Một số vấn đề trong phát triển kinh tế tây Nam Bộ

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 2260
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề trong phát triển kinh tế tây Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_trong_phat_trien_kinh_te_tay_nam_bo.pdf

Nội dung text: Một số vấn đề trong phát triển kinh tế tây Nam Bộ

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 DOI: 10.35382/18594816.1.39.2020.561 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TÂYNAMBỘ Trần V ă n Hoàng1, Nguyễn Thị Hồng Hạnh2 ECONOMIC DEVELOPMENT CONCERNS IN SOUTH OF WEST VIET NAM Tran V a n Hoang1, Nguyen Thi Hong Hanh2 Tóm tắt – Tây Nam Bộ là trung tâm nông T ừ khóa: biến đổi khí hậu, đô thị hóa, nghiệp lớn nhất của Việt Nam, sản lượng sản tăng trưởng kinh tế, T â y N a m Bộ. xuất nông nghiệp của vùng không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực của đất Abstract – The Southwest region is nước mà nó còn đóng góp vào kim ngạch xuất Viet Nam’s largest agricultural center, which khẩu của đất nước. Tuy nhiên, trong khi nhiều not only ensures the country’s food secu- vùng khác đang ngày càng phát triển nhanh rity, but also contributies to the country’s chóng, vùng Tây Nam Bộ lại đang ngày càng exports. However, while many other regions trở nên “hụt hơi”. Nghiên cứu này sẽ tập are growing rapidly, the Southwest region trung tìm hiểu những hạn chế, bất cập trong is steadily behind in economic output. This tăng trưởng kinh tế của Tây Nam Bộ. Kết study will focus on understanding the limita- quả phân tích cho thấy, dưới tác động tiêu tions and shortcomings in economic growth cực của biến đổi khí hậu cùng với sự dịch of the Southwest region. The results of the chuyển cơ cấu chậm chạp và thiếu nguồn lực analysis showed that, under the negative im- để đầu tư cơ sở hạ tầng đã khiến tốc độ tăng pact of climate change along with sluggish trưởng kinh tế của vùng gặp nhiều khó khăn. restructuring, and lack of resources to invest Bên cạnh đó, hiện tượng xuất cư ròng trong in infrastructure, the economic growth rate of một thời gian dài khiến vùng thiếu hụt nguồn the region is slow and difficult. In addition, lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển của the phenomenon of net migration over time doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng hạn chế cùng has made the region short of labor resources với sự thiếu hụt nguồn lao động về cả số to meet the development needs of enterprises. lượng và chất lượng khiến môi trường đầu Limited infrastructure along with a shortage tư của vùng Tây Nam Bộ trở nên kém hấp of labor resources in both quantity and qual- dẫn đối với nhà đầu tư. Điều này ảnh hưởng ity make the investment environment of the nghiêm trọng tới kì vọng phát triển của vùng. Southwest less attractive to investors. This seriously affects the region’s development 1 Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học expectations. Xã hội Việt N a m Keywords: climate changes, economic 2 V ă n phòng Chính phủ (Việt Nam) Ngày nhận bài: 5/8/2020; Ngày nhận k ế t quả bình duyệt: growth, South-West Viet Nam, urbanization. 27/8/2020; Ngày chấp nhận đăng: 17/9/2020 Email: tranvanhoang11@gmail.com 1Viet N a m Institute of Economics, Viet N a m Academy I. MỞ ĐẦU of Social Sciences Vùng Tây Nam Bộ là một khu vực đặc 2Office of the Government (Viet Nam) Received date: 5 th August 2020; Revised date: 27th biệt của Việt Nam. Với thổ nhưỡng màu mỡ, August 2020; Accepted date: 17s t September 2020 nơi đây là trung tâm nông nghiệp lớn nhất 1
