Năng lực về vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập

pdf 8 trang Gia Huy 2380
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực về vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_luc_ve_von_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam_truoc.pdf

Nội dung text: Năng lực về vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NĂNG LỰC VỀ VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRƢỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP Lê Thị Nguyệt, Phạm Thị Hạnh Trung tâm nghiên cứu – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1. Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Đối với NHTM, vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường là tiền tệ. Chính vì thế có thể nói: Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Quy mô vốn sẽ quyết định quy mô tín dụng, quy mô đầu tư, quyết định khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính Vốn còn được coi như “tấm đệm” giúp NHTM phòng đỡ các rủi ro, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, cổ đông Do đó, bất kỳ ngân hàng nào cũng phải có kế hoạch duy trì và phát triển nền vốn, quản trị vốn hiệu quả. Quản trị vốn ngân hàng theo những quy tắc và thông lệ tốt nhất đồng thời tính đến đặc điểm của ngành Ngân hàng tại Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng là mục tiêu hướng đến và mỗi một ngân hàng cần đặt ưu tiên hàng đầu để phát triển ổn định, bền vững. 2. Đánh giá năng lực về vốn của các NHTM 2.1. Quy mô vốn Trong thời gian qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng quy mô vốn nhằm mục đích tăng năng lực hạ tầng, mở rộng mạng lưới, đồng thời nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn đáp ứng yêu cầu mở rộng tín dụng và đầu tư, tăng năng lực tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; . Tính đến 31/5/2014, tổng vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam tăng từ 384 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 473 nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 23%; tổng vốn điều lệ tăng từ 352 nghìn tỷ lên 428 nghìn tỷ, tốc độ tăng trưởng 22%. Hình 1. Vốn điều lệ Nguồn: NHNN Việt Nam (NHTMNN bao gồm cả CTG, BIDV, VCB) 290
  2. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Hình 2. Vốn tự có Nguồn: NHNN Việt Nam (NHTMNN bao gồm cả CTG, BIDV, VCB) Trong đó, khối NHTMNN có tốc độ tăng vốn mạnh mẽ nhất (bình quân 14%/năm trong giai đoạn 2011 đến nay, khối NHTMCP bình quân 5%), chủ yếu là từ bổ sung vốn điều lệ mà nổi bật nhất là Vietinbank. Cụ thể: Trong năm 2013, Vietinbank tăng Vốn CSH mạnh nhất thông qua phát hành tăng Vốn điều lệ thêm hơn 11.000 tỷ đồng và thu thêm được gần 10.000 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, dẫn đến tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của năm 2013 lên tới 63%. Cũng thông qua hai đợt phát hành tăng vốn (cho cổ đông chiến lược BTMU và cổ đông hiện hữu), Vietinbank đã chiếm ngôi đầu về quy mô vốn chủ sở hữu trong hệ thống NHTM Việt Nam, thay thế Vietcombank từ năm 2013. Ngoài Vietinbank, một số ngân hàng cũng tăng vốn chủ sở hữu khá mạnh như BIDV (thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu), Sacombank, MB, Tuy nhiên, hiện nay trình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng vẫn hết sức phức tạp, hiện có 6 cặp ngân hàng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau, 34 TCTD có cổ đông 1 chiều là các TCTD khác. Tỷ lệ vốn của các tổ chức tín dụng đang sở hữu nhau hiện nay ở mức khoảng 6% tổng vốn điều lệ ở các ngân hàng. Do đó, việc đánh giá quy mô vốn của các ngân hàng là chưa chính xác và thiếu minh bạch. Hình 3. Vốn chủ sở hữu một số NHTM Nguồn: Báo cáo tài chính của các NH Chưa loại trừ tình trạng sở hữu chéo, so với một số ngân hàng lớn trong khu vực, Vốn CSH của các ngân hàng lớn của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn (Vốn CSH của các NH Vietinbank, Vietcombank, BIDV chỉ ở mức tương đương với Bank of the Philippine và còn kém xa so với các ngân hàng khác như Maybank, Bangkok Bank, Public Bank, ). 291
