Nghề IT (Information Technology – IT) tại các ngân hàng Việt Nam trong thời đại 4.0
Bạn đang xem tài liệu "Nghề IT (Information Technology – IT) tại các ngân hàng Việt Nam trong thời đại 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghe_it_information_technology_it_tai_cac_ngan_hang_viet_nam.pdf
Nội dung text: Nghề IT (Information Technology – IT) tại các ngân hàng Việt Nam trong thời đại 4.0
- 14. NGHỀ IT (INFORMATION TECHNOLOGY – IT) TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ThS. Trần Quốc Tuấn - Khoa QTKD – UFM ThS. Nguyễn Thị Thúy – Khoa Marketing – UFM Tóm tắt Thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tập hợp nhiều loại hình công nghệ, trong đó cốt lõi là công nghệ thông tin/CNTT/IT (Information Technology/IT). CNTT có mặt hầu hết trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục và ngân hàng. Bài viết đề cập đến vai trò của nghề CNTT tại các Ngân hàng Việt Nam trong thời đại 4.0, qua đó cung cấp những thông tin cơ bản về nghề CNTT, nhu cầu & thực trạng lao động CNTT tại các Ngân hàng Việt Nam, cũng như xu hướng, triển vọng cho đội ngũ CNTT tại các Ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: công nghệ thông tin, ngân hàng Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 1. Giới thiệu chung Theo Klaus Schwab trong cuốn “The Fouth Industrial Revolution”, Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Kỹ thuật số bao gồm những yếu tố cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn; hiện tại có thêm các công nghệ mới như thực tế ảo, mạng xã hội, điện toán đám mây, Bản chất của mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, robot thế hệ mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano CMCN 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghệ, nếu doanh nghiệp nào chủ động, bắt kịp những công nghệ lõi của công nghiệp 4.0 thì có thể đạt được nhiều cơ hội mới, điển hình là trí tuệ nhân tạo và những công nghệ về vật liệu mới. Đồng thời, cách mạng 4.0 cũng tạo ra nhiều thách thức khiến một số ngành lạc nhịp về công nghệ phải thu hẹp đáng kể hoặc bị đào thải. Cuộc CMCN 4.0 có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực, ngành nghề và ngân hàng cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của cuộc cách mạng này. Tác động rõ nhất của CMCN 4.0 đến lĩnh vực ngân hàng chính là xu hướng ngân hàng số ngày càng phát triển mạnh mẽ, do đó các ngân hàng có nhu cầu rất lớn về lao động công nghệ thông tin (CNTT) để đáp ứng được xu hướng công nghệ số (Brett King, 2017). Điều này cũng tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với nghề CNTT. 125
- 2. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Sử dụng phương pháp định tính, dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, ở dưới dạng thông tin mô tả, liệt kê các đặc tính, tính chất, hình thức và những nhận định. Nguồn dữ liệu thu thập từ các website, thông cáo báo chí, sách chuyên ngành Phạm vi nghiên cứu: Những thông tin cơ bản về nghề CNTT, nhu cầu & thực trạng lao động CNTT tại Việt Nam nói chung cũng như tại các Ngân Hàng Việt Nam nói riêng. 3. Khái quát về nghề CNTT (IT) ngân hàng 3.1 Khái quát chung về nghề IT 3.1.1 Khái niệm về IT (Information Technology) IT (Information Technology) hay công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để thu thập, xử lý, lưu trữ, chuyển đổi, truyền tải thông tin (vi.wikipedia.org). Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". 3.1.2 Phân loại các lĩnh vực IT Nghề IT có thể chia ra những phân ngành cốt lõi như sau: (1) Phát triển Website Phát triển website là yêu cầu cơ bản đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đang sở hữu các thiết kế website trong mọi lĩnh vực, từ thiết kế website bán hàng cho đến các thiết kế website doanh nghiệp, website tổ chức. Nội dung giao diện web thường phải bao gồm: Nội dung các trang chính; Hình ảnh; Video; Bài đăng trên blog; Tin tức báo chí; Các báo cáo, thông số đáng quan tâm về doanh nghiệp; Sách điện tử, ebooks; Tổng hợp các câu hỏi thường gặp và bất kỳ thông tin nào về doanh nghiệp. (2) Ứng dụng Desktop Có vô số desktop application thuộc nhiều loại khác nhau, chẳng hạn: 126
