Năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực bắc Miền Trung trong thời kỳ hội nhập

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 3510
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực bắc Miền Trung trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_luc_lanh_dao_cua_giam_doc_doanh_nghiep_nho_va_vua_khu_v.pdf

Nội dung text: Năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực bắc Miền Trung trong thời kỳ hội nhập

  1. NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP LEADERSHIP CAPACITY OF EXECUTIVE DIRECTORS IN SMALL AND MEDIUM- SIZED ENTERPRISES IN THE NORTH CENTRAL REGION IN INTEGRATION PERIOD ThS. Lê Thị Phương Thảo – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế PGS,TS Nguyễn Khắc Hoàn – Trường Đại học Huế Tóm tắt Nghiên cứu tổng hợp kết quả khảo sát 404 giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc miền Trung, nhằm đánh giá thực trạng về năng lực lãnh đạo của đội ngũ này trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Kết quả cho thấy nhìn chung đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung còn hạn chế về năng lực xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược, năng lực phát triển đội ngũ, năng lực huy động và phối hợp nguồn lực, và năng lực khởi xướng sự thay đổi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung trong thời gian tới. Từ khóa:năng lục lãnh đạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực Bắc Miền Trung Abstract The article systemized he overall results of the survey of 404 directors in small and medium-sized enterprises in six provinces of the North Central region in order to assess the current status of the leadership capacity in the context of international integration. The results showed that the group of directors in small and medium-sized enterprises in the North Central region has limited capacities for building visions and formulating strategies, developing employees, mobilizing and coordinating resources, and initiating changes. In addition, the study also suggested measures to improve leadership capacity of executive directors in small and medium-sized enterprises in the North Central region in the coming period. Key words: leadership capacity, small and medium-sized enterprises, the North Central region. Mở đầu Năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp thông qua quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội nhằm thu hút được sự tham gia tự nguyện của cấp dưới là nhân tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và khu vực Bắc miền Trung nói riêng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc phát triển năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Và để nhận diện các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa, mô hình ASK đã được lựa chọn. Mô hình ASK là mô hình đưa ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công 433
  2. việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges). Kiến thức lãnh đạo là tổng thể tri thức, hiểu biết mà một người lĩnh hội, tích lũy qua trải nghiệm hoặc học hỏi và có khả năng vận dụng vào công việc lãnh đạo của mình. Kiến thức lãnh đạo bao gồm các kiến thức kinh doanh chung , các kiến thức về lãnh đạo doanh nghiệp và các kiến thức bổ trợ khác. Kỹ năng lãnh đạo thể hiện sự thành thạo của mỗi người khi vận dụng sự hiểu biết về lãnh đạo trong thực tế điều hành nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Một nhà lãnh đạo đòi hỏi phải có được các kỹ năng liên quan đến lãnh đạo bản thân, kỹ năng liên quan đến lãnh đạo đội ngũ và kỹ năng để lãnh đạo tổ chức. Phẩm chất ( hành vi, thái độ) của người lãnh đạo thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại các thực tế, xác định giá trị, giá trị ưu tiên. Các phẩm chất cần có để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: tầm nhìn xa trrong rộng, tính mạo hiểm và quyết đoán, ham học hỏi, tư duy đổi mới và sáng tạo, sự linh hoạt và nhạy bén, đạo đức nghề nghiệp. 