SMES Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu từ lý thuyết đến thực tiễn

pdf 16 trang Gia Huy 18/05/2022 2660
Bạn đang xem tài liệu "SMES Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu từ lý thuyết đến thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsmes_viet_nam_va_chuoi_gia_tri_toan_cau_tu_ly_thuyet_den_thu.pdf

Nội dung text: SMES Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu từ lý thuyết đến thực tiễn

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 SMES VIỆT NAM VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN SMES IN VIETNAM AND GLOBAL VALUE CHAINS FROM THEORY TO PRACTICE Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Bích Ngân, Trần Thị Thu Hường Học viện Ngân hàng ngocnb@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Sự gia tăng của mở cửa thương mại và đầu tư trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như mang lại cơ hội lớn về phát triển kinh tế cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, nghị quyết 23 của Trung ương Đảng ban hành năm 2018 đã khẳng định thúc đẩy các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu là mục tiêu của quốc gia trong tương lai. Xuất phát từ thực tế đó, bài báo tập trung đi vào phân tích thực trạng ngành nghề và sự tham gia của các DNVVN Việt nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Kết quả phân tích cho thấy, SMEs Việt Nam mặc dù có sự linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu, lĩnh vực, ngành nghề, song vẫn còn bộc lộ những yếu điểm về nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Dựa trên những điểm còn hạn chế của doanh nghiệp, nhóm tác giả đã đưa ra các khuyến nghị tương ứng nhằm nâng cao khả năng tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam. ABSTRACT The rise of free trade in recent years has facilitated the formation and development of global value chains, as well as provided great opportunities for countries in general and Vietnam in particular to improve economic development. Therefore, the Party Central Committee's Resolution 23 issued in 2018 has emphasized the participation of Vietnam’s enterprise, especially SMEs in global value chain. As a result of that, this paper focuses on analyzing the intergration of SMEs in Vietnam in global value chains. The results show that although SMEs in Vietnam have great flexibility in the way they operate, Vietnam/s SMEs have still reveal weaknesses in human resources, financial resources, input sources as well as product quality. Based on these shortcomings, some recommendations are offered to enhance the participation of Vietnam’s SMEs in the global value chain in the future. Keywords: Global value chain, small and medium enterprises, Vietnam. 1. Lời mở đầu Sự tăng trưởng của chuỗi giá trị toàn cầu (CGTTC) trong hai thập kỷ gần đây là một vấn đề trọng tâm trong quá trình phát triển thương mại quốc tế. Theo ước tính có đến 80% giá trị thương mại trên thế giới là được tạo lập thông qua CGTTC (UNCTAD, 2013). Ở các nền kinh tế phát triển, CGTTC cung cấp quyền tiếp cận các đầu vào có giá cạnh tranh hơn, đa dạng hơn và quy mô kinh tế (Baldwin và Lopez Gonzalez, 2013). Trong khi đó, đối với các nền kinh tế mới nổi, CGTTC được xem là một bước đi nhanh để tiến tới quá trình công nghiệp hóa. Cụ thể, Baldwin (2011) chỉ ra rằng việc sản xuất phân mảnh cho phép các nền kinh tế mới nổi tham gia chuỗi cung ứng hiện tại thay vì xây dựng chúng. Ngoài ra, chuỗi giá trị toàn cầu còn tạo cơ hội cho các nước đang phát triển đa dạng hóa xuất khẩu và tăng cường hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu (WTO). Không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở khía cạnh của doanh nghiệp còn mang lại thu nhập bền vững và đóng góp cụ thể vào việc nâng cao tầm đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVN) - đối tượng được ước tính chiếm từ 656
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 80-99% doanh nghiệp tại bất kỳ quốc gia nào (WTO, 2016; IFC, 2013). Do đó, việc tăng cường sự tham gia của DNVVN vào chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đang là ưu tiên trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về SMEs và GVCs tại các nước trên thế giới (Humphrey, 200; Jorgensen và Knudsen, 2006; Lim và Kurama, 2010; Gereffi và Fernandez-Stark, 2016) cũng như tại các quốc gia đang phát triển (ACCA, 2016). Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Do đó, bài báo này tập trung vào phân tích sự tham gia của các DNVVN của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu và đặc biệt đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế. Bài báo được kết cầu thành bốn phần: phần một tổng quan về chuỗi giá trị tòan cầu, lợi ích cũng như thách thức của các DNVVN khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, phần hai đi sâu vào thực trạng của các DNVVN Việt Nam khi tham gia và chuỗi giá trị, trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị cho các DNVVN Việt Nam ở phần thứ ba và cuối cùng là kết luận. 2. Chuỗi giá trị toàn cầu 2.1. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu Những năm gần đây, các thỏa thuận tự do thương mại và đầu tư đã tạo điều kiện cho sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chains- CGTTC) với vai trò là trụ cột chính cho kết nối của các nền kinh tế. Khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu có thể bắt nguồn từ cuối những năm 1970 với một số công việc liên quan đến “chuỗi hàng hóa” (Bair, 2005). Cụ thể, ý tưởng ban đầu của CGTTC là theo dõi tất cả các tập hợp đầu vào và những quy trình biến đổi để tạo ra hàng hóa “tiêu dùng sau cùng” (Hopkins và Wallerstein, 1977). Sau đó khái niệm về “chuỗi hàng hóa toàn cầu” đã được giới thiệu trong các ấn phẩm của Gary Gereffi (1994) qua ví dụ về chuỗi hàng hóa may mặc; trong đó, mô tả quy trình chuyển đổi từ nguyên liệu thô (như bông, len hoặc sợi tổng hợp) đến các sản phẩm cuối cùng (hàng may mặc). Vào những năm 2000, bắt nguồn từ phân tích của tổ chức công nghiệp và thương mại, thuật ngữ “chuỗi hàng hóa toàn cầu” đã thay đổi thành “chuỗi giá trị toàn cầu” và được định nghĩa như một chuỗi giá trị gia tăng trong tài liệu kinh doanh quốc tế (Porter, 1985). Dựa trên khái niệm này, Gereffi và các cộng sự (2005) đã xây dựng một khung lý thuyết để phân tích chuỗi giá trị và mô tả các loại hình khác nhau của quản trị chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể, sự khác