Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 2500
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_nguon_nhan_luc_toi_hieu_qua_hoat_do.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THUỘC LĨNH VỰC CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM THE RESEARCH AFFECTING HUMAN RESOURCES ON EFFICIENCY OF OPERATIONS OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN THE FOOD PROCESSING INDUSTRY IN VIETNAM Phan Hồng Mai, Trần Thanh Hải Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hongmai@neu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Trong đó, hiệu quả hoạt động của DN được đo bằng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA). Kết quả cho thấy điểm hiệu quả hoạt động của các DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam hiện tại không cao (trung bình đạt 65%), nhưng có thể thay đổi tích cực nếu được quản lý bởi nữ giới, có kinh nghiệm làm cán bộ chính quyền địa phương, đồng thời DN sử dụng nhân lực có trình độ học vấn và kỹ thuật cao hơn. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệu quả hoạt động, nguồn nhân lực. ABSTRACT The research uses the Tobit regression method to test the influence of human resource-related factors on the performance of small and medium-sized enterprises (SMEs) in the food processing industry in Viet Nam. In which, the performance of enterprises is measured by Data Envelopment Analysis (DEA). The result shows that, currently the performance score of SMEs in the food processing sector in Vietnam have not been high (average of 65%). However, the performance can be adjusted positively if managers are women, who have ever experienced as a local government official, and businesses use the labour force well - educated and skilled. Keywords: small and medium-sized enterprises, performance, human resource. 1. Giới thiệu Tại Việt Nam, ngành thực phẩm là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đến 15% giá trị GDP hàng năm (Minh Hải, 2018). Cùng với xu hướng chung trong nền kinh tế, số lượng DNNVV trong lĩnh vực này cũng đang tăng lên đáng kể. Tuy vậy, với quy mô và năng lực quản trị hạn chế, khả năng tiếp cận vốn khó khăn, DNNVV chế biến thực phẩm có “vị thế yếu” ngay tại thị trường trong nước, cá biệt, một số thương hiệu lớn đã bị mua lại bởi DN nước ngoài. Đồng thời, theo CIEM cho rằng, điều kiện môi trường hạn chế đã dẫn đến việc DNNVV sử dụng nguồn lực không hiệu quả (Nguyễn Hương, 2016). Điều này đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNVV đồng thời tìm kiếm những nhân tố làm thay đổi hiệu quả hoạt động của nhóm DN này. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DNNVV, tập trung chính vào khả năng tiếp cận vốn (Michaelas và cộng sự, 1999), marketing và khởi sự doanh nghiệp (Cromie và cộng sự, 1995), hợp tác nghiên cứu và phát triển (Narula, 2004), đổi mới sáng tạo (Van de Vrande và cộng sự, 2009), vị trí địa lý (nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh) tới hiệu quả hoạt động của DNNVV (như Decarrolis và Deeds, 1999) Đối với nguồn nhân lực, nhiều tác giả trong và ngoài nước đã chứng minh vai trò của trình độ, tay nghề, kĩ năng của cả người lao động và chủ DN đều ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của DN (xem Ibrahim và Ellis, 2003; Reid và Harrise, 2002; Phạm Thị Minh Lý, 2011; Võ Thành Danh và cộng sự, 2013; Khan và Vieito, 2013; Tate và Yang, 2015; Ho và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, việc đo lường biến hiệu quả hoạt động bằng phương pháp đường bao dữ liệu DEA ít được lựa chọn. Ảnh hưởng của kinh nghiệm làm cán bộ chính quyền địa phương tới hiệu quả hoạt động cũng chưa được xem xét. Và tác động của giới tính của chủ DN chưa thống nhất giữa các nghiên cứu. Trong khi đó, nhân lực luôn là yếu tố quyết định đến sự thành/bại của một DN nên việc tiếp tục nghiên cứu, làm rõ ảnh hưởng của thành phần này tới 755