1. Phương pháp và mẫu nghiên cứu Để ứng dụng mô hình ASK đánh giá mức độ đáp ứng về năng lực lãnh đạo của giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung, nghiên cứu kế thừa từ các nghiên cứu trước như nghiên cứu của Trần Kiều Trang (2012); nghiên cứu của Lê Quân, Nguyễn Quốc Khánh (2012); nghiên cứu của Ashwini Bapat và cộng sự (2013) để xác lập thang đo các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần có. Ngoài ra nhóm tác giả bổ sung thêm một số năng lực của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa như kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, kiến thức về trách nhiệm xã hội, kiến thức về quản trị sự thay đổi để phù hợp với yêu cầu của bối cảnh hội nhập. Nghiên cứu này bao gồm 38 thang đo cấu thành năng lực lãnh đạo. Trong đó kiến thức lãnh đạo gồm 14 yếu tố; kỹ năng lãnh đạo gồm 14 yếu tố; phẩm chất lãnh đạo gồm 10 yếu tố. Các thang đo này được kiểm định thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA; hệ số Cronbach Alpha; phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả cho thấy thang đo về năng lực lãnh đạo với ba yếu tố cấu thành đáp ứng yêu cầu của một thang đo tốt và có thể sử dụng để phân tích ở các phần tiếp sau. Thông tin từ các giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa được thu thập và phân tích dựa trên các góc độ sau: 1) Đánh giá của đội ngũ giám đốc về tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo đối với sự thành công của tổ chức trong tương lai (thang điểm Likert từ 1 đến 5 với 1: rất không quan trọng đến 5: rất quan trọng). 2) Đánh giá mức độ đáp ứng năng lực lãnh đạo ở hiện tại của bản thân giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa (thang điểm Likert từ 1 đến 5 với 1: rất thiếu đến 5: đáp ứng hoàn toàn). 3) Phát triển mô hình GAP về “khoảng trống trong năng lực lãnh đạo”, nhằm giúp tổ chức xác định hiệu quả của các năng lực lãnh đạo hiện tại và nhận diện những “khoảng thiếu hụt về năng lực lãnh đạo” dựa trên tầm quan trọng các năng lực lãnh đạo cụ thể cần thiết cho sự thành công của tổ chức và mức độ đáp ứng các năng lực lãnh đạo của giám đốc ở thời điểm hiện tại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ có thể đề xuất giải pháp, kế hoạch chiến lược nhằm giúp các nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp nâng cao năng lực lãnh đạo của mình trong thời gian tới. 434
  3. M Cao PHÁT TRIỂN QUÁ MỨC PHÁT TRIỂN ĐÚNG HƯỚNG ứ Năng lực lãnh đạo đã Năng lực lãnh đạo c độ đ áp đạt được nhưng không cần thiết then chốt đã đạt được ứ ng hi KHÔNG CẦN PHÁT TRIỂN CẦN PHÁT TRIỂN ệ n t ạ i Năng lực lãnh đạo chưa Năng lực lãnh đạo Th đạt được và cũng không cần thiết then chốt cần phải đạt được ấ p Thấp Tầm quan trọng trong tương lai Cao Hình 1: Mô hình GAP về năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nguồn: Leslie, J.B et al (2009), Leadership Gap Indicator, Center for Creative Leadership) Mẫu điều tra gồm 404 doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương pháp xác định cỡ mẫu của Krejcie & Morgan đến từ 6 tỉnh Bắc miền Trung, tập trung ở ba loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Về qui mô lao động, trong tổng số 404 doanh nghiệp nhỏ và vừa khảo sát chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, có qui mô lao động dưới 200, chiếm đến 92,6% tổng mẫu điều tra. Về lĩnh vực kinh doanh, chủ yếu là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ (66,5%). Các giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung tham gia khảo sát chủ yếu là nam giới. Độ tuổi của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khoảng 36 đến 50 tuổi có tỷ trọng lớn. Kết quả khảo sát cũng chỉ rõ đặc điểm về trình độ học vấn của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mẫu phỏng vấn nhìn chung khá cao. Tỷ lệ giám đốc có trình độ đại học chiếm 43,3%; có trình độ thạc sĩ chiếm 16,4% và trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 40,3%. Như vậy, qua phân tích đặc điểm doanh nghiệp của mẫu điều tra, chúng ta có thể thấy mẫu điều tra phản ánh khá tương đồng với đặc điểm chung của tổng thể và mang tính đại diện cao. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1 Về kiến thức lãnh đạo của giám đốc DNNVV khu vực Bắc miền Trung Theo kết quả thống kê cho thấy có sự chênh lệch trong cách đánh giá về tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về kiến thức lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đa số các kiến thức lãnh đạo đều được đánh giá là quan trọng đối với sự thành công của tổ chức trong tương lai, ngoại trừ một số kiến thức không được đánh giá cao như kiến thức về văn hóa doanh nghiệp và kiến thức về trách nhiệm xã hội. Kết quả cũng chỉ ra có khá nhiều kiến thức về lãnh đạo mà các giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đáp ứng tốt ở hiện tại như kiến thức về chiến lược kinh doanh, kiến thức về quản trị sự thay đổi, kiến thức về văn hóa doanh nghiệp, về trách nhiệm xã hội. 435
  4. 3.55 Kiến thức ngoại ngữ, tin học 3.84 3.59 Kiến thức về hội nhập quốc tế 4.09 2.4 Kiến thức về quản trị sự thay đổi, 4.17 2.23 Kiến thức về văn hóa doanh nghiệp 2.19 Mức độ đáp ứng 2.41 Kiến thức về trách nhiệm xã hội 2.35 Mức độ quan trọng Kiến thức về quản trị sản xuất, 3.95 3.79 4.26 Kiến thức về tài chính, kế toán 4.23 Kiến thức về marketing 4.11 3.99 3.76 Kiến thức về quản trị nhân lực 4.12 2.33 Kiến thức về chiến lược kinh doanh 4.35 3.94 Kiến thức về lãnh đạo bản thân 4.04 3.8 Kiến thức chính trị, pháp luật 3.92 3.71 Kiến thức về văn hóa, xã hội 3.89 4.3 Kiến thức về ngành nghề, lĩnh 4.31 0246 Hình 2: Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về kiến thức lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2015) Kết quả này cũng là thực trạng chung về kiến thức lãnh đạo của nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Nhìn chung nhà lãnh đạo chưa thực sự hiểu được bản chất và tầm quan trọng của tầm nhìn chiến lược; chưa thực sự quan tâm đến năng lực về tầm nhìn chiến lược; chưa thấy được các yêu cầu cần có đối với tầm nhìn chiến lược. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa thấu hiểu về bản chất của văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, kiến thức về trách nhiệm xã hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chưa thực sự tốt. Qua tìm hiểu, hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung. Một số ý kiến cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là các khoản đóng góp từ thiện. Một số quan điểm khác lại cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội. Ngoài ra vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện trách nhiệm với cộng đồng như một công cụ để quảng bá thương hiệu, không đầu tư chiều sâu. Để có thể vượt qua khó khăn và sẵn sàng cho sự phát triển bền vững trong tương lai, bản thân các giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 436
  5. cần tích cực, chủ động trong việc nâng cao trình độ, có chiến lược học tập rõ ràng để đủ sức đương đầu với xu hướng toàn cầu hóa mà Việt Nam đang từng bước áp dụng. 2.2 Về kỹ năng lãnh đạo của giám đốc DNNVV khu vực Bắc miền Trung Kết quả thống kê giá trị trung bình về mức độ đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng lãnh đạo đều khá cao, trên mức 3.8 điểm. Có 4 kỹ năng không được giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá cao về tầm quan trọng đó là kỹ năng gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, kỹ năng thiết lập và lãnh đạo nhóm, kỹ năng tổ chức và triển khai công việc, kỹ năng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, về mức độ đáp ứng năng lực lãnh đạo ở hiện tại, các kỹ năng giám đốc doanh nghiệp đã thể hiện khá tốt như kỹ năng thấu hiểu bản thân, kỹ năng cân bằng công việc và cuộc sống, kỹ năng học hỏi, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp lãnh đạo, kỹ năng động viên khuyến khích. Điểm hạn chế nhất của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung hiện nay đó là về kỹ năng xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược, kỹ năng phát triển đội ngũ, kỹ năng khởi xướng sự thay đổi và kỹ năng huy động và phối hợp các nguồn lực. Kết quả này cũng phần nào phản ánh thực trạng chung năng lực lãnh đạo của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Nhìn chung các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động thường có tầm nhìn ngắn hạn, chạy theo lợi nhuận tức thời, chỉ sản xuất những gì mình có, ít quan tâm đến nhu cầu thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính vì những yếu kém này mà rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Hình 3: Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về kỹ năng lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2015) 437