biệt giữa các “chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối” và “chuỗi giá trị do người mua chi phối” được nhấn mạnh. Trong đó, chuỗi giá trị do người sản xuất chi phối được tìm thấy trong các lĩnh vực công nghệ cao như ngành bán dẫn hoặc dược phẩm. Còn chuỗi giá trị do người mua chi phối thường ở các ngành có hàm lượng công nghệ ít hơn, và những người bán lẻ, các nhà tiếp thị có thương hiệu sẽ kiểm soát việc sản xuất. Ngoài cách tiếp cận theo mối liên hệ giữa các công ty, ngành sản xuất, quốc gia, chuỗi giá trị toàn cầu được tiếp cận theo hướng gia tăng giá trị sản xuất. Cụ thể, Koopman và cộng sự (2010) cho rằng chuỗi giá toàn cầu bao gồm hàm lượng nhập khẩu có trong xuất khẩu (giá trị quá khứ- backward participation), nhưng bổ sung thêm phần giá trị gia tăng nội địa (domestic value added), chính là phần đầu vào trung gian được sử dụng ở quốc gia thứ ba để xuất khẩu tiếp. Tương tự như vậy, Timmer cùng cộng sự (2014) cho rằng, chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm cuối cùng bao gồm giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cần thiết trực tiếp và gián tiếp phục vụ hoạt động sản xuất. Các quan điểm này thống nhất với định nghĩa của OECD (2013): “Chuỗi giá trị toàn cầu là toàn bộ quá trình sản xuất hàng hóa, từ nguyên liệu thô cho tới thành phẩm, được thực hiện ở bất cứ nơi nào mà kỹ năng và nguyên liệu cần thiết để sản xuất đều có sẵn tại mức giá cả cạnh tranh cũng như đảm bảo chất lượng thành phẩm”. Như vậy, có thể hiểu rằng chuỗi giá trị toàn cầu đơn giản là chuỗi các hoạt động mà các công ty ở các quốc gia khác nhaucùng liên kết thực hiện nhằm mục đích cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho người sử dụng với chất lượng tốt nhất và mức chi phí thấp nhất. 657
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và chuỗi giá trị toàn cầu Tham gia vào CGTTC trên thực tế đã cho thấy làm gia tăng sự tham gia của các nước này trên thị trường toàn cầu cũng như đa dạng hóa xuất khẩu, từ đó mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Tuy nhiên, việc tham gia CGTTC vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các DNVVN. Thứ nhất, về cơ hội. Việc tham gia vào CGTTC giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thêm cơ hội để phát triển các nguồn lực của mình. Cụ thể, thay vì bị giới hạn hoạt động trong phạm vi một địa phương, một tỉnh hay một quốc gia (OECD, 2008), các doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng kêu gọi vốn đầu tư từ các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn cải thiện được sự ổn định và năng suất thông qua liên kết với thị trường mới - thị trường cung ứng hiệu quả hơn và ở mức chi phí thấp hơn so với trong nước, hay thị trường tiêu thụ tiềm năng chưa được khai phá. Quan trọng hơn, tham gia vào CGTTC giúp các doanh nghiệp nhận định được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình; từ đó, có chiến lược nhằm tận dụng lợi thế của doanh nghiệp để tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận.Qua đó, có thể thấy việc tham gia CGTTC sẽ giúp các DNVVN hiểu bản chất và các yếu tố xác định sức cạnh tranh,cũng như đóng góp cụ thể vào việc nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Kết quả là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được cải thiện, giá trị thặng dư được nâng cao, sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngoài cũng được đẩy mạnh và bền chặt hơn. Thứ hai, về thách thức. Bên cạnh những cơ hội, khi tham gia vào CGTTC, các DNVVN cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, thách thức đầu tiên phải kế đến việc không đáp ứng được mức giá đầu ra theo yêu cầu do chi phí sản xuất, chi phí đầu vào cao như thuế, phí, chi phí không chính thức Ngoài ra, về mặt số lượng, doanh nghiệp trong nước cũng không đáp ứng được đơn hàng theo yêu cầu. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ với quy mô hạn chế mới chỉ đáp ứng được đơn hàng nhỏ; còn với đơn hàng lớn thì khó có khả năng đáp ứng đúng hạn, cũng như thiếu các công đoạn gia công có chất lượng, thiếu tiêu chuẩn quản lý phù hợp Ngoài ra, những doanh nghiệp này còn thiếu kênh phân phối, năng lực thương mại hạn chế, cũng như thiếu thông tin về xu thế, công nghệ, thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp. Như vậy, có thể thấy con đường gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của DNNVV rõ ràng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho chính bản thân doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như nền kinh tế thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của doanh nghiệp là điều cần thiết. Bên cạnh đó, sự quan tâm định hướng của Chính Phủ và môi trường kinh doanh thuận lợi cũng tạo đã rất lớn cho việc gia nhập vào mạng quốc gia và thế giới; tuy nhiên, để tham gia sâu rộng hơn vào mạng lưới toàn cầu, sự nỗ lực tự hoàn lưới toàn cầu của doanh nghiệp (OECD, 2014). Chính vì vậy, trong phần nội dung tiếp theo, các chỉ thị chương trình thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào CGTTC của Chính Phủ Việt Nam, cũng như thực trạng tham gia vào chuỗi của doanh nghiệp Việt sẽ lần lượt được trình bày. 3. Sự tham gia của SMEs Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu Nhận định tham gia vào chuối giá trị toàn cầu có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của SMEs nói riêng và của nền kinh tế nói chung; trong thời gian gần đây Nhà nước cũng như các bộ ban ngành đã đưa ra nhiều chỉ thị, văn bản cũng như tổ chức các hội thảo giúp thúc đẩy SMEs tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Dưới đây là một số chỉ thị cũng như dự án tiêu biểu nhằm thúc đẩy SMEs Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào GVCs. Bảng 1: Văn bản pháp lý và hội thảo thúc đẩy SMEs tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Tên văn bản, hội thảo Nội dung Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 - Một trong các mục tiêu cụ thể được đề ra là mục của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng tiêu tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia 658
