Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan tại vùng dân tộc thiểu số - Khu vực bắc Tây Nguyên

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 1510
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan tại vùng dân tộc thiểu số - Khu vực bắc Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_chuoi_gia_tri_san_pham_may_tre_dan_tai_vung_dan_t.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan tại vùng dân tộc thiểu số - Khu vực bắc Tây Nguyên

  1. NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ - KHU VỰC BẮC TÂY NGUYÊN A STUDY OF THE VALUE CHAIN OF BAMBOO AND RATTAN PRODUCTS OF THE MINORITY GROUPS IN THE NORTH CENTRAL HIGHLANDS ThS. Phan Thị Nhung ThS. Phan Thị Thanh Trúc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Tóm tắt Nghiên cứu tiến hành khảo sát các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị mây tre đan của người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên bao gồm các nông hộ sản xuất, thương lái thu gom, công ty sản xuất mây tre, du khách tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum và Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tiếp cận liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện chuỗi giá trị có 2 kênh phân phối chính. Phân phối lợi ích đang không có lợi cho người nông dân, mức lợi nhuận thu được thấp khiến người đồng bào bỏ nghề. Qua phân tích ma trận SWOT, nghiên cứu thấy được hiện nay ngành hàng này còn khá nhiều hạn chế như khó tiếp cận thị trường, nguồn nguyên vật liệu, lợi ích thấp Đó là cơ sở để đề xuất những giải pháp cải thiện và nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng này. Từ khóa: chuỗi giá trị, ma trận SWOT, Bắc Tây Nguyên Abstract Research conducted the survey of 146 actors in the value chain from rattan minorities in North Highlands, including growers, traders collected and rattan production company in the commune Dak Ha, Chu Se Kontum and Gia Lai province. The study was carried out on the basis of joint approach and value chain analysis of industry competitive advantage. The study results showed that the current value chain has 2 major distribution channels. Distribution of benefits is not beneficial to the farmers, the low level of profitability that people who quit. Through SWOT analysis matrix, the current study shows this sector is still quite limited and difficult access to markets, sources of raw materials, low interest That is the basis for proposed solutions to improve and enhance the value chain of this industry. Key word: value chain, SWOT matrix, the North Central Highlands Đặt vấn đề Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ (TCMN) mây tre đan nước ta đang có bước phát triển ngoạn mục trong vài thập niên qua. Hiện có khoảng 713 làng nghề mây tre đan trong tổng số 2017 làng nghề trên toàn quốc và hơn 1700 doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất kinh doanh mây tre đan. Mây tre đan lát cũng là một trong những sản phẩm TCMN truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên, Sự phát triển của nhóm ngành nghề này đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người đồng bào, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. 906
  2. Tuy nhiên, trên thực tế, các cộng đồng dân tộc thiểu số ở nơi đây chỉ tồn tại một số cá nhân đơn lẻ biết nghề và duy trì nghề thủ công truyền thống này như một phương thức sinh kế, làng nghề đang ngày càng bị mai một, các hộ gia đình chán nghề, muốn bỏ bỏ nghề tìm kế sinh nhai khác. Vấn đề quy hoạch và phát triển sản phẩm mây tre đan một cách bền vững cho người đồng bào dân tộc các tỉnh khu vực Bắc Tây Nguyên đang trở nên cấp thiết, làm thế nào để có thể phối hợp chặt chẽ giữa các đối tượng trong chuỗi giá trị ngành từ các làng nghề, người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước, để không những từng bước tháo gỡ những khó khăn để phát triển mà còn cho phép khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu, tay nghề sẵn có của địa phương và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa đặc sắc của người đồng bào dân tộc nơi đây. Đặt trong bối cảnh đó, nghiên cứu này giải quyết các câu hỏi như thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan của người đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay như thế nào và làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh cho chuỗi giá trị này? Nghiên cứu này nhằm mục tiêu làm rõ thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan của người đồng bào đân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên, qua đó đề xuất được các khuyến nghị nhằm gia tăng giá trị gia tăng cho nhóm ngành nghề này. Căn cứ vào mục tiêu chung đó, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này bao gồm: Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan của người đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên. Thứ hai, đánh giá và phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm mây tren đan của người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên. Thứ ba, đề xuất được các gợi ý cho chính sách nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho nhóm nghề mây tren đan của người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Hiện có 3 hướng tiếp cận về chuỗi giá trị bao gồm theo phương pháp filière; khung khái niệm do Porter M. E (1985) và phương pháp toàn cầu do Kaplinsky, R đề xuất (2000),Gereffi, G., & Korzeniewicz, M. (1994)và Gereffi, G., & Memedovic, O. (2003). Bài nghiên cứu này sử dụng theo phương pháp toàn cầu với khái niệm “chuỗi giá trị đề cập đến một loạt những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và bố trí sau khi đã sử dụng”. Trong GTZ (2009) đã chỉ ra trong chuỗi giá trị, các bên tham gia chính là các tác nhân hoạt động trên mọi cấp độ của chuỗi, bao gồm những người cung cấp sản phẩm đầu vào cụ thể, người sản xuất, người thu gom, cơ sở chế biến, người phân phối, tiêu thụ, và đại diện của các đơn vị hỗ trợ những người đóng vai trò thúc đẩy chuỗi. Theo đó, một chuỗi giá trị bao gồm nhiều mắc xích giá trị gia tăng và chỉ tồn tại khi tất cả những mắc xích tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. 907
  3. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở các dữ liệu nghiên cứu (dữ liệu được thu thập từ những tài liệu có liên quan trực tiếp) và dữ liệu thứ cấp (dữ liệu đã được qua xử lý qua các công trình nghiên cứu, bài viết ), bài viết tổng hợp, so sánh, đánh giá và đưa ra những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến chuỗi giá trị, giá trị mà mỗi tác nhân cũng như mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị mây tre đan. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn tay đôi với cán bộ chủ chốt các doanh nghiệp, và phát bảng câu hỏi cho các hộ nông dân trồng mây tre và các hộ nông dân sản xuất. Bảng hỏi xây dựng dựa trên công cụ của M4P. Thông tin về cỡ mẫu như sau: (1) Việc khảo sát 9 cơ sở sản xuất vào tháng 4/2016 nhằm tìm hiểu đặc điểm, quy mô sản xuất của các cơ sở (số nhân lực, doanh thu, chi phí ) và các ý kiến về phân phối sản phẩm, thị trường tiêu thụ, những thuận lợi và khó khăn, rào cản trong sản xuất và kết nối với thị trường tiêu thụ. Do trên địa bàn nhóm cơ sở sản xuất có số vốn trên 1 tỷ trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 5 %, trong khi đó đa phần sản xuất nhỏ lẻ với số vốn dưới 1 tỷ chiếm 95%, số lao động khoảng dưới 30 người. Do vậy, khi khảo sát phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là hợp lý. (2) Khảo sát 107 hộ nông dân, 34 thương lái để tìm hiểu rõ hơn về giống, vật tư cung ứng trong nông nghiệp, quá trình mua bán, vận hành trong chuỗi. (3) Phỏng vấn 40 du khách nhằm tìm hiểu thị trường tiêu thụ, nhu cầu tiêu thụ cũng như mong muốn của họ về sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Địa bàn khảo sát bao gồm hai huyện Kon Plong thuộc tỉnh Kon Tum và Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai. Đây là hai huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số sinh sống chiếm tỷ lệ trên 80% và có các làng nghề về mây tre đan. Đó là tiêu chí lựa chọn địa bàn khảo sát. Các sản phẩm mà nhóm nghiên cứu chủ yếu gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày trong địa phương như: nong, nia, dần, sang, gùi, . Nhóm sản phầm này phân phối chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tại cộng đồng địa phương, giá bán thấp, do đó lợi nhuận mang lại thấp. Nhóm thứ hai sản phẩm thuộc thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm gùi, giỏ đựng đồ, giỏ xách, được phân phối cho các đối tượng khách hàng là khách du lịch, thương lái bán buôn, bán lẻ, các đại lý bán đồ lưu niệm, và người thu gom bán ra thị trường bên ngoài. Nhờ mẫu mã mang đậm bản chất mỹ thuật nên giá thành cao hơn, lợi nhuận thu về cũng cao hơn. Hai nhóm này được lựa chọn vì gắn với đặc thù văn hóa người dân tộc tại địa phương và thuộc vào nhóm cần duy trì và bảo tồn khỏi mai một. Các số liệu thu thập được xử lý và phân tích thống kê, mô tả để phân tích đánh giá các nội dung trong chuỗi giá trị. Phương pháp phân tích chuỗi, làm rõ cấu trúc phân bổ trao đổi thông tin và quan hệ phi giá cả giữa các tác nhân trong chuỗi với 3 nhóm công cụ: (1) nhóm các công cụ chung gồm lựa chọn chuỗi ưu tiên để phân tích và lập sơ đồ chuỗi; (2) nhóm các công cụ phân tích định tính gồm sự liên kết, mối quan hệ giữa các tác nhân, phân tích công nghệ, kiến thức; (3) nhóm các công cụ phân tích định lượng gồm phân tích chi phí - lợi ích tăng thêm giữa các tác nhân trong chuỗi. Bài viết chủ yếu tính giá trị trung bình để tính lợi ích, giá trị tăng thêm mà mỗi nhóm nhận được. 908
  4. 3. Thực trạng chuỗi giá trị cho sản phẩm mây tre đan của người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên 3.1. Khái quát thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên a. Khái quát về khu vực Bắc Tây Nguyên Nằm ở cực Bắc của cao nguyên Nam Trung Bộ, khu vực Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum có tầm chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng đối với khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Theo thống kê, đến năm 2015, Kon Tum có 86 xã và Gia Lai có 184 xã. Diện tích và dân số của Gia Lai gấp đôi tỉnh Kon Tum. Tình hình kinh tế xã hội của Gia Lai và Kon Tum được mô tả thông qua bảng sau: Bảng 2: Sơ lược tình hình kinh tế xã hội Bắc Tây Nguyên Gia Lai Kon Tum - Cơ cấu: Nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - - Cơ cấu: Nông nghiệp công nghiệp, xây dịch vụ năm 2013 tương ứng là 40,24% - 32% - dựng - dịch vụ năm 2013 tương ứng là 27,72% 25,52% - 38,04% - 36,44% - Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm - Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng trên 12% năm trên 12% - Kim ngạch xuất khẩu 620 triệu USD - Kim ngạch xuất khẩu 86 triệu USD - GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt trên 34 - GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt triệu đồng, tăng 13,7% so với năm 2013. 29 triệu đồng, tăng 15,8% so với năm 2013 - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông đường bộ, - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông đường cảng biển thuận lợi bộ, cảng biển thuận lợi - Dân số trung bình: 1.377,8 nghìn người; mật độ - Dân số trung bình: 484,2 nghìn người; mật dân số là 89 người/km2 độ dân số là 50 người/km2 - Lao động: 60,2% dân số, 10,8% qua đào tạo - Lao động: 59,3% dân số, 12,4% qua đào - Có 17 đơn vị hành chính, gồm 1, thành phố, 2 tạo thị xã và 14 huyện - Có 10 đơn vị hành chính, gồm 1 thành - Thực hiện chính sách ưu đãi của Chính phủ và phố, 1 thị xã và 8 huyện có chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với các nhà đầu - Thực hiện chính sách ưu đãi của Chính tư phủ và có chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với - PCI 2014 thuộc nhóm tương đối thấp xếp thứ các nhà đầu tư 48/63 - PCI 2014 thuộc nhóm tương đối thấp xếp thứ 56/63 Nguồn: Niêm giám thống kê Gia Lai, Kon Tum (2015) b. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan khu vực Bắc Tây Nguyên Sản phẩm của mây tre đan lát rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, bao gồm: Các sản phẩm truyền thống như: các loại rổ, rá, dần, sàng hay quang gánh, thúng mủng, gầu tát nước, nong nia, thuyền nan v.v đến các mâm, khay, đũa, đĩa, lọ hoa, lẵng hoa, bàn ghế, giường, chõng, gối đệm, chiếu tre, mành, quạt nan .Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm ra sản phẩm thủ công truyền thống của làng là cây tre và mây. Đặc điểm ưu việt của nghề mây tre đan là tiêu thụ ít nguyên liệu và thải ra rất ít phế liệu Để tạo ra các sản phẩm mây tre phải trải qua nhiều công đoạn: Chọn mua nguyên vật liệu; Pha tre, chẻ nan; 909
