Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Long An
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nang_cao_hieu_qua_huy_dong_von_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_p.pdf
Nội dung text: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Long An
- XUÂN CANH TÝ 2020 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH LONG AN NGÔ THANH TRÀO (*) TÓM TẮT Huy động vốn là hoạt động quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt ngân hàng thương mại. Huy động vốn là nguồn sống chính, duy trì sự tồn tại của hoạt động ngân hàng. Mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau thì lại phát sinh những vấn đề cần giải quyết. Bài viết “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Long An” đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng, thu thập, thống kê các số liệu qua từng năm kết hợp mô tả dữ liệu bằng đồ thị, từ đó làm rõ nội dung cần nghiên cứu. Trong phần nội dung chính, đề tài đã tiến hành phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động huy động vốn thông qua các số liệu trong ngân hàng và kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng cá nhân gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Long An (Sacombank Long An). Từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Sacombank Long An. Từ khóa: Huy động vốn, nâng cao hiệu quả, ngân hàng thương mại, SUMMARY Capital mobilization is an important activity in the banking sector, especially commercial banks. Mobilizing capital is the main source, maintaining the existence of banking activities. In each stage, different periods arise problems to be solved. The article "Improving the efficiency of capital mobilization at Saigon Thuong Tin Joint Stock Commercial Bank, Long An Branch" has used the method of quantitative analysis, collection and statistical data through each year combined with data description, clarifying the content to be studied. In the main content, the topic has analyzed the situation, assessed capital mobilization activities through data in the bank and the results of customer satisfaction survey of individual depositors with term deposits at Saigon Thuong Tin Joint Stock Commercial Bank, Long An branch (Sacombank Long An). From there, propose solutions to improve the efficiency of capital mobilization activities at Sacombank Long An. Key words: Raising capital, improving efficiency, commercial banks, 1. Đặt vấn đề Huy động vốn là hoạt động quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại, huy động vốn là nguồn sống chính, duy trì sự tồn tại của hoạt động ngân hàng; Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng. Ngân hàng huy động với nhiều hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Số dư huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả vì vậy quy mô vốn huy động ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn cần phải tuân thủ pháp luật như hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng vô điều kiện, tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành, giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng, tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tuân thủ lãi suất, chi phí môi giới, khuyến mãi hoạt động huy động vốn. Dễ thấy rằng khi một ngân hàng có nguồn vốn huy động dồi dào sẽ có nhiều thuận lợi về nguồn vốn trong hoạt động, có nhiều nguồn vốn cho vay hơn sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Khi so sánh các chi nhánh ngân hàng với nhau người ta thường hay hỏi về quy mô huy động và cho vay, hoặc tổng quy mô huy động và cho vay để ngầm đánh giá rằng chi nhánh ngân hàng này lớn hay nhỏ, Vì vậy dẫn đến sự cạnh tranh tăng trưởng huy động bất chấp mức lãi suất có đem lại hiệu quả không? (*) Học viên Cao họcTrường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 37
- XUÂN CANH TÝ 2020 Khi huy động ở cấp độ điểm kinh doanh như chi nhánh và phòng giao dịch, người ta ít quan tâm đến lợi nhuận sẽ mang lại, rủi ro về thanh khoản, chi phí thanh khoản, chủ yếu quan tâm đến kế hoạch tăng trưởng về số dư, ít quan tâm đến tính bền vững và hiệu quả huy động. 2. Thực trạng Về khía cạnh tài chính trong giai đoạn 2015 - 2017, tăng trưởng số dư huy động của Sacombank Long An khá tốt, tốc độ tăng trưởng qua các năm trên 20%, các điểm giao dịch đều tăng trưởng, quy mô số dư huy động luôn đứng đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Long An và đứng thứ hai sau ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Long An. - Tăng