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 13/01/2015 về phê - Chương trình nhằm mục tiêu đồng bộ phát triển duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế của các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc 5 cạnh tranh ngành: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và các dịch vụ liên quan Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 về phát - Chỉ ra các chính sách hỗ trợ phát triển công triển công nghiệp hỗ trợ nghiệp hỗ trợ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 về việc phê - Đề ra mục tiêu: Sản xuất các sản phẩm công duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất trong nước và xuất 2016 đến năm 2025 khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu Quyết định số 598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu - Một trong những định hướng trọng tâm được đưa lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018-2020 ra là chủ động ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất nhằm tạo ra những thay đổi thực chất trong một số ngành công nghiệp, tạo ra tác động lan tỏa và dẫn dắt việc cơ cấu lại toàn ngành công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu Quyết định số 644/QĐ-TTg/2014 phê duyệt Đề án “Hỗ - Nâng cao khả năng cạnh tranh trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên - Hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông - Hỗ trợ tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp thôn” trong chuỗi giá trị Quyết định số 229/2015/QĐ-UBND Bắc Ninh ngày 30- - Xây dựng cơ chế hỗ trợ liên kết các DN trong 6-2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành chuỗi giá trị CNHT tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm - Hỗ trợ DNNVV trong nước tham gia vào chuỗi 2030 giá trị - Tạo điều kiện để DN tiếp cận kỹ thuật, công nghệ theo các hình thức thuê, mua, chuyển giao từ các nhà đầu tư nước ngoài từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Dự án Kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa được tài trợ bởi - Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) với tổng vừa (SME) của Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị dự án: 22,1 triệu USD và được thực hiện từ tháng giá trị toàn cầu 9/2018 tới 8/2023 Ngày hội Nhà cung cấp 2019 do Cơ quan Phát triển Quốc - Kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị tế Hoa Kỳ (USAID), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ toàn cầu (Amcham), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân - Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Như vậy, có thể thấy trong những năm gần đây, với định hướng phát triển kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa; đặc biệt là thúc đẩy sự gia nhập của doanh nghiệp này vào thị trường toàn cầu, Chính Phủ đã đưa ra các nghị quyết, nghị định và quyết định nhằm cơ cấu cũng như hỗ trợ phát triển các ngành trong 659
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 nền kinh tế như ngành công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp Bên cạnh đó, các hoạt động kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng được đẩy mạnh thông qua các dự án của Việt Nam với Hoa Kỳ. Biểu đồ 1: Sự phát triển trong tổng giá trị đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu 2005 - 2015 Nguồn: WTO, 2015 Thống kê của WTO (2015) cho thấy tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 10 năm từ 2005 đến năm 2015 với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm là 16.5%. Đặc biệt, tỷlệ này cao hơn gấp hơn 2,5 lần so với các quốc gia đang phát triển và 4 lần so với các quốc gia phát triển. Ngoài ra, khi so sánh chỉ số tham gia chuỗi giá trị toàn cầu năm 2015 của Việt Nam với các nước đã và đang phát triển, thì chỉ số này cũng có phần cao hơn. Bảng 2: Chỉ số tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam (2015) Các nước đang Các nước đã Việt Nam phát triển phát triển Chỉ số tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (tỷ lệ phần trăm 55.6% 41.4% 41.4% trên tổng giá trị xuất khẩu) Tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc sản xuất xuất khẩu các sản phẩm đầu vào cho các giai 11.1% 20% 20.8% đoạn tiếp theo trong chuỗi sản xuất Tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 44.5% 41.4% 20.6% xuất khẩu Nguồn: WTO, 2015 Có thể thấy trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi tỷ lệ này tại các quốc gia đã và đang phát triển chỉ là 41.4%. Ngoài ra, khác với các quốc gia khác, khi mà tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc sản xuất xuất khẩu các sản phẩm đầu vào cho các giai đoạn tiếp theo trong chuỗi sản xuất là gần như ngang bằng với tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu, thì tại Việt Nam, tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu lại chiếm ưu thế với 44.5%, gấp 4 lần so với tỷ lệ tham gia theo hướng còn lại. Cụ thể, các ngành xuất khẩu và nhập khẩu chính tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được thể hiện qua các bảng sau. Bảng 3: Các ngành xuất khẩu chính của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị xuất khẩu của nguyên vật liệu nội địa đến quốc gia thứ 3) Ngành dệt may 18.2% Ngành nông nghiệp 11.1% Nguồn: WTO, 2015 660
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 4: Các ngành nhập khẩu chính tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ xuất khẩu) Ngành dệt may 25.7% Ngành điện tử 8.5% Nguồn: WTO, 2015 Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng về tốc độ tăng trưởng trong tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam, tỷ lệ SMEs Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu còn rất hạn chế so với các quốc gia trong khu vực. Biểu đồ 2: Tỷ lệ SMEs tham gia vào chuỗi cung ứng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương Nguồn: Lực, 2017 Số liệu thống kê từ biểu đồ 2 cho thấy, tỷ lệ SMEs Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hiên nay chỉ là 21.4%, thấp hơn rất nhiều so với Malaysia (46,2%) và Thái Lan (29,6%). Do đó, trong nội dung tiếp theo, mức độ tham gia của SMEs trong chuỗi giá trị toàn cầu điện tử, giày dép, dệt may và nông nghiệp - bốn ngành có mức độ đóng góp cao nhất vào hoạt động xuất khẩu và chuối giá trị toàn cầu sẽ được phân tích trong nội dung tiếp theo. 3.1. SMEs Việt Nam và chuỗi giá trị ngành điện tử Mặc dù được hình thành chậm và chính thức tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu từ năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO, song ngành công nghiệp điện tử Việt Nam theo như Thủ tướng Chính Phủ khẳng định là một trong nhữn ngành công nghiệp chu chốt trong giai đoạn 2007 - 2020, và đặc biết đã có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp trong ngành điện tử tại Việt Nam năm 2017 đã tăng lên gấp đôi so với năm 2011 (từ 600 doanh nghiệp lên 1.145 doanh nghiệp) và thu hút tới 600.000 lao động. Quan trọng hơn, số lượng doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 300 chiếm tới hơn 80%, cho thấy phần lớn doanh nghiệp trong ngành điện tử của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa - doanh nghiệp mà theo như Huyền (2018) có những hạn chế nhất định trong đổi mới công nghệ. Do đó, theo như báo cáo của ngân hàng thế giới vào năm 2018, mặc dù số lượng SMEs trong ngành điện tử là lớn nhưng hiện chỉ có khoảng 300 SMEs Việt Nam là đủ tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử trong những năm qua vẫn có những khởi sắc đáng kể. 661
