Một số vấn đề về tăng trưởng ngành cao su Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về tăng trưởng ngành cao su Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_van_de_ve_tang_truong_nganh_cao_su_viet_nam_trong_boi.pdf
Nội dung text: Một số vấn đề về tăng trưởng ngành cao su Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TĂNG TRƢỞNG NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Improve the growth of rubber industry Vietnam in international economic integration Ths. Phạm Tuyết Mai Khoa Kinh Tế & QTKD, Trường Đại học Hải Phòng Email: phamtuyetmai@gmail.com TÓM TẮT Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mƣời mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nƣớc ta hiện nay. Sản phẩm cao su Việt Nam chủ yếu dùng để xuất khẩu (90%), tuy nhiên chúng ta mới xuất khẩu mủ cao sơ chế. Sau những năm gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới, ngành cao su Việt Nam cũng có nhiều thay đổi bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Để có thể phát triển bền vững ngành cao su, một hệ thống các giải pháp đồng bộ nên đƣợc triển khai và thực hiện. Trong đó, công tác dự báo cung, cầu, diện tích, sản lƣợng cao su của Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh hết sức quan trọng và cần thiết. Trong những năm gần đây, mức sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới có xu hƣớng ngày càng tăng gắn liền với xu hƣớng tăng trƣởng kinh tế thế giới và nhu cầu phát triển các ngành kỹ thuật. Từ khóa: Cao su, xuất khẩu cao su, tác động của WTO, phát triển bền vững. 346
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ABSTRACT Rubber is a key industrial crop, one of the ten major export products of our country today. Vietnamese rubber products are mainly used for ex- port (90%), but we have just exported highly processed latex. After years of joining the World Trade Organization, the rubber industry in Vietnam has many changes including positive and negative. To be able to sustainably develop the rubber industry, a system of synchronous so- lutions should be implemented and implemented. In particular, the forecast of supply, demand, area, rubber production of Vietnam and competitors is very important and necessary. In recent years, the pro- duction and consumption of natural rubber in the world has an increas- ing tendency associated with the world economic growth trend and the demand for technical development. Keywords: Rubber, rubber export, impact of WTO, sustainable devel- opment 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút đƣợc nhiều ngƣời trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su nhƣ Bình Phƣớc, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk Lăk, cũng giàu lên nhờ cây cao su. Sản lƣợng cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh. Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng đƣợc khẳng định. Chúng ta đang đứng ở vị trí thứ tƣ trên thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, sau chục năm gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) điều gì xuất hiện đối với ngành cao su Việt Nam? Chúng ta cần rút kinh nghiệm những mặt nào? Những giải pháp gì cần thiết cho ngành cao su Việt Nam phát triển bền vững? Bài viết này cũng nhằm mục tiêu trả lời những câu hỏi trên. Cấu trúc của bài viết nhƣ sau: 347