  5. hun; đan, dệt sản phẩm; Xử lý mẫu mã, sản phẩm. Tuy nhiên tùy vào mỗi loại sản phẩm có đặc tính riêng thì các công đoạn trên sẽ có những quy trình nhỏ khác nhau. Hiện nay mặt hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan lát của đồng bào DTTS khu vực Bắc Tây Nguyên sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngay trong dân, một phần để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch, các đại lý, người bán buôn, bán lẻ trong và ngoài vùng Tuy nhiên, khách hàng đặt sản phẩm là không ổn định và không có ký kết hợp đồng lâu dài. Theo báo cáo của Sở công thương tỉnh Kon Tum và Gia Lai, nhìn chung, về hoạt động sản xuất mây tre đan lát của đồng bào khu vực Bắc Tây Nguyên phát triển còn ở mức khiêm tốn, số lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít chưa đa dạng, các hộ sản xuất chưa được quy hoạch tập trung, thiếu mặt bằng, thiếu nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, công cụ sản xuất thô sơ, năng suất sản xuất còn thấp, lao động chưa được đào tạo một cách bài bản, chưa có kiến thức chuyên môn về kinh doanh sản phẩm TCMN. 3.2. Sơ đồ chuỗi giá trị mây tre đan của người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên Chuỗi giá trị mây tre đan của người dân tộc thiểu số của khu vực Bắc Tây Nguyên hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm người trồng, nghệ nhân sản xuất, các hộ nông dân sản xuất, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và cửa hàng bán hàng nhằm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp các hàng hóa đầu vào, dịch vụ khoa học công nghệ và thông tin thị trường và tổ chức sản xuất như các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hệ thống ngân hàng thương mại, hệ thống cơ quan quản lý và dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ và hiệp hội ngành hàng. Sơ đồ chuỗi giá trị mây tre đan khu vực Bắc Tây Nguyên được minh họa như hình 1. Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị mây tre đan khu vực Bắc Tây Nguyên 0 Cung cấp Sản xuất Thu gom Sản xuất Tiêu dùng nông nghiệp Yếu tố Mây tre công nghiệp đầu vào Khai thác từ rừng Xuất 70 70 khẩu CS cung cấp Công ty 40 Thương lái sản xuất giống thu gom 30 30 Tiêu Nông dân Các hộ sản dùng Cửa hàng trồng mây tre nội địa 30 xuất công cụ nông 100 nghiệp Các tổ chức hỗ trợ (chính quyền, cơ quan, đoàn thể ) Nguồn: Kết quả khảo sát 2016 910
  6. + Cung cấp yếu tố đầu vào: Bao gồm cung cấp cây giống và cửa hàng công cụ nông nghiệp: + Giống: hiện nay giống chủ yếu được các hộ trồng và tách ra từ các cây tre, mây có sẵn ở ngoài rừng rẫy. Các trung tâm khuyến nông của địa phương chưa có sự hỗ trợ và thiếu các nghiên cứu về các loại giống tre, mây có năng suất cao. + Cửa hàng công cụ nông nghiệp: cửa hàng này cung cấp các công cụ như phân bón, thuôc bảo vệ thực vật, các công cụ như cuốc, rựa phục vụ cho việc khai thác mây tre. + Khuyến nông: trạm khuyến nông của các huyện có nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật trồng mây tre, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả để nhân rộng, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên, hoạt động này không có trong chính sách được triển khai của các trạm khuyến nông của các địa phương bởi theo các cán bộ cho biết “không có chỉ đạo cho việc phát triển mây tre”. + Điều kiện đất đai: diện tích mây tre của Kon Tum và Gia Lai chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể, ở Kon Tum, theo số liệu thống kê năm 2015, diện tích rừng của tỉnh là 656.822 ha, trong đó rừng tự nhiên là 589.679 ha, rừng trồng là 67.143 ha, với trữ lượng khoảng 54 triệu m3 gỗ và 2 tỷ cây tre nứa, độ che phủ của rừng đạt trên 64%. Tương tự, rừng ở Gia Lai rất phong phú về các loài, kiểu, dạng khác nhau về tính chất, hình thái và ý nghĩa kinh tế. Tỉnh Gia Lai có gần 1 triệu ha đất lâm nghiệp, diện tích có rừng là 749.769 ha, trữ lượng gỗ 75,6 triệu m3 và khoảng gần 100 triệu cây tre nứa. Như vậy, số lượng tre nứa, lô ô trong tự nhiên rất lớn ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên và đây không những là nguồn nguyên liệu tiềm năng để phát triển các nghề đan nát ở khu vực, mà còn cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của loại cây này trong điều kiện tự nhiên của khu vực. Đây cũng có thể coi là một tiềm năng để phát triển nguồn nguyên