Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện tân thạnh tỉnh Long An

pdf 7 trang Gia Huy 1630
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện tân thạnh tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_ngan_hang_nong_ng.pdf

Nội dung text: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện tân thạnh tỉnh Long An

  1. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TÂN THẠNH TỈNH LONG AN  NGUYỄN MINH NHỰT (*) TÓM TẮT Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu quan trọng của bất cứ một ngân hàng thương mại nào. Thế nhưng, để thực hiện được mục tiêu trên với điều kiện kinh tế, xã hội như hiện nay thực sự là điều không dễ dàng. Việc này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tự nỗ lực tìm hướng đi riêng, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Việt Nam thôn chi nhánh huyện Tân Thạnh tỉnh Long An. Mục tiêu của chi nhánh là không chỉ đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo được các yếu tố an toàn khác trong kinh doanh, hướng tới sự bền vững. Trong bài viết này, tác giả sẽ đề xuất một số các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Từ khóa: Hiệu quả hoạt động kinh doanh, tín dụng, Agribank, SUMMARY Improving efficiency of business activities is an important objective of any commercial bank. However, to achieve the above objective with the economic and social conditions as today is not easy. This requires each bank to find its own way, including the bank for agriculture and rural development Tan Thanh district branch of Long An province. The goal of the branch is not only to achieve growth targets in the business activities but also to ensure other safety factors in business, towards sustainability. In this article, the author will address a number of solutions contributing to improve business activity performance of the bank. Key words: Business activity performance, credit, Agribank. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung vẫn tăng trưởng về dư nợ, về huy động vốn, về tổng tài sản, về doanh thu. Tuy nhiên, không phải bất cứ chi nhánh nào của Agribank hoạt động đều hiệu quả, có những chi nhánh trong những năm gần đây hoạt động không hiệu quả, buộc phải tái cơ cấu, sắp xếp nhập vào các chi nhánh khác. Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh, được tọa lạc tại một huyện kinh tế còn khó khăn của tỉnh Long An, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cây trồng chủ lực là lúa và tràm. Với đặc thù là cho vay nông nghiệp là chủ yếu, Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh trong những năm qua hoạt động kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn, song chi nhánh vẫn đảm bảo được nguồn thu nhập cho công nhân viên, từng bước nâng cao thương hiệu, thị phần và uy tín ngày càng nâng cao. Để làm được điều đó, cơ quan đề xuất hướng đi đột phá để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh, đồng thời cũng góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế huyện đi lên. 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngan hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An 2.1 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh tỉnh Long An (*) Học viên Cao họcTrường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 83
  2. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Tăng/giảm Tăng/giảm STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 1 Tổng vốn huy động 271,057 318,879 447,330 16% 40% 2 Cơ cấu vốn huy động ngắn hạn (%) 63% 68% 71% 5% 3% 3 Tổng dư nợ 701,100 810,245 951,390 1 % 17% 4 Cơ cấu dư nợ ngắn hạn (%) 60% 66% 76% 6% 10% ( Nguồn: Agribank chi nhánh Tân Thạnh tỉnh Long An) Trong 3 năm vừa qua, Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh đã gặt hái được nhiều thành công ở các chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng huy động vốn với mức tăng bình quân là 28%, tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 17% và cuối cùng là tăng trưởng tài sản bình quân đạt 18% trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016. Để