Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đà Nẵng – giải pháp quan trọng trong bối cảnh hội nhập AEC
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đà Nẵng – giải pháp quan trọng trong bối cảnh hội nhập AEC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_da_nang_giai_phap_quan_tr.pdf
Nội dung text: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đà Nẵng – giải pháp quan trọng trong bối cảnh hội nhập AEC
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÀ NẴNG – GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC IMPROVING THE QUALITY OF DA NANG HUMAN RESOURCES - AN IMPORTANT SOLUTION IN AEC INTEGRATION TS. Nguyễn Thị Thoa Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng thoabonwin@gmail.com TÓM TẮT Cộng đồng kinh tế chung AEC được thành lập vào tháng 12 năm 2015. Sự kiện này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp và lao động Đà Nẵng. Một nguyên nhân quan trọng khiến cho hiệu quả hội nhập của Việt Nam chưa cao là do hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Bài viết tập trung phân tích thực trạng đào tạo nhân lực ở Đà Nẵng, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực thành phố này. Từ khóa: Đà Nẵng, kinh tế, AEC, giáo dục, doanh nghiệp, lao động ABSTRACT The ASEAN economic community (AEC) is going to be established in December of 2015. This event will bring more opportunities for socio - economic development of Danang but also poses significant challenges for Da Nang enterprises and workers. An important reason that makes Vietnam’s integration still not very effective is its limited human resources quality. This article focuses on analyzing the current situation of human training in Da Nang to finding out what causes due to limitations and proposing solutions to improve the quality of personnel training in this city. Key words:, Da Nang, economic, AEC, education, entreprises, labor 1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Một mốc quan trọng đối với các nƣớc ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng là sự ra đời cộng đồng kinh tế chung AEC vào cuối năm 2015. Đây là thời điểm khẳng định sự hội nhập sâu hơn của Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới, nó tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trƣờng, tiếp cận với nhiều phƣơng pháp cách thức quản hoạt động kinh doanh tiên tiến; công nghệ mới, thị trƣờng mới, Tuy nhiên, việc tham gia mạnh mẽ hơn vào hệ thống kinh tế khu vực và toàn cầu cũng đặt các doanh nghiệp và lao động Việt Nam trƣớc nhiều thách thức lớn. Hai nguyên nhân chủ yếu của những thách thức này là: (i) nền kinh tế của Việt Nam còn kém phát triển hơn nhiều nƣớc trong khối ASEAN, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu; (ii) Nguồn nhân lực của Việt Nam chất lƣợng chƣa cao. Tổng thƣ ký ASEAN Lê Lƣơng Minh cũng đã nhận định: ―để chuẩn bị tốt cho ngƣời dân khi cộng đồng kinh tế AEC ra đời thì Việt Nam cần phải tập trung nhiều hơn cho giáo dục vì giáo dục là yếu tố then chốt đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nƣớc trong khu vực‖. Mặt khác, khi AEC đƣợc thành lập thì 10 nƣớc thành viên sẽ có sự dịch chuyển tự do về thƣơng mại, đầu tƣ và thực hiện cam kết ―tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo”. Các nƣớc trong cộng đồng thống nhất giá trị tƣơng đƣơng của chứng chỉ đào tạo của nhau ở 8 loại nghề nghiệp: bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sƣ, kiến trúc sƣ, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch Đây vừa là cơ hội cho các lao động Việt Nam tìm kiếm việc làm ở nƣớc ngoài nhƣng cũng là thách thức khi lao động Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn trên chính thị trƣờng lao động trong nƣớc. Nếu không nâng cao chất lƣợng đào tạo thì lao động Việt Nam, có thể thua ngay trên sân nhà. Vì vậy, đối với Việt Nam hiện nay, đào tạo nhân lực nhất là nhân lực chất lƣợng cao là một trong ba giải pháp mấu chốt cho phát triển kinh tế xã hội. 335
