Năng suất lao động của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN

pdf 9 trang Gia Huy 3070
Bạn đang xem tài liệu "Năng suất lao động của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_suat_lao_dong_cua_viet_nam_trong_cong_dong_kinh_te_asea.pdf

Nội dung text: Năng suất lao động của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN LABOR PRODUCTIVITY OF VIETNAM IN ASEAN ECONOMIC COMMUNITY Th.S Nguyễn Đắc Thành ĐH Thương Mại thanhnd@vcu.edu.vn TÓM TẮT Năng suất lao động là một trong số các chỉ tiêu quan trọng của thị trường lao động. Đây là chỉ tiêu phản ánh, đo lường trình độ phát triển của lực lượng lao động mỗi quốc gia. Theo tài liệu báo cáo năng suất productivity databook 2014 của tổ chức năng suất châu Á (APO) thì năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất khu vực ASEAN, với hạng thứ 8 trong danh sách năng suất của ASEAN. Nó đã trở thành một trong những thách thức thực sự cho quốc gia trong bối cảnh hình thành công đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm nay. ài báo hướng đến phân tích những vấn đề lớn, nguyên nhân và hàm ý chính sách nhằm tăng năng suất lao động. Dữ liệu trong bài báo thu thập từ Tổ chức năng suất châu Á, tổ chức lao động quốc tế. Qua nghiên cứu này tác giả phác họa bức tranh về năng suất lao động của nước ta. Trong đó điểm tối được phân tích gồm có năng suất lao động quốc gia rất thấp so với các nước trong khu vực ASEAN, năng suất lao động của các doanh nghiệp nội địa thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp FDI, tốc độ. Tiếp đến bài báo đánh giá và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trên và sau cùng đưa ra hàm ý chính sách nhằm tăng năng suất lao động đó là: Nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế xác định mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa chủ yếu vào tăng năng suất nhân tố tổng hợp; Học hỏi kinh nghiệm từ tăng năng suất lao động của Singapore; Nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương. Từ khóa: ASEAN; AEC, Năng suất lao động; Tổ chức năng suất châu Á; Tổ chức lao động quốc tế; Tổng cục thống kê ABSTRACT Labour productivity is one of vital indicators offering a dynamic measure of economic growth, competitiveness and living standards within an economy. According to APO productivity databook 2014, Vietnam, which is at the 8th level in ASEAN productivity ranking, is one of the lowest productivity in ASEAN. It became one of actual challenges when ASEAN economic community will be established at the end of this year. The paper uses secondary data from international organization to show current situation of Vietnam’s labour productivity. Then, the article identifies their limitations and their cause and finally gives some policy implications in order to improve labour productivity of Vietnam. The implementation of these policies concentrates on the shift of economic growth model from wide growth to deep growth, learning success of Singapore, enhancing national competitiveness ability and assuring labour productivity growth rate higher than salary growth rate. Keywords: APO; AEC; ASEAN; GSO; ILO; Labour productivity 1. Dẫn nhập 1.1. Khái niệm về năng suất lao động Năng suất lao động là một chỉ tiêu cơ bản của thị trƣờng lao động, đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả liệt kê khái niệm về thuật ngữ này theo ILO, OECD và GSO. 1.1.1. Khái niệm của ILO Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì năng suất lao động thể hiện lƣợng giá trị đầu ra trên đơn vị đầu vào. Nó là chỉ tiêu thứ 17 của các chỉ tiêu cơ bản của thị trƣờng lao động (Key indicator labour market - KILM), đầu vào đƣợc đo bằng tổng sản phẩm quốc nội GDP theo sức mua ngang giá (PPP) để lý giải cho sự khác nhau về giá ở các quốc gia cũng nhƣ tỉ giá hối đoái cái mà phản ánh giá trị thị trƣờng của đầu vào đƣợc sản xuất. 301