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 kết quả hoạt động của nhóm DNNVV (đang có vị thế yếu trong nền kinh tế Việt Nam) là cần thiết. Do đó, bài viết này được thực hiện nhằm làm sâu sắc hơn chủ đề nghiên cứu bằng việc trả lời câu hỏi: (1) Hiệu quả hoạt động của DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam hiện tại như thế nào? và (2) Yếu tố nguồn nhân lực ảnh hưởng ra sao tới hiệu quả hoạt động của nhóm DN này? 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Trong mục này, các tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hiệu quả hoạt động và mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với kết quả kinh doanh nói chung của DN. Cụ thể như sau: 2.1.1. Hiệu quả hoạt động của DN Hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các yếu tố sản xuất như vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, ) để đạt được mục tiêu xác định (Farrell, 1957). Để đo lường hiệu quả hoạt động của các DN, phân tích đường bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phổ biến nhất (Coelli và các cộng sự, 2005). Kỹ thuật DEA được tính toán bằng cách sử dụng phương pháp tuyến tính mà không đòi hỏi một phương trình cụ thể mô tả mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào trong việc xây dựng đường biên hiệu quả, kèm giả thiết không tồn tại các sai số ngẫu nhiên trong dữ liệu nghiên cứu. DEA cho phép đánh giá hiệu quả tương đối của các DN được đánh giá, tức là hiệu quả giữa chúng so với nhau. Mức độ hiệu quả của các DN được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới hạn hiệu quả trong một không gian đa chiều của đầu vào/đầu ra. Do đó, điểm hiệu quả của mỗi DN nằm trong khoảng (0,1). Năm 1984, Banker và cộng sự (1984) giới thiệu một mô hình DEA mới tên là Mô hình BCC (Banker, Charnes và Cooper – 1984) với giả thiết là hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS). Mô hình này phù hợp nghiên cứu các DN kinh doanh trong môi trường chịu sự quản lý tương đối chặt chẽ của nhà nước, gặp những điều kiện hạn chế về tài chính, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Phương trình được viết dưới dạng: Min( , ) = và θ x0 – Xλ = s- Với điều kiện: Rõ hơn, λ = (λ1, λ2, , λn), là vector trọng số được đưa ra cho các DMUs. là tỷ lệ hiệu quả DMUj. S+và s- là vector của các biến ẩn còn là một vector đơn vị hàng . DMUj được đánh giá là hiệu quả khi có những điều kiện này được đáp ứng: tối ưu hóa giá trị θ * j bằng 1 và tối đa hóa giá trị của các biến bổ sung bằng 0.Minh họa bằng đồ thị (hình 1.1), điểm hiệu quả hoạt động của A (VRSTEA) được tính bằng tỷ số giữa q2/q1. Hình 1: Mô hình VRSTE 756
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Dựa vào đặc điểm của hệ thống sản xuất, DEA lại được phân ra thành hai loại mô hình là tối thiểu hóa đầu vào, với giả định đầu ra không đổi và mô hình tối đa hóa đầu ra, với giả định đầu vào không đổi. Bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào mô hình tối thiểu hóa đầu vào. Với 2 đầu vào là x1, x2 và một đầu ra là y, các DN A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS‟ là các DN đạt hiệu quả (xem hình 2). Mức độ phi hiệu quả hoạt động được phản ánh bằng khoảng cách từ B đến P. Tỷ lệ TE= OB/OP thể hiện hiệu quả hoạt động của DN P, nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của DN P mà không làm ảnh hưởng đến đầu ra. Hình 2: Mô hình DEA tối thiểu hóa đầu vào 2.1.2. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Có thể nói, nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một DN. Do đó, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm chứng ảnh hưởng của các khía cạnh khác nhau về nguồn nhân lực tới kết quả kinh doanh của DN. Chandler và McEvoy (2000) nghiên cứu tại 66 DNNVV cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ, kĩ năng của người lao động với tăng trưởng và lợi nhuận của DN. Nhân lực có trình độ học vấn và tay nghề cao hơn sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của DN tốt hơn. Tương tự, khi bàn về tầm quan trọng của việc đào tạo nhân lực, Ibrahim và Ellis (2003) cũng khẳng định việc đào tạo nhân viên giúp tăng khả năng tồn tại, “sống sót” của các mô hình kinh doanh hộ gia đình. Theo khảo sát của Reid và Harrise (2002) tại Bắc Ireland, các DNNVV thành công nhất là những DN có số lượng nhân viên đã qua đào tạo cao hơn mức trung bình của mẫu nghiên cứu. Dhar (2014) nghiên cứu 494 nhân viên phục vụ tại hệ thống khách sạn tại Ấn Độ và phát hiện mối quan hệ chặt chẽ, tích cực giữa đào taọ nhân viên với chất lượng phục vụ. Ở Việt Nam, các tác giả Phạm Thị Minh Lý (2011), Võ Thành Danh và cộng sự (2013), đều xác nhận có mối tương quan thuận chiều giữa trình độ, tay nghề của người lao động với hiệu quả hoạt động của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Hậu Giang. Riêng về vấn đề đào tạo nhân viên, Nguyễn Đăng Minh và cộng sự (2013) lưu ý rằng, thời gian đào tạo càng lâu, chi phí DN phải bỏ ra càng lớn nên các DN cần giám sát chặt chẽ quá trình học tập của người lao động được cử đi đào tạo và áp dụng những gì đã được học vào quá trình sản xuất. Liên quan đến chủ DN, Zhao và cộng sự (2008) khẳng định năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp được thể hiện ở kết quả kinh doanh của DN (tức là có quan hệ cùng chiều). Tán thành quan điểm đó, Chinomona và Pretorius (2011) cho rằng việc thiếu các kiến thức, kĩ năng chuyên sâu về ngành nghề kinh doanh của DN là một trở ngại lớn đối với các chủ DN tại Nam Phi trong quá trình phát triển DN. Xét về khía cạnh kinh nghiệm, các nghiên cứu của Nguyễn Minh Tân và cộng sự (2015), Trần Vũ Thị Hà Xuyên (2017) cho thấy những kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian làm quản lý lâu dài tại các vị trí quản lý sản xuất kinh doanh của người chủ DN có tác động tích cực đáng kể đến kết quả kinh doanh của DN. Ngoài các yếu tố trên, giới tính của người quản lý cũng được quan tâm nghiên cứu nhưng chưa có kết quả thống nhất. Khi nghiên cứu tại Punjab-Pakistan, Qureshi và cộng sự (2012) đã phát hiện các DNNVV do nam 757
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 giới làm chủ sở hữu có hiệu quả hoạt động cao hơn các DN thuộc sở hữu của nữ giới. Tương tự, tại Việt Nam, nghiên cứu của Võ Thành Danh và cộng sự (2013) tại các DNNVV ở tỉnh Hậu Giang cũng cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa giới tính là nam của chủ DN với doanh thu, lợi nhuận đạt được. Chiều tương quan này được xác nhận trong nhiều nghiên cứu khác của các tác giả như Fairlie và Robb (2009), Singhathep và Pholphirul (2015). Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy DN được sở hữu và điều hành bởi nữ giới sẽ có nhiều lợi ích tốt hơn so với nam giới (Khan và Vieito, 2013; Tate và Yang, 2015). Điều này được lý giải vì nhà điều hành nữ giới có nhiều kinh nghiệm khác nhau từ cuộc sống công việc lẫn ngoài công việc (Smith và cộng sự, 2006). Họ cũng hiểu biết nhiều phân khúc thị trường của DN hơn nam giới, do đó làm gia tăng chất lượng và sự đột phát trong quá trình ra quyết định (Singh và Vinnicombe, 2004). Ho và cộng sự (2015) còn khẳng định nữ giới có cách hành xử mang tính đạo đức, không tự tin thái quá, và thận trọng trong báo cáo tài chính hơn so với nam giới. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, tổng hợp từ cuộc khảo sát DNNVV năm 2017 do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì. Từ 735 DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống tại 10 tỉnh, thành phố, sau khi loại bỏ một số DNNVV kinh doanh cả chế biến thực phẩm và các ngành khác (như sản xuất nhôm kính, sản xuất mây tre đan, sản xuất hương) và một số DN không đầy đủ dữ liệu về số lượng lao động, yếu tố sản xuất, mẫu nghiên cứu còn lại 687 DNNVV (chiếm 93,47% tổng số DN được điều tra ban đầu). 2.2.2. Dạng thức của mô hình Để kiểm chứng các yếu tố quyết định hiệu quả hoặc phi hiệu quả, các tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit với dạng phương trình: = Xi + Với: = 0 nếu Xi + ≤ 0 = Yi nếu Xi + >0 Trong đó: ~ N(0, ), là tham số của biến độc lập Xi. Các dữ liệu được xử lý bởi phần mềm STATA 14. 2.2.3. Biến số của mô hình Biến phụ thuộc - Hiệu quả hoạt động đo bằng mô hình DEA Tương tự với cách làm của Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long (2014), các tác giả giới hạn số lượng các biến đầu vào (3 biến) và đầu ra (1 biến) của mô hình, gồm: Biến đầu ra (Output) là lợi nhuận của từng DN (ujm); các biến đầu vào (xjn) là công lao động hay lương (input 1), tài sản vật chất (input 2), nguyên vật liệu (input 3). Các biến input này đã được chứng minh có quan hệ chặt chẽ với lợi nhuận. Bảng 1: Danh sách biến đầu vào và đầu ra của mô hình DEA Tên biến Định nghĩa Phương pháp đo Đơn vị Biến đầu vào Giá trị của lao động đóng góp Tổng tiền lương trả cho công Lương vào quá trình chế biến thực phẩm Nghìn VND nhân viên trong năm tài chính đồ uống Giá trị bình quân của đất đai, Giá trị của tài sản vật chất đóng Tài sản vật chất nhà xưởng, máy móc thiết bị tại góp vào quá tình chế biến thực Nghìn VND (TSVC) thời điểm đầu năm và cuối năm phẩm đồ uống tài chính 758
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Giá trị nguyên vật liệu đóng góp Nguyên vật liệu Tổng giá trị nguyên vật liệu sử vào quá trình chế biến thực phẩm Nghìn VND (NVL) dụng trong năm tài chính đồ uống Biến đầu ra Lợi nhuận Giá trị gia tăng của sản phẩm Lợi nhuận trong năm tài chính Nghìn VND Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Tác giả sử dụng phần mềm DEAP version 2.1 của Coelli để hỗ trợ tính toán điểm hiệu quả VRSTE trong nghiên cứu này. Phương pháp DEA sẽ thực hiện so sánh giữa tỷ lệ đầu vào trên đầu ra để tìm ra doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, tương ứng với mức hiệu quả kỹ thuật bằng 1. Các doanh nghiệp kém hiệu quả hơn sẽ nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất và đạt điểm hiệu quả hoạt động bé hơn 1. Quy đổi bằng cách lấy kết quả VRSTE sau khi chạy phần mềm DEAP nhân với 100 để ra bảng điểm hiệu quả từ 0 đến 100. Điểm hiệu quả càng gần 100 thì DN hoạt động càng hiệu quả. Các trường hợp DN đạt 100 điểm có nghĩa DN này đang hoạt động hiệu quả đối đa. Biến độc lập của mô hình nghiên cứu Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu, các biến độc lập chính của mô hình Hồi quy Tobit như sau: Bảng 2: Danh sách biến độc lập TT Ký hiệu biến Tên biến Diễn giải cách xác định biến 1 Trinh_do_HV Trình độ học vấn Trình độ học vấn cao nhất đạt được của người lao động 2 Trinh_do_KT Trình độ kỹ thuật Trình độ kỹ thuật cao nhất đạt được của người lao động Thời gian trung bình của một khóa đào tạo lao động làm 3 Dao_tao Thời gian đào tạo việc Chủ DN có kinh nghiệm là cán bộ chính quyền cấp thôn, xã, 4 Kinh_nghiem Kinh nghiệm chủ DN huyện, tỉnh. Biến giả bằng 1 nếu Có, bằng 0 nếu Không. Giới tính của chủ DN. Biến giả bằng 0 nếu là nữ, bằng 1 5 Gioi_tinh Giới tính chủ DN nếu là nam. Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Ngoài ra, một số biến kiểm soát được bổ sung vào mô hình để tăng độ tin cậy của kết quả ước lượng, bao gồm: quy mô – đo bằng số lao động bình quân (theo Admassie và Matambalya, 2002; Nikaido, 2004) và cơ cấu vốn – tính bằng tỷ lệ Nợ trên tổng tài sản (theo Nickell & Nicolitsas (1999) của DN. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Hiệu quả hoạt động của DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm Bảng 3: Hiệu quả hoạt động và hiệu quả theo quy mô của các DN Trung Độ lệch Nhỏ Lớn Tỷ trọng DN có Tỷ trọng DN Tỷ trọng DN Tên biến bình chuẩn nhất nhất TE = 100 có TE > 90 có TE < 50 VRSTE 68,39 13,74 39 100 19,71 15,36 4,52 Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Kết quả từ bảng 3 cho thấy, mức hiệu quả hoạt động của các DNNVV chế biến thực phẩm ở Việt Nam nhìn chung là thấp. Với giả định sản lượng không đổi theo quy mô, chỉ số hiệu quả trung bình của các DNVV là 68,39 điểm, tức là các DNNVV trong ngành chế biến thực phẩm là chỉ sản xuất ở xấp xỉ 759
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 68% mức sản xuất biên tiềm năng. Hay DN này có thể giảm bớt khoảng 32% lượng đầu vào mà vẫn giữ được mức sản xuất hiện tại. 3.2. Thống kê mô tả biến độc lập của mô hình Việc thống kê mô tả biến số của mô hình phản ánh đặc điểm của mẫu nghiên cứu, trình bày tại bảng 4 và bảng 5. Bảng 4: Thống kê mô tả biến độc lập (không phải là biến giả) Giá trị trung Giá trị nhỏ Giá trị lớn Biến Quan sát Độ lệch chuẩn bình nhất nhất Trinh_do_HV 687 4,47 0,71 2 5 Trinh_do_KT 687 3,43 2,11 1 8 Dao_tao 687 0,32 2,29 0 30 Quy_mo 687 7,30 17,69 1 250 Cocau_von 687 48,62% 0,13 0 96,59% Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Như vậy, xét về nguồn nhân lực của các DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam, đa số các lao động tại đây có trình độ tốt nghiệp THCS và THPT. Điều này phù hợp với mức độ phổ cập giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Trình độ kỹ thuật bình quân ở mức “Có chuyên môn kỹ thuật nhưng không có bằng” hoặc “Sơ cấp nghề”. Thời gian dành riêng để đào tạo nghề cho lao động một cách bài bản là rất thấp. Gần như các DN không tổ chức đào tạo lao động, thay vào đó sẽ truyền nghề dần dần trong quá trình thực hành các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Bảng 5: Thống kê các biến giả trong mô hình Tobit STT Đặc điểm Số lượng Tỷ trọng (%) Kinh nghiệm của chủ DN 687 100,00 1 Có 661 3,81 Không 26 96,19 Giới tính của chủ DN 687 100,00 2 Nữ 355 51,72 Nam 332 48,28 Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Thông qua bảng 5, có thể thấy gần 52% các DNNVV chế biến thực phẩm thuộc quyền sở hữu và quản lý của nữ giới. Những người này đa phần có kinh nghiệm là cán bộ chính quyền cấp thôn, xã, huyện, tỉnh. 3.3. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm Kết quả hồi quy Tobit được thể hiện tại bảng 6. Bảng 6: Kết quả mô hình Tobit VRSTE Coef. Std. Err. T P>t [95% Conf. Interval] Trinh_do_HV 1,612271 0,869981 1,85 0,064 -0,09551 3,320056 Trinh_do_KT 0,766491 0,318153 2,41 0,016 0,141952 1,391031 Dao_tao -0,3289 0,244696 -1,34 0,179 -0,80924 0,151443 Kinh_nghiem 6,781 2,878191 -2,36 0,019 -12,4309 -1,13107 760
