Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang

pdf 10 trang Gia Huy 23/05/2022 1420
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_tin_dung_tai_ngan_hang_dau_tu_va_phat_tr.pdf

Nội dung text: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang

  1. XUÂN KỶ HỢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TIỀN GIANG  NGUYỄN VĂN DUYÊN (*) TÓM TẮT Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng của hầu hết ngân hàng thương mại. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một số vấn đề cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, cụ thể là tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh (CN) Tiền Giang, thông qua việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV CN Tiền Giang, tác giả rút ra nhận xét, đánh giá và nêu bật những thành tựu, hạn chế đối với chất lượng tín dụng, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV CN Tiền Giang trong thời gian tới. Từ khóa: Tín dụng, ngân hàng thương mại. SUMMARY Credit activities are major and important business activities of any commercial banks. In this article, the author mentions a number of theoretical issues related to the credit quality of commercial banks, namely at BIDV Tien Giang Branch, through the assessment of credit quality BIDV Tien Giang Branch, the author draws comments, reviews and highlights the achievements and limitations on credit quality, and offers solutions to improve the quality of credit at BIDV Tien Giang Branch in the coming time. Key words: Credit, commercial banks. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) khác, hoạt động tín dụng của BIDV CN Tiền Giang trong những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực trên cả hai phương diện tăng trưởng và tỷ trọng các nghiệp vụ ngân hàng góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng còn không ít tồn tại, hạn chế ảnh hưởng không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, an toàn vốn, các giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nên việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV CN Tiền Giang là điều cần thiết. 2. Thực trạng 2.1 Tăng trưởng dư nợ tín dụng tại BIDV CN Tiền Giang giai đoạn 2014 - 2016 Nguồn: BIDV Tiền Giang (*) Học viên Cao họcTrường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 54
  2. XUÂN KỶ HỢI Dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng, năm 2014 đạt dư nợ 3.642 tỷ đồng, năm 2015 đạt 4.423 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 24,2% so với năm 2014; năm 2016 đạt 4.610 tỷ đồng, tốc động tăng trưởng là 4,2% so với năm 2015. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng và huy động vốn từ năm 2014 đến 2016 đã góp phần cải thiện tốc độ tăng của thu nhập từ lãi. Thu nhập lãi hệ thống BIDV áp dụng cơ chế FTP tính lãi trực tiếp từ cho vay và huy vốn. Nếu như năm 2014 tổng dư nợ tín dụng và huy động vốn là 8.028 tỷ đồng đem lại thu nhập từ lãi đạt được 603.3 tỷ đồng; năm 2015 tổng dư nợ tín dụng và huy động vốn là 9.710 tỷ đồng đem lại thu nhập từ lãi đạt 630,6 tỷ đồng; Năm 2016 tổng dư nợ tín dụng và huy động vốn là 10.685 tỷ đồng đem lại thu nhập từ lãi đạt được 699,6 tỷ đồng. Đã đóng góp rất lớn vào lợi nhuận trước thuế của chi nhánh trong 3 năm từ 2014 đến 2016 góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh do BIDV giao hàng năm. 2.2 Tình hình cơ cấu cho vay tại BIDV CN Tiền Giang giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 1. Dư nợ cho vay của BIDV CN Tiền Giang phân theo cơ cấu Đơn vị: tỷ đồng NĂM 2014 2015 2016 CHỈ TIÊU Tổng dư nợ cho vay cá nhân và TCKT 3,642 4,423 4,610 1. Theo kỳ hạn 3,642 4,423 4,610 -Dư nợ cho vay ngắn hạn 3,084 3,568 3,753 -Dư nợ cho vay trung và dài hạn 987 1,164 1,275 2. Theo tài sản đảm bảo 3,642 4,423 4,610 -Cho vay không có tài sản bảo đảm 480 530 595 -Cho vay có tài sản bảo đảm 3,162 3,893 4,015 3. Theo ngành nghề 3,642 4,423 