Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang

pdf 6 trang Gia Huy 1630
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_ttqt_tai_ngan_hang_tmcp_ngoai_th.pdf

Nội dung text: Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang

  1. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG TS. Đỗ Thị Thanh Vinh Lê Hải Yến Lê Hồng Anh Đại học Nha Trang Vietcombank Kiên Giang VP Bank Kiên Giang TÓM TẮT Nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả hoạt động TTQT thông qua một số chỉ tiêu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công tác này cùng việc sử dụng ma trận SWOT, ma trận hình ảnh cạnh tranh để nhìn ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Vietcombank Kiên Giang trong hoạt động TTQT, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Vietcombank Kiên Giang Từ khóa: TTQT, hiệu quả TTQT, nâng cao hiệu quả TTQT, Vietcombank kiên Giang 1. Đặt vấn đề TTQT là mảng dịch vụ quan trọng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, là hoạt động có đóng góp lớn trong tổng thu dịch vụ của ngân hàng thông qua việc thu phí dịch vụ, hỗ trợ tốt cho các hoạt động ngân hàng khác, . Thực hiện tốt vai trò của mình, hoạt động TTQT đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của bản thân ngân hàng, cũng nhƣ thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động TTQT luôn đƣợc các ngân hàng ƣu tiên phát triển, mở rộng trong chiến lƣợc kinh doanh của mình. Và việc cạnh tranh, giành đƣợc lợi thế cạnh tranh trong hoạt động TTQT chính là cách phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng. Là một ngân hàng đi đầu trong hoạt động TTQT trên địa bàn Kiên Giang, Vietcombank Kiên Giang luôn đƣợc khách hàng đánh giá cao, tin tƣởng trong việc thiết lập quan hệ giao dịch TTQT. Tuy nhiên, Vietcombank Kiên Giang đang đứng trƣớc sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trong hoạt động TTQT. Chính vì vậy, để giành lợi thế cạnh tranh, để tiếp tục dẫn đầu, phát triển hơn nữa trong hoạt động TTQT, Vietcombank Kiên Giang cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động TTQT của các NHTM, có thể kể đến nhƣ: “ Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại hệ thống ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam” của Phạm Thị Thu Hƣơng năm 2009 hay “Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của các NHTM Việt Nam” của Lê Thị Phƣơng Liên (2008). Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều đánh giá những mặt đạt đuợc và những tồn tại trong công tác TTQT để từ đó đƣa ra hệ thống các giải pháp phát triển hoạt động TTQT. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này chƣa có một nghiên cứu nào về hoạt động TTQT đƣợc thực hiện cho Vietcombank Kiên Giang. Nét chính trong nghiên cứu này là tác giả đã xây dựng đƣợc các ma trận để làm rõ lên những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng nhƣ thách thức trong công tác TTQT qua việc đánh giá các chỉ tiêu, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng. Ngoài ra, tác giả cũng đã đánh giá đƣợc mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TTQT tại Vietcombank Kiên Giang để có cơ sở đề xuất giải pháp phù hợp hơn cũng nhƣ tăng sức thuyết phục hơn cho vấn đề nghiên cứu. 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT thông qua các chỉ tiêu, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động TTQT tại Vietcombank Kiên Giang; so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn trong phạm vi số liệu phản ánh trong 4 năm 2010 – 2013. 473