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 KINH TẾ - XÃ HỘI cả nước. Vùng Tây Nam Bộ ở một vị trí với các khu vực còn lại. Trong 17 năm tiếp trọng yếu trong con đường giao thương của theo, tuy Tây Nam Bộ vẫn là vùng có quy khu vực Đông Nam Á, nơi đây hội tụ những mô kinh tế lớn thứ ba cả nước sau hai trung lợi thế lớn để có thể trở thành một vùng tâm kinh tế đầu tàu cả nước nhưng vùng mất phát triển bậc nhất cả nước về du lịch, nông dần vị thế so với các vùng khác. Năm 2012, nghiệp công nghệ cao và thậm chí là trung quy mô kinh tế của vùng đạt 510 nghìn tỉ tâm thương mại của khu vực Đông Nam Á đồng – tương đương 60% vùng Đồng bằng giống như Singapore. Tuy nhiên, Tây Nam sông Hồng và bằng 1/3 vùng Đông Nam Bộ. Bộ cũng là khu vực hứng chịu nhiều tác động Và tới năm 2013, Tây Nam Bộ tụt xuống vị của biến đổi khí hậu, thậm chí theo một số trí thứ tư trong cả nước, xếp sau cả vùng Bắc dự báo, nếu không có các hành động kịp thời Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Kể từ thì toàn vùng sẽ nằm dưới mực nước biển đây, khoảng cách phát triển giữa hai vùng trong tương lai. tiếp tục được nới rộng, đẩy Tây Nam Bộ lún Với những đặc điểm đó, bài toán đặt ra là sâu vào nhóm ba vùng có kinh tế chậm phát cần làm gì để phát huy tối đa những tiềm triển nhất cả nước. năng của vùng song song với những hành Giai đoạn 1995-2000, Tây Nam Bộ tăng động kịp thời để bảo vệ sự tồn tại của vùng trưởng bình quân 3,5%/năm, mức tăng trưởng trước những thách thức của biến đổi khí hậu. này chỉ cao hơn hai vùng Tây Nguyên và Bài báo phân tích thực trạng của vùng Tây Trung du và Miền núi phía Bắc. Trong 10 Nam Bộ kể từ Đổi mới (1986) tới nay để tìm năm tiếp theo (2001-2010), Tây Nam Bộ là ra những điểm nghẽn hạn chế sự phát triển vùng có mức tăng trưởng thấp nhất cả nước. của vùng. Trong ba năm gần đây nhất, mức tăng trưởng của vùng chỉ cao hơn vùng Đông Nam Bộ II. NỘI DUNG (Bảng 1). Ở một diễn biến khác, việc tăng trưởng A. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của kinh tế không theo kịp sự mở rộng dân số Tây Nam Bộ từ sau Đổi mới của vùng Tây Nam Bộ khiến tổng sản phẩm - Tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người cải thiện chậm – hầu Tây Nam Bộ là vùng “đi trước, về sau” như ở dưới mức trung bình cả nước. Kể từ trong phát triển kinh tế. Trong những năm sau năm 1995, GRDP bình quân đầu người đầu sau khi Đổi mới, Tây Nam Bộ là một của vùng thường dao động mức 80% GDP trong những khu vực chiếm tỉ trọng lớn trong bình quân cả nước. Năm 2010, GRDP bình nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với quá trình mở quân đầu người của Tây Nam Bộ đạt 20,7 cửa và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhanh triệu đồng, tương đương 83,5% bình quân cả chóng của đất nước, từ dựa vào nông nghiệp nước. Đây là tỉ lệ cao nhất trong một thập kỉ sang công nghiệp, vùng Tây Nam Bộ đánh gần đây. mất dần lợi thế. Tây Nam Bộ đang dần bị - Đầu tư phát triển và đô thi hóa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nam Bộ là một trong những khu vực bỏ lại kể từ năm 2013 với khoảng cách ngày có tổng vốn đầu tư nhà nước thấp nhất cả càng được nới rộng. Đây là minh chứng rõ nước. Xu hướng đầu tư nhà nước tại đây ràng nhất cho sự tụt hậu về kinh tế của vùng chia làm hai giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất Tây Nam Bộ (Hình 1). (1996-2014), xu hướng đầu tư năm sau tăng Năm 1995, quy mô kinh tế của vùng Tây cao hơn năm trước, với tốc độ ngày càng Nam Bộ (đo bằng GRDP) đạt 43 nghìn tỉ tăng dần. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau đó đồng, đứng thứ ba cả nước, sau vùng Đông (2015-2018), mức đầu tư nhà nước giảm dần Nam Bộ (62 nghìn tỉ) và vùng Đồng bằng (Hình 2). sông Hồng (47 nghìn tỉ) và lớn hơn nhiều so Vốn đầu tư nhà nước đóng vai trò nền tảng 2