liệu cho nghề đan nát tre nứa ở Kon Tum và Gia Lai vì khi được quy hoạch đầu tư phát triển thì nguồn nguyên liệu tre nứa hoàn toàn không chịu rủi do thiên tai mang lại. + Sản xuất nông nghiệp: Bao gồm việc khai thác từ rừng và nông dân tự trồng. Việc khai thác mây tre từ rừng chiếm tỷ lệ hơn 70%. Một số hộ nông dân tự trồng tre trong vườn hoặc rẫy của họ, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%, có điều này bởi vì mây tre có sẵn từ trước nên nông dân mở rộng để lấy măng. Trước năm 2015, hầu như các hộ không trồng mây tre mà chủ yếu khai thác từ rừng. Điều này cho thấy bất lợi trong ngành này trong việc đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào cho sản phẩm. - Mô hình kết nối sản xuất tiêu thụ: Kết quả khảo sát cho thấy sau khi nông hộ khai thác sẽ bán cho thương lái, số còn lại họ tự phục vụ cho nhu cầu của gia đình hoặc các nghệ nhân trong làng, hay các hộ sản xuất trong làng nhằm mục đích tạo thành các sản phẩm nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong hộ. (1) Nông dân khai thác mây tre từ rừng và trồng thương lái thu gom: phương thức này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, lao động và tìm người mua. Phương thức bán này chiếm 70%, hầu như mối liên kết giữa hai tác nhân này khá lỏng lẻo. 911
  7. (2) Nông dân khai thác mây tre và rừng và tự trồng Các hộ sản xuất: phương thức này chiếm 30%. Liên kết này khá chặt chẽ bởi vì không tốn kém chi phí trung gian, không có hợp đồng vì giao dịch là giao tay. Nếu trong thời gian tới, các hộ mở rộng sản xuất thì cần xây dựng kế hoạch mua bán rõ ràng. + Thương lái: là cầu nối trung gian giữa các hộ nông dân với cơ sở sản xuất. Đặc điểm của nhóm này có quy mô nhỏ, mua sản phẩm từ nông dân để bán cho người bán sỉ tại chợ hoặc nhập cho các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, nhóm này hoạt động dạng cá thể, không phải là các đại lý lớn nên cách thức hoạt động đơn giản, nhỏ lẻ, manh mún, thiếu chuyên nghiệp. + Sản xuất công nghiệp: Các công ty sản xuất trên địa bàn có quy mô nhỏ, mức đóng góp vào ngân sách địa phương thấp. Công ty sản xuất có đăng ký với chính quyền có số lượng ít ỏi, khoảng 13 %, số còn lại là hộ nông dân tự làm và phục vụ cho nhu cầu gia đình và bà con hàng xóm. Tỷ lệ dành cho bán cho du khách và định hướng xuất khẩu nhỏ. Theo ý kiến của ban quản lý các cơ sở sản xuất, mặc dù địa phương có nhiều chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho sự phát triển của ngành, tuy nhiên về vấn đề vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất rất khó khăn, các chính sách không rõ ràng và cụ thể cho nên rất khó để doanh nghiệp có thể xin hỗ trợ. Hầu hết 100% các cơ sở sản xuất không trực tiếp xuất khẩu mà nhập hàng cho các công ty tại thành phố Hồ Chí Minh bởi vì quy mô nhỏ nên việc giao thương rất khó khăn. + Tiêu dùng: bao gồm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Các mặt hàng mây tre đan của người dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên khá tinh xảo, do vậy việc xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao. Số còn lại tiêu dùng nội địa. Nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm này chủ yếu là khách hàng tiêu dùng cá nhân mua sản phẩm phục vụ cho nhu cầu gia đinh và trang trí nội thất. Với đặc thù của vùng gắn với du lịch homestay, khách hàng đến du lịch địa phương và lựa chọn những sản phẩm mang đậm âm hưởng địa phương đó, cho nên các sản phẩm này khá được ưa chuộng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát du khách cho biết các sản phẩm của người đồng bào không ứng dụng được nhiều trong cuộc sống hàng ngày mà chủ yếu phục vụ cho việc trang trí. 85% đồng ý các mẫu mã thiếu tính đa dạng, phong phú, và 92% đồng ý mức giá các sản phẩm bán đến tay người tiêu dùng khá cao. Nhìn chung, chuỗi giá trị mây tre đan được phân phối theo hai kênh: Kênh 1 : Hộ nông dân trồng mây tre, các hộ sản xuất, công ty sản xuất mây tre - tiêu dùng. Kênh này chiếm khoảng 30% sản lượng sản xuất. Đây là kênh mà các hộ nông dân trồng tre và có thể khai thức từ rừng sau đó họ đem về nhà tự sản xuất ra các vật dùng trong gia đình hoặc bán cho các hộ khác. Khối lượng sản phẩm qua kênh này khoảng 30%. Kênh 2 : Hộ nông dân, thương lái thu gom, công ty sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Kênh này chỉ có tỷ lệ lớn, chiếm 70%. 912