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính và định lƣợng trên cơ sở những số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các ngân hàng và số liệu sơ cấp thu thập qua việc điều tra, khảo sát ý kiến khách hàng. Thời gian khảo sát từ tháng 03/2014 đến 05/2014 trong phạm vi 04 ngân hàng TMQD trên địa bàn gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lƣợng nhƣ chỉ tiêu Lợi nhuận TTQT (LN TTQT), chỉ tiêu LN TTQT/Doanh thu TTQT, chỉ tiêu DT TTQT/Tổng DT, và xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh dựa vào ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, những ngƣời đang giữ các chức vụ, vị trí quan trọng, chủ chốt trong ngân hàng, để so sánh năng lực hoạt động TTQT tại Vietcombank Kiên Giang với các đối thủ trên địa bàn, cũng nhƣ nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng nhƣ của các đối thủ. Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả TTQT tại Vietcombank Kiên Giang 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng hoạt động TTQT của Vietcombank Kiên Giang giai đoạn 2010-2013 Là ngân hàng dẫn đầu về hoạt động TTQT trong nhiều năm qua, Vietcombank Kiên Giang luôn mang đến cho khách hàng những hoạt động TTQT tốt nhất, giúp cho hoạt động thƣơng mại của doanh nghiệp luôn thông suốt, trôi chảy. Với nhiều giải thƣởng quốc tế về TTQT, mạng lƣới ngân hàng đại lý rộng khắp với hơn 1,250 ngân hàng, định chế tài chính uy tín tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, hệ thống công nghệ hiện đại, thƣờng xuyên đƣợc cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong TTQT. Năm 2010, tổng TTQT xuất, nhập khẩu của Vietcombank Kiên Giang 217,341,609 USD, năm 2011 tăng lên 290,820,600 USD và đến năm 2013 đã đạt 285,417,264 USD. So sánh với các ngân hàng TMQD khác trên địa bàn, thị phần TTQT của Vietcombank Kiên Giang luôn chiếm thị phần cao trên 50%. Tuy nhiên, tỉ lệ này lại giảm qua từng năm trong khi các ngân hàng khác lại có mức tăng trƣởng qua từng năm. Vietcombank đang đối mặt với việc mất dần thị phần, tạo ra thách thức lớn trong việc giữ vững vị thế của mình. 3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu Tác giả sử dụng một số chỉ tiêu định lƣợng và định tính để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại Chi nhánh 3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng Bảng 3: Đánh giá hiệu quả TTQT qua một số chỉ tiêu định lượng NĂM 2010 2011 2012 2013 CHỈ TIÊU Tổng doanh thu (DT) 257,472,181 431,376,578 407,845,736 556,052,587 Doanh thu TTQT (DT TTQT) 3,087,959 5,560,041 5,841,667 5,619,807 Chi phí TTQT (CF TTQT) 1,568,663 1,786,722 1,653,689 1,736,940 Lợi nhuận TTQT (LN TTQT) 1,519,296 3,773,319 4,187,978 3,882,867 LN TTQT /DT TTQT 0.49 0.68 0.72 0.69 CF TTQT /DT TTQT 0.51 0.32 0.28 0.31 DT TTQT /TỔNG DT 0.01 0.01 0.01 0.01 Nguồn: Tác giả tự tính dựa trên số liệu báo cáo tổng hợp Vietcombank KG 474
  3. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Các chỉ tiêu đều có chiều hƣớng tăng qua các năm và tốc độ tăng của doanh thu TTQT luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí TTQT, do đó lợi nhuận TTQT có chiều hƣớng tăng lên. Mặc dù, tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT có sự gia tăng qua các năm và tỷ trọng giữa chi phí TTQT và doanh thu TTQT có xu hƣớng giảm qua từng năm, tuy nhiên, tốc độ phát triển lại có chiều hƣớng giảm; Tỷ trọng đóng góp của doanh thu TTQT vào tổng doanh thu thấp, cho thấy hiệu quả của hoạt động TTQT chƣa cao. Việc cân đối hợp lý giữa doanh thu TTQT và chi phí TTQT để gia tăng lợi nhuận TTQT, đƣa tỷ trọng LN TTQT /DT TTQT ngày càng cao đƣợc đặt ra cho Vietcombank Kiên Giang trong thời gian tới. 3.2.2. Các chỉ tiêu định tính Sự phát triển nghiệp vụ TTQT gắn liền với sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngoại tệ nhƣ góp phần gia tăng nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động