  6. Ngoài ra, về kỹ năng huy động và phối hợp nguồn lực của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế là do giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và khu vực Bắc miền Trung nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề huy động nguồn vốn, khó khăn trong việc thiết lập mở rộng hợp tác, sự thiếu thốn cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là thực trạng chung của đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. 2.3 Về phẩm chất lãnh đạo của giám đốc DNNVV khu vực Bắc miền Trung 5 4.5 4.28 4.19 4.28 4.13 4.32 4.15 4.09 4.06 4.07 4.03 4.02 4 3.93 3.93 3.86 3.9 3.79 3.5 3.48 3 2.29 2.5 2.32 2.11 2 1.5 1 0.5 0 Nhìn xa Tính Ham Tư duy Linh Trách Tính Đạo Tính Tự tin trông mạo học hỏi đổi mới hoạt và nhiệm bao đức kiên rộng hiểm và và sáng nhạy quát nghề nhẫn quyết tạo bén nghiệp đoán (trung thực, Mức độ quan trọng liêm Mức độ đáp ứng chính, công tâm ) Hình 4: Đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về phẩm chất lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2015) Nhìn chung các giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa đều đánh giá cao tầm quan trọng và mức độ đáp ứng hiện tại của họ về các phẩm chất lãnh đạo. Kết quả đánh giá về thực trạng đáp ứng phẩm chất lãnh đạo ở hiện tại của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung cũng cho thấy phẩm chất “Nhìn xa trông rộng” và “Tư duy đổi mới và sáng tạo” là hai phẩm chất còn hạn chế nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do các giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung còn hạn chế trong năng lực xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược. Do hạn chế về tri thức nên tâm lý của giám đốc tại nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không muốn chia sẻ định hướng phát triển doanh nghiệp với người khác. Với tâm lý “phương thức làm ăn theo kiểu cò con, bóc ngắn cắn dài, tầm nhìn hạn chế theo thời vụ” và với tâm lý “ăn chắc mặc bền” của con người miền Trung là những yếu tố mang tính khách quan, phổ biến đã tác động đến tầm nhìn xa trông rộng, khả năng sáng tạo và đổi mới của lãnh đạo các doanh nghiệp. Phong cách làm việc còn thiếu khoa học và chủ quan, tư duy không nhất quán dễ khiến cho giám đốc các doanh nghiệp thiếu tính chủ động nên tính sáng tạo, đổi mới trong các hoạt động sẽ hạn chế. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh Việt Nam chưa cởi mở, những 438
  7. hạn chế, sự thiếu đồng bộ của các thể chế, bộ máy hành chính, công tác quản lý kinh tế đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị sự thay đổi của giám đốc các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao hơn nữa về năng lực lãnh đạo nhằm giúp tổ chức phát triển và ngày càng vững mạnh. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc theo hướng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, cạnh tranh trong nền kinh tế đã tăng lên rất nhiều so với trước đây, môi trường kinh doanh cũng biến đổi nhanh hơn và khó dự báo hơn. Để thành công trong môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần thiết có một giám đốc có năng lực, có tầm nhìn dài hạn và sự sáng tạo, đổi mới trong hoạt động lãnh đạo. 2.4 Xây dựng mô hình GAP về năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung trong thời kỳ hội nhập Dựa trên kết quả thống kê đánh giá của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung về tầm quan trọng và mức độ đáp ứng năng lực lãnh đạo ở hiện tại, mô hình GAP về năng lực lãnh đạo được xây dựng với bốn nhóm, cụ thể như sau: Nhóm 1: “Phát triển đúng hướng”. Nhóm này là những năng lực mà giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá có mức độ quan trọng đối với thành công của tổ chức trong tương lai