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Gioi_tinh -3,47329 1,105839 -3,14 0,002 -5,64407 -1,30251 Quy_mo 0,252662 0,038279 6,6 0,000 0,177519 0,327805 Cocau_von 5,744209 2,669915 2,15 0,032 0,503129 10,98529 _cons 54,00001 3,719855 14,52 0.,000 46,69788 61,30214 Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Kết quả hồi quy cho thấy, có 4/5 yếu tố thuộc về nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm. Trong đó, trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật có tương quan thuận. Chứng tỏ khi DN sử dụng các lao động đã qua đào tạo, có trình độ nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn, hiệu quả hoạt động sẽ tăng lên. Điều này phù hợp với suy luận logic và các bằng chứng thực nghiệm trong và ngoài nước (tham khảo Chandler và McEvoy, 2000; Ibrahim và Ellis, 2003; Reid và Harrise, 2002; Phạm Thị Minh Lý, 2011; Võ Thành Danh và cộng sự, 2013). Kết quả này cũng một lần nữa khẳng định dù ở quy mô, loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh như thế nào, trình độ của nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của DN, tổ chức. Do đó, hoạt động tuyển dụng, đào tạo cần được chú trọng thực hiện tốt. Đối với hai biến liên quan đến chủ DNNVV, kinh nghiệm có tương quan dương còn giới tính tương quan âm. Nghĩa là việc chủ DN có kinh nghiệm làm cán bộ quản lý tại địa phương có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của DN. Điều này là phù hợp vì vị trí trong bộ máy chính quyền xã, huyện, tỉnh giúp cho người đó được biết đến nhiều hơn, bản thân cũng nắm bắt nhiều chủ trương, chính sách đầu tư/ưu đãi của địa phương, kết nối, mở rộng mạng lưới quan hệ với nhiều cá nhân, tổ chức quan trọng khác trên địa bàn (vốn xã hội), tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của bản thân sau này. Các nghiên cứu của Nguyễn Minh Tân (2015), Nguyễn Quốc Nghi (2010) tại Việt Nam đều chứng minh khi chủ DN có mối quan hệ xã hội tốt với các hiệp hội, cơ quan Nhà nước hay các tổ chức tín dụng sẽ dễ dàng tiếp cận với các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nắm bắt được cơ hội phát triển DN. Ngoài ra, thời gian làm việc lâu dài tại các tổ chức chuyên nghiệp cũng giúp chủ DN có tác phong làm việc khoa học, biết cách sắp xếp công việc và phân công lao động hợp lý. Chiều tương quan âm của biến giới tính phản ánh hiệu quả điều hành hoạt động của nữ giới cao hơn nam giới. Kết quả này tuy không thống nhất với các phát hiện của Võ Thành Danh và cộng sự (2013) về các DNNVV tại Hậu Giang nhưng theo nhóm tác giả lại phù hợp với thực tế. Trước tiên, Võ Thành Danh và cộng sự (2013) chỉ điều tra 177 DNNVV trên phạm vi địa bàn tỉnh Hậu Giang và thuộc mọi ngành nghề, tình chất sở hữu khác nhau. Còn với mẫu nghiên cứu của tác giả, số lường DN khảo sát lớn hơn (687 DN), phân bố rộng hơn (tại 10 tỉnh trên cả nước) nhưng chỉ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và đa số là thuộc sở hữu tư nhân. Sản phẩm chính của các DN trong mẫu nghiên cứu là chế phẩm từ ngũ cốc và thịt lợn như các loại bún, bánh, đậu phụ, giá đỗ, giò chả Đây là những sản vật truyền thống của Việt Nam, sản xuất theo kinh nghiệm, thói quen từ trong gia đình với các thao tác đơn giản, tỉ mẩn nên phụ nữ có lợi thế hơn nam giới. Không những vậy, các DN trong mẫu tuy được xếp vào loại hình DNNVV nhưng mô hình tổ chức sản xuất phổ biến là quy mô gia đình, số lượng lao động dưới 10 người, hoàn toàn phù hợp với năng lực tổ chức của phụ nữ cũng như vai trò làm bà/mẹ/vợ trong gia đình. Trên thế giới, hiệu quả quản lý, điều hành của nữ giới cũng đã được chứng minh vượt trội