Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong AEC

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 2290
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong AEC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_doanh_nghiep_trong_aec.pdf

Nội dung text: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong AEC

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG AEC ENHANCE COMPETITIVENESS OF ENTERPRISES IN AEC Th.S Trần Thị Thắng, Th.S Vũ Thị Thu Hằng Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh thuhang060982@gmail.com TÓM TẮT AEC ra đời sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Thực tế cho thấy, các hiệp định thương mại tự do và tiến trình thành lập AEC đã góp phần tăng nhanh giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN cũng như với các đối tác khác, tác động tích cực tới việc mở rộng thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường có liên quan. Đối với Việt nam, trong bối cảnh ASEAN nhảy vọt từ nấc thang Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) lên nấc thang Cộng đồng kinh tế AEC, chúng ta sẽ đứng trước sức ép rất lớn về cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và năng lực cạnh tranh. Vì vậy, Việt Nam phải có sự đầu tư, đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh để hòa nhập được với cộng đồng kinh tế chung AEC là điều tất yếu. Từ khoá: Năng lực cạnh tranh, AEC, Doanh nghiệp Việt Nam, Thị trường, hội nhập ABSTRACT The fact that AEC was born is a turning point marking the area of integration of the economies of Southeast Asia in a comprehensive way. In fact, the free trade agreements and the process of establishing AEC has contributed to increasing export value of Vietnam with ASEAN as well as with other partners, to positively impact market expansion every part of Vietnam on the relevant market. For Vietnam, in the context that ASEAN “jumps” from Free Trade Area (AFTA) to the Economic Community AEC, we will stand a huge pressure of institutional reform, economic restructure, raising the level of science - technology and competitiveness. Therefore, Vietnam inevitably needs the investment and innovation to improve competitiveness in order to integrate into the common economic community AEC. Keywords: Competitiveness, AEC, Vietnam Business, Market, integration 1. Lời mở đầu Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến đƣợc thành lập với mục tiêu hƣớng tới tạo dựng một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, gắn với thúc đẩy tự do lƣu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ và lao động. Cùng với các cơ hội, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít các thách thức. AEC ra đời sẽ là một bƣớc ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Hiện ASEAN đang là một đối tác thƣơng mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm khoảng 14% tổng thƣơng mại của Việt Nam (theo số liệu ƣớc tính năm 2014 của Bộ Công thƣơng). Nhiều thành viên ASEAN có vốn đầu tƣ lớn vào Việt Nam nhƣ Singapore, Malaysia, Thái Lan Thực tế cho thấy, các hiệp định thƣơng mại tự do và tiến trình thành lập AEC đã góp phần tăng nhanh giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN cũng nhƣ với các đối tác khác, tác động tích cực tới việc mở rộng thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trƣờng có liên quan. AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế giới. Việc tham gia AEC cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển. Ngoài ra, nếu tận dụng tốt các ƣu đãi thuế quan trong thƣơng mại với các nƣớc trong AEC, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nhƣ dệt may, gạo, thủy sản, linh kiện điện tử qua đó giảm gánh nặng nhập siêu. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn thì khi AEC ra đời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Hiện tại, mức độ sẵn sàng của các nƣớc đối với tiến trình hội nhập AEC là khác nhau, bởi trình độ phát triển, sự chủ động, tích cực vào cuộc của Chính phủ và Doanh nghiệp Bên cạnh Singapore đã đi trƣớc và tích cực chủ động nhiều mặt thì Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine là những quốc gia có sự chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập AEC so với các nƣớc còn lại. 215
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đối với Việt nam, trong bối cảnh ASEAN nhảy vọt từ nấc thang Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA) lên nấc thang Cộng đồng kinh tế AEC, chúng ta sẽ đứng trƣớc sức ép rất lớn về cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và năng lực cạnh tranh. Vì vậy, Việt Nam phải có sự đầu tƣ, đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh để hòa nhập đƣợc với cộng đồng kinh tế chung AEC là điều tất yếu. 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam đã có một quá trình dài để chuẩn bị hội nhập vào AEC bằng việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý và quy phạm pháp luật nhằm cải thiện môi trƣờng sản xuất kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nâng cao nhận thức và thay đổi chiến lƣợc kinh doanh khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia AEC đến từ sự cạnh tranh toàn diện, nghĩa là cạnh tranh không chỉ ở thị trƣờng nƣớc ngoài mà còn trên thị trƣờng trong nƣớc, không chỉ cạnh tranh với DN đến từ ASEAN mà còn phải cạnh tranh với DN các nƣớc ASEAN+. Sự cạnh tranh không chỉ về hàng hóa mà còn về dịch vụ, đầu tƣ, sự di chuyển của nguồn lao động có kỹ năng của các nƣớc ASEAN. Có một thực tế là Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khi hội nhập không chỉ về hàng hóa mà còn sẽ còn là những cuộc cạnh tranh về dịch vụ, đầu tƣ, sự di chuyển của nguồn lao động có ký năng trong khối các nƣớc ASEAN. Phải nhận định rằng, các DN của các nƣớc ASEAN, đặc biệt là các nƣớc ASEAN+ có bề dày, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh tốt hơn, công nghệ cao hơn và đăc biệt họ có sự chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập. Việt Nam ít kinh nghiệm, sự sẵn sàng cho hội nhập chƣa cao, các DN, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải cố gắng vƣợt qua khó khăn thách thức do bất ổn kinh tế Việt Nam. * Sự cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Hiện nay, thị trƣờng nội địa ngày càng bị thu hẹp bởi cạnh tranh của các DN Việt có ƣu thế trên thị trƣờng mà miếng bánh đã nhỏ lại càng nhỏ hơn đối với DN Việt Nam khi có sự tham gia mạnh mẽ của các DN lớn trong khu vực. Sự hội nhập giúp mở ra một thị trƣờng rộng lớn hơn, thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn và công nghệ tiên tiến hiện đại hơn, song mức độ cạnh tranh cũng khốc liệt hơn rất nhiều. Thuế suất nhiều hàng hóa sẽ đƣợc giảm xuống rất thấp, thậm chí thuế suất 0% theo các cam kết hội nhập. Khi đó, nếu DN không chuẩn bị tốt thì sức cạnh tranh không đáp ứng đƣợc yêu cầu, không thể tận dụng đƣợc cơ hội xâm nhập vào các thị trƣờng rộng lớn đó. Có thể DN thỏa mãn đƣợc những điều kiện hội nhập liên quan đến thể chế, chính sách, song điều quan trọng nhất là sản phẩm, hàng hóa của DN có cạnh tranh đƣợc hay không. Những khó khăn đối với DN Việt Nam gặp phải là không thể phủ nhận bởi năng lực cạnh tranh của các DN nội địa và vị trí kinh tế của Việt Nam trong khu vực, tuy nhiên cũng không thể vì khó mà DN thờ ơ với việc chuẩn bị cho dấu mốc này. Ngay bây giờ, DN có thể bắt