và mức độ đáp ứng ở hiện tại của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa đều từ 2.5 điểm trở lên. Như vậy đây là những năng lực quan trọng trong tương lai và hiện tại giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thực hiện khá tốt. Đây cũng được xem là thế mạnh về năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung. Nhóm này bao gồm các kiến thức về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh; kiến thức về văn hóa xã hội; kiến thức chính trị pháp luật; kiến thức về lãnh đạo bản thân; kiến thức về quản trị nhân lực; kiến thức marketing, tài chính kế toán; kiến thức về quản trị sản xuất dịch vụ; kiến thức về hội nhập kinh tế và kiến thức ngoại ngữ và tin học. Ngoài ra trong nhóm này còn bao gồm các kỹ năng thấu hiểu bản thân, kỹ năng cân bằng công việc và cuộc sống; kỹ năng học hỏi; kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp lãnh đạo, kỹ năng động viên khuyến khích; các phẩm chất như tính mạo hiểm và quyết đoán, ham học hỏi, linh hoạt và nhạy bén, trách nhiệm, tính bao quát, đạo đức nghề nghiệp, và sự tự tin. Những năng lực này giám đốc doanh nghiệp đã có sự đầu tư đúng hướng và cần được tiếp tục duy trì những thế mạnh này trong tương lai. 439
  8. NHÓM 2: PHÁT TRIỂN QUÁ NHÓM 1: PHÁT TRIỂN ĐÚNG MỨC HƯỚNG 1. Kiến thức về ngành nghề lĩnh vực kinh 1. Kỹ năng tổ chức và triển khai doanh công việc 2. Kiến thức về văn hóa xã hội 2. Kỹ năng thiết lập và lãnh đạo 3. Kiến thức chính trị pháp luật nhóm. 4. Kiến thức về lãnh đạo bản thân 3. Tính kiên nhẫn 5. Kiến thức về quản trị nhân lực 6. Kiến thức marketing 7. Kiến thức tài chính kế toán 8. Kiến thức về quản trị sản xuất dịch vụ 9. Kiến thức về hội nhập kinh tế 10. Kiến thức ngoại ngữ và tin học. 11. Kỹ năng thấu hiểu bản thân 12. Kỹ năng cân bằng công việc và cuộc sống 13. Kỹ năng học hỏi 14. Kỹ năng giải quyết vấn đề 15. Kỹ năng giao tiếp lãnh đạo 16. Kỹ năng động viên khuyến khích 17. Tính mạo hiểm và quyết đoán 18. Ham học hỏi 19. Linh hoạt và nhạy bén 20. Trách nhiệm 21. Tính bao quát 22. Đạo đức nghề nghiệp 23. Sự tự tin. NHÓM 3: KHÔNG CẦN PHÁT NHÓM 4: CẦN PHÁT TRIỂN TRIỂN 1. Kiến thức về chiến lược kinh doanh 1.Kiến thức về văn hóa doanh nghiệp 2. Kiến thức về quản trị sự thay đổi 2. Kiến thức về trách nhiệm xã hội 3. Kỹ năng xây dựng tầm nhìn và lập chiến 3. Kỹ năng gây ảnh hưởng và xây lược dựng hình ảnh 4. Kỹ năng phát triển đội ngũ 4. Kỹ năng xây dựng và phát triển 5. Kỹ năng khởi xướng sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp 6. Kỹ năng huy động và phối hợp các nguồn lực 7. Nhìn xa trông rộng 8. Tư duy đổi mới và sáng tạo Hình 5: Mô hình GAP về năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung trong thời kỳ hội nhập (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2015) Nhóm 2: “Phát triển quá mức”. Theo mô hình GAP có thể thấy ở nhóm này là những năng lực mà giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá có mức độ quan trọng đối với thành công của tổ chức trong tương lai dưới mức 2.5 điểm và mức độ đáp ứng ở hiện tại từ 2.5 điểm trở lên. Đây là những kỹ năng theo giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền 440
  9. Trung là không quan trọng đối với sự thành công của tổ chức trong tương lai nhưng hiện tại giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa lại thực hiện khá tốt những mảng năng lực này. Như vậy theo đánh giá của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung đây cũng là những thế mạnh về năng lực lãnh đạo của họ và không cần thiết phải tập trung phát triển những năng lực này trong thời gian tới. Nhóm này bao gồm kỹ năng tổ chức và triển khai công việc, kỹ năng thiết lập và lãnh đạo nhóm và tính kiên nhẫn. Theo quan điểm của một số giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng do đặc điểm của doanh nghiệp mình là qui mô nhỏ, siêu nhỏ, số quản trị cấp trung không nhiều nên công tác phân quyền, ủy quyền, giao việc, lãnh đạo nhóm diễn ra khá đơn giản. Các công việc ủy quyền hoặc phân quyền thường là những công việc có tính chất không quan trọng lắm. Quyền quyết định mọi vấn đề chỉ tập trung ở giám