Nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc

pdf 19 trang Gia Huy 18/05/2022 2580
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_va_day_manh_xuat_khau_ca_phe_vi.pdf

Nội dung text: Nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc

  1. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẨY MẠNH XUẤTKHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC ENHANCING VIETNAM’S COMPETITIVENESS AND COFFEE EXPORT TO SOUTH KOREA MARKET TS. Phan Thế Công Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Với mức tiêu thụ cà phê trung bình của mỗi người là 1kg/năm, Hàn Quốc trở thành một trong những nước có nhu cầu sử dụng cà phê lớn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong những thị trường cà phê hấp dẫn nhất thế giới. Người tiêu dùng Hàn Quốc, với lối sống nhanh, cần sự tiện dụng do đó những sản phẩm cà phê uống liền đóng gói bao bì thường được ưa chuộng hơn cả. Việc tập trung vào phân đoạn thị trường các sản phẩm cà phê uống liền, đa dạng hóa sản phẩm, tăng thêm hương vị mới, mỗi nhà cung cấp cần có sản phẩm đặc trưng của mình là điểm mấu chốt để nâng cao sưc canh tranh va kinh doanh thành công tại thị trường cà phê Hàn Quốc. Vi thê, đôi vơi Viêt Nam , việc tập trung vào những sản phẩm có chất lượng ổn định là điều các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cân chú ý thưc hiên. Về kênh phân phối, san phâm cà phê Viêt Nam chủ yếu chưa được tiêu thụ qua các nhà cửa hàng bán lẻ, các siêu thị tại quốc gia nay. Để việc xuất khẩu được hiệu quả và lâu dài, doanh nghiệp Viêt Nam nên tham gia các hội chợ thường niên được tổ chức tại Hàn Quốc qua đó hợp tác với các nhà nhập khẩu đầu mối và các đại lý phân phối lớn để thâm nhập thị trường. Từ khóa: Ca phê Viêt Nam; Năng lưc canh tranh; Canh tranh Ca phê; Ca phê Han Quôc; Xuât khâu ca phê Viêt Nam Abstract With an annual coffee consumption per capita of 1kg, South Korea becomes one of the biggest coffee consumers in the Asia Pacific and one of the most potential coffee markets in the world. Since South Korean people possess a quick and convenient lifestyle, instant coffee packs are more preferable. It is crutial to concentrate on developing the market segment of instant coffee, diversification of the product, new flavors, and specialities of different producers in order to enhance competitiveness and success opportunities in South Korea market. Therefore, it is important that Vietnamese coffee exporting businesses focus on maintaining their product quality. As for distribution channels, Vietnamese coffee has yet been sold via retailers such as shops or supermarkets in this country. Vietnam needs to participate in annual trade fairs organised in South Korea to promote cooperation with key importers and distributors to penetrate in the market for longer and more effective export. Key words: Vietnamese coffee; Competitiveness; Coffee competition; South Korean coffee;Export of Vietnamese coffee 1. TỔNG QUAN VỀ HÀN QUỐC VÀ QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆTNAM Đại Hàn Dân Quốc hay Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100.032 km2. Theo thống kê của Bộ Hành chính và An ninh công Hàn Quốc, dân số Hàn Quốc cuối năm 2010 là 48,87 triệu người , và hơn 50,0 triệu người vào cuối năm 2015. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Han", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm. 115
  2. Biểu đồ 1: GDP của Hàn Quốc giai đoạn2010 -2016(đơn vị tỷ USD) Nguôn: Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng tư 1998- 2000, trả xong nợ của IMF. Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dựa trên chiến lược này, nhiều chương trình phát triển đã được thực hiện thành công. 116
  3. Biểu đồ 2: Tài khoản vãng lai của Hàn Quốc giai2001 đoạn -2016 (triệu USD) Nguôn: Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 15 trên thế giới theo GDP (1.130 tỷ USD/ năm 2012). Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh, trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng, một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn quốc giai đoạn 2001-2016 Nguồn: Từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến nay, Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển mối quan hệ mang tính xây dựng và hướng tới tương lai dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2001 và đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ lên “đối tác hợp tác chiến lược”. Thực hiện mong muốn tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư song phương, đồng thời nâng cao hiệu quả của khuôn khổ pháp lý, hiệu quả thực thi chính sách thương mại, cải thiện quá trình tái cơ cấu 117