trưởng số dư huy động qua các năm theo từng điểm giao dịch Bảng 1: Số dư huy động vốn giai đoạn 2015-2017 theo từng điểm giao dịch ĐVT: Triệu đồng +/- % TT +/- %TT Điểm Giao dịch 2015 2016 2017 2015 2015 2016 2016 CN Long An 1.023.794 1.016.810 -6.984 -1% 1.243.359 226.548 22% PGD Bến Lức 425.523 645.295 219.772 52% 805.679 160.384 25% PGD Tân An 171.553 223.887 52.334 31% 257.683 33.796 15% PGD Đức Hòa 322.305 517.207 194.902 60% 578.271 61.064 12% PGD Cần Giuộc 337.268 488.136 150.868 45% 534.580 46.443 10% PGD Thủ Thừa 105.161 131.874 26714 25% 213.194 81.320 62% PGD Cần Đước 193.826 262.148 68.322 35% 362.142 99.994 38% PGD Kiến Tường 122.928 171.605 48.678 40% 191.183 19.578 11% PGD Gò Đen 179.100 221.032 41.932 23% 227.946 6.914 3% PGD Vĩnh Hưng 28.325 28.325 101.313 72.988 258% Toàn chi nhánh 2.881.458 3.706.320 824.862 29% 4.515.349 809.029 22% Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Theo Bảng 1, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Sacombank Long An tăng trưởng khá tốt qua các năm, năm 2016 tăng trưởng 29%, năm 2017 tăng trưởng 22%. Trong đó, các địa bàn có số dư huy động tăng trưởng là Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa, Tân An do ảnh hưởng bởi sự nóng lên của thị trường giao dịch bất động sản tại các huyện tiếp giáp với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là địa bàn có số lượng lớn khu, cụm công nghiệp thu hút nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn trên địa bàn. - Cơ cấu số dư huy động vốn ngân hàng theo loại tiền Bảng 2: Cơ cấu số dư huy động vốn theo loại tiền giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Triệu đồng 2015 2016 2017 Điểm giao dịch VND USD VND USD VND USD CN Long An 895.780 128.014 993.266 23.544 1.222.523 20.835 PGD Bến Lức 415.054 10.469 639.638 5.657 784.107 21.572 PGD Tân An 169.076 2.477 222.883 1.004 257.226 457 PGD Đức Hòa 312.995 9.310 503.948 13.259 564.186 14.085 PGD Cần Giuộc 334.516 2.752 486.937 1.199 531.717 2.863 PGD Thủ Thừa 103.045 2.115 131.458 417 212.835 360 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 38
- XUÂN CANH TÝ 2020 PGD Cần Đước 192.998 827 262.040 108 361.884 259 PGD Kiến Tường 122.212 716 170.537 1.068 190.858 325 PGD Gò Đen 149.703 29.397 174.988 46.044 204.759 23.187 PGD Vĩnh Hưng 28.310 15 101.300 12 Toàn chi nhánh 2.695.379 186.079 3,614,004 92.316 4.431.394 83.955 Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Theo Bảng 2, cơ cấu loại tiền gửi chủ yếu là VND chiếm 94% vào năm 2015, sang các năm 2016 và năm 2017 tỷ trọng là 98%. Nguyên nhân tỷ trọng số dư huy động USD giảm qua các năm là do ảnh hưởng bởi các quyết định: (i) Quyết định số 2172/QĐ-NHNN ngày 28/10/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đôla Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014: Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0,25%/năm; Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0,75%/năm; (ii) Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 25/09/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đôla Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014: Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0%/năm; Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0,25%/năm; (iii) Quyết định số 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đôla Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014: Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0%/năm; Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0%/năm. - Cơ cấu số dư huy động vốn ngân hàng theo kỳ hạn Biểu đồ 1: Cơ cấu số dư huy động vốn theo kỳ hạn 2015 2015 2016 2016 2017 2017 TDH, KKH, TDH, KKH, TDH, KKH, 602,8 955,0 837,6 798,0 1,349, 885,88 2 , 61 , 10 , 2015 KKH 50 , 64 , 2016 KKH 662 , 2017 KKH 21% 33% 23% 21% 30% 20% 2015 NH 2016 NH 2017 NH 2015 2016 2017 2015 TDH 2016 TDH 2017 TDH NH, NH, NH, 1,323, 2,070 2,279, 587 , ,606 , 805 , 46% 56% 50% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Biểu đồ 2: Tỷ trọng số dư huy động vốn Tỷ trọng số dư huy động không kỳ hạn không kỳ hạn theo điểm giao dịch vào cuối năm 2015 là 33%, năm 2016 là 22% và năm 2017 là 20%, tỷ trọng này khá tốt đã góp phần trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh của Sacombank Long An do margin của loại hình huy động vốn này là cao nhất, tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm qua các năm. Các địa bàn có tỷ trọng số dư huy động TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 39