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 1.1.2. Khái niệm của OECD Năng suất lao động đƣợc hiểu là tỷ lệ giữa lƣợng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra đƣợc tính bằng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng - Gross Value Added), đầu vào thƣờng đƣợc tính bằng: giờ công lao động, lực lƣợng lao động và số lƣợng lao động đang làm việc .[Trích dẫn cuốn sách ―Đo lƣờng năng suất, đo lƣờng tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành – 2002‖] 1.1.3. Khái niệm của Tổng cục thống kê Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thƣờng đo bằng tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá hiện hành tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu thƣờng là một năm dƣơng lịch. Công thức tính là: Nhƣ vậy nhìn chung thì giữa các tổ chức quốc tế (ILO, OECD) và tổng cục thống kê Việt Nam khái niệm và cách tính chỉ tiêu năng suất lao động đều nhất quán và tƣơng đồng, chỉ có điều là khác nhau do sử dụng các giá trị khác nhau chẳng hạn sử dụng GDP theo giá thực tế hay theo giá cố định hay theo giá trị sức mua ngang giá (nhƣ cách tính của ILO). 1.2. Vì sao năng suất lao động lại quan trọng trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế AEC Tại sao năng suất lao động lại quan trọng trong bối cảnh hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community). Theo ông Gyorgy Sziraczki – Giám đốc tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam đã giải thích về ý nghĩa của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với năng suất lao động của Việt Nam. Đồng thời ông Gyorgy Sziraczki đã chỉ ra những điểm quan trọng của năng suất lao động. Thứ nhất, năng suất lao động thúc đấy tăng trƣởng kinh tế. Một nền kinh tế có năng suất cao nghĩa là nền kinh tế đó có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn với cùng một lƣợng nguyên liệu/yếu tố đầu vào. Thứ hai, năng suất lao động ảnh hƣởng đến tất cả chủ thể bao gồm: Ngƣời lao động, doanh nghiệp và chính phủ. Đối với ngƣời lao động tăng năng suất lao động dẫn đến nhận đƣợc mức lƣơng cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn. Đối với doanh nghiệp tăng năng suất lao động tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thêm cơ hội đầu tƣ. Đối với chính phủ tăng năng suất lao động giúp tăng nguồn thu từ thuế. Thứ ba, thực tế năng suất lao động của Việt Nam hiện nay là một yếu tố quan trọng. Mặc dù trong 2 thập kỷ qua, năng suất lao động của Việt Nam tăng trung bình khoảng 4,5% mỗi năm (Tốc độ nhanh nhất trong số các nƣớc ASEAN) tuy vậy năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn ở gần mức đáy trong số các nƣớc ASEAN. Thứ tư, già hóa dân số và hội nhập kinh tế quốc tế cũng là những vấn đề cần đƣợc cân nhắc. Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng. Đến năm 2045, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề về già hóa dân số nhƣ ở Nhật Bản hiện nay. Việc nhanh chóng thúc đẩy tăng năng suất lao động là cách duy nhất giúp Việt Nam đạt đƣợc sự thịnh vƣợng trƣớc khi dân số Việt Nam già đi. 302