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Phần thứ hai là tổng quan ngành cao su Việt Nam gồm những thông tin về tình hình sản xuất, xuất khẩu cao su của Việt Nam và thị trƣờng cao su trong nƣớc và quốc tế. Phần tiếp theo là những ảnh hƣởng của hội nhập kinh tế và gia nhập WTO đến ngành cao su Việt Nam. Những giải pháp nâng cao chất luợng tăng trƣởng ngành cao su sẽ là nội dung chính của phần thứ 4. Phần cuối của bài là kết luận. 2. NỘI DUNG 2.1. Phát triển ngành cao su ở Việt Nam Với trên 80% cao su thiên nhiên của Việt Nam đƣợc xuất khẩu, sự phát triển của ngành cao su cho đến nay chịu tác động rất lớn từ thị trƣờng xuất khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ 60 – 70% tổng lƣợng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam. Cây cao su đƣợc ngƣời Pháp mang đến Việt Nam từ năm 1897, với diện tích trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh (Nguyễn Thị Huệ, 2006). Từ năm 1955, một số doanh nghiệp và tiểu điền Việt Nam đã đầu tƣ trồng cao su ở miền Nam, sau đó là Tây Nguyên. Đến cuối năm 1960, tổng diện tích cao su tại Việt Nam đạt 142.000 ha và sản lƣợng khoảng 79.650 tấn (cùng nguồn trích dẫn). Trong giai đoạn 1958 – 1963, cây cao su đƣợc trồng ở các tỉnh nhƣ Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, chủ yếu bằng nguồn giống từ Trung Quốc. Diện tích canh tác tại các tỉnh này trong những năm này đạt khoảng 6.000 ha và giảm dần trong giai đoạn chiến tranh, còn khoảng 4.500 ha năm 1975 (Trần Thị Thúy Hoa, 1993). Năm 1975, diện tích cao su của cả nƣớc còn khoảng 75.200 ha, trong đó Tổng công ty Cao su Việt Nam quản lý 55.790 ha, phần còn lại (19.410 ha) do chính quyền địa phƣơng và tƣ nhân quản lý (Nguyễn Thị Huệ, 2006). Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của cây cao su đối với phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm mở rộng diện tích cao su. Nhìn chung, các chính sách này đều đi theo hƣớng khuyến khích mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trƣờng xuất khẩu. Các chính sách khuyến khích 348
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 mở rộng sản xuất vào những năm cuối của thập kỷ 2010 cho phép mở rộng quỹ đất trồng cao su trên các diện tích đất lâm nghiệp, đẩy diện tích sản xuất tăng nhanh. Diện tích mở rộng nhanh còn có nguyên nhân cao su phát triển tự phát, đặc biệt là cao su tiểu điền. Điều này dẫn đến diện tích cao su của cả 6 nƣớc vƣợt xa so với quy hoạch. Mở rộng diện tích trồng cao su tại một số địa phƣơng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên gây tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng (Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị, 2013). Giá cao su thế giới giảm sâu kể từ năm 2012 trong khi sản lƣợng cao su tiếp tục gia tăng do diện tích thu hoạch mủ tiếp tục mở rộng đòi hỏi Chính phủ cần thay đổi về định hƣớng chính sách. Các chính sách của Chính phủ từ sau năm 2016 chủ yếu tập trung vào kiểm soát mở rộng diện tích cao su, đặc biệt trên các diện tích tại các địa phƣơng không nằm trong quy hoạch và hạn chế tình trạng chuyển đổi đất rừng tự nhiên nghèo sang trồng cây cao su (191/TB- VPCP ngày 22/7/2016). Các chính sách này cộng với giá cao su trên thị trƣờng thế giới sụt giảm làm mất đi động lực mở rộng diện tích, thậm chí tại một số nơi, ngƣời dân quyết định chuyển đổi một số diện tích trồng cao su sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đến năm 2017, diện tích cây cao su tại Việt Nam đạt khoảng 969.700 ha, giảm 3.800 ha so với diện tích năm 2016 (973.500 ha) và giảm 15.900 ha so với diện tích của năm 2015 (985.600 ha). Năm 2017, sản lƣợng cao su của cả nƣớc đạt 1.094.500 tấn. Với kết quả này, Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về sản xuất cao su thiên nhiên. Bảng 1 cho thấy diện tích, năng suất, sản lƣợng của cây cao su ở Việt Nam, phân bố theo các vùng khác nhau. Dữ liệu của bảng cho thấy các diện tích cao su hiện tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giai đoạn 1980 đến 2015, diện tích cây cao su phát triển nhanh, với tốc độ tăng trƣởng khoảng 7,4%/năm. Năm 2011, diện tích cây cao su của cả nƣớc đạt 834.200 ha, trong khi con số quy hoạch của Chính phủ chỉ là 800.000 ha. Đến cuối 2015, diện tích cao su đạt 985.600 ha, lớn nhất về diện tích trong các cây công nghiệp lâu năm. Bắt đầu từ 2016, diện tích cao 349