có được kết quả trên, tập thể cán bộ, công nhân viên Agribank chi nhánh Tân Thạnh đã không ngừng nỗ lực vượt mọi khó khăn, nhiều lúc làm tăng giờ để kịp tiến độ giải ngân cho khách hàng 2.2 Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Tân Thạnh tỉnh Long An Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 STT Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng Nguồn vốn tổ chức Kinh tế 271,057 318,879 447,330 & Cá nhân 1 Tiền gửi của TCKT 34,468 13% 39,739 12% 43,563 10% 1.1 - VNĐ 34,468 100% 39,739 100% 43,563 100% 1.2 - Ngoại tệ (USD) 2 Tiền gửi dân cư 236,589 87% 279,140 88% 403,767 90% 2.1 - VNĐ 216,898 92% 254,100 91% 367,661 91% 2.2 - Ngoại tệ (USD) 19,691 8% 25,040 9% 36,106 9% Nguồn vốn theo thời gian 271,057 318,879 447,330 3.1 - Ngắn hạn 170,766 63% 216,838 68% 317,604 71% 3.2 - Dài hạn 100,291 37% 102,041 32% 129,726 29% (Nguồn: Agribank chi nhánh Tân Thạnh tỉnh Long An) Agribank chi nhánh Tân Thạnh ngay từ những ngày đầu hoạt động đã xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và phải có sự tăng trưởng trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Trong công tác huy động vốn, chi nhánh Tân Thạnh luôn được chi nhánh cấp trên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về nhân lực, vật lực nên công tác này đạt hiệu quả tương đối tốt. Để đạt được mức tăng trưởng bình quân trên 20% trong công tác huy động vốn giai đoạn 2014 đến 2016, chi nhánh đã thực hiện nhiều hoạt động như truyền thông, tư vấn bán sản phẩm và cũng đã xây dựng cả chiến lược tiếp cận khách hàng Vip với quy mô của chi nhánh. Đối với doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp một tài khoản tại Agribank để khi giải ngân vốn sẽ được chuyển vào tài khoản đó. Do vậy luôn luôn tồn tại số dư tiền gửi của các doanh nghiệp ở chi nhánh chủ yếu dưới dạng tiền gửi thanh toán. Tỷ trọng tiền gửi của doanh nghiệp tương đối thấp chỉ đạt gần 10% vào năm 2016 một phần là do số lượng các doanh nghiệp TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 84
  3. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ trên địa bàn huyện Tân Thạnh tương đối ít. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn trong giai đoạn 2014 đến 2016 hầu như không tăng nên công tác huy động vốn đối với đối tượng này tương đối khó phát triển. Trái ngược với vốn huy động của khách hàng doanh nghiệp thì hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tương đối tốt chiếm tỷ trọng trên 85% trong giai đoạn từ 2014 đến 2016 và mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 30%. Chi nhánh không chỉ huy động được một lượng lớn tiền Việt Nam đồng mà còn ngoại tệ chủ yếu là lượng kiều hối chuyển về cho người thân. 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Tân Thạnh tỉnh Long An Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ Tỷ Tỷ Cho vay Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng Doanh số cho vay 760,053 858,002 1,013,586 - Ngắn hạn 560,969 74% 631,140 74% 731,035 72% - Trung và dài hạn 199,084 26% 226,862 26% 282,551 28% Doanh số thu nợ 719,707 748,858 872,441 - Ngắn hạn 546,977 76% 584,109 78% 645,606 74% - Trung và dài hạn 172,730 24% 164,749 22% 226,835 26% Dư nợ cho vay 701,100 810,245 951,390 - Ngắn hạn 441,693 63% 534,762 66% 665,973 70% - Trung và dài hạn 259,407 37% 275,483 34% 285,417 30% Nợ xấu 2,005 2,069 1,492 (Nguồn: Agribank chi nhánh Tân Thạnh tỉnh Long An ) Trong công tác cho vay thì dễ dàng nhận thấy doanh số cho vay và dư nợ tại Agribank chi nhánh Tân Thạnh luôn tăng trong giai đoạn 2014 – 2016 cụ thể: Mức tăng doanh số cho vay và dư nợ cao nhất là vào năm 2016 với các giá trị lần lượt là 1,013,586 triệu VND và 951,390 triệu VND. Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 16% ở doanh số cho vay và 17% dư nợ cho vay trong giai đoạn 2014 – 2016. Từ kết quả kinh doanh thực tế tại Agriabank chi nhánh Tân Thạnh cho thấy về doanh số cho vay và dư nợ cho vay tập trung chủ yếu là ngắn hạn, chiếm trên 70%. Điều này cũng tương đối tốt nhưng sẽ tốt hơn nếu có sự dịch chuyển tỷ trọng giữa ngắn hạn và trung, dài hạn theo hướng tăng dần tỷ trọng của doanh số cho vay và dư nợ cho vay của trung và dài hạn. Vì theo xu thế hiện tại các ngân hàng đều cơ cấu nguồn vốn chuyển dần sang cho vay trung và dài hạn, bởi khi vay trung và dài hạn, lượng khách hàng sẽ ổn định hơn, không bị mất khách hàng hơn, thu nhập từ lãi sẽ cao vì thường lãi trung dài hạn cao hơn ngắn hạn, việc cho vay trung dài hạn cũng ảnh hưởng bởi ngành, lĩnh vực kinh doanh. Khi cho vay trung dài hạn thường là các món vay đầu tư vào dự án quy mô, vào các ngành công nghiệp và lãi suất thường cao nên sẽ đem về nguồn thu cao cho gân hàng, các món vay ngắn hạn thường là cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại nên mức độ rủi ro cao, lãi suất cho vay thấp nên sẽ đem lại nguồn thu thấp cho ngân hàng. Thêm một lý do nữa là lượng khách hàng vay ngắn hạn cao sẽ dễ dàng chuyển sang vay tại các tổ chức tín dụng khác khi có mức lãi hay ưu đãi hấp dẫn hơn, đồng thời đối tượng vay ngắn hạn thường là đối tượng sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh và lĩnh vực thương mại nên mức độ rủi ro rất cao. Ban lãnh đạo đã nhận thấy mức độ rủi ro và hạn chế khi cho vay ngắn hạn nên từng bước chuyển dần sang cho vay trung dài hạn nhằm tăng nguồn thu, ổn định lượng khách hàng. 2.4. Hiệu quả tài chính của Agribank chi nhánh Tân Thạnh TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 85
  4. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ Năm Năm (+/-) Năm (+/-) Chỉ tiêu 2014 2015 2015 / 2014 2016 2016/2015 Doanh thu 82,863 84,643 2% 95,199 12% A Thu từ hoạt động tín dụng 81,376 83,310 2% 92,864 11% - Thu lãi tiền gửi 312 329 5% 377 15% - Thu lãi cho vay 81,032 82,963 2% 92,479 11% - Thu khác 32 18 (44)% 8 (56)% B Thu dịch vụ 894 1,090 22% 1,573 44% C Thu kinh doanh ngoại tệ 7 12 71% 8 (33)% D Thu nhập khác 586 231 (61)% 754 226% Nguồn thu chủ yếu của Agribank Tân Thạnh đến từ hoạt động tín dụng. Đây là nguồn thu quan trọng, đầy hấp dẫn nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro kèm theo. Các nguồn thu khác ngoài lãi mặc dù có tốc độ tăng trưởng bình quân qua từng năm khá cao trên 30%/năm lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân từ hoạt động tín dụng là 7%/ năm. Nhưng lại chiếm tỷ trọng luôn dưới 10% và có khuynh hướng giảm dần về tỷ trọng trong tổng doanh thu. Các nguồn thu ngoài lãi khó phát triển vì chịu nhiều tác động từ những yếu tố như: nhu cầu về dịch vụ phi tín dụng, biểu phí dịch vụ phi tín dụng và sự đa dạng của các sản phẩm này. Tại chi nhánh Agribank huyện Tân Thạnh, nhu cầu về dịch vụ phi tín dụng tương đối ít cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch, chủ yếu ở thu phí hoạt động thanh toán, thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước, dịch vụ thu hộ, chi hộ, ủy nhiệm thanh toán Agribank Tân Thạnh tự hào là ngân hàng có mặt sớm nhất ở khu vực này, nên chi nhánh có được mối quan hệ thân thuộc với các cơ quan, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trên địa bàn. Dựa vào lợi thế này, ngân hàng đã tư vấn dịch vụ chi trả lương qua thẻ, sản phẩm này đã được triển khai từ nhiều năm trước và đến nay có đến 70% số lượng các đơn vị kể trên đã tiến hành chi trả lương qua hệ thống tài khoản của Agribank. Nhờ có hoạt động này mà chi nhánh có thêm nguồn thu phí đáng kể đóng góp vào tổng nguồn thu phi tín dụng. Cùng 1 sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhưng sản phẩm này tại Agribank thường có biểu phí cao hơn so với một số ngân hàng khác. Điều này làm giảm tính cạnh tranh, do khách hàng sau khi giao dịch thường hay so sánh biểu phí ở các ngân hàng khác nhau nên dẫn đến việc dễ mất khách hàng, đồng thời cũng mất luôn cơ hội bán chéo các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, yếu tố đa dạng trong các sản phẩm phi tín dụng cũng là nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động này. Mặc dù các sản phẩm dịch vụ tại Agribank không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Khi có sản phẩm mới, chi nhánh tích