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Trong những năm qua, nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của nhân lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng và thực hiện nhiều chủ trƣơng, chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, thu hút nhân tài. Bƣớc đầu thành phố đã đạt đƣợc những thành công nhất định: chất lƣợng trình độ lao động đƣợc cải thiện rõ rệt, đáp ứng khá tốt yêu cầu nhân lực để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực ở thành phố Đà Nẵng vẫn còn một số hạn chế: cơ cấu đào tạo nhân lực chƣa phù hợp lý nhu cầu sử dụng, chất lƣợng lao động tính trung bình còn chƣa cao, thành phố chƣa có cơ sở đào tạo nhân lực cho một số ngành nghề; khả năng sử dụng ngoại ngữ còn yếu Vì vậy, Đà Nẵng cần có những giải pháp cấp bách để đào tạo phát triển nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động cao, khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới. 2. Thực trạng về nhân lực và đào tạo nhân lực ở Đà Nẵng 2.1. Thực trạng về nhân lực Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của thành phố, dân số và lực lƣợng lao động ở Đà Nẵng không ngừng tăng lên. Nếu năm 2001, dân số trung bình toàn thành phố là 728.823 ngƣời thì tới năm 2014 dân số Đà Nẵng đã đạt mức 1.000.370 ngƣời. Bảng 1. Dân số và lao động thành phố Đà Nẵng Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2013 Lực lƣợng lao động chiếm gần 50% dân số thành phố với đặc thù trẻ, năng động phần lớn đƣợc đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề khá đáp ứng đƣợc những yêu cầu nhất định của các doanh nghiệp tại thành phố và khu vực. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đƣợc cải thiện dần. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên từ 21,56% năm 1997 lên 43% năm 2014. Năng suất lao động của Đà Nẵng có tăng lên nhƣng vấn còn ở mức độ thấp. 2.2. Công tác đào tạo nhân lực a) Thành tựu Công tác đạo tạo nhân lực có những bƣớc phát triển nhất định, số trƣờng đào tạo ngày một tăng. Năm 2000 thành phố có 3 trƣờng đại học và cao đẳng, 8 trƣờng trung học chuyên nghiệp và 2 trƣờng đào tạo công nhân kỹ thuật thì tới 2014 đã có 24 trƣờng cao đẳng đại học, 29 trƣờng trung học chuyên nghiệp 336
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) và 59 trung tâm dạy nghề. Song song với sự phát triển của các cơ sở đào tạo, thì số lƣợng giáo viên cũng tăng lên đáng kể. Số giáo viên đại học cao đẳng tăng nhanh chóng từ 1098 ngƣời năm 2000 lên tới 4182 giáo viên năm 2011 và tới 2013 thì con số này là 4619 giáo viên. Cơ sở vật chất của các trƣờng đƣợc trang bị ngày càng hiện đại phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn. Tỷ lệ học sinh, sinh viên cũng thay đổi rất nhiều qua các năm theo hƣớng gia tăng mạnh lƣợng sinh viên ở bậc đại học, sau đại học và cao đẳng. Trong khi đó lƣợng học sinh học trung học chuyên nghiệp và học nghề giảm đi. Bảng 2. Số học sinh sinh viên đang học ở bậc đào tạo ở Đà Nẵng (31/12 hàng năm Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng Công tác đào tạo phát triển nhân lực ngày càng đƣợc coi trọng. Thành phố có một số trƣờng đại học cao đẳng đã có bƣớc phát triển đáng kể về quy mô và chất lƣợng. Đại học Đà Nẵng là trƣờng đào tạo đa ngành và có quy mô đào tạo lớn nhất ở thành phố. Một số trƣờng đại học và cao đẳng khác cũng dần khẳng định đƣợc vị trí và thƣơng hiệu của mình nhƣ đại học Duy Tân, đại học Kiến Trúc, Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch, cao