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 su giảm dần, chủ yếu do áp lực giá giảm sâu, một số nơi chuyển sang cây trồng khác Bảng 1. Diện tích, sản lƣợng và năng suất cao su theo vùng tại Việt Nam, 2015 – 2017 Diện tích Diện tích thu hoạch Sản luợng Năng suất Vùng (ngàn ha) (ngàn ha) (ngàn tấn) (kg/ha) trồng 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Miền Nam (chủ 546,1 543,0 548,9 395,4 404,2 417,2 728,8 748,0 777,2 1843 1850 1 863 yếu ĐNB) Tây 258,9 252,9 249,0 135,2 140,2 152,5 193,8 193,7 215,4 1433 1382 1412 Nguyên Miền 150,0 147,1 141,5 73,7 76,9 80,9 90,1 93,6 100,0 1223 1218 1237 Trung Miền 30,6 30,5 30,3 0,0 0,1 2,6 0,001 0,04 1,9 121 600 732 Bắc Tổng 985,6 973,5 969,7 604,3 621,4 653,2 1.012,7 1.035,3 1.094,5 1.676 1.666 1.676 cộng Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh; Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp, trích trong Thông tin chuyên đề cao su tập 08/2018 của Hiệp hội Cao su Việt Nam – Phát triển cây cao su tại Việt Nam đến năm 2017. 2.2. Tác động của hội nhập kinh tế và gia nhập WTO đối với ngành cao su Việt Nam a) Tác động tích cực Đến nay, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành cao su nói riêng đã có những chuyển biến đáng khích lệ. Những tác động tích cực chủ yếu của hội nhập kinh tế và tham gia vào WTO đối với ngành cao su có thể tóm tắt nhƣ sau: • Hiện nay, cao su của Việt Nam đƣợc tự do thâm nhập thị trƣờng thế giới và thƣờng đƣợc hƣởng mức thuế thấp hoặc thuế tƣơng đƣơng 350
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu tại các nƣớc thành viên sẽ thấp hơn, tạo cơ hội thuận lợi cho các nƣớc nhập khẩu cao su từ Việt Nam. (Ví dụ: Trên thị trƣờng Đài Loan, trƣớc năm 2007, các sản phẩm cao su Việt Nam phải chịu mức thuế phân biệt đối xử trong khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh đƣợc miễn thuế trên thị trƣờng này. Việc gia nhập WTO của Việt Nam chắc chắn sẽ khiến cho sản phẩm cao su của Việt Nam đƣợc đối xử công bằng hơn nhƣ các nƣớc thành viên khác và đó là cơ hội để Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới và gia tăng kim ngạch xuất khẩu (Lê Thị Kim Anh, 2008)). • Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội ký kết hợp đồng với các đối tác ở nhiều nƣớc là thành viên của WTO, tránh đƣợc việc lệ thuộc xuất khẩu phần lớn vào một thị trƣờng (nhƣ Trung Quốc hiện nay), dễ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi việc xuất khẩu vào nƣớc đó không thuận lợi hoặc có những khó khăn bất ngờ, có thể sẽ gây ra những cú sốc lớn, ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu và các chiến lƣợc, chính sách phát triển trong nƣớc của ngành. • Bên cạnh đó, cơ hội về tăng thu hút đầu tƣ, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao từ các nƣớc phát triển và đang phát triển sẽ tăng lên. Việc tham gia và chấp nhận các luật lệ, quy tắc của WTO sẽ nhƣ một chứng chỉ giúp cho Việt Nam tạo dựng đƣợc lòng tin của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến từ các nƣớc thành viên WTO. Trên cơ sở đó, những nhà đầu tƣ này sẽ yên tâm đầu tƣ vào Việt Nam mà cao su là một ngành có thể sẽ thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ. Hiện nay, số lƣợng các doanh nghiệp chế biến cao su tại Việt Nam còn ít, khả năng cạnh tranh còn chƣa cao, nên có thể ngành chế biến cao su là một lĩnh vực mới mẻ, hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngoài ra, các nhà sản xuất cao su việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để liên doanh, liên kết xây dựng các nhà máy chế biến mủ cao su. Nếu các nhà đầu tƣ tích cực đầu tƣ vào Việt Nam sẽ tạo điều kiện tăng giá trị gia tăng của ngành cao su Việt Nam, giảm bớt tỉ lệ xuất khẩu cao su thô, tạo điều 351