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Cuối cùng, việc hội nhập kinh tế sâu rộng, bao gồm sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, sẽ mang lại nhƣng cơ hội cũng nhƣ những thách thức mới đối với Việt Nam. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Bài báo sử dụng các dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thu thập các số liệu về năng suất lao động quốc gia, năng suất lao động doanh nghiệp từ các tổ chức quốc tế nhƣ ILO, APO, các cơ quan trong nƣớc nhƣ Viện năng suất Việt Nam (VNPI) và Tổng cục thống kê (GSO). Một vài số liệu về lao động - việc làm đƣợc thu thập từ Bản tin cập nhật thị trƣờng lao động Việt Nam số 3 năm 2014. 2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Sau khi thu thập đƣợc các dữ liệu nhƣ năng suất lao động của các quốc gia trong khu vực ASEAN, năng suất lao động phân ngành, tác giả tiến hành phân tích số tuyệt đối, số tƣơng đối, tốc độ tăng (giảm) bình quân về năng suất lao động giữa Việt Nam với các quốc gia trong cộng đồng ASEAN, phân tích đối sánh giữa năng suất lao động các doanh nghiệp dệt may nội địa và các doanh nghiệp dệt may FDI. 3. Thực trạng về năng suất lao động của Việt Nam 3.1. Những điểm sáng của năng suất lao động Việt Nam 3.1.1. Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn ngưỡng trung bình trong khối ASEAN và ở mức khá Biểu đồ 1. Tốc độ tăng NSLĐ bình quân năm của các nước ASEAN giai đoạn 2000-2012 (%) dựa theo giá cố định 2011 Đơn vị: % Nguồn: APO productivity databook 2014 Theo báo cáo năng suất 2014 của APO thì tốc độ tăng trung bình của khu vực ASEAN giai đoạn 2000-2012 đạt 3%, Myanmar là nƣớc có tốc độ tăng bình quân cao nhất 8,9%/năm, tiếp đến là Lào với tốc độ 4,6%, Việt Nam và Cam-pu-chia là 2 quốc gia xếp tiếp theo với tốc độ tăng 4,4%. Nhƣ vậy tốc độ tăng bình quân năm của nƣớc ta cao hơn mức trung bình của khu vực và nằm trong top 3 quốc gia có tốc độ tăng cao nhất cộng đồng ASEAN. Các nƣớc đã phát triển nhƣ Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po nhìn chung năng suất có xu hƣớng tăng chậm đi, riêng Brunei tốc độ còn giảm 0,8%. 3.1.2. Tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng hợp TFP xếp cao nhất so với các nước trong ASEAN Biểu đồ 2. Tốc độ tăng TFP của một số nước ASEAN giai đoạn 1990-2012 Đơn vị: % 303
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguồn: APO productivity database 2014.01 Theo cơ sở dữ liệu của APO công bố giai đoạn 1990 – 2012 thì Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng hợp TFP cao nhất với 2,5%, gấp đôi so với Thái Lan, gấp 2,5 so với Xinh- Ga-Po và Phi-lip-pin. Nhìn chung tốc độ tăng TFP của các nƣớc phát triển thƣờng có xu hƣớng chậm hơn các nƣớc đang phát triển. 3.2. Những điểm tối của năng suất lao động Việt Nam 3.2.1. Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực ASEAN a. Năng suất lao động tính bằng đầu ra trên số lao động theo sức mua tƣơng đƣơng giá cố định 2011 Bảng 1. Năng suất lao động tính bằng đầu ra trên số lao động theo sức mua tương đương giá cố định 2011 Đơn vị: Nghìn USD (2012) Nguồn: APO productivity database 2014 Nhìn vào bảng 1 ta thấy năng suất lao động của Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010 cụ thể là tăng từ 4,7 nghìn USD năm 200 lên 7,4 nghìn USD năm 2010, tăng 1,6 lần so với năm 2000 và gấp 2,8 lần so với năm 1990. Tuy nhiên các nƣớc khác trong ASEAN cũng có sự cải tiến mạnh mẽ. Xinh-ga-po đã đạt tới mức năng suất là 113,7 nghìn USD, Brunei thì còn ấn tƣợng hơn với con số 163,8 nghìn USD trên một lao động. Tuy Việt Nam đã có những cải thiện nhất định nhƣng 304