đẳng Thƣơng mại, cao đẳng Thực hành FPT, Gần đây, các trƣờng đại học và cao đẳng ở Đà Nẵng đã chủ động mở thêm nhiều chuyên ngành và tăng quy mô đào tạo đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội nhƣ: điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, cơ – điện tử, công nghệ môi trƣờng, kỹ thuật năng lƣợng và môi trƣờng, công nghệ hóa thực phẩm, công nghệ hóa dầu và khí, công nghệ sinh học, hóa dƣợc, khoa học môi trƣờng, Logistics, công trình thủy, phát triển nguồn nƣớc, sinh thái học, quản trị du lịch khách sạn, dịch vụ pháp lý, y tá, điều dƣỡng b) Những hạn chế Bên cạnh những thành quả ban đầu thì công tác đào tạo phát triển nhân lực ở Đà Nẵng cũng không tránh khỏi những bất cập chung của cả nƣớc nhƣ: - Cơ cấu ngành nghề còn có nhiều biểu hiện mất cân đối, không phù hợp với nhu cầu xã hội, gây lãng phí lớn. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo theo ngành nghề ở Đà Nẵng tiếp tục thay đổi theo hƣớng gia tăng nhiều lao động làm dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp. Tình trạng sinh viên đại học, tốt nghiệp ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm tăng lên, nhiều ngƣời đã phải tìm cách xin làm trái ngành hoặc quay trở về học trung cấp chuyên nghiệp một ngành khác để xin việc mà không sử dụng bằng đại học vẫn còn xảy ra. - Cơ cấu đào tạo lao động theo trình độ chuyên môn của thành phố cũng còn bất hợp lý. Theo quỹ dân số liên hợp quốc quy định: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn là (1 đại học cao đẳng – 4 trung cấp chuyên nghiệp – 10 công nhân kỹ thuật). Tuy nhiên, ở Đà Nẵng tỷ lệ này năm 1997 là: 1 cao đẳng đại học – 0,5 trung cấp – 1,1 công nhân kỹ thuật. Tới năm 2005 là 1- 0,5 - 1,7 và đặc biệt những năm gần đây lại thay đổi theo hƣớng tăng tỷ lệ lao động đào tạo cao đẳng, đại học, giảm mạnh tỷ lệ lao động đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và công nhân ký thuật (năm 2013 là 1 - 0,31- 0,45). 337
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - Năng suất lao động xã hội chƣa cao do tỷ lệ lao động qua đào tạo và chất lƣợng đào tạo một số ngành nghề còn thấp. - Phần lớn các trƣờng đều có xu hƣớng đào tạo đa ngành. Các nhóm ngành phổ biến đƣợc nhiều trƣờng lựa chọn giảng dạy là: Khối ngành kinh tế: kế toán, kiểm toán 61% trƣờng đào tạo; quản trị kinh doanh 56,1%; tài chính ngân hàng 46,3%; du lịch - khách sạn - nhà hàng 34,1% Khối kỹ thuật: có 56,1% số trƣờng đào tạo công nghệ thông tin; điện - điện tử, điện lạnh 39%; xây dựng 34,1%; kiến trúc - mỹ thuật 22%, công nghệ sinh học 19%, Hiện còn thiếu các cơ sở đào tạo một số chuyên ngành nhất là chuyên ngành công nghệ cao, khoa học xã hội nhân văn, văn hóa - nghệ thuật, - Phần lớn lao động qua đào tạo ở Đà Nẵng chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu của nhà tuyển dụng về khả năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn ở một số ngành, thái độ trong khi làm việc. Đây là một cản trở rất lớn cho lao động Việt Nam trên thị trƣờng lao động khu vực và quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế AEC và kinh tế toàn cầu hiện nay. Theo khảo sát của Ngân hàng thế giới trong ―báo cáo phát triển Việt Nam 2013‖ với 350 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ thì có tới 82,9% lao động đƣợc đào tạo không đáp ứng đƣợc đòi hỏi về kỹ năng và thái độ của một nhà tuyển dụng. Vì vậy, nếu không khắc phục nhƣợc điểm này thì lao động Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà khi việc dịch chuyển lao động tự do có hiệu lực trong AEC. 2.3. Những nguyên nhân hạn chế chủ yếu Đào tạo phát triển nhân lực ở Đà Nẵng còn một số hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: Nguyên nhân