- XUÂN CANH TÝ 2020 60% vốn không kỳ hạn cao là Tân An, Bến 50% Lức, Đức Hòa. 40% 29% 25% 2015 KKH 30% 22% 21% 17% 20% 20% 2016 KKH 11%10% 9% 11% 10% 5% 2017 KKH 0% BL TT LA KT TA CĐ CG VH ĐH GĐ Toàn CN Toàn Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Biểu đồ số 3: Tỷ trọng số dư huy động vốn Tỷ trọng số dư huy động ngắn hạn vào ngắn hạn theo điểm giao dịch cuối năm 2015 là 46%, năm 2016 là 56% 70% 60%60% và năm 2017 là 50%. Loại kỳ hạn này 56% 54% 60% 49%49% 50% 50% chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu số 50% 45% 43% 42% 40% 2015 NH dư huy động của đơn vị, cũng là loại kỳ 30% 2016 NH hạn chịu áp lực cạnh tranh với các ngân 20% hàng trên địa bàn để chiếm quy mô và thị 10% 2017 NH 0% phần huy động trên địa bàn, tập trung chủ BL TT LA KT TA CĐ CG VH ĐH GĐ yếu các kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng. Toàn Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Biểu đồ số 4: Tỷ trọng số dư huy động vốn Tỷ trọng số dư huy động trung dài hạn trung dài hạn theo điểm giao dịch vào cuối năm 2015 là 21%, năm 2016 là 70% 23%, năm 2017 là 30%. Tỷ trọng số dư huy động loại kỳ hạn này có xu hướng 60% 53% tăng qua các năm. Số dư huy động loại kỳ 50% 47% hạn này tăng trưởng qua các năm do đơn 40% 34% 35% 30% 29%31% 29% 30% 2015 TDH vị triển khai một số sản phẩm huy động 30% 23% 22% 2016 TDH trung dài hạn với nhiều hình thức rút gốc 20% 2017 TDH và lãi linh hoạt nên khuyến khích được 10% nhiều khách hàng tham gia gửi. 0% BL TT LA KT TA CĐ CG VH ĐH GĐ ToànCN Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An - Cơ cấu huy động vốn ngân hàng theo thành phần kinh tế Biểu đồ 5: Cơ cấu số dư huy động vốn theo thành phần kinh tế TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 40
- XUÂN CANH TÝ 2020 Cơ cấu huy động theo Cơ cấu huy động theo Cơ cấu huy động theo TPKT năm 2015 TPKT năm 2016 TPKT năm 2017 Tổ Tổ chức, Tổ chức, 930,8 chức, 1,087, 53 , 835,2 369 , Cá Cá Cá 32% 36 , 24% nhân, 23% nhân, nhân, 1,950, 2,871, 3,427, 605 , 084 , 980 , 77% 76% 68% Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Theo Biểu đồ 5, tỷ trọng số dư huy động vốn của tổ chức có xu hướng giảm, năm 2015 là 32%, năm 2016 là 23% và năm 2017 là 24%. Tỷ trọng số dư huy động vốn của khách hàng tổ chức có xu hướng giảm so với năm 2015 do số dư tiền gửi của khách hàng là Trung tâm phát triển quỹ đất, Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng của tỉnh, huyện, Công ty Xổ số Kiến thiết tỉnh, một số khách hàng doanh nghiệp lớn chủ yếu là duy trì không tăng trưởng như các năm trước, nguyên nhân do một số ngân hàng trên địa bàn áp dụng nhiều cơ chế, chính sách chăm sóc khách hàng này khá cạnh tranh và linh hoạt. Số dư huy động của khách hàng cá nhân tăng trưởng khá tốt qua các năm và có tính ổn định cao. - Cơ cấu số dư huy động vốn ngân hàng theo quy mô khách hàng gửi tiền Bảng 3: Cơ cấu số dư huy động vốn theo quy mô khách hàng gửi tiền thời điểm 31/12/2017 Dưới 500 Từ 500 triệu đồng Từ 1 tỷ đồng đến Trên Mức gửi triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng dưới 5 tỷ đồng 5 tỷ đồng Số dư huy động (tỷ đồng) 1.252 550 1.045 1.416 Số lượng khách hàng 99.939 835 591 76 Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Biểu đồ 6: Cơ cấu số dư huy động vốn Biểu đồ 7: Cơ cấu số lượng khách hàng theo số tiền gửi thời điểm 31/12/2017 gửi tiền theo quy mô thời điểm 31/12/2017 Cơ cấu số dư huy động theo Cơ cấu số dư huy động theo số tiền tiền gửi Số lượng khách hàng > 5 tỷđ, 0,5tỷđ -> 76 , 0% 1 tỷđ, 1 tỷđ -> 5 835 , 1% tỷđ, 591 , 1% > 5 tỷđ 5 98% 1 tỷđ 13% Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Với 76 khách hàng lớn với số dư tiền gửi ở mức trên 5,0 tỷ đồng/khách hàng, chiếm tỷ lệ 0,07% tổng số khách hàng đang chi phối đến 33% số dư huy động toàn chi nhánh, tương ứng với tổng số dư tiền gửi là 1.416 tỷ đồng, mức gửi từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng có 591 khách hàng chiếm 25% số dư huy động, cho thấy cơ cấu huy động của đơn vị tập trung khá TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 41