4,610 -Xây dựng 467 490 485 - Bán buôn và bán lẻ các loại ô tô, xe có động cơ khác 320 310 336 -Sản xuất và chế biến 223 253 268 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 209 318 340 -Thương mại và dịch vụ 1,260 1,625 1,672 -Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 780 760 772 -Cho vay tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình 383 667 737 4.Theo thành phần kinh tế 3,642 4,423 4,610 -Doanh nghiệp, công ty cổ phần nhà nước 0 0 0 -Doanh nghiệp ngoài nhà nước 2,286 2,777 2,785 - Doanh nghiệp siêu nhỏ, cá nhân, hộ gia đình 1,356 1,646 1,825 Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Tiền Giang Xét theo kỳ hạn thì tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ qua các năm là 27,1%, 26,3%, 27,7% đảm bảo tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn/Tổng dư nợ thấp hơn 30%. Dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại và dịch vụ, nông lâm nghiệp và thuỷ sản, xây dựng, cho vay tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình. Cho vay theo thành phần kinh tế là doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp siêu nhỏ, cá nhân, hộ gia đình. Theo kỳ hạn: Cho vay ngắn năm 2014 đạt 3.084 tỷ đồng, chiếm 84,7% dư nợ, năm 2015 đạt 3.568 tỷ đồng, chiếm 80,7% dư nợ, tăng 15,7% so với năm 2014, năm 2016 đạt 3.753 tỷ đồng, chiếm TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 55
  3. XUÂN KỶ HỢI 81,4% dư nợ, tăng 5,2% so với 2015. Đối với cho vay trung, dài hạn năm 2014 đạt 558 tỷ đồng, chiếm 15,3% dư nợ, năm 2015 đạt 855 tỷ đồng, chiếm 19,3% dư nợ, tăng 53,2% so với năm 2014, năm 2016 đạt 857 tỷ đồng, chiếm 18,6% dư nợ, tăng 0,2% so với 2015. - Theo tài sản đảm bảo: Năm 2014 đạt 3.162 tỷ đồng, chiếm 86,8% dư nợ, năm 2015 đạt 3.893 tỷ đồng, chiếm 88,0% dư nợ, tăng 23,1% so với năm 2014, năm 2016 đạt 4.015 tỷ đồng, chiếm 87,1% dư nơ, tăng 3,1% so với 2015. -Theo ngành nghề: Dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại và dịch vụ, nông lâm nghiệp và thuỷ sản, xây dựng, cho vay tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình. Tỷ trọng của các ngành này chiếm tỷ trọng cao so với tổng dư nợ từ năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 79,4%, 80,1%, 79,5% trong khi đó các ngành khác chiếm tỷ trọng thấp so với tổng dư nợ. Xét về dư nợ của các ngành này từ cao xuống thấp. Cụ thể: + Thương mại và dịch vụ: Năm 2014 đạt 1.260 tỷ đồng, chiếm 36,6% dư nợ, năm 2015 đạt 1.625 tỷ đồng, chiếm 36,7% dư nợ, tăng 29,0% so với 2014, năm 2016 là 1.672 tỷ đồng, chiếm 36,3% dư nợ, tăng 2,9% so với 2015. + Nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Năm 2014 đạt 780 tỷ đồng, chiếm 21,4% dư nợ, năm 2015 đạt 760 tỷ đồng, chiếm 17,2% dư nợ, giảm -2,60% so với 2014, năm 2016 là 772 tỷ đồng, chiếm 16,7% dư nợ, tăng 1,6% so với 2015. Trong năm 2015 dư nợ của ngành này giảm theo số tuyệt đối là 20 tỷ đồng do biến động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng lớn về giá biến động sụp giảm, hàng thủy sản khó xuất, lợi nhuận thấp có trường hợp bị lỗ nên BIDV Tiền Giang đã chủ động giữ và giảm dư nợ. Đến năm 2016 ngành thủy sản dần phục hồi nên tăng dư nợ nhẹ 12 tỷ so với 2015. + Ngành xây dựng: Năm 2014 đạt 467 tỷ đồng, chiếm 12,8% dư nợ, năm 2015 đạt 490 tỷ đồng, chiếm 11,1% dư nợ, tăng 4,9% so với 2014, năm 2016 là 485 tỷ đồng, chiếm 10,5% dư nợ, giảm 1,0% so với 2015. Trong 3 năm dư nợ của ngành này năm 2014 là 467 tỷ đồng đến năm 2016 chỉ đạt 485 tỷ đồng tăng số tuyệt đối 18 tỷ đồng, tăng trưởng chậm do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đẩy giá thành lên và áp lực do cạnh tranh làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp thấp nên các doanh nghiệp không mạo hiểm vay vốn ngân hàng mở rộng kinh doanh. + Cho vay tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình: Năm 2014 đạt 383 tỷ đồng, chiếm 10,5% dư nợ, năm 2015 đạt 667 tỷ đồng, chiếm 