  4. nền kinh tế, đặc biệt môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế, thang12/2014, hai quốc gia đã chính thức ký kêt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc. Cán cân thương mại (biêu đô 4) của Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu rất cao với Hàn Quốc trong các năm qua. Từ năm 2008 đến nay, nhập siêu từ Hàn Quốc của Việt Nam tăng bình quân khoảng 19,4%/năm. Biểu đồ 4: Cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc2009 - 2013 Quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam-Hàn Quốc đang ngày càng có những bước phát triển tốt hơn về chất và lượng, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA) được ký kết . Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, sau khi suy giảm 8,5%, xuống còn mức 9 tỷ USD trong năm 2009 do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc đã tăng mạnh trở lại trong năm 2010 ở mức 49% so với một năm trước, đạt 12,9 tỷ USD. Kim ngạch thương mại song phương của 2 nước năm 2013 là 27,3 tỷ USD và năm 2014 ước đạt 28 tỷ USD. Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa giữa hai nước luôn mất cân bằng với mức thâm hụt ngày càng tăng nghiêng về phía Việt Nam. Cụ thể trong năm 2009, mức thâm hụt hàng hóa của Việt Nam trong hoạt động thương mại với Hàn Quốc chỉ là 4,9 tỷ USD thì đến năm 2013, mức thâm hụt lên tới 14,1 tỷ USD, cao gần gấp 3 lần so với trị giá xuất khẩu trong năm của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này và cao gần gấp 3 lần mức thâm hụt của 5 năm trước đó.Hiện nước ta xuất khẩu sang Hàn Quốc các sản phẩm như dầu, than, cao su, thủy hải sản, dệt may, gỗ & sản phẩm gỗ, giày dép các loại, cà phê , nhập khẩu các sản phẩm như ô tô, xăng dầu, vải các loại, sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, hàng gia dụng Theo Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hàn Quốc, cần duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giày dép, hải sản, dược liệu, rau quả, than đá (cần tăng cường các sản phẩm chế biến). Đồng thời ổn định và nâng cao chất lượng hàng XK (nhất là hàng nông, lâm sản). 118
  5. 2. VĂN HÓA VÀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG CÀ PHÊ Ở HÀN QUỐC 2.1. Sự phát triển của ngành cà phê Hàn Quốc Với mức tiêu thụ cà phê trung bình của mỗi người là 1kg/năm, Hàn Quốc trở thành một trong những nước có nhu cầu sử dụng cà phê lớn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và là một trong những thị trường cà phê hấp dẫn nhất thế giới.Năm 2012, tiêu thụ cà phê bình quân trên đầu người của Hàn Quốc cao gấp năm lần so với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tổng lượng cà phê được tiêu thụ đạt 3 triệu đô la Mỹ. Mặc dù kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng và những lo ngại của người dân về vấn đề sức khỏe ngày càng tăng, nhưng ngành cà phê tại nước này vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng 30% liên tiếp trong bốn năm trở lại đây. Khi thế hệ trẻ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa phương Tây và nhu cầu về sử dụng cà phê chất lượng cao tăng nhanh, thì ngành cà phê lại càng có điều kiện phát triển thời gian tới. Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu cà phê (mã HS0901)vao Hàn Quốc từ 2011- 2014từ các nước STT Nước 2011 2012 2013 2014 Gia tri Gia tri Tôc đô Gia tri Tôc Gia tri Tôc Tôc đô (Tr. (Tr. (%) (Tr. đô (Tr. đô (%) USD) USD) USD) (%) USD) (%) Tổng 618,626 66,5 477,206 -22,9 415,479 -12,9 527,290 26,9 1 Brazil 123,238 98,4 91,705 -25,6 63,208 -31,1 74,188 17,4 2 Viet Nam 86,695 69,5 73,828 -14,8 70,805 -4,1 69,383 -2,0 3 Colombia 108,796 65,7 61,108 -43,8 48,340 -20,9 76,863 59,0 4 Honduras 65,828 61,0 42,492 -35,4 22,632 -46,7 31,632 39,8 5 U.S.A 26,860 8,8 39,135 45,7 40,609 3,8 35,453 -12,7 6 Peru 54,167 68,7 39,090 -27,8 37,065 -5,2 43,735 18,0 7 Ethiopia 18,041 78,0 22,322 23,7 18,855 -15,5 29,646 57,2 8 Italy 13,130 21,4 14,036 6,9 16,881 20,3 20,270 20,1 9 Guatemala 19,078 -0.7 11,151 -41,5 11,474 2,9 18,325 59,7 10 Switzerland 23,717 137,9 17,562 -25,9 20,754 18,2 11,913 -42,6 Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn quốc (KITA), Tổng cục Hải quan Hàn Quốc (KCS) Năm 2012, đã có khoảng 12.000 cửa hàng cà phê xuất hiện tại Hàn Quốc, tăng 20% kể từ năm 2008, trong đó nổi trội là Starbucks và Café Bene. Hầu hết các loại cà phê rang nhập khẩu từ Hoa Kỳ đều được các thương hiệu cà phê mạnh của Mỹ như Starbucks, Coffee Bean và Tea Leaf sử dụng. Bên cạnh các chuỗi cửa hàng này, một số thương hiệu đồ ăn nhanh như McDonald’s và Lotteria cũng nhập khẩu khá nhiều cà phê rang. Ngoài ra, với nhu cầu tiêu thụ của giới trẻ Hàn Quốc với các loại cà phê chất lượng tốt đi kèm chất lượng dịch vụ hiện đại, thuận tiện đã tạo đòn bẩy để cà phê trở thành thức uống phổ biến cũng như sự lan rộng của việc nhượng quyền thương mại cà phê tại nước này. 119
