Năng lực cạnh tranh, rủi ro và hiệu quả: Trường hợp của các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 14 trang Gia Huy 24/05/2022 900
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực cạnh tranh, rủi ro và hiệu quả: Trường hợp của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_luc_canh_tranh_rui_ro_va_hieu_qua_truong_hop_cua_cac_ng.pdf

Nội dung text: Năng lực cạnh tranh, rủi ro và hiệu quả: Trường hợp của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 42, 2019 NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM DƢƠNG THỊ ÁNH TIÊN, PHẠM VIỆT HÙNG Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh duongthianhtien@gmail.com, phamviethung@iuh.edu.vn Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố, đặc biệt là năng lực cạnh tranh và rủi ro đến hiệu quả của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2005-2014. Tác giả sử dụng nhiều tiêu chí để đo lƣờng hiệu quả nhƣ chỉ số ROA, ROE và PBT; năng lực cạnh tranh đƣợc ƣớc lƣợng bởi chỉ số Lerner; rủi ro ngân hàng cũng đƣợc xem xét trên hai tiêu chí là chỉ số Z_scoreadj và chỉ số dự phòng rủi ro (LLP). Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét những yếu tố khác về đặc trƣng ngành và yếu tố vĩ mô. Sử dụng phƣơng pháp GMM hệ thống hai bƣớc, kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro có mối quan hệ ngƣợc chiều với hiệu quả ngân hàng. Năng lực cạnh tranh đƣợc đo lƣờng bởi chỉ số Lerner có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra hiệu quả ngân hàng Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng bởi quy mô, thanh khoản, sở hữu, chi phí hoạt động, đa dạng hóa thu nhập, các yếu tố đặc trƣng ngành và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Từ khóa. Hiệu quả, năng lực cạnh tranh, rủi ro ngân hàng, GMM. COMPETITITON POWER, RISK AND EFFICIENCY: EVIDENCE FROM VIETNAM COMMERCIAL BANKING SYSTEM Abstract. The main purpose of this paper investigates factors affecting bank efficiency, especially competitive power and risk in the context of Vietnamese banks from 2005-2014. The authors use a number of indicators to measure risk and efficiency. The study also considers other factors including industry and macroeconomic variables. Employing two step system GMM, the authors find that risk is negatively associated with bank efficiency. Market power has a positive effect on bank efficiency. The authors also find the evidence of other factors affecting bank efficiency. Keyword. Bank efficiency, bank competition power, bank risk, GMM. 1. GIỚI THIỆU Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống ngân hàng, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Tuy nhiên, cạnh tranh và rủi ro luôn tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Việc phát triển tầm nhìn để gia tăng năng lực cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro sẽ rất quan trọng đối với các chủ thể tham gia trên thị trƣờng tài chính. Vì thế, năng lực cạnh tranh và rủi ro không đƣợc kiểm soát tốt sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả và giá trị tài sản của ngân hàng trên thị trƣờng. Các nghiên cứu trên thế giới phần lớn tập trung vào hiệu quả lợi nhuận cổ phiếu [4, 7,10, 14], chỉ một vài nghiên cứu về chỉ số lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy về ảnh hƣởng của năng lực cạnh tranh và rủi ro đến hiệu quả lợi nhuận ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, giai đoạn 2005-2014, từ đó giúp các nhà đầu tƣ, các nhà quản lí và điều hành của ngân hàng, các nhà quản lý vĩ mô hoạch định chính sách có thêm cơ sở tham khảo. © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  2. 4 NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Cạnh tranh và hiệu quả Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả của ngân hàng có thể đƣợc xem xét thông qua một số các giả thuyết trong các lý thuyết thực nghiệm sau: Thứ nhất, giả thuyết SCP (Structure- conduct- performance) cấu trúc hành vi hiệu quả giải thích việc huy động với mức lãi suất thấp và cho vay với mức lãi suất cao hơn, ngân hàng có khả năng độc quyền ở thị trƣờng tập trung và có lợi thế về năng lực cạnh tranh. Trong một điều kiện thị trƣờng nhƣ vậy, các ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao sẽ có quyền kiểm soát độc đoán đƣợc thị trƣờng và thu đƣợc lợi nhuận siêu khủng do mức tập trung cao của thị trƣờng mang lại. Nhiều nghiên cứu ủng hộ- cho lý thuyết này [9,12, 14,33, 38]. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trƣờng không cạnh tranh, giả thuyết „„Quiet Life”1 cho rằng, quyền lực độc quyền cho phép các nhà quản lý tận hƣởng một phần về lãi suất huy động thấp, tạo ra năng lực cạnh tranh của các ngân hàng cao. Tuy nhiên, khi năng lực cạnh tranh ở mức cao thƣờng làm cho các nhà quản lý nới lỏng việc kiểm soát các chi phí và nhà quản lí thƣờng tập trung vào các mục tiêu khác hơn là cố gắng giữ và tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng. Điều này làm giảm hiệu quả về mặt chi phí, do vậy mà lợi nhuận ngân hàng suy giảm. Do đó, năng lực cạnh tranh ngân hàng nhiều hơn có thể tạo ra kém hiệu quả. Ủng hộ cho giả thuyết này có các nghiên cứu thực nghiệm nhƣ [12, 21, 34, 44]. Thứ hai, giả thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient Structure Hypothesis), đƣợc phát triển Demsetz (1973) [23] cho rằng, các ngân hàng hoạt động hiệu quả càng cao sẽ có khả năng gia tăng thị phần và quy mô, từ đó làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Berger (1995) [8] cho rằng khi hiệu quả cao thì lợi nhuận ngân hàng cũng sẽ tăng giống nhƣ việc gia tăng thị phần. Yếu tố ngƣời quản lý và công nghệ là hai cấu phần của hiệu quả, ngân hàng có ngƣời quản lý giỏi và công nghệ tốt sẽ giúp giảm chi phi hoạt động và làm tăng lợi nhuận. Ngoài ra, Berger (1995) [8] cũng cho rằng lợi thế về quy mô giúp giảm chi phí đơn vị và gia tăng lợi nhuận đơn vị cho ngân hàng. Từ lý thuyết thực nghiệm trên, tác giả xây dựng hai giả thuyết: H1A: Năng lực cạnh tranh tác động đồng biến với hiệu quả ngân hàng. H1B: Năng lực cạnh tranh tác động nghịch biến với hiệu quả ngân hàng. 2.2. Rủi ro và hiệu quả Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả của ngân hàng lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu bởi Berger & DeYoung (1997) [10], gắn liền với các giả thuyết có tên: giả thuyết “bad luck management”, giả thuyết “bad management”, giả thuyết “skimping behavior” và giả thuyết ““moral hazard”. Theo giả thuyết “bad luck management” giả định rằng rủi ro làm tăng chi phí và từ đó làm giảm hiệu quả ngân hàng. Trong khi đó, giả thuyết “bad management” cho rằng một ngân hàng có hiệu quả chi phí thấp có thể là một dấu hiệu của hoạt động quản trị ngân hàng yếu kém và nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Vì vậy rủi ro ngân hàng sẽ tăng. Theo giả thuyết “skimping behavior” gia tăng rủi ro ngân hàng có thể bắt nguồn từ hiệu quả chi phí cao. Cuối cùng là giả thuyết “moral hazard” cho rằng ngân hàng vốn thấp thƣờng có động cơ đầu tƣ tài sản rủi ro và đây là nguyên nhân gây ra các khoản cho vay không hiệu quả nên rủi ro cao trong tƣơng lai. Để kiểm định cho các lập luận của mình, Berger & DeYoung (1997) [10] đã thu thập dữ liệu cho các ngân hàng thƣơng mại Mỹ, giai đoạn từ năm 1985-1994 và sử dụng phƣơng pháp Granger-causality để đánh giá rủi ro và hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Berger & DeYoung (1997) [10] đã ủng hộ cho thuyết “bad luck”. Xét trong phạm vi tổng thể các ngân hàng, kết quả nghiên cứu nghiêng về thuyết “bad management” hơn là thuyết “skimping behavior”. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ giả thuyết “moral hazard” trong việc đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả ngân hàng. Rossia et al. (2005) [41] tiếp tục phát triển kết quả nghiên cứu của Berger & DeYoung (1997) [10] về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả ngân hàng (đo lƣờng rủi ro bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay 1 Tác giả sử dụng nguyên gốc từ tiếng Anh để cho rõ nghĩa. Giả thuyết này đƣợc nghiên cứu lần đầu tiên bởi Hicks [32] đề cập đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả mặt chi phí. © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: 5 TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM trên tổng dƣ nợ) đối với 287 ngân hàng ở các nƣớc có nền kinh tế đang chuyển đổi giai đoạn từ năm 1995-2002. Kết quả nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết “bad luck”, nghĩa là rủi ro tăng lên sẽ làm cho hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Gần đây nhất, giả thuyết “bad management” cũng đƣợc áp dụng cho mối quan hệ rủi ro và hiệu quả trong nghiên cứu của Saeed & Izzeldin (2016) [42] và dự đoán rằng rủi ro có thể làm suy giảm hiệu quả của ngân hàng tại các quốc gia vùng vịnh, giai đoạn 2002–2010. Từ khung phân tích trên và qua một số nghiên cứu trƣớc về rủi ro và hiệu quả cũng nhƣ đặc thù Việt Nam, tác giả xây dựng giả thuyết: H2: Rủi ro tác động nghịch biến với hiệu quả ngân hàng 3. MÔ HÌNH, PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu của Tan (2016), Robin et al. (2018) và Alhassan et al. (2016) [45, 40, 2], mô hình đƣợc đề xuất trong nghiên cứu này nhƣ sau: trong đó: + i, t là đại diện ngân hàng i và năm t; + đại di ệ∑n cho hiệu qu ∑ả của ngân hàng ∑ và đƣợc đánh giá dƣới góc độ lợi nhuận hay còn gọi khả năng sinh lời. - Xjit đại diện cho năng lực cạnh tranh ngân hàng, Xlit đại diện cho rủi ro ngân hàng và Xmit đại diện cho các biến kiểm soát. - là phần dƣ. Mô hình nghiên cứu có một số điều chỉnh so với những nghiên cứu trƣớc để tạo tính mới, cụ thể tác giả bổ sung biến giả Year 2008 đánh giá sự khác biệt của các yếu tố tác động đến lợi nhuận trƣớc và sau khủng hoảng tài chính 2008. Sự khác biệt giữa các kiểu sở hữu ngân hàng khác nhau sẽ tác động khác nhau đến hiệu quả ngân hàng, vì thế tác giả đƣa vào mô hình nghiên cứu biến giả sở hữu (STATE). Các biến trong mô hình nghiên cứu đƣợc đo lƣờng cụ thể nhƣ bảng 1. Bảng 1. Cách đo lƣờng các biến Tên biến Ký hiệu Các nghiên cứu liên Cách tính quan Biến phụ thuộc Y (hiệu quả) ROA ROA Tan (2016), Robin et al. Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản (2018) ROE ROE Tan (2016), Robin et al. Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở (2018) hữu PBT PBT Tan (2016) Lợi nhuận trƣớc thuế/Tổng tài sản Biến độc lập Năng lực cạnh tranh ngân hàng Năng lực cạnh tranh Lerner Fu et al. (2014), (Tan Ƣớc lƣợng từ hàm chi phí (Lerner index) 2016) Rủi ro ngân hàng Rủi ro ngân hàng (đại Z_score Fu et al. (2014), Tan diện bởi Z_score) (2016) ⁄ Rủi ro ngân hàng (đại LLP Fu et al. (2014), Dự phòng rủi ro/Tổng tài sản diện bởi dự phòng rủi ro) (Schaeck & Cihák (2014); Tan 2016) © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  4. 6 NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Các biến kiểm soát Đặc điểm từng ngân hàng Quy mô ngân hang SIZE Fu et al. (2014), Tan Ln(Tổng tài sản) (2016) Thanh khoản LIQ Tan (2016), Robin et al. Dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản (2018) Vốn hóa CAP Tan (2016), Robin et al. Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (2018) Sở hữu STATE Tan & Floros (2013), Biến giả, bằng 0: sở hữu nhà Robin et al. (2018) nƣớc và bằng 1: sở hữu của các cổ đông không phải nhà nƣớc Chi phí hoạt động OE Tan (2016), (Dietrich & Chi phí hoạt động/Tổng tài sản Wanzenried 2011) ng hóa thu nh p DIV Thu nh p ngoài lãi/T ng tài Đa dạ ậ Carbó et al. (2009) ậ ổ sản Ngân hàng niêm yết D_Listed Biến giả, bằng 1: đã niêm yết và bằng 0: chƣa niêm yết Đặc điểm ngành ngân hang Chỉ số phát triển ngành BSD Tan (2016) Tổng tài sản/GDP ngân hàng Chỉ số phát triển thị SMD Tan (2016) Tổng vốn hóa thị trƣờng chứng trƣờng chứng khóan khoán/GDP Yếu tố vĩ mô Lạm phát INF Tan & Floros (2013), Tỷ lệ lạm phát hàng năm (Robin et al. (2018); Tan 2016) Tăng trƣởng GDP GDP Tan & Floros (2013),(Tan 2016) Robin et al. (2018) Khủng hoảng tài chính Year2008 Biến giả, bằng 1: giai đoạn sau 2008 năm 2008 và bằng 0: giai đoan trƣớc năm 2008 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Chỉ số Lerner Chỉ số Lerner đại diện năng lực cạnh tranh ngân hàng. Chỉ số Lerner đƣợc xác định bằng tỷ lệ chênh lệch giữa giá đầu ra (output price) và chi phí biên của ngân hàng so với giá đầu ra [13,29]. Chỉ số Lerner đƣợc xác định từ ƣớc lƣợng các tham số của hàm chi phí và tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu trƣớc [13, 5, 29, 51. Kết quả ƣớc lƣợng của nghiên cứu này có xác suất chi bình phƣơng nhỏ hơn 5%, do đó hồi quy hàm số chi phí đƣợc sử dụng ƣớc lƣợng cố định (Fixed Effects). 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu García-Herrero et al. (2009) [30] cho rằng nội sinh có thể là một vấn đề khi ƣớc lƣợng lợi nhuận ngân hàng. Mô hình nghiên cứu (1) có biến trễ nên có hiện tƣợng tự tƣơng quan và cần phải đƣợc xử lý để đảm bảo kết quả đáng tin cậy. Ƣớc lƣợng GMM đƣợc coi là ƣớc lƣợng ƣu việt để xử lí vấn đề về nội sinh, phƣơng sai thay đổi, ảnh hƣởng của yếu tố không quan sát đƣợc và hiện tƣợng tự tƣơng quan [6, 20, 45, 46]. Vì vậy, phƣơng pháp GMM hệ thống hai bƣớc (system GMM two step) đƣợc sử dụng, biến nội sinh vốn hóa và dự phòng rủi ro đƣợc lấy độ trễ 4 kỳ, tác giả sử dụng độ trễ là 3 kỳ cho tất cả các biến độc lập còn lại để giảm thiểu các vấn đề về nội sinh có thể có giữa lợi nhuận ngân hàng và các yếu tố tác động khác © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  5. NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: 7 TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Bài viết sử dụng dữ liệu từ Bankscope, báo cáo thƣờng niên, báo cáo tài chính của 35 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, giai đoạn 2005-2014. Dữ liệu có cấu trúc dữ liệu bảng và không cân bằng. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu đƣợc trình bày ở Bảng 2 Bảng 2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình Số Độ Biến Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất quan sát lệch chuẩn ROA 338 0,011 0,009 0,000 0,085 ROE 331 0,103 0,079 0,000 0,521 PBT 334 0,015 0,015 0,000 0,158 Lerner 305 0,813 0,065 0,482 0,943 Z_scoreadj 331 2,496 0,594 - 0,791 4,265 LLP 336 0,004 0,004 0,000 0,036 SIZE 346 17,149 1,626 11,883 20,347 LIQ 335 0,525 0,155 0,113 0,944 CAP 335 0,136 0,101 0,004 0,712 OE 334 0,016 0,009 0,000 0,093 DIV 317 0,034 0,016 0,000 0,139 BSD 346 0,036 0,055 0,000 0,290 SMD 335 0,002 0,003 0,000 0,015 INF 380 0,101 0,056 0,041 0,231 Tăng trƣởng 380 0,064 0,008 0,052 0,084 GDP Ghi chú: Phân phối xác suất của Z_score bị xiên nên tác giả sử dụng chỉ số Z_scoreadj đƣợc tính bằng cách lấy logarithm của Z_score. Nguồn: Tính toán và tổng hợp của nhóm tác giả. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ Bảng 3 và bảng 4 trình bày hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình. Bảng 3. Tƣơng quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình Biến ROA ROE PBT Lerner 0,106* 0,259 0.069 Z_scoreadj 0,461 -0,224 0,385 LLP -0,017 0,090* 0,023 SIZE -0,420 0,060 -0,360 © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  6. 