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) nhìn chung khoảng cách của năng suất lao động (tính bằng đầu ra trên số lao động theo sức mua giá cố định) so với các nƣớc khác trong khối AEC còn khá xa, mới chỉ tƣơng đƣơng 6,9% Xin-ga-po. b. Năng suất lao động theo sức mua tƣơng đƣơng giá cố định 2005 Theo báo cáo năng suất lao động của APO và ILO thì năng suất lao động của Việt Nam xếp hạng thứ 8 trong số 10 nƣớc ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2010 đến 2013 (trong báo cáo không có Myanmar). Bảng 2 dƣới đây sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp theo đó Brunei là quốc gia có năng suất lao động cao nhất khu vực, thấp hơn một chút là Singapore. Năng suất lao động của nƣớc ta chỉ xếp trên Lào và Campuchia. Bảng 2. Năng suất lao động của các quốc gia khu vực ASEAN giai đoạn 2007 – 2013 (tính theo PPP cố định năm 2005) Đơn vị tính: USD/người Nguồn APO & ILO Bảng 2 chỉ ra rằng năng suất lao động của Việt Nam là 4896 USD/ngƣời năm 2010 và 5440 USD/ngƣời năm 2013. Kết quả là năng suất lao động của nƣớc ta mới chỉ nhỉnh hơn Cam pu chia và Lào. Nếu chúng ta so sánh với các nƣớc khác trong khu vực ASEAN thì năng suất lao động của nƣớc ta chỉ bằng 5,13% Brunei 5,55% Xinh-ga-po và 15,22% Ma-lai-xi-a. Nhƣ vậy có thể nhận thấy có khoảng cách khá xa so với các nƣớc trong khối ASEAN, nƣớc ta cần cố gắng nhiều hơn nữa để thu hẹp và bắt kịp với các nƣớc trong bối cảnh cộng đồng kinh tế AEC sẽ hình thành vào cuối năm nay. c. Năng suất lao động tính theo giờ công theo sức mua tƣơng đƣơng giá cố định Bảng 3. Năng suất lao động năm 2012 tính theo giờ công theo sức mua tương đương giá cố định 2011 305
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguồn: Báo cáo năng suất 2014 của APO Nếu tính năng suất lao động theo giờ công trong năm 2012 một giờ lao động của một ngƣời lao động Xinh-ga-po tạo ra đƣợc 49,5 USD giá trị gia tăng trong khi đó một giờ lao động của một lao động Việt Nam chỉ tạo ra đƣợc 3,4 USD tƣơng đƣợc 6,8% so với Xinh-ga-po. 3.2.2. Năng suất lao động của các doanh nghiệp nội địa thấp hơn nhiều so với năng suất lao động của các doanh nghiệp nước ngoài Đây là một hạn chế nữa về năng suất lao động. Trong các loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều so với những doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI. Đơn cử nhƣ ngành dệt may Việt Nam từ trƣớc tới nay vẫn là ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, ngành có thế mạnh của nƣớc ta song phân tích kĩ hơn có thể thấy rằng đây không phải điều tự hào bởi vì xem biểu đồ 3 và 4 dƣới đây cho thấy năng suất lao động giữa doanh nghiệp may Việt Nam và doanh nghiệp may FDI có sự khác biệt đáng kể. Biểu đồ 3. Năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may Việt Nam năm 2013 Đơn vị: % Biểu 3 cho thấy có đến 75% doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ đạt mức năng suất lao động từ 300 đến 500$/ngƣời/tháng, số doanh nghiệp có năng suất lao động trên 500$/ngƣời/tháng chỉ chiếm 15%. Trong khi đó 70% doanh nghiệp FDI có năng suất lao động trên 500$/ngƣời/tháng chiếm đến, 30% có năng suất lao động từ 400 đến 500$/ngƣời/tháng và không có doanh nghiệp nào có năng suất lao động dƣới 400$/ngƣời/tháng (xem biểu đồ 4). Nhƣ vậy chỉ có 15% doanh nghiệp Việt Nam và 70% FDI đạt đƣợc năng suất trên 500USD/ngƣời/tháng. Còn lại, 85% doanh nghiệp Việt Nam, 30% doanh nghiệp FDI không đạt đƣợc năng suất này và sẽ gặp khó khăn. Năng suất lao động theo giờ của Việt Nam tƣơng ứng với các mức từ 1,3 -1,9USD/giờ. Trong khi đó, nếu so sánh với năng suất lao động ở các nƣớc khác thì bình quân của 306