  6. Bảng 2: Kim ngạch và Khối lượng cà phê Hàn Quốc nhập khẩu qua các năm Giá trị Tốc độ tăng (%) so với Khối lượng Năm (Triệu USD) Năm trước (Triệu Kg) 2008 289,254 41,8 102,086 2009 276,284 -4,5 100,575 2010 371,612 34,5 111,624 2011 618,626 66,5 121,855 2012 477,206 -22,9 106,118 2013 415,479 -12,9 114,351 2014 527,290 26,9 133,732 2015 (Tháng 1) 44,375 44,6 9,855 Nguồn: Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn quốc (KITA), Tổng cục Hải quan Hàn Quốc (KCS) Biểu đồ 5:Xu hướng nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ 1999-2014(Triệu USD) Nguồn: Tổng hợp từ Hiệp hội KITA, Tổng cục Hải quan Hàn Quốc (KCS) Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc trị giá khoảng hơn 600 triệu USD, tăng 66,5% so với cùng kỳ năm trước . Tuy nhiên, năm 2012 – 2013, kim ngach nhâp khâu giam manh , chi đat 416 triệu USD năm 2013, năm 2014 la 528 triệu USD. Sau năm 2003, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc liên tục tăng trưởng do sự bùng nổ của các thương hiệu cà phê như Starbucks, Coffee Bean và Tea Leafs. Ngành cà phê nước này hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển vì mức tăng trưởng kinh tế cao cộng với việc du nhập lối sống phương Tây đã khiến cho cà phê trở thành thức uống ưa thích của giới trẻ Hàn Quốc nói riêng và người tiêu dùng Hàn Quốc nói chung. 120
  7. Biểu đồ 6:Tốc đô tăng trương nhập khẩu cà phê vào thi trường Hàn Quốc Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu của Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn quốc (KITA) Một số xu hướng chính trong tiêu dùng cà phê tại Hàn Quốc: - Người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm đến sức khỏe. Với họ cà phê đen có lợi ích cho sức khỏe nên họ chuyển sang dùng cà phê đen nhiều hơn, cà phê hòa tan có xu hướng giảm. Nhưng người Hàn Quốc lại ưa loại cà phê đã khử cafein, cà phê chưa khử cafein không phổ biến ở Hàn Quốc. - Người tiêu dùng cũng ưa thích hương vị đậm, các quán cà phê ở Hàn Quốc tự hào rằng cà phê của họ có hương vị nồng đậm nhất thế giới. - Hương vị và giá cả đươc người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm khi chọn mua cà phê. - Người tiêu dùng Hàn Quốc cũng khá trung thành với thương hiệu họ đã chọn. Biểu đồ 7:Kết cấu thị trường nhập khẩu cà phê Hàn Quốc: Nguồn: Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn quốc (KITA) Vào năm 2011, thành phần cà phê nhập khẩu cả Han Quôc gồm:6,5% là cà phê thô; 4,2% là cà phê rang; 89,3% là cà phê xanh. Trong các sản phẩm cà phê nhập khẩu, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu hạt cà phê xanh từ Mỹ, Nhật Bản, Bra-xin, Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là nhà cung cấp số 1 cà phê rang cho Hàn Quốc. Số ly cà phê tiêu thụ bình quân đầu người ở Hàn Quốc qua các năm 2007-2011 (biêu đô 8). Ta có thể thấy nhu cầu uống cà phê của mỗi người Hàn Quốc tăng đều qua các năm. Qua 5 năm, nhu cầu dùng cà phê của mỗi người Hàn Quốc tăng 37%. Người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm đến sức khỏe. Với họ cà phê đen có lợi ích cho sức khỏe nên họ chuyển 121
  8. sang dùng cà phê đen nhiều hơn, cà phê hòa tan có xu hướng giảm. Nhưng người Hàn Quốc lại ưa loại cà phê đã khử cafein, cà phê chưa khử cafein không phổ biến ở Hàn Quốc. Người tiêu dùng cũng ưa thích hương vị đậm, các quán cà phê ở Hàn Quốc tự hào rằng cà phê của họ có hương vị nồng đậm nhất thế giới. Hương vị và giá cả là hai điểm người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm khi chọn mua cà phê. Người tiêu dùng Hàn Quốc cũng khá trung thành với thương hiệu họ đã chọn. Giá trung bình môt ly Esspresso /Americano ở Han Quôc là 4 USD. Giá 1 ly cà phê dao động từ 1,5 USD – 7 USD. Hai loại cà phê bán chạy nhất ở Han Quôc là Americano và cà phê phin. Biểu đồ 8: Xu hướng tiêu dùng của thị trường cà phê Hàn Quốc tư 2007 – 2011 (mức tiêu thụ10 g/ ly và chỉ tính trên20 tuôi) Nguồn: Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn quốc (KITA) Thế kỷ 21, văn hóa Hàn Quốc như được chắp thêm cánh vươn ra toàn cầu, nhiều người đã bắt đầu chú ý hơn đến văn hóa của Hàn Quốc thông qua nhiều phương diện, một số đó là văn hóa uống Cà Phê. Người tiêu dùng Hàn Quốc, với lối sống nhanh, cần sự tiện dụng do đó những sản phẩm cà phê uống liền đóng gói bao bì thường được ưa chuộng hơn cả. Quan trọng nhất là Hàn Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu cà phê, trong nước hầu như không sản xuất, việc tập trung vào phân đoạn thị trường các sản phẩm cà phê uống liền, đa dạng hóa sản phẩm, tăng thêm hương vị mới, mỗi nhà cung cấp cần có sản phẩm đặc trưng của mình là điểm mấu chốt để kinh doanh thành công tại thị trường cà phê Hàn Quốc. Về kênh phân phối, cà phê ở thị trường này chủ yếu được tiêu thụ thông qua các nhà cửa hàng bán lẻ, các siêu thị tại quốc gia nay. Để việc xuất khẩu được hiệu quả và lâu dài, doanh nghiệp nên tham gia các hội chợ thường niên được tổ chức tại Hàn Quốc qua đó hợp tác với các nhà nhập khẩu đầu mối và các đại lý phân phối lớn để thâm nhập thị trường. 2.2. Văn hóa tiêu dung cà phê Hàn Quốc Trong những năm trở lại đây, văn hóa Hàn Quốc vươn xa ra phạm vi toàn thế giới. Mọi người bắt đầu chú ý hơn đến văn hóa của đất nước này thông qua nhiều phương diện. Một trong số đó là văn hóa cà phê, điều mà bất cứ bộ phim Hàn Quốc nào cũng ít nhiều thể hiện. Khởi đầu của văn hóa Cà phê ở Hàn Quốc: Cũng như nhiều quốc gia châu Á khác như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, người dân xứ sở Kim chi biết đến cà phê khá muộn so với những “cái nôi” của cà phê trên thế giới. Thời kỳ đó, trà là thức uống phổ biến và rất được ưa chuộng ở Hàn Quốc nói riêng và các nước châu Á nói chung, tạo thành nghệ thuật trà đạo đến bây giờ vẫn rất thịnh hành. Thế nhưng, lịch sử nói rằng, trà là thức uống dành cho tầng lớp trí thức, có địa vị trong xã hội. Văn hóa uống trà phân biệt các tầng lớp trong xã hội, đánh 122