tín dụng XNK và các nghiệp vụ ngân hàng khác cùng phát triển nhƣ: dịch vụ thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ quốc tế, thanh toán phi mậu dịch, bảo lãnh, Với mục tiêu lớn mạnh cả trong nƣớc và quốc tế, Vietcombank đã mở rộng, đa dạng hóa các loại hình, dịch vụ ngân hàng quốc tế và đổi mới công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng. Sự phát triển của các lĩnh vực này đã góp phần phát triển hoạt động TTQT cả về chiều rộng và chiều sâu, phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT còn thông qua việc đẩy mạnh quản lý rủi ro. Chi nhánh đang từng bƣớc hoàn thiện công tác quản lý rủi ro TTQT theo thông lệ quốc tế. Về cơ bản, hoạt động TTQT đã đƣợc chủ động nhận biết và kiểm soát rủi ro, không để xảy ra sự cố rủi ro trên cơ sở thực hiện theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền rõ ràng, cụ thể. Cuối cùng là hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển, nâng cao uy tín Vietcombank trên trƣờng quốc tế. Với mạng lƣới NHĐL trải rộng, Vietcombank đã chứng minh ƣu thế của mình, đảm bảo các giao dịch TTQT thuận lợi, trôi chảy, giảm thiểu rủi ro, xây dựng kênh phân phối hiệu quả đến khách hàng nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu khách hàng khi đến giao dịch tại Vietcombank với mong muốn cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng bán buôn, bán lẻ toàn diện, trọn gói, đƣa khách hàng đến giao dịch với NH đảm bảo tăng trƣởng qui mô hoạt động gắn với nâng cao hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và quyết tâm của Vietcombank. 3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT tại Vietcombank Kiên Giang Tác giả đã thực hiện phỏng vấn 11 chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng tại Kiên Giang để xây dựng các yếu tố ảnh hƣởng năng lực hoạt động TTQT và xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của các NHTMQD trong tỉnh Kiên Giang. Kết quả xây dựng ma trận nhƣ sau: Bảng 4: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực hoạt động TTQT của ngân hàng MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG Mức Tổng Trung độ YẾU TỐ cộng bình qu n 1 2 3 4 5 tr ng 1. Thƣơng hiệu, uy tín trong TTQT 1 0 2 1 7 11 4.18 0.115 2. Năng lực tài chính 2 1 0 4 4 11 3.64 0.100 3. Năng lực quản trị 0 1 3 5 2 11 3.73 0.102 4. Trình độ công nghệ 1 0 1 7 2 11 3.82 0.105 5. Chất lƣợng nguồn nhân lực TTQT 0 1 2 1 7 11 4.27 0.117 6. Thị phần hoạt động trong TTQT 1 0 4 2 4 11 3.73 0.102 475
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 7. Sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ TTQT 0 2 2 5 2 11 3.64 0.100 8. Cơ chế điều hành chính sách 0 5 3 2 1 11 2.91 0.080 9. Chính sách giá( tỉ giá, lãi suất, ) 3 0 3 3 2 11 3.09 0.085 10. Chiến lƣợc Marketing trong TTQT 0 0 7 3 1 11 3.45 0.095 1.000 Ghi chú: Mức độ ảnh hưởng tăng dần từ 1 đến 5 Kết quả trên cho thấy, hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động TTQT của một ngân hàng trong số những yếu tố ảnh hƣởng đã đề cập chính là “Chất lượng nguồn nhân lực trong TTQT” và “ Thương hiệu, uy tín trong TTQT” với điểm số trung bình là 4.27 và 4.18. Đây là điều khách hàng quan tâm khi lựa chọn giao dịch TTQT với ngân hàng. Với thƣơng hiệu ngân hàng càng mạnh, càng nhiều ngƣời biết và chất lƣợng nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự trung thành của khách hàng với ngân hàng. Yếu tố có sự ảnh hƣởng ít nhất đến năng lực hoạt động TTQT của ngân hàng chính là “Cơ chế điều hành chính sách”. Phân loại các yếu tố đƣợc xây dựng trên theo các mức độ nhƣ sau (1): Yếu, (2): Trung bình, (3): Khá, (4): Tốt để đánh giá 04 NHTMQD tham gia. Kết quả đánh giá thu đƣợc nhƣ sau: Bảng 