- - Trình xử lý văn bản: Trình xử lý văn bản cho phép bạn viết chữ cái, thiết kế tờ rơi và tạo ra nhiều loại tài liệu khác. Trình xử lý văn bản nổi tiếng nhất là Microsoft Word - Trình duyệt web: Trình duyệt web là công cụ sử dụng để truy cập Internet. Hầu hết các máy tính đều có trình duyệt web được cài đặt sẵn, nhưng bạn cũng có thể tải xuống trình duyệt khác nếu muốn. Ví dụ về các trình duyệt: Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome và Safari. - Trình phát đa phương tiện: Nếu muốn nghe MP3 hoặc xem phim, bạn cần phải sử dụng trình phát đa phương tiện. Windows Media Player và iTunes là những trình phát phương tiện phổ biến. - Game: Có khá nhiều trò chơi bạn có thể chơi trên máy tính của mình, ví dụ như game chơi bài Solitaire, game hành động Halo. Nhiều game hành động đòi hỏi những bộ vi xử lý mạnh mẽ và cấu hình khủng, vì vậy chúng có thể không hoạt động nếu thiết bị của các bạn quá cũ kỹ và quá yếu. (3) Ứng dụng trên di động Máy tính không phải là thiết bị duy nhất có thể chạy các ứng dụng. Bạn hoàn toàn có thể tải xuống ứng dụng cho các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Dưới đây là một vài ứng dụng di động: - Gmail: Bạn sử dụng ứng dụng Gmail để dễ dàng xem và gửi email từ thiết bị di động của mình trên các thiết bị Android và iOS. - Instagram: Bạn sử dụng Instagram để chia sẻ ảnh với bạn bè và gia đình trên Android và iOS. - Duolingo: Với sự kết hợp của các câu đố, trò chơi và các hoạt động khác, ứng dụng này có thể giúp bạn học các ngôn ngữ mới. Duolingo có sẵn trên Android và iOS. (4) Phát triển Game Phát triển game là một phần của lĩnh vực phát triển phần mềm, ở đó các chuyên viên phát triển game sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo nên một sản phẩm game hoàn chỉnh gồm cả game 2D và game 3D, cũng như lập trình máy chủ cho game. Chuyên viên phát triển game đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nên một sản phẩm game, từ việc kết hợp đồ họa, âm thanh, xử lý sự kiện, tương tác vật lý cho đến việc tạo logic game, ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay lập trình game nhiều người chơi, Trong bối cảnh nhà nhà, người người đều sở hữu các thiết bị công nghệ 127
- như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, và internet phủ sóng toàn cầu, nhu cầu giải trí cùng các sản phẩm game cũng bùng nổ và chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong tương lai, cùng với sự ra đời của nhiều loại hình game mới. (5) Lập trình nhúng Lập trình nhúng đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Rất ít trường đào tạo lập trình nhúng trong khi nhu cầu nguồn nhân lực lại thiếu hụt. Lập trình nhúng là một thuật ngữ lập trình để chỉ một hệ thống có khả năng tự trị, nó được nhúng vào trong một môi trường hay một hệ thống mẹ nào đó. Đó là các hệ thống tích hợp cả phần cứng và phần mềm. Mục đích chủ yếu là để phục vụ các bài toán chuyên dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tự động hóa điều khiển, truyền tin. Hệ thống nhúng thường được thiết kế để thực hiện một chức năng chuyên trách, riêng biệt nào đó. Vì lập trình này chỉ được xây dựng cho một số nhiệm vụ nhất định nên các người tạo lập có thể tối ưu hóa nó nhằm tối thiểu kích thước và chi phí. Hệ thống nhúng rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Ứng dụng lập trình nhúng phổ biến trong các ngành máy tính, điện tử, viễn thông, ngân hàng (6) Trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, (7) Bảo mật hệ thống, bảo mật thông tin Thông tin, dữ liệu được ví như tài sản trong nhà của bạn vậy. Nếu bạn để quên hoặc làm mất ở đâu đó thì rất có thể thông tin của bạn sẽ bị mất, hoặc bị chiếm đoạt. Còn đối với chuyên ngành CNTT thì bảo mật thông tin được ví như hệ thống máy tính, dữ liệu Đó là những tài sản vô cùng quan trọng, giá trị. Hiện nay tình hình hacker ngày càng nguy hiểm, khó lường. Việc đảm bảo tính năng bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng vì thông tin đó có thể liên quan tới bạn, tới công ty và doanh nghiệp của 128