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 KINH TẾ - XÃ HỘI Hình 1: GRDP của các vùng kinh tế giai đoạn 1995-2018 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niên giám thống kê) Bảng 1: Tăng trưởng bình quân GRDP các vùng giai đoạn 1995-2018 Đơn vị tính: % Giai đoạn 1995-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2018 Tây Nam Bộ 3,5 6,3 7,9 7,9 7,0 Đồng bằng sông Hồng 6,3 8,1 14,0 9,0 10,0 Trung du và Miền núi phía Bắc 3,4 6,7 11,3 8,1 9,0 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 4,6 7,2 9,4 8,9 7,9 Tây Nguyên 2,4 8,1 15,1 7,3 7,9 Đông Nam Bộ 10,9 9,5 13,8 8,1 6,1 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niên giám thống kê) đối với sự phát triển kinh tế; cung cấp những Cơ sở hạ tầng kém phát triển là nguyên hạ tầng và dịch vụ công cộng cần thiết cho nhân chính khiến các địa phương trong vùng phát triển, như hạ tầng giao thông, y tế, giáo gặp khó trong việc thu hút đầu tư tư nhân cả dục và các hạ tầng mềm. Đặc biệt, đối với trong nước và quốc tế. những khu vực có điều kiện tự nhiên ngày Tây Nam Bộ là một trong ba vùng có đầu càng chịu những tác động tiêu cực của biến tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thấp nhất cả đổi khí hậu như vùng Tây Nam Bộ, vốn đầu nước. Trong giai đoạn 1988-2010, Tây Nam tư nhà nước vẫn được xem là “vốn mồi” để Bộ đã thu hút 657 dự án FDI với số vốn hấp dẫn đầu tư tư nhân. Do đó, xu hướng sụt đăng kí gần 9,9 tỉ USD và vốn đầu tư thực giảm đầu tư công trong vài năm gần đây cho hiện đạt gần 30% (chỉ tính phần vốn còn hiệu vùng Tây Nam Bộ gây ra những thách thức lực), tương đương 4,8% tổng số dự án FDI đối với chiến lược phát triển kinh tế của vùng so cả nước, bằng 4,6% tổng số vốn đăng kí trong giai đoạn tới. trên cả nước và chiếm 5% tổng đầu tư xã hội 3
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 KINH TẾ - XÃ HỘI Bảng 2: Tổng sản phẩm và tỉ trọng đóng góp của vùng Tây Nam Bộ vào GDP cả nước Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010 2015 2016 2017 2018 GDP* (tỉ vnđ) 195.567 273.666 393.031 2.157.828 2.875.856 305.447 3.262.548 3.493.399 GRDP* (tỉ vnđ) 49.572 78.858 108.703 335.696 494.115 528.324 561.639 598.763 GDP/người (ng.vnđ) 2.716 5.689 10.098 24.818 45.719 48.577 53.442 58.546 GRDP/người (ng.vnđ) 2.769 4.314 8.355 20.742 35.138 37.983 41.528 45.968 Tăng trưởng GDP (%) 9,5 6,8 8,4 6,4 6,7 6,2 6,8 7,1 Tăng trưởng GRDP (%) 4,9 9,8 6,3 9,1 7,2 6,9 6,3 6,6 Tỉ trọng đóng góp (%) 25,3 28,8 27,7 15,6 17,2 17,3 17,2 17,1 Ghi chú: GDP (tổng sản phẩm trong nước); GDP/Người (tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người); Đơn vị: GDP và GRDP (tỉ đồng); GDP/Người (nghìn đồng); tốc độ tăng trưởng GDP và GRDP (%) (*): Giá trị năm 1995 và 2000 tính theo giá so sánh 1994; giá trị năm còn lại tính theo giá so sánh 2010. (Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ qua các năm) Hình 2: Tổng vốn đầu tư nhà nước chia theo vùng (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niên giám thống kê) 4
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 KINH TẾ - XÃ HỘI của vùng. Riêng trong giai đoạn 2006-2010, kim ngạch cả nước (2010). Các mặt hàng vùng thu hút được 358 dự án với tổng vốn xuất khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu phục đầu tư đăng kí đạt 7,61 tỉ USD. Đến cuối năm vụ sản xuất như phân bón, hóa chất, thiết bị, 2010, toàn vùng có 17 khu công nghiệp đóng xăng dầu. trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố của vùng với - Tốc độ đô thị hóa chậm chạp 225 dự án đầu tư, trong đó có 75 dự án đầu Về