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) ngành May Việt Nam mới bằng từ 60 - 70% năng suất các nƣớc trong khối ASEAN và bằng 40 - 50% năng suất của Hàn Quốc và Trung Quốc. Biểu đồ 4. Năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may FDI năm 2013 Đơn vị: % 3.2.3. Tốc độ tăng năng suất lao động chậm hơn so với tốc độ tăng tiền lương Theo nguyên lý thì các quốc gia cần đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lƣơng bình quân nhƣng Việt Nam thì ngƣợc lại. Ƣớc tính tốc độ tăng lƣơng nhanh hơn 3 lần so với tốc độ tăng năng suất lao động đã làm cho giá cả trở lên đắt đỏ và làm xói mòn lợi thế lao động giá rẻ trong khu vực. Một nền kinh tế chỉ dựa vào giá nhân công rẻ mạt trong khi năng suất lao động thấp, tốc độ tăng năng suất chậm chạp sẽ dẫn đến nguy cơ ngày càng bị tụt hậu xa hơn so với các nƣớc trong ASEAN nhƣ Singapore, Malaysia, Thái Lan . Mặt khác sự thiếu hụt lao động có kĩ thuật cao và lao động quản lý làm cho khoảng cách tiền lƣơng của các loại lao động này với lƣơng của công nhân sản xuất có xu hƣớng tăng cao so với các nƣớc trong khối. Khi hội nhập AEC thì Việt Nam đứng trƣớc rủi ro khoảng cách này còn xa hơn nữa vì những lao động có kỹ năng sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm ở các quốc gia khác khiến cho phân hóa giàu nghèo càng cao. 3.3. Nguyên nhân của hạn chế Có thể nói kết quả của năng suất lao động của Việt Nam thấp so với các quốc gia trong khu vực xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tựu chung lại là chủ yếu từ các nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam thấp, công nghệ sử dụng nhiều lao động, tỉ lệ gia công cao, trình độ cơ khí hóa và tự động hóa chƣa cao trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ ở mức thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ hai, việc làm vẫn tập trung ở nhóm ngành có năng suất thấp. Theo bản tin thị trƣờng lao động cập nhật số 3 năm 2014 tỉ trọng lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng số lao động đang làm việc là 47,07% trong khi trình độ sản xuất của ngành này còn thấp; tỉ trọng lao động ngành công nghiệp, xây dựng là 21,11% ( bản tin thị trƣờng lao động cập nhật số 3 năm 2014) nhƣng trong đó chủ yếu là các ngành gia công chƣa tạo giá trị gia tăng cao nhƣ ngành dệt may, da giày (Chiếm 32% trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). Thứ ba, chất lƣợng lao động thấp. Quý 2 năm 2014 tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật là 47,98% trong đó tỷ lệ có bằng cấp/ chứng chỉ mới chỉ đạt 18,25% vẫn còn 29,73% tỉ lệ không có bằng cấp/ chứng chỉ (Theo Bản tin cập nhật thị trƣờng lao động, số 3/2014). Cơ cấu việc làm đã có dấu hiệu chuyển dịch tích cực song có đến 47,07% lao động làm việc ở ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, 62,68% lao động gia đình và tự làm. Trong khi đó tỉ lệ lao động qua đào tạo của Thái Lan là 51,4%, Malaysia là 36%, Philipine là 28,2%, Indonesia là 27%, lào là 16,7%, Campuchia là 15,8% (Theo ILO (2014) Asean community 2015:Managing interagtion for better job and share prosperity). 307