đốc doanh nghiệp. Cơ chế quản lý chủ yếu dựa vào sự thuận tiện, phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm của giám đốc. Với kết quả này theo nhóm tác giả trong cái nhìn hiện tại và ngắn hạn đối với các doanh nghiệp qui mô nhỏ và siêu nhỏ cũng phù hợp và chấp nhận được. Nhưng khi tổ chức lớn lên về qui mô, khối lượng công việc cần giải quyết ngày càng phức tạp hơn thì đòi hỏi các kỹ năng này giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần phải được chú trọng phát triển hơn. Nếu giám đốc doanh nghiệp vẫn ôm đồm, sự phân quyền và giao quyền hạn chế sẽ không phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc của cấp dưới, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác lãnh đạo. Nhóm 3: “Không cần phát triển”. Nhóm này gồm những năng lực mà giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá có mức độ quan trọng đối với thành công của tổ chức trong tương lai và mức độ đáp ứng ở hiện tại của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa đều dưới mức 2.5 điểm. Đây là những năng lực mà theo giám đốc đánh giá là không quan trọng đối với sự thành công của tổ chức trong tương lai và hiện tại giám đốc cũng còn hạn chế, yếu kém ở những mảng năng lực này. Theo đánh giá của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung, nhóm này bao gồm kiến thức về văn hóa doanh nghiệp; kiến thức về trách nhiệm xã hội; kỹ năng gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh và kỹ năng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung. Một số ý kiến cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là các khoản đóng góp từ thiện. Một số quan điểm khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, nhiều doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với cộng đồng như một công cụ để quảng bá thương hiệu, không đầu tư chiều sâu Ngoài ra, hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp đều có chung một ý kiến rằng thực tế họ chưa nghĩ nhiều về công tác gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh của mình. Hiện tại họ chỉ nghĩ rằng làm thế nào để kiếm được hợp đồng, làm thế nào để có được việc làm là ưu tiên số một. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế chưa thực sự khởi sắc, công việc và việc làm còn khan hiếm thì việc gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh được cho chỉ là phù phiếm. Tuy nhiên, xét về dài hạn thì những suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm như thế là không phù hợp. Các giám đốc doanh nghiệp cần tạo cho mình hình ảnh, tầm ảnh hưởng của một nhà lãnh đạo nhằm biết cách tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên thuộc cấp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc và đạt được những kết quả mong muốn. 441
  10. Nhóm 4: “Cần phát triển”. Nhóm này gồm những năng lực mà giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá có mức độ quan trọng đối với thành công của tổ chức trong tương lai trên mức 2.5 điểm nhưng mức độ đáp ứng ở hiện tại của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa lại dưới mức 2.5 điểm. Nhóm năng lực này theo đội ngũ giám đốc đánh giá là rất quan trọng đối với sự thành công của tổ chức trong tương lai nhưng hiện tại giám đốc lại hạn chế và yếu kém ở những mảng năng lực này. Đây được xem là “khoảng trống”, là sự “thiếu hụt” về năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung, bao gồm kiến thức về xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược; kiến thức về quản trị sự thay đổi, rủi ro; kỹ năng xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược; kỹ năng phát triển đội ngũ; kỹ năng huy động và phối hợp nguồn lực; kỹ năng khởi xướng sự thay đổi; phẩm chất “Nhìn xa trông rộng” và “Tư duy đổi mới và sáng tạo”. Đây là những hạn chế còn tồn tại về năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung nói riêng và của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Những năng lực này sẽ góp phần thúc đẩy sự thành công, phát triển bền vững của tổ chức trong bối cảnh hội nhập như hiện nay nên giám đốc các doanh nghiệp cần có kế hoạch, giải pháp nâng cao năng lực của bản