trợ đào tạo lao động trong lĩnh vực dịch vụ logistics. - Tổ chức công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh về ngành dịch vụ logistics. 4.3.6. Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin - Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, minh bạch hóa, tin học hóa các thủ tục hải quan; cải tiến quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu (về giấy phép, đại lý hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu, ) theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ các nước trong khu vực và quốc tế. - Nâng cấp và phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh đảm bảo quy mô, đủ điều kiện đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các Trung tâm logistics, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp cận thông tin, giao dịch cung ứng và khai thác dịch vụ logistics hiệu quả hơn. - Triển khai hiệu quả hệ thống thông quan tự động VNACSS/VCIS, thu thuế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh điện tử, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong hoạt động quản lý của đơn vị; đồng thời, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng nhu cầu quản lý hải quan tại đơn vị an ninh, an toàn 24/7, 24/24; duy trì vận hành hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các chương trình ứng dụng nghiệp vụ khác. 5. Tổ chức thực hiện 5.1. Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch này và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện của đơn vị, địa phương mình. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Riêng đối với Sở Công Thương - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; đề xuất cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch. 758
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, theo dõi quá trình thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo. 5.2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Chủ động đầu tư nâng cấp, cơ sở vật chất nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics; đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có trình độ cao về logistics; doanh nghiệp sản xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian luân chuyển hàng hóa; tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng đối với dịch vụ logistics; kiến nghị với cơ quan chức năng tại địa phương những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách và định hướng xây dựng quy hoạch phát triển dịch vụ logistics của tỉnh Bình Định trong thời gian tới. 6. Kết luận Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Bình Định sẽ tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy và hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, mở rộng, phát triển thị trường . Nhằm phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tiềm năng, phát triển có hiệu quả, đồng bộ với cả nước và trong từng vùng lợi thế của Tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, thì Tỉnh Bình Định thiết lập các quan điểm rõ ràng, mục tiêu cụ thể. Trên cơ sở đó, có các nhóm giải pháp cụ thể, gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật, kết cấu hạ tầng; nâng cao năng lực DN và chất lượng dịch vụ; phát triển thị trường dịch vụ; đào tạo nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin. Với các giải pháp trên hy vọng logistics Bình Định sẽ trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cả nước góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bình Định: Đưa logistics vào nhóm tăng trưởng cao nhất của khu vực dịch vụ, tuc/43880/binh-dinh dua-logistics-vao-nhom-tang-truong-cao-nhat-cua-khu-vuc-dich-vu.aspx, 26/07/2016 [2]. Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025. [3]. Luật Thương mại Số: 36/2005/QH11, ngày 14 tháng 06 năm 2005 [4]. Logistics là gì? [5]. Phát triển dịch vụ logistics: Cần nhiều giải pháp đột phá 04/09/2018 [6]. Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành kế hoạch phát triển dịch vụ Logistic Tỉnh Bình Định đến năm 2025 759