- XUÂN CANH TÝ 2020 nhiều vào khách hàng lớn, tính bền vững chưa cao, quy mô và hiệu quả huy động phụ thuộc khá nhiều vào khách hàng này. - Chênh lệch giữa lãi suất huy động từ khách hàng và lãi suất bán vốn về Trung tâm điều hòa vốn nội bộ tại các kỳ hạn có tỷ trọng cao Bảng 4: Chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất bán vốn về Trung tâm điều hòa vốn nội bộ (margin huy động vốn) 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 Kỳ hạn Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức KKH 5,20% 5,10% 5,20% 5,10% 5,20% 5,20% 1 tháng 1,00% 0,80% 0,80% 1,00% 0,80% 0,70% 2 tháng 1,05% 0,75% 1,25% 1,35% 1,20% 1,50% 3 tháng 1,10% 1,00% 1,25% 1,40% 1,35% 1,55% 6 tháng 1,35% 1,10% 1,05% 1,20% 1,05% 0,70% 9 tháng 1,45% 1,10% 1,05% 1,20% 0,95% 0,70% 12 tháng 0,85% 0,80% 0,60% 0,75% 0,60% 0,50% 18 tháng 0,85% 0,80% 0,40% 0,80% 0,70% 0,60% 24 tháng 0,90% 0,80% 0,50% 1,00% 1,55% 1,55% 36 tháng 0,85% 0,90% 0,60% 1,10% 1,60% 1,70% Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Biểu đồ 8: Chênh lệch lãi suất huy động vốn từ khách hàng cá nhân và lãi suất bán vốn về Trung tâm điều hòa vốn Margin lãi suất huy động cá nhân 1.80% 1.60% 1.55%1.60% 1.40% 1.35% 1.20% 1.20% 1.05% 1.00% 0.95% 0.80% 0.80% 0.70% 0.60% 0.60% 0.40% 0.20% Mảgin lãi lãi Mảgin suất huyđộng 0.00% 1 2 3 6 9 12 18 24 36 tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng 2015 CN 1.00% 1.05% 1.10% 1.35% 1.45% 0.85% 0.85% 0.90% 0.85% 2016 CN 0.80% 1.25% 1.25% 1.05% 1.05% 0.60% 0.40% 0.50% 0.60% 2017 CN 0.80% 1.20% 1.35% 1.05% 0.95% 0.60% 0.70% 1.55% 1.60% Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Theo Biểu đồ 8, margin huy động vốn khách hàng cá nhân: margin huy động vốn loại hình không kỳ hạn luôn có margin cao nhất qua các năm. + Năm 2015, margin lãi suất huy động vốn khách hàng cá nhân cho xu hướng tăng lên ở phân khúc ngắn hạn từ 9 tháng trở xuống và giảm dần ở phân khúc trung dài hạn. Margin huy động trong ngắn hạn cao hơn margin huy động trung dài hạn. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 42
- XUÂN CANH TÝ 2020 + Qua năm 2016, margin lãi suất huy động vốn khách hàng cá nhân tăng cao ở kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng, cũng tiếp tục theo xu hướng margin lãi suất huy động trong ngắn hạn cao hơn margin lãi suất huy động trung dài hạn. + Đến năm 2017, margin lãi suất huy động vốn khách hàng cá nhân của kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng vẫn là các kỳ hạn có margin cao. Mức margin lãi suất huy động trung dài hạn, đặc biệt kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng tăng cao, cho thấy Sacombank mong muốn các đơn vị kinh doanh tập trung huy động các kỳ hạn này. Biểu đồ 9: Chênh lệch lãi suất huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp và lãi suất bán vốn về Trung tâm điều hòa vốn Margin lãi suất huy động doanh nghiệp 1.80% 1.70% 1.60% 1.55% 1.55% 1.40% 1.50% 1.20% 1.00% 0.80% 0.60% 0.70% 0.70% 0.70% 0.60% 0.40% 0.50% 0.20% 0.00% 1 2 3 6 9 12 18 24 36 Mảgin lãi suất huy động tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng 2015 DN 0.80% 0.75% 1.00% 1.10% 1.10% 0.80% 0.80% 0.80% 0.90% 2016 DN 1.00% 1.35% 1.40% 1.20% 1.20% 0.75% 0.80% 1.00% 1.10% 2017 DN 0.70% 1.50% 1.55% 0.70% 0.70% 0.50% 0.60% 1.55% 1.70% Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Theo Biểu đồ 9, margin lãi suất huy động khách hàng doanh nghiệp: xu hướng về margin lãi suất huy động khách hàng doanh nghiệp cũng khá giống với xu hướng margin lãi suất huy động khách hàng cá nhân. - Thu lãi từ bán vốn về Trung tâm điều hòa vốn nội bộ Bảng số 5: Thu lãi từ bán vốn về Trung tâm điều hòa vốn nội bộ giai đoạn 2015-2017 theo từng điểm giao dịch ĐVT: Triệu đồng +/-so % +/-so % Điểm Giao dịch 2015 2016 2017 2015 TT 2015 2016 TT 2016 CN Long An 49.704 63.208 13.504 27% 76.413 13.204 21% PGD Bến Lức 24.091 29.226 5.135 21% 39.058 9.832 34% PGD Tân An 10.858 13.360 2.502 23% 15.540 2.180 16% PGD Đức Hòa 19.328 27.701 8.373 43% 36.371 8.670 31% PGD Cần Giuộc 20.114 28.220 8.106 40% 33.894 5.674 20% PGD Thủ Thừa 6.044 7.932 1.888 31% 10.864 2.932 37% PGD Cần Đước 12.229 15.308 3.078 25% 20.997 5.689 37% PGD Kiến Tường 7.533 10.153 2.620 35% 12.975 2.822 28% PGD Gò Đen 8.892 11.138 2.246 25% 13.976 2.838 25% PGD Vĩnh Hưng 2.098 2.098 4.658 2.560 122% Toàn chi nhánh 158.793 208.343 49.550 31% 264.746 56.403 27% Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 43