tay thực hiện một việc cụ thể. Đó là tận dụng tối đa lợi ích trong việc sử dụng ƣu đãi thuế quan C/O form D (giấy chứng nhận xuất xứ ƣu đãi cấp cho hàng hóa XK từ một nƣớc thành viên của ASEAN sang một nƣớc thành viên ASEAN khác) mà hiện nay mới chỉ 25% DN trong nƣớc biết tận dụng. * Sự cạnh tranh với DN đến từ ASEAN và với DN các nƣớc ASEAN: Cộng đồng kinh tế ASEAN là một mốc hội nhập lớn của Việt Nam với thị trƣờng rộng lớn hơn 600 triệu dân cũng nhƣ với thế giới bởi DN sẽ có cơ hội tiếp cận các thị trƣờng phát triển nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Australia, Ấn Độ thông qua các FTA giữa ASEAN và các nƣớc này. Trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của DN Việt còn thấp, chiến lƣợc phát triển sản phẩm không có nhiều sự khác biệt, việc thực hiện AEC sẽ gây ra các bất lợi cho DN Việt Nam trong tƣơng quan so sánh với các 216
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) DN ASEAN khác. Sự cạnh tranh với các DN sẽ ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt khi theo lộ trình cho đến năm 2015, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng NK từ các nƣớc ASEAN. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn chậm cải thiện và có vị trí xếp hạng khiêm tốn so với nhiều nƣớc trong khu vực. * Sự cạnh tranh về giá cả, về hàng hóa và dịch vụ Hiện nay, một số mặt hàng của nƣớc ngoài khi đƣa vào thị trƣờng Việt Nam dù phải chịu thuế nhập khẩu nhƣng vẫn thấp hơn giá của hàng trong nƣớc. Ví dụ, đƣờng Thái Lan nhập khẩu chịu thuế 5% nhƣng giá vẫn thấp hơn đƣờng trong nƣớc từ 2- 3 ngàn đồng/kg đã khiến cho sức cạnh tranh của DN mía đƣờng Việt Nam không theo kịp. Năm 2015, thuế suất giảm xuống còn 0%, khi đó khó khăn của ngành mía đƣờng Việt Nam sẽ rất lớn. Mặt khác, xu hƣớng giá cả thế giới đang xuống thấp, nên DN Việt Nam phải thích ứng đƣợc và tận dụng điều đó. Nhƣng hiện nay vẫn chƣa tận dụng đƣợc bao nhiêu. Một dẫn chứng rất rõ là giá xăng dầu giảm mạnh nhƣng giá thành các sản phẩm hàng hóa có sử dụng chi phí đầu vào là xăng dầu lại giảm không tƣơng xứng. Điều này cho thấy chúng ta thực hiện các bƣớc cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn chậm chứ không nhƣ các nƣớc. Mở cửa thị trƣờng hàng hóa là nguyên tắc có đi có lại, nếu Việt Nam xuất khẩu, tăng cƣờng hàng hóa của Việt Nam vào một thị trƣờng nhất định mà hiện nay khả năng đang hạn chế thì ngƣợc lại Việt Nam cũng phải mở cửa cho các hàng hóa mà đối tác có nhu cầu xuất khẩu sang Việt Nam. Chính vì vậy, mức độ cạnh tranh khá khốc liệt khi hàng hóa, dịch vụ của nhiều nƣớc ASEAN có chất lƣợng cao hơn so với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Nhất là khi hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam có tính tƣơng đồng cao so với các nƣớc trong khu vực cho nên dẫn đến tính loại trừ rất cao. * Sự cạnh tranh về di chuyển của nguồn lao động có kỹ năng của các nƣớc ASEAN. Đối mặt với cạnh tranh là sự di chuyển lao động chất lƣợng. Lao động có kỹ năng tự do di chuyển có thể dẫn đến chảy máu chất xám. Theo thống kê có 20% lao động Việt Nam có kỹ năng chuyên môn, 217
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nhƣ vậy có nghĩa khi lao động đƣợc tự do di chuyển, lao động có kỹ năng của Việt Nam có khả năng đi ra bên ngoài vì đƣợc trả lƣơng cao, hoặc hƣớng tới các DN đầu tƣ nƣớc ngoài ngay tại Việt Nam, hoặc lao động có kỹ năng của nƣớc ngoài sẽ thâm nhập vào các vị trí của Việt Nam. * Hiện trạng về chính sách, hành lang pháp lý và môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam Việt Nam đã có một quá trình dài để chuẩn bị hội nhập vào AEC. Theo đó, việc lớn nhất mà Việt Nam đã làm đƣợc là xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý và quy phạm pháp luật nhằm cải thiện môi trƣờng sản xuất kinh doanh. Ví dụ, cho đến nay Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10.000 dòng thuế xuống mức 0-5% theo Hiệp định ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. Theo đó mà trong thực hiện kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, Việt Nam đã đạt khoảng 85-90% và luôn nằm trong top cao nhất của ASEAN. Đặc biệt, trong kỳ rà soát tháng 10/2014, Việt Nam cùng với Singapore đã hoàn thành khoảng 90% kế hoạch tổng thể. Trong khi, mức bình quân chung của các nƣớc ASEAN mới đạt khoảng 82,1%. * Nhận thức và chiến lƣợc của các DN Việt Nam Hội nhập AEC đồng nghĩa trƣớc hết với sự gia tăng cạnh tranh từ các DN ASEAN khác. Thế nhƣng các DN Việt Nam biết và hiểu về AEC còn ít. Hầu hết các DN mới chỉ đang ở mức độ nghe nói đến AEC về lý thuyết chứ chƣa hiểu rõ bản chất thực sự, không biết chính xác về thời điểm hình thành AEC, các nội dung, trụ cột của AEC. Có thể các DN không quan tâm đến thị trƣờng ASEAN là vì tính loại trừ khiến DN nghĩ rằng họ ít đƣợc hƣởng lợi nhờ hội nhập AEC. Khi các DN Việt Nam thiếu hẳn các kiến thức để hội nhập thì sẽ rơi vào trạng thái thụ động, khi họ chƣa cảm thấy nguy cơ thì cũng chƣa thể tranh thủ tận dụng cơ hội, nâng cao sức cạnh tranh. DN Việt Nam luôn trong tình trạng ―nƣớc đến chân mới nhảy‖ nên khi hội nhập sẽ phải chịu những cú sốc mà dẫn đến thu hẹp kinh doanh, thậm chí phá sản. Hiện nay có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam không hiểu về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), 94% DN không nắm đƣợc các nội dung đàm phán của Hiệp định, gần 63% DN không nắm đƣợc cơ hội, thách thức của AEC. 218
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Ngoài việc thiếu kiến thức về hội nhập AEC, các DN Việt Nam còn gặp nhiều thách thức nhƣ: thiếu cơ chế bảo hộ, chƣa biết tận dụng những ƣu đãi về thuế quan, không vƣợt qua đƣợc rào cản thƣơng mại khi XK sang nƣớc khác 3. Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Thời điểm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đến rất gần, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, các doanh nghiệp (DN) của Việt Nam cần thay đổi lớn về tƣ duy trong hội nhập. Muốn thâm nhập thị trƣờng ASEAN, trƣớc tiên các DN Việt Nam phải làm sao có chỗ đứng, tồn tại và phát triển trên thị trƣờng Việt, trở thành đối tác thay vì đối thủ, tăng sức cạnh tranh, từng bƣớc bƣớc vào thị trƣờng ASEAN, từ đó vững bƣớc đi vào các thị trƣờng lớn hơn. Giải pháp chung cho Nhà nƣớc và DN là phải nắm bắt đƣợc các cam kết để thực thi, đổi mới cơ chế, nâng cao năng lực quản trị của các cấp chính quyền, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh. * Về phía Nhà nƣớc Một là, Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Cơ chế, chính sách dù có tốt, có hay đến đâu nhƣng nếu không có ngƣời đứng đầu biết lắng nghe ý kiến phản biện khoa học của các chuyên gia, DN và ngƣời dân để điều chỉnh kịp thời thì chính sách đó cũng không thể thực thi tốt và không thể đi vào cuộc sống. Hai là, Chính Phủ cần tăng cƣờng công tác truyền thông: Tuyên truyền cho DN nhận thức đầy đủ về AEC giúp họ có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng, sẵn sàng bƣớc vào hội nhập; Trao đổi thông tin tại hội thảo hay phối hợp với Bộ Tƣ pháp để giúp ngƣời dân có thể tiếp cận đƣợc các Hiệp định thƣơng mại tự do có hiệu lực nhằm khai thác, tận dụng ƣu thế do Hiệp định mang lại; Chính phủ cần chỉ định một cơ quan có thẩm quyền để hƣớng dẫn, giải thích chính thức các cam kết khi DN có vƣớng mắc hoặc khi có cách hiểu khác nhau giữa cơ quan thực thi và DN. Ba là, Nhà