  8. Theo kênh này, hộ nông dân có thể vừa trồng, vừa khai thác từ rừng, sau đó bán cho thương lái.Các sản phẩm như gùi, giỏ của người đồng bào được làm rất kỹ lưỡng, bền đẹp, được các công ty sản xuất và đem xuất khẩu có giá trị cao. 3.3. Phân tích chí phí, giá trị gia tăng của chuỗi Bảng 3.Hình thành giá và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị mây tre đan khu vực Bắc Tây Nguyên năm 2016. Đơn vị tính: Đồng/sản phẩm Nông dân Các hộ sản Các công ty Kênh Chỉ tiêu Thu gom trồng mây tre xuất sản xuất Giá mua vào 14000 - 28250 28250 Chi phí (sản Kênh 1: xuất/thu gom/ Nông dân 12700 - 7000 9200 chế biến) Các hộ sản xuất Các công ty sản Giá thành 26700 - 35250 37450 xuất Giá bán 28250 - 37500 50000 Lợi nhuận 1550 - 2250 12550 Giá mua vào 14000 28250 28250 28250 Kênh 2: Chi phí (sản Nông dân xuất/thu gom/ 12700 3000 7000 9200 Thu gom chế biến) Các hộ sản xuất Giá thành 26700 31250 35250 37450 Các công ty sản Giá bán 28250 33300 37500 50000 xuất Lợi nhuận 1550 7050 2250 12550 Kênh 1: Nông dân trồng mây tre, chi phí giống khoảng chừng 4000, chăm bón khoảng 2700 đồng, lợi nhuận tính trung bình khoảng 1550 đồng. Các hộ nông dân làm thủ công, lưu giữ nghề truyền thống của gia đình có lợi nhuận khoảng 2250 đồng/cái. Các công ty sản xuất thực hiện chuyên nghiệp hơn trong khâu đầu ra nên mức lợi nhuận thu được khá cao khoảng 12550 đồng/ cái Kênh 2: Kênh 2 dài hơn kênh số 1. Những người thu gom có lợi nhuận khoảng 7050 đồng/ cái. Lợi nhuận mà các hộ nông dân cũng như các tác nhân khác trong chuỗi chiếm tỷ lệ nhỏ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành hàng này ngày càng bị thu hẹp. Như vậy từ những phân tích về đặc trưng, chi phí và giá trị gia tăng của sản phẩm mây tre của người đồng bào dân tộc khu vực Bắc Tây Nguyên, cộng với việc tìm hiểu những chính sách ưu tiên, đầu tư cho sự phát triển các nhóm nghề thủ công truyền thống của địa phương và qua. 913
  9. 4. Nâng cấp chuỗi giá trị 4.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên qua ma trận SWOT Có thể thấy, về những điểm thuận lợi, Bắc Tây Nguyên là vùng đất sinh sống lâu đời của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Người dân nơi đây có đặc điểm làđa văn hóa, đa sắc tộc, còn lưu giữ rất nhiều nghề truyền thống lâu đời trong đó có mây tre đan lát. Đây chính là điểm thuận lợi để phát triển ngành mây tre đan trong việc tận dụng kinh nghiệm truyền nghề và lao động nông nhàn của người dân địa phương. Bên cạnh đó với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Bắc Tây Nguyên là vùng đất rất phù hợp để trồng các loại cây như tre, mây, cói, phát triển. Đây cũng là khu vực đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, đầu tư của chính quyền địa phương và trung ương về việc phát triển và gìn giữ nhóm ngành nghề truyền thống này. Về những cơ hội: Mây tre đan là mặt hàng có tiềm năng thị trường rất lớn, được người tiều dùng ưa chuộng dùng để trang trí nội thất và phong thủy. Theo nhận định của các chuyên gia thương mại, thì thị trường cho tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan cả trong và ngoài nước trong thời gian tới có xu hướng phát triển mạnh. Đặc biệt là ở các nước như: Hoa Kỳ, các nước Châu Âu, Nhật Bản, các nước Trung Đông và các nước phát triển tại châu Á. Mặt khác, ngành này thuộc nhóm ngành thủ công truyền thống có giá trị kinh tế và văn hóa lớn của cả nước, do đó có rất nhiều chính sách của nhà nước và địa phương nhằm khuyến khích đầu tư cho duy trì và phát triển của ngành nghề này. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành mây trẻ của đồng bào dân tộc các tỉnh Bắc Tây Nguyên có thể phát triển mạnh mẽ hơn, gia tăng giá trị nhiều hơn cho nhóm sản phẩm này. Về những khó khăn: Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp, làng nghề sản xuất mây tre khu vực Bắc Tây Nguyên nói riêng, đều gặp khó khăn về các mặt liên quan đến nguồn vốn kinh doanh, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, kỹ thuật sản xuất và khả năng nắm bắt xu thế thay đổi của thông tin thị trường. Những khó khăn này đã làm cho năng lực thương lượng của người bán sản phẩm mây tre đan rất thấp do sản phẩm