8 NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LIQ 0,141 0,039 0,139 CAP 0,361 -0,295 0,301 STATE 0,168 -0,096* 0,148 OE 0,262 0,024 0,241 DIV 0,742 0,310 0,659 D_listed -0,036 0,135 0,030 BSD -0,159 0,209 -0,140 SMD -0,119 0,199 -0,095* INF 0,103* 0,013 0,035 Tăng trƣởng GDP 0,406 0,481 0,351 Year2008 -0,307 -0,2582 -0,252 Nguồn: Tính toán và tổng hợp của nhóm tác giả. Bảng ma trận hệ số tƣơng quan (Bảng 3 và bảng 4) cho thấy các biến số không có tƣơng quan chặt với nhau, do đó có thể sử dụng đồng thời các biến này để giải thích tác động lên thay đổi của lợi nhuận ngân hàng mà không gây ra hiện tƣợng cộng tuyến hoặc đa cộng tuyến. Bảng 4. Tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình adj Biến LIQ LIQ LLP LLP CAP CAP SIZE SIZE Lerner Lerner STATE STATE Z_score Lerner 1 Z_scoreadj -0,100* 1 LLP -0,132 -0,181 1 SIZE -0,074 -0,714 0,198 1 LIQ -0,241 0,006 0,306 -0,065 1 CAP -0,209 0,898 -0,034 -0,671 0,019 1 STATE 0,010 0,406 -0,356 -0,462 -0,206 0,287 1 OE -0,634 0,244 0,163 -0,187 0,319 0,270 0,072 DIV -0,290 0,417 0,213 -0,269 0,356 0,388 0,062 D_listed -0,173 -0,174 -0,043 0,406 0,038 -0,199 -0,087* BSD -0,079 -0,552 0,424 0,696 0,255 -0,402 -0,740 SMD -0,076 -0,395 0,321 0,730 0,190 -0,342 -0,727 INF 0,289 0,102* -0,113 -0,035 -0,092* 0,073 -0,000 © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  7. NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: 9 TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GDP 0,261 0,075 0,043 -0,485 0,185 0,102* 0,000 Year2008 -0,275 -0,154 -0,002 0,488 -0,161 -0,195 -0,000 OE OE INF INF DIV DIV BSD BSD GDP SMD D_listed D_listed OE 1 DIV 0,601 1 D_listed -0,001 -0,000 1 BSD -0,061 -0,013 0,272 1 SMD -0,089 0,009 0,395 0,918 1 INF -0,016 0,051 -0,035 0,006 0,020 1 GDP -0,084 0,071 -0,205 -0,022 -0,122 -0,009 1 Year2008 0,079 -0,078 0.,238 0,045 0,118 -0,238 -0,730 Year2008 Year2008 1 Nguồn: Tính toán và tổng hợp của nhóm tác giả. Bảng 5 trình bày tác động của rủi ro và năng lực cạnh tranh đến lợi nhuận các ngân hàng (Z_scoreadj đại diện cho yếu tố rủi ro và Lerner đại diện cho năng lực cạnh tranh). Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực cạnh tranh (Lerner) có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng, cụ thể là chỉ số lợi nhuận ROE có ý nghĩa thống kê mức 10%. Năng lực cạnh tranh càng cao càng giúp gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trƣớc [3, 37, 45, 50]. Kết quả ở bảng 5 cho phép tác giả chấp nhận giả thuyết H1A: Năng lực cạnh tranh tác động đồng biến với hiệu quả ngân hàng. Bảng 5. Kết quả tác động của rủi ro và năng lực cạnh tranh đến lợi nhuận các ngân hàng (Z_scoreadj đại diện cho yếu tố rủi ro và Lerner đại diện cho năng lực cạnh tranh) Biến ROA (1) ROE (2) PBT (3) Hệ số P value Hệ số P value Hệ số P value tr c a bi n ph Độ ễ ủ ế ụ 0,128 0,036 0,189 0,003 -0,056 0,430 thuộc Năng lực cạnh tranh ngân hàng Lerner -0,002 0,412 0,168* 0,053 -0,009 0,432 Rủi ro ngân hàng Z_scoreadj 0,005 0,422 -0,067 0,137 0,006 0,608 © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  8. 10 NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Các biến kiểm soát Đặc điểm từng ngân hàng SIZE -0,001 0,535 -0,024 0,044 0,001 0,819 LIQ -0,007* 0,057 -0,108 0,003 0,004 0,688 CAP -0,004 0,833 -0,129 0,522 0,010 0,837 STATE 0,001 0,039 -0,001 0,946 0,001 0,828 OE -0,687 0,000 -0,5623 0,646 -1,158 0,000 DIV 0,461 0,000 2,955 0,002 0,637 0.000 D_Listed 0,003 0,008 0,021 0,068 0,009 0,023 Đặc điểm ngành ngân hang BSD 0,039 0,237 -0,715 0,151 0,061 0,419 SMD -0,321 0,626 17,723 0,054 -1,606 0,209 Yếu tố vĩ mô INF 0,003 0,476 -0,096 0,059 0,016 0,251 Tăng trƣởng GDP 0,103 0,039 3,688 0,000 0,1324 0,397 Year2008 0,001 0,159 0,016 0,062 0,002 0,462 Hệ số góc 0,004 0,918 0,257 0,398 -0,020 0,745 F test 1483,87 0,000 704,74 0,000 504,88 0,000 Sargan 0,734 0,052 0,131 AR(1) -1,89 0,059 -2,41 0,016 -2,23 0,026 AR(2) 1,19 0,234 0,59 0,555 -1,07 0,026 Số quan sát 198 198 198 Ghi chú: Ký hiệu *, và tƣơng ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% . Nguồn: Tính toán và tổng hợp của nhóm tác giả. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 5 cũng cho thấy, tác động rủi ro (đƣợc đại diện bởi chỉ số Z_score) không có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả ngân hàng ở cả ba mô hình (1), (2) và (3). Bảng 6 trình bày kết quả ƣớc lƣợng tác động của rủi ro (đại diện bởi yếu tố dự phòng rủi ro LLP) và năng lực cạnh tranh đến hiệu quả ngân hàng. Nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng thống kê nào về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả ngân hàng. Các hệ số hồi quy của biến Lerner tại các mô hình (4), (5) và (6) đƣợc trình bày ở bảng 6 đều không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tƣơng đồng với các nghiên cứu [18, 28, 1]. Bên cạnh đó, một trong những chỉ số có đo lƣờng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng là “bond © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  9. NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: 