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 kiện chuyển dịch cơ cấu từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh. Bên cạnh đó, các nhà đầu tƣ tham gia vào thị trƣờng Việt Nam còn có hiệu ứng nhập khẩu các máy móc, công nghệ, kỹ thuật chế biến cao su tại Việt Nam. Việc chuyển giao công nghệ giữa các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với các nhà sản xuất Việt Nam qua đó cũng đƣợc phát triển. Hơn nữa, việc đầu tƣ chuyển giao công nghệ diễn ra không chỉ ở khâu chế biến mà còn ở khâu trồng và khai thác. Với công nghệ và kỹ thuật mới, chắc chắn rằng Việt Nam có thể tạo ra những chủng loại cao su có chất lƣợng cao và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng thế giới nhƣ sản phẩm cao su SVR 10, SVR 20. • Việc gia nhập WTO cũng tạo ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ƣu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và các công ty khác còn hạn chế về vốn trong việc xây dựng, đầu tƣ, mở rộng các nhà máy cao su trong nƣớc, mua máy móc công nghệ mới để sản xuất ra các loại sản phẩm cao su có giá trị cao nhƣ SVR 10, SVR 20 và mủ Latex theo tiêu chuẩn châu Âu phù hợp với nhu cầu của các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật và khối Cộng đồng châu Âu (EU). • Khi gia nhập WTO, giảm thuế nhập khẩu của cao su sẽ không có ảnh hƣởng nhiều tới ngành cao su trong nƣớc bởi Việt Nam là nƣớc xuất khẩu cao su. Hơn nữa, hiện nay 7 giá mủ cao su trong nƣớc cũng nhƣ giá xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với giá cao su của các nƣớc xuất khẩu khác nhƣ Thái Lan, Indonesia, Malaysia. • Trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu cao su: Hiện nay Nhà nƣớc không có biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp cho cao su. Do vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ không phải bãi bỏ biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp nào và nhƣ vậy sẽ không ảnh hƣởng tới việc xuất khẩu cao su. Có thể nói, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều ảnh hƣởng tích cực tới việc sản xuất và xuất khẩu cao su của nƣớc ta. 352
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 b) Tác động tiêu cực Ngoài những ảnh hƣởng tích cực đối với ngành cao su, sự tham gia vào thị trƣờng thế giới và WTO cũng có những mặt tiêu cực. Cụ thể: • Giá cả các mặt hàng thiết yếu với nền kinh tế (nhƣ dầu thô) biến động không ngừng và rất khó lƣờng đã đẩy giá các mặt hàng liên quan biến động theo dẫn đến lạm phát, phá sản và khủng hoảng kinh tế. Điều này có ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung va ngành cao su nói riêng; • Đồng đô la mất giá do nền kinh tế Mỹ suy thoái và chính sách của Mỹ để giải quyết vấn đề thâm hụt thƣơng mại. Điều này gây bất lợi cho Việt Nam và ngành cao su Việt Nam, vì (i) tới gần 90% giá trị thanh toán xuất nhập khẩu dựa trên đồng Đô la Mỹ; và (ii) tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn; • Ngoại tệ từ các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và lƣợng kiều hối tăng nhanh, thu hút tiền đồng chuyển đổi lớn làm mất cân đối, ngân hàng phải tăng lãi suất để huy động tiền đồng Việt Nam. Do đó, lãi suất cho vay đầu tƣ cũng phải tăng theo, dẫn đến hạn chế khả năng đầu tƣ cho nền kinh tế nhất là các dự án đầu tƣ có liên quan đến nông nghiệp vì khả năng hoàn vốn chậm (nhƣ trồng mới cao su); • Giá cả biến động lớn, nếu giá tăng nhiều ngƣời sản xuất tham gia, còn giá giảm thì xu hƣớng sẽ ngƣợc lại. Trong 2 năm lại đây, giá cao su luôn tăng và duy trì ở mức cao dẫn đến phong trào tự phát của nông dân là chuyển mục đích trồng các cây trồng khác sang trồng cao su. Tuy nhiên, cây cao su phải sau 7 năm mới cho thu hoạch. Điều này có ảnh hƣởng lớn tới khả năng qui hoạch các vùng sản xuất; • Khi thị trƣờng mở khả năng cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu trong vùng (nhƣ Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia) sẽ khốc liệt hơn; 353