hơn nam giới trong một số lĩnh vực và loại hình DN cụ thể (tham khảo Khan và Vieito, 2013; Tate và Yang, 2015; Smith và cộng sự, 2006; Singh và Vinnicombe, 2004; Ho và cộng sự, 2015). Do đó, phát hiện trong nghiên cứu này về mối quan ngược chiều giữa biến giới tính với hiệu quả hoạt động của DN là tin cậy. Tuy vậy, mức độ chênh lệch điểm hiệu quả hoạt động trung bình giữa DN do nữ giới điều hành (66,17 điểm) với DN do nam giới điều hành (63,16 điểm) trong mẫu nghiên cứu là không nhiều. Giá trị hệ số hồi quy bằng -3,47 chứng tỏ nếu một DN được chuyển quyền quản lý từ nữ sang nam thì có 3,47% khả năng hiệu quả hoạt động của DN giảm đi 1 điểm. Nên cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này trên quy mô rộng hơn kiểm chứng tính quy luật, ổn định, vững chắc của kết quả đạt được. 761
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Ngoài các biến chính cần xem xét, hai biến kiểm soát là quy mô và cơ cấu vốn có tương quan thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của DN, tương đồng với các bằng chứng thực nghiệm đã có. 4. Kết luận Bằng việc phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA), các tác giả thấy rằng, hiệu quả hoạt động của các DNNVV chế biến thực phẩm ở Việt Nam không cao. Trung bình, các DN đã lãng phí 32% nguồn lực đầu vào gồm lương, nguyên vật liệu và tài sản vật chất. Do đó, các DN cần thay đổi quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Mặt khác, việc áp dụng mô hình hồi quy Tobit cho phép các tác giả ghi nhận ảnh hưởng tích cực của nhân tố nguồn nhân lực tới hiệu quả hoạt động của nhóm DN này. Lao động có trình độ học vấn và kỹ thuật cao hơn sẽ giúp DNNVV cải thiện hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, khi chủ DN là nữ giới và có kinh nghiệm làm cán bộ chính quyền cấp xã, huyện, tỉnh cũng góp phần làm tăng điểm hiệu quả. Trên cơ sở những phát hiện này, nhóm tác giả khuyến nghị các DNNVV chú ý đến khâu tuyển dụng và đào tạo lao động. Để tiết kiệm kinh phí, hình thức đào tạo nên áp dụng là truyền nghề, vừa học vừa thực hành theo từng công đoạn đơn giản đến phức tạp. Bản thân chủ DN cần tích lũy, tận dụng các kinh nghiệm có được từ quá trình công tác hành chính, xã hội tại địa phương. Đồng thời, cơ quan Nhà nước nên khuyến khích, tạo điều kiện để nữ giới tham gia tổ chức sản xuất, kinh doanh trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chandler, G. N., & McEvoy, G.M. (2000). “Human Resource Management, TQM, and Firm Performance in Small and Medium-Sized Enterprises”, Entrepreneurship Theory and Practice 25(1), 45–58. [2]. Chinomona, R & Pretorius, M. (2011), “SME manufacturers‟ Cooperation and Dependence On Major Dealers‟ Expert Power in Distribution Channels, South African”, Journal Of Economics and Management Sciences, 12(2), 170-186. [3]. Cromie, S., McGowan, P., và Hill, J. (1995). Marketing and entrepreneurship in SMEs: An innovative approach. London: Prentice Hall. [4]. Decarolis, D. M. và Deeds, D. L. (1999), “The Impact of Stocks and Flows of Organizational Knowledge on Firm Performance: an Empirical Investigation of the Biotechnology Industry”, Strategic Management Journal, Vol. 20, pp. 953-968. [5]. Dhar R. L. (2014), „Service quality and the training of employees: The mediating role of organizational commitment, Tourism Management, 46, 419 – 430. [6]. Fairlie, R. W. and Robb, A. M. (2009), „Gender differences in business performance: evidence from the Characteristics of Business Owners survey‟, Small Business Economics, Vol. 33(4), pp. 375-395. [7]. Ho, S. S. M., Li, A. Y., Tam, K., and Zhang, F. (2015), „CEO