đô thị hóa, dân số Tây Nam Bộ năm tư nước ngoài – tương đương 1/3 tổng số dự 1995 là hơn 15,5 triệu người, với tốc độ tăng án. Trong đó, có 05 khu công nghiệp đạt tỉ trưởng bình quân hằng năm là 6,0%, đến năm lệ lấp đầy 100%, giải quyết việc làm cho hơn 2018, dân số toàn vùng đạt 17,8 triệu người, 70 nghìn lao động [1]. chiếm khoảng 19% tổng dân số cả nước. Đây Thậm chí, kể từ năm 2013 tới nay, với sự là vùng đông dân thứ ba cả nước, sau Đồng tăng trưởng đột biến của vùng Trung du và bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền núi phía Bắc, Tây Nam Bộ đã rơi xuống miền Trung. Tuy nhiên, đây là vùng có tốc vị trí áp chót trong cuộc đua thu hút vốn độ đô thị hóa thấp nhất cả nước. Trong giai ngoại (Hình 3). đoạn 2011-2018, ngoại trừ năm 2011 có tốc Tính đến cuối năm 2018, Tây Nam Bộ có độ đô thị hóa đạt 4,5%, tốc độ đô thị hóa của 1.535 dự án FDI với tổng số vốn đăng kí vùng đều dưới 4%. Hơn nữa, tốc độ đô thị 21,46 tỉ USD, chiếm 5,6% tổng số dự án hóa đang có xu hướng giảm dần. Năm 2014, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và tốc độ đô thị hóa đạt mức cao thứ hai của cả tương đương 6,3% tổng số vốn đăng kí của giai đoạn với tỉ lệ 3,9%. Nhưng kể từ đó, tỉ cả nước. Kết quả này là một dấu hiệu tích lệ này giảm dần theo từng năm và đến năm cực về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2018, chỉ còn 0,6%. của vùng so với năm năm trước. Tỉ suất xuất cư bình quân khoảng o Ngoài ra, Tây Nam Bộ cũng chưa thực sự 6,7 /oo/năm; từ năm 2005 đến năm 2017, tổng hấp dẫn so với các vùng khác trong việc thu số người nhập cư khoảng 250 nghìn người, hút nguồn vốn tư nhân vào đầu tư phát triển. trong khi xuất cư khoảng 1,2 triệu người – Hình 5 thể hiện rõ sự “hụt hơi” của đầu tư chủ yếu là đến vùng Đông Nam Bộ [6]. tư nhân của vùng so với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. - Tuy xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng B. Một số vấn đề đặt ra vẫn còn khiêm tốn - Dịch chuyển cơ cấu kinh tế chậm, không Từ những năm 1996-2010, Tây Nam Bộ đồng đều và chất lượng tăng trưởng chưa cao xuất khẩu đạt trên 42,5 tỉ USD, riêng năm Giai đoạn 2011-2018, với sự dịch chuyển 2010 xuất khẩu đạt trên 6,7 tỉ USD, chiếm cơ cấu kinh tế hằng năm tương đối chậm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. (chỉ trên dưới 1,0%), xu hướng chung là sự Sản phẩm xuất khẩu của vùng chủ yếu là mặt chuyển dịch giữa lĩnh vực dịch vụ và nông hàng gạo (chiếm 90%) và thủy hải sản (sơ nghiệp, trong khi lĩnh vực công nghiệp không chế, chiếm 60%) [2]. Giai đoạn 2011-2018, có bước phát triển đột phá. Năm 2011, nông Tây Nam Bộ chiếm khoảng 10% tổng kim nghiệp là lĩnh vực chủ đạo, chiếm 40,5% quy ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng trưởng mô kinh tế vùng, đến năm 2018, nông nghiệp bình quân 18,1% so với cả nước chỉ 11,8%, chỉ còn chiếm 31,2%, nhường vị trí đứng đầu nhưng nếu tính bình quân đầu người, đến thời cho lĩnh vực dịch vụ (41,3%). Trong khi đó, kì này chỉ đạt gần 90 USD/người/năm, thấp lĩnh vực công nghiệp vẫn chỉ chiếm dưới 30% hơn nhiều bình quân cả nước (khoảng 220 quy mô kinh tế của vùng. USD/người/năm). Tuy nhiên, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Ở một diễn biến khác, kim ngạch nhập diễn ra không đồng đều giữa các tiểu vùng. khẩu của Tây Nam Bộ chỉ chiếm 3,2% tổng Tiểu vùng Duyên hải phía Đông và tiểu vùng 5