từ phía các trƣờng Một số trƣờng còn hạn chế về số và chất lƣợng đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất, điều kiện thực hành thí nghiệm, việc đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết nên ảnh hƣởng tới chất lƣợng đầu ra. Công tác kiểm soát chất lƣợng đầu ra chƣa chặt chẽ, thiếu những quy định và cơ chế kiểm soát cụ thể. Nguyên nhân từ phía các cấp chính quyền - Việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề với nhau, với các đơn vị sử dụng lao động trong thành phố chƣa đƣợc quan tâm chú trọng đủ mức. Chƣa có cơ chế chính sách từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc hỗ trợ cho các hoạt động liên kết. Chƣa gắn đƣợc trách nhiệm của doanh nghiệp với đào tạo lao động. - Chƣa có một biện pháp khả thi cũng nhƣ một chuẩn chung để đánh giá kiểm soát chất lƣợng đào tạo của các trƣờng trên địa bàn. Nguyên nhân khác - Quan niệm chuộng bằng cấp đã tồn tại bấy lâu trong tâm lý đa số ngƣời dân, cộng với một số bất cập trong cách sử dụng nhân lực ở Việt Nam và tác động của một số chính sách phát triển giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay khiến cho cơ cấu đào tạo bất hợp lý. Các trƣờng đại học không ngừng tăng lên về cả số lƣợng trƣờng và quy mô sinh viên đào tạo nên đã đã đặt những trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo công nhân kỹ thuật trƣớc những thách thức lớn để tồn tại phát triển. Do số lƣợng học sinh, sinh viên tuyển đƣợc của các trƣờng cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề không đủ, chất lƣợng đầu vào không cao nên đã ảnh hƣởng nhiều tới chất lƣợng đầu ra. Công tác giáo dục, định hƣớng nghề nghiệp và phân luồng học sinh còn nhiều hạn chế. 338
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) 3. Nhu cầu nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng Hiện nay, nền kinh tế đang hội nhập quốc tế sâu rộng và thời điểm thành lập cộng đồng kinh tế chung AEC đang cận kề. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động cao, sử dụng thành thạo ngoại ngữ là việc làm cấp thiết. Mặt khác, bên cạnh những tiềm năng phát triển Đà Nẵng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ xuất phát điểm còn thấp, thị trƣờng phụ cận có sức mua thấp, là nơi chịu nhiều ảnh hƣởng của thiên tai, biến đổi khí hậu Vì vậy, Đà Nẵng cần xây dựng một đội ngũ nhân lực đủ mạnh để cạnh tranh thắng lợi trên thƣơng trƣờng và phục vụ tốt mục tiêu phát triển thành phố. Theo quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020, Đà Nẵng dự kiến cần 905,246 ngàn lao động. Trong đó: nông nghiệp cần khoảng 4%; công nghiệp cần khoảng 29,4 % và dịch vụ cần khoảng 66,5%. Hình 1: Dự báo nhu cầu lao động một số ngành ở Đà Nẵng tới năm 2020 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Để lƣợng lao động qua đào tạo đạt khoảng 70% tổng cầu lao động vào năm 2020 thì Đà Nẵng sẽ cần khoảng 633,672 ngàn lao động đã qua đào tạo. Trong đó, lao động có trình độ đại học cao đẳng là 186,374 ngàn ngƣời; trung cấp chuyên nghiệp cần khoảng 149,099 ngàn ngƣời; công nhân kỹ thuật khoảng 298,199 ngàn ngƣời (tƣơng ứng với tỷ lệ cơ cấu 1 -0,8 -1,6.) 4. Quan điểm và giải pháp đào tạo phát triển nhân lực ở Đà Nẵng 4.1. Quan điểm phát triển Đào tạo và phát triển nhân lực có vai trò quan trọng mang tính quyết định tới sức cạnh tranh và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy, hoàn thiện các điều kiện phát triển nhân lực, phát triển hệ thống giáo dục đào tạo phù hợp, có chọn lọc, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội hiện, đại bền vững Phát huy vai trò của xã hội trong phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hoàn thiện quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo, quản lý