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam 2015 - 2017 Năm Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 2015 49,7 2016 53 2017 71 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Căn cứ vào số liệu thống kê trong bảng 5 có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu trong ngành điện tử Việt Nam đạt mức 49,7 tỷ USD - tăng hơn gần 60% so với năm 2014, và đặc biệt đánh dấu Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN. Bên cạnh đó, năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành này cũng đạt hơn 71 tỷ USD, gấp 2,5 lần công nghiệp dệt may và gấp gần 5 lần ngành da giày, dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu đối với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Có thể thấy ngành điện tử trong những năm qua đã có những tín hiệu đáng mừng và có những đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng phần nhiều trong đó lại có nguồn gốc từ nhập khẩu. Cụ thể, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Economica Việt Nam và ActionAid Việt Nam (2015) về tác động của hiệp định thương mại tự do tới ngành điện tử đã chỉ ra rằng gần 50% kim ngạch xuất khẩu điện tử có nguồn gốc từ nhập khẩu. Chính vì vậy, giá trị gia tăng từ việc xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam chưa cao. Bên cạnh đó, số liệu từ Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Bộ công thương còn cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đối tượng đóng góp chính cho giá trị xuất khẩu sản phẩm điện tử tại Việt Nam với tỷ lệ lên đến hơn 90%. Trái lại, doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện hợp đồng theo từng đơn hàng nhỏ lẻ. Nguyên nhân chính cho vấn đề này xuất phát từ việc các doanh nghiệp điện tử trong nước chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có đủ nguồn vốn dồi dào, cũng như cơ hội đầu tư đổi mới công nghệ như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một ví dụ điển hình là Samsung đã đầu tư vào Việt Nam 11,3 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 2008 - 2016. Ngoài ra, vào năm 2012, Samsung đã thành lập trung tập nghiên cứu và phát triển lớn nhất tại Đông Nam Á, cũng như không ngừng cấp học bổng cho sinh viên giỏi tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông với số tiền hàng triệu đô nhằm tìm kiếm và thu hút nhân tài. Trong khi đó, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khả năng tiếp cận tài chính còn hạn chế cũng như không có một hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm và động lực đổi mới; do đó, các doanh nghiệp Việt mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các nguyên liệu, phụ tùng đơn giản như bao bì, vật liệu, phụ tùng nhựa, kim loại, một số dịch vụ hậu cần như vận chuyển, vệ sinh, ăn uống. Tuy nhiên, theo ông Bang Hyun Woo, phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại công ty Samsung Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn vào đầu tư công nghệ và sản xuất được những linh phụ kiện tinh vi hơn, thay vì chỉ làm bao bì và đóng pallet. Hiện nay đã có 29 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp trực tiếp cho Samsung, nâng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm điện thoại di động Samsung lên 57%. 3.2. SMEs Việt Nam và chuỗi giá trị ngành dệt may Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tính tới 2018, 80% doanh nghiệp trong ngành dệt may là SMEs - thấp hơn so với giai đoạn 2015, 2016 khitrong hai năm này 90% doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may là SMEs. Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu của SME trong ngành này vẫn rất tích cực. 662
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của SME ngành dệt may qua các năm Đơn vị: Tỷ USD Năm 2015 2016 2017 2018 Kim ngạch xuất khẩu 18,32 19,01 21,12 28,96 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu của SMEs ngành dệt may trong giai đoạn từ 2015 đến 2018 tăng 10,64 tỷ USD với mức tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 14,5%. Tuy nhiên, giá trị này còn có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, bởi theo Nguyễn, T (2016), hiện giờ các doanh nghiệp Việt mới chỉ tham gia vào các khâu như nguyên liệu, cắt may nên giá trị gia tăng tạo ra là rất thấp. Cụ thể, cấu trúc khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam được mô tả qua hình 1. Marketing Giá R&D trị tăng Thiết kế Phân phối thêm Nguyên liệu Xuất khẩu Cắt và may Thời gian Hình 1: Hoạt động của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu Nguồn: Nguyễn, T (2016) Hình 1 cho thấy đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là mức nhân công sử dụng cao và giá trị tăng thêm tại mỗi khâu là thấp. Trái lại, các khâu R&D, thiết kế, marketing và phân phối - những khâu tạo ra giá trị gia tăng cao lại hoàn toàn do các quốc gia phát triển đảm nhận, còn các doanh nghiệp SME của Việt Nam chỉ đang nằm ở khâu giữa trong chuỗi giá trị dệt may. Điều này xuất phát từ thực tế các SMEs trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, để phát huy được năng lực dệt may của các doanh nghiệp thì cần khối lượng nguyên vật liệu đầu vào lớn hơn rất nhiều so với năng lực sản xuất trong nước (6 tỷ mét vải/năm so với 0,8 tỷ mét vải /năm theo năng lực sản xuất trong nước). Quan trọng hơn, lượng vải sản xuất trong nước lại chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu sản phẩm may về chất lượng vải, cơ cấu vải; đặc biệt, thiếu hẳn những loại vải chất lượng cao để sản xuất ra những đơn hàng chuyên biệt. Chính vì vậy, hiện các doanh nghiệp trong nước đang phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài Theo số liệu năm 2018 từ Vitas, toàn ngành phải nhập 70% phụ kiện may đầu vào thì con số này cho nhóm SME lên tới 90%. Thứ hai, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đang thực hiện các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 663