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 KINH TẾ - XÃ HỘI Hình 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài chia theo vùng (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niên giám thống kê) Hình 4: Tổng vốn đầu tư khu vực tư nhân trong nước phân theo vùng (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niên giám thống kê) Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tây Nam Bộ giai đoạn 1996-2010 Đơn vị tính: % Nội dung 1996-2000 2001-2005 2006-2010 1996-2010 Xuất khẩu (tỉ vnđ) 6.5337 10.451,14 25.587,265 42.572,105 Nhập khẩu (tỉ vnđ) 1.757,9 2.762,8 10.203,445 14.734,145 Tổng kim ngạch (tỉ vnđ) 8.301,6 13.213,94 35.790,71 57.306,25 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [2]-[5]) 6
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 KINH TẾ - XÃ HỘI Hình 5: Tỉ lệ di cư thuần của các vùng của Việt Nam giai đoạn 2005-2018 (Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ [3], [5], [7], [8]) Bán đảo Cà Mau là trung tâm nông nghiệp chế khiến Tây Nam Bộ không thể đầu tư của Tây Nam Bộ, trong khi tiểu vùng Tứ giác phát triển các cơ sở hạ tầng cứng để thu hút Long Xuyên thiên về phát triển các ngành các doanh nghiệp vào đầu tư. Điều này dẫn dịch vụ và tiểu vùng Đồng Tháp Mười tập tới đầu tư tư nhân của vùng cũng rất hạn trung phát triển các ngành công nghiệp và chế. Số lượng doanh nghiệp và thu hút đầu xây dựng [9]-[18]. tư trực tiếp nước ngoài của Tây Nam Bộ là Việc cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo một trong hai vùng thấp nhất cả nước. Doanh hướng hiện đại với tốc độ khiêm tốn khiến nghiệp luôn đóng vai trò rất quan trọng trong chất lượng tăng trưởng kinh tế còn hạn chế. phát triển kinh tế và với một hệ thống doanh Điều này thể hiện rõ nét ở mức thu nhập bình nghiệp mỏng về số lượng, kém về chất lượng, quân đầu người của vùng duy trì ở mức thấp Tây Nam Bộ rất khó có thể tạo ra đột phá trong một thời gian dài và không có bước trong phát triển [22]. tiến lớn nào kể từ năm 2010 đến nay. - Đô thị hóa, xuất cư ròng và nguy cơ thiếu - Thiếu nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng nguồn lao động phục vụ phát triển Tình trạng dịch cư lớn diễn ra song song Như đã phân tích ở trên, một trong những với quá trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, vấn đề lớn cản trở sự phát triển kinh tế ở Tây nông thôn, cùng với tình trạng nhiều nông Nam Bộ là do cơ sở hạ tầng yếu kém. Với dân bị mất ruộng đất, lượng lao động dư thừa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, theo mùa, cũng như có sự chuyển dịch lao việc phát triển giao thông đường bộ gặp khó động sang các ngành cần nhiều nhân công khăn; đồng thời, giao thông đường sắt khó hơn. Làn sóng di cư hiện đang gia tăng trong có thể phát triển. Trong khi đó, giao thông một thập niên qua đã khiến vùng Tây Nam Bộ đường sông, đường biển chưa phát triển đúng mất đi 01 triệu dân, trong khi chỉ có khoảng với tiềm năng. Thực tế này khiến việc lưu 700 nghìn dân đến định cư ở đây. Tỉ lệ này thông hàng hóa giữa Tây Nam Bộ với cực cao gấp đôi trung bình của cả nước [23]. tăng trưởng phía Nam là vùng Đông Nam Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng khiến tốc Bộ bị hạn chế. độ xuất cư tăng nhanh. Theo Lê Thị Kim Việc hạ tầng giao thông chậm phát triển Oanh và Huỳnh Thị Ngọc Tuyết [24], 14,5% là do thiếu vốn. Nguồn vốn đầu tư công hạn di dân đi tìm nơi cư trú khác do ảnh hưởng 7