- bạn. Nếu bạn để lộ ra ngoài hoặc kém bảo mật thì chuyện tin tặc nhòm ngó là khả năng rất cao. Bảo mật thông tin là duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn toàn diện và tính sẵn sàng cho toàn bộ thông tin. Bốn yếu tố không thể tách rời trong việc bảo mật từ A đến Z thông tin là: - Tính bảo mật: Đảm bảo thông tin đó là duy nhất, những người muốn tiếp cận phải được phân quyền truy cập - Tính toàn vẹn: Bảo vệ sự hoàn chỉnh toàn diện cho hệ thống thông tin. - Tính chính xác: Thông tin đưa ra phải chính xác, đầy đủ, không được sai lệch hay không được vi phạm bản quyền nội dung - Tính sẵn sang: Việc bảo mật thông tin luôn phải sẵn sàng, có thể thực hiện bất cứ đâu, bất cứ khi nào. (8) Sử dụng kết hợp với các ngành khác CNTT sử dụng kết hợp với nhiều ngành khác như thiết kế, xây dựng, marketing, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, vv sự kết hợp lẫn nhau, vừ hỗ trợ cho nhau, vừa thúc đẩy nhau cùng phát triển. 3.1.3 Công việc nhân viên IT Tùy thuộc vào yêu cầu của từng tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân công việc của nhân viên IT có thể là: - Quản lý, tiến hành sửa chữa, khắc phục những lỗi website - Thiết kế và viết phần mềm máy tính - Cài đặt máy trạm trong mạng và các thiết bị ngoại vi cần thiết (chẳng hạn như bộ định tuyến, máy in, máy photocopy ). - Đảm bảo phần cứng máy tính như ổ cứng HDD, chuột, bàn phím hoạt động bình thường. - Cài đặt và lập cấu hình phiên bản thích hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật. - Xây dựng và duy trì mạng cục bộ sao cho đạt hiệu quả làm việc tối ưu. - Bảo đảm tính bảo mật và riêng tư cho hệ thống mạng và máy tính. - Cung cấp định hướng và hướng dẫn cho người dùng về phương thức hoạt động của phần mềm mới và thiết bị máy tính. - Sắp xếp và lên lịch nâng cấp và bảo dưỡng hệ thống mà không ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên khác trong công ty. 129
- - Kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục sự cố (sửa chữa hoặc thay thế linh kiện, gỡ lỗi ). - Ghi chép nhật ký sữa chữa và bảo dưỡng thiết bị theo quy định. - Theo dõi số lượng máy tính và thiết bị mạng và đặt hàng khi thiếu. 3.2. Khái quát về nghề IT ngân hàng 3.2.1 Nhiệm vụ của IT ngân hàng Trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy IT Ngân hàng có các nhiệm vụ cơ bản sau đây: (1) Giám sát hoạt động phòng CNTT của ngân hàng Nhân viên IT của ngân hàng sẽ là những người chịu trách nhiệm giám sát và kịp thời xử lý những sợ cố để đảm bảo hệ thống của ngân hàng hoạt động liên tục và hiệu quả (2) Kiểm tra hệ thống hạ tầng CNTT của ngân hàng Kiểm tra hoạt động hàng ngày của hệ thống hạ tầng CNTT của ngân hàng: hệ thống mạng LAN, hệ thống mạng Wifi – Internet, máy chủ ứng dụng, tổng đài nội bộ. Trong quá trình kiểm tra hệ thống hạ tầng CNTT nếu phát hiện sự cố phải tiến hành xử lý ngay để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. (3) Hỗ trợ vận hành các phần mềm nghiệp vụ Thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ vận hành hệ thống phần mềm nghiệp vụ cho nhân viên các bộ phận trong ngân hàng: Smile FO, POS, HRM, BO Tiếp nhận thông tin phản hồi về sự cố của các phần mềm từ nhân viên các bộ phận và tiến hành xử lý nhanh chóng. Chủ động tìm kiếm, cải tiến hệ thống ngân hàng Thực hiện việc điều phối và hỗ trợ các bộ phận khác xử lý các vấn đề về công nghệ thông tin 3.2.2 Yêu cầu đối với nhân viên IT ngân hàng Về bằng cấp: Hầu hết ngân hàng đều yêu cầu ứng viên có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên, được đào tạo chính quy tập trung dài hạn trên 4 năm. Chuyên ngành về Công nghệ thông tin (phần mềm) của các trường Quốc lập trong nước: Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia, Đại học FPT Arena, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Bưu chính Viễn thông, Học viện Ngân hàng, Học viện Kỹ 130