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 (CPTPP) có quy tắc quy định về xuất xứ và môi trường rất chặt chẽ. Trong đó, CPTPP yêu cầu quy tắc xuất xứ từ sợi và EVFTA yêu cầu xuất xứ từ vải. Thực tế này đã gây ra nhiều trở ngại cho không chỉ các doanh nghiệp SME trong ngành bởi các doanh nghiệp vẫn chưa tháo gỡ được khó khăn trong các phân khúc về sợi và vải. 3.3. SMEs Việt Nam và chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Được nhận định là một trong những ngành chiến lược chủ chốt, có ảnh hưởng quyết định đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ngành nông nghiệp trong những năm qua đã nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính Phủ thông qua các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, năm 2012, thủ tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, hay chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng và khai thác dược liệu theo Nghị định 65/2017/NĐ-CP. Và gần đây nhất là Nghị định 57/2018/NĐ-CP về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn với nhiều ưu đãi như miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước, hỗ trợ tập trung đất đai, tiếp cận hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Chính vì vậy, trong những năm qua ngành nông nghiệp đã gặt hái được những thành công nhất định trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Với nhịp độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân 4,06%/năm trong 30 năm đổi mới (1986-2016), nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã tạo nền tảng bảo đảm cân bằng trong phát triển kinh tế xã hội cả nước. Có được sự thành công như vậy là do sự thay đổi cả về mặt lượng và mặt chất trong ngành nông nghiệp. Bảng 7: Số lượng và giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp qua các năm Năm Số doanh nghiệp Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 2015 3.640 30.14 2016 4.500 32.1 2017 7.035 36.5 2018 9.235 40 Nguồn: Tổng hợp và tính toán của nhóm tác giả Qua bảng thống kê có thể thấy số lượng doanh nghiệp ngành nông nghiệp biến động không ngừng qua các năm và đạt con số 9.235 vào năm 2018. Đặc biệt, theo bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tới hơn 95% các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho thấy SMEs đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, cũng như gia tăng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp qua các năm. Cụ thể, nếu như trước năm 1990, thị trường hàng hóa nông sản thế giới chưa biết nhiều đến cái tên Việt Nam, thì sau hội nhập kinh tế toàn cầu nông nghiệp Việt Nam đã phát huy được lợi thế đặc thù trong phát triển những mặt hàng nông sản với kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng cao và ghi dấu ấn vào bản đồ nông sản thế giới. Cụ thể, năm 2016, xuất khẩu nông sản đạt mức 32.1 tỷ USD, cao gấp 10 lần xuất khẩu dầu thô, tạo bước đà cho ngành nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ với giá trị xuất khẩu đạt con số kỉ lục tới 40 tỷ USD vào năm 2018, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu nông sản trên thế giới với 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, 6 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ và thị trường hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi trong mô hình sản xuất, kinh doanh kết hợp với sự hình thành, ra đời của các chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh cũng góp phần đáng kể vào gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp Việt. 664
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Tuy nhiên, bên cạnh những thành công về giá trị xuất khẩu nông sản, tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP lại đang thu hẹp dần. Điều này, theo nhận định của Cục xúc tiến thương mại 2017, nguyên nhân là do hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô hoặc sơ chế, chất lượng sản phẩm chưa cao nên giá trị gia tăng thu về không nhiều. Giống, vật tư Xây dựng vùng nguyên Thu mua: Nông sản nông nghiệp liệu chiến lược Xây dựng chuỗi giá trị gắn kết giữ thương lái và TSC Nội địa Chế biến nông sản: Nông sản, thực phẩm Không ngừng nghiên cứu và cải Chất lượng, có ưu thế Xuất khẩu tiến hệ thống chế biến Nguồn: Chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh của công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC) Bảng 8: Thứ hạng xuất khẩu và giá cả của nông sản Việt Xếp hạng toàn cầu Xếp hạng toàn cầu 10 nước lớn nhất (Tổng khối lượng) (Giá cả) Hạt điều (bóc vỏ) 1 6 Hạt tiêu đen 1 8 Cà phê (xanh) 2 10 Sắn (khô) 2 6 Gạo 3 10 Cao su 4 10 Chè 5 10 Nguồn: Số liệu thống kê của FAO (2014) Căn cứ theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc cho thấy trong các loại nông sản xuất khẩu được liệt kê, Việt Nam đều đứng trong nhóm 5 nước hàng đầu về lượng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi so sánh giá xuất khẩu của Việt Nam với 10 nước dẫn đầu khác về nông sản xuất khẩu thì có thể thấy giá bán của Việt Nam là thấp hơn hẳn. Như vậy, có thể thấy giá trị gia tăng trên nông sản của Việt Nam còn tương đối thấp so với các quốc gia khác. Nguyên nhân theo nhóm nghiên cứu là do các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp đa phần là doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực hạn chế về chất lượng, thiếu kinh nghiệm quản lý, tầm nhìn và công nghệ. Do đó, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm hẳn nhiên chưa cao và việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. 665