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 KINH TẾ - XÃ HỘI Hình 6: Cơ cấu kinh tế các tiểu vùng của Tây Nam Bộ giai đoạn 2011-2018 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [11]-[21]) của biến đổi khí hậu, tức là tương đương với hưởng cuộc sống tốt hơn. Thực vậy, Hình 8 24 nghìn người mỗi năm. Con số thực tế rất thể hiện tỉ lệ di cư thuần của các vùng trong có thể là cao hơn, vì tình trạng di dân còn giai đoạn 2005-2018. Qua Hình 8, chúng ta có quan hệ chặt chẽ với nạn nghèo khó. dễ nhận thấy vùng Đông Nam Bộ, trung tâm Xuất cư ròng là nguyên nhân lí giải vì sao là Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh Tây Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa không tăng tế lớn nhất cả nước cùng các thành phố công hoặc tăng thấp. Điều này đặt ra vấn đề cho nghiệp phụ cận như Bình Dương, là trung các nhà hoạch định chính sách khi phát triển tâm thu hút nguồn lao động đổ về học tập và đô thị trong thời gian tới. tìm kiếm cơ hội việc làm. Tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng. Tuy đây không phải Nguồn nhân lực chất lượng cao có xu là vùng có tỉ lệ nhập cư ấn tượng như của hướng tập trung và hướng tới các trung tâm Đông Nam Bộ nhưng đây cũng là vùng có tỉ kinh tế hay nói cách khác là các đô thị hoặc lệ nhập cư ròng lớn hơn. Trong khi đó, các vùng đô thị lớn, nơi cung cấp cho họ các khu vực còn lại với nền kinh tế kém hơn là cơ hội việc làm với thu nhập tốt hơn và đi các vùng chứng kiến sự sụt giảm quy mô lao kèm với đó là các tiện ích, các dịch vụ tận 8
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 KINH TẾ - XÃ HỘI động ròng. Trong đó, Tây Nam Bộ là khu vực lực để phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Vì có tỉ lệ xuất cư ròng lớn nhất trong sáu vùng vậy, vùng Tây Nam Bộ chưa thu hút được của cả nước. Nguyên nhân chính dễ được chỉ nhiều doanh nghiệp vào đầu tư. Kết quả là ra là Tây Nam Bộ quá gần Thành phố Hồ Chí hệ thống doanh nghiệp của vùng khá ít ỏi và Minh – hầu hết các tỉnh/thành phố của Tây thiếu hụt các doanh nghiệp FDI. Việc xuất Nam Bộ đều nằm trong vòng bán kính 300 cư ròng khiến vùng thiếu nguồn lao động để km của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đây cũng có quy chuẩn chính thức nhưng khoảng cách là một rào cản lớn cho sự phát triển của Tây trên thường được xem là vùng phụ cận của Nam Bộ. các siêu đô thị (như Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng tới). Điều này có nghĩa là, với LỜI CẢM ƠN quan điểm phát triển hiện đại, nếu không có Bài báo là sản phẩm của Đề tài cấp Nhà các chính sách phát triển đột phá thì các tỉnh nước: “Giải pháp phát triển doanh nghiệp khu Tây Nam Bộ rất dễ trở thành “một phần” của vực kinh tế tư nhân vùng Tây Nam Bộ trong siêu “đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh. bối cảnh mới”, mã số KHCN-TNB.ĐT/14- - Thích ứng với biến đổi khí hậu 19/X15, do PGS.TS. Vũ Hùng Cường làm Việt Nam là một trong những quốc gia chủ nhiệm, Viện Thông tin Khoa học Xã hội chịu tác động đáng kể nhất của biến đổi khí chủ trì thực hiện năm 2018 – 2020, thuộc hậu. Ở Việt Nam, Tây Nam Bộ lại là khu vực Chương trình Tây Nam Bộ. hứng chịu nhiều thiệt hại nhất. Theo một số kịch bản tiêu cực về hiện tượng nước biển TÀI LIỆU THAM KHẢO dâng và xâm nhập mặn, gần một nửa diện tích đất của vùng sẽ chìm dưới mực nước [1] Võ Hùng Dũng. Kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long biển trong vài thập kỉ tới. Trong khi đó, hiện 2001-2011 (tập 1). Thành phố Cần Thơ: Nhà Xuất tượng xâm ngập mặn cùng xu hướng thời tiết bản Đại học Cần Thơ; 2012. [2] Nguyễn Trọng Minh. Hoạt động kinh tế đối ngoại – bất thường đã gây ra những thiệt hại nặng nề động lực phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thời cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng kỳ hội nhập. Trong Kỉ yếu Hội thảo Việt Nam học trong nhiều năm gần đây. lần thứ III. Hà Nội: Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Tuy được hỗ trợ rất lớn từ cả Chính phủ Hà Nội; 2011. [3] Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam và các tổ chức quốc tế để ứng phó với các năm 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; 2020. tác động của biến đổi khí hậu nhưng sự hỗ [4] Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam trợ đó không mang lại nhiều hiệu quả. Bởi, năm 2018. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; 2018. đây là một hiện tượng toàn cầu và rất khó để [5] Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam đảo ngược. năm 2011. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; 2012. [6] Tổng cục Thống kê. Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; III. KẾT LUẬN 2019. [7] Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam Tuy Tây Nam Bộ là vùng có rất nhiều tiềm năm 2008. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; 2009. năng để phát triển nhưng thực tế vùng này [8] Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam lại đang có xu hướng tụt hậu so với các vùng năm 2015. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; 2016. [9] Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang. Niên giám thống kê khác của Việt Nam. Nguyên nhân một phần tỉnh Kiên Giang các năm 2013, 2016, 2019. Nhà Xuất là do những tác động tiêu cực của biến đổi bản Thống kê; khí hậu. Tuy biến đổi khí hậu gây ra những [10] Cục Thống kê thành phố Cần Thơ. Niên giám thống khó khăn và thiệt hại quá lớn nhưng chúng ta kê thành phố Cần Thơ các năm 2013, 2016, 2019. vẫn chưa có giải pháp chống chọi hiệu quả. Nhà Xuất bản Thống kê; [11] Cục Thống kê tỉnh Long An. Niên giám thống kê Bên cạnh đó, sự khan hiếm nguồn lực, đầu tỉnh Long An các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: tư công hạn chế khiến vùng không đủ nguồn Nhà Xuất bản Thống kê; 9
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 39, THÁNG 9 NĂM 2020 KINH TẾ - XÃ HỘI [12] Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh. Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [13] Cục Thống kê tỉnh Bến Tre. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [14] Cục Thống kê tỉnh Cà Mau. Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [15] Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [16] Cục Thống kê tỉnh An Giang. Niên giám thống kê tỉnh An Giang các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [17] Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng. Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [18] Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang. Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [19] Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang. Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [20] Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp. Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [21] Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu. Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu các năm 2013, 2016, 2019. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê; [22] Trần Khánh Hưng. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân và các vấn đề đặt ra dưới góc độ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. Trong Kỉ yếu hội thảo khoa học: Phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh mới. Thành phố Cần Thơ; 2020. [23] Ngân hàng Thế giới. Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam: Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật. 2011. [24] Lê Thị Kim Oanh, Huỳnh Thị Ngọc Tuyết. Bước đầu nghiên cứu về di dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2016. Truy cập từ: ước- đầu-nghiên-cứu-về-di-dân-trong-bối-cảnh-biến-đổi- khí-hậu-và-khả-năng-đáp-ứng-của-cơ-sở-hạ-tầng-ở- thành-phố-Hồ-Chí-Minh Trường-Đại-học-Văn-Lang- TP-HCM;-Lê-Thị-Kim-Oanh;-Huỳnh-Thị-Ngọc-Tuyết [Ngày truy cập: 29/8/2020]. 10