- thuật Mật mã; hoặc các trường đại học ở nước ngoài. Nếu đã từng đi du học về ngành CNTT là 1 lợi thế. Điểm trung bình học tập yêu cầu từ 6,5 trở lên. Về kinh nghiệm: Các ngân hàng thường ưu tiên tuyển dụng các ứng viên đã có kinh nghiệm về làm việc tối thiểu ít nhất phải 1 năm làm việc tại vị trí tương tự. Ngoài ra cũng giống như tuyển dụng các vị trí khác. Nhân viên IT ngân hàng, ngoài đòi hỏi về trình độ thì còn yêu cầu về kỹ năng như: - Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh - Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng trình bày - Kỹ năng phân tích vấn đề - Kỹ năng xử lý các tình huống - Bên cạnh đó ứng viên còn phải có tinh thần học hỏi; có nhiệt huyết và trách nhiệm trong công việc; năng động và sáng tạo; và có khả năng chịu đựng sức ép trong công việc cao. 3.2.3 Thu nhập nghề IT tại các Ngân hàng hiện nay: Nhìn chung hàng năm tại các Ngân hàng Việt nam đều có nhu cầu tuyển dụng IT Ngân hàng, tùy thuộc chức vụ: nhân viên, chuyên viên, phó phòng, trưởng phòng công nghệ thông tin, tư vấn viên, IT support , mức thu nhập hàng năm (lương, thưởng ) đối với nghề IT rất hậu hĩnh và ổn định. Đây cũng là cơ hội cho người lao động có chuyên môn về IT cống hiến và phát triển nghề nghiệp của mình. 4. Thị trường nhân lực ngành CNTT thập niên 2010 (2010 – 2019) Báo cáo thị trường nhân lực ngành CNTT thập niên 2010 (2010 – 2019) của Vietnamworks InTECH cho chúng ta thấy bức tranh về nhu cầu tuyển dụng nhân lực Biểu đồ 1: Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT 131
- Nguồn: Vietnamwork Intech (2020) Qua biểu đồ 1, ta thấy thị trường việc làm ngành CNTT dù đã tăng trưởng mạnh sau 10 năm của thập kỷ nhưng tỉ lệ phân bổ giữa các nhóm ngành phổ biến hầu như không có sự thay đổi. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất – hơn 50% thị trường là nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành “phát triển phần mềm”. Biểu đồ 2: Nhu cầu tuyển dụng nhân lực nhóm ngành phát triển phần mềm Nguồn: Vietnamwork Intech (2020) Ở biểu đồ 2, thị trường việc làm của riêng nhóm ngành “phát triển phần mềm”, nhu cầu tuyển dụng chuyên môn Software, Mobile, Web, ERP đi kèm kỹ năng lập trình ngôn ngữ JAVA, PHP, .NET luôn chiếm tỉ lệ cao cho thấy thế mạnh của thị trường phát 132
- triển phần mềm Việt Nam trong thập kỷ qua nằm ở dịch vụ phần mềm outsource, đặc biệt là phát triển Web App và Mobile App. Biểu đồ 3: Phân bố nhu cầu tuyển dụng qua từng năm của ngành cntt Nguồn: Vietnamwork Intech (2020) Tại biểu đồ 3, có thể thấy cụ thể sự ổn định trong tỉ lệ phân bổ nhu cầu tuyển dụng theo các nhóm ngành phổ biến qua số liệu mỗi năm từ 2010-2019, với nhóm ngành phát triển phần mềm luôn chiếm thị phần cao nhất (luôn >=50%) và có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu tuyển dụng của tổng thể ngành CNTT Biểu 4: Phân bố nhu cầu tuyển dụng qua từng năm của nhóm ngành phát triển phần mềm 133
- Nguồn: Vietnamwork Intech (2020) Tại biểu đồ 4, có nhiều biến động hơn trong tỉ lệ phân bổ qua từng năm. Các kỹ năng lập trình phổ biến nhất trong thập kỷ qua gồm lập trình với ngôn ngữ .NET, JAVA và PHP. Nhu cầu tuyển dụng JavaScript Developer cũng tăng mạnh độ phổ biến giai đoạn nửa sau thập kỷ. Trong khi đó, Android và iOS lại phổ biến nhất ở giai đoạn giữa thập kỷ, tương ứng với chuyên môn Mobile, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của phát triển ứng dụng di động. Biểu đồ 5: Thay đổi nhu cầu tuyển dụng ngành cntt qua các năm Nguồn: Vietnamwork Intech (2020) Qua biểu đồ 5, lấy năm 2010 làm mốc, nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng gấp 4 lần sau 1 thập kỷ. Tuy có sự sụt giảm ở năm 2011 và 2013 nhưng đã lấy đà tăng 134
- mạnh ngay năm tiếp theo. Biểu đồ được biểu diễn theo tổng hợp 07 nhóm ngành phổ biến gồm Khoa học dữ liệu, Phát triển phần mềm, Phần cứng / Mạng, Thiết kế UX/UI, Quản lý dự án/sản phẩm, QA/QC và Hỗ trợ kỹ thuật. Nhìn chung, nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định trong thập kỷ qua Biểu đồ 6: Thay đổi nhu cầu tuyển dụng qua các năm nhóm ngành phát triển phần mềm Nguồn: Vietnamwork Intech (2020) Qua biểu đồ 6, điều tượng tự cũng diễn ra với nhóm ngành phát triển phần mềm, nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành này đã tăng hơn 4 lần sau thập niên 2010. Giai đoạn chuyển giao từ nửa đầu thập kỷ sang nửa sau thập kỷ nhóm ngành này có sự tăng trưởng đáng kể (2013-2015). Biểu đồ được biểu diễn theo tổng hợp 27 công việc phát triển phần mềm phổ biến nhất. Nhìn chung, nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành phát triển phần mềm có tốc độ tăng trưởng cao, tỉ lệ tăng tuy có giảm trong 3 năm cuối thập kỷ nhưng dự đoán vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. 5. Xu hướng nghề IT tại các ngân hàng trong bối cảnh CMCN 4.0 Các tiến bộ vượt bậc của công nghệ dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo cùng những thành tựu khoa học kỹ thuật khác của CMCN 4.0 đang thay đổi một cách căn bản các hoạt động cốt lõi của ngân hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới như M-POS, Internet banking, Mobile Banking, công nghệ thẻ chip, ví điện tử, . Bên cạnh đó, hiện nay các ngân hàng đều ảo hóa máy chủ, sử dụng điện toán đám mây, tối ưu hạ tầng với mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro. Do vậy, nhu cầu 135
- tuyển dụng IT ngân hàng để xây dựng hệ thống dịch vụ trực tuyến cũng như đảm bảo an ninh và an toàn dữ liệu là rất lớn. Theo báo cáo “Thị trường nhân lực ngành CNTT thập niên 2010 và năm 2020”, nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần sau 1 thập kỷ (năm 2010 làm mốc). Trong đó, mảng phát triển phần mềm chiếm ưu thế, luôn chiếm hơn 50% nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành CNTT và nửa cuối thập kỷ tăng gần gấp đôi so với nửa đầu thập kỷ. Theo Vietnamworks InTECH, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2019, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 80.000 nhân lực về CNTT. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 400.000 nhân sự IT. Cách mạng 4.0 tạo nên cơn "khát" nhân lực CNTT. Bàn về cạnh tranh nhân sự CNTT, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, thực tế hiện nay đang thiếu hụt nhân sự chất lượng cao trong các định chế tài chính, đặc biệt là ở mảng CNTT và số hoá; ngân hàng cũng có ít lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh như các công ty công nghệ hoặc công ty tài chính công nghệ (Fintech); các chuyên gia CNTT quan tâm đến mức độ sáng tạo, văn hoá doanh nghiệp của công ty nhiều hơn uy tín và mô hình tổ chức (Minh Khôi, 2019). Đánh giá về chất lượng nhân sự CNTT tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định: Việt Nam có lợi thế về đội ngũ nhân sự trong ngành CNTT lớn, đa phần ở độ tuổi trẻ, chăm chỉ và luôn tìm tòi điều mới. Nhân sự CNTT Việt Nam có tư duy toán học rất tốt, thuận lợi đối với lập trình phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến nghị, để đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0, nhân sự CNTT Việt Nam trước hết cần trau dồi khả năng sử dụng Tiếng Anh để có thể cập nhật công nghệ mới nhất tại nước ngoài (M.T, 2017). Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành Tài chính ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người và đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành Ngân hàng khoảng 300.000 người. Những thách thức lớn và hiện hữu của ngành Ngân hàng trước CMCN 4.0, là khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao (trong đó có nhân lực IT) – yếu tố quyết định đến sự thành công và cạnh tranh về nguồn lực chất lượng cao là yếu tố làm nên sự thành công trong hội nhập (Võ Thị Phương, 2019). Năm học 2018, theo thống kê của Bộ GD-ĐT có 688.610 thí sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ tất cả các khối ngành, trong đó có 285,000 thí sinh đăng ký nguyện vọng ngành 136
- CNTT chiếm 30% trên tổng số thí sinh. Điều này đã minh chứng cho sự lựa chọn khôn ngoan, đón đầu xu hướng của các thí sinh. Ngày nay, CNTT đã len lỏi vào từng ngóc ngách, hiện diện mọi lúc mọi nơi, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của CNTT trong các lĩnh vực cốt lõi, trong đó có lĩnh vực Ngân hàng. “Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT cao nhất trong lịch sử" là nhận định của VietnamWorks (Website tuyển dụng lớn nhất Việt Nam). Theo dự đoán của Top Dev, năm 2020, Việt Nam sẽ cần 1.000.000 nhân lực ngành CNTT. Hơn 90% các nhà tuyển dụng (trong đó có các Ngân Hàng) được khảo sát cũng chia sẻ, họ đang đấu tranh để tuyển dụng và giữ chân các nhân viên IT giỏi. Có thể thấy, ngành CNTT đang là “miền đất hứa” với cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn (khởi điểm 400$ - theo Vietnamworks). Chính vì vậy học CNTT trong thời điểm hiện tại chính là lợi thế. 6. Kết luận Để tận dụng các cơ hội và vượt qua những thách thức từ CMCN 4.0, các ngân hàng cần thực hiện quá trình chuyển đổi số hướng tới ngân hàng số dựa trên ứng dụng công nghệ số, công nghệ và mô hình sáng tạo của thời đại 4.0. Mục tiêu cuối cùng của quá trình này nhằm giúp các ngân hàng có thể kinh doanh, quản trị, điều hành ngân hàng, cung ứng sản phẩm - dịch vụ trên nền tảng số, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành, cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội và tăng sự gắn kết khách hàng. Trong bối cảnh đó, chất lượng nguồn nhân lực (trong đó có đội ngũ IT) được xem là vấn đề cốt lõi quyết định sự thành công và phát triển bền vững trước những thay đổi của CMCN 4.0 và quá trình hội nhập của ngành Ngân hàng hiện nay. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là về trình độ nghiệp vụ ngân hàng, mà đi liền với đó là kỹ năng về vận hành công nghệ số, tính tuân thủ về quy trình vận hành cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường CNTT Tài liệu tham khảo Brett King (2017), “Bank 3.0 tương lai của Ngân hàng trong kỷ nguyên số”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Chính phủ Việt Nam (1993), “Nghị quyết số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90”. Đại học mở Hà Nội (2019), “IT ngân hàng, hướng đi tốt cho chuyên viên Công nghệ thông tin”, truy cập ngày 01/11/2020 tại tot-cho-chuyen-vien-cong-nghe-thong-tin/ 137
- Đỗ Lê (2017), “Nhân lực ngân hàng trước cách mạng công nghiệp 4.0”, truy cập ngày 01/11/2020 tại mang-cong-nghiep-40-64713.html M.T (2017), “Đón đầu CMCN 4.0, nhân sự CNTT Việt trước tiên cần trau dồi Tiếng Anh”, truy cập ngày 01/11/2020 tại su-cntt-viet-truoc-tien-can-trau-doi-tieng-anh-post59090.html Minh Khôi (2019), "Nhân lực tài chính – ngân hàng thời 4.0: Thay đổi tư duy, cách thức quản trị”, truy cập ngày 01/11/2020 tại tai-chinh-ngan-hang-thoi-40-thay-doi-tu-duy-cach-thuc-quan-tri-92479.html The Bank (2019), “Điều kiện tuyển dụng nhân viên IT của ngân hàn”, truy cập ngày 01/11/2020 tại cua-ngan-hang.html Vietnamwork Intech (2020), “Báo cáo Thị trường nhân lực ngành công nghệ thông tin thập niên 2010-2020”, truy cập ngày 01/11/2020 tại Võ Thị Phương (2019), “Triển vọng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí tài chính, kỳ 2 tháng 6/2019. 138