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 3.4. SMEs Việt Nam và chuỗi giá trị ngành sản xuất giày dép Được nhận định là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau nhóm hàng điện tử, dệt may và nông nghiệp, ngành hàng giày dép Việt Nam cũng có những bứt phá khi lọt vào nhóm 04 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil) và là nước xuất khẩu đứng thứ 03 trên thế giới (sau Trung Quốc và Italia). Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành này nói chung và SMEs không ngừng tăng qua các năm, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2018 là trên 10%. Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu của SME ngành sản xuất giày, dép qua các năm Đơn vị: Tỷ USD Năm 2015 2016 2017 2018 Kim ngạch xuất khẩu ~10,2 ~11,1 ~15,09 ~16,6 Nguồn: Thống kê của nhóm tác giả Ngoài ra, theo hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam (Lefaso), giá trị xuất khẩu của ngành sản xuất giày dép tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung Quốc, Đức, Bỉ và Nhật Bản đều tăng qua các năm, trong đó giá trị cụ thể của năm 2017 như sau: Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu giày, dép của SME Việt Nam sang các thị trường trọng điểm năm 2017 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất Ngành Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) khẩu của ngành (%) Mỹ 4,3 34,9% EU 3,92 31,5% Trung Quốc 0,97 7,8% Đức 0,84 6,8% Bỉ 0,77 6,2% Nhật Bản 0,63 5,1% Nguồn: Tổng cục Hải quan Bảng số liệu trên cho thấy SMEs ngành này hướng trọng tâm xuất khẩu vào hai thị trường là Mỹ và EU với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu đều trên 30%. Mặc dù giá trị xuất khẩu giày dép đạt giá trị cao nhưng giá trị gia tăng cho mỗi sản phẩm lại thấp, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giày chỉ ở mức 50%. Ngoài ra, sản xuất giày da tại Việt Nam vẫn chủ yếu ở hình thức gia công xuất khẩu với nguồn cung ứng nguyên phụ liệu từ nước ngoài và mẫu mã được sản xuất theo chỉ định của khách hàng. Bên cạnh đó, các mắt xích trong chuỗi giá trị hàng giày dép Việt Nam cũng còn yếu so với các quốc gia khác. Điều này, xuất phát từ việc SMEs trong ngành hàng giày dép của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Thứ nhất, ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa phát triển xứng tầm, ngành chế tạo máy, cơ khí chính xác chưa có khả năng sản xuất ra máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, nên các doanh nghiệp sản xuất giày, dép phải tốn nhiều chi phí để nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Thực trạng này làm tăng cao chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Thứ hai, việc đầu tư nghiên cứu phát triển (R&D) chưa được nhiều doanh nghiệp SME quan tâm, trong khi đây chính là khâu đặc biệt quan trọng, tạo giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm xuất khẩu. 666
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Thứ ba, chất lượng nhân lực cho ngành thiết kế thời trang nói chung và thiết kế sản phẩm giày dép chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt tại các SME với tiềm lực tài chính thấp thì lại càng cản trở cho việc đào tạo hoặc thuê đội ngũ nhân lực có tay nghề cao. Thứ tư, một trong những thách thức của ngành sản xuất giày, dép trong nước hiện nay là vấn đề năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp lớn, năng suất lao động mới đạt khoảng 25.000 - 27.000 USD/người/năm; các doanh nghiệp trung bình khoảng 18.000 USD/người/năm; trong khi con số này cho doanh nghiệp SME chỉ khoảng 12.000 USD/người/năm. Nếu tính năng suất lao động theo giờ, hiện SME của Việt Nam đạt khoảng 0,6 - 0,7 đôi giày - dép/giờ, tức ở mức tương đối thấp, trong khi đó các doanh nghiệp lớn có áp dụng công nghệ, máy móc tiên tiến vào sản xuất đạt mức 1,2 đôi/giờ. Nguyên nhân là do các SME chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp quản lý hiện đại, hiệu quả, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. 4. Khuyến nghị Thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam bước đầu đã cho thấy chỉ số tham gia chuỗi của Việt Nam đang ngày càng tăng lên, cũng như giá trị xuất khẩu của SMEs cũng tăng dần qua các năm; tuy nhiên, để tham gia sâu hơn vào thị trường toàn cầu trong dài hạn, SMEs Việt Nam vẫn còn tồn tại một số điểm yếu cần được cải thiện. Thứ nhất, về nguồn nhân lực. Có thể nói nhân lực là tiền đề vô cùng quan trọng quyết định sự thành công trong hướng đi hội nhập của doanh nghiệp SMEs. Trong đó, hai khía cạnh về nguồn nhân lực cần xem xét tới là nguồn lực về mặt quản trị và nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể, về mặt quản trị, điều hành doanh nghiệp, đa số SMEs tại Việt Nam hiện theo hình thức sở hữu là doanh nghiệp tư nhân hoặc trách nhiệm hữu hạn, việc sở hữu và quản lý điều hành phần lớn dưới dạng các doanh nghiệp có tính chất gia đình. Do vậy, phần lớn các nhà điều hành SMEs đều thiếu kiến thức quản lý, và những kỹ năng cần thiết để quản lý doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế. Ngoài ra, về nguồn nhân lực chất lượng cao, hầu hết tại doanh nghiệp SMEs, bộ phận nhân sự ở doanh nghiệp mới chỉ thực thi được việc quản lý hồ sơ nhân sự, tuyển dụng, chấm công, tổ chức đào tạo đơn lẻ, chứ chưa thực hiện chiến lược đào tạo cán bộ nguồn, cũng như chưa đề ra chiến lược phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc thu hút và giữ chân nhân tài tại SMEs còn rất hạn chế. Thứ hai, về nguồn vốn cho hoạt động. Xét về vốn tín dụng cho nhóm SMEs, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính tới hết 2018, SMEs Việt Nam chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp 45% tổng sản lượng quốc nội và 31% ngân sách quốc gia, nhưng chỉ có dư nợ tín dụng ở mức 22 - 25% tổng dư nợ cho toàn bộ nền kinh tế. Nguyên nhân cho vấn đề này, trước hết là do phần lớn SMEs chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ chức hạch toán kế toán theo quy định, thường nộp báo cáo tài chính cho tổ chức tín dụng chậm, số liệu thiếu chính xác, chưa có kiểm toán độc lập nên ảnh hưởng đến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, các SMEs còn thiếu các tài sản bảo đảm cho khoản vay theo quy định hoặc tài sản bảo đảm có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản bảo đảm không minh bạch Thứ ba, về yếu tố đầu vào bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh; công nghệ và nguyên vật liệu. Về mặt lý thuyết, hiệu quả kinh tế theo qui mô sẽ làm cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và kinh doanh dễ dàng hơn so với các đối thủ, nhờ đó khả năng cạnh tranh trên thương trường thông qua chính sách giá là một ưu thế. Tuy vậy, SMEs lại không có được lợi thế về chi phí này, quy mô nhỏ khiến cho chi phí của nhóm doanh nghiệp này luôn ở mức cao hơn với các doanh nghiệp lớn. Như vậy, việc cạnh tranh về giá khi tham gia hội nhập sẽ là yếu tố cản trở đáng kể với nhóm này. Ngoài ra, việc duy trì tình trạng công nghệ lạc hậu và thủ công cũng là một điểm yếu rất lớn dối với SMEs Việt Nam khi muốn gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Bên cạnh đó, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu cũng là một khó khăn lớn đối với SMEs khi quy định về tỷ lệ xuất xứ trong các hiệp định thương mại quốc tế ngày càng chặt chẽ. 667