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế Để phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong tƣơng lai, một hệ thống các giải pháp đồng bộ cần thiết nên đƣợc thực hiện. Cụ thể một số giải pháp chủ yếu là: • Diện tích cao su tiểu điền có xu hƣớng tăng, nhƣng hầu hết các vƣờn cao su tiểu điền có năng suất thấp (do sử dụng giống cũ, kỹ thuật chăm sóc, khai thác và quản lý còn hạn chế). Do đó công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật rất cần thiết cho các nông hộ trồng cao su, nhất là công tác giống (nhanh chóng đổi mới giống). Từ năm 1996, công tác khuyến nông cây cao su nông hộ đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình khuyến nông quốc gia. Chƣơng trình nhằm hỗ trợ việc phát triển cao su tiểu điền, đặc biệt là tại các vùng chƣa có truyền thống trồng cao su, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Chƣơng trình này đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, chƣơng trình nên đƣợc tiếp tục vì trong 3 năm lại đây diện tích cao su tiểu điền tăng với tốc độ rất ngành và tập trung ở các tỉnh miền núi. • Giá cả thị trƣờng biến động, một trong những nguyên nhân do tình hình kinh tế thế giới và giá cả các hàng hóa liên quan (nhƣ dầu thô), nhƣng cũng cần xem xét đến tình hình cung cầu cao su trên thế giới. Cao su là cây dài ngày, trung bình sau 7 năm mới cho thu hoạch (cao su tiểu điền có thể muộn hơn 8-9 năm), do vậy giá cả cao su hôm nay có thể ảnh hƣởng đến lƣợng cung của 10-20 năm sau. Điều đó cho thấy công tác dự báo cần phải đƣợc đặc biệt chú ý. Hiện nay, công tác dự báo cung cầu các nông sản Việt Nam còn nhiều bất cập. Trong tƣơng lai các phƣơng pháp và mô hình dự báo mới trên thế giới nên đƣợc áp dụng cho các mặt hàng nông sản tại Việt Nam nói chung và cao su nói riêng. • Giá cao su có sự biến động rất lớn. Giá tăng liên tục trong một số năm qua, nhƣng do giá dầu thô sụt giảm và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo các chuyên gia, hiện vẫn chƣa thấy dấu hiệu nào cho thấy 354
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 cuộc rớt giá caosu theo chiều thẳng đứng sẽ dừng lại. Trong thời gian qua, vì giá cao, ngoài diện tích cao su đã quy hoạch trong cơ cấu cây trồng của các tỉnh thì phong trào trồng cao su (đặc biệt là cao su tiểu điền) tăng rất nhanh. Điều này có ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình quy hoạch cơ cấu cây trồng và mức rủi ro mà nông dân trồng cao su có thể phải gánh chịu. Điều đó cho thấy sự khuyến cáo của các cơ quan quản lý và nghiên cứu về các khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với hộ trồng cao su chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Viện Nghiên cứu Cao su cần có bộ phận ra các khuyến cáo này cho ngƣời trồng cao su. • Để giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra đối nông dân trồng cao su, đa dạng hóa cây trồng và đa dạng hóa thu nhập của hộ là một trong những hƣớng cần thiết và hiệu quả. Các đia phƣơng có diện tích trồng cây cao su tiểu điền nhiều cần có chính sách hƣớng dẫn phù hợp để giúp nông dân giảm bớt rủi ro có thể xảy ra. • Hiện nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam mới chỉ là sản phẩm thô (mới qua sơ chế là chủ yếu). Trong tƣơng lai gần cần chú ý hoàn thiện hệ thống chế biến mủ cao su – phát triển các xƣởng sản xuất nhỏ với các loại sản phẩm phù hợp, nâng cao chất lƣợng chế biến. Trong dài hạn, cần suy nghĩ và phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su, nhất là đổi mới công nghệ. Ngành công nghiệp này đòi hỏi phải có vốn lớn, cho nên cần phải thu hút sự đầu tƣ của nƣớc ngoài để tiếp cận với công nghệ hiện đại, kỹ thuật quản lý tiến tiến, sản phẩm sản xuất ra có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. • Đối với xuất khẩu: Hiện nay Trung Quốc là nƣớc nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, nhƣng thị trƣờng xuất khẩu tiểu ngạch (qua mậu biên) vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tƣơng lai cần định hƣớng chuyển sang buôn bán cao su chính ngạch để giảm bớt rủi ro trong thanh toán của thị trƣờng mậu biên. Để thực hiện đƣợc định hƣớng này, cần tự do hóa, mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su, tận dụng khả năng thích ứng nhanh, cạnh tranh năng động của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, đa dạng hóa sản phẩm để xuất 355