15,1% dư nợ, tăng 74,2% so với 2014, năm 2016 là 737 tỷ đồng, chiếm 16,0% dư nợ, tăng 10,5% so với 2015. Trong 3 năm dư nợ của Cho vay tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình tăng nhanh so với các ngành khác năm 2014 là 383 tỷ đồng đến năm 2016 đạt tới 737 tỷ đồng, tăng số tuyệt đối 354 tỷ đồng. Do nhu cầu chi tiêu gia đình ngày càng cao như mua sắm ô tô, xây dựng sửa chữa nhà ở là nhu cầu của mọi người nên việc BIDV Tiền Giang cho vay tiêu dùng tăng nhanh từ các sản phẩm: cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay thấu chi, cho vay mua ô tô, cho vay nhu cầu nhà ở là phù hợp, hiệu quả, phân tán rủi ro. + Các ngành còn lại: Bán buôn và bán lẻ các loại ô tô, xe có động cơ khác; Ngành sản xuất và chế biến và ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống; Tổng dư nợ cho vay của ba ngành này: Năm 2014 đạt 752 tỷ đồng, chiếm 20,6% dư nợ, năm 2015 đạt 881 tỷ đồng, chiếm 19,9% dư nợ, tăng 17,2% so với 2014, năm 2016 là 944 tỷ đồng, chiếm 20,5% dư nợ, tăng 7,2% so với 2015. Trong 03 năm tổng dư nợ của ba ngành này đều tăng và chiếm tỷ trọng bình quân 20,3% trên tổng dư nợ. - Theo thành phần kinh tế: Cho vay các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2014 đạt 2.286 tỷ đồng, năm 2015 là 2.777 tỷ đồng tăng 21,5% so với 2014, năm 2016 là 2.785 tỷ đồng có xu hướng TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 56
  4. XUÂN KỶ HỢI chựng lại chỉ tăng 0,3% so với 2015 do cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất lớn như giảm lãi suất, tăng số tiền cho vay để lôi kéo khách hàng. Chính sự cạnh tranh này dễ xảy ra rủi ro như thiếu tài sản đảm bảo do tăng mức cho vay, vốn cho vay thừa doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả. Trong khi đó cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ, cá nhân, hộ gia đình là chủ yếu và liên tục tăng trưởng, đồng thời tỷ trọng so với tổng dư nợ từ 2014 đến 2016 lần lượt là 1.356 tỷ đồng, 1.646 tỷ đồng, 1.825 tỷ đồng, tăng đều theo số tuyệt đối năm 2015 tăng 290 tỷ đồng so với năm 2014; năm 2016 tăng 179 tỷ đồng so với năm 2015. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước BIDV Tiền Giang không cho vay. 3.3 Thực trạng nợ xấu của BIDV CN Tiền Giang giai đoạn 2014 -2016 Nợ xấu từ năm 2014 đến 2016 BIDV Tiền Giang kiểm soát rất tốt, tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 1% có chiều hướng giảm, năm 2014 nợ xấu 35,5 tỷ đồng, năm 2015 là 36,7 tỷ đồng có cao hơn năm 2014 theo số tuyệt đối là 1,4 tỷ đồng, nhưng xét tỷ lệ phần trăm (%) nợ xấu trên tổng dư nợ thì giảm 0.14% so với năm 2014 và năm 2016; Nợ xấu là 12,5 tỷ đồng giảm rất thấp, số tuyệt đối giảm 24 tỷ đồng so với năm 2015 tỷ lệ phần trăm (%) nợ xấu trên tổng dư nợ thì giảm 0.56% so với năm 2015. - Nợ xấu ngắn hạn: Năm 2014 nợ xấu 28,5 tỷ đồng, năm 2015 là 30,1 tỷ đồng có cao hơn năm 2014 theo số tuyệt đối là 1,6 tỷ đồng, tốc độ tăng 0,06 lần, và năm 2016. Nợ xấu là 9 tỷ đồng giảm rất thấp, số tuyệt đối giảm 21,1 tỷ đồng so với năm 2015 tỷ đồng, tốc độ giảm 0,70 lần. - Nợ xấu trung dài hạn: Năm 2014 nợ xấu 6,8 tỷ đồng, năm 2015 là 6,6 tỷ đồng thấp hơn năm 2014 theo số tuyệt đối là 0,2 tỷ đồng, tốc độ giảm 0,03 lần và năm 2016. Nợ quá hạn là 3,5 tỷ đồng giảm rất thấp, số tuyệt đối giảm 3,1 tỷ đồng so với năm 2015 tỷ đồng, tốc độ giảm 0,47 lần. Bảng 2. Tình hình nợ xấu của BIDV CN Tiền Giang giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị: tỷ đồng Lượng tăng, giảm NĂM 2014 2015 2016 2014 với 2015 với CHỈ TIÊU 2015 2016 1.Nợ xấu 35.3 36.7 12.5 1.4 -24 -Ngắn hạn 28.5 30.1 9.0 1.6 -21.1 -Trung dài hạn 6.8 6.6 3.5 -0.2 -3.1 2. Nợ xấu theo tuổi nợ 35.3 36.7 12.5 1.4 -24.2 + Từ 91 đến 180 ngày 1.3 2.2 1.6 0.9 -0.6 + Từ 181 đến 360 ngày 3.2 7.3 0.9 4.1 -6.4 + Trên 360 ngày 30.8 27.2 10.0 -3.6 -17.2 2.Tỷ lệ nợ xấu(%) 0.97% 0.83% 0.27% -0.14% -0.56% Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Tiền Giang - Theo tuổi nợ: Nợ nhóm 3 (từ 91 đến 180 ngày), năm 2014 đến năm 2016 lần lượt là 1.3 tỷ đồng chiếm 3,7% trên tổng nợ xấu, 2.2 tỷ đồng chiếm 6,0% và 1,6 tỷ đồng chiếm 12,8%. Xét số tuyệt đối và tốc độ tăng giảm của năm sau so với năm trước: Năm 2015 số tuyệt đối tăng 0,9 tỷ đồng, tốc độ tăng 0,69 lần so với năm 2014; Năm 2016 số tuyệt đối giảm 0,6 tỷ đồng, tốc độ giảm 0,27 lần so với năm 2015. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 57