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Cuối cùng, về sản phẩm đầu ra. Chất lượng sản phẩm hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo yêu cầu quốc tế; cũng như hàm lượng kĩ thuật, độ tinh xảo còn thấp khiến cho giá trị gia tăng trên sản phẩm vẫn còn khiêm tốn so với sản phẩm của các quốc gia khác. Không chỉ vậy,hầu hết các doanh nghiệp SMEs khi có mặt hàng xuất khẩu đều chưa có thương hiệu trên thị trường tiêu dùng nước ngoài mà phải thông qua các trung gian phân phối và kết quả là chi phí gia tăng, mức giá hàng hóa bị đẩy lên khiến cho sức cạnh tranh cũng bị ảnh hưởng. Căn cứ vào điểm yếu của SMEs Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị đề xuất như sau: Thứ nhất, về nguồn nhân lực. Để có khả năng hội nhập ngày càng sâu rộng, một trong số các động lực quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực với đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản trị điều hành, nguồn nhân công có tay nghề cao. Cụ thể đối với bản thân SMEs, về năng lực quản trị, điều hành, SMEs nên chuyển sang hình thức sở hữu dưới dạng công ty cổ phần đại chúng và cần có chính sách thu hút các nhà quản lý chuyên nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp cần tăng cường nhận thức về vai trò của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đối với doanh nghiệp mình. Bởi trên thực tế các doanh nghiệp hầu như cho rằng, để tăng lợi nhuận cần tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm, chuyển phương thức xuất khẩu sang FOB, CMT, mà chưa thực sự quan tâm đến khâu thiết kế, marketing hay phân phối. Bên cạnh đó, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo theo lộ trình dựa trên mục tiêu trung, dài hạn của doanh nghiệp. Đối với Chính phủ, cần có các chính sách vĩ mô để thu hút nhân tài về làm việc trong nước, có thể đưa ra những ưu tiên hơn cho các lao động làm việc tại các doanh nghiệp SMEs, ví dụ như chính sách bảo hiểm, tiền lương, trợ cấp, giờ lao động và các phúc lợi khác. Khi có sự động viên từ bản thân doanh nghiệp sử dụng lao động và được sự hỗ trợ từ Chính phủ thì nâng suất và chất lượng lao động tại các doanh nghiệp SMEs sẽ được cải thiện. Thứ hai, về nguồn vốn cho hoạt động. Xét về bản thân SMEs, cần đa dạng hóa các phương thức, kể cả những hình thức chưa được áp dụng thường xuyên như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, cho vay tài chính, để tăng khả năng thu hút nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp. Để làm được điều này, SMEs cần nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và quản lý tài chính, cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin tài chính đối với các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ cần sớm ban hành và triển khai có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hỗ trợ SME, đồng thời tăng cường vai trò của các Hiệp hội SME và hợp tác giữa các TCTD và các quỹ bảo lãnh tín dụng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển và tái cơ cấu thị trường vốn với các nội dung trọng tâm là: tái cơ cấu tổ chức thị trường; tái cấu trúc hàng hóa; tái cơ cấu về cơ sở nhà đầu tư và tái cơ cấu các tổ chức trung gian. Đặc biệt, cần sớm thành lập cơ quan định mức tín nhiệm và tạo điều kiện linh hoạt cho cả việc phát hành đại chúng và riêng lẻ các trái phiếu. Ngoài ra, đối với Ngân hàng Nhà nước, để có thể khuyến khích các NHTM mạnh dạn hơn trong việc cấp tín dụng cho SMEs cần thực hiện những công việc sau: Một là, khuyến khích các NHTM thiết kế các gói sản phẩm dịch vụ riêng phù hợp với đặc điểm của SMEs. Hai là, xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng và dự báo rủi ro tín dụng riêng cho nhóm khách hàng SMEs. Ba là, khuyến khích tăng tính năng động hơn nữa của cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ phát triển kinh doanh, về mảng truyền thông và bán chéo sản phẩm để phục vụ hiệu quả hơn đối tượng khách hàng là SMEs. Bốn là, kết hợp với cơ quan thuế để xác minh thông tin từ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế nhằm khắc phục tình trạng thiếu thông tin SME khi xét duyệt hồ sơ tín dụng. Ngoài ra, NHTM cần bám sát với hoạt động của SMEs để có được sự hiểu biết cặn kẽ hơn về thực tế hoạt động của doanh nghiệp, có sơ sở để đánh về năng lực tài chính của khách hàng, khắc phục tình trạng bị thiếu hụt thông tin. Năm là, trong qui trình xét cấp tín dụng, hiện tại các ngân hàng vẫn phải duy trì kĩ thuật định lượng dựa vào thông tin báo cáo tài chính có kiểm toán, phương án kinh doanh khả thi và tài sản bảo đảm. Nhưng trong trung hạn, các ngân hàng từng bước áp dụng kĩ thuật định tính dựa vào thông tin của SMEs 668
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 có được từ mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp từ khi khởi nghiệp, lượng hóa thông tin một cách phù hợp để làm cơ sở xét duyệt tài trợ phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Thứ ba, về chi phí sản xuất, kinh doanh; công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào. Do bất lợi về quy mô và năng lực tài chính nên SMEs không thể cạnh tranh dựa trên chi phí, mà cần tập trung vào chiến lược khác biệt và khai thác chênh lệch giá thông qua giảm chi phí vận chuyển và tạo sự thuận lợi trong bán hàng, hơn là cạnh tranh trực diện với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn và khắt khe, SMEs cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) để cải tiến công nghệ, hơn nữa việc hợp tác này còn giúp các doanh nghiệp SMEs học hỏi để nâng cao chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, để tránh việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp SMEs hiện nay cần tăng cường đầu tư các dự án theo mô hình khép kín từ đầu vào tới đầu ra để chủ động về nguồn nguyên phụ liệu. Về phía Chính phủ, nên cân nhắc đưa ra các hỗ trợ về thủ tục đầu tư, liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài cho doanh nghiệp SMEs, cần có chính sách vĩ mô về phát triển công nghệ trong sản xuất kinh doanh để các doanh nghiệp này bắt kịp xu thế công nghệ trong kỉ nguyên cách mạng công nghệ số. Cuối cùng, về sản phẩm đầu ra. Đối với giá cả và kênh phân phối, SMEs cần chú trọng hơn tới việc phát triển các cửa hàng bán lẻ, đại lý, gian hàng tại các thị trường nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, mua thông tin báo cáo thị trường của các công ty có uy tín; giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên truyền hình, tạp