11 TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM rating”. Ngân hàng hoạt động hiệu quả thì hệ số định giá tín nhiệm cao dẫn đến giá trái phiếu (bond) phát hành đƣợc định giá cao nghĩa là chi phí huy động vốn thấp. Điều này cũng phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Năng lực cạnh tranh cao hơn mới có thể huy động vốn với chi phí thấp. Ngoài ra, ở bảng 6 tác giả lại tìm thấy bằng chứng thống kê về mối quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi ro và hiệu quả ngân hàng, rủi ro càng cao (LLP càng cao) hiệu quả ngân hàng (ROA, ROE) càng thấp, phù hợp với nghiên cứu của [27, 41, 45]. Kết quả này hoàn toàn có thể giải thích bởi sau khủng hoảng 2008, nền kinh tế chuyển từ tăng trƣởng nóng sang trì trệ, cùng với sự tụt dốc của thị trƣờng tài chính, biến động thay đổi lãi suất đột ngột, sự bất ổn của tỷ giá, nợ xấu ngân hàng cao đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống ngân hàng thƣơng mại, là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả ngân hàng suy giảm. Nhƣ vây, có thể khẳng định rủi ro ngân hàng càng gia tăng sẽ làm hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng càng sụt giảm. Điều này, cho phép giả thuyết H2: Rủi ro tác động ngƣợc chiều với hiệu quả ngân hàng đƣợc chấp nhận. Trong các biến kiểm soát đƣa vào mô hình, yếu tố quy mô (SIZE) tác động ngƣợc chiều với hiệu quả ngân hàng (ROE) tại mô hình (2) trong bảng 5, phù hợp với nghiên cứu [45, 50]. Điều này có thể đƣợc lý giải là tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thấp đối với những ngân hàng có quy mô càng lớn, lợi thế về quy mô không còn tồn tại mà ngƣợc lại làm tăng áp lực chi phí cao, đòi hỏi khả năng quản trị giỏi cho bộ máy cồng kềnh là những rào cản làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng gia tăng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, nếu không đƣợc kiểm soát tốt các khoản cho vay khách hàng thì ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản, chất lƣợng tài sản cho vay giảm, nợ xấu gia tăng dẫn đến lợi nhuận ngân hàng (ROA, ROE) suy giảm. Bên cạnh đó, ở bảng 5 và bảng 6 có hệ số hồi quy của biến thanh khoản (LIQ) tại mô hình (1), (2) và (5) đều âm có ý nghĩa thống kê lần lƣợt là 10%, 1% và 5%, cho thấy gia tăng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng cao, ngân hàng càng đối mặt với rủi ro thanh khoản cao, ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả (ROA và ROE) của ngân hàng. Do trong giai đoạn nghiên cứu 2005-2014, hậu quả của việc tăng trƣởng tín dụng nóng, nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho chất lƣợng tài sản cho vay giảm, nợ xấu gia tăng, từ đó sẽ dẫn đến giảm hiệu quả ngân hàng. Yếu tố sở hữu (STATE) tác động tích cực đến hiệu quả (ROA) của ngân hàng cả mô hình (1) và (4) ở bảng 5 và bảng 6. Điều này cho thấy, các ngân hàng sở hữu nhà nƣớc có lợi nhuận trên tài sản thấp hơn các ngân hàng có sở hữu cổ đông không phải nhà nƣớc. Kết quả này chỉ tồn tại ở các ngân hàng của các nƣớc đang phát triển và phù hợp với các nghiên cứu [15, 22, 39], ngoại trừ các ngân hàng Trung Quốc một ngân hàng khá tƣơng đồng với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam (Tan 2016) [45] và các ngân hàng ở các nƣớc phát triển [11, 48]. Đặc biệt, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về mối quan hệ ngƣợc chiều giữa chi phí hoạt động (OE) và hiệu quả (ROA, PBT) của ngân hàng, hệ số hồi quy mang giá trị âm với mức ý nghĩa thống kê 1% tại mô hình (1), (3) và (6) ở bảng 5 và bảng 6, hay nói cách khác các ngân hàng quản lý tốt sẽ có khả năng giảm chi phí hoạt động dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận trong ngân hàng [6]. Kết quả này tƣơng đồng với các kết quả nghiên cứu trƣớc [16, 35]. Yếu tố đa dạng hóa thu nhập (DIV) có mối tƣơng quan cùng chiều với lợi nhuận đo lƣờng bằng ROA và lợi nhuận đo lƣờng bằng PBT, hệ số hồi quy mang giá trị dƣơng với mức ý nghĩa thống kê 1%. Khi ngân hàng gia tăng các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này ngƣợc với kết quả nghiên cứu của (Tan 2016; Tan 2012) [45, 46] nhƣng phù hợp với kết quả các nghiên cứu trƣớc [19, 26, 31, 49]. Kết quả này khá phù hợp với thực tiễn ở các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Giai đoạn 2005-2014, số lƣợng các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam tăng nhanh, đã làm gia tăng mức độ cạnh tranh của thị trƣờng ngân hàng, ngoài việc tạo thu nhập từ hoạt động cho vay, các ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm của mình nhằm cải thiện tình hình tài chính và gia tăng lợi nhuận. Bảng 5 cho thấy, những ngân hàng niêm yết hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn các ngân hàng chƣa niêm yết, bằng chứng là hệ số hồi quy biến D_Listed mang giá trị dƣơng và có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc lợi nhuận ROA và PBT lần lƣợt là 1% và 5%. © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  10. 