  5. XUÂN KỶ HỢI Nợ nhóm 4 (từ 181 đến 360 ngày), năm 2014 đến năm 2016 lần lượt là 3,2 tỷ đồng chiếm 9,0% trên tổng nợ xấu, 7,3 tỷ đồng chiếm 19,9% và 0,9 tỷ đồng chiếm 7,2%. Xét số tuyệt đối và tốc độ tăng giảm của năm sau so với năm trước: Năm 2015 số tuyệt đối tăng 5,8 tỷ đồng, tốc độ tăng 1,28 lần so với năm 2014; Năm 2016 số tuyệt đối giảm 1,7 tỷ đồng, tốc độ giảm 0,88 lần so với năm 2015. Nợ nhóm 5 (trên 360 ngày), năm 2014 đến năm 2016 lần lượt là 30,8 tỷ đồng chiếm 83,3% trên tổng nợ xấu, 27,2 tỷ đồng chiếm 74,1% và 10 tỷ đồng chiếm 80,0%. Xét số tuyệt đối và tốc độ tăng giảm của năm sau so với năm trước: Năm 2015 số tuyệt đối giảm 3,6 tỷ đồng, tốc độ giảm 0,12 lần so với năm 2014; Năm 2016 số tuyệt đối giảm 17,2 tỷ đồng, tốc độ giảm 0,63 lần so với năm 2015. Qua phân tích, so sánh số tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng số liệu nợ xấu từng năm cho thấy công tác xử lý nợ xấu, nhất là nợ nhóm 5 được coi là nợ có khả năng mất vốn Ban lãnh đạo BIDV Tiền Giang đặc biệt quan tâm và chỉ đạo xử lý thu hồi nợ xấu là rất tốt. Từ năm 2014 tổng nợ xấu là 35,3 tỷ đồng đến năm 2016 thu được 22,8 tỷ đồng còn lại nợ xấu là 12,5 tỷ đồng đưa tỷ lệ nợ xấu từ năm 2014 là 0,97%/tổng dư nợ đến năm 2016 tỷ lệ nợ xấu xuống còn 0,27%/tổng dư nợ. 2.4 Vòng quay vốn tín dụng - Doanh số thu nợ: Năm 2014 doanh số thu nợ là 2.565 tỷ đồng; Năm 2015 là 3.084 tỷ đồng, đạt doanh số thu nợ cao, tốc độ tăng trưởng đến 20,2% so với năm 2014; Trong khi đó năm 2016 là 3.019 tỷ đồng, doanh số thu nợ 2016 có phần chựng lại, tốc độ tăng trưởng giảm 2,1% so với năm 2015. -Dư nợ bình quân: Tăng đều qua các năm. Năm 2014: Dư nợ bình quân là 3.026 tỷ đồng; Năm 2015 là 4.005 tỷ đồng, đạt dư nợ bình quân cao, tốc độ tăng trưởng đến 24,9% so với năm 2014; Nhưng trong năm 2016 dư nợ bình quân là 4.135 tỷ đồng, có tăng nhưng chậm, tốc độ tăng trưởng 3,2% so với năm 2015. Bảng 3: Vòng quay vốn tín dụng của BIDV CN Tiền Giang qua các năm Đơn vị: tỷ đồng NĂM Tốc độ tăng, giảm(%) 2014 2015 2016 2014 với 2015 với CHỈ TIÊU 2015 2016 Doanh số thu nợ 2,565 3,084 3,019 20.2% -2.1% Dư nợ bình quân 3,206 4,005 4,135 24.9% 3.2% Vòng quay vốn tín dụng 0.8 0.77 0.73 -3.8% -5.2% (vòng) Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Tiền Giang - Vòng quay vốn tín dụng: Năm 2014 Vòng quay vốn tín dụng là 0,8; Năm 2015 vòng quay là 0,77 giảm 0,03 so với năm 2014, do tốc độ tăng doanh số thu nợ nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân; Năm 2016 vòng quay là 0,73 giảm 0,04 so với năm 2015, do tốc độ doanh số thu nợ bị giảm trong khi đó dư nợ bình quân tăng mặc dù tăng không cao. Từ đó dẫn đến vòng quay vốn tín dụng trong 3 năm đều giảm từ 0,8 năm 2014 vòng xuống còn 0,73 vòng, tốc độ luân chuyển vốn qua các năm không tăng mà có xu hướng giảm. Nguyên nhân giảm do thời gian cho vay, định kỳ hạn nợ đối TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 58