5: Đánh giá chất lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực TTQT các NHTMQD Kiên Giang VCB Vietinbank BIDV Agribank YẾU TỐ 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1. Thƣơng hiệu, uy tín trong TTQT 0 0 1 10 0 6 4 1 0 4 6 1 2 5 4 0 2. Năng lực tài chính 0 1 6 4 0 1 7 3 1 1 6 3 0 2 2 7 3. Năng lực quản trị 0 1 8 2 0 0 7 4 0 2 7 2 1 2 7 1 4. Trình độ công nghệ 0 1 4 6 0 0 9 2 0 1 9 1 1 3 5 2 5. Chất lƣợng nguồn nhân lực TTQT 0 0 3 8 0 3 8 0 0 3 8 0 1 4 6 0 6. Thị phần hoạt động trong TTQT 0 0 0 11 0 7 4 0 0 5 6 0 3 5 3 0 7. Sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ TTQT 0 1 6 4 0 3 7 1 0 3 8 0 3 6 2 0 8. Cơ chế điều hành chính sách 0 1 9 1 0 1 8 2 0 2 7 2 1 4 6 0 9. Chính sách giá( tỉ giá, lãi suất, ) 0 0 10 1 0 2 6 3 0 3 5 3 1 4 6 0 10. Chiến lƣợc Marketing trong TTQT 1 4 6 0 0 4 6 1 0 5 6 0 1 8 2 0 Trong 10 yếu tố ảnh hƣởng trên, Vietcombank Kiên Giang đƣợc đánh giá cao ở “Thương hiệu uy tín”, “Trình độ công nghệ”, “ Chất lượng nguồn nhân lực” và “ Thị phần thanh toán”. Tuy nhiên, Vietcombank Kiên Giang cũng cần khắc phục yếu tố “ Chính sách giá”, đây là yếu tố BIDV và Vietinbank đƣợc đánh giá cao hơn. Các ngân hàng này có nhiều gói tài trợ xuất nhập khẩu với lãi suất ƣu đãi rất thấp, cả vay và chiết khấu nên đã thu hút khách hàng đến giao dịch tín dụng và ràng buộc thực hiện giao dịch TTQT. Agribank có lợi thế về mạng lƣới, năng lực tài chính, tuy nhiên, Agribank chƣa có thế mạnh về TTQT nên chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng giao dịch TTQT tại đây. Thông qua hai bảng số liệu trên có thể đánh giá đƣợc năng lực trong hoạt động TTQT của 4 chi nhánh NHTM trong tỉnh qua xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh sau: 476
  5. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Bảng 6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các ngân hàng TMQD trên địa bàn Kiên Giang Vietcombank Vietinbank BIDV Agribank Mức Điểm Điểm độ Điểm Điểm CÁC YẾU TỐ quan Hạng quan Hạng quan Hạng Hạng quan quan tr ng tr ng tr ng tr ng tr ng 1. Thƣơng hiệu, uy tín 0.115 3.91 0.45 2.55 0.29 2.73 0.31 2.18 0.25 trong TTQT 2. Năng lực tài chính 0.100 3.27 0.33 3.18 0.32 3.00 0.30 3.45 0.34 3. Năng lực quản trị 0.102 3.09 0.32 3.36 0.34 3.00 0.31 2.73 0.28 4. Trình độ công nghệ 0.105 3.45 0.36 3.18 0.33 3.00 0.31 2.73 0.29 5. Chất lƣợng nguồn 0.117 3.73 0.44 2.73 0.32 2.73 0.32 2.36 0.28 nhân lực trong TTQT 6. Thị phần hoạt động 0.102 4.00 0.41 2.36 0.24 2.55 0.26 2.00 0.20 trong TTQT 7. Sự đa dạng sản 0.100 3.36 0.34 2.82 0.28 2.73 0.27 1.91 0.19 phẩm, dịch vụ TTQT 8. Cơ chế điều hành 0.080 3.00 0.24 3.09 0.25 3.00 0.24 2.45 0.20 chính sách 9. Chính sách giá( tỉ 0.085 3.09 0.26 3.09 0.26 2.91 0.25 2.45 0.21 giá, lãi suất, ) 10. Chiến lƣợc Marketing trong 0.095 2.45 0.23 2.64 0.25 2.55 0.24 2.09 0.20 TTQT Tổng số điểm đạt 1 3.37 2.89 2.81 2.43 đƣợc Nhìn vào ma trận hình ảnh cạnh tranh trên thấy, Vietcombank dẫn đầu về tổng số điểm quan trọng, với số điểm 3.37. Theo sát là Vietinbank với số điểm ít hơn 2.89. Vietcombank nổi trội hơn các ngân hàng khác ở thƣơng hiệu, uy tín ngân hàng, về thị phần thanh toán và chất lƣợng nguồn nhân lực. Đây là điều dễ hiểu, bởi lẽ, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn thực hiện hoạt động TTQT, đúng với tên gọi của nó. Qua quá trình hoạt động, với ƣu thế hình ảnh, thƣơng hiệu uy tín và chất lƣợng nguồn nhân lực, thị phần TTQT của Vietcombank ngày càng phát triển, cao hơn các ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với quá trình cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng, mảng nghiệp vụ TTQT đang đƣợc các ngân hàng ƣu tiên phát triển để nâng cao vị thế ngân hàng, để thu hút thêm lƣợng khách hàng đến giao dịch. Chính điều này làm ảnh hƣởng đến thị phần TTQT của Vietcombank. Agribank có lợi thế về tiềm lực tài chính, về thị phần huy động vốn và cho vay, nhƣng Agribank chƣa nổi trội nhƣ Vietcombank, Vietinbank và BIDV về hoạt động TTQT. Sự đa dạng trong các sản phẩm TTQT, thị phần TTQT và chiến lƣợc Marketing cho công tác TTQT là những mặt Agribank cần phải phát huy hơn nữa trong cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng nhƣ hiện nay hoặc chí ít là gia tăng thị phần TTQT. 477