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 khẩu, tự do hóa, đa dạng hóa các thành phần tham gia xuất khẩu cũng là những hƣớng nên triển khai. • Tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng trong xuất khẩu. Chú trọng áp dụng các dạng trợ cấp cho phép của WTO và AFTA (dạng trợ cấp ―màu xanh lá cây‖). 3. KẾT LUẬN Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mƣời mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nƣớc ta hiện nay. Vì vậy trong giai đoạn tới khi nƣớc ta phấn đấu trở thành nƣớc công nghiệp thì ngành cao su cũng cần phải phát triển xứng tầm trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Yêu cầu đó đặt ra trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng phát triển, cạnh tranh hết sức gay gắt, hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, làm nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải khắc phục những khuyết tật của kinh tế quốc doanh nói chung và kinh hộ, tiểu nông nói riêng (với sản xuất mủ cao su). Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì những tác động từ biến động của thị trƣờng thế giới đến kinh tế chúng ta ngày càng sâu sắc. Ngành cao su Việt Nam cũng sẽ nằm trong hoàn cảnh này. Nhất là 90% sản phẩm cao su dung để xuất khẩu, nên tác động từ bên ngoài đối với ngành cao su sẽ rõ ràng hơn những ngành khác. Tham gia WTO, ngành cao su Việt Nam chịu ảnh hƣởng tiêu cực nhƣng đồng thời cũng nhận đƣợc những cơ hội và tác động tích cực từ quá trình này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối (2015). Báo cáo đề dẫn: Thực trạng sản xuất chế biến, tiêu thụ cao su thiên nhiên; Định hướng và giải pháp đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ. Hội nghị Đẩy mạnh chế biến và tiêu thụ cao su thiên nhiên. TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2015. 356
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 [2] Đặng Việt Quang, Nguyễn Tôn Quyền, Lê Khắc Côi, Nguyễn Mạnh Dũng, Cao Thị Cẩm (2014). Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam. nam-7509 [3] Hiệp hội Cao su Việt Nam – Danh Võ (2018). Xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam 7 tháng đầu năm 2018. Thông tin chuyên đề cao su Tập 08/2018 Nhà xuất bản Nông nghiệp. [4] Hiệp hội Cao su Việt Nam – Danh Võ, Hoa Trần (2018). Xuất nhập khẩu sản phẩm cao su Việt Nam năm 2017. Thông tin chuyên đề cao su Tập 06/2018 Nhà xuất bản Nông nghiệp. [5] Hiệp hội cao su Việt Nam – Hiền Bùi và Hoa Trần (2018). Phát triển cây cao su tại Việt Nam đến năm 2017. Thông tin chuyên đề cao su Tập 08/2018. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [6] Hiệp hội Cao su Việt Nam (2018a). Dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IV (2015-2017) và phương hướng nhiệm kỳ V (2018-2021) [7] Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) (2018b). Số liệu thống kê cao su Việt Nam 2007 – 2017. Nhà Xuất bản Nông nghiệp [8] Nguyễn Thị Huệ (2006). Cây cao su. Nhà Xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. [9] Nguyễn Vinh Quang, Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền và Huỳnh Văn Hạnh (2018). Chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam: Thực trạng và chính sách. VIFORES, VRA, BIFA, FPA Bình Định, HAWA và Forest Trends. [10] Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) (2017). Phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su 357