và thực hiện các chính sách thu hút đầu tƣ, hợp tác trong và ngoài nƣớc đối với giáo dục đào tạo nhân lực. Đào tạo phát triển nhân đảm bảo số lƣợng đầy đủ, cơ cấu hợp lý, trình độ chuyên môn tay nghề cao, tác phong chuyên nghiệp và kỷ luật lao động tốt, năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển Đà Nẵng thành một trung tâm khoa học công nghệ, trung tâm kinh tế của đất nƣớc. Chú trọng phát triển nhân lực chất lƣợng cao cho các ngành trọng điểm của thành phố nhƣ: du lịch, dịch vụ, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin – truyền thông, công nghệ cao 4.2. Giải pháp phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2015- 2025 339
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thứ nhất, quy hoạch lại mạng lƣới đào tạo nhân lực, hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo, dạy nghề, ƣu tiên đào tạo nhân lực chất lƣợng cao đạt trình độ quốc tế. Nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, bồi dƣỡng đào tạo giảng viên, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Thành phố cần hỗ trợ các cơ sở đào tạo thông qua các cơ chế ƣu đãi về đất đai, thủ tục hành chính, tín dụng, đặt hàng đào tạo nhân lực cho khu vực công; hỗ trợ đào tạo, thu hút giảng viên. Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục hƣớng nghiệp, phân luồng học sinh, sinh viên đồng thời tăng cƣờng quản lý ngành nghề đào tạo trong các trƣờng. Tuyên truyền vận động mọi tổ chức cá nhân và gia đình thay đổi quan điểm về giáo dục nghề nghiệp và hƣớng nghiệp cho con em họ. Thứ ba, phát triển các hình thức đào tạo đi đôi với việc đánh giá kiểm định chất lƣợng đào tạo. Xây dựng cơ sở đào tạo theo hƣớng gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với việc đào tạo nhân lực để sử dụng Thứ tư, tranh thủ khai thác các chƣơng trình đào tạo nhân lực chất lƣợng cao của trung ƣơng và các tổ chức quốc tế trong đào tạo các chuyên gia và các nhà quản lý. Tăng cƣờng hợp tác đào tạo phát triển nhân lực chất lƣợng cao trong và ngoài nƣớc Thứ năm, đổi mới công tác quản lý nhân lực trên cơ sở hình thành một cơ quan chuyên trách thu thập, xây dựng hệ thông thông tin về cung cầu lao động thành phố. Đảm bảo sựu cân đối cung cầu nhân lực thành phố. Thứ sáu, đổi mới cơ chế chính sách, công cụ phát triển nguồn nhân lực: môi trƣờng làm việc, chính sách việc làm, thu nhập bảo hiểm, điều kiện sinh hoạt dân cƣ Chú ý chính sách phát hiện, thu hút, đánh giá và tôn vinh với bộ phận nhân lực chất lƣợng cao. Cải cách chế độ tiền lƣơng cho giáo viên. Nâng cao hiệu quả các luồng đầu tƣ cho giáo dục đào tạo. Thứ bảy, tăng cƣờng giảng dạy kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngoại ngữ và năng lực làm việc nhóm và chú ý rèn luyện kỷ luật cho ngƣời lao động. 5. Kết luận Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia ASEAN đặc biệt là trong bối cảnh cộng đồng kinh tế chung AEC đƣợc thành lập vào cuối năm 2015. Phát triển nhân lực đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng và hợp lý về cơ cấu, trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Cần phải có sự phối kết hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ, hợp lý giữa nhà nƣớc, doanh nghiệp, nhà trƣờng, gia đình và xã hội để góp phần hoàn thiện hệ thống giáo dục Việt Nam theo hƣớng hiệu quả hơn, chất lƣợng hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngân hàng thế giới, (2005), Đô thị trong thế giới toàn cầu hóa, UN 2007 – NXB chính trị quốc gia [2] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, (2010), Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020. [3] [4] [5] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, (2008), báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. 340