thân, đáp ứng yêu cầu, vai trò của người dẫn đầu. 3. Một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung trong thời kỳ hội nhập 3.1 Đối với Nhà Nước Nhà nước cần có chính sách gắn việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo với phát triển đội ngũ doanh nhân. Tiếp tục và hoàn thiện các chính sách, chương trình trợ giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước cũng cần có chính sách phát huy vai trò các tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn và đào tạo cho đội ngũ giám đốc, đội ngũ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa; vai trò của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về nâng cao chất lượng nhân lực. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới; qua đó gián tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3.2 Đối với các địa phương thuộc khu vực Bắc miền Trung Các cấp lãnh đạo của tỉnh, thành phố cần triển khai các chính sách nhằm quan tâm hơn nữa đến hoạt động phát triển đội ngũ doanh nhân, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực quản trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ủy ban nhân dân các tỉnh cần bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo sát sao các cơ quan ban ngành thực hiện tốt các hoạt động trợ giúp, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nâng cao hiệu quả hoạt động các Hiệp hội của tỉnh, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực quản lý nói chung và đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. 3.3 Đối với bản thân giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đăng kí và tham gia các khóa đào tạo, các Hội thảo, chuyên đề dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp một cách hệ thống để trang bị các kiến thức liên quan đến tầm nhìn và chiến lược; quản trị sự thay đổi; phát triển nguồn nhân lực; huy động các nguồn lực trong và ngoài tổ chức Giám đốc cũng cần trang bị kiến 442
  11. thức về hội nhập quốc tế: nắm được bản chất, nội hàm, các hình thức và tính chất của hội nhập quốc tế; hiểu được tính tất yếu và hệ lụy của hội nhập quốc tế như là một xu thế lớn của thế giới hiện đại. Ngoài ra giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa cần rèn luyện để có các tố chất, phẩm chất nhằm lãnh đạo doanh nghiệp thành công. Giám đốc doanh nghiệp cũng phải có hoài bão, phải có tầm nhìn xa trông rộng để có thể nhận ra được những thay đổi quan trọng trong doanh nghiệp. 4. Kết luận Trong bối cảnh môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước biến động khó lường, việc phát triển năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến vị thế và sự thành công của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung. Đội ngũ giám đốc điều hành doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay cần có đủ năng lực tạo ra tầm nhìn, truyền đạt tầm nhìn, lập chiến lược, quản trị thay đổi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo trong điều kiện mới cần có đủ năng lực khơi dậy niềm đam mê, sự nhiệt huyết của nhân viên và tạo tính gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp. 443
  12. Tài liệu tham khảo 1. Ashwini B., Misty B., Gary B., Cathy B., Kirsten G., Sara L., Matthew M., Brigitte P., Brian S., Aaron S. & Stephen W. (2013), A Leadership Competency Model: Describing the Capacity to Lead, Central Michigan University. 2. Trần Thị Phương Hiền (2013), Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam – Khảo sát nghiên cứu ở Hà Nội, Luận án Tiến sỹ. 3. Leslie, J.B et al (2009), Leadership Gap Indicator, Center for Creative Leadership. 4. Lê Quân, Nguyễn Quốc Khánh (2012), Đánh giá năng lực giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ Việt Nam qua mô hình ASK, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san kinh tế và kinh doanh, số 28. 5. Đặng Ngọc Sự (2012), Năng lực lãnh đạo – Nghiên cứu tình huống của lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. 6. Trần Kiều Trang (2012), Phát triển năng lực của đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – Nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại Hà Nội. 444