cực tuyên truyền tư vấn nhưng nhu cầu của người dân địa phương chỉ xoay quanh một vài sản phẩm truyền thống, cơ bản rất khó để phát triển dịch vụ này. Mặt khác kinh tế huyện Tân Thạnh cũng còn nhiều khó khăn nên nhu cầu về những sản phẩm tài chính bậc cao hầu như không có chỉ xoay quanh ở nhu cầu tín dụng là chủ yếu. 2.5 Tình hình chi phí tại Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh tỉnh Long An Năm Năm (+/-) Năm (+/-) Chỉ tiêu 2014 2015 2015/2014 2016 2016/2015 Chi phí 59,862 60,675 1% 66,966 10% A Chi cho hoạt động tín dụng 49,638 47,563 -4% 54,133 14% Tỷ trọng 83% 78% -5% 81% 3% - Trả lãi tiền gửi 12,627 13,769 9% 18,460 34% TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 86
  5. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ - Trả lãi tiền vay 36,950 33,790 -9% 35,604 5% - Trả lãi phát hành GTCG 61 - Chi khác (Thuê tài chính) 4 69 1625% B Chi dịch vụ 830 574 -31% 443 -23% Tỷ trọng 1.39% 0.95% 0.66% Chi hoạt động kinh doanh C 4 3 -25% 4 33% ngoại tệ Chi nộp thuế và các khoản D 16 49 206% 51 4% phí, lệ phí E Chi nhân viên 5,158 5,161 0% 5,405 5% Tỷ trọng 9% 9% 8% Chi hoạt động quản lý và F 2,426 1,876 -23% 2,093 12% công vụ Tỷ trọng 4% 3% 3% G Chi tài sản 1,246 3,368 170% 3,155 -6% Tỷ trọng 2% 6% 5% Chi dự phòng, bảo hiểm H 537 2,077 287% 1,594 -23% tiền gửi Tỷ trọng 1% 3% 2% Chi phí hoạt động kinh I 7 4 -43% 88 2100% doanh khác (Nguồn: Agribank chi nhánh Tân Thạnh tỉnh Long An) Khoản chi có tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh Tân Thạnh là chi cho hoạt động tín dụng luôn chiếm trên 80% tổng chi phí. Trong chi cho hoạt động tín dụng thì tỷ trọng chi trả lãi vay chiếm bình quân trên 60% trong giai đoạn 2014 – 2016 cao hơn so với chi trả lãi tiền gửi. Nhưng chi nhánh vẫn hoạt động dựa trên nguồn vốn điều chuyển là chủ yếu. Đây là một bộ phận vốn đi vay từ chi nhánh cấp 1, có lãi suất cao tăng, giảm theo lãi suất cho vay. 2.6 Tình hình lợi nhuận trước thuế tại Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh tỉnh Long An Đơn vị tính: Triệu đồng Tăng/Giảm Tăng/Giảm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chỉ tiêu 2015/2014 2016/2015 Lợi nhuận trước thuế 22,881 24,555 28,266 7% 15% (Nguồn: Agribank chi nhánh Tân Thạnh tỉnh Long An) Lợi nhuận của Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh có sự tăng trưởng vượt bật 15% vào năm 2016. Đây là kết quả đáng tự hào của tập thể cán bộ công nhân viên tại chi nhánh đã vượt qua những khó khăn về áp lực công việc, sự thiếu hụt nhân sự và sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Từ khi có trụ sở làm việc mới, lượng khách hàng đến giao dịch ngày một đông dẫn đến khối lượng công việc ngày một nhiều, chi nhánh phải tăng cường làm thêm giờ mới giải quyết được khối lượng công việc trong ngày. Bên cạnh đó, mật độ dân số ở huyện Tân Thạnh vào khoảng trung bình của tỉnh (230 người/Km2), dân cư tập trung chủ yếu tại huyện Tân Thạnh (780 người/Km2). Chính điều này làm cho cán bộ tín dụng tốn nhiều thời gian đi lại để xác minh tài sản của người đi vay dẫn đến thiếu hụt nhân sự tại chi nhánh. Hiện tại ngoài Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh còn có sự có mặt của các ngân hàng thương mại khác như: phòng giao dịch Tân Thạnh của Vietinbank, chi nhánh ngân hàng Đông Á huyện Tân Thạnh, phòng giao dịch của BIDV huyện Tân Thạnh cùng TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 87
  6. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ tham gia cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng này cùng hoạt động trên một địa bàn có khoảng cách gần với Agribank huyện Tân Thạnh nên áp lực cạnh tranh khá gay gắt. Để có được thành quả này, Agribank huyện Tân Thạnh cũng nhờ rất nhiều vào sự hỗ trợ của chi nhánh cấp trên (Agribank chi nhánh Long An), đặc biệt là Ban Giám đốc đã tạo điều kiện thuận lợi về vốn, chỉ đạo kịp thời, giúp chi nhánh vượt qua khó khăn. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh tỉnh Long An Thứ nhất, phải tăng trưởng huy động vốn. Chi nhánh cần nghiên cứu các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, phù hợp với thực tế tại địa phương, các sản phẩm phải đa dạng và phong phú nhưng phải đơn giản và linh hoạt cho khách hàng. Thứ hai, tăng trưởng dư nợ. Cơ cấu nguồn vốn cho vay tín dụng chưa hợp lý, cần khai thác và cung cấp hơn nữa các dự án cho vay trung dài hạn vì nhiều lý do sau: Những dự án trung và dài hạn thường có vốn đầu tư rất lớn, khả năng sinh lời rất ổn định và bền vững, khi cho vay trung dài hạn mức lãi suất áp dụng sẽ cao hơn ngắn hạn nên tận dụng được nguồn thu lãi cao. Thứ ba, tăng trưởng thu ngoài tín dụng. Chủ động đa dạng hóa các sản phẩm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi như: tài khoản tích lũy, tài khoản gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, có tặng phẩm, mở ra các hình thức gửi tiền lưỡng tính như tài khoản tiền gửi một lần rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần. Hình thức này có tính kế hoạch rất cao và phù hợp với tiền gửi cho việc quản lí tài chính cho khách hàng với nhiều mức lãi suất hợp lý, mang tính cạnh tranh. Thứ tư, nâng cao chất lượng tài sản. Danh mục tài sản của ngân hàng phụ thuộc vào khoản mục tín dụng là chính vì vậy cần phải cơ cấu lại danh mục tài sản theo hướng đa dạng danh mục tài sản sinh lời. Thứ năm, nâng cao khả năng sinh lời. Điều chỉnh cơ cấu thu nhập của ngân hàng theo hướng đẩy mạnh thu từ các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng hiện có, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ như bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm các loại rủi ro, bán chéo sản phẩm như làm đại lý vé máy bay, dịch vụ kiều hối, bảo lãnh thanh toán. Mở rộng đối tượng và đầu tư các dịch vụ về thẻ như thẻ thanh toán quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa. Thứ sáu, hạn chế phát sinh và xử lý nợ xấu. Có nhiều nguyên nhân gây ra nợ xấu cho ngân hàng như chính sách tín dụng không hợp lý, xác định sai luồng tiền đầu tư của khách hàng dẫn đến phương án chưa sinh lời nhưng đã tới hạn trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng không có, khách hàng lừa đảo tín dụng ngân hàng, đạo đức của những người có liên quan trong cấp tín dụng. Vì vậy cần phải thành lập các khâu khác nhau như khâu tín dụng, khâu thẩm định, khâu phê duyệt cho vay như các ngân hàng thương mại khác. Thứ bảy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng. Trong khâu tuyển dụng, chi nhánh cấp trên nên phân loại thí sinh dựa vào yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Ví dụ như tuyển vào vị trí tín dụng thì có thể tuyển ngành tín dụng ngân hàng, tuyển vào thanh toán quốc tế thì phải tuyển dụng người có bằng kinh doanh quốc tế hay có liên quan đồng thời phải kèm thông thạo tiếng Anh, hiện tại các nhân viên tại chi nhánh dù có trình độ năng lực nhưng không được bố trí đúng nghiệp vụ, nguyên nhân là do chi nhánh nhiều việc nhân sự ít nên nhiều người phải làm các công việc ngoài chuyên môn. Vì vậy cần phải đào tạo lại nhân TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 88
  7. TÀI CHÍNH NGÂN NGHÀ sự, thường xuyên tổ chức lớp nghiệp vụ, kiến thức mới cho nhân viên. Tài liệu tham khảo [1]. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [2]. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2016), Quản trị kinh doanh ngân hàng II, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [3]. TS. Đoàn Thị Hồng (2017), Tài liệu bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. [4]. Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, tập 30, số 04 năm 2016. [5]. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. [6]. Thông tư 39/2016/NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. [7]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam”, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010. [8]. Quyết định số 66/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank: “Về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank”. Ngày nhận: 05/01/2018 Ngày duyệt đăng: 10/5/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 89