chưa thực sự phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, làm cho giá trị gia tăng mà người sản xuất nhận được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Về thách thức: Thách thức lớn nhất đối với ngành mây tre đan phải kể đến đầu tiên đó là mẫu mã. Các nhà sản xuất của Việt Nam nói chung và các cơ sở sản xuất sản phẩm mây tre đan của đồng bào dân tộc tỉnh Kon Tum, Gia Lai nói riêng hiện nay chỉ quan tâm đến việc sản xuất những gì mình có mà không chú trọng quan tâm đến những gì mà khách hàng cần. Đối với hàng TCMN mây tre đan việc tạo ra những sản phẩm, mẫu mã riêng phù hợp với nhu cầu thị trường chính là cách tốt nhất để khẳng định mình và chính khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và sở thích của họ, đây chính là năng lực cạnh tranh đích thực.Tuy nhiên điều này sản phẩm mây tre đan của người dân khu vực Bắc Tây Nguyên chưa làm được.Điều này đã dẫn đến năng lực cạnh tranh về giá của nhóm sản phẩm này của người đồng bào Bắc Tây Nguyên là chưa cao. 914
  10. Trên cơ sở phân tích các dòng chảy về sản phẩm, tài chính, đồng thời thu thập ý kiến từ các thành viên trong chuỗi, bài viết tổng hợp mô hình SWOT trong bảng 4 và 5 dựa theo các tiêu chí đánh giá đã được phân tích ở trên như sau: Bảng 4 : Phân tích điểm mạnh và điểm yếu cho ngành hàng mây tre đan khu vực Bắc Tây Nguyên Điểm mạnh Điểm yếu Giống Chưa có cơ quan nghiên cứu/ cơ sở sản xuất và cung cấp các loại giống có năng suất cao phù hợp với đặc thù của địa phương. Sự quan tâm + Luôn có sự quan tâm của các + Quan tâm, hỗ trợ và kiểm soát còn chưa đồng bộ của các tổ cấp lãnh đạo. và chặt chẽ, nhất là trong công tác hỗ trợ xây dựng chức + Định hướng phát triển vừa thương hiệu. lưu giữ bảo tồn văn hóa ngành + Chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu, quảng bá. thủ công mỹ nghệ cho người + Hạn chế về hỗ trợ vốn. dân tộc thiểu số. + Hạn chế về kỹ thuật nâng cao năng suất cây + Được xúc tiến và kêu gọi đầu trồng, chủ yếu khai thác từ rừng. tư Sản phẩm + Mang đậm âm hưởng Tây + Sản phẩm dễ bị thay thế. Nguyên. + Sản phẩm chưa phong phú, thị trường đầu ra còn hạn chế , thị trường tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào khách du lịch. + Sản phẩm không có tính ứng dụng nhiều với nhu cầu đa số của người tiêu thụ nội địa. Tài chính Hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn nhằm mở rộng sản xuất Sản xuất + Nhiều nghệ nhân có tay nghề + Sản xuất manh mún, sản lượng thấp, trình độ sản cao xuất còn đơn giản. + Thiết bị sản xuất lạc hậu. + Kỹ thuật sản xuất hạn chế. + Thiếu vốn. Tiêu thụ + Thiếu nguồn nhân lực có trình độ quản lý, ngoại ngữ yếu. + Chưa có tổ chức đứng ra để làm đầu mối để tổ chức sản xuất, tiêu thụ với quy mô lớn. + Thiếu những hợp đồng lớn. + Nhu cầu trong nước thấp Quan hệ + Các tác nhân chưa nhận thức rõ được trách nhiệm trong chuỗi của mình đối với chất lượng sản phẩm. + Việc ký kết hợp đồng giữa các tác nhân chưa được áp dụng rộng rãi. + Trao đổi thông tin giữa các tác nhân còn hạn chế. 915
  11. Bảng 5: Cơ hội và thách thức của ngành mây tre đan khu vực Bắc Tây Nguyên Cơ hội Thách thức Nhu cầu thị + Quy mô và mức tăng trưởng thị + Sở thích tiêu dùng khách hàng thay đổi trường trường nước ngoài cao và ổn định. nhanh + Tiềm năng thị trường hướng tới việc + Nhu cầu hiện tại trong nước thấp. sử dụng mây tre cao. Thương hiệu Nhận thức về tâm quan trọng của việc + Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu xây dựng thương hiệu của các thành còn chậm trễ viên trong chuỗi ngày càng tăng Xuất khẩu + Tiềm năng thị trường xuất khẩu tăng + Chất lượng sản phẩm chưa cao, giá bán không cạnh tranh. + Chưa áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất 4.2. Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Bắc Tây Nguyên Qua phân tích chuỗi giá trị hiện tại và phân tích SWOT, bài viết đề xuất một vài giải pháp nhằm gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm mây tre đan cho người đồng bào dân tộc các tỉnh Bắc Tây nguyên như sau: Thứ nhất, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện dịch vụ cung ứng hoàn hảo, cải thiện mẫu mã sản phẩm phù hợp với xu hướng thị hiếu thay đổi của người tiêu dùng để gia tăng tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền địa phương cũng như doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, để tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị trường sẽ là căn cứ để thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tạo ra sản phẩm của riêng mình. Trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm không chỉ nói về tính hấp dẫn, độc đáo, mà còn phải cần được đánh giá, chấp nhận bởi thị trường mà nó hướng tới. Sự kết hợp giữa tài năng độc đáo của nghệ nhân làng nghề với những hiểu biết về thị trường sẽ giúp cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn, tạo ra tính bền vững trong sự phát triển của nghề mây tre đan cho người đồng bào dân tộc. Đồng thời, việc cải tiến mẫu mã cho sản phẩm, để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, các cơ sở sản xuất cần phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Như đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia như: TCVN - tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn vùng. Sau đó đầu tư thỏa đáng cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng như ISO9000, ISO2000,ISO4001(hệ thống quản lý môi trường) Thứ hai, cần phải tập trung phát triển các nguồn lực sản xuất như nguồn nhân lực, nguồn vốn tín dụng, mặt bằng sản xuất, hạ tầng, máy móc thiết bị và quy hoạch vùng nguyên liệu mây tre nứa, để phục vụ cho quá trình sản xuất, nhằm nâng cao năng suất sản xuất, hạ giá thành cho sản phẩm, từ đó năng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Thứ ba, cần phải gia tăng tính liên kết hợp tác giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm mây tre đan thông qua các hình thức như: các tổ hợp tác xã mây tre đan; phát triển hình thức sản xuất theo hướng liên kết với nhau trong sản xuất giữa các doanh 916
  12. nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các trường cơ sở dạy nghề để tăng thêm sức mạnh trong cạnh tranh; pháp phát triển hình thức sản xuất theo làng nghề TCMN truyền thống gắn với du lịch là một giải pháp cũng rất hữu ích mà hiện này nhiều địa phương trên cả nước đã áp dụng thành công. Thứ tư, tận dụng nguồn hỗ trợ của dự án và địa phương để nâng cao năng lực thị trường cho các cơ sở chế biến táo sản xuất, tiêu thụ: Cần thực hiện 2 hoạt động: i) tập huấn kiến thức thị trường cho người trồng và nhà sản xuất, ii) xây dựng hệ thống thông tin thị trường. Thứ năm, ngoài các giải pháp chính yếu trên, để gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm chính quyền địa phương và doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các vấn đề liên quan như: công tác tuyên truyền quảng cáo, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, đăng ký bản quyền cho thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của nhóm ngành nghề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GTZ. ValueLinks Manual. The Methodology of Value Chain Promotion. First Edition [2]M4P, Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị, Ngân hàng Phát triển châu [3] Nguyễn Văn Nên, Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị dừa tại Bến Tre, tạp chí Phát triển kinh tế địa phương, số 26, tr 84-89. [4] Nguyễn Viết Tuân (2012). Nghiên cứu đặc điểm và mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị sắn ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 2. [5] Nguyễn Văn Nên (2016). Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị dừa tại Bến Tre.Tạp chí Phát triển Kinh Tế Địa Phương. [6] Gereffi, G., & Korzeniewicz, M. (1994). Commodity chains and global capitalism (No. 149).ABC-CLIO. [7] Kaplinsky, R. (2000). Globalisation and unequalisation: What can be learned from value chain analysis?. Journal of development studies, 37(2), 117-146. [8]Gereffi, G., & Memedovic, O. (2003). The global apparel value chain: What prospects for upgrading by developing countries (pp. 1-40).Vienna: United Nations Industrial Development Organization. [9] Porter M. E. (1985). Competitive Advantage. New York, The Free Press. [10] Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triểnhợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành. [11] Trần Tiến Khai (2012). Liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản: Nhìn từ vụ Bianfishco. The Saigontimes.vn [12] Tổng cục thống kê năm 2015. [13] 917