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đơn vị: triệu USD Hình 4. Vốn chủ sở hữu một số NHTM lớn ở Đông Nam Á và Việt Nam Nguồn: Annual Report của các ngân hàng 2.2. Hiệu quả sinh lời trên vốn Song song với việc đánh giá về quy mô và tăng trưởng của vốn, chỉ tiêu Tỷ lệ sinh lời trên vốn (ROE) là chỉ tiêu tài chính cơ bản được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân Trong những năm qua, chỉ tiêu ROE của hệ thống NHTM Việt Nam liên tục ở mức thấp 10%. Sở dĩ ROE của hệ thống NHTM Việt Nam giảm là do lợi nhuận giảm sút trong khi vốn CSH liên tục tăng trưởng như đã phân tích ở trên. Hình 5. Biểu đồ: Tỷ lệ ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân) Nguồn: NHNN Việt Nam So với các ngân hàng trong khu vực, ROE của hệ thống NHTM Việt Nam thấp hơn hẳn và càng ngày càng nới rộng về khoảng cách. ROE của các nước trong khu vực đều đạt mức >10%, đặc biệt Indonesia đạt 22,7%, riêng Việt Nam luôn ở mức rất thấp <10% cho thấy hiệu quả sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra là thấp. 292
  4. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Hình 6. ROE của hệ thống ngân hàng các nước Nguồn: IMF, riêng số Vietnam là của NHNNVN 2.3. Đánh giá tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) Với vai trò là “tấm đệm” giúp NHTM phòng đỡ các rủi ro, vốn được dùng làm cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động - là yếu tố vô cùng cần thiết đối với các NHTM. Trong đó, CAR là chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất trong việc đánh giá an toàn hoạt động của các NHTM. Chỉ tiêu CAR được đề cập đến từ năm 1988 khi Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel đầu tiên ra đời. Cho đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng lộ trình để áp dụng Basel II và Basel III nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Đối với Việt Nam, hiện nay các NHTM Việt Nam đang xác định CAR theo Thông Tư 13/2010/TT-NHNN: CAR = Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro (CAR được xác định cho cả riêng lẻ và hợp nhất) Theo đánh giá của các chuyên gia, về cơ bản, cách tính vốn tự có và tài sản có rủi ro theo Thông tư 13 vẫn còn chưa bao quát được hết Basel I và mới chỉ chạm một phần nhỏ đến Basel II và Basel III. Trong khi đó, các nước trên thế giới và khu vực đã áp dụng tiêu chuẩn Basel II, Basel III (khu vực Đông Nam Á chỉ còn Việt Nam, Lào và Campuchia chưa áp dụng Basel1). Theo quy định hiện hành tại Thông tư 13, CAR của các NHTM Việt Nam hầu hết đều đáp ứng yêu cầu tối thiểu (≥ 9%). Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây, nhờ sự tăng trưởng không ngừng về quy mô vốn, CAR của các NHTM Việt Nam cải thiện đáng kể. Hệ số CAR bình quân toàn ngành tăng từ ~9,5% năm 2009 lên 12,9% năm 2013. Tuy nhiên, cho đến nay, Agribank – ngân hàng lớn nhất về quy mô vốn và tổng tài sản vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu về hệ số CAR theo quy định. Hình 7. CAR (riêng lẻ) toàn ngành giai đoạn 2011-2013 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 1 Thống kê của Moody’s 293