chí tại các thị trường nước ngoài, nhằm tạo niềm tin và quảng bá sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó, các SMEs cùng ngành cần phải liên kết với nhau để phát huy lợi thế từng doanh nghiệp và năng cao khả năng cung ứng, triển khai các hợp đồng có giá trị lớn. 5. Kết luận Xuất hiện từ những năm 1970, chuỗi giá trị toàn cầu đã thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trên toàn thế giới bởi những lợi ích kinh tế mà chuỗi mang lại cho quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Do đó, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu vào CGTTC. Qua đó, chỉ số tham gia vào chuỗi của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những khởi sắc đáng kể, và giá trị xuất khẩu của SMEs trong bốn ngành xuất khẩu chính của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cũng dần tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực, SMEs của Việt Nam cũng bộc lộ một số điểm yếu làm cản trở quá trình gia nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu trong dài hạn. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra bốn điểm yếu chính của doanh nghiệp Việt Nam xoay quanh yếu tố nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn cung ứng đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra. Qua đó, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như Chính Phủ nhằm khắc phục điểm yếu và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ACCA (2016). SME development in ASEAN. [2] Bair, Jennifer and Gary Gereffi. (2001). "Local Clusters in Global Chains: The Causes and Consequences of Export Dynamism in Torreon’s Blue Jeans Industry". World Development, 29(11, November): 1885-1903. [3] Bair, Jennifer. 2005. “Commodity Chains and Global Capitalism: Looking Back, Going Forward”. Competition and Change 9(2): 153-180. [4] Baldwin, Richard, and Javier Lopez‐Gonzalez. (2013). Supply‐chain trade: A portrait of global patterns and several testable hypotheses. (No. w18957). National Bureau of Economic Research. [5] Baldwin, Richard. (2011). Trade and industrialisation after globalisation's 2nd unbundling: How building and joining a supply chain are different and why it matters (No. w17716). National Bureau of Economic Research. 669
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [6] Food and Agriculture Organization (FAO). (2014). Public Sector Support for Inclusive Agribusiness Development. Country case studies for Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Nepal, the Philippines, and Vietnam. [7] Gereffi, G., & Fernandez-Stark, K. (2016). Global value chain analysis: a primer. 2nd. Center on Globalization, Governance & Competitiveness (CGGC), Duke University, North Carolina, USA. Humphrey, J. (2003). Opportunities for SMEs in developing countries to upgrade in a global economy, International Labour Organization Geneva. [8] Gereffi, Gary and M Korzeniewicz. (1994). Commodity Chains and Global Capitalism: Praeger Publishers. [9] Gereffi, Gary and Stacey Frederick. (2010). The Global Apparel Value Chain, Trade and the Crisis: Challenges and Opportunities for Developing Countries. In O. Cattaneo, G. Gereffi & C. Staritz (Eds.), Global Value Chains in a Postcrisis World: A Development Perspective (pp. 157-208). Washington, DC: The World Bank. [10] Hopkins, Terence and Immanuel Wallerstein, 1977. “Patterns of development of the modern world-system.” Review 1(2): 11-45. [11] Huyền, V,T,T. (2018) “Phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng trưởng kinh tế việt nam: trường hợp ngành điện tử” Luận án tiến sĩ. [12] IFC (2015), IFC Global SME finance initiative, Midterm review. [13] Koopman, Robert, William Powers, Zhi Wang, and Shang-Jin Wei. (2010). “Give Credit Where Credit Is Due: Tracing Value-added in Global Production Chains”. NBER Working Paper No. 16426, National Bureau of Economic Research, Cambridge, MA. [14] Lerberg Jorgensen, A and Steen Knudsen, J. (2006), “ Sunstainable competitiveness in global value chains: how do small Danish firms behave?”, Corporate Governance, Vol. 6No.4, pp. 449 [15] Lim, H. và F. Kimura (2010). "The internationalization of small and medium enterprises in regional and global value chains". ADBI Working Paper No. 231. [16] Lực, C,V. 2017 “APEC’s Post 2020 agenda: Rising protectionism, economic rebalancing and diversified growth” ( [17] Nguyen, Huong Tra (2016), “SMEs’ Integration in the Textile and Apparel Global Value Chains - Case Study: Vietnam”, Presentation Material at the APEC Workshop on Promotion of SMEs’ Integration into Global Value Chains in Major Industry held in Lima, Peru on 20 August 2016 [18] OECD (2008), Staying Competitive in the Global Economy, Compendium of Studies on Global Value Chains, OECD Secretary General. [19] OECD (2014). Upgrading Skills for Current and Future Needs. In O. D. Centre (Ed.), Perspectives on Global Development 2013: Industrial Policies in a Changing World. Paris: OECD Development Centre [20] OECD (2017), The future of global value chains - business as usual or a new normal. [21] Organization for Economic Cooperation and Development (OECD), WTO, UNCTAD. (2013). Implications of Global Value Chains for Trade, Investment, Development, and Jobs. ( [22] Porter, M. E., (1985), Competitive Advantage. Creating and Sustaining Superior Performance. New York. P38. [23] Timmer, M. P. – Erumban, A. A. – Los, B. – Stehrer,R. – J. de Vries, G. (2014): Slicing Up Global Value Chains, Journal of Economic Perspectives, Volume 28, Number 2, spring, p. 99–118. [24] United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD) (2013), World Investment Report 2013: Global Value Chains, Investment and Trade for Development, New York and Geneva: UN. 670
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [25] Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Economica Việt Nam và ActionAid Việt Nam (2015), Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do và đầu tư song phương tới các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam: Trường hợp ngành chế biến thực phẩm và điện tử, Hà Nội. [26] WTO (2015) “Trade in value-added and global value chains: statistical profiles” ( [27] WTO, World trade report (2016), “Levelling the trading field for SMEs”. [28] Nguyễn, Thanh Dương (2014), “Vận dụng mô hình cấp tín dụng cho SME”, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 16 (26), tháng 5-6/2014. 671