Gender, Ethical leadership, and Accounting Conservatism‟, Journal of Business Ethics, Vol. 127(2), pp. 351-370. [8]. Ibrahim, A.B & Ellis, W. (2003). Family Business Management, Concepts and Practices. Dubuque, IA: Kendall/Hunt. [9]. Khan, W. A. and Vieito, J. P. (2013), „Ceo gender and firm performance‟, Journal of Economics and Business, Vol. 67, pp. 55-66. [10]. Nguyễn Đăng Minh, Đỗ Thị Cúc, Tạ Thị Hương Giang và Hoàng Thị Thu Hà (2013), „Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị‟, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội - Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, Số 1, tr. 23-31. [11]. Nguyễn Hương (2016), “Kết quả điều tra DNNVV năm 2015”, truy cập ngày 27/8/2018 từ [12]. Nguyễn Thị Minh Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015), „Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bạc Liêu‟, Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, số 38, tr. 34-40. 762
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [13]. Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”, Tạp chí công nghệ ngân hàng 12/2010 số 57. [14]. Michaelas, N., Chittenden, F., & Poutziouris, P. (1999). Financial policy and capital structure choice in UK SMEs: Empirical evidence from company panel data. Small business economics, 12 (2), pp. 113-130. [15]. Minh Hải (2018), “Ngành thực phẩm đồ uống lên ngôi”, truy cập ngày 27/8/2018 từ do-uong-len-ngoi-d82969.html. [16]. Narula, R. (2004). R&D collaboration by SMEs: New opportunities and limitations in the face of globalisation. Technovation, 24 (2), pp. 153-161. [17]. Phan Thị Minh Lý (2011), “Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên - Huế”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 2 (43); [18]. Qureshi, M. A., Imdadullah, M. and Ahsan, T. (2012), „What Determines Leverage in Pakistan? A Panal Data Analysis‟, African Journal of Business Management, Vol 6(3), pp. 978-985. [19]. Reid, R. S & Harris, R. I. D. (2002). The Determinants of Training in SMEs in Northern Ireland, Education and Training 44(8), 443–450. [20]. Singh, V. and Vinnicombe, S. (2004), „Why So Few Women Directors in Top UK Boardrooms? Evidence and Theoretical Explanations‟, Corporate Governance: An International Review, 12(4), pp.479-488. [21]. Singhathep, T. and Pholphirul, P. (2015). Female CEOs, Firm Performance, and Firm Development: Evidence from Thai Manufacturers. Gender, Technology and Development, 19(3), pp. 320-345. [22]. Smith, N., Smith, V., and Verner, M. (2006), „Do Women in Top Management Affect Firm Performance? A Panel Study of 2500 Danish Firms‟, International Journal of Productivity and Performance Management, Vol. 55(7), pp. 569- 593. [23]. Tate, G. and Yang, L. (2015), „Female leadership and gender equity: Evidence from plant closure‟, Journal of Financial Economics, Vol. 117(1), pp. 77-97. [24]. Trần Vũ Thị Hà Xuyên (2017), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa tại Tp. Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. [25]. Van de Vrande, V., De Jong, J. P., Vanhaverbeke, W., và De Rochemont, M. (2009), Open innovation in SMEs: Trends, motives and management challenges. Technovation, 29 (6), pp. 423-437. [26]. Võ Thành Danh, Ong Quốc Cường và Trần Bá Quang (2013), “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 27, trang 33-44. [27]. Zhao, X. D., Huo, B. F., Flynn, B. B & Yeung, J. H. Y. (2008), “The impact of power and relationship commitment on the integration between manufacturers and customers in a supply chain”, Journal of Operations Management 26(3), 368-388. 763