12 NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Bảng 6. Kết quả tác động của rủi ro và năng lực cạnh tranh đến lợi nhuận các ngân hàng (LLP đại diện cho yếu tố rủi ro và Lerner đại diện cho năng lực cạnh tranh) Biến ROA (4) ROE (5) PBT (6) Hệ số P value Hệ số P value Hệ số P value Độ trễ của biến phụ 0,002 0,966 .0,157 0,191 -1,360 0,354 thuộc Năng lực cạnh tranh ngân hang Lerner 0,001 0,704 0,056 0,539 -0,144 0,227 Rủi ro ngân hàng LLP -0,684 0,000 -4,582 0,000 -2,023 0,436 Các biến kiểm soát Đặc điểm từng ngân hàng SIZE 0,000 0,636 0,005 0,565 -0,003 0,916 LIQ -0,002 0,447 -0,064 0,032 -0,083 0,338 CAP 0,007 0,199 -0,231 0,112 -0,041 0,877 STATE 0,001 0,012 -0,006 0,724 0,012 0,469 OE -0,864 0,000 -4,866 0,015 -3,909 0,021 DIV 0,740 0,000 4,760 0,000 3,032 0,020 D_Listed 0.,007 0,098 0,019 0,110 0,069 0,102 Đặc điểm ngành ngân hàng BSD 0,024* 0,094 0,325 0,321 1,120 0,297 SMD -0,313 0,247 -3,914 0,533 -19,834 0,244 Yếu tố vĩ mô INF -0,005 0,250 -0,058 0,214 0,033 0,636 Tăng trƣởng GDP -0,018 0,475 1,395* 0,092 -1,838 0,069 Year2008 -0,001 0,211 0,001 0,929 -0,027 0,245 Hệ số góc -0,001 0,888 -0,127 0,322 0,348 0,579 F test 1132,59 0,000 1116,76 0,000 16,74 0,000 Sargan 0,843 0,673 0,052 AR(1) -1,39 0,163 -1,53 = 0,126 -0,98 0,328 AR(2) -0,40 0,692 -0,53 0,593 -0,44 0,660 Số quan sát 198 198 198 Ghi chú: Ký hiệu *, và tƣơng ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% . Nguồn: Tính toán và tổng hợp của nhóm tác giả. © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  11. NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: 13 TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Các biến kiểm soát đặc điểm ngành ngân hàng, kết quả ở bảng 5 không có bằng chứng cho thấy tác động chỉ phát triển ngành ngân hàng (BSD) đến lợi nhuận, nhƣng đƣợc tìm thấy sự tác động tích cực giữa biến BSD với biến ROA ở bảng 6. Kết quả này đƣợc giải thích, trong một ngành ngân hàng phát triển cao, nhu cầu dịch vụ ngân hàng tăng lên, điều này sẽ thu hút nhiều đối thủ tiềm năng tham gia vào thị trƣờng ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn khó khăn đối với các ngân hàng mới tham gia vào thị trƣờng, từ đó sẽ làm giảm cung dịch vụ ngân hàng trong khi nhu cầu khách hàng tăng dẫn đến việc tăng giá dịch vụ và tăng thêm lợi nhuận ở các ngân hàng hiện có và phù hợp với nghiên cứu của Tan & Floros (2012) [46] và Tan (2016) [45] thực hiện cho các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc. Chỉ số phát triển thị trƣờng chứng khoán (SMD) có mối quan hệ đồng biến với lợi nhuận ROE cũng đƣợc tìm thấy ở bảng 5 nhƣng kết quả trình bày ở bảng 6 không cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ này. Ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận ngân hàng là khác nhau. Bảng 5 cho thấy, lạm phát (INF) có mối quan hệ nghịch biến với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả này cho thấy ngân hàng Việt Nam không dự đoán đƣợc lạm phát, do đó ngân hàng không điều chỉnh mức lãi suất cho vay đồng thời không kiểm soát tốt các chi phí hoạt động phù hợp dẫn đến làm giảm lợi nhuận. Kết quả trình bày bảng 6 không tìm thấy ý nghĩa thống kê về tác động của lạm phát đến lợi nhuận ngân hàng. Tăng trƣởng kinh tế GDP có tác động tích cực đến lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng ở bảng 5, với mức ý nghĩa 5%, đồng thời yếu tố tăng trƣởng kinh tế GDP cũng tác động đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở bảng 5 và bảng 6 với mức ý nghĩa là 1% và 10%. Kết quả này tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Kosmidou (2008) [36]. Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy đƣợc sự khác biệt giữa các yếu tố tác động đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (bảng 5) của giai đoạn trƣớc và sau khủng hoảng 2008. 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 35 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2014, nhằm phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố đến hiệu quả ngân hàng, đặc biệt tác giả chú ý đến ảnh hƣởng rủi ro và năng lực cạnh tranh đến hiệu quả của các ngân hàng. Tác giả sử dụng tiêu chí để đo lƣờng rủi ro nhƣ chỉ số Z_score và chỉ số dự phòng rủi ro (LLP). Năng lực cạnh tranh đƣợc ƣớc lƣợng bởi chỉ số Lerner. Ngoài ra, nghiên cứu còn có các biến kiểm soát khác đại diện cho đặc trƣng ngân hàng, đặc trƣng ngành và yếu tố vĩ mô. Hiệu quả ngân hàng cũng đƣợc xem xét trên ba khía cạnh là ROA, ROE và PBT. Sử dụng phƣơng pháp GMM hệ thống hai bƣớc, kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cạnh tranh và rủi ro tác động đến hiệu quả ngân hàng. Một số các yếu tố khác về đặc trƣng của ngân hàng nhƣ quy mô, thanh khoản,sở hữu, chi phí hoạt động, đa dạng hóa thu nhập, niêm yết có tác động và có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả của ngân hàng. Bên cạnh đó, những yếu tố đặc trƣng ngành và yếu tố vĩ mô cũng cho thấy có ảnh hƣởng đến hiệu quả ngân hàng. Các phát hiện này cho phép tác giả đề xuất một số gợi ý góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định của hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu cũng có một số