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 8. CAR (riêng lẻ) một số NHTM giai đoạn 2011-2013 Nguồn: TTNC tổng hợp Hơn nữa, CAR của các NHTM chỉ mới tính theo công thức quy định tại Thông tư 13. Nếu tính đủ các loại rủi ro như ở Basel II thì CAR của các NHTM Việt Nam sẽ giảm đi khá nhiều. Cụ thể: (i) Chưa tính đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường; (ii) Chưa áp dụng các phương pháp đánh giá nội bộ (IRB) để đánh giá tài sản có rủi ro; (iii) Cách tính vốn tự có theo quy định hiện hành chưa xác định được “Vốn tự có thực”. Phần tăng lên của vốn tự có (theo NĐ 141/2008-CP về tăng vốn pháp định từ 1000 tỷ - 3000 tỷ) có thể đến từ sở hữu chéo khiến sự tăng vốn này chỉ mang tính ảo; Hình 9. CAR của một số nước giai đoạn 2008-2013 Nguồn: IMF So với các nước trong khu vực, hệ số CAR của hệ thống NHTMVN giai đoạn từ 2008-2013 ở mức thấp hơn (thấp hơn Malaysia, Indonesia, Singapore; chỉ tương đương Philippine). Chưa kể đến, cách xác định CAR của Việt Nam so với các nước khác chưa được thực hiện trên một mặt bằng chung. Cụ thể, Việt Nam mới cơ bản thực hiện theo chuẩn mực của Basel I. Trong khi đó, tại Thái Lan, tất cả các NHTM đều đã đáp ứng tiêu chuẩn của Basel II và đang tiến tới áp dụng Basel III. Tương tự với Philippines với kế hoạch triển khai Basel III là đầu năm 2014. Malaysia cũng đã đáp ứng yêu cầu Basel II, tiêu chuẩn Basel III bắt đầu được áp dụng kể từ đầu năm 2013. Theo đánh giá của Fitch, nếu an toàn vốn của các NHTMVN áp dụng theo chuẩn Basel II thì chỉ số này có thể giảm so với thực tế từ 1%-2%. Như vậy, mặc dù quy mô vốn của hệ thống NHTM Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng qua các năm song vẫn còn thấp so với hệ thống NH các nước trong khu vực. Hiệu quả sinh lời trên 294
  6. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" vốn và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam cũng đều ở mức thấp so với các nước, đặt ra vấn đề quản lý và phát huy hiệu quả sử dụng vốn cùng với đảm bảo an toàn trong hoạt động nhằm theo kịp thông lệ đang là nhu cầu cấp thiết của hệ thống NHTMVN. 2.4. Đánh giá quản lý vốn tự có của các NHTM theo thông lệ 2.4.1. Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD Hiện nay, quy định về an toàn vốn tối thiểu theo Thông Tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và các văn bản chỉnh sửa, bổ sung, trong đó quy định (i) TCTD, trừ chi nhánh NHNNg phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro của TCTD; (ii) Tổng dư nợ đối với 1 khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD; (iii) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của TCTD; (iv) Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của TCTD; (v) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 60% vốn tự có của TCTD; Tuy nhiên, việc tính toán CAR theo Thông tư 13 còn cách xa so với thông lệ như đã phân tích ở trên, các quy định về cấp tín dụng và hoạt động đầu tư còn chưa theo kịp với sự vận động của thị trường tài chính, chưa tạo đủ cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, giám sát và xử lý sau thanh tra đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động của các TCTD, các tổ chức, cá nhân là cổ đông của TCTD hoặc liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hơn nữa, tình trạng sở hữu chéo của các NHTM Việt Nam hiện nay đang là vấn đề hết sức bất cập, do đó các chỉ tiêu về vốn và các giới hạn đảm bảo an toàn nhìn chung mang tính “ảo”, không phản ánh chuẩn xác “sức khỏe” thực tế của ngân hàng. Để hướng hoạt động của hệ thống NHTM tiến dần đến thông lệ, trong đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính Phủ đã đưa ra các định hướng, giải pháp cơ cấu lại TCTD trong đó có nêu đến năm 2015, các NHTM Việt Nam phải đạt vốn tự có theo Basel II. Tiếp đến, ngày 17/3/2014, NHNN đã ban hành văn bản số 1601 v/v triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II tại Việt Nam, trong đó yêu cầu các ngân hàng triển khai Basel II ở mức độ tiêu chuẩn trừ 10 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB, Sacombank, ACB ở mức độ cao hơn. 2.4.2. Khung quản lý rủi ro của các NHTM về vốn Những năm gần đây, các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng lớn đã chú trọng đầu tư và tiếp cận với các phương pháp quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, như: áp dụng các mô thức quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ; triển khai hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; sắp xếp lại mô hình theo khối, tách bạch khối quản lý rủi ro theo ba vòng kiểm soát, coi trọng đầy đủ các loại rủi ro trong ngân hàng, cấu trúc lại các công ty con, cùng với việc đưa ra một số tiêu chí bước đầu phục vụ cảnh báo sớm rủi ro kinh doanh ngân hàng là những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể: Năm 2012, Hội đồng Quản trị VCB ban hành quy chế làm việc của Ủy ban quản lý rủi ro, chính sách quản lý rủi ro, quy chế phòng chống rửa tiền, sửa đổi bổ sung chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; HĐQT Vietinbank phê duyệt Nghị quyết triển khai dự án Basel II; BIDV thuê tư vấn E&Y và bắt đầu triển khai xây dựng mô hình vốn kinh tế, đánh giá rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II; Tuy nhiên, kết quả đạt được mới chỉ mang tính bước đầu, việc tiến tới áp dụng các mô hình và biện pháp quản trị rủi ro này vào thực tế tại các NHTM Việt Nam vẫn còn khoảng cách và cần lộ trình dài để thực hiện. Cụ thể: (i) khuôn khổ pháp lý chính thức cho quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II chưa được hoàn chỉnh; (ii) nguồn nhân lực và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng còn hạn chế; (iii) bộ máy tổ chức quản trị điều hành chưa thực sự hiệu quả, nhất là công tác 295
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG quản lý rủi ro; (iv) cơ sở dữ liệu không đầy đủ và hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất; 3. Yêu cầu về năng lực về vốn và đề xuất kiến nghị 3.1. Yêu cầu nâng cao năng lực tài chính theo đề án tái cơ cấu Theo Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD, các ngân hàng được yêu cầu phải tăng quy mô và chất lượng vốn tự có: Bảo đảm mức vốn tự có không thấp hơn mức theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định của pháp luật thông qua: (i) Tăng vốn điều lệ: Phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn góp từ các cổ đông, thành viên góp vốn hiện hành và các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước; Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của TCTD được cơ cấu lại; (ii) TCTD phải đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo quy định của Basel II đến cuối năm 2015. Việc đảm bảo mức vốn tự có theo Basel II là một giải pháp tái cơ cấu mang tính đột phá, phân bổ vốn hợp lý theo rủi ro, tạo ra giá trị cốt lõi và sự phát triển bền vững trong tương lai cho chính bản thân các NHTM; đồng thời tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn 10 NHTM áp dụng phương pháp tiêu chuẩn theo quy định của Basel II, lộ trình thực hiện đến 2015, và đến năm 2018 tất cả các NHTM sẽ phải áp dụng phương pháp tiêu chuẩn. Như vậy, 10 NHTM được lựa chọn áp dụng Phương pháp tiêu chuẩn không còn nhiều thời gian để chuẩn bị cho việc áp dụng quy định mới. Theo thông tin từ NHNN, trong quá trình triển khai, NHNN sẽ có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện đối với các NHTM khi thực hiện Basel II thông qua các hình thức như: hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cơ sở dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp xử lý các khó khăn, vướng mắc của từng NHTM. Trong khuôn khổ các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế cho việc triển khai Basel II, NHNN sẽ tạo điều kiện để các NHTM được tham gia những dự án này. 3.2. Đề xuất kiến nghị 3.2.1. NHNN sớm ban hành Thông tư mới thay thế thông tư 13 nhằm hướng việc quản lý hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, tính toán các tỷ lệ an toàn liên quan đến vốn tiến dần tới thông lệ Với mục tiêu hướng dần tới thông lệ quốc tế trong quản lý các chỉ tiêu đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, đưa hoạt động ngành ngân hàng vươn tới những chuẩn mực cao