Một vài ý kiến về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 19/05/2022 2460
Bạn đang xem tài liệu "Một vài ý kiến về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_vai_y_kien_ve_mo_hinh_kinh_te_tong_quat_trong_thoi_ky_qu.pdf

Nội dung text: Một vài ý kiến về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Đề Thủy MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ TỔNG QUÁT TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SOME OPINIONS ON THE GENERAL ECONOMIC MODEL IN THE PERIOD TO SOCIALISM IN VIETNAM NGUYỄN ĐỀ THỦY TÓM TẮT: Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào điều kiện cụ thể ở nước ta trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Bài viết này tập trung khai thác sự hình thành, phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường ở Việt Nam; tính đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ khóa: mô hình kinh tế tổng quát; kinh tế thị trường; định hướng xã hội chủ nghĩa. ABSTRACT: During the transition to socialism in Vietnam, the general economic model is the creative application of the Communist Party of Vietnam on the economic theory of Marxism- Leninism to the specific conditions of economic development in different historical periods. This article focuses on exploiting the formation and the development of the Vietnam Communist Party's thinking on the market economy in Vietnam; the specificity of the socialist-oriented market economy in Vietnam. Key words: general economic model; market economy; socialist orientation. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế đã vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh được nhiều quốc gia lựa chọn để thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ tế phát triển. Đại hội IX của Đảng Cộng sản sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị Việt Nam đã xác định mô hình nền kinh tế tổng trường, chịu sự tác động và điều tiết của các quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội quy luật thị trường. Sự hình thành kinh tế thị ở nước ta là: nền kinh tế thị trường định hướng trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự xã hội chủ nghĩa. Như vậy nền kinh tế thị nhiên lên kinh tế hàng hóa; khi kinh tế hàng trường ở nước ta vừa mang những đặc trưng hóa phát triển sẽ hình thành kinh tế thị trường. của kinh tế thị trường nói chung nhưng cũng có Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát tính đặc thù riêng, việc nhận thức đúng về mô triển ở các trình độ khác nhau: từ kinh tế thị hình nền kinh tế tổng quát là yêu cầu cấp bách, trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây ngày nay. dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ Kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều nghĩa, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày giai đoạn với nhiều mô hình khác nhau, nhưng càng hội nhập quốc tế sâu, rộng, toàn diện. các nền kinh tế thị trường đều có những đặc 2. NỘI DUNG trưng sau: 2.1. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường ThS. Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học, thuy.nd@huflit.edu.vn, Mã số: TCKH28-14-2021 18
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 28, Tháng 7 - 2021 Thứ nhất, có sự đa dạng của các chủ thể 2.2. Khái quát sự hình thành tư duy của kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể Đảng về kinh tế thị trường ở Việt Nam kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Trong cấu 2.2.1. Thời kỳ trước đổi mới trúc đa sở hữu, sở hữu tư nhân luôn luôn là Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tếở thành tố tất yếu, bắt buộc. Phủ nhận sở hữu tư nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với nhân có nghĩa là bác bỏ kinh tế thị trường trên những đặc điểm chủ yếu: 1) Nhà nước quản lý thực tế. Bên cạnh sở hữu tư nhân, còn có các nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dạng sở hữu khác là sở hữu nhà nước, sở hữu dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp tập thể và dạng đồng sở hữu của các chủ thể đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt khác. Về nguyên tắc, các chủ thể sở hữu và các động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường là nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh độc lập và bình đẳng với nhau trước pháp luật được giao; 2) Các cơ quan hành chính can thiệp và trong hoạt động kinh doanh. Nhưng mỗi quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của hình thức sở hữu và mỗi chủ thể sở hữu lại có các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách vai trò, vị thế và chức năng đặc thù trong sự nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các vận hành của nền kinh tế thị trường. quyết định của mình; 3) Quan hệ hàng hóa - tiền Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông là chủ yếu. Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường liệu sản xuất quan trọng không được coi là sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất hàng hóa về mặt pháp lý; 4) Bộ máy quản lý động sản, thị trường khoa học công nghệ cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường, lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. kinh doanh; động lực trực tiếp của các chủ thể Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi ích kinh yếu theo chiều rộng thì cơ chế này có tác dụng tế - xã hội khác; nhà nước là chủ thể thực hiện nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các chức năng quản lý, chức năng kinh tế; thực nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. kinh tế. Nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong bộ khoa học - công nghệ, triệt tiêu động lực nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế. kinh tế đối với người lao động, không kích Các đặc trưng trên mang tính phổ biến của mọi thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tùy theo điều sản xuất, kinh doanh. Khi nền kinh tế thế giới kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị xã chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu hội của mỗi quốc gia, ngoài những đặc trưng dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc chung, mỗi nền kinh tế thị trường quốc gia có cách mạng khoa học - công nghệ hiện tại thì cơ những đặc trưng riêng, tạo nên đặc thù của các chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm mô hình kinh tế thị trường và nền kinh tế thị khuyết của nó, làm cho kinh tế lâm vào tình trường ở những quốc gia cụ thể. trạng trì trệ, khủng hoảng. Trước tình hình đó, 19
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Đề Thủy nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta kinh doanh, hợp tác, liên doanh tự nguyện, bình là rất cấp thiết. Dưới áp lực của tình thế khách đẳng, cạnh tranh hợp pháp. Bên cạnh đó, Đảng quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã cũng chỉ rõ, phải xây dựng và phát triển đồng hội, chúng ta đã có những bước cải tiến nền kinh bộ các thị trường, xóa bỏ độc quyền vàđặc tế theo hướng thị trường, tuy nhiên còn chưa toàn quyền ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh diện, chưa triệt để. Đó là khoán sản phẩm trong tế. Như vậy, đây là lần đầu tiên Đảng đề cập nông nghiệp theo Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban đến cơ chế thị trường với tư cách là cơ chế vận Bí thư Trung ương khóa IV; Nghị quyết Trung hành nền kinh tế. Có thể xem đây là một bước ương 8 khóa V (năm 1985) về giá - lương - tiền; tiến lớn trong nhận thức, trong tư duy về thị thực hiện Nghị định số 25-CP và Nghị định số trường, cơ chế thị trường của Đảng ta. 26-CP của Chính phủ Đó là những căn cứ thực Đến Đại hội VIII (6-1996), trên cơ sở tổng tế để Đảng đi đến quyết định thay đổi về cơ bản kết 10 năm đổi mới (1986-1996), Đảng đã rút cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong thời kỳ đó. ra một số kết luận mới về mối quan hệ giữa sản 2.2.2 Thời kỳ sau đổi mới xuất hàng hóa và chủ nghĩa xã hội, trong đó Đại hội VI (12-1986), trên cơ sở nhận thức Đảng đưa ra quan niệm mới, rất quan trọng về đúng đắn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và kinh tế hàng hóa và chủ nghĩa xã hội “Sản xuất con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện mà là thành tựu phát triển của nền văn minh đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Việc bố trí lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng” [2, tr.72]. quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan Tư duy của Đảng về nền kinh tế thị trường liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được từ Đại hội IX đến Đại hội XII: Đại hội IX (4- động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội 2001), khái niệm kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng, và cải tạo các xã hội chủ nghĩa mới được chính thức sử dụng thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm trong các Văn kiện của Đảng. Đại hội IX đã giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối khái quát mô hình nền kinh tế tổng quát của loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hiện tượng tiêu cực trong xã hội” [1, tr.395-396]. hội: Đảng “ và Nhà nước ta chủ trương thực Như vậy, đã thừa nhận sự tồn tại khách hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển quan của sản xuất hàng hóa và thị trường, phê nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó doanh, tuy nhiên, Đảng mới nêu ra quan điểm chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch hội chủ nghĩa” [3, tr.86-87]. Đây là bước chuyển gồm nhiều thành phần, chưa đề cập đến cơ chế quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường chỉ thị trường và phát triển nền kinh tế thị trường. như một công cụ, một cơ chế quản lý, đến nhận Đến Đại hội VII (6-1991), Văn kiện đã thức coi kinh tế thị trường như một chính thể, nêu rõ cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã xác định luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong cơ chế đó, các đơn vị kinh tế thuộc mọi là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy thành phần kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở 20