hàm ý cho nhà quản trị ngân hàng rằng, cần có những đổi mới mạnh mẽ quản trị rủi ro, có giải pháp và chiến lƣợc để nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả và bền vững. Nhà quản trị ngân hàng phải kiểm soát các khoản cho vay thật tốt để hạn chế rủi ro thanh khoản, đồng thời nên cân nhắc chiến lƣợc đa dạng hóa so với chiến lƣợc tập trung vào lĩnh vực cho vay truyền thống để gia tăng hiệu quả ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng có một số hàm ý cho nhà hoạch định chính sách cần kiểm soát lạm phát ở mức ổn định, có những giải pháp thúc đẩy và phát triển thị trƣờng chứng khoán, thể chế minh bạch, kinh tế vĩ mô vận hành hài hòa, qua đó thúc đẩy thị trƣờng hoạt động hiệu quả, tăng tính kỷ luật thị trƣờng, từ đó giúp ngân hàng phản ứng tốt nhất trƣớc ngân những rủi ro để giúp gia tăng hiệu quả ngân hàng. © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  12. 14 NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Al-Muharrami, S. & Matthews, K. (2009), 'Market power versus efficient-structure in Arab GCC banking', Applied Financial Economics, 19(18), 1487-1496. [2] Alhassan, A.L., Tetteh, M.L. & Brobbey, F.O. (2016), 'Market power, efficiency and bank profitability: evidence from Ghana', Economic Change and Restructuring, 49(1), 71-93. [3] Andrieş, A.M. & Căpraru, B. (2014), 'The nexus between competition and efficiency: The European banking industries experience', International Business Review, 23(3), 566-579. [4] Arif, A. & Nauman Anees, A. (2012), 'Liquidity risk and performance of banking system', Journal of Financial Regulation and Compliance, 20(2), 182-195. [5] Ariss, R.T. (2010), 'On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries', Journal of banking & Finance, 34(4), 765-775. [6] Athanasoglou, P.P., Brissimis, S.N. & Delis, M.D. (2008), 'Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability', Journal of international financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121- 136. [7] Baele, L., De Bruyckere, V., De Jonghe, O. & Vander Vennet, R. (2015), 'Model uncertainty and systematic risk in US banking', Journal of Banking & Finance, 53, 49-66. [8] Berger, A.N. (1995), 'The relationship between capital and earnings in banking', Journal of money, credit and Banking, 27(2), 432-456. [9] Berger, A.N., Buch, C.M., DeLong, G. & DeYoung, R. (2004), 'Exporting financial institutions management via foreign direct investment mergers and acquisitions', Journal of International money and Finance, 23(3), 333-366. [10] Berger, A.N. & DeYoung, R. (1997), 'Problem loans and cost efficiency in commercial banks', Journal of Banking & Finance, 21(6), 849-870. [11] Berger, A.N., DeYoung, R., Genay, H. & Udell, G.F. (2000), 'Globalization of financial institutions: Evidence from cross-border banking performance', Brookings-Wharton papers on financial services, 2000(1), 23-120. [12] Berger, A.N. & Hannan, T.H. (1998), 'The efficiency cost of market power in the banking industry: A test of the “quiet life” and related hypotheses', Review of Economics and Statistics, 80(3), 454-465. [13] Berger, A.N., Klapper, L.F. & Turk-Ariss, R. (2009), 'Bank competition and financial stability', Journal of Financial Services Research, 35(2), 99-118. [14] Bikker, J.A. & Haaf, K. (2002), 'Competition, concentration and their relationship: An empirical analysis of the banking industry', Journal of banking & finance, 26(11), 2191-2214. [15] Bonin, J.P., Hasan, I. & Wachtel, P. (2005), 'Bank performance, efficiency and ownership in transition countries', Journal of banking & finance, 29(1), 31-53. [16] Bourke, P. (1989), 'Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, North America and Australia', Journal of Banking & Finance, 13(1), 65-79. [17] Carbó, S., Humphrey, D., Maudos, J. & Molyneux, P. (2009), 'Cross-country comparisons of competition and pricing power in European banking', Journal of International Money and Finance, 28(1), 115-134. [18] Casu, B. & Girardone, C. (2006), 'Bank competition, concentration and efficiency in the single European market', The Manchester School, 74(4), 441-468. © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  13. NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: 15 TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM [19] Chiorazzo, V., Milani, C. & Salvini, F. (2008), 'Income diversification and bank performance: Evidence from Italian banks', Journal of Financial Services Research, 33(3), 181-203. [20] Chronopoulos, D.K., Liu, H., McMillan, F.J. & Wilson, J.O. (2015), 'The dynamics of US bank profitability', The European Journal of Finance, 21(5), 426-443. [21] Coccorese, P. & Pellecchia, A. (2010), 'Testing the „quiet life‟hypothesis in the Italian banking industry', Economic Notes, 39(3), 173-202. [22] Demirgüç-Kunt, A. & Huizinga, H. (1999), 'Determinants of commercial bank interest margins and profitability: some international evidence', The World Bank Economic Review, 13(2), 379-408. [23] Demsetz, H. (1973), 