  9. giá học thức, thể hiện tuổi tác vv. Cho đến thời vua Gojong (khoảng năm 1800) – một người có tình yêu đặc biệt với cà phê, thức uống này mới được trọng dụng trong cung đình và bắt đầu phổ biến trong nhân dân. Như vậy, có thể khẳng định rằng văn hóa Cà phê là sự tiếp nối nhưng không lặp lại những tinh hoa của trà đạo. Cà phê là thức uống dành cho mọi tầng lớp, giúp cho mọi người gần nhau hơn. Những nét đẹp trong Cách uống cà phê của người Hàn Quốc: Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, câu nói xã giao thường gặp nhất không phải là “Chúng ta nói chuyện nhé” mà là “Chúng ta tìm quán cà phê nào nhé”. Văn hóa cà phê ở Hàn Quốc luôn gắn liền với những cuộc nói chuyện, bàn bạc và trao đổi giữa mọi người. Cà phê phong cách Hàn Quốc với đặc trưng thân thiện, cởi mở, dễ gần và tinh tế. Hơn nữa, người Hàn Quốc cũng rất chú trọng vẻ đẹp hình thức, cà phê hợp khẩu vị thôi chưa đủ, còn phải trang trí đẹp mắt và khéo léo. Gu cà phê của họ không phải là Cà phê nguyên chất, họ không ưa vị đắng và đậm đà như người Nhật Bản. Người Hàn Quốc đa phần thích cà phê sữa, thậm chí nhiều sữa, tạo hương thơm, vị béo, nhưng vị ngọt phải hài hòa. Đó là nét tinh tế trong văn hóa cà phê của người Hàn Quốc. Có lẽ khẩu vị ấy có chút giống với người Mỹ, bởi Hàn Quốc tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ Mỹ chứ không chỉ là văn hóa cà phê. Thế nhưng, dù là bị ảnh hưởng thì người Hàn vẫn biết cách làm cho mình trở nên khác biệt. Khác biệt ở cách thưởng thức. Nếu như người Mỹ ưa thích những chiếc cốc cà phê giấy big size với hương vị nhạt là chủ yếu thì người Hàn Quốc không như vậy. Họ thích sự trang nhã, nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Cà phê là để thưởng thức chứ không phải uống đến no như kiểu Mỹ. Những không gian cà phê theo phong cách Hàn Quốc: Nền kinh tế Hàn Quốc đang phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều tập trung đầy đủ ở đất nước này, cà phê cũng không ngoại lệ. Những chuỗi cà phê nhanh mọc lên như nấm, đến mức trên cùng một con đường, cà phê san sát cà phê, thương hiệu nào cũng có cả, từ Starbucks, Angel in US, Gloria Jeans Coffee, the Coffee Bean and Tea Leaf cho đến những thương hiệu mới nổi. Thế nhưng, đó chỉ là những quán cà phê phản ánh cái hối hả, hiện đại của cuộc sống công nghiệp. Nếu muốn trải nghiệm cách uống cà phê của người Hàn Quốc thì phải tìm đến những không gian riêng biệt do chính người Hàn Quốc kinh doanh. Điểm chung ở các quán này là sự cầu kỳ trong trang trí. Trang trí cho quán và trang trí cho cả ca phê . Về thiết kế, các quán cà phê được nhiều người ưa thích thường đi theo hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất là quán cà phê với cửa kính, vừa giúp tận dụng ánh sáng thiên nhiên, vừa mở rộng không gian. Phong cách này mang lại cảm giác phóng khoáng và rất hiện đại, thường giới văn phòng rất ưa thích những không gian như vậy. Vừa đủ yên tĩnh để thưởng thức cà phê, vừa đủ thi vị khi nhìn ngắm đường phố và người qua lại bên những ô cửa kính. Xu hướng thứ hai là cà phê theo phong cách ấm cúng và lãng mạn. Bước vào những không gian này, ánh đèn vàng ấm áp giúp người ta xua đi mọi mệt mỏi, không gian không quá rộng, thay vào đó được trang trí rất nhẹ nhàng, mang lại cảm giác bình yên. Không gian này thích hợp cho các bạn trẻ và đặc biệt là những đôi tình nhân. Dấu ấn về cà phê phong cách Hàn Quốc: Gu cà phê của người Hàn như một màu sắc trung tính khi so sánh với khẩu vị cà phê của một số nước. Nó không quá đậm đà, mạnh mẽ theo kiểu cà phê nguyên chất cũng không nhạt nhẽo như cà phê hòa tan. Thay vào đó, sự kết hợp giữa cà phê đắng vừa phải và thơm nồng nàn, sữa ngọt dịu và hơi beo béo mang đến 123
  10. những tách cà phê latte hấp dẫn và dễ uống, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên, viên chức, doanh nhân và các tầng lớp khác. 3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 3.1. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam ra thế giới Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối (robusta) và đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân (chỉ sau Brazil). Có thể khẳng định, trong hơn một thập niên qua, sản xuất cà phê của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao cả về diện tích, năng suất cũng như sản lượng. Bằng chứng là năm 2012, sản lượng cà phê nhân của Việt Nam đã đạt 1,3 triệu tấn, gấp 14 lần so với năm 1990, kim ngạch xuât khâu cũng chạm mức 2,7 tỷ USD, gấp hơn 29 lần so với năm 1990. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy, ngành sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam đang tồn tại nghịch lý lớn là cho đến nay, Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân với tỷ lệ lên tới 95% tổng sản lượng, trong khi xuất khẩu cà phê đã qua chế biến chỉ chiếm 5%. Đáng lưu ý là giá trị một đơn vị cà phê qua chế biến cao hơn cà phê nhân tới 3 lần. Điểm yếu lớn trong ngành cà phê còn là các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm cà phê chưa gắn kết với nhau, liên kết giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Biểu đồ9 : Sản lương cà phê Việt Nam theo chủng loại Các doanh nghiệp ch ế biến xuât khâu chủ yếu hoạt động thương mại thuần túy, ít gắn với sản xuất cà phê. Phần lớn sản lượng cà phê bột được chế biến ở các cơ sở nhỏ, chất lượng không cao nên khó mở rộng thị trường tiêu thụ. Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2014 đạt 3,62 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 33,2% về giá trị so với năm 2013. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm đạt 2.096 USD/tấn, tương đương so với năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Bỉ có tốc độ tăng mạnh nhất, gấp 2,57 lần về khối lượng và gấp 2,4 lần về giá trị so với năm 2013. 124
  11. Bảng3: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2012/13 đến 2013/14 Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng liên tục trong vòng 40 năm qua với tốc độ tăng bình quân 1,6%/năm. Tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục tăng và mức tăng cao hơn so với sản xuất nên giá cà phê sẽ được duy trì ở mức trên 2.000 USD/tấn. Theo “Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuât khâu đến năm 2020, định hướng 2030”, cac định hướng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam là tiếp tục duy trì và giữ ổn định thị trường cà phê Việt Nam đã xuât khâu đến 80 quốc gia, đặc biệt là 10 nước nhâp khâu nhiều cà phê nhân là: Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh và Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất trong xuất khẩu cà phê nhân chính là chất lượng phải được cải thiện và thực hiện đúng theo chương trình nâng cao chất lượng cà phê của ICO. Đồng thời, để xuât khâu đ ạt kết quả phải có doanh nghiệp đ ủ mạnh (nhóm 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê – G20) được điều hành bởi đội ngũ các doanh nhân giàu kinh nghiệm và hiểu biết về hệ thống giao dịch cà phê trên thị trường thế giới. 3.2. Tình hình xuât khâu ca phê Việt Namsang Han Quôc Hiện nay Việt Nam đang giữ vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc (sau Brazil và Colombia). Năm 2008 là đỉnh cao xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hàn Quốc đạt kim nghạch 100,7 triệu USD và chiếm khoảng 40% thị phần nhập khẩu cà phê Hàn Quốc.Hiện nay, Việt Nam đang giữ vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc (sau Brazil và Colombia), chiếm tỷ trọng 14,15 % trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc nhưng vẫn là nước Châu Á duy nhất trong số 10 nước có kim ngạch xuất khẩu cà phê lớn nhất vào Hàn Quốc. Biêu đô 10 cho thây, nhưng năm gân đây , xuât khâu ca phê cua Việt Nam sang aH n Quôc ôn đinh xâp xi gân 80 nghin tân môi năm. 125
  12. Biểu đồ 10:Cà phê nhập khẩu từ các nước chủ yếu/tổng nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc Nguôn: Tông hơp tư dư liêu tư KITA: Nhìn vào biểu đồ 10 có thể xếp hạng thứ tự các nước xuất khẩu cà phê chủ yếu sang Hàn Quốc như sau: Đầu tiên là Việt Nam, tiếp đến là Colombia, Brazil, Honduras và Peru. Ngoài ra có Mỹ, Guatemala, Indonesia, Italia và Ethiopia là những nước cũng có kim ngạch xuất khẩu cà phê lớn và có tiềm năng xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc trong tương lai. Biểu đồ 11:Xuất khẩu Cà phê (mã HS 0901) của Việt Nam sang Hàn Quốc qua các năm (Theo giá tri 1000 USD) Nguôn: Tông hơp tư dư liêu tư KITA: Bảng 4: Giá trị và tỷ lệ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2008-2014 Tỷ lệ (%) tăng/giảm so với Năm Giá trị (1.000 USD) năm trước 2008 100,703 59,4 2009 55,974 -44,4 2010 51,143 -8,6 2011 86,695 69,5 2012 73,828 -14,8 2013 70,805 -4,1 2014 69,383 -2,0 Nguôn: Tông hơp tư dư liêu tư KITA: 126
  13. Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Người Hàn Quốc ngày càng thích uống cà phê và mức tiêu thụ đã tăng nhanh theo các năm gần đây (năm 2008 tăng 41,8 %, năm 2010 tăng 35,5%, năm 2011 tăng 70%).Tuy nhiên, nhưng năm gân đây, tôc đô tăng trương xuât khâu ca phê sang Han Quôc co xu hương giam tư năm 2012 – 2014. Mặc dù vậy thương hiệu cà phê Việt Nam vẫn chưa được nhiều người Hàn Quốc biết đến vì đa phần cà phê nhập khẩu từ Việt Nam được sử dụng làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm cà phê thương hiệu Hàn Quốc.Chính vì vậy, xây dựng một thương hiệu, hình ảnh cà phê của Việt Nam nhằm giúp tăng cường xuất khẩu cà phê thành phẩm Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ là một ưu tiên quan trọng trong thời gian tới. Biểu đồ 12:Xuất khẩu Cà phê của Việt Nam sang Hàn Quốc, mã 0901 (% tăng) Nguôn: Tông hơp tư dư liêu tư KITA: Tổng cục Hải quan Hàn Quốc (KCS) 4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÀ PHÊ HÀN QUỐC 4.1. Áp lựcư t nhà cung cấp - Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.Hiện trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều nhà cung cấp nguồn cà phê thô và đã qua chế biến để xuất khẩu, trong số đó có một số nhà cung cấp lớn như Trung Nguyên, Vinacafe, Mê Trang Đây đều là những nhà cung cấp chuyên nghiệp, ổn định và đảm bảo chất lượng. Mặt khác, ngành xuất khẩu cà phê phải tuân theo giá cà phê thế giới nên các nhà cung cấp không có quyền thương lượng giá. - Mức độ tập trung của các nhà cung cấp: Ở nước ta, nguồn cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đà Lạc, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum thuộc khu vực Tây Nguyên, vì khu vực này có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với cây cà phê. Các nhà cung cấp tập trung mật độ cao, tạo thành khu vực chuyên môn hóa ngành cao, nhưng đồng thời cũng có nhiều bất lợi, nếu khu vực gặp rủi ro (hạn hán, mưa bảo, mất mùa ) sẽ ảnh hưởng mạnh vì thiếu nguồn cung ứng thay thế và không đảm bảo được chất lượng. 127
  14. - Sự khác biệt của các nhà cung cấp: các nhà cung cấp là các hộ nông dân hoặc các vựa chuyên thu mua và chế biến cà phê. Các hộ nông dân có thể cung ứng với mức giá thấp hơn, nhưng ổn định, còn những vựa lại có thể cung ứng với số lượng lớn và ổn định, lâu dài. - Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).Hiện nay, các nhà cung cấp đều lấy nguồn cà phê từ khu vực các tỉnh Tây Nguyên như Đà Lạt, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum nên chất lượng nguồn cà phê hầu như đồng nhất với nhau. Vậy nên chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp không cao. - Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. 4.2. Áp lực cạnh tranhư t khách hàng Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm:Khách hàng lẻ: các khách hàng mua cà phê để chế biến và sử dụng trực tiếp, thường là các thương hiệu cà phê, tiêu thụ số lượng lớn cà phê như Starbuck, Coffee Bean and Tea Leaf Khi mang thương hiệu Việt vào thị trường Hàn Quốc thì khách hàn lẻ chính là người mua và sử dụng cà phê đả chế biến.Nhà phân phối: các nhà nhập khẩu, thu mua và phân phối hạt cà phê thô hoặc đã qua chế biến.Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành.  Quy mô: quy mô thị trường Hàn Quốc rất lớn, nhưng bị chi phối bởi những khách hàng là những thương hiệu lớn, nên những công ty này có thể gây áp lực trong việc đàm phán.  Tầm quan trọng: vì giá cà phê thế giới được quy định chung, đồng thời môi trường luật pháp cũng cố định, nên khách hàng sẽ không gây áp lực về giá.  Chi phí chuyển đổi khách hàng: Chi phí chuyển đổi khách hàng là rất cao, bởi vì mục đích sử dụng của 2 đối tượng khách hàng là khác nhau (khách hàng lẻ và phân phối)  Thông tin khách hàng Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp. 4.3. Áp lực cạnh tranhư t đối thủ tiềm ẩn Theo Porter (1980 va 2008), đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn cụ thể trong ngành cà phê là những công ty/tập đoàn lớn hiện đang có mặt ở Hàn Quốc, đang kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, có khả năng nhảy vào ngành nước giải khát, như KFC, Lotte, McDonald Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: 128
  15.  Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. Ngành ẩm thực nói chung cũng như nức giải khát/cà phê nói riêng có tỷ suất sinh lời rất cao.  Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn, bao gồm: • Kỹ thuật: để đáp ứng được nhu cầu và tiêu chuẩn sản xuất của Hàn Quốc, phải đầu tư rất nhiều vào máy móc chế biến, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng • Rào cản luật pháp: pháp luật về kinh doanh, thuế Hiện nay HÀn Quốc có rất nhiều các quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ nguồn nông sản nội địa. • Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng Những yếu tố này các đố thủ tiềm ẩn đã sở hữa và quản lý rất tốt. • Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ 4.4. Áp lực cạnh tranhư t sản phẩm thay thế Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.Những sản phẩm có thể thay thế cho cà phê là các loại nước giải khát như Soda,B nước ép, nước ngọt, sinh tố, Những sản phẩm thay thế này nằm trong tay các công ty Đa quốc gia với tiềm lực rất mạnh như Coca Cola, Pepsi, Nestlé Những sản phẩm của các công ty này cạnh tranh trực tiếp trên thị trường tiêu thụ cà phê, nên sẽ gây áp lực trực tiếp đến việc bán cà phê thương hiệu Việt trên thị trường Hàn Quốc; gián tiếp cạnh tranh đến ngành xuất khẩu Cà phê nước ta.Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.Các công ty có ản phẩm thay thế đều là những “gã khổng lồ” với tiềm lực tài chính, công nghệ và thị trường rất lớn, và tất nhiên tỷ lệ thuận với khả năng cạnh tranh của họ. Đây là một thứ thách lớn cho việc mang thương hiệu cà phê Việt vào thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu cà phê. 4.5. Áp lực cạnh tranh nôi bô ngành Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh.Hiện Việt Nam đang là quốc gia cuất khẩu cà phê nhiều nhất trên thị trườn Hàn Quốc, theo sau là Brazil, Columbia Nếu chúng ta muốn đưa một thương hiệu Cà phê Việt vào thị trường Hàn Quốc thì ph3i cạnh tranh với những thương hiệu như Starbuck, Coffee Bean and Tea Leaf, Angle in us Coffee Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:  Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh Ăn uống là một nhu cầu thiết yếu của con người, nên ngành này có tiềm năng rất lớn. Theo khảo sát của Nielson và được Terarosa công bố vào 2011, thị trường cà phê Hàn Quốc đã mở rộng gấp 3 lần trong vòng 5 năm trở lại và dự đoán tiếp tục tăng trưởng.  Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán • Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại 129
  16. • Ngành tập trung: Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối (Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền). Ngành cà phê là ngành phân tán, vì thị phần giữa các công ty lớn tuy có chênh lệch, nhưng vai trò và sức ảnh hưởng của các doanh nghiệp này là như nhau. • Các rào cản rút lui (Exit Barries): Là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn do Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư, sở hữu trí tuệ. Ràng buộc với người lao động (tiền lương, bảo hiểm ). Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) về pháp luật, thuế Hàn Quốc có hệ thống luật quy định chặt chẽ để bảo vệ nguồn nông phẩm trong nước.Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch. 5. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAMKHI XUẤT KHẨU SANG HÀN QUỐC Ngành công nghiệp cà phê Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức. Đầu tiên là khí hậu Việt Nam biến đổi có ảnh hưởng lớn đến mùa cà phê. Số lượng nông dân ngày càng giảm do những người trẻ tuổi không có xu hướng theo đuổi ngành nghề này mà chọn những ngành khác có thu nhập cao hơn. Một thị trường toàn cầu đang thay đổi từ lượng cung quá thừa thải với giá thấp sang lượng cung ít ói với giá cao ngất trời. Trung Quốc và Ấn Độ đang phát triển một hương vị cà phê mới; vì thế, nhu cầu đang tăng lên. Hơn nữa, ở châu Mỹ Latinh, 75% cà phê được trồng theo tiêu chuẩn cao trong khi ở Việt Nam là chỉ có 10%. Cà phê vối chiếm tỉ trọng cao nhưng doanh thu không nhiều trong khi cà phê chè có giá trị kinh tế cao nhưng tỷ lệ xuất khẩu ít hơn nhiều. Ngoài ra, chúng ta không có đủ cà phê xuất khẩu, lượng cầu nhiều hơn cung. Nâng cao chất lượng cà phê cũng như phát triển xuất khẩu, từ bây giờ, ngành công nghiệp cà phê cần phải xem xét về kế hoạch chương trình nông nghiệp, nghiên cứu cách cải thiện giống và làm thế nào để nâng cao chất lượng chế biến. Nhận biết tiềm năng của cà phê chè trên thị trường cà phê thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập một mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trồng khoảng 40.000 ha cà phê. Đôi vơi thi trường aH n Quôc , ngành Cà phê nước ta có những lợi thế khi xuât khâu Ca phê sang Han Quôc, cụ thể như:  Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc. Là bạn hàng lâu năm, quy trình xuất khẩu sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.  Việt Nam vốn có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc canh tác cà phê, nên có thể sản xuất cà phê với chi phí thấp  Sản lượng và năng suất của nước ta cao, nên đảm bảo được nguồn cung ổn định, đảm bảo chất lượng trong dài hạn  Việt Nam và Hàn Quốc đểu thuộc khu vực Châu Á, thuận lợi cho quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như thanh toán  Khẩu vị cà phê của người Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, là lợi thế để đưa thương hiệu cà phê Việt vào thị trường Hàn Quốc  Giá cà phê ở Hàn Quốc rất đắt, nên Việt Nam sẽ có lợi thế về giá trước các đối thủ khác. 130