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 28, Tháng 7 - 2021 và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc hội XII, Đảng ta khẳng định rõ và cụ thể hơn, và bản chất của chủ nghĩa xã hội. bởi lẽ, trên thực tế, nền kinh tế nước ta đang Đại hội X (4-2006) tiếp tục khẳng định ở từng bước được công nhận là nền kinh tế thị nước ta với sự tồn tại đa sở hữu, đa thành phần trường và đến năm 2018 mới được các thành kinh tế “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Điều thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh đó cũng có nghĩa là nền kinh tế nước ta không tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá khác biệt mà mang đầy đủ các đặc trưng phổ thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản biến của kinh tế thị trường. nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 2.3. Tính đặc thù của nền kinh tế thị trường Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của Thứ nhất, là mô hình kinh tế thị trường hỗn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa nghĩa” [4, tr.83]. có sự điều tiết của Nhà nước: nền kinh tế thị Đại hội XI (1-2011), đã đưa vào Cương trường ở Việt Nam không phải là cái khác biệt mà lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên đó vẫn là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm theo các quy luật khách quan của kinh tế thị 2011) quan điểm về xây dựng nền kinh tế thị trường như quy luật tự do cạnh tranh, quy luật trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở cung cầu, quy luật giá trị, thực hiện tự do hóa phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn, đã nhấn thương mại, các nguyên tắc, thông lệ quốc tế mạnh: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trong quản lý và điều hành kinh tế được tuân trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tiền đề thủ và vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt, thị quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là kinh tế vĩ mô, là một trong ba đột phá chiến động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. lược trong 10 năm tới” [5, tr.34]. Nhưng nền kinh tế thị trường đó không phải là Đại hội XII (1-2016) của Đảng có sự phát kinh tế thị trường tự do mà có sự điều tiết, quản triển mới bằng việc đưa ra quan niệm: “Nền lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đảm định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế ở nước ta là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; nước trên nguyên tắc tuân thủ và tôn trọng các đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nguyên tắc của thị trường, sử dụng các công cụ, nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường, thực nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu từng chính sách phát triển. “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn Thứ hai, là mô hình kinh tế thị trường với minh” [6, tr.102]. Nền kinh tế thị trường định đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh thành phần kinh tế, đất đai thuộc sở hữu toàn tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật dân: với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành của kinh tế thị trường. Đây là luận điểm đã được phần kinh tế, các thành phần kinh tế đều là bộ đề cập trong các kỳ Đại hội trước nhưng tại Đại phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc 21
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Đề Thủy dân, cùng bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu phát triển, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò không chỉ dừng ở tốc độ tăng trưởng kinh tế mà chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan còn không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, trọng của nền kinh tế, kinh tế nhà nước, kinh tế thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội, Phân tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phối lại thông qua hệ thống phúc lợi xã hội cũng phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các là rất đúng đắn và hợp lý nhằm đảm bảo công thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị bằng, bình đẳng trong xã hội, góp phần thực hiện trường nhưng theo định hướng chung và khuôn các mục tiêu của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt khổ pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nam. Đây chính là nét ưu việt của chế độ phân Nhà nước coi trọng và tạo điều kiện cho các phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã thành phần kinh tế phát triển tự do, bình đẳng, hội chủ nghĩa ở Việt Nam. thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh Thứ tư, là nền kinh tế thị trường do Đảng doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước pháp hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Nền kinh tế quyền xã hội chủ nghĩa quản lý, điều tiết vì thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công Nam dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu bằng, văn minh”. Kinh tế thị trường ở Việt sản xuất cơ bản, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nam là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, thực hiện lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt công, tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ, nâng Nam, được định hướng cao về mặt xã hội, có cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng mục đích đảm bảo tối đa lợi ích của đại đa số và doanh nghiệp. nhân dân và sự phát triển bền vững của đất Thứ ba, phân phối được thực hiện trên nước, tôn trọng và tạo điều kiện cho các chủ nguyên tắc chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu thể kinh tế tự do phát triển đồng thời thực hiện quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn các biện pháp hữu hiệu để hạn chế những cùng các nguồn lực khác và phân phối thông khuyết tật của tính tự phát thị trường. Nền kinh qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội: tế đó chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế Nền kinh tế thị trường ở nước ta với đa dạng mà nội dung căn bản là bảo đảm phúc lợi đầy hình thức sở hữu, đa dạng thành phần kinh tế, đủ và sự phát triển tự do, toàn diện của mọi đa dạng phương thức sản xuất kinh doanh thành viên trong xã hội, vì lợi ích của đại đa số cần đa dạng các hình thức phân phối. Lao động nhân dân, bảo đảm mọi người đều được bình trở thành cơ sở quyết định địa vị và phúc lợi vật đẳng trong tiếp cận các cơ hội và điều kiện phát chất của mỗi người. Vì vậy, phân phối theo lao triển, được tham gia và hưởng lợi từ quá trình động và hiệu quả kinh tế là hình thức phân phối phát triển, đây chính là tính nhân văn, ưu việt căn bản, là nguyên tắc phân phối chủ yếu và riêng có của nền kinh tế thị trường định hướng thích hợp nhất, phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Việt Nam. của các thành phần kinh tế đang tồn tại ở nước Thứ năm, là nền kinh tế thị trường hiện đại ta. Bên cạnh đó, hình thức phân phối theo mức và hội nhập quốc tế. Đặc trưng này thể hiện nền đóng góp vốn nhằm huy động tốt các nguồn lực kinh tế thị trường mà nước ta xây dựng không cho mở rộng, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng phải là cái khác lạ so với kinh tế thị trường ở trưởng kinh tế cũng là rất cần thiết và công các nước, mà cũng là một bộ phận hữu cơ của bằng đối với các chủ thể kinh tế. Nền kinh tế nền kinh tế thị trường thế giới, kế thừa có chọn thị trường ở nước ta là nền kinh tế thị trường lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị 22
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 28, Tháng 7 - 2021 trường của nhân loại, hệ thống pháp luật, cơ hình kinh tế thị trường có sẵn trong lịch sử dù chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các đó là mô hình hiệu quả, để giải quyết các vấn loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông đề phát triển mang nhiều nét đặc thù của mình. suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên Việt Nam với sự lựa chọn nền kinh tế thị thế giới. Tuân thủ các nguyên tắc, quy ước, trường định hướng xã hội chủ nghĩa xuất phát hiệp định, điều lệ, chuẩn mực chung của thế từ nhận thức đúng đắn của Đảng ta, kinh tế thị giới để phát triển, thực hiện tự do hóa trên trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt phạm vi quốc tế trong các lĩnh vực hợp tác Nam là một mô hình hoàn toàn mới, chưa có thương mại, đầu tư, tài chính, dịch vụ, lao tiền lệ trong lịch sử và thời gian phát triển mới động, việc làm, tham gia vào chuỗi giá trị và hơn ba thập kỷ. Việt Nam vẫn đang tiếp tục mạng sản xuất toàn cầu, thực hiện chuyển giao đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị các thành tựu, phát minh, sáng chế khoa học trường định hướng xã hội chủ nghĩa để nhanh công nghệ hiện đại với các quốc gia chóng xây dựng và phát triển có hiệu quả nền 3. KẾT LUẬN kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ Nền kinh tế thị trường không phải là cái nghĩa. Thực tế phát triển của Việt Nam về mọi riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu mặt trong thời gian qua đã là minh chứng về phát triển chung của nhân loại, nền kinh tế thị sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta về mô hình trường có thể tồn tại và thích ứng với nhiều kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thái xã hội khác nhau. Một quốc gia đi ở Việt Nam. sau không nhất thiết phải rập khuôn các mô TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ,X Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ngày nhận bài: 23-3-2021. Ngày biên tập xong: 17-6-2021. Duyệt đăng: 24-7-2021 23