'Industry structure, market rivalry, and public policy', The Journal of Law and Economics, 16(1), 1-9. [24] Dietrich, A., Hess, K. & Wanzenried, G. (2014), 'The good and bad news about the new liquidity rules of Basel III in Western European countries', Journal of Banking & Finance, 44, 13-25. [25] Dietrich, A. & Wanzenried, G. (2011), 'Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland', Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 21(3), 307-327. [26] Elsas, R., Hackethal, A. & Holzhäuser, M. (2010), 'The anatomy of bank diversification', Journal of Banking & Finance, 34(6), 1274-1287. [27] Fiordelisi, F., Marques-Ibanez, D. & Molyneux, P. (2011), 'Efficiency and risk in European banking', Journal of Banking & Finance, 35(5), 1315-1326. [28] Fu, X.M. & Heffernan, S. (2009), 'The effects of reform on China‟s bank structure and performance', Journal of Banking & Finance, 33(1), 39-52. [29] Fu, X.M., Lin, Y.R. & Molyneux, P. (2014), 'Bank competition and financial stability in Asia Pacific', Journal of Banking & Finance, 38, 64-77. [30] García-Herrero, A., Gavilá, S. & Santabárbara, D. (2009), 'What explains the low profitability of Chinese banks?', Journal of Banking & Finance, 33(11), 2080-2092. [31] Gurbuz, A.O., Yanik, S. & Ayturk, Y. (2013), 'Income diversification and bank performance: Evidence from Turkish banking sector', Journal of BRSA Banking and Financial markets, 7(1), 9-29. [32] Hicks, J.R. (1935), 'Annual survey of economic theory: the theory of monopoly', Econometrica: Journal of the Econometric Society, 1-20. [33] Hirschman, A. (1964), 'The Patemality of an Index', American Economic Review. [34] Homma, T., Tsutsui, Y. & Uchida, H. (2014), 'Firm growth and efficiency in the banking industry: A new test of the efficient structure hypothesis', Journal of Banking & Finance, 40, 143-153. [35] Jiang, G., Tang, N., Law, E. & Sze, A. (2003), 'The profitability of the banking sector in Hong Kong', Hong Kong Monetary Authority Quarterly Bulletin, 3(36), 5-14. [36] Kosmidou, K. (2008), 'The determinants of banks' profits in Greece during the period of EU financial integration', Managerial Finance, 34(3), 146-159. [37] Kouki, I. & Al-Nasser, A. (2017), 'The implication of banking competition: Evidence from African countries', Research in International Business and Finance, 39, 878-895. © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  14. 16 NĂNG LỰC CẠNH TRANH, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ: TRƢỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM [38] Lloyd-Williams, D.M., Molyneux, P. & Thornton, J. (1994), 'Market structure and performance in Spanish banking', Journal of Banking & Finance, 18(3), 433-443. [39] Micco, A., Panizza, U. & Yanez, M. (2007), 'Bank ownership and performance. Does politics matter?', Journal of Banking & Finance, 31(1), 219-241. [40] Robin, I., Salim, R. & Bloch, H. (2018), 'Financial performance of commercial banks in the post-reform era: Further evidence from Bangladesh', Economic Analysis and Policy, 58, 43-54. [41] Rossia, S.P., Schwaigerb, M. & Winklerc, G. (2005), 'Managerial behavior and cost/profit efficiency in the banking sectors of Central and Eastern European countries', Working paper, No.96. [42] Saeed, M. & Izzeldin, M. (2016), 'Examining the relationship between default risk and efficiency in Islamic and conventional banks', Journal of Economic Behavior & Organization, 132, 127-154. [43] Schaeck, K. & Cihák, M. (2014), 'Competition, efficiency, and stability in banking', Financial Management, 43(1), 215-241. [44] Schaeck, K. & Čihák, M. (2008), 'How does competition affect efficiency and soundness in banking? New empirical evidence', ECB working paper series No. 932. [45] Tan, Y. (2016), 'The impacts of risk and competition on bank profitability in China', Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 40, 85-110. [46] Tan, Y. & Floros, C. (2012), 'Bank profitability and inflation: the case of China', Journal of Economic Studies, 39(6), 675-696. [47] Tan, Y. & Floros, C. (2013), 'Market power, stability and performance in the Chinese banking industry', Economic Issues, 18(2), 65-89. [48] Vander Vennet, R. (1996), 'The effect of mergers and acquisitions on the efficiency and profitability of EC credit institutions', Journal of Banking & Finance, 20(9), 1531-1558. [49] Vinh, V.X. & Kiếm, Đ.B. (2016a), 'Ảnh hƣởng của rủi ro và năng lực cạnh tranh đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam', Kinh tế & Phát triển, (233), 96-105. [50] Vinh, V.X. & Kiếm, Đ.B. (2016b), 'Năng lực cạnh tranh, lợi nhuận và sự ổn định của các ngân hàng Việt Nam', Tạp chí phát triển kinh tế, (JED, Vol. 27 (12)), 25-46. [51] Vinh, V.X. & Tiên, D.T.Á. (2017), 'Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam', Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, 33(1), 12-22. Ngày nhận bài: 22/04/2019 Ngày chấp nhận đăng: 09/01/2020 © 2019 Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh