Nâng cao trình độ dân trí để phát triển tài chính toàn diện trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

pdf 4 trang Gia Huy 2870
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao trình độ dân trí để phát triển tài chính toàn diện trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_trinh_do_dan_tri_de_phat_trien_tai_chinh_toan_dien.pdf

Nội dung text: Nâng cao trình độ dân trí để phát triển tài chính toàn diện trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

  1. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ ĐỂ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Hoàng Trung Đức - Học viện Tài chính Nguyễn Thị Diệu - Sở Nội vụ Bắc Giang ThS. Nguyễn Thị Thảo - Học viện Tài chính Tóm tắt Với một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp và dân số trên 90 triệu người, quá trình đổi mới sau hơn 30 năm qua tại Việt Nam đã giúp Việt Nam chuyển mình từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, sang một quốc gia có thu nhập trung bình của thế giới từ năm 2010, với quy mô kinh tế đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 200 tỷ USD) và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2109 USD năm 2015 (TCTK, 2016). Về mặt xã hội, Việt Nam cũng đạt thành tích xoá đói giảm nghèo đáng ghi nhận. Theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ mức 58% năm 1993, xuống 29% vào năm 2002 và 5,9% năm 2014, ước tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 5%, trong vòng 20 năm 30 triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, có tới 95% người nghèo sống ở nông thôn và 97% trong tổng số doanh nghiệp, là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp siêu nhỏ nên việc tiếp cận những dịch vụ tài chính còn hạn chế, vì vậy bài viết sẽ đưa ra một số giải pháp, nhằm nâng cao trình độ dân trí, giúp người dân có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính dễ dàng, từ đó để phát triển tài chính toàn diện một cách bền vững. Từ khóa: Tài chính toàn diện, trình độ dân trí, thanh toán không dùng tiền mặt 1. Kết quả tài chính toàn diện đã đạt được trong thời gian qua Tài chính toàn diện (Financial inclusion) hay còn gọi là tài chính bao trùm, được hiểu khái quát là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu, nhằm thông qua đó góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Những kết quả về cơ chế chính sách đạt được về phát triển tài chính toàn diện. Nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, giải pháp cụ thể để hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách, các doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn đã được thực hiện. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Nghị quyết 30a của Chính phủ) đến nay đã thực hiện được 3 giai đoạn với đối tượng của chương trình là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135) đã được triển khai thực hiện ở giai đoạn 2; Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai từ năm 2010 theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung và thay thế bằng Nghị định 55/2015/NĐ-CP, với những đột phát mở rộng cả về đối tượng, hạn mức và thủ tục vay, nhằm khơi thông dòng vốn tín dụng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên vốn vay cho các tổ chức đầu mối tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Đề án phát triển thanh toán không dung tiền mặt tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành được triển khai từ 2006 và đến nay đã bước sang giai đoạn thứ 3 (2016-2020) với Quyết định phê duyệt số 2545 ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tạo cơ hội phát triển mạnh thanh toán điện tử; Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020; Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu đến năm 2020, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản phù hợp với nhu cầu, có chất 189
  2. lượng, có mức chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa trên hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, có trách nhiệm và phát triển bền vững. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, bằng thực tế Việt Nam đã thúc đẩy các hoạt động nhằm phát triển tài chính toàn diện thông qua việc các ngân hàng nhanh chóng nắm bắt cơ hội, phát triển công nghệ cụ thể đã đạt được những kết quả. Hệ thống các tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh trong những năm qua thông qua mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp. Đến năm 2018, hệ thống tài chính Việt Nam gồm 96 NHTM (gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong đó gồm 7 NHTM nhà nước, Ngân hàng HTX; 02 ngân hàng chính sách và Ngân hàng phát triển; 28 Ngân hàng Thương mại cổ phần; 7 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 3 ngân hàng liên doanh; 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 50 văn phòng đại diện, 1.100 quỹ tín dụng, 16 công ty tài chính; 11 công ty cho thuê tài chính; 160 tổ chức kinh doanh chứng khoán trong đó 81 công ty chứng khoán, 43 công ty quản lý quỹ, 28 quỹ đầu tư, 8 ngân hàng lưu ký, 690 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán; 61 doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có 29 DNBH phi nhân thọ, 17 DNBH nhân thọ, 12 DN môi giới bảo hiểm, 01 chi nhánh doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tính đến hết năm 2018, tổng cộng cả nước có 18.173 ATM, POS/EFTPOS/EDC là 294.503 giá trị giao dịch qua ATM và POS tương ứng là 633, 967 tỷ đồng và 117.887 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng đã phát hành tổng cộng hơn 147,3 triệu thẻ. Với số lượng giao dịch là 143.360 tỷ đồng. Các ngân hàng Việt Nam cũng cùng nhau phát triển mạnh kênh cung cấp dịch vụ qua Internetbanking và Mobile banking. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 20 tổ chức không phải là ngân hàng được triển khai thực hiện thí điểm dịch vụ Ví điện tử, là một trong các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán được cung ứng bởi các công ty công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam. Giá trị giao dịch ví điện tử năm 2016 đã đạt 52,6 ngàn tỷ đồng. Hoạt động tài chính vi mô được coi là khởi nguồn của tài chính toàn diện đang dần tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách nhanh chóng nhằm tạo ra sản phẩm thuận tiện hơn. Từ năm 2015, NHNN đã cho phép một số ngân hàng kết hợp với các đơn vị công nghệ thông tin, viễn thông triển khai thí điểm một số loại hình dịch vụ thanh toán hướng tới vùng sâu, vùng xa, giúp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân. Việt Nam xác định mục tiêu xây dụng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô an toàn, bền vững hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã có 4 tổ chức tài chính vi mô chính thức được cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật các TCTD. Trong đó, các tổ chức chính thức bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các tổ chức bán chính thức là 135, bao gồm các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các chương trình của các tổ chức xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam Các tổ chức phi chính thức bao gồm các nhóm dân cư, quỹ tương trợ, tổ tiết kiệm hay nói cách khác là tổ chức do một nhóm người đứng ra góp vốn cho vay luân phiên nhau để giải quyết khó khăn kinh tế. Hoạt động TCVM với đặc điểm là các dịch vụ tiết kiệm hoặc khoản vay tín dụng nhỏ, không cần tài sản thế chất và dịch vụ cung cấp phục vụ tận thôn xóm, thủ tục nhanh gọn, kịp thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể. Dịch vụ chủ yếu cung cấp cho những người dân nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các vùng còn nghèo của đất nước để phát triển kinh tế gia đình. 190
  3. 2. Những tồn tại hạn chế ở khía cạnh trình độ nhận thức của người dân đối với tài chính toàn diện Bên cạnh những mặt đã đạt được trong chiến lược phát triển tài chính toàn diện, mặc dù cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các ngân hàng chung tay thực hiện, nhưng đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính còn hạn chế rất nhiều về trình độ nhận thức, bởi vì kiến thức tài chính của người dân còn thấp, chưa nhận thức được đầy đủ quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng tài chính. Chưa có được một khung khổ pháp luật đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện ở Việt Nam, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân. Chưa có cơ quan bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính. Người Việt vẫn coi tiền mặt là phương tiện thanh toán tiện lợi nhất khi thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm hay dịch vụ. Tỷ lệ người nghèo chưa được tiếp cận nguồn tín dụng và dịch vụ tài chính chính thức còn cao, sự bất bình đẳng về giới, sự chênh lệch giàu nghèo và sự khác biệt trong phát triển giữa các vùng miền về mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính của người dân, về văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ tài chính chính thức còn rất hạn chế, đặc biệt ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa thì tỉ lệ này là quá nhỏ. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế là lớn. Thanh toán các dịch vụ cơ bản như học phí hoặc phí dịch vụ công ích chủ yếu được thực hiện bằng tiền mặt (96,5% học phí và 97,9% phí dịch vụ công). Hơn ba phần tư tiền lương được trả bằng tiền mặt (78,2%). Trong nông nghiệp, thanh toán tiền mặt lại càng phổ biến, tới hơn 99% các sản phẩm nông nghiệp được giao dịch bằng tiền mặt. Thậm chí với các phân khúc thị trường đang lớn mạnh như thương mại điện tử, nhiều giao dịch vẫn được thanh toán bằng tiền mặt, với một cơ chế được gọi là “cash -on - delivery” - thanh toán tiền khi giao hàng, có tới hai phần ba chuyển tiền nội địa thực hiện bằng tiền mặt. Nâng cao trình độ dân trí trong phát triển toàn diện là nâng cao các kiến thức về tài chính mang tính đơn giản nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng nhất, đảm bảo các lợi ích ở mức tối ưu cho người sử dụng dịch vụ. Nâng cao nhận thức tài chính không chỉ là kiến thức tài chính mà còn là kỹ năng, thái độ và hành vi. Bởi đó là cách tốt nhất để mỗi cá nhân có thể nâng cao nhận thức tài chính của chính bản thân mình. Trình độ dân trí, sự hiểu biết của mỗi cá nhân cộng đồng chính là nút thắt quan trọng trong phát triển tài chính toàn diện, từ đó sẽ phát triển về mặt xã hội, giảm bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, giúp chính mỗi cá nhân có thể tự thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế đem lại, thông qua tiếp cận tài chính, sự hiểu biết về tài chính người dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm 3. Một số giải pháp nâng cao trình độ dân trí của người dân Thứ nhất, nâng cao trình độ dân trí, đầu tiên xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động có mọi trình độ học vấn khác nhau, tạo ra những hình thức đào tạo đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của đội ngũ lao động thuộc các thành phần kinh tế trong xã hội hiện nay. Thứ hai, thay đổi thói quen của người dân trong việc nhìn nhận tiền mặt là công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, để làm được điều này thì phải giúp người dân hiểu rõ những tiện ích của các sản phẩm dịch vụ tài chính, một khi đã hiểu biết thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó sẽ sử dụng thường xuyên hơn. Thứ ba, sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời truyền đạt một cách sâu rộng những giá trị văn hóa dân tộc cũng như những kiến thức tài chính căn bản đến với mọi người để 191
  4. nhân dân lao động có thể tiếp cận thuận lợi với những thành tựu mới nhất trong cách mạng khoa học và công nghệ 4.0. Thứ tư, Đại đa số người dân đều có điện thoại di động, vì vậy triển khai dịch vụ SMS đưa người nghèo đến với dịch vụ tài chính toàn diện bằng cách các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đến người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa, doanh nghiệp nhỏ được làm quen với công nghệ số và có khả năng tiếp cận tài chính một cách thuận lợi nhất với chi phí hợp lý nhất. Đồng thời qua tin nhắn SMS, các tổ chức tín dụng sẽ nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả hoạt động, giúp cho khách hàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính toàn diện, cải thiện được chất lượng tín dụng và tăng hiệu quả chi phí, giảm thiểu công sức đối chiếu, thời gian và việc đi lại, dễ dàng phát hiện vay ké, chiếm dụng trong công tác cho vay. Dịch vụ tin nhắn SMS cũng tác động đến ý thức khoản vay, trách nhiệm trả nợ, gửi tiết kiệm của khách hàng. Thông tin vay vốn được công khai đối chiếu, giúp người sử dụng dịch vụ không phải đi lại, không tốn chi phí, thời gian, công sức. Qua đó, mọi tầng lớp xã hội sẽ có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính hiện đại sẽ nâng cao trình độ nhận thức đối với dịch vụ tài chính hiện đại và trở thành nền tảng cho xã hội phát triển. Cuối cùng, nâng cao dân trí luôn gắn liền với sự hình thành đội ngũ trí thức mới. Do đó chúng ta cần đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho các khả năng sáng tạo được sử dụng và phát triển. Đổi mới chính sách đối với tầng lớp tri thức là nâng cao khả năng tham gia hữu hiệu vào sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và phát triển tài chính toàn diện nói riêng. Do đó việc nâng cao dân trí là một yêu cầu cơ bản của chiến lược con người trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay nói chung và khía cạnh phát triển tài chính toàn diện nói riêng, quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người là đẩy mạnh hơn phát triển kinh tế xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB, Tài chính toàn diện trong Nền kinh tế Kỹ thuật số, 2016; 2. Đặng Công Hoàn (2011), Một số thuận lợi và thách thức trong việc phát triển thị trường thẻ thanh toán Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. 3. Nguyễn Thị Thúy (2012), “Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. gop-phan-dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao 5. viet-nam-y-nghia-va-su-can-thiet/. 192