  6. XUÂN KỶ HỢI với khách hàng chưa phù hợp với vòng quay vốn lưu động của khách hàng. Trong năm 2015, qua khảo sát 72 khoản vay ngắn hạn trên 1 tỷ đồng, chiếm 18,87% tổng dư nợ có đến 18 khoản vay, chiếm 12,03% tổng dư nợ có thời hạn cho vay không phù hợp với vòng quay vốn lưu động của khách hàng. Tương tự, năm 2016 với 24 khoản vay trên 5 tỷ đồng, chiếm 9,01% dư nợ có đến 5 khoản vay, chiếm 3,31% tổng dư nợ. Mặt khác đối với cho vay hạn mức cán bộ quản lý khách hàng chưa theo dõi sát việc khách hàng cam kết chuyển toàn bộ doanh thu, bán ngoại tệ về cho chi nhánh. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV CN Tiền Giang - Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý giải ngân, thu nợ và giám sát khoản vay Chú trọng thẩm định chuyên sâu về hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực và kinh nghiệm quản lý điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, phương án, vốn tự có, tính khả thi của dự án, tài sản đảm bảo, nguồn trả nợ. Áp dụng triệt để kỹ thuật phân tích tín dụng trong đó có 6 nguyên tắc (6C) để đánh giá hồ sơ vay vốn, tránh được những thiếu sót trong việc đánh giá tín dụng, bao gồm các yếu tố: tư cách người vay, năng lực của người vay, thu nhập của người vay, đảm bảo tiền vay, các điều kiện khác, kiểm soát. Phối hợp tốt đối với các tổ chức đoàn thể tại các cơ quan trong tỉnh, chính quyền phường xã để nắm các thông tin đáng tin cậy về khách hàng vay là cá nhân đang làm việc, cư ngụ trên địa bàn điều này giúp cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro thẩm định về uy tín của khách hàng để hạn chế rủi ro đạo đức của họ. Xây dựng và tổ chức tốt các thông tin, lịch sử liên quan đến thông tin tín dụng, thông tin về lĩnh vực kinh doanh, tình hình kinh tế xã hội có liên quan, thông tin cảnh báo rủi ro về ngành, lĩnh vực, các giới hạn tín dụng, các hạn chế cho vay, thông tin về thị trường bất động sản, thông tin định giá, các bảng giá nhà đất, các hợp đồng mua bán bất động sản thành công tại các khu vực, địa bàn tỉnh Tiền Giang, các chủ trương chính sách của tỉnh, đặc biệt là thông tin khách hàng vay vốn, các báo cáo tài chính, phương án, dự án khả thi, lịch sử quan hệ giao dịch, khả năng trả nợ, tính chất hợp pháp, giá trị của các tài sản và các cam kết đảm bảo để cung cấp các dữ liệu đầu vào phục vụ cho công tác thẩm định, phân tích khách hàng, phân tích tín dụng làm cơ sở cho việc quyết định cho vay chính xác. - Đối với giải ngân, thu nợ và giám sát khoản vay Chấp hành nghiêm túc giới hạn tín dụng, các chỉ tiêu cho vay có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn so với tổng dư nợ của BIDV hàng năm. Xác định thời hạn cho vay, thời hạn trả nợ phù hợp vòng quay vốn lưu động và đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng, khuyến khích khách hàng chuyển doanh thu và bán ngoại tệ cho chi nhánh. Tư vấn cho khách hàng thực hiện giải ngân bằng chuyển khoản, giảm thiểu đến mức cần thiết, giải ngân bằng tiền mặt và không quá 100 triệu đồng theo quy định tại Thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/4/2012 của NHNN quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Xây dựng thông tin cảnh báo danh mục nợ có vấn đề bao gồm nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có nguy cơ xuống hạng, thay đổi nhóm nợ theo chiều hướng xấu để cán bộ quản lý khách hàng chủ động làm việc với khách hàng, có biện pháp cải thiện tình trạng xuống hạng, rớt nhóm và có kế hoạch thu xếp nguồn trả nợ cho chi nhánh trong thời gian sớm nhất. Hạn chế điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chỉ xem xét những trường hợp do nguyên nhân khách quan đã xác định nguồn trả nợ và đảm bảo TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 59
  7. XUÂN KỶ HỢI khả năng trả nợ sau khi được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, không gia hạn nợ tuỳ tiện thiếu căn cứ, không cho vay đảo nợ. Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát khoản vay, tăng cường số cuộc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách thường xuyên để xem xét tình hình sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính, quy mô hoạt động của khách hàng nhằm đánh giá đúng về khách hàng trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, phương án kinh doanh, hiệu quả kinh doanh để đảm bảo khả năng trả nợ cho chi nhánh. Hệ thống kiểm tra tập trung vào việc lựa chọn tiêu chí để kiểm tra, giám sát: chọn mẫu theo tiêu chí nhóm khách doanh nghiệp có dư nợ lớn nhất thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nhóm khách hàng có nguy cơ suy giảm khả năng trả nợ so với các tháng, quý trước, nhóm khách chậm hoặc cố tình không cung cấp thông tin tài chính, nhóm khách hàng thay đổi ban điều hành, nhóm khách hàng vay vốn nhiều ngân hàng trên địa bàn có thông tin cảnh báo nợ quá hạn, nợ xấu. - Tăng cường công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ Để phục vụ xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm minh bạch tình hình tài chính của khách hàng, CBQLKH cần xúc tiến phân tích nền khách hàng, sàng lọc khách hàng tốt thông qua cập nhật kịp thời các thông tin tài chính, rà soát lại việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính để đảm bảo xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp chính xác phục vụ cho công tác khuyến khích hoặc hạn chế cho vay, đồng thời bổ trợ cho chính sách khách hàng của từng nhóm khách hàng. Tư vấn cho khách hàng về chính sách khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để họ hợp tác với chi nhánh trong việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính, điều chỉnh pháp lý của doanh nghiệp, đồng thời có trách nhiệm trả nợ đúng hạn nợ gốc và lãi đúng hạn nhằm hạn chế nguy cơ xuống hạng ảnh hưởng xấu đến các quyền lợi của khách hàng theo chính sách khách hàng . - Kiểm soát chặt chẽ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Đánh giá đúng mức độ suy giảm và tổn thất của từng khoản vay để phân vào các nhóm rủi ro (ít rủi ro, rủi ro trung bình, trên mức rủi ro trung bình, rủi ro cao) tương ứng, hạn chế xu hướng phân loại nợ vào nhóm có mức độ rủi ro không phù hợp, mang tính chủ quan làm sai lệch bản chất nhóm nợ. Bên cạnh đó chú ý phân loại trả gốc và lãi theo ma trận dựa vào kết quả tài chính của khách hàng vay để quan sát theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng để có biện pháp quản lý, thu nợ kịp thời. Đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo (pháp lý, giá trị, tính khả mại, hiệu quả biện pháp quản lý ). để đảm bảo chất lượng tài sản thế chấp nhằm giảm thiểu những tổn thất khi xảy ra rủi ro. Định kỳ hàng tháng định giá lại theo giá thị trường của các tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng theo tính thanh khoản giảm dần như sau: Rất dễ phát mãi, dễ phát mãi, bình thường, khó phát mãi, rất khó phát mãi, không phát mãi được. Riêng tài sản đảm bảo là hàng hóa tồn kho cần giám sát, đánh giá lại hàng tồn kho theo quy định định kỳ hàng tháng của BIDV và yêu cầu bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm tài sản thế chấp cầm cố, coi như là điều kiện để cấp tín dụng. - Kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh và tận thu nợ tồn đọng Đối với khách hàng nợ quá hạn, nợ nhóm 2 thực hiện việc đánh giá thực trạng dư nợ để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp và giảm dần tỷ trọng nợ nhóm 2. Trong trường hợp khách hàng có chiều hướng tốt, có khả năng chuyển lên nhóm 1 thì tiếp tục quan hệ tín dụng bình thường theo đúng chính sách cấp tín dụng của BIDV, trường hợp khách hàng khó có khả năng cải thiện nhóm nợ và có nguy cơ phát sinh nợ xấu thực hiện giảm dần dư nợ, cần thiết yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Riêng các khách hàng nợ nhóm 3, 4 không còn khả năng trả nợ chi nhánh tích cực đôn đốc, đeo TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 60