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 4. Kết luận Từ việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT cùng việc xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh cho hoạt động này cho thấy hiện Vietcombank Kiên Giang vẫn đang dẫn đầu về năng lực TTQT so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Tuy không vƣợt xa về điểm số cạnh tranh nhƣng Vietcombank vẫn thể hiện đƣợc ƣu thế của một ngân hàng đi đầu trong TTQT trên địa bàn. Từ việc xây dựng ma trận, thấy hai yếu tố có mức ảnh hƣởng cao nhất đến năng lực, hiệu quả TTQT chính là “chất lƣợng nguồn nhân lực” và “thƣơng hiệu uy tín trong TTQT”. Hiện tại, Vietcombank Kiên Giang vẫn đƣợc đánh giá cao về chất lƣợng nguồn nhân lực. Với đội ngũ cán bộ tận tâm, yêu nghề, nhiều kinh nghiệm, luôn có trách nhiệm cao trong công việc, Vietcombank Kiên Giang phấn đấu giữ vững tốt thị phần TTQT, giữ vững thƣơng hiệu uy tín về TTQT trong mắt khách hàng và các đối tác, đối thủ. Để hoàn thành mục tiêu đó, Vietcombank Kiên Giang cần phấn đấu hơn nữa trong việc “giữ hình ảnh, thƣơng hiệu”, “xây dựng và hoàn thiện chính sách giá, chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm” và “củng cố, kiện toàn các vấn đề về tác nghiệp, nghiệp vụ” mà cụ thể là hiện đại hóa công nghệ; nâng cao chất lƣợng cán bộ nghiệp vụ phong cách, chuyên nghiệp; xây dựng chính sách giá hợp lý, cạnh tranh; phát triển sản phẩm phù hợp, kích thích nhu cầu; và đặc biệt, có chiến lƣợc Marketing phù hợp, hấp dẫn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] FREDR. DAVID – Khái luận về Quản trị chiến lược – NXB Lao động,2012 [2] Nguyễn Văn Dƣơng, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nha trang, Luận văn thạc sỹ – 2011 [3] DƢƠNG HỮU HẠNH – MPA-1973, Thanh toán quốc tế - Các nguyên tắc & thực hành – NXB Phƣơng Đông, Tái bản L3-2012 [4] Phạm Thị Thu Hƣơng, Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Luận văn thạc sỹ - 2009 [5] ICC – Bộ tập quán quốc tế về LC (UCP) – NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2007 [6] Lê Thị Phƣơng Liên, Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại – Luận án tiến sĩ kinh tế - 2008 [7] Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (2010-2013), Báo cáo thường niên. [8] Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang (2010-2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. [9] Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang ( 2010 – 2013), Báo cáo thanh toán xuất nhập khẩu [10] Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang (2010-2013), Báo cáo tổng kết. [11] Tài liệu nội bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, Qui trình TTXNK theo hình thức TDCT & Nhờ thu chứng từ trong hệ thống NH TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (2008) [12] Thông tin Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt nam [13] NGUYỄN VĂN TIẾN – ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI, KHOA QUỐC TẾ, Cẩm nang Thanh toán quốc tế & Tài trợ ngoại thƣơng – NXB Thống kê, 2012 [14] ĐINH XUÂN TRÌNH – ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG – Thanh toán quốc tế – NXB Thống kê, 2006 478