  17. Bảng 6: Cơ hội và những thách thức khi xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc Cơ hội Thách thức Thị trường cà phê Hàn Quốc Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng chưa biết nhiều đến phụ thuộc hoàn toàn vào nhập các loại cà phê xuất xứ Việt Nam vì đa phần cà phê khẩu nhập khẩu từ Việt Nam được sử dụng làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm cà phê thương hiệu Hàn Quốc. Việt Nam được biết đến là Nhìn chung, người tiêu dùng có xu hướng uống các nước xuất khẩu cà phê chất loại cà phê hòa tan giá rẻ lượng cao Cà phê là thức uống phổ biến Thị trường cà phê khá cạnh tranh Thuế nhập khẩu thấp và miễn Xét về khía cạnh sức khỏe, cà phê là loại thức uống thuế tiêu thụ đặc biệt không có lợi 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Nhu cầu cà phê của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, quan trọng nhất là thị trường Hàn Quốc hoàn toàn phụ thuộc nhập khẩu cà phê, nên tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam còn lớn. Mặc dù người tiêu dùng rất ưa thích những sản phẩm tiện lợi, dùng ngay, song người Hàn Quốc ngày càng chú trọng đến những sản phẩm tốt cho sức khỏe, những tuyên truyền của giới truyền thông về lợi ích của cà phê đen khiến cho người tiêu dùng ngày càng ưa thích loại sản phẩm này. Việc tập trung vào những sản phẩm có chất lượng ổn định là điều các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường này cần hết sức chú ý. Người tiêu dùng Hàn Quốc, với lối sống nhanh, cần sự tiện dụng do đó những sản phẩm cà phê uống liền đóng gói bao bì thường được ưa chuộng hơn cả. Việc tập trung vào phân đoạn thị trường các sản phẩm cà phê uống liền, đa dạng hóa sản phẩm, tăng thêm hương vị mới, nhà cung cấp cần có sản phẩm đặc trưng của mình là để nâng cao sưc canh tranh va kinh doanh thành công tại thị trường cà phê Hàn Quốc. Về kênh phân phối, cac doanh nghiệp xuât khâu cà phê cac thương hiệu uc a Việt Namnên chủ yếu thông qua các nhà cửa hàng bán lẻ, cac hang quan giai khat , các siêu thị tại Han Quôc đê vưa quang ba hinh anh vưa tim cach chiêm linh thi trường ac c san phâm tinh chê, giam dân ty trong xuât khâu san phâm ca phê thô . Để việc xuất khẩu được hiệu quả và lâu dài, doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia các hội chợ thường niên được tổ chức tại Hàn Quốc qua đó hợp tác với các nhà nhập khẩu đầu mối và các đại lý phân phối lớn để thâm nhập thị trường.Đối với cà phê tiêu dùng, tiềm năng xuât khâu s ẽ mở ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu sản phẩm cà phê được chế biến bởi dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và có chiến lược mở rộng thị trường khoa học mang tính khả thi cao. Những giải pháp “căn cơ” để từng bước tăng giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam là sẽ xây dựng vùng sản xuất cà phê chất lượng cao và có chứng nhận làm nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Từng doanh nghiệp khi ch ế biến, bảo quản cà phê phải kết hợp với địa phương tìm vùng sản xuất cà phê nguyên liệu ổn định và lâu dài, từ đó đầu tư và ký hợp đồng thu mua sản phẩm. Sản phẩm cà phê nhân hoặc sau này chế biến thành cà phê tiêu dùng có thể dễ dàng truy nguyên nguồn gốc. Bên cạnh đó, ngành cà phê cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương 131
  18. mại, mở rộng thị trường, đồng thời nhanh chóng cải thiện phương thức mua bán cà phê nhân qua sàn giao dịch với giá có lợi cho doanh nghiệp Vi ệt Nam. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp đã đầu tư các nhà máy chế biến cà phê nhân phải đánh giá lại dây chuyền thiết bị công nghệ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở chuẩn bị được vốn thu mua cà phê nhân và hợp tác liên kết tiêu thụ cà phê nhân xuât khâu m ột cách hợp lý. Những nhà máy, kho bảo quản không hiệu quả thì xem xét chuyển đổi công năng hoặc thực hiện hợp đồng bảo quản cà phê cho các doanh nghiệp khác nh ằm nâng cao hiệu suất sử dụng kho nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư. 132
  19. Tài liệu tham khảo Anh Tung. (2015), Ca phê Việt Nam nhưng năm qua , Tap chi thê giơi dư liệu , STINFO SỐ 3 – 2015. Global Trade Atlas, HS 21011: Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê; HS 0901: cà phê chưa khử/ đã khử chất ca-phê-in. ICARD và Oxfam Anh và Hông Kông . 2002. Tac đông cua Kinh doanh Cà phê toàn câu tơi tinh Đăc Lăc, Việt Nam: Phân tích và Khuyên nghi vê Chinh sach. Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn và Oxfam Anh và Hông Kông: Hà Nôi. Lewin, B., Daniele Giovannucci , Panos Varangis. ( 2004), Các thi trường Cà phê : Các Mô hình Cung câp toan câu va Nhu câu mơi . Tai liệu thao luâ n Nông nghiệp va Phat triên nông thôn 3, Ngân hang Thê giơi: Washington DC Porter, M.E. (2008), "The Five Competitive Forces that Shape Strategy", Harvard Business Review, January 2008, p.86-104. Porter, M.E. (1980) Competitive Strategy, Free Press, New York. Purio Coffee (2013), Văn hóa cà phê Hàn Quốc: Cà phê là đầu câu chuyện! Truy câp ngay 12/2/2014 tư han-quoc-ca-phe-la-dau-cau-chuyen.html#.VO1-5C63uW4. Von Enden, Jan. (2003), Giơi thiệu các âT p quan san xuât trong chê biên sau th u hoach cho Ca phê Arabica tai Việt Nam . Tài liệu Dự án PPP “Nâng cao Chât lương va tinh bên vưng cua san xuât Cà phê ơ Việt Nam GTZ: Hà Nôi. Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO): Trang Web của Tổng cục Hải quan Hàn Quốc: Trang Web của Tổng cục Hải quan Việt Nam: Trang Web dư liệu aH n Quôc: Trang Web thương mai toan câu : 133