  8. XUÂN KỶ HỢI bám khách hàng để thu nợ đồng thời xem xét, củng cố toàn bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo, bổ sung các tài sản đảm bảo mới nếu cần thiết nhằm giảm các tổn thất cho chi nhánh khi xảy ra rủi ro tín dụng. Đối với khách hàng nợ nhóm 5, có hiện tượng chây ỳ, không có thiện chí trả nợ, không hợp tác với chi nhánh, cần xúc tiến khởi kiện sớm các khách hàng này để xử lý, phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Tích cực phối hợp chặt chẽ các ban ngành của tỉnh Tiền Giang để tận thu nợ xấu, nợ tồn đọng đã xử lý bằng qũy dự phòng rủi ro theo hướng: có kế hoạch và biện pháp làm việc với Tòa án, Thi hành án thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, chính quyền phường, xã nơi khách hàng có tài sản thế chấp tọa lạc để có biện pháp kế hoạch lộ trình cụ thể để đẩy nhanh kết thúc xử lý thu dứt điểm các khoản nợ còn tồn đọng gồm: Nợ xấu, nợ ngoại bảng tín dụng thương mại là 22 tỷ đồng; Nợ tồn đọng theo Nghị Quyết 42/CP (sắp xếp lại doanh nghiệp, giải thể) và nợ tín dụng chỉ định, kế hoạch nhà nước (khắc phục cơn bão số 5, đánh bắt xa bờ) là 1,3 tỷ đồng. Thành lập ban xử lý nợ xấu trong đó giám đốc là trưởng ban, thành viên là các trưởng phòng QLRR, trưởng phòng QLKH và các cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm cao tập trung xử lý giải quyết quyết liệt nhằm tận thu tối đa các khoản nợ tồn đọng này. Hơn nữa có cơ chế phân giao chỉ tiêu từng khách hàng, từng món nợ xấu cho các cán bộ để bám sát khách hàng, bám sát các cơ quan pháp luật của tỉnh để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ xấu. - Nâng cao quản trị và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp Nhận diện kịp thời các dấu hiệu, giao dịch bất thường để có biện pháp kiểm tra, rà soát khắc phục kịp thời, tránh rủi ro có thể xảy ra như: Những thay đổi bất thường của cán bộ trong sinh hoạt và công việc, các giao dịch các khoản tiền giải ngân lớn vào tài khoản tiền gửi cá nhân, các giao dịch hủy quá nhiều hoặc thường xuyên được thực hiện bởi cùng một cán bộ, các cán bộ có nhiều sai sót và lặp đi lặp lại. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy trình, quy định của các cán bộ, phòng nghiệp vụ. Tăng cường công tác kiểm tra chéo giữa các phòng nghiệp vụ và kiểm tra chéo giữa các cán làm công tác tín dụng và cán bộ giao dịch. Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kiểm toán, tăng cường vai trò kiểm soát của các thành viên do chi nhánh thành lập, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời các sai sót tác nghiệp của cán bộ. Thực hiện nghiêm túc việc sử dụng và bảo mật user, password, nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng hoặc lấy mật khẩu của đồng nghiệp hoặc cấp dưới trong quá trình tác nghiệp. Lãnh đạo và cán bộ các Phòng QLKH, QTTD, QLRR và Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm trong việc tuân thủ các quy trình, quy chế trong hoạt động tín dụng, đồng thời giám sát, chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các sai sót theo đúng kiến nghị của các đoàn kiểm tra, thanh tra NHNN, Kiểm toán nhà nước. Chi nhánh cần thực hiện phân quyền và quy định trách nhiệm rõ ràng hơn trong việc phán quyết cho vay, dựa trên các tiêu chuẩn cân đối chung về nguồn và sử dụng vốn của chi nhánh, các tiêu chuẩn về đảm bảo các tỷ lệ an toàn tín dụng trung và dài hạn/tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ. Hạn chế can thiệp quá mức của các cấp lãnh đạo trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng của các CBQLKH, CBQLRR và CBQTTD. - Thực hiện tốt chính sách nhân sự làm công tác tín dụng Cán bộ làm công tác tín dụng vừa là trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá, phân tích và hạn chế kịp thời các dấu hiệu rủi ro tín dụng, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra nợ quá TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 61