- XUÂN CANH TÝ 2020 Theo Bảng 5, thu lãi từ bán vốn về Trung tâm điều hòa vốn qua các năm tăng trưởng khá tốt, năm 2016 tăng trưởng 31% so với năm 2015, năm 2017 tăng trưởng 27% so với năm 2016. Các điểm giao dịch đều có tốc độ tăng trưởng ở mức cao, có tỷ trọng số dư huy động không kỳ hạn cao hoặc có tỷ trọng số dư huy động tại các kỳ hạn có margin lãi suất huy động cao sẽ có mức thu lãi bán vốn cao. Ví dụ, đơn cử tại điểm giao dịch PGD Tân An có số dư huy động thời điểm 31/12/2016 là 223.887 triệu đồng, không cao hơn nhiều số dư huy động cùng thời điểm của PGD Gò Đen là 221.032 triệu đồng, tuy nhiên, thu lãi từ bán vốn về Trung tâm điều hòa vốn của PGD Tân An là 13.360 triệu đồng cao hơn nhiều so với thu lãi từ lãi bán vốn của PGD Cần Giuộc là 11.138 triệu đồng. Vì vậy, để công tác huy động vốn có hiệu quả, ngoài việc tăng trưởng quy mô huy động vốn các đơn vị kinh doanh cũng cần quan tâm tập trung huy động các kỳ hạn có mức margin lãi suất bán vốn về Trung tâm điều hòa vốn cao. - Chi phí trả lãi khách hàng (triệu đồng) Bảng số 6: Chi phí trả lãi khách hàng tiền gửi giai đoạn 2015-2017 theo từng điểm giao dịch ĐVT: Triệu đồng +/-so %TT %TT Điểm giao dịch 2015 2016 2017 +/-so 2016 2015 2015 2016 CN Long An 30.265 39.382 9.117 30% 53.491 14.109 36% PGD Bến Lức 14.538 18.716 4.178 29% 27.680 8.964 48% PGD Tân An 8.113 10.040 1.927 24% 11.888 1.849 18% PGD Đức Hòa 12.471 18.141 5.670 45% 23.388 5.247 29% PGD Cần Giuộc 14.020 20.866 6.846 49% 25.650 4.784 23% PGD Thủ Thừa 4.255 5.750 1.495 35% 7.952 2.202 38% PGD Cần Đước 9.137 11.911 2.773 30% 16.722 4.811 40% PGD Kiến Tường 5.680 7.885 2.205 39% 9.858 1.973 25% PGD Gò Đen 6.012 7.678 1.666 28% 9.21 1.843 24% PGD Vĩnh Hưng 2.323 2.323 3.903 1.580 68% Toàn chi nhánh 104.491 142.691 38.200 37% 190.053 47.362 33% Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Theo Bảng 6: tỷ lệ tăng trưởng lãi trả cho khách hàng năm 2016 tăng 37% so với năm 2015, năm 2017 tăng 33% so với năm 2016. Tỷ lệ tăng trưởng lãi trả cho khách hàng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng thu lãi bán vốn cho hội sở trong cùng thời kỳ. Với quy mô huy động tương đồng nhau, đơn vị kinh doanh có số dư huy động không kỳ hạn cao hoặc số dư tiền gửi ngắn hạn sẽ cho chi phí trả lãi cho khách hàng thấp hơn. - Lợi nhuận huy động điều hòa vốn nội bộ Bảng 7: Lợi nhuận huy động điều hòa vốn nội bộ giai đoạn 2015-2017 theo từng điểm giao dịch ĐVT: Triệu đồng +/-so %TT +/-so %TT Điểm giao dịch 2015 2016 2017 2015 2015 2016 2016 CN Long An 19.440 23.826 4.387 23% 22.922 -904 -4% PGD Bến Lức 9.553 10.511 957 10% 11.378 868 8% TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 44
- XUÂN CANH TÝ 2020 PGD Tân An 2.745 3.320 575 21% 3.652 332 10% PGD Đức Hòa 6.857 9.560 2.703 39% 12.983 3.423 36% PGD Cần Giuộc 6.093 7.354 1.261 21% 8.244 890 12% PGD Thủ Thừa 1.789 2.182 393 22% 2.912 730 33% PGD Cần Đước 3.092 3.397 305 10% 4.275 878 26% PGD Kiến Tường 1.853 2.268 415 22% 3.117 849 37% PGD Gò Đen 2.880 3.460 580 20% 4.455 995 29% PGD Vĩnh Hưng - -226 -226 754 980 434% Toàn chi nhánh 54.302 65.651 11.350 21% 74.693 9.041 14% Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Theo Bảng 7, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận huy động FTP năm 2017 là 14% so với năm 2016, thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2016 là 21% so với năm 2015. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng số dư huy động năm 2017 là 22% so với năm 2016 và tốc độ tăng trưởng số dư huy động năm 2016 là 29% so với năm 2015. Để xem việc tăng trưởng số dư huy động có chắc chắn kèm theo hiệu quả lợi nhuận sẽ mang lại hay không? Chúng ta xem xét biểu đồ mối quan hệ giữa quy mô huy động và lợi nhuận huy động như sau: Biểu đồ 10. Quy mô huy Biểu đồ 11. Quy mô huy Biểu đồ 12. Quy mô huy động và lợi nhuận năm động và lợi nhuận năm động và lợi nhuận năm 2015 theo điểm giao dịch 2016 theo điểm giao dịch 2017 theo điểm giao dịch 1,500,000 30,000 1,500,000 30,000 1,500,000 30,000 20,000 1,000,000 20,000 1,000,000 1,000,000 20,000 10,000 500,000 500,000 10,000 500,000 10,000 - - - - (10,000) - - LA TT LA TT LA TT Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Long An Theo Biểu đồ 12, năm 2017, mặc dù số dư huy động PGD Bến Lức là 805 tỷ đồng cao hơn số dư huy động PGD Đức Hòa là 578 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận huy động của PGD Đức Hòa đạt được lại cao hơn PGD Bến Lức, hay quy mô huy động PGD Đức Hòa và PGD Cần Giuộc (534 tỷ đồng) tương đồng nhau nhưng lợi nhuận của PGD Đức Hòa cao hơn khá nhiều. Biểu đồ 11 cho thấy mặc dù số dư huy động của PGD Gò Đen (221 tỷ đồng) thấp hơn số dư huy động PGD Cần Đước (262 tỷ đồng), nhưng lợi nhuận của PGD Gò Đen thu được cao hơn của PGD Cần Đước. Biểu đồ 10 cho thấy số dư huy động của PGD Đức Hòa thấp hơn số dư huy động PGD Cần Giuộc (322 tỷ đồng/337 tỷ đồng), tuy nhiên lợi nhuận từ huy động FTP của PGD Đức Hòa là 6.857 triệu đồng cao hơn của PGD Cần Giuộc là 6.093 triệu đồng. Điều đó cho thấy, để mang lại hiệu quả trong công tác huy động ngoài việc cần tập trung tăng trưởng số dư huy động, tăng trưởng quy mô chiếm lĩnh thị phần còn phải xem xét đến danh mục kỳ hạn huy động, khuyến khích đội ngũ chuyên viên tư vấn, giao dịch viên hướng khách hàng gửi tại các kỳ hạn có margin cao nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang lại cho đơn vị kinh doanh. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Sacombank Long An 3.1. Nâng cao hiệu quả khía cạnh tài chính: Thu nhập và chi phí từ hoạt động huy động vốn - Xây dựng và theo dõi sát kế hoạch kinh doanh về huy động vốn TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 45