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thứ tư, tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao còn thấp, hiệu quả quản lý chƣa cao, quý 2 năm 2014, tỷ lệ lao động ở vị trí lãnh đạo và chuyên môn kĩ thuật bậc cao mới chiếm 6,8%. Giai đoạn 2007 – 2010 tỉ lệ đóng góp của năng suất lao động tổng hợp TFP cho tăng trƣởng GDP của Việt Nam ở mức thấp, 13,83% so với của Thái Lan là 21,32%, của Maylaysia là 40,74%. 4. Một số hàm ý chính sách nhằm tăng năng suất lao động cho Việt Nam 4.1. Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng từ tăng trưởng chiều rộng sang tăng trưởng chiều sâu Rõ ràng nền kinh tế của nƣớc ta không thể mãi phát triển theo chiều rộng nhƣ hiện nay đƣợc bởi vì không thể đảm bảo chất lƣợng tăng trƣởng và phát triển bền vững. Hơn nữa những yếu tố tạo nên sự tăng trƣởng kinh tế là nguồn vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên đều có giới hạn không thể gia tăng mãi đƣợc. Nếu xét ở giác độ các yếu tố đầu vào thì tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là: Vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp. Với mô hình tăng trƣởng theo chiều rộng, đầu vào chủ yếu là vốn và lao động còn với mô hình tăng trƣởng kinh tế theo chiều sâu, đầu vào chủ yếu là dựa vào năng suất nhân tố tổng hợp, đây là đại lƣợng chỉ ra hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nhƣ vốn (thông qua năng suất vốn); nhƣ lao động (thông qua năng suất lao động); đồng thời có tính đến sự ứng dụng của khoa học và công nghệ. Trong những năm vừa qua, sự đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trƣởng kinh tế nƣớc ta còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 20 – 25%. Do tăng năng suất nhân tố tổng hợp đã làm cho GDP tăng trƣởng 1,69% vào giai đoạn 2001 – 2005 và 1,75% vào giai đoạn 2006 – 2010. Đây là con số còn khá nhỏ bé, rõ ràng nền kinh tế muốn phát triển theo chiều sâu thì nhân tố TFP cần phải có vai trò quan trọng hơn, tỷ trọng đóng góp cũng phải cao hơn nữa trong những yếu tố cấu thành tăng trƣởng kinh tế. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020, chính phủ đặt mục tiêu tỷ trọng của nhân tố TFP phải đạt 32% vào năm 2015 và 35% vào năm 2020. 4.2. Việt Nam cần học hỏi từ các nước láng giềng để tăng năng suất lao động, đặc biệt là từ Singapore Singapore là quốc gia có năng suất lao động không những xếp cao nhất ASEAN mà còn ở thể giới. Nền kinh tế phát triển đã tạo ra sự khác biệt trong việc phát triển lực lƣợng lao động của họ và thúc đẩy khả năng cạnh tranh dựa trên năng suất lao động. Những bài học mà Việt Nam rút ra từ Singapore theo ông Gyorgy Sziraczki bao gồm: Nền tảng của một chiến lƣợc phát triển tập trung vào năng suất lao động là có đƣợc sự thống nhất và động thuận giữa các bên quan trọng (Chính phủ, doanh nghiệp, công đoàn, báo chí, ) về những nguyên tắc của chiến lƣợc đó. Một khi đã đạt đƣợc sự thống nhất về các nguyên tắc, cần có sự cam kết mạnh mẽ và giám sát hiệu quả từ bậc lãnh đạo cao nhất để dẫn dắt những nỗ lực trên cả nƣớc nhắm cải thiện năng suất lao động. Việc đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, khu vực tƣ nhân, công đoàn, các hiệp hội ngành, và các tổ chức giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để có thể biến những nguyên tắc của chiến lƣợc trên thành hành động cụ thể, cần tạo ra các thể chế, cơ chế và phong trào nhằm thúc đẩy và bền vững hóa những cải thiện trong năng suất lao động. Việc thành lập Hội đồng Năng suất Lao động Quốc gia có thể là một mô hình hay mà Việt Nam có thể học tập. Cần tập trung nguồn lực để thiết kế các chiến lƣợc toàn diện, thống nhất, theo đó tiếp cận vấn đề theo hai mặt đồng thời. Một mặt là các chiến lƣợc tăng năng suất lao động theo ngành cụ thể; mặt khác là các chƣơng trình áp dụng cho cả nền kinh tế nhằm hỗ trợ năng lực, nghiên cứu phát triển, lộ trình tăng năng suất lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các chƣơng trình tăng trƣởng toàn diện. 308
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Chính phủ cần hỗ trợ cả doanh nghiệp và ngƣời lao động để họ hiểu về những thay đổi, đối mặt với nó và tự điều chỉnh thích hợp. Cần học hỏi không ngừng từ những điển hình tốt thông qua hợp tác quốc tế. Những chiến dịch với quy mô quốc gia đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy sự quyết tâm của cả nƣớc trong công cuộc cải thiện, nâng cao năng suất lao động. 4.3. Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh trên cả ba giác độ: quốc gia, ngành và doanh nghiệp + Ở giác độ quốc gia: Cần phải giải quyết hàng loạt vấn đề đƣợc coi là những yếu tố cản trở nhiều nhất đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã đƣợc các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nƣớc cảnh báo, đó là bộ máy quản lý kém hiệu quả, tham nhũng và thiếu hạ tầng kỹ thuật, thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng và khả năng tiếp cận tài chính kém. Chỉ có thông qua việc việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì sẽ giúp Việt Nam tăng năng suất lao động và cải thiện chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI – Global Competition Index). + Ở giác độ ngành: Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành thì cần đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Ngành có năng suất lao động thấp nhất sang các ngành có năng suất lao động cao, thúc đẩy tái cấu trúc nguồn lực. + Ở giác độ doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nội địa cần phải nghiên cứu đầu tƣ đổi mới công nghệ, coi trọng công tác tiếp thị, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Để hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng thế giới cần đầu tƣ mạnh vào các khâu thiết kế mẫu mã, chuyển từ hình thức gia công sang hình thức tự doanh, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tận dụng tối đa nguyên liệu sẵn có trong nƣớc để giảm chi phí sản xuất qua đó hạ giá thành sản phẩm. Thực tế cho thấy sản phẩm của nƣớc ta giá thành cao còn là do phải chi quá nhiều cho những khoản ―tiêu cực phí‖, do vậy một trong những giải pháp để làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cần thiết phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, chi đúng. Để làm đƣợc công việc này cần có sự quyết tâm của các đơn vị, cơ quan công quyền. 4.4. Cần đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn, cao hơn tốc độ tăng tiền lương Đây là nhiệm vụ khó khăn song tất yếu phải làm đối với chính phủ, bộ, ban ngành. Bởi nếu không đảm bảo đƣợc nguyên lý này thì Việt Nam sẽ không thoát ra khỏi ―bẫy thu nhập trung bình‖, nƣớc ta vẫn mãi chỉ là nƣớc đang phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thái Nguyên (2014), Năng suất lao động: Lý thuyết và ứng dụng tại Việt Nam, Bản tin khoa học số 40, quý III năm 2014, trang 5 đến 11 [2] Gyorgy Sziraczki (2015), Why is labour productivity important in economic integration, truy cập tại địa chỉ www.ilo.org/hanoi/informationresources/publicinformation/newitems/wcms_340867/lang en/index.html ngày 29 tháng 3 năm 2014 [3] Institue, V. national productivity. (2014). Báo cáo năng suất việt nam 2014 (pp. 21–47). Hanoi. [4] International Labor Organization. (2014). ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity. Bangkok. [5] Organization, A. P. (2014). APO productivity databook 2014. (A. productivity Organization, Ed.) (pp. 57–87). Tokyo. 309