hơn, đề xuất NHNN nghiên cứu sớm ban hành văn bản thay thế Thông tư 13 trong đó quy định việc tính toán các chỉ tiêu (đặc biệt là chỉ tiêu CAR) tiệm cận với yêu cầu của Basel II. Đồng thời, ngoài các chỉ tiêu đã quy định tại Thông tư 13, NHNN cần bổ sung thêm quy định về chỉ tiêu Tỷ lệ đòn bẩy tài chính, đảm bảo việc quản lý an toàn hoạt động của các TCTD được bao quát và phòng tránh được rủi ro theo như khuyến nghị tại Basel III. 3.2.2. Xây dựng hệ thống quản trị nội bộ hướng tới đáp ứng các chỉ tiêu an toàn theo thông lệ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng mở như Việt Nam, việc hướng tới các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo thông lệ là hết sức cần thiết. Do vậy, các TCTD cần phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể xây dựng hệ thống quản trị nội bộ hướng tới đáp ứng các chỉ tiêu an toàn theo thông lệ. Cụ thể: Xây dựng quy trình quản lý nội bộ trong đó xác định chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở 3 loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp); Xây dựng mô hình đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản (các yếu tố như xác suất không trả được nợ, thiệt hại do không trả được nợ ); 296
  8. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 3.2.3. Xây dựng phương án tăng vốn tự có để đảm bảo bù đắp các loại rủi ro theo yêu cầu Basel II Song song với việc đo lường rủi ro, các ngân hàng cần có phương án tăng vốn tự có để đảm bảo bù đắp các loại rủi ro theo yêu cầu Basel II. Cụ thể: Đảm bảo tăng cường vốn tự có trên cơ sở nguồn vốn ổn định và bền vững như: Lợi nhuận, vốn được cấp, vốn góp của cổ đông, Trong đó, cần xây dựng chính sách cân đối trong quá trình phân bổ kết quả tài chính cho việc chi trả cổ tức cho cổ đông và giữ lại phần lợi nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu để tăng quy mô vốn nhằm mục đích tái đầu tư. Chủ động, tích cực trong việc nghiên cứu, xem xét mua bán, sáp nhập nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và cơ cấu lại hoạt động. Tuy nhiên, để thực hiện M&A thành công, các NHTM cần đầu tư về nhân sự, công cụ thực hiện để có nguồn lực chuyên trách đảm bảo số lượng và chất lượng để tìm kiếm đối tác, đánh giá và lựa chọn đối tác phù hợp với mục tiêu đề ra. 3.2.4. Tiếp cận phương pháp hiện đại về quản trị vốn và phân bổ vốn: Phân bổ vốn là quá trình xác định hiệu quả có điều chỉnh rủi ro của các ngành/lĩnh vực/khoản mục kinh doanh, so sánh với mức sinh lời tối thiểu để từ đó cơ cấu lại danh mục đầu tư, ra quyết định mở rộng hoặc thu hẹp một hoặc một số ngành/lĩnh vực kinh doanh/khoản mục đầu tư. Với việc xác định hiệu quả có điều chỉnh rủi ro của các ngành/lĩnh vực/khoản mục kinh doanh, đạo NHTM sẽ có một thước đo chung giúp dễ nhận diện ngành/lĩnh vực/khoản mục mang lại lợi ích gia tăng cho ngân hàng và đầu là ngành/lĩnh vực/khoản mục kinh doanh tiêu tốn nhiều chi phí và/hoặc chứa đựng nhiều rủi ro nhưng không đem lại mức lợi nhuận kỳ vọng. Hoạt động này cho phép NHTM có thể quản lý danh mục đầu tư một cách chủ động thể hiện ở hai phương diện: Thông qua tỷ lệ sinh lời thực tế trên vốn kinh tế của các ngành/lĩnh vực/khoản mục kinh doanh, Ngân hàng có thể đánh giá, so sánh hiệu quả giữa các ngành/lĩnh vực/khỏan mục kinh doanh để từ đó đưa ra quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp một số hoạt động nào đó. Thông qua tỷ lệ RAROC của một số ngành/lĩnh vực/khoản mục kinh doanh dự kiến tiếp cận đầu tư, Ngân hàng có cơ sở đánh giá/so sánh tỷ lệ sinh lời có điều chỉnh rủi ro của ngành/lĩnh vực/khoản mục kinh doanh đang thẩm định với ngành/lĩnh vực/khỏan mục kinh doanh tương tự để quyết định có nên lựa chọn cho vay/đầu tư vào ngành/lĩnh vực/khoản mục kinh doanh đó hay không? Phân bổ vốn giúp NHTM quản trị danh mục cho vay/đầu tư một cách tối ưu theo 2 phương thức nêu trên. 297