  9. XUÂN KỶ HỢI hạn, nợ xấu xuất phát từ yếu tố đạo đức, phẩm chất, năng lực, trình độ yếu kém của cán bộ. Do vậy các NHTM nói chung và BIDV Tiền Giang nói riêng cần lựa chọn cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt để bố trí vào các phòng, bộ phận tín dụng vì tín dụng là một nghề đòi hỏi cán bộ phải có năng lực phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn song hành với những cạm bẫy, cám dỗ nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy cần chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng trong công tác tuyển dụng, đồng thời lựa chọn, sàng lọc từ nguồn cán bộ hiện có có đủ điều kiện về chuyên môn, phẩm chất đạo đức từ các phòng khác để bố trí sắp xếp cán bộ vào các phòng QLKH, QTTD, QLRR phù hợp. Bố trí đủ và phân công, phân nhiệm cán bộ hợp lý, tránh quá tải công việc, hạn chế bố trí cán bộ thường xuyên làm thêm giờ để giúp cán bộ có thời gian nghiên cứu, phân tích, đánh giá phục vụ cho công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát khoản vay, giám sát khách hàng một cách có hiệu quả. Thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại định kỳ và thường xuyên các mảng nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, định giá tài sản đảm bảo, quản trị NHTM, quản trị rủi ro tác nghiệp theo hướng chuyên sâu cho các cán bộ làm công tác tín dụng. Chú trọng đào tạo theo kế hoạch, đúng hướng, kết hợp đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề với đào tạo dài hạn để bổ sung kiến thức cho cán bộ chủ chốt, cán bộ quy hoạch các phòng QLKH, QLRR, QTTD để xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của BIDV Tiền Giang giai đoạn 2016-2020. + Xây dựng chính sách khích lệ bằng cách nêu gương, khen thưởng và luôn khích lệ những việc làm tốt của cán bộ trong công tác thẩm định, quản lý giám sát khoản vay, thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó tiến hành trả lương hiệu quả thông qua hình thức trả lương theo kết quả công việc hoàn thành công việc kết hợp với khen thưởng, động viên các cán bộ làm công tác tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, không có nợ quá hạn, nợ xấu, tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng tại chi nhánh. Thường xuyên giám sát cán bộ, đánh giá phân loại cán bộ cán bộ thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trong nội bộ chi nhánh, từ khách hàng Định kỳ tiến hành luân chuyển cán bộ giữa các phòng, bộ phận để hạn chế các rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức. 6. Kết luận Qua đánh giá phân tích thực trạng tín dụng, chất lượng tín dụng 3 năm từ 2014 đến 2016 tại BIDV Tiền Giang, cùng với vận dụng các phương pháp nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, bài viết đã đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Tiền Giang. Trong đó đánh giá chung hoạt động huy động vốn, công tác tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh, thị phần tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó chủ yếu đánh giá phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh thông qua các chỉ tiêu, đồng thời nhận xét, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Tài liệu tham khảo [1] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [2]. Bản tin của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam số 206,209,112,215/2014; 217,220,223,226/2015; 229,232,235,238/2016; 240/2017. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 62
  10. XUÂN KỶ HỢI [3] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN; Thông tư số 09/2014/TT-NHNN. [4] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Việt Nam chi nhánh Tiền Giang, báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016. [5] Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát Việt Nam, Quy trình tín dụng doanh nghiệp, Quy trình tín dụng bán lẻ, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Các văn bản chỉ đạo về công tác tín dụng [6] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hệ thống giám sát Tài chính- Ngân hàng hữu hiệu, NXB Văn hóa [7] Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng trên địa bàn các năm 2014,2015,2016. [8] Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010. [9] Luật các tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. Ngày nhận:31/01/2018 Ngày duyệt đăng:31/12/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 63