- XUÂN CANH TÝ 2020 Hàng năm thực hiện thu thập thông tin địa bàn, định hướng tăng trưởng của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Long An, định hướng tăng trưởng trong hệ thống Sacombank, số liệu thực hiện huy động hiện tại của từng điểm kinh doanh và tiềm năng phát triển của từng địa bàn để xây dựng kế hoạch kinh doanh, trong đó có kế hoạch kinh doanh huy động vốn. Dựa trên số liệu tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố, huyện để định hướng phát triển các ngành nghề chủ lực, cơ cấu kinh tế, thông tin quy hoạch để đề ra kế hoạch tăng trưởng, phân khúc, cơ cấu phù hợp cho từng điểm giao dịch. Trong kế hoạch kinh doanh huy động vốn thể hiện kế hoạch của từng mảng cá nhân và mảng doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, các điểm giao dịch cần có chiến lược triển khai kế hoạch kinh doanh cụ thể cho đơn vị mình phụ trách. Chỉ tiêu được phân bổ trên cơ sở phân khúc khách hàng, khả năng khách hàng hiện hữu tăng trưởng và phát triển khách hàng tiềm năng. Đơn vị kinh doanh phân bổ kế hoạch tăng trưởng huy động cho từng chuyên viên bán hàng. Chuyên viên bán hàng tùy theo địa bàn mình phụ trách, số lượng khách hàng đang quản lý để có kế hoạch huy động vốn cụ thể. Kế hoạch huy động vốn sẽ được phân bổ và theo dõi đánh giá hàng tuần, kế hoạch huy động vốn tuần này không đạt sẽ được cộng dồn và đánh giá cho tuần kế tiếp. Bên cạnh phân bổ kế hoạch kinh doanh về số dư huy động cho lực lượng bán hàng trực tiếp cũng cần giao kế hoạch huy động cho cán bộ nhân viên (CBNV) bộ phận gián tiếp với kế hoạch phấn đấu, nhằm mục đích phát huy văn hóa “mọi người cùng bán hàng” trong đơn vị kinh doanh. Ngoài việc tích cực tham gia các chương trình kích thích huy động vốn theo các sản phẩm, loại hình huy động nhằm phục vụ cho mục tiêu chung của cả hệ thống Sacombank do hội sở ban hành, hàng quý, Sacombank Long An tùy theo tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh cần phát động các chương trình thi đua dành riêng cho tập thể CBNV trong chi nhánh để hoàn thành kế hoạch huy động vốn được giao. - Tăng lợi nhuận margin lãi suất huy động tại từng kỳ hạn gửi: Tập trung nâng cao số dư huy động của các kỳ hạn có margin cao, tăng tỷ trọng số dư huy động không kỳ hạn tại các điểm giao dịch; Thiết lập các bảng so sánh margin của từng kỳ hạn để toàn thể nhân viên bán hàng biết các kỳ hạn có margin cao cần định hướng khách hàng gửi tiền các kỳ hạn tương ứng. - Áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hiệu quả và đúng quy định Tùy theo từng đối tượng khách hàng, phân khúc khách hàng để sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt, khéo léo trong đàm phán lãi suất huy động với khách hàng, nếu các kỳ hạn mức lãi suất cao hơn đối thủ cạnh tranh thì khi tính toán mức lãi khách hàng nhận được cần nhân thêm toàn kỳ hạn để khách hàng thấy số tiền lãi sẽ nhận được vượt trội, nếu kỳ hạn mức lãi suất thấp hơn đối thủ cạnh tranh thì khi so sánh cần chia nhỏ lãi thu được ra đến ngày để khách hàng không thấy sự khác biệt về khoản lãi nhận được. Hạn chế thỏa thuận lãi suất với khách hàng, thực hiện đúng quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy chế chi hoa hồng môi giới tiền gửi, mức lãi suất huy động tối đa trong từng thời kỳ. 3.2. Nâng cao hiệu quả khía cạnh khách hàng - Tăng thị phần của Sacombank Long An, gia tăng số lượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, tăng mức độ hài lòng của khách hàng. - Nâng cao công tác chăm sóc khách hàng và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 46