nƣớc cần nâng cao chất lƣợng điều hành, cải cách thủ tục hành chính. Việt Nam sẽ trở lên hấp dẫn và cạnh tranh hơn nếu ít tốn kém từ cả góc độ thời gian và chi phí chính. Ví dụ: Việt Nam đã giảm thời gian nộp thuế từ trên 500 giờ xuống 167 giờ một năm, thủ tục đăng ký kinh doanh còn tối đa 5 ngày đó là những nỗ lực của Việt Nam trong cải cách môi trƣờng đầu tƣ để thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn bên ngoài. Bốn là, Việt Nam cần thực hiện lộ trình giảm thuế cho các DN. Công cụ thuế phải có chiến lƣợc tốt hơn, nhƣng để đạt mục tiêu chiến lƣợc phải có biện pháp thực hiện. Ví dụ: Lộ trình thuế suất phổ thông thuế TNDN từ 22%, giảm xuống còn 20% (mức thuế suất ƣu đãi đƣợc điều chỉnh giảm xuống còn 17%). Năm là, Việt Nam cần cải thiện năng suất lao động của mình cũng nhƣ tăng cƣờng chất lƣợng các dịch vụ để có thể tăng hiệu quả của doanh nghiệp, tăng mức độ cạnh tranh của DN Việt. Sáu là, Chính phủ cần cải thiện cơ sở hạ tầng cả về phần cứng và phần mềm. Đó là Chính phủ ban hành pháp luật mới về DN và các chính sách ƣu đãi để phát triển DN thành công. Bảy là, Nhà nƣớc nên quan tâm đến lĩnh vực nào mà các DN Việt dễ bị tổn thƣơng để có sự đầu tƣ, hỗ trợ giúp họ tránh đƣợc sự tổn thƣơng khi hội nhập. Hội nhập là cần thiết, và nếu chúng ta có sự chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu ngay từ phút đầu tiên thì khả năng bị thiệt hại sẽ ít đi. * Về phía DN Gia nhập AEC sẽ mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho DN Việt Nam nhƣng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức. Do đó, các DN cần tận dụng thời cơ, tìm cho mình một chiến lƣợc cạnh tranh khôn ngoan 219
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ngay từ bây giờ. Và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của DN Việt là điều không thể thiếu nếu nhƣ Việt Nam muốn hội nhập thành công. Thứ nhất, Để hội nhập AEC, trƣớc hết DN Việt Nam cần làm tốt ngay trên sân nhà. Nghĩa là, các DN Việt làm sao để có chỗ đứng, tồn tại và phát triển trên thị trƣờng Việt Nam, cần phải trở thành đối tác thay vì đối thủ của nhau. Bởi vì các DN Việt có thế mạnh đó là sự am hiểu thông lệ kinh doanh, tập tục văn hóa tiêu dùng của ngƣời Việt, vì thế phục vụ tốt thị trƣờng Việt Nam chính là bƣớc đầu tăng năng lực trình độ, từng bƣớc bƣớc vào thị trƣờng ASEAN, từ đó vững bƣớc đi vào các thị trƣờng lớn hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo ra lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trƣờng quốc tế. Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt đƣợc thông tin của đối thủ, từ đó có những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cũng nhƣ khả năng ứng phó trƣớc tình huống rủi ro, chuyên môn hóa sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thế mạnh, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lƣợng sản phẩm. Thứ hai, Xuất phát từ sự khác biệt về tôn giáo, văn hóa, lịch sử, quy mô quốc gia của các nƣớc ASEAN so với các thị trƣờng khác, sự tƣơng đồng trong cơ cấu kinh tế của các nƣớc mà DN cần nghiên cứu thị trƣờng, chú ý nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng yêu cầu ngƣời tiêu dùng để cạnh tranh với DN các nƣớc; nghiên cứu đối tác cạnh tranh và hợp tác, ―biết ngƣời - biết ta‖ để hai bên sẽ cùng có lợi. Thứ ba, Muốn thâm nhập vào thị trƣờng ASEAN, DN Việt không có cách nào khác là phải thâm nhập thông qua sự khác biệt của hàng hóa dịch vụ, có nghĩa là phải thâm nhập thị trƣờng ngách. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tham gia thị trƣờng ngách là cách thức để DN Việt không phải đối đầu trực diện với DN nƣớc ngoài, đồng thời có thể khai thác đƣợc các thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, cần tăng chất lƣợng hàng nội, hạ thấp giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nội so với hàng ngoại, từ đó làm thay đổi suy nghĩ, thói quen sinh hoạt hàng ngày của ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Thứ tƣ, Để có nhân lực chất lƣợng cao, trƣớc hết cần có sự kết hợp giữa nhà trƣờng, DN, Hiệp hội, để nắm bắt đƣợc nhu cầu, qua đó đào tạo chuẩn xác lao động có kỹ năng cao với ngành nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, đặc biệt cần hƣớng tới đào tạo nhân lực theo chuẩn quốc tế. Các DN, đặc biệt các DN Việt Nam cần có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân lực chất lƣợng cao, tạo môi trƣờng tốt giúp họ phát huy năng lực, qua đó tránh chảy máu chất xám. Bên cạnh đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là cần tận dụng ―chất xám‖ của các nƣớc có trình độ phát triển cao nhƣ: thuê chuyên gia Hàn Quốc, Nhật Bản tƣ vấn về thiết kế, kênh phấn phối; tận dụng nguyên liệu, học hỏi phƣơng pháp sản xuất quy mô lớn của Trung Quốc; đồng thời tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao của Việt Nam. Thứ năm, Trong bối cảnh hội nhập là điều không tránh khỏi và đang đến rất gần, việc nhận thức đúng về tầm ảnh hƣởng của AEC là điều cần thiết nhất, vì chỉ có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Vì thế, muốn hội nhập thành công thì một trong những vấn đề quan trọng là DN Việt Nam cần có chiến lƣợc tiếp cận thị trƣờng ASEAN khi hàng hóa của các nƣớc ASEAN sẽ tràn ngập Việt Nam sau khi vào AEC. Vì vậy, các DN của Việt Nam cần thay đổi lớn về tƣ duy trong hội nhập. Việc hội nhập AEC sắp chính thức bắt đầu nên ngay lập tức cần xác định quan điểm thị trƣờng quan trọng nhất phải là ASEAN chứ không phải thị trƣờng châu Âu, châu Mỹ, từ đó cần nghiên cứu xem thị trƣờng ASEAN tiêu dùng thế nào, khả năng cạnh tranh đến đâu. Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt đƣợc thông tin của đối thủ, từ đó có những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cũng nhƣ khả năng ứng phó trƣớc tình huống rủi ro, chuyên môn hóa sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thế mạnh, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lƣợng sản phẩm. 4. Lời kết 220
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Theo mục tiêu, việc thành lập AEC sẽ đƣợc hoàn thành trong năm 2015, điều đó có nghĩa là không còn bao lâu nữa, Việt Nam sẽ chính thức gia nhập sân chơi này, vì vậy, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của DN Việt là điều không thể thiếu nếu nhƣ Việt Nam muốn hội nhập thành công. Vì rằng, DN Việt Nam chính thức bƣớc vào AEC cũng nhƣ ―cõng‖ trên lƣng nhiều thách thức đến từ lộ trình giảm thuế, mở cửa của các FTA chuẩn bị ký kết, yêu cầu này đòi hỏi trong năm 2015, DN phải nỗ lực vƣợt bậc để biến giọt nƣớc cuối cùng thành cái kết viên mãn cho một sự chuẩn bị kỹ lƣỡng, đầy đủ trong quá trình mở cửa. Năng lực cạnh tranh trƣớc hết là ở thể chế trong nƣớc. Cải cách thể chế cho phù hợp với xu thế và yêu cầu hội nhập. Kết quả của công cuộc cải cách thể chế phải đƣợc thể hiện rõ ràng bằng việc hàng hóa của chúng ta phải có chất lƣợng cao hơn, có chi phí thấp hơn, tiếp cận thị trƣờng nhanh hơn để giá cả rẻ hơn. Đó chính là biểu hiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chứ không phải đo bằng các chỉ tiêu vĩ mô. Nghĩa là cuối cùng nó phải đƣợc thể hiện ra bằng hàng hóa có sức cạnh tranh hay không và thu hút đầu tƣ có hiệu quả hơn không. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Diễn đàn kinh tế thế giới. [2] Các trang web truy cập: + www.vnepress.net + www.gso.gov.vn + www.ssc.gov.vn + www.kinhte24.com 221