- XUÂN CANH TÝ 2020 Truyền thông điệp đến toàn thể nhân viên về hiệu quả của việc giữ chân khách hàng hiện hữu: chi phí đầu tư để có 1 khách hàng mới gấp 5 lần so với giữ 1 khách hàng hiện có, nâng tỷ lệ giữ khách hàng hiện có lên 5% có thể tăng lợi nhuận từ 25%-95%; Khi một khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tính gắn bó sẽ tăng dần lên, thực tiễn chứng minh những khách hàng sử dụng từ 5 sản phẩm dịch vụ trở lên sẽ trung thành với ngân hàng. Vì vậy, cần bán chéo thêm nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng để giữ họ. - Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Xây dựng kế hoạch tiếp thị của toàn chi nhánh và từng điểm giao dịch: phân công nhân sự thực hiện và có báo cáo định kỳ công tác triển khai và kết quả đạt được; Kế hoạch tiếp thị cụ thể theo địa bàn, cung đường. Địa bàn, cung đường nào chưa tăng trưởng được số lượng khách hàng giao dịch cần có đánh giá tìm giải pháp, hướng hỗ trợ kịp thời để tăng trưởng; Thiết lập các bảng huy động tiền gửi và sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các điểm trung tâm dân cư như Ủy ban Nhân dân phường, xã, bến xe, bến đò, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa ; Thông qua các đài phát thanh thành phố, huyện, trạm phát thanh tại các phường, xã, phát thư ngỏ khi có các chương trình khuyến mãi hay sản phẩm huy động mới ban hành;\ Thực hiện định kỳ và xuyên suốt các chương trình hướng về cộng đồng như Giải việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”, chương trình trao học bổng “Sacombank - Ươm mầm cho những ước mơ”, chương trình tài trợ ghế đá tại công viên, trường học nhằm thể hiện sự gắn kết lâu dài với địa phương và quảng bá thương hiệu trên địa bàn; Xây dựng kịch bản bán hàng theo từng sản phẩm huy động vốn: khi ban hành sản phẩm huy động vốn, các đơn vị cần xây dựng kịch bản bán hàng, nhằm tạo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong bán hàng, kịch bản cần nêu bật các tiện ích của sản phẩm, gắn kết và giải quyết được nhu cầu. - Xây dựng và duy trì đơn vị Sacombank kiểu mẫu tại trụ sở chi nhánh và các phòng giao dịch, bố trí mạng lưới điểm giao dịch thuận tiện và rộng khắp trên địa bàn tỉnh Long An. 3. Đơn vị Sacombank kiểu mẫu được xây dựng trên 3 giá trị cốt lõi cấu thành từ “Người Sacombank – Đơn vị Sacombank – Quản trị điều hành nhằm hướng tới mục tiêu khách hàng hài lòng – Sacombank thành công”. Bố trí mạng lưới/kênh phân phối trên địa bàn Long An rộng khắp, quy mô trụ sở khang trang, các hình thức về nhận diện thương hiệu, công tác giữ gìn vệ sinh, bố trí khu vực giao dịch với các tiện nghi mang lại sự trải nghiệm ấn tượng, sự thoải mái và hài lòng cho khách hàng. 4. Thực hiện bố trí, di dời các điểm giao dịch trên cùng địa bàn thành phố, huyện đến các huyện chưa có Sacombank trú đóng nhằm tạo mạng lưới trải đều trên địa bàn tỉnh, nâng cao tiện ích và sự thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch, đặc biệt khách hàng tiền gửi: phòng giao dịch Gò Đen thuộc địa bàn huyện Bến Lức di dời về huyện Thạnh Hóa, chi nhánh Vàm Cỏ di dời về huyện Tân Thạnh, phòng giao dịch Tân An di dời về huyện Châu Thành, sửa chữa, xây dựng di dời địa chỉ mới cho phòng giao dịch Thủ Thừa, phòng giao dịch Cần Giuộc, khảo sát và di dời đối với phòng giao dịch Cần Đước, sửa chữa đối với trụ sở phòng giao dịch Kiến Tường, 3.3. Nâng cao hiệu quả quá trình kinh doanh nội tại: cải tiến sản phẩm huy động vốn và quy trình huy động vốn của Sacombank Long An. - Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại: theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng ngân hàng số (mobile, internet banking) đến tháng 12/2017 của người dân Việt Nam ở mức khá cao, chiếm khoảng 40% người sử dụng dịch vụ ngân hàng. Vì vậy xu thế ngân hàng điện tử đang tạo cơ hội cho nhiều ngân hàng, đặc biệt mang lại nhiều ưu thế cho các ngân hàng tiên TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 47
- XUÂN CANH TÝ 2020 phong phát triển eBanking. Ngoài những chức năng cơ bản như chuyển tiền trong – ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn, thanh toán thẻ tín dụng, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, bán ngoại tệ Sacombank cần tăng cường các tính năng mới ưu việt, tiện ích và an toàn. - Các sản phẩm dịch vụ tiền gửi hiện nay của Sacombank khá đa dạng và phong phú, mỗi sản phẩm dịch vụ đều là những giải pháp để khách hàng có thể tìm thấy sự thoải mái và tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí trong việc quản lý tài chính, mua sắm giao dịch, thanh toán Tuy nhiên, cần quan tâm nhiều hơn đến mảng bancassurance, gắn kết sản phẩm tiền gửi với bảo hiểm, nhằm tăng tính an toàn, dự phòng các rủi ro cho khách hàng đối với các sản phẩm tiền gửi mang tính tích lũy như tiết kiệm Phù Đổng, tiền gửi tương lai - Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra tự chấn chỉnh: tổ chức tốt kế hoạch kiểm tra tự chấn chỉnh tại chi nhánh và các phòng giao dịch để kịp thời phát hiện các sai sót, tồn tại. Tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhân sự thực hiện tốt công tác trưởng phòng giao dịch lưu động, phó phòng luân chuyển, thực hiện luân chuyên thủ quỹ để có điều kiện đánh giá các mặt còn tồn tại, cần chỉnh sửa để hoạt động của chi nhánh và các phòng giao dịch được an toàn và hiệu quả. 3.4. Nâng cao hiệu quả khía cạnh học tập và tăng trưởng: tổ chức đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng, cải tiến công tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng. - Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đào tạo: xây dựng kế hoạch đào tạo tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc, định kỳ triển khai theo kế hoạch đề ra, định kỳ hàng quý có báo cáo kết quả đào tạo trong toàn chi nhánh (nội dung đào tạo, danh sách điểm danh tham gia đào tạo, thời gian, địa điểm triển khai, giảng viên nội bộ thực hiện); - Hội ý bán hàng hàng ngày vào đầu mỗi buổi sáng để chia sẻ những bài học bán hàng thành công và tạo sinh khí bán hàng cho một ngày làm việc. - Thực hiện nghiêm túc, đào tạo, nhắc nhở thường xuyên các cấp tuân thủ Bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ: Tác phong phục vụ: sự chỉnh tề trong hình thức, trang phục, tác phong làm việc của đội ngũ CBNV, sự sẵn sàng, ngăn nắp trong bố trí công cụ làm việc, sự đúng hẹn, không lãng phí thời gian của khách hàng thông qua việc đảm bảo và cam kết về thời gian phục vụ; Thái độ phục vụ: cảm xúc và nhận thức của CBNV được thể hiện thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động trong quá trình phục vụ khách hàng nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm, thân thiện, nhiệt tình và sẵn sàng phục vụ khách hàng; Kiến thức: sự am hiểu về nghiệp vụ chuyên môn được thể hiện thông qua việc tư vấn sản phẩm dịch vụ (đầy đủ, chính xác, phù hợp) cho từng đối tượng khách hàng, thực hiện đúng quy trình, quy định mang lại sự tin cậy cho khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ; Kỹ năng phục vụ: được thể hiện thông qua năng lực và khả năng làm việc nhanh chóng, chính xác, khả năng xử lý tình huống của CBNV, luôn đưa ra hướng giải quyết tối ưu, phù hợp làm khách hàng hài lòng và nhận thấy sự khác biệt khi quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của Sacombank. - Rủi ro của mọi rủi ro là rủi ro về con người, vì vậy cần thường xuyên nhắc nhở sinh hoạt tư tưởng với đội ngũ CBNV về đạo đức nghề nghiệp, phòng tránh và hạn chế tới mức thấp nhất các ý nghĩ tiêu cực trong quá trình tác nghiệp. - Họp đối thoại kinh doanh: thường xuyên tổ chức các buổi họp đối thoại các mảng kinh doanh và mảng vận hành, mảng kiểm soát rủi ro để đóng góp, chia sẻ và giải quyết các tồn tại trong khâu phối hợp, kết hợp giữa các bộ phận phòng ban nhằm rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng. 4. Kết luận TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 48
- XUÂN CANH TÝ 2020 Dựa trên kết quả phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn và định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Sacombank Long An trong thời gian qua, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững nguồn vốn huy động như: đa dạng các hình thức huy động vốn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đẩy mạnh công tác marketing, xây dựng chính sách khách hàng, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới hoạt động, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tổ chức tốt công tác phân tích, đánh giá và dự báo thông tin, quản lý rủi ro tổng thể. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [3]. Quốc hội, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. [4]. Quốc hội, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. [5]. Robert S.Kaplan & David P.Norton (2016), The Balanced Scorecard - Thẻ điểm cân bằng- Biến chiến lược thành hành động, NXB Trẻ. [6]. Sacombank, Báo cáo thường niên giai đoạn 2015 -2017. [7]. Sacombank Chi nhánh Long An, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doạn giai đoạn 2015 -2017. [8]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. [9]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/09/2017 quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. [10